Khi tôi không yêu anh ta thì bản thân tôi không thể nào chấp nhận được anh ta. Khi tôi có thể chấp nhận được anh ta tôi mới phát hiện ra anh ta đã khiến tôi cảm động, nhưng không hề yêu. Tôi có thể chìm đắm trong sự ấm áp của cảm giác được yêu và giả vờ yêu anh ta sao? Tôi không thể.
***
Xuống máy bay, xách hành lý ra ngoài tôi đã thấy bố mẹ tôi đứng ở đó. Tôi vui sướng vẫy tay với họ.
Đón hành lý từ tay tôi, tôi còn chưa kịp nói gì thì mẹ tôi đã bắt đầu càu nhàu: “Cái con bé này, đổi chuyến bay mà không nói với bố mẹ một tiếng”.
Anh ta buông tôi ra rồi mỉm cười, sau đó vẫy taxi ra về.
Tôi nhìn theo cho tới khi chiếc xe khuất bóng, ngón tay khẽ đặt lên môi mình, lạnh toát, không có hơi ấm. Tôi có cảm giác mơ hồ, không phân biệt được tình cảm của anh ta, cũng không hiểu được suy nghĩ của bản thân nữa.
Sao nói chuyện với anh ta lại mệt mỏi đến thế? Ngay cả bản thân mình cũng không hiểu rốt cuộc đang nói chuyện gì.
Sắp tới kỳ thi, đây mới là việc lớn. Tôi lắc đầu không nghĩ nữa.
Nói thì nói thế nhưng nằm trên giường rồi tôi vẫn suy nghĩ, nghĩ tới mức đau cả đầu. Ngày hôm sau thức dậy đầu óc nặng trình trịch. Trong phòng ở miền Nam không có máy sưởi, nhà cũng không bật điều hòa, tôi nghĩ chắc do mình ngồi ôn tập trong phòng mà không mặc áo ấm nên bị cảm.
Còn một tuần nữa là thi, tôi uống thuốc cảm xong chỉ còn cách lên giường nằm ngủ. Mồ hôi túa ra hết đợt này tới đợt khác. Đến tối, mũi tôi đã nghẹt lại và bắt đầu sốt. Mẹ sờ trán tôi bảo: “Phúc Sinh, đầu nóng quá, còn một tuần nữa là thi rồi, con đi truyền nước đi, sẽ khỏi nhanh hơn uống thuốc”.
Tôi “vâng” một tiếng rồi lại ngủ mê man.
Hôm sau mẹ gọi tôi dậy đi truyền nước, tôi thực sự không muốn rời xa chăn ấm một chút nào. Nghĩ tới việc truyền nước sẽ nhanh khỏe hơn tôi miễn cưỡng bò dậy mặc quần áo tới bệnh viện.
Chuẩn bị ra khỏi cửa thì điện thoại reo, tôi kệ. Mẹ nghe giúp tôi, sau đó vui vẻ nói: “Trường Ninh nói sẽ đi cùng con, bảo con ở nhà đợi. Cái thằng này thật là tốt”.
Đầu óc tôi quay cuồng, chẳng để ý tới mấy lời nhận xét của mẹ về anh ta, tôi nói: “Thôi đi mẹ, mẹ đi với con là được rồi, cũng đâu phải việc gì to tát”.
Mẹ tôi nghĩ đây là việc Hạ Trường Ninh nên làm cho nên cứ ngồi yên ở nhà không chịu đi.
Mẹ tôi nói bật điều hòa không tốt. Tôi vừa từ miền Bắc về, mặc quần áo to sụ như gấu trúc rồi mà vẫn thấy lạnh phát run, hận một nỗi không nhét luôn cả cổ vào trong cái áo cho xong.
Lúc Hạ Trường Ninh tới tôi đã sắp ngủ say trên sofa. Anh ta sờ nhẹ lên trán tôi rồi nói với mẹ: “Sốt cao quá, Phúc Sinh chắc do mới về, khí hậu không hợp nên mới bị cảm. Để cháu đưa cô ấy tới bệnh viện”.
