Thám Tử Sherlock Holmes (Toàn Tập) Chương 12

Chương 12
Cuộc đời kỳ lạ của Jonathan Small

Ông thanh tra vẫn kiên nhẫn ngồi chờ tôi trong xe. Khi tôi đem cái hộp ra cho ông, thì nét mặt ông tối sầm lại.- Thế thì mất công toi phần thưởng! – Ông làu nhàu.- Ông Thaddeus Sholto giàu lắm! dù không tìm lại được hộp châu báu, ông ấy cũng sẽ đền bù công khó nhọc của các ông- Tôi nói.- Công việc chẳng ra gì! – Ông lắc đầu chán nản – Ông Athelney cũng sẽ thấy thế.Quả thật thám tử Athelney Jones khi tôi cho ông ta xem chiếc hộp trống rỗng. Cả ba người: Holmes, tên tù và Athelney vừa mới tới. Họ thay đổi chương trình và quyết định trình diện tại đồn cảnh sát trên đường đi. Holmes nằm ườn trên ghế bành với vẻ uể oải thường lệ trong khi Jonathan ngồi thẳng người. Lúc tôi mở chiếc hộp hắn cười phá lên. - Đây là một trong những tội lỗi của anh đấy, Small! - Athelney Jones giận dữ nói.- Số châu báu đó là của tội. Khi tôi và ba thằng tù lại không được hưởng nó, thì tôi không cho ai chiếm nó cả. Dấu hiệu bộ tứ luôn tồn tại giữa chúng tôi. Đâu phải chúng tôi giết Achmet, rồi để cho bọn Sholto hay Morstan làm giàu! Các ông sẽ tìm thấy kho báu ở chỗ chiếc chìa khoá và thằng Tonga.

- Anh đừng hòng đánh lừa chúng tôi! – Athelney nghiêm nghị nói - Nếu anh ném kho tàng xuống sông, hẳn anh sẽ ném nguyên cả hộp.

- Ném như vậy thì dễ dàng thật, nhung cũng dễ cho các ông tìm nó - Anh ta bác lại với vẻ ranh ma - Người có đủ khôn khéo bắt được tôi thì cũng có đủ khôn khéo để mò một cái hộp sắt, Nhưng khi tôi rải châu báu trên một khúc sông dài 5 dặm thì khó đấy.

- Anh đã sai lầm nghiêm trọng. Nếu anh giúp đỡ công lý thì anh sẽ được khoan hồng – Viên thám tử nói.

- Công lý! Một nền công lý đệp đẽ! Số của cải đó thuộc về ai, nếu không thuộc về chúng tôi? Tôi đây. Hai mươi năm dài đằng đẵng trên các đầm l y, làm việc suốt ngày, bị bọn coi tù hànhh hạ, suốt đêm bị cùm chân, bị muỗi đốt, run bần bật vì sốt rét....

Jonathan đã thoát ra khỏi cái vẻ lầm lìcủa gã. Để mặc cho tình cảm lôi cuốn, gã tuôn ra hàng tràng, mắt toé lửa, tay vung vẩy khiến hai chiếc vòng khua loảng xoảng.

- Anh quên rằng chúng tôi kông biết gì về chuyện đó – Holmes điềm đạm nói – Khi chưa nghe câu chuện của đời anh thì chúng tôi không thể nói rằng lẻ phải có ở về phía anh hay không.

- Thưa ông, ông đã đối xử với tôi rất tốt. Cho nên, tuy chính ông đã bắt tôi, nhưng tôi không giận ông! Đấy là luật chơi... Tôi thấy ông không có gì phải giấu giếm, câu chuyện đời mình. Vâng, cám ơn, xin đẩy ly về phía tôi, tôi khát cháy cổ rồi.“Tôi ra đời gần Preshore, trong hạt Worcestershire. Dân cư ở đấy là những trại chủ khá giả, quen biết nhau và yêu thương nhau. Trái lại, tôi là một kẻ vong mạng. Vào năm 18 tuổi, tôi bị dính vào một cuộc ẩu đả ầm ĩ vì một cô gái, cuối cùng tôi phải đăng vào lính, đi Ấn Độ mới thoát được. Một hôm, tôi đi tắm ở sông Hằng. Điều may mắn là John Holder, viên trung sĩ trong đại đội tôi, cũng xuống tắm. Tôi đang bơi ở giữa sông thì một con cá sấu cắn tiện đứt chân tôi. Tôi ngất lịm và sắp chìm nghỉm thì Holder dìu tôi vào bờ. Sau năm tháng điều trị, tôi xuất viện với cái chân gỗ.

