Thân Phận Ma Trơi Chương 4

Chương 4
Chap 4

- Tao nói thiệt đó, tao không thấy chi là khổ, đời tao chỉ đau khổ có ba lần khi mất chồng, mất con, còn chuyện này thì nhằm nhỏ gì, tao từng lênh đênh trên sông nước với bố chúng nó, gió dập mưa vùi có hề hấn chi. Hôm nay ngày giỗ thằng Bụi, cũng như thằng Bờ và cả cha chúng nó. chúng bay đến thắp cho cây nhang,

không phân biệt thế là quí rồi, đã bao nhiêu năm qua chúng mày không quên, tao đỡ buồn... Uống nữa đi, nhậu đi cho nhà này vang tiếng cười. Đột nhiên mẹ Sương Sa ngỏ mấy lời tâm sự chân thành. Đám trẻ thuộc hàng con cháu vỗ tay, muốn làm không khí bữa giỗ vui hơn, tức là vui lòng mẹ. Đám trẻ thấy anh Thuận kè kè cây ghi ta, họ chúng lạ gì anh thương binh chế độ cũ, hành nghề hát rong bán vé số ở các tiệm cà phê lề đường, nơi chợ búa. Những người cựu lính trẻ, bạn của Bụi, nay đã luống tuổi yêu câu:

- Đề nghị anh hai Thuận ca một bản, bài ca anh từng ca.

Thuận ôm đàn, dạo một khúc:

- Tôi ca chứ, nếu có yêu cầu, nhưng tôi chỉ sợ bài ca không được vui, đó là kỷ niệm cả một đời người, như hai mươi sáu năm trước đây tôi đã ca trong căn chòi này, không có đờn, tay tôi ôm vai chú Bụi, má khi đó bước vào tuổi già, nhưng chưa già như hôm nay. Tôi lên đường ra trận với bạn tôi, anh Bờ, anh đã trở về "rửa chân" lên ngồi ở bàn thờ kia, sau lại đến chú Bụi, ở một chế độ khác. Nhưng hai đứa đều là con của má. Tôi tin rằng linh hồn hai anh em còn lẩn quất đâu đây, nhìn má và anh em mình.

Một tiếng nói từ đám trẻ:

Không sao, anh hai Thuận cứ hát, đời ta có vui thì cũng có buồn.

Giọng Thuận cất lên buồn da riết, cái buồn rưng rưng như hạt lệ đọng trên mi mắt, rơi xuống những nốt nhạc trên cây đàn ghi ta cũ kỹ, cái buồn rưng rưng từ thuở nào mà còn mãi mãi trong tim: "Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo ai người sửa sang... Khu vườn cũ hoa vàng trước ngõ... Đàn trẻ thơ ngây

chờ mong anh trai... sẽ đem về cho tà áo mới... ba ngày xuân vui chơi xóm làng... " Bà mẹ Sương Sa lắng nghe, mẹ ngậm ngùi rồi nước mắt ứa ra gặp những vết nhăn ngăn lại loang ra trên khuôn mặt già nua, sương gió như loang trên vết rạn nứt cổ vật sành sứ. Không khí bữa giỗ như trùng xuống. Ai cũng chung một ý nghĩ thương cảm, hướng về mẹ, hướng về cái mái nhà dột nát kia. Ôi, mẹ hiền như đất phù sa bồi bên bờ Cửu Long.

Bài ca của người hát dạo dứt, dư âm còn mãi, không phải tiếng vỗ tay tán thưởng mà đúc kết thành một quyết tâm chung, mẹ Sương Sa phải có một mái nhà, một mái nhà tình người, do bàn tay của những đưa con của mẹ che chắn gió mưa, nắng hạn trong một thời tiết thất thường. Bữa giỗ rồi cũng tàn, nắng vàng tắt lui về một nơi nào đó, phải giấu mình trong đêm đen. Hai mươi năm trước, nghĩa là sau ngày chế độ cộng hòa ở miền Nam bại trận, toàn cõi miền Nam sống dưới chế độ Cộng Sản. Đất nước thống nhất. Trở thành nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, độc lập - tự do - hạnh phúc!

Tôi là nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ nên sớm thất nghiệp, sống lêu bêu giữa lòng Sài Gòn, gia đình tan nát trong cái nháy mắt.