Tôi đứng dậy, tay anh ta đặt lên eo tôi ngay trước mặt mẹ, có ý muốn tôi dựa vào người anh ta. Tôi đang sốt cao, nhưng chưa sốt cao tới mức không biết chuyện gì nữa. Nhưng tôi không còn tinh thần mà đẩy tay anh ta ra, tới ngoài cửa tôi mới khó chịu nói: “Tôi tự đi được”.
“Không phải thể hiện trước mặt mẹ em sao? Anh biết, bị cảm thôi mà, cũng đâu phải bệnh gì nặng lắm”. Hạ Trường Ninh nói như thế nhưng tay vẫn đặt trên eo tôi.
Định nhân lúc tôi bị bệnh mà muốn lấy mạng tôi sao? Sao nói chuyện cứ khiến người khác tức anh ách thế?
“Sao không đi nữa, muốn anh ẵm lên xe à?”. Đây là nụ cười nhân lúc người ta gặp hoạn nạn mà còn muốn cướp bóc.
Tôi cười và đáp: “Ok”.
Anh ta sững lại, tôi trợn mắt nhìn anh ta, biết ngay là anh ta cố tình nói thế mà. Nghĩ tôi sợ chắc? Nhưng mà tại sao tôi lại không sợ nhỉ?
Hạ Trường Ninh đưa tay kéo mũ tôi xuống, che cả tai. Lúc anh ta làm động tác này tôi đang khịt mũi, cảm giác bị cảm nặng thêm, cả người đổ mồ hôi trộm, nháy mắt đã bị gió thổi khô, tắc mũi càng lúc càng nghiêm trọng.
Anh ta thở dài: “Mặt em sốt đỏ như quả táo rồi. Sức đề kháng của em yếu quá, cần phải luyện tập nhiều. Đợi khi nào em thi xong, sáng dậy sớm một chút chạy bộ cùng anh”. Tôi không chú ý xem nửa câu sau anh ta nói gì nữa, chỉ hy vọng truyền nước có thể mau chóng khống chế được bệnh cảm. Tôi không muốn mình cố gắng bao lâu cuối cùng vì bị cảm mà ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi.
Vào bệnh viện, bác sĩ đo nhiệt độ rồi nói: “Sốt cao nếu truyền nước và tiêm cùng lúc sẽ khỏe nhanh hơn. Có thể tiêm penixillin chứ?”.
Tôi gật đầu.
“Đi kiểm tra phản ứng trên da đã, nếu tiêm được thì tiêm trước rồi truyền nước sau”.
“Phúc Sinh, em có sự tiêm không?”.
“Không sợ”. Thực ra, tôi rất sự tiêm nhưng vẫn cứng đầu tỏ ra là không sự.
Hạ Trường Ninh bĩu môi cười, không nói gì.
Kết quả lúc kiểm tra phản ứng trên da nước mắt tôi đã trào ra. Gặp phải cô y tá thực tập, tiêm hai phát trên tay tôi nhưng vẫn không tìm được ven. Tôi thực sự không muốn tiêm một chút nào nữa.
“Bác sĩ của các người làm cái gì thế hả? Cứ tùy tiện bảo người nào cũng tiêm cho bệnh nhân được sao? Không có tay nghề thì lấy bệnh nhân ra làm vật thí nghiệm à?”. Hạ Trường Ninh sầm mặt quát cô y tá.
Giọng anh ta vang khắp phòng. Tôi bỗng cảm thấy cảm động, tôi nhìn Hạ Trường Ninh, lần đầu tiên cảm thấy anh ta còn có chút dáng vẻ đàn ông.
Cô y tá thực tập bị anh ta quát cho sững lại, lúc này có một cô y tá khác tới cười trừ và đáp:
“Xin lỗi anh đừng giận, để tôi làm”.
Cuối cùng lần này cũng xong, cổ tay tôi sưng vù một cục.
Hạ Trường Ninh ngồi cạnh tôi, mắt liếc tay tôi nhưng mặt vẫn sầm sì. Tôi sốt tới mức hoa mắt chóng mặt, khẽ ngả người dựa vào thành ghế không muốn nói chuyện nữa. Hạ Trường Ninh dịu dàng nói: “Thực ra tiêm không đau lắm đâu, chỉ là vấn đề tâm lý thôi, nhìn thấy mũi tiêm đã bắt đầu tưởng tượng mũi tiêm đi vào thế nào. Việc này còn nhẹ hơn bị dao cứa vào rất nhiều, không có chuyện gì lớn lao đâu”.