Lúc đó, tôi chỉ còn là một kẻ tàn tật vô dụng, chưa đầy hai mươi tuổi. Ngày kia, có một người nào đó tên là Abel White đi tìm một đốc công để giám sát nhân công bản xứ và đôn đốc họ làm việc trong đồn điền. Ông ta là bạn của đại tá chỉ huy đơn vị tôi. Ông đại tá nồng nhiệt giúp tôi chỗ làm đó. Phần lớn thời gian làm việc là ngồi trên mình ngựa nên cái chân cụt không cản trở gì lắm. Tôi dong ruổi khắp đồn điền, giám sát công nhân và bắt tại trận những tên trốn việc . Lương bổng hậu, có chổ ăn ở tiện nghi . Nói chung , tôi không có gì phàn nàn nếu cứ sống nốt quãng đời còn lại ở cái đồn điền đó . Ông Abel là một người nhân hậu .Ông thường tới thăm tôi và chúng tôi vừa hàn huyên vừa ngồi hút cùng một cối thuốc.Nhưng rồi, cuộc nổi loạn bỗng bùng lên. Khắp xứ sôi sục như địa ngục với hai trăm ngàn con quỷ đen ngòm. Đồn điền của chúng tôi nằm ở Muttra giáp giới với các tỉnh Tây Bắc. Đêm đêm, bầu trời rực sáng anh lửa từ các đám cháy. Ngày ngày, hàng ngàn gia đình người Âu trẩy qua cửa chúng tôi, tiến về phía Arga, nơi có đồn binh gần nhất. Abel là một người bướng bỉnh, ông tin chắc rằng người ta đã phóng đại tầm vóc cuộc nổi loạn, và tin tưởng cuộc nổi loạn sẽ chóng tàn. Ngồi dưới mái hiên, ông bình thản nhấm nháp ly whisky, rít từng hơi thuốc, trong khi cả xứ tràn ngập khói lửa! Dĩ nhiên, Dawson và tôi vẫn ở cạnh ông. Vợ chồng ông Dawson lo việc trong nom nhà cửa và giữ sổ sách. Ngày hôm ấy, tôi phải đi kiểm tra một đồn điền khá xa. Buổi chiều khi tôi thong thả trở về thì thấy dưới hố có một đống gì đó. Tôi tới gần và lạnh toát cả người khi nhận ra đó là vợ của Dawson. Đi một đoạn nữa, tôi thấy Dawson nằm úp mặt xuống đất, trong tay là khẩu súng l ục đã hết đạn. Phía trước anh ta là xác chết của bốn người Cipayes chồng chất lênnhau. Tôi giục ngựa chạy thục mạng. Tôi thấy một đám khói dày bốc lên từ nhà ông Abel. Lúc đó tôi hiểu tôi không còn giúp đỡ gì cho chủ của tôi được nữa. Hàng trăm người đen đúa, lưng khoác áo choàng đỏ, nhảy nhót, gào rú quanh ngôi nhà bốc lửa. Một vài tên đưa tay chỉ tôi, và hai viên đạn rít bênh tai tôi. Tôi băng qua cánh đồng và tới được Arga vào lúc nửa đêm.

Ở Arga có tiểu đoàn 3 khinh binh người Bengale, vài người Sikhs, hai phân đội kỵ binh và một pháo đội. Một đội quân tình nguyện gồm các thương gia và tư chức được thành lập, tôi với chiếc chân gỗ cũng gia nhập vào đó. Đầu tháng 7, chúng tôi đã ra khỏi thành, chạm trán và đẩy lui quân nổi loạn được một lúc, nhưng vì thiếu đạn nên lại phải rút lui, co lại trong thành.

Arga là một thành phố lớn tràn ngập những kẻ cuồng tín. Giữa những ngõ hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo, nhúm người ít ỏi chúng tôi không đủ sức chống giữ. Vì vậy ông tư lệnh quyết định cho chúng tôi vượt sông, vào cố thủ trong cổ thành Arga. Cổ thành rộng nhiều mẫu tây. Từ trướng đến nay, người ta bỏ mặc nó cho bọ cạp và rắn rết. Ở đó có những căn phòng rộng lớn vắng ngắt, những lối đi ngoằn ngoèo và một hệ thống hành lang phức tạp len lỏi khắp mọi ngõ ngách.

Phía trước cổ thành có một con sông dùng để bảo vệ nó. nhưng phí sau và hai bên hông thì có rất nhiều cửa, nên cần có người canh giữ. Mà quân số chúng tôi lại ít, chỉ đủ người để kiểm soát các góc thành và điều khiển các khẩu pháo. Vì vậy không thể tổ chức một toán lính canh ở mỗi vọng gác trong vô số cửa ngầm. Một phân đội trù bị được tổ chức ở trung tâm cổ thành và mỗi cổng thành được một người da trắng và hai ba thổ dân canh gác. Tôi có nhiệm vụ canh gác tại một cửa ngầm hèo lánh ở cánh Tây Nam. Tôi chỉ huy hai người lính Sikhs. Tôi phải bắn pháo hiệu trong trường hợp khẩn cấp để phân đội trung tâm đến tiếp ứng. Nhưng phân đội ở cách vị trí của tôi trên 200 bộ, con đường lại bị cắt bởi nhưng hành lang và lối đi ngoằn ngoèo, nên tôi nghĩ họ khó có thể tiếp ứng kịp thời trong trường hợp chúng tôi bị tấn công.Trong hai đêm đầu tiên, tôi canh gác cùng với hai tên lính vạm vỡ có ánh mắt dữ tợn là Mahomet Singh và Abdullah Khan. Họ nói tiếng Anh khá sõi. Về phần tôi, đứng trên vọng gác, tôi nhìn con sông uốn lượn ở phía dưới và ánh đèn nhấp nhánh trong thành phố. Tiếng trống, tiếng la hét, gào rú của đám loạn quân nhắc cho tôi nhớ rằng mối đe dọa đang rình rập từ bên kia sông. Cứ mỗi hai giờ, một sĩ quan đi kiểm tra một vòng, để biết chắc là mọi sự vẫn tốt đẹp.