Tôi là dân ngụy, vợ tôi không ngờ là con nhà liệt sĩ, hai đứa con thơ của tôi bị gia đình cách mạng nhà vợ bỏ vào viện mồ côi để mấy bà sơ đói rách nuôi dưỡng. Thật tội nghiệp những bà sơ nghèo tiền bạc mà giàu lòng bác ái.

Tôi lồng lên đi tìm con, rồi cũng thấy chúng, khi bà sơ Nhất sửa soạn cho hai đứa con tôi, mỗi đứa một mẹt hành tỏi ới để ra chợ Tân Định bán buôn kiếm thêm tiền nuôi thân và chị em đồng cảnh ngộ còn quá bé nhỏ.

Đứa con gái lớn của tôi khi đó mới tám tuổi, mách tôi tội của em nó:

- Bố ơi, em Bambi bới thùng rác nhặt khúc bánh mì ăn dở của ai đó, em nó dám ăn.

Con bé bảy tuổi đang ở trong vòng tay tôi, cãi:

- Bởi tại em đói quá, thèm quá!

Tôi không kềm nổi xúc động, không kềm nổi nước mắt. Tôi oà khóc, ôm hai con vào lòng trước mặt bà sơ Nhất.

Bà sơ hiền từ nhìn ba bố con tôi:

- Anh không cần phải có giấy tờ chứng minh hai cháu là con anh. Tôi nghe mẹ nó nói anh là ngụy đã bị bắn chết ngày 30-4 rồi, nên chúng tôi nhận hai cháu, mẹ nó không còn đủ sức nuôi cháu nữa. Thôi được, nếu muốn anh cứ mang các cháu về, anh chứng minh tấm lòng chân thật của anh với Chúa là đủ.

- Thưa còn trách nhiệm của bà với mẹ nó, người gửi con cho bà?

Bà sơ nói khi quay đi:

- Có Chúa biết tôi phải làm gì khi tôi gặp hoàn cảnh này. Tôi làm theo Chúa sai bảo...

Tôi không quên hình ảnh chiều hôm ấy. Không thể nào quên hình ảnh bà sơ Nhất đứng trên thềm nhà thờ Tân Định nhìn theo bố con tôi, hình ảnh một bà sơ khác đang đu mình trên bánh xe như con nhái bén quay ép nước mía ở ngoài cổng viện mồ côi, lấy tiền nuôi bày trẻ đói, hình ảnh những trẻ thơ bưng mẹt hành tỏi ớt ở chợ về.

Khi đó vào đầu mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ sân trường. Cây thánh giá mỏng manh chót vót trên đỉnh tháp chuông nhà thờ Tân Định. Hình ảnh đó còn lại mãi trong tôi cho tới ngày nay và không biết đến tận bao giờ. Tôi nói nhỏ với hai con:

- Bố còn sống đây, nhưng bố không thể đưa các con về nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh được nữa, bố đã bị đuổi ra khỏi nhà ấy rồi.

Có chút tiền bạc nhỏ nhoi trong túi, tôi mua cho con hai miếng bánh mì, cho chúng uống ly nước mía. Ngon đến độ chúng phải nhắm tịt cả hai mắt để thưởng thức cho hết hương vị lương thực hiếm hoi.

Vượt qua hai cây cầu gỗ ọp ẹp, qua cù lao Rạch Miễu có nhiều ao rau muống lầy lội, trở về đến ấp Đông Ba, nơi ấy có căn nhà hoang mẹ tôi đang cư ngụ. Bố con tôi sống với bà nội của các cháu. Ngày ngày tôi đi kiếm công việc làm, nhưng chẳng được gì. Tôi lại nhớ đến nghề cầm bút của mình, nhưng tôi nghĩ ngay đó là điều xuẩn động. Ông cậu ruột của tôi, một vị khoa bảng, đại trí thức ở miền bắc vào thăm mẹ tôi, có thành tích học tập cải tạo hết mười lăm năm trời, mười năm làm việc lao động hốt phân bằng tay vì sợ mòn xẻng. Ông ngao ngán lắc đầu nói với tôi:

- Cháu ơi, vác cây bút ở Xã Hội Chủ Nghĩa nặng lắm, cháu nên tìm nghề khác mà làm nuôi con. Mao chủ tịch đã nói trí thức không giá trị bằng một cục phân bón ruộng. Nhớ lấy, không nên quên...