“Anh đang an ủi tôi hay đả kích tôi thế?”.
“Phúc Sinh, anh sự nhất là tiêm. Mỗi lần tiêm, chỉ cần bông sát trùng chạm vào da anh là các cơ bắt đầu co lại. Thực ra tiêm vào da chỉ có cảm giác như bị kiến đốt một tí thôi”. Anh ta nói một cái là tôi cảm thấy ngứa mông quá, bất giác khẽ động đậy.
“Khà khà, ngoan, đừng sự, một lát là khỏi thôi. Như thế này sẽ nhanh khỏi thôi”. Hạ Trường Ninh tự nhiên ôm lấy tôi, gương mặt rất vui vẻ, có cảm giác chiều chuộng âu yếm mà bản thân tôi cũng không nói rõ ràng được.
Sau khi tôi kiểm tra xong, Hạ Trường Ninh cúi người dùng tay lau khóe mắt tôi rồi dí dỏm nói: “Còn khóc nữa này!”.
Bây giờ nghe thấy giọng anh ta giống như từ xa vọng tới, cách một tấm màng, trống rỗng. Tôi khó chịu nói: “Hạ Trường Ninh, anh lại còn giậu đổ bìm leo nữa”.
Cơ thể nhẹ bẫng, anh ta ẵm tôi lên. Đầu tôi nặng trịch nép vào ngực anh ta, cánh tay anh ta ôm tôi rất chắc chắn. Tôi nghe thấy anh ta nói: “Muốn ngủ thì ngủ đi”.
Tôi nhìn anh ta và mỉm cười, không biết anh ta có nhìn thấy không nữa.
Cánh tay buông thõng cảm thấy lành lạnh, sau đó tôi ngủ rất say.
Ba tiếng sau anh ta đánh thức tôi dậy và nói: “Phúc Sinh, mình về thôi”.
Tôi mở choàng mắt, Hạ Trường Ninh âu yếm nhìn tôi: “Hạ sốt rồi”.
“Cảm ơn”.
“Muốn ăn gì đó không?”.
Tôi không có hứng ăn nhưng không muốn từ chối anh ta nên gật đầu.
Hạ Trường Ninh đưa tôi về nhà anh ta. Nơi này vẫn bài trí theo phong cách đen trắng, đơn giản và sáng sủa. Cũng may ánh đèn đã điều chỉnh lại màu sắc, phòng bật điều hòa rất ấm áp.
“Cởi áo khoác ra rồi ngồi nghỉ một lát đi, anh nấu cơm”.
Tôi ngồi trên sofa và xem đĩa, cuối cũng không nén được nên đi vào bếp xem anh ta làm ăn thế nào.
Hạ Trường Ninh đang thái rau, nghe thấy tiếng động liền quay lại nhìn tôi: “Chắc chắn em không biết nấu ăn”.
“Tôi biết. Nhà tôi truyền thống lắm, mẹ tôi nghĩ con gái phải biết vào bếp. Anh thì sao? Anh học trong bộ đội à?”. Nói xong tôi mới nhớ ra, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi và Hạ Trường Ninh bình tĩnh nói chuyện gia đình, những lần trước đều có cảm giác chúng tôi như hai con nhím xù lông.
Con dao trong tay anh ta thái rất nhanh, vô cùng điêu luyện. “Học được trong hai năm nuôi lợn đấy, anh nấu đồ ăn cho lợn thơm lắm! Múa dao điệu nghệ lắm phải không? Luyện lúc thái rau cho lợn đấy”.
Tôi trợn mắt, anh ta nói cái gì chứ? Coi tôi là lợn chắc?
“Khà khà, anh nói thật, không phải nói em đâu”.
Tôi nghi ngờ anh ta có mắt đằng sau nên mới nhìn tinh thế.
“Trong tủ có nước ngọt đấy, em tự lấy đi”.
“Tôi có thể tham quan nhà anh được không?”.
“Tùy em thôi”.
Tôi thấy có máy pha cà phê nên pha một ly cà phê nóng rồi bưng trên tay lượn quanh nhà.