Đêm thứ ba, thời tiết u ám. Mưa nhỏ và lạnh thấu xương. Nhiều lần tôi cố gạ chuyện với hai người Sikhs, nhưng không kết quả. Vào lúc 2 giờ sáng, tôi rút ống điếu và dựng cây súng bên cạnh, sửa soạn hút thuốc. Thoáng một cái, hai tên ấy nhào lên người tôi. Một tên đoạt súng, chĩa vào người tôi, tên kia rút ra một lưỡi dao lớn kê vào cổ họng tôi, rít lên rằng nó sẽ giết tôi, nếu tôi nhúc nhích.

Ý nghĩ đầu tiên của tối là chúng đã thông đồng với quân nổi loạn, và chúng sẽ tấn công vào thành. Nếu cửa ngầm do tôi canh giữ lọt vào tay quân Cipayes thì cả cổ thành sẽ mất, phụ nữ và trẻ con sẽ không tránh được số phận thảm khốc. Một tên thì thầm: “Không được làm ồn! Không có gì phải lo cho bọn trong thành! Không có bọn chó nổi loạn ở phía này đâu”. Giọng anh ta có vẻ thật thàn. Tôi im lặng chờ xem họ muốn gì.

- Thưa ngài, ngài hãy nghe cho kỹ! – Abdullah Khan nói – Bây giờ ngài phải lựa chọn: hoặc đứng về phe chúng tôi hoặc bị giết. Ngài có 3 phút để quyết định, trước khi toán tuần tra đi qua.

- Tôi quyết định thế nào được khi các anh không cho biết các anh muốn gì! Nếu sự việc có đụng chạm đến sự an nguy của cái thành, thì tôi thà chết còn hơn.- Hoàn toàn không liên quan gì đến cái thành! Chúng tôi yêu cầu ngài làm giàu! Ngài sẽ được một phần tư kho tàng.

- Kho tàng nào?

- Vậy ngài hãy thề trên vong linh của cha ngài, trên danh dự của mẹ ngài, trên thánh giá của tôn giáo ngài, là sẽ không tố cáo chúng tôi, không đánh giết chúng tôi, cả lúc này và cả về sau nữa.

- Tôi sẽ thề với điều kiện là thành này không bị nguy.

- Vậy, tôi và bạn tôi, xin thề rằng kho tàng sẽ được chia đều cho bốn chúng ta.

- Nhưng chúng ta chỉ có ba người!

- Còn phần của Dost Akbar nữa. Mahomet Singh, anh ra canh ở chỗ cửa ngầm đi! Tôi sẽ kể hết cho ngài nghe.

Ở phía bắc có một tiểu vương rất giàu có. Khi cuộc nổi loạn bùng nổ, ông ta thu xếp để được lòng phe người Cipayes và cả phe người Anh. Ông ta giữ vàng và bạc lại trong lâu đài, nhưng giấu ngọc ngà châu báu trong một hộp sắt và giao cho một người đày tớ trung thành. Người này sẽ tới đây giả dạng một thương gia và lo việc cất giữ kho châu báu, chơ hoà bình trở lại. Như vậy, nếu phe nổi loạn thành công, ông ta sẽ giữ được số vàng. Nhưng nếu người Anh thắng, ông ta sẽ giữ được số châu báu. Sau khi sắp đặt như thế, ông ta công khai đứng về phía người Cipayes hiện đang thắng thế ở kế cận tiểu quốc của ông ta. Người thương gia giả mạo với cái tên Achmet kia hiện giờ đang ở trong thành phố Arga, và muốn vào thành này. Y đi chung với người anh em với tôi là Dost Akbar, Dost Akbar hứa đêm nay sẽ đưa y đến đây.Tên thương gia kia có sống hay chết, đối với tôi nào có quan trọng gì. Lúc đó tôi tưởng tượng ra tất cả những việc tôi có thể làm khi trở về quê cũ, mọi người sẽ kinh ngạc khi thấy thằng bé vô tích sự ngày xưa, nay trở về với cái túi đầy vàng.- Ngài hãy suy nghĩ kỹ mà xem. Nếu ông tư lệnh bắt được tên thương gia, y sẽ bị xử bắn và kho tàng sẽ bị chính phủ sung công. Nhưng nếu chúng ta tóm được y, chúng ta sẽ chiếm được kho tàng. Sẽ không ai biết chuyện này. Có nguy hiểm gì đâu chứ?

- Tôi đồng ý đứng về phía các anh!

- Nh thế mới tốt chứ! – Anh ta vừa nói vừa trao khẩu súng lại cho tôi – Ngài thấy rằng chúng tôi tin cậy ngài ... Giờ đây, chúng ta chỉ còn chờ người thương gia kia tới.- Người anh em của anh biết những việc anh sắp làm không?- Chính anh ta nghĩ ra kế hoạch này. Giờ ngày hãy ra canh cùng với Mahomet Singh đi!