Cậu ruột tôi nay đã khuất bóng, tôi vẫn không quên lời cậu dạy.

Suốt mùa hè năm ấy, ba bố con tôi kiếm sống bằng cách lang thang chợ trời. Nơi nào cũng đi, nơi nào cũng ghé. Ba bố con trên chiếc xe đạp cọc cạch trong thành phố, dưới rừng cờ sao và khẩu hiệu. Hai cái bánh xe đạp của tôi không thể bị bể nổ được vì tôi nhồi vào đó đủ thứ cao su, rác rưởi làm thành bánh đặc như thuở chiếc xe đạp thời sơ khai. Cái thắng xe bằng miếng ván gỗ ráp sát bánh sau, chỉ cần đạp chân một cái xe cũng đứng lại, dù rằng tốc lực không cao lắm, chiếc dép tôi mang ở chân đỡ mòn. Tôi thầm chấp cả ngàn vạn dặm đường trong thành phố.

Ba bố con tôi bữa đói bữa no nhưng cũng hưởng thụ được chút lương thực. Tôi cứ tưởng rừng bố con tôi được sống mãi bên nhau... Đó là điều tôi tưởng, không phải đời sắp xếp cho. Một buổi trưa, ba bố con tôi dừng chân trước một biệt thự xinh xinh, bên kia cầu Công Lý, nghe tiếng hát tiếng đàn từ trong ngôi biệt thự phát ra ... như thấy bác Hồ trong ngày vui đại thắng... " Ngôi biệt thự có khu vườn nhỏ xinh xinh ở sân trước. Tôi nhìn vào đó thấy những luống khoai lang mới thay vì những cây hoa, chuyện đó cũng thường thôi ở những vỉa hè thành phố bấy giờ. Một cô bé nhỏ xíu chừng tuổi con tôi lúi húi trong vườn. Cánh cửa sắt mở rộng, hình như nơi đó ai ra vào cũng được. Chờ gì nữa mà tôi không vào, biết đâu không mua bán được gì ở trong ngôi nhà này. Tôi chưa phải đi ăn mày, nhưng có thể "trúng mánh " kiếm được tí cháo.

Tôi dừng xe trong sán, hai đứa con tôi nhảy xuống, nhìn cô bé đang lúi húi chơi ở khu vườn. Nó vun đất thành một nấm nho nhỏ, thoáng nhìn bố con tôi một tí, rồi lại tiếp tục trò chơi một mình. Trên nhà vẫn vang tiếng đờn ca, mãi một lát sau mới có một bà già, một bà cụ thật già lưng còng từ một ngách cửa ga ra, có lẽ là ga ra xe hơi, đi ra. Tôi thưa với bà cụ:

- Cháu thưa với cụ xem trong nhà có gì bán được không?

Bà cụ ngước nhìn tôi, đôi mắt mờ đục như cùi nhãn:

- Anh đến lầm địa chỉ rồi, bây giờ nhà này không phải nhà tôi nữa, không có gì bán đâu. Các ông cán bộ ở trên kia mới là chủ.

Bà cụ chỉ lên nhà trên, nơi phát ra tiếng đờn ca bằng ngón tay già nua cong queo, run rẩy. Cụ quay ra vườn gọi:

- Thủy ơi, cháu lại nghịch đất nghịch cát đấy hả, vào đây với bà nào.

Hai đứa con gái tôi làm quen với cô bé gái xinh xinh ấy thật nhanh. Chúng cũng đang vầy vầy đất với cô bé.

Bà cụ lại hỏi:

- Ai đó cháu?

- Bạn mới của con, gượm nhé bà, cho cháu chơi đắp mồ cho Tu Ti một tí!

- Rõ thật là con nít!

Bà cụ lẩm bẩm nói thế rồi lững thững quay vào, để mặc tôi đứng ngoài sân. Tôi chang là cái thá gì để ai phải quan tâm. Tôi biết rõ thân phận tôi. Bà cụ coi bộ cũng có một dĩ vãng hách dịch thời chếđộ cũ.