Nhà Hạ Trường Ninh trang trí dựa trên tông màu trắng đen chủ đạo, các đường nét khá cứng. Đồ trang trí trong nhà phần lớn là đồ sứ hoặc đồ ngọc, tôi nghi ngờ anh ta mua đồ cổ rửa tiền. Đột nhiên tôi nghĩ ra, tại sao tôi luôn nghĩ về anh ta theo chiều hướng xấu như thế? Anh ta đối xử không tốt với tôi sao? Tôi lắc đầu loại bỏ ngay ý nghĩ lung tung này. Tiếp tục xem chiếc bình bày trên giá đồ cổ, nhớ lần trước tới nhà anh ta ném đồ đạc, anh ta có nói chiếc bình này đắt tiền, tôi cẩn thận nâng trên tay nhìn đi nhìn lại, không thấy điểm gì khác biệt cả.
Phòng ngủ của anh ta rất đơn giản, chăn được gấp ngay ngắn, vuông vức. Thời buổi này còn ai gấp chăn ở nhà cẩn thận thế này chứ? Thói quen thời đi lính của anh ta vẫn không thay đổi.
Tôi rất thích thú khi bước vào phòng đọc. Xem một người đọc loại sách gì là có thể thấy được sở thích và khẩu vị của anh ta. mPhòng đọc của Hạ Trường Ninh có rất nhiều sách, giá sách nào cũng xếp đầy.
Tạp chí và sách quân sự chiếm nhiều nhất. Sách cơ khí điện tử và sách quản lý tài chính cũng tương đối nhiều. Anh ta cũng không phải không có học vấn, chỉ là không giống tôi. Giá sách của tôi phần lớn là tiểu thuyết và tản văn. Trên bàn có một chồng sách, có Ba trăm bài thơ Đường, Ba trăm bài thơ Tống, Toàn tập thơ từ Đường Tống, Cách ngôn của danh nhân, còn có một cuốn Tuyển tập tinh hoa thơ hiện đại nữa. Cái tên này! Bất giác tôi cảm thấy vô cùng vui mừng. mTôi tiện tay lật mấy trang của cuốn sổ bìa đen đặt trên đó liền sững lại.
Không ngờ Hạ Trường Ninh lại viết chữ bút sắt đẹp thế này! Chữ viết bảng của tôi còn không sắc nét bằng chữ của anh ta. Ngón tay lướt qua mấy câu thơ anh ta chép ra, bất chợt tôi nhớ lại câu văn cổ anh ta đọc lần trước, chợt khựng người lại.
Anh ta vội vàng chạy vào, rồi bước tới giằng lấy cuốn sổ trên tay t 4339 ôi, luống cuống nói: “Nghịch chơi thôi. Xấu hổ quá”.
Trong lòng có cảm giác vô cùng ấm áp, tôi nhẹ nhàng đáp: “Tôi không có ý châm chọc anh, ai bảo anh nói không để ý tới tôi...”.
Mặt tôi bị nâng lên, anh ta không nói gì mà cúi xuống hôn tôi.
Tôi đỏ bừng mặt và vội đẩy anh ta: “Tôi bị cảm, ngạt mũi...”.
“Phúc Sinh”. Anh ta véo má tôi và nói: “Anh nín thở rồi, không bị em truyền bệnh đâu...”.
Tôi tức quá liền phì cười. Sao anh ta lại làm hỏng không khí thế chứ? Những nhân vật nam chính trong tiểu thuyết đều nói: “Anh không sự, anh sẽ cùng bệnh với em, chia cho anh một nửa, em sẽ khỏe hơn một nửa”.
“Anh đi nấu cơm đây, tối nay ăn xương sườn hầm”. Anh ta cười hì hì rồi đi ra ngoài. Tôi nghi ngờ hỏi lại: “Hạ Trường Ninh, bình thường anh đều về nhà nấu cơm à?”.
“Ít lắm, vốn định nấu cơm cho em ăn nên anh đã mua đồ từ trước rồi”.
Tôi tiếp tục tham quan căn phòng, trên giá sách có một xấp ảnh, phần lớn là ảnh Hạ Trường Ninh, còn có ảnh anh ta và Ngũ Nguyệt Vy nữa. Có một tấm ảnh của anh ta tôi rất thích, là tấm anh ta đang đá chân khi tập tán thủ, vô cùng phóng khoáng, ngay cả tôi cũng cảm nhận được sức mạnh của anh ta.