Trời vẫn mưa. Gió mùa đã bắt đầu. Những đám mây nặng và u ám bay tản mạn khắp bầu trời. Thật khó nhìn xa hơn một tầm đá ném. Ở dưới cửa ngầm, nơi chúng tôi canh giữ có một cái hào, nhưng ở vài chỗ hầu như đã cạn, nên người ta có thể vượt qua dễ dàng. Thình lìnhtôi thấy có ánh đèn ở phía bên kia hào. Ánh đèn biến mất sau các mô đất rồi lại hiện ra, và tiến về phía chúng tôi.

- Họ đây rồi! – Tôi kêu lên.

- Ngài sẽ hô khẩu lệnh dừng lại như lệ thường – Abdullah Khan thì thầm – Ngài sẽ ra lệnh cho chúng tôi tới gặp họ, chúng tôi sẽ “ coi sóc” họ, còn ngài sẽ soi đèn để chúng tôi kiểm tra xem có đúng là nguời đó không.

Từ xa, ánh đèn tiến tới, chao đảo, đôi lúc dừng lại như ngập ngừng rồi tiếp tục đi tới. Sau cùng chúng tôi đã nhìn rõ dược hai bóng người ở phía bên kia hào. Tôi để cho họ tuột xuống bờ dốc đứng, bì bõm lội qua chỗ hào có nước, leo lên nửa chừng dốc rồi mới hô lệnh dừng lại.- Ai đó? – Tôi hô lên, cơ hồ muốn nghẹn thở.- Những người bạn! - Một người đáp lại.Tôi đưa đèn ra, rọi lên người họ. Người thứ nhất là một người Sikhs khổng lồ, có hàm râu đen nhánh. Người kia thấp bé, mập tròn, đầu quấn khăn vàng, tayy mang một cái tráp bọc trong khăn. Anh ta run rẩy, sợ sệt, không ngớt dáo dát nhìn bốn phía như một con chuột vừa ra khì tổ. Lúc anh ta nhận ra tôi là người Âu, anhh ta kêu lên nho nhỏ, mừng rỡ và chạy về phía tôi.- Xin Ngài che chở cho tôi! – Anh ta hổn hển nói- Tôi đã bị cướp, bị đánh đập, bị lừa phỉnh, vì tôi là bạn của người Anh.- Trong bọc có cái gì vậy? – Tôi hỏi.

- Một cái hộp sắt. Nó chỉ chứa một hai món đồ gia đình. Tuy nhiên tôi sẽ hậu tạ ngài. Thưa ngài trẻ tuổi, ngài và quan Tổng trấn nữa, nếu quan Tổng trấn có lòng tốt cho tôi trú ẩn ở đây.

- Đưa anh ta tới trạm gác chính – Tôi ra lệnh.

Hai tên línhh Sikhs kèm anh ta đi, còn tên khổng lồ thì theo sau. Họ đi vào con đường tối. Tôi ở lại trên tường thành với cây đèn. Tôi nghe tiếng bước châncủa họ vang trên hành lang dài vắng lặng. Bất chợt, tiếng bước chân im bặt. rồi có tiếng kêu, tiếng động mơ hồ của một cuộc vật lộn, tiếng đấm đá. Một lúc sau, tôi kinh hoàng nghe tiếng buớc chân gấp gáp đi về phía tôi, tiếng thở hổn hển của một người đang cố chạy trốn. Tôi hướng ánh đèn xuống thấp, dọc theo con đường thẳng và thấy người mập tròn lúc nãy chạy nhanh như gió, mặt đầy máu. Gã khổng lồ người Sikhs bám theo bén gót, nhảy nhót như một con hổ, con dao trong tay. Gã thương gia bỏ xa tên người Sikhs. Tôi biết rằng nếu ra được chỗ trống, anh ta sẽ chạy thoát. Lòng tôi thương xót anh ta, nhưng cái ý nghĩ về kho tàng làm cho tim tôi cứng lại. Tôi dùng cây súng ngáng chân anh ta, khiến anh ta ngã lăn tròn như một con thỏ trúng đạn. Trước khi anh ta đứng dậy được, tên người Sikhs nhào lên... Như các ông đã thấy, tôi đã kể lại sự việc một cách trung thực, dù có lợi cho tôi hay không.

Jonathan nín bặt, và đưa cả hai tay bị còng đón ly uýt-ki. Tôi phải thú nhận rằng con người này gây cho tôi một cảm giác kinh tởm, không chỉ vì vụ sát nhân được thực hiện một cách lạnh lùng và còn vì thái độ rất tự nhiên lúc anh ta thuật chuyện. Holmes và Athelney thì ngồi chồm tới trước, có vẻ như bị câu chuyện cuốn hút, nhưng vẻ kinh tởm cũng hiện rõ trên khuôn mặt họ.

- Tiếp tục câu chuyện của anh đi! - Holmes ra lệnh.