Nhà trên đã im tiếng hát, tiếng một ai đó gắt gỏng:

- Các anh các chị hát thế không được, phải hùng dũng lên. Coi này, tôi hát cho nghe để làm mẫu.

Một giọng nam opéra cất lên nghe thật hùng dũng, phấn khởi đến khiếp đảm cũng bằng bài hát ấy, bài hát tôi được nghe khi bước chân vào sân nhà này. Một lát sau tôi nghe lệnh nghỉ giải lao. Những người ở trong nhà ấy ùa ra sân, như bầy trẻ được nghỉ ra chơi từ một lớp học trường Mầm Non.

Tôi bắt gặp một vài mặt quen ở đó. Nữ ca sĩ Ngọc Minh, tài tử điện ảnh Trần Quang, nhà báo thuộc chiến tranh tâm lý thời chế độ cũ Vũ Duy, các anh các chị ấy đều là người cư ngụ thuộc quận Phú Nhuận...

Họ cũng nhận ra tôi và hỏi:

- Đến tham gia vào ban văn nghệ quận hả?

Tôi lắc đầu:

- Không, tôi đi chợ trời vô tình ghé qua thôi.

- Nếu muốn tham gia, tôi giới thiệu cho.

- ăn cái giải gì không?

- Chẳng có giải gì hết, chỉ là phong trào.

à ra vậy? Tôi chỉ nói thế, tuyệt nhiên không có ý kiến gì khác. Cũng là lúc tôi phải đưa hai con về. Một người quen trong đám người tôi mới gặp giữ tôi lại nói cho biết: - Ngôi biệt thự này nhà nước mới tiếp thu của gia đình ngụy quyền bỏ đi, còn sót lại một bà cụ già và đứa trẻ, cách mạng đã thu xếp cho họ ở dưới bếp. Nhà trên tạm thời dùng làm trụ sở cho ban văn nghệ quận. Tôi ừ hữ, vì chuyện đố có thiếu gì ở Sài Gòn sau ngày giải phóng. Chính tôi cũng đã được giải phóng. Buổi chiều tôi chở xe đạp hai con về nhà. Qua cù lao Rạch Miễu, ao rau muống hoa tím nở đầy, con gái tôi đòi xuống xe lội ra ao hái hoa.

Tôi hỏi:

- Con hái làm chi vậy?

- Con hái để lên mồ chó Tu Ti.

- Mồ chó Tu Ti?

- Con chó của bé Thủy, con mới quen, con chó dễ thương đã chết rồi, bé Thủy làm mả cho nó, trong vườn không còn bông hoa nào, người ta làm luống khoai hết rồi, bố thấy không?

Tôi nhớ ngay ra câu chuyện mới gặp trưa nay.

Buổi tối, tôi nằm nghe hai con gái tôi líu tíu kể chuyện. Dù không chú ý nghe mấy, nhưng tôi cũng nắm bắt được sự kiện về con chó lông xù, người bạn độc nhất của cô bé Thủy bị người lạ vào ngụ trong ngôi biệt thự ấy đập chết làm thịt nướng ăn uống rồi vứt lại xương, lông. Cô bé vừa khóc vừa thu gom những tàn dư của con chó yêu quí chôn ở góc vườn hoang, không còn một bông hoa. Mà trước đây là một vườn hồng khoe sắc thắm.

Tuy lối kể chuyện của con tôi còn trẻ thơ, không gẫy gọn. Nhưng tôi cũng nhìn thấy nét bi thương ở câu chuyện.

Tôi nói với con:

- Lúc về bố thấy bé Thủy bế một con chó búp bê mà, cũng màu trắng, lông xù.

- Của một ông lấy trong ba lô ra đền lại cho bé Thủy đó. Bé Thủy nhận ra con chó ấy của mình, trong tủ đồ chơi trước kia. Con chó gắn pin biết sủa gâu gâu và vẫy đuôi mừng. Như bố đã mua cho con và em Bi hồi trước, sinh nhật con ấy mà, bố nhớ không?

- Bây giờ con chó ấy có sủa nữa không?

- Không thưa bố, nó coi như chết rồi. Vì nó hết pin thôi nên bị câm bị què cái đuôi.