Một người đàn ông có thể vì mình mà chép thơ văn, mua thức ăn nấu cơm cho mình, quan tâm mình khi mình trong bệnh viện, liệu có thể không cảm động được không?
Giống như anh ta đã từng nói: “Vô tham nghiệm nhi tất chi giả, ngu dã: Không hiểu anh ta mà đã đưa ra kết luận, quả thực quá phiến diện. Bây giờ tôi đang thử chấp nhận anh ta, nên vô cùng hiếu kỳ.
Tôi cầm tấm ảnh anh ta và Ngũ Nguyệt Vy lên xem. Hai người đều mặc quân phục, cười tươi như hai quả táo. Lúc đó trên mặt Hạ Trường Ninh vẫn còn chút ngây thơ, nhưng bây giờ đã không còn nữa.
Trên giá sách còn một tấm ảnh gia đình của Hạ Trường Ninh. Anh ta và em trai rất giống nhau, giống cả bố anh ta nữa. Tôi xem từng trang một, hồi nhỏ anh ta rất đáng yêu. Lướt qua đúng khung ảnh trên giá sách một lượt, tôi nhìn thấy một tấm ảnh của một cô gái. Cô ấy mặc áo đen, váy hoa dài, đeo ba lô đứng ở đầu phố. Kỹ thuật chụp ảnh rất tốt, phong cảnh phía sau mờ ảo, chỉ làm nổi bật một mình cô gái. Ngoại hình sáng sủa, tóc thẳng, gầy, cười rất ngây thơ.
Trong tất cả khung ảnh của Hạ Trường Ninh chỉ có một tấm duy nhất của cô gái này là chụp một mình. Khung ảnh là loại thủy tinh trong suốt, lật mặt sau còn có một dòng chữ: Dật Trần yêu anh, Thâm Quyến, mùa đông năm 2003.
Tôi đặt khung ảnh về chỗ cũ, trong lòng cảm thấy hơi khó chịu. Sao bạn gái tin đồn của Hạ Trường Ninh nhiều thế? Một cô Ngũ Nguyệt Vy, người khoác tay anh ta ở Lệ Giang - Tiểu Đại, bây giờ lại nhảy ra một cô Dật Trần nữa sao?
“Phúc Sinh, ra ăn cơm”.
Tôi bước ra khỏi phòng làm việc, cô gái tên Dật Trần kia khiến tôi có cảm giác rất kỳ lạ. Tôi vào nhà vệ sinh rửa tay, nhìn mình trong gương bỗng sững lại. Tôi trong gương cũng rất sáng sủa, cũng tóc dài, cũng gầy. Không phải Hạ Trường Ninh vì cô gái tên Dật Trần kia nên mới đối với tôi... Tôi cúi đầu chăm chú rửa tay.
Anh ta nấu ăn rất ngon, măng tươi hầm xương sườn, chắc là dùng nồi áp suất hầm thì mới nhanh nhừ như thế này.
“Tay nghề của anh được chứ?”.
“Ừ, anh có thể mở cửa hàng được rồi đấy”. Không phải tôi muốn nịnh nọt anh ta mà thực sự anh ta nấu ăn rất ngon.
Hạ Trường Ninh luôn miệng khuyên tôi ăn nhiều. Tôi nghĩ khi một người nấu cơm cho người khác ăn đều như thế cả, người khác ăn càng nhiều họ càng vui.
Tôi vốn không có hứng ăn nhưng vẫn cố gắng ăn thật nhiều.
“Phúc Sinh, em không ăn được nữa thì đừng cố”. Giọng nói anh ta hôm nay mềm như nước, dịu dàng và ấm áp.
Tôi cười rồi cố ý hỏi: “Anh chưa từng nấu cơm cho Ngũ Nguyệt Vy, Tiểu Đại, Dật Trần ăn à?”.
Hạ Trường Ninh chỉ do dự một chút rồi đáp: “Họ chưa từng ăn cơm ở nhà”.
Có nghĩa là anh ta đã từng nấu cho họ?
Tôi uống một ngụm canh cá cà chua, không ngẩng đầu lên mà hỏi tiếp: “Anh theo đuổi tôi vì tôi giống Dật Trần?”.