- Abdullah, Akbar và tôi mang xác hắn đi. Mahomet Singh ở lại canh. Những tên người Sikhs đã chuẩn bị chỗ chôn xác chết ở trong một gian phòng rộng đã sụp đổ vài chỗ, cách đó một quãng, qua những lối đi ngoằn ngoèo. Mặt đất nền đã sụp xuống, tạo thành một cái huyệt tự nhiên. Chúng tôi đặt xác Achmet xuống, lấy gạch vụn phủ lên. Rồi quay trở lại. “Cái tráp châu báu” vẫn nằm ở chỗ người thương gia bị sát hại. Một cái chìa khoá buộc vào cái tráp bằng một sợi dây lụa. Chúng tôi mở tráp ra và ánh đèn chiếu lên đống báu vật trông giống y như tôi đã từng mơ thấy hoặc đọc được trong các truyện thần thoại. sau khi đã nhìn ngắm chán chê, chúng tôi trút cái tráp ra dể đếm. Trong tráp có một trăm bốn mươi ba viên kim cương hạng đẹp nhất, và chín mươi bảy viên ngọc lục bảo, một trăm bảy mươi viên hồng ngọc, hai trăm mười viên kim ngọc, sáu mươi mốt viên mã não và một số lớn đá quý khác... Chúng tôi đặt tất cả vào tráp và mang về cửa ngầm để cho Mahomet Singh coi qua. Ở đó, lời thể giữa chúng tôi được long trọng lặp lại. Chúng tôi thỏa thuận sẽ giấu kín số châu báu ở một chỗ an toàn cho tới khi hoà bình trở lại trên đất nước, au đó mới chia đều nhau. Ngay lúc đó thì không nên chia, vì nếu chúng tôi giàu có thì sẽ bị nghi ngờ; ngoài ra chúng tôi cũng không có nhà cửa hay một chỗ nào có thể dấu chúng được. Thế là chúng tôi mang cái tráp tới gian phòng chôn xác Achmet, đào một cái hốc trong bức tường còn vững chãi nhất, đặt cái tráp vào, rồi phủ gạch lên. ngày hôm sau, tôi vẽ bốn bức hoạ đồ, đưa cho mỗi người một bức, đánh dấu bộ tứ ở dưới. Sau khi ngài Wilson chiếm thủ đô Delhi và huân tước Colin giải toả thành Lucknow, thì quân nổi loạn bị đánh bật ra khỏi Agra.

Hoà bình trở về trên đất nước, bốn chúng tôi hy vọng vào cái ngày chúng tôi có thể mang theo kho báu. Nhưng vị tiểu vương vốn là người đa nghi. Trong khi sai Achmet làm việc cho mình; ông ta cũng phái một người khác theo dõi Achmet. Đêm đó người này thấy Achmet qua cửa ngầm , vào luỹ thành. Nghĩ rằng Achmet đã tìm dược nơi trú ẩn, ngày hôm sau người này mới vào thành, nhưng không tìm ra bóng dáng Achmet. Anh ta lấy làm lạ, mới nói cho một viên đội biết. Viên đội đem câu chuyện thuật lại cho ông thiếu tá. Người ta tổ chức một cuộc truy tìm và khám phá ra xác chết. Vậy là cả bốn đứa chúng tôi bị bắt và bị kết án vì tội giết người. Vấn đề châu báu không được nêu ra trong phiên xử. Vị tiểu vương đã bị bắt và bị lưu đày, và không ai quan tâm đến vấn đề này nữa. Ba người Sikhs bị tù chung thân, tôi bị kết án tử hình, sau đó bản án của tôi được sửa lại thành tù chung thân.

Cả bốn chúng tôi bị cùm chân, hàng ngày phải lãnh những viên đá, cái đấm của bất kỳ tên cai tù nào, phải uống nước lã và ăn cơm hẩm. Nhưng chúng tôi vẫn đứng vững, chờ đợi một ngày mai tốt đẹp hơn.

Cuối cùng thì những ngày mai tốt đẹp đã hiện ra. Tôi được chuyển tới Agra tới Madras rồi từ đó chuyển tời đảo Blair trong quần đảo Andamans. Trại tù này nhốt rất ít người da trắng nên chẳng bao lâu tôi được ưu đãi. Người ta để cho tôi được thong thả. Đó là một nơi buồn tẻ, bị bệnh sốt rét hoành hành, bao quanh là rừng già đầy thổ dân bán khai luôn sẳn sàng bắn một mũi tên tẩm độc vào người da trắng. Chúng tôi phải đào hào, đắp nền nhà, tu bổ đồn điền và làm hàng chục thứ công việc khác. Trong số các công việc đó tôi được giao nhiệm vụ phân phác thuốc men. Lúc nào tôi cũng mong muốn vượt ngục. Nhưng đảo cách xa đất liền hàng trăm kilômét, và vùng đó ít khi có gió. Việc vượt ngục là rất khó. Ông bác sĩ của trại tù là một người còn trẻ và hiền hậu. Buổi tối, các sĩ quan trẻ thường tụ họp tại nhà ông để đánh bài. Bệnh xá nằm cạnh phòng họ. Khi cảm thấy cô đơn, tôi thường tắt đèn bệnh xá và ngồi cạnh quầy thuốc để nghe họ nòi chuyện và xem họ chơi bài. Trong bọn họ có thiếu tá Sholto, đại uý Morstan, trung uý Bromley Brown, cả ba chỉ huy các đơn vị bản xứ. Viên y sĩ cũng có mặt cùng với hai hay ba viên chức trại giam. Mấy viên chức này là những tay chơi giỏi, có những nước bài khéo.Đêm đêm, khi rời khỏi sòng bạc, các sĩ quan lại nghèo đi một chút. Thiếu tá Sholto thua nặng nhất. Chẳng bao lâu ông phải ký giấy nợ. Ông đi lang thang suốt ngày, mặt tối sầm, và bắt đầu uống rượu. Một đêm kia, tôi đang ngồi trong lều thì đại uý Morstan và ông ta đi về nhà, ngang qua chỗ tôi.