- Thôi ngủ đi hai con, mai bố đưa con đi sớm ra hái hoa rau muống rồi con đến bé Thủy chơi, bố đi chợ trời biết đâu không mua được cục pin còn xài được, con chó lại sủa, lại ngoắc đuôi.

Tôi chiều con nên làm theo ý chúng nhưng có một điều tôi không làm được vì không kiếm đâu ra một cục pin còn điện. Con chó đành câm luôn và không biểu lộ nổi tình cảm bằng cái ngoắc đuôi mừng rỡ. Đó là sự thật của một con chó giả hết pin.

Cục pin cũ không thể tái sinh như cây bút bi hay cái vỏ xe. Cả một thành phố như thế, chợ trời thuốc Tây bán nhiều loại thuốc hết " đát ". Đồ giả hiệu hơn đồ thật cả con người cũng còn sống giả nữa là đồ vật vô tri. Hình như không ai còn tin ai, không muốn nói thật với nhau điều gì. Có một cái gì đó, như bóng đen đe dọa chụp xuống đời sống. Đời sống trở nên nặng nề, khó thở. Điều tôi nói ra vẫn là sự thật ở thời điểm đó. Nhưng, riêng tôi được hưởng một đặc ân, ráng trong những điều không tin nhau trong đời sống, bà cháu bé Thủy lại tin bố con tôi.

Bà cụ không ngần ngại cho tôi biết rằng cụ vẫn sống no đủ với cháu. Cụ có cả mấy thùng khuy gạo ở trong nhà, lương khô mắm muối còn vô số, kể cả một số vàng phòng thân. Cụ dành dụm từ hồi còn trẻ như các bà già xưa. Cái nhà kho và nhà bếp người ta dành cho cụ ở lúc nào cũng khóa cửa, chìa khóa luôn luôn trong hầu bao bà cụ.

Một thời gian, tôi không nhớ dài ngắn bao lâu, thường xuyên con gái tôi có những đóa hoa rau muống màu tím trên mồ chó Tu Ti nên đi đến chỗ thân tình với bà cháu bé Thủy.

Các con tôi trở thành bạn thân của cô bé cô đơn. Tôi trở thành người đáng tin cậy của bà cụ, bà cụ có thể trút nỗi niềm tâm sự được.

Đồ chơi của đứa bé là con chó giả và hai đứa bạn cùng trang lứa trong khu vườn hoang. Những trò chơi có mẹ có cha, có một gia đình hạnh phúc. Tôi xúc động vì những trò chơi của chúng, gọi nhau bằng má, xưng con rồi nũng nịu, rồi hờn dỗi, dỗ dành y như thật, tôi phải cảm phục trí tưởng tượng phong phu của chúng. Con chó giả cũng được cưng chiều, sống động như con chó Tu Ti nào đó đã chết.

Chúng làm sống dậy mọi thứ mà tuổi thơ của chúng đã bị mất đi, bị tước đoạt.

Tôi nghe con gái tôi hỏi bé Thủy:

- Tại sao chú người lớn chiếm nhà Thủy cho lại Thủy con chó giả này?

- Chú ấy lấy của Thủy đấy chứ. Chú định mang về cho con chú chơi, nhưng tội nghiệp Thủy bị ăn thịt mất con chó thật nên cho lại con chó này để Thủy khỏi khóc. Chú ấy nói nếu Thủy còn khóc nữa thì chú ăn thịt Thủy luôn. Thủy sợ quá nên chỉ khóc lén bên mồ con Tu Ti một mình thôi.

Con bé Bambi của tôi le lưỡi nói "eo ơi! ".

Con chị Minou thì hỏi trống không: "Sao người ta ác thế nhỉ Đó là lời trẻ thơ, tôi không đề ý cũng phải quan tâm.

Bé Thủy còn tâm sự nữa với bạn, là hai con tôi:

- ở nhà trên còn có cây đàn dương cẩm của má Thủy nữa. Thủy nhớ má Thủy đàn, nhiều khi muốn lên nhà ấn một cái vào phím đàn cho đỡ nhớ má, bị các chú ấy đuổi, Thủy sợ quá chạy ra vườn trốn, bên cạnh mồ Tu Ti này. Tu Ti