Đương nhiên tôi hy vọng anh ta trả lời “Không phải”, nhưng anh ta đáp: “Ừ, anh luôn thích mẫu con gái như thế”.
Câu trả lời này tốt hay xấu đây? Tôi cũng không biết, nhưng đột nhiên không còn hứng thú nữa.
“Không phải anh tìm người thay thế cô ấy, chỉ là mẫu người anh thích là thế”. Lúc giải thích anh ta nhìn tôi rất lâu.
“Tôi rất vui vì là mẫu người mà anh thích. Thực sự hôm nay tôi rất cảm động”. Tôi không hiểu những điều trong mắt anh ấy. Buông đũa, cuối cùng tôi cũng đã hiểu tôi cảm thấy điều gì không đúng rồi, tôi không hề ghen.
Hôm nay Hạ Trường Ninh tốt hơn bất cứ lúc nào, không còn điệu bộ lưu manh, không khiến người khác cảm thấy phản cảm. Tôi cảm động, tôi nghĩ làm bạn gái của anh ta cũng tốt, khi anh ta hôn tôi, tôi cũng cảm thấy trong lòng ấm áp.
Nhưng tôi không hề ghen.
Cho dù tôi biết mấy năm trước anh ta đã từng thích một cô gái, cô gái ấy có khí chất tương đồng với tôi, anh ta tìm tôi, ít nhiều cũng có hình bóng của Dật Trần, nhưng tôi vẫn không cảm thấy ghen tuông.
Khi tôi không yêu anh ta thì bản thân tôi không thể nào chấp nhận được anh ta.
Khi tôi có thể chấp nhận được anh ta tôi mới phát hiện ra anh ta đã khiến tôi cảm động, nhưng không hề yêu.
Tôi có thể chìm đắm trong sự ấm áp của cảm giác được yêu và giả vờ yêu anh ta sao? Tôi không thể.
Tôi thở dài, đứng dậy và nói: “Hôm nay cảm ơn sự chăm sóc của anh, tôi muốn...”.
Anh ta đột ngột đứng dậy khiến tôi giật cả mình, câu nói “muốn về nhà” chưa kịp thốt ra đã phải nuốt ngược vào bụng.
Hạ Trường Ninh tới bên tôi rồi cúi xuống nói: “Cuốn sổ bìa đen mà em nhìn thấy là do anh cố tình đặt trên bàn. Anh vượt ngàn dặm xa xôi tới đón em vì anh biết làm như thế sẽ có hiệu quả thế nào, mục đích của anh là muốn em cảm động. Nhưng Phúc Sinh à, nếu em chỉ vì những thứ cảm động ấy mà quyết định ở bên anh thì anh không cần! Thứ anh muốn là sự thật lòng của em. Em hiểu chứ?”.
Giọng anh ta rất hung dữ, sự chỉ trích của anh ta khiến tôi cảm thấy oan ức. Tôi mời anh ta làm thế sao? Tôi cũng bị những hành động của anh ta làm cho cảm động, lẽ nào anh ta thích tôi thì tôi có thể yêu anh ta nhanh chóng thế sao? Tôi đâu phải thần tiên chứ! Ai bảo trước mặt tôi anh ta chẳng khác gì một tên lưu manh!
Tôi mím chặt môi không nói lời nào.
Anh ta nắm lấy vai tôi, nghiêm túc nhìn tôi và hỏi: “Em hiểu ý anh chứ?”.
Tôi không hiểu!
Anh ta tức điên lên, sầm mặt lại hỏi: “Anh đặt ảnh bạn gái cũ ở đó để cho em xem, Phúc Sinh, lẽ nào em không ghen chút nào sao?”.
Tôi mấp máy môi, không còn sức mà phản bác nữa, muốn khóc mà không có nước mắt. Chỉ trong hai ngày ngắn ngủi, tôi và Hạ Trường Ninh thành bạn trai bạn gái, làm thế nào trong hai ngày ngắn ngủi tôi đột nhiên yêu anh ta rồi ghen với bạn gái cũ của anh ta được đây?
“Anh thất vọng lắm”. Anh ta buông tay tôi ra.