- Thế là hết đại uý ạ! – Ông ta thở dài lúc đi qua lều tôi - Tôi phải từ chức thôi. Tôi sạt nghiệp!

- Đừng nói dại thế, ông bạn già! – Viên đại uý vừa nói vừa vỗ vai bạn – Tôi cũng gặp vận rủi nhưng....

Tôi chỉ nghe được có như vậy, và điều đó làm tôi suy nghĩ. Hai ngày sau, viên thiếu tá đang đi thơ thẩn trên bờ biển, tôi liền thử thời vận:

- Thưa thiếu tá, tôi muốn xin ý kiến thiếu tá.

- Chuyện gì thế?

- Thưa Ngài, tôi muốn hỏi Ngài là tôi phải trao một kho tàng bí mật lại cho ai. Tôi biết chỗ dấu hơn nửa triệu đồng bảng. Việc làm đó có đáng cho tôi được giảm hình phạt không?

- Nửa triệu hả? – Ông ta lẩm bẩm vừa quan sát tôi chăm chú, xem tôi có nghiêm chỉnh không.

- Thưa Ngài, ít nhất thì cũng được vậy. Điều đáng lưu ý là chủ nhân thực sự của nó đã bị phát vãng, nên ai chiếm được thì hưởng.- Trao cho chính phủ! – Ông ta lắp bắp.Nhưng ông ta nói ra điều đó với cái vẻ quá ít tin tưởng, khiến tôi nghĩ rằng tôi đã thắng.

- Thưa Ngài, Ngài nghĩ rằng tôi phải báo cáo mọi chi tiết cho quan toàn quyền?– Tôi thản nhiên hỏi.- À à, đừng hấp tấp! Hãy kể cho tôi nghe đã. Sự việc thế nào?

Tôi nói hết cho ông ta, tất nhiên có thay đổi một vài chi tiết để ông ta không xác định được địa điểm. Khi tôi kể xong, ông ta ngồi im lặng , đôi môi mím chặt.

- Việc này rất quan trọng - Cuối cùng ông ta nói - Chớ có nói với ai. Tôi sẽ gặp lại anh.

Bốn mươi tám giờ sau, đại uý Morstan và ông ta cầm đèn tới tìm tôi vào lúc rất khuya.

- Tôi muốn ông đại uý nghe chính miệng anh kể lại câu chuyện.- Ông thiếu tá nói.

Tôi thuật lại câu chuyện một lần nữa.

- Có vẻ đúng sự thật đấy, phải không? Có đáng cho ta mạo hiểm không? - Thiếu tá hỏi.

Đại uý Morstan gật đầu đồng ý. Thiếu tá nói:

- Ông bạn tôi và tôi đã bàn nhau và chúng tôi kết luận rằng câu chuyện bí mật này không liên quan gì đến chính phủ. Nó chỉ can hệ đến một mình anh và anh có quyền thu xếp theo ý riêng. Vấn đề đặt ra bây giờ là hoàn cảnh của anh thôi. Có lẽ chúng tôi sẽ cùng thảo luận xem chúng ta có thể thoả thuận như thế nào.Ông ta cố tỏ ra dửng dưng, nhưng đôi mắt ông ta lộ rõ vẻ tham muốn và khích động.

- Thưa các Ngài, một người trong hoàn cảnh của tôi chỉ có thể yêu cầu một điều duy nhất! – Tôi trả lời, cũng cố tỏ ra bình thản, nhưng thật ra cũng bị kích động – Tôi yêu cầu các Ngài giúp tìm lại tự do cho tôi và ba người bạn. Chúng toi sẽ chia cho hai Ngài một phần năm số châu báu.- Hừ, một phần năm! Không hấp dẫn lắm!- Năm chục ngàn bảng cho mỗi người, thưa Ngài!- Nhưng chúng tôi trả tự do cho các anh bằng cách nào đây? Anh đói hỏi điều không thể được!- Không đâu thưa Ngài – Tôi trả lời - Trở ngại duy nhất trong cuộc vượt ngục của chúng tôi là không tìm đâu ra một chiếc thuyền đủ sức vượt biển. Ở Calcutta có nhiều du thuyền nhỏ, rất hợp cho công việc của chúng tôi. Các Ngài chỉ cần đưa về đây một chiếc. Ban đêm chúng tôi sẽ lên tàu, còn các Ngài không phải làm gì hơn là thả chúng tôi xuống tại một nơi nào đó dọc bờ biển Ấn Độ.- Nếu chỉ một mình anh – Ông ta lẩm bẩm.

- Hoặc cả bốn chúng tôi, hoặc không ai cả! Chúng tôi đã thề rồi.