Tôi không biết phải trả lời thế nào, đầu óc tôi có cảm giác không phản ứng kịp. Tôi chạy ra cửa cầm áo khoác rồi mở cửa đi về. Tôi và Hạ Trường Ninh không hợp! Tôi chỉ có thể kết luận như thế! Giây phút cửa thang máy đóng lại và xuống dưới, tôi khịt mũi, chắc chắn là tôi muốn xì mũi.
Về tới nhà thấy nhà cửa ồn ào, có nhiều công nhân ra ra vào vào.
“Về rồi à, thế nào?”.
“Mẹ, đang làm gì thế này?”.
Mẹ thở dài và đáp: “Trường Ninh nói bật điều hòa không tốt, nên cậu ấy tìm người tới lắp hệ thống tản nhiệt. Bố mẹ không muốn nhưng cậu ấy nhất định đòi lắp, đang tính bàn bạc với bố con trả tiền cậu ấy”.
Tôi quay người chạy vụt ra ngoài, vẫy xe chạy thẳng tới nhà Hạ Trường Ninh. Tôi không biết Hạ Trường Ninh lại tỉ mỉ và quan tâm tới tôi như vậy. Lúc này tôi thực sự muốn gặp anh ấy.
Tôi chạy vào khu nhà, không khí lạnh xộc thẳng vào phổi khiến tôi ho không ngừng. Lúc ấn chuông cửa, tôi vẫn không biết sẽ nói gì khi gặp anh ấy nữa. Tôi chỉ muốn gặp anh ấy, bây giờ trong lòng cảm thấy vô cùng khó chịu. [I][Lúc này tình cảm và cách nhìn nhận của Ninh Phúc Sinh đối với Hạ Trường Ninh có sự thay đổi, nên người dịch cũng thay đổi ngôi thứ ba (ND)]
Bấm chuông chán chê mà không có ai ra mở cửa, anh ấy đã ra ngoài rồi.
Tôi ngồi thở hổn hển ở cầu thang dự phòng trước cửa nhà anh ấy. Nước mũi lại chảy ra, tôi hỉ mũi thật mạnh, gọi điện thoại cho anh ấy thôi. Nhưng tôi sẽ nói gì? Tôi cầm điện thoại hồi lâu mà không biết nói gì - Thang máy bật mở, có người bước ra, tôi ngước lên nhìn, là Hạ Trường Ninh. Mặt tôi đột nhiên nóng bừng. Tôi sao thế này? Gặp anh ấy phải nói gì đây? Tôi cố ý nép người vào trong góc.
Anh ấy mở cửa, tôi ngồi xổm ở cầu thang gần đó. Tôi hy vọng anh ấy mau chóng vào nhà, nếu anh ấy nhìn thấy tôi quay lại tìm anh ấy thì tôi xấu hổ chết mất!
Nghe thấy tiếng chìa khóa lách cách, tôi thở phào. Tôi khẽ thò đầu ra nhìn, không ngờ anh ấy đột nhiên quay đầu lại. Bốn mắt nhìn nhau và chững lại, tôi “á” lên một tiếng rồi quay người chạy xuống cầu thang.
Tiếng giày da nện trên bậc thang vang như trống trận, giống như tiếng trái tim tôi đang đập bây giờ, nặng và trầm.
Cánh tay bỗng khựng lại, anh ấy kéo tôi vào lòng, tôi bị kẹp giữa tay vịn cầu thang và cơ thể anh ấy. Tôi xấu hổ quay mặt đi không nói gì cả.
“Đồ ngốc”. Anh cúi xuống nói rồi nâng mặt tôi lên.
Tôi chớp chớp mắt nhìn anh. Thần sắc của Hạ Trường Ninh rất lạ, đôi mày khẽ chau lại, nếu như không phải tình cảnh thế này chắc tôi nghĩ anh ấy đang tức giận.
Những ngón tay anh nhẹ nhàng trượt trên mặt tôi, tiếng trái tim đập rộn rã vang lên trong không gian tĩnh lặng.
Đây vốn nên là thời khắc hạnh phúc và tình cảm nhưng tôi lại khịt mũi thật mạnh, điệu bộ vô cùng thê thảm nói: “Nước mũi của em lại chảy ra rồi”.
Hạ Trường Ninh bĩu môi rồi thở dài, sau đó tách ra một chút để tôi tìm giấy ăn. Tôi xấu hổ hỉ mũi vậy mà Hạ Trường Ninh nói: “Người nhìn anh chảy máu mũi thì nhiều chứ nhìn anh chảy nước mũi chỉ có mỗi em thôi”.