- Anh thấy đấy, Morstan - Viên thiếu tá nói - Jonathan biết giữ lời hứa. Anh ta trung thành với bạn bè. Tôi nghĩ rằng ta có thể tin tưởng anh ta.- Đây là một công việc bẩn thỉu! – Viên Đại uý nói – Nhưng, như anh nói, tiền kiếm được sẽ giúp chúng ta trả nợ.- Vậy thì chúng thôi sẽ cố thoả mãn các điều kiện của anh, anh Jonathan. Nhưng, trước hết chúng tôi phải biết chắc là câu chuyện đó có thật. Cho tôi biết chỗ giấu cái tráp. Tôi sẽ xin nghỉ phép, sẽ theo tàu tiếp tế để đến tận nơi xem xét.

- Xin hãy thong thả! – Tôi phản đối, vì khi họ càng nôn nóng thì tôi càng trở nên bình thản hơn – Tôi phải hỏi ý kiến của ba người bạn. Tôi đã nói với các Ngài, hoặc cả bốn chúng tôi hoặc không ai cả?

- Lố bịch quá! – Ông ta kêu lên – Ba thằng mọi đen thì có liên quan gì đến giao kèo giữa chúng ta?

- Đen hay đỏ gì thì họ cũng là bạn của tôi, và chúng tôi hành động chung nhau.

Trong cuộc gặp gỡ thứ nhì có Mahomet Singh, Abdullah Khan và Dost Akbar. Chúng tôi đã bàn cãi và thoả thuận như sau: “Chúng tôi cho hai viên sĩ quan mỗi người một bức địa đồ. Thiếu tá Sholto sẽ đi Ấn Độ để kiểm tra sự việc. Nếu tìm được chiếc tráp, ông ta để yên nó ở đấy và tới chúng tôi một chiếc du thuyền nhỏ đầy đủ lương thực cho cuộc vượt ngục. Sau đó, thiếu tá Sơn- tô trở về nhiệm sở còn đại uý Morstan thì xin nghỉ phép để đi gặp chúng tôi ở Agra. Cuộc chia kho tàng sẽ diễn ra ở đó. Đại uý sẽ nhận phần mình và phần của Sholto”. Những lời thề long trọng nhất đánh dấu cho thoả hiệp của chúng tôi! suốt đêm đó tôi vẽ hai bức địa đồ cho họ, nhưng tên Sơn- tô bỉ ổi đó đi Ấn Độ và không bao giờ quay trở lại. Tên khốn nạn đã cuỗm đi số châu báu. Kể từ ngày đó, tôi chỉ sống để trả thù. Tôi chỉ còn một ý nghĩ trong đầu: vượt ngục, và tìm giết hắn. Một bữa nọ, bác sĩ Somerton ốm, phải nằm nghỉ. Đám tù nhân đi rừng về mang một thổ dân tới cho tôi. Hắn mắc bệnh rất nặng, đã tới một nơi hẻo lánh nằm chờ chết. Tôi chữa cho anh ta khỏi bệnh. Hai tháng sau, anh ta đi lại được. Nhưng vì quyến luyến tôi, anh ta miễn cưỡng đi về rừng và không ngớt quay lại quanh lều tôi.Đó là Tonga. Tonga có một chiếc thuyền lớn và điều khiển thuyền rất giỏi. Lúc đó, tôi thoáng nghĩ tới một cuộc vượt ngục. Tôi liền đem chuyện đó nói với anh ta, dặn phải đem thuyền tới một bến tạm, không có người canh giữ, vào lúc đêm tối. Tonga cũng phải chở theo nhiều túi nước dừa khô và khoai lang. Tonga rất thực thà và trung thành. Anh ta đưa thuyền đến chỗ ấn định. Nhưng tình cờ lại có một lính canh ở đấy. Đó là thằng Pathan hèn hạ, luôn tìm cách nhục mạ và làm hại tôi, súng vắt chéo ngang lưng. Tôi nhìn nhanh tìm một cục đá có thể đập vỡ đầu hắn, nhưng chẳng tìm đâu ra.

Tôi bỗng có một ý nghĩ lạ. Tôi lẳng lặng ngồi xuống và tháo cái chân gỗ ra. Nhảy ba bước thật dài, tôi nhào lên người hắn. Hắn đưa súng lên vai, nhưng tôi đã đập chiếc chân gỗ lên mặt và làm vỡ sọ hắn. Tôi ngồi dậy, lên thuyền. Một giờ sau chúng tôi đã ở giữa biển. Tonga đã chất lên thuyền những gì anh ta có, kể cả thần thánh của anh ta nữa. Chúng tôi cho thuyền đi trong mười một ngày thì được một chiếc tàu vớt.

Cuối cùng, chúng tôi đặt chân tới Anh quốc. Tìm ra chỗ trú ẩn của Sholto cũng chẳng khó khăn gì. Tôi liên hệ với một người có thể giúp tôi. Chẳng bao lâu tôi biết Sholto vẫn còn giữ số châu báu. Tôi tìm mọi cách tiếp cận y. Nhưng y rất đa nghi và quỷ quyệt, luôn luôn có hai cựu võ sĩ và một người hầu bên cạnh, chưa kể các con trai y nữa. Một ngày kia, hay tin y hấp hối, tôi đâm bổ vào vườn hoa của y. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy y nằm trên giường, hai đứa con y đứng hai bên. Tôi sắp sửa nhảy xổ vào, liều mạng với cả ba. Nhưng tôi nhìn thấy quai hàm hắn trễ xuống, và tôi biết y vừa chết. Đêm đó, thừa lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng y, lục lọi giấy tờ, hy vọng tìm thấy một chỉ dẫn nào đó liên quan đến số châu báu. Nhưng chẳng có gì cả. Tôi quay về, lòng cay đắng và sôi sục. Nhưng trước khi đi, tôi nghĩ rằng những người bạn Sikhs của tôi hẳn sẽ hài lòng nếu tôi để lại dấu hiệu chứng tỏ lòng thù hận của chúng tôi. Vì vậy tôi khắc dấu hiệu bộ tứ, và gắn vào ngực y.