Tôi thảm hại chết đi được, trong tay vẫn cầm tờ giấy ăn đã thấm đầy nước mũi mà không biết có nên vứt trên cầu thang hay không, còn anh ấy đang cười tôi? Tôi xị mặt nói: “Anh đẹp trai đến thế sao?”.
“Đương nhiên, có điều... sao em lại quay lại tìm anh? Lương tâm trỗi dậy hay là không nỡ?”. Hạ Trường Ninh tươi cười nhìn tôi, khỏi cần nói đắc ý thế nào nữa.
“Em... mẹ em bảo em tới hỏi anh xem hệ thống tản nhiệt bao nhiêu tiền? Không thể để anh tặng được”. Tình thế cấp bách quá tôi đành tìm cớ trốn tránh.
Hạ Trường Ninh nháy mắt và lập tức bóc mẽ tôi: “Anh vừa tới nhà em rồi, anh đã nói với bố mẹ em đó là công ty của bạn anh nên chỉ lấy giá nhập vào thôi”.
Hai má tôi lập tức đỏ bừng, mắt đảo liên tục nhưng không dám nhìn anh ấy.
Giọng Hạ Trường Ninh nhẹ nhàng và dịu dàng vọng lại giữa những bậc thang: “Sao lại tới tìm anh? Phúc Sinh, em nói thật đi”.
Tôi xấu hổ quá hóa giận liền vội đẩy anh ấy ra ngoài: “Nhà em không định lắp hệ thống tản nhiệt, giá nhập vào cũng không được, không lắp nữa”.
“Em nói một câu “em động lòng vì Hạ Trường Ninh” cũng không được sao? Khó khăn đến thế sao?”. Hạ Trường Ninh lắc đầu thở dài.
Tôi cuống đến nỗi phát khóc đến nơi rồi, đánh chết tôi cũng không nói được.
“Em muốn về nhà”.
“Em nói đi rồi anh đưa em về nhà. Bị cảm chưa khỏi, không nên để nhiễm lạnh. Nhìn này, nước mũi lại chảy ra kìa”.
Tôi xấu hổ tới mức chỉ muốn tìm lỗ nào đó chui xuống cho. Không tìm được lý do khác, lại không nói ra được, tôi chỉ còn cách giở trò. Tôi đấm nhẹ anh ấy và mắng: “Anh là tên lưu manh, lưu manh... anh bắt nạt em! Em ghét anh, đáng ghét”.
Hạ Trường Ninh cười lớn rồi ôm chặt lấy tôi, sung sướng nói: “Phúc Sinh, đây là lần đầu tiên em chủ động tìm anh, đến rồi thì không được đi nữa”.
Tôi vùi đầu vào ngực anh ấy và thút thít: “Hạ Trường Ninh, anh không được giở trò với em, không được bắt nạt em, không được tỏ vẻ bất cần như trước, không được giống lưu manh, không được quát em”.
“Còn nữa không?”.
“Nghĩ ra thì nói tiếp”.
Hạ Trường Ninh véo má tôi và nói: “Anh có thể nín thở dưới nước được ba phút”.
Không đợi tôi phản ứng đôi môi anh ấy đã đặt lên môi tôi, ấm áp và mềm mại. Nhưng tôi chỉ kiên trì được mười giây là không chịu được nữa, bởi vì nước mũi của tôi lại chảy ra. Hạ Trường Ninh đưa tay lấy mẩu giấy ăn đã ngấm đầy nước mũi mà tôi cầm suốt nãy giờ vứt đi, sau đó nói với giọng khó chịu: “Tay em phải ôm eo anh mới đúng, không biết nên cảm ơn em bị cảm hay ghét nó nữa”.
Anh ấy dìu tôi lên gác, tôi quay lại nhìn cầu thang sạch sẽ, mẩu giấy ăn màu trắng nằm vô duyên thật chướng mắt. Vội vã quay đầu lại, trong lòng tôi mắng thầm: “Hạ Trường Ninh, anh đúng là một người không giữ vệ sinh”.
Chương tiếp theo sẽ được cập nhật nhanh nhất đến bạn đọc !