Trong thời gian đó, để kiếm sống, chúng tôi phải bôn ba khắp các hội chợ và nhiều nơi khác, đem Tonga ra làm trò cho công chúng xem. Tonga nuốt thịt sống, nhảy những điệu múa chiến tranh. Bao giờ chúng tôi cũng kiếm được đầy mũ tiền trong các buổi trình diễn. Tôi cũng thường xuyên nhận được tin tức của biệt thự Pondicherry. Vài năm trôi qua mà chẳng xảy ra chuyện gì quan trọng, tôi vẫn dò tìm số châu báu. Cuối cùng tôi biết được cái tráp giấu ở phía trên phòng thí nghiệm của Sholto. Tôi lập tức chạy tới nơi và kiểm tra địa thế. Tôi thấy rõ là với chiếc chân gỗ, tôi không tài nào đu mình lên đó được. Cái cửa sổ trên mái gợi cho tôi một giải pháp: Tonga sẽ dễ dàng chui qua cửa sổ. Tính toán giờ giấc ăn tối của Sholto xong, tôi đưa người bạn nhỏ của tôi tới, cột vào lưng anh ta một sợi dây dài. Anh ta leo trèo như một con mèo và thoát một cái đã ở trên mái nhà. Nhưng rủi thay! Bartholomew Sholto vẫn còn ở trong phòng, chuyện rủi ro đó làm cho hắn ta mất mạng. Tonga tưởng rằng đã giết hắn ta có nghĩa là làm được một việc rất tài giỏi, nên khi tôi lọt được vào phòng, anh ta hãnh diện như một con công đang khoe mã. Anh ta kinh ngạc khi tôi quật ngã anh ta, lấy dây định trói anh ta và mắng anh ta là đồ quỷ khát máu. Tôi lấy cái tráp, thòng dây thả xuống qua cửa sổ, cũng theo đường đó thoát xuống. Rồi Tonga kéo dây lên, đóng cửa sổ và theo đường cũ thoát ra.

Tôi nghe có một thuỷ thủ khoe tốc độ của chiếc tàu Rạng Đông của lão Smith. Tôi nghĩ là chúng tôi cần chiếc tàu đó để chạy trốn. Thế nên tôi thu xếp với lão Smith: “để lão đưa chúng tôi ra tới tàu lớn”.

- Câu chuyện đáng chú ý thật! – Sherlock Holmes nói:- Tình tiết ăn khớp nhau hoàn toàn. Phần cuối câu chuyện của anh không cho tôi biết thêm điều gì mới mẻ, trừ chi tiết là anh mang sợi dây tới, trước đây tôi không biết điều đó. Tiện đây tôi muốn nói thêm, tôi cứ tưởng Tonga đã sử dụng hết số tên độc, không ngờ anh ta vẫn còn phóng một mũi về phía chúng tôi.

- Chỉ còn một mũi cuối cùng trong ống xì đồng.

- À, chắc vậy! Tôi không nghĩ đến chuyện đó.

- Các ông còn điều gì hỏi nữa không? – Tên tù nhân nhã nhặn hỏi.

- Tôi cho là xong rồi, cám ơn anh!- Này Holmes! – Thám tử Athelney nói – Tôi chỉ an tâm khi tên tù này được nhốt sa u song sắt! Xe dành cho anh ta nằm dưới đường. Xin cảm ơn hai bạn, chúc hai bạn ngon giấc!Khi tất cả đã đi hết, tôi nói:- Thế là tấn kịch nhỏ của chúng ta đã đến hồi kết thúc. Nhưng này Holmes, tôi e đây là vụ cuối cùng mà chúng ta cùng thực hiện chung: Tôi và Morstan sẽ làm lễ thành hôn.

Holmes buông ra một tiếng càu nhàu.

- Anh có lý do gì để phản đối sự lựa chọn này – Tôi đáp hơi khó chịu.

- Hoàn toàn không: cô ấy là một trong số những người phụ nữ duyên dáng nhất mà tôi đã biết. Có lẽ cô ấy sẽ rất có ích trong loại công việc của chúng ta. Nhưng tình yêu thì thuộc về cảm xúc, má tính cảm xúc luôn luôn đối lập với lý trí lạnh lùng và xác thực, là đức tính mà tôi cho là cao hơn hết. Về phần tôi, tôi không bao giờ lấy vợ vì sợ rằng phán đoán của tôi vì thế mà sai lệch.

- Tôi mong rằng trí khôn của tôi sẽ vượt qua được cuộc thử thách này. Nhưng anh có vẻ mệt mỏi rồi đấy, anh bạn!

Nguồn: truyen8.mobi/t68911-tham-tu-sherlock-holmes-toan-tap-chuong-12.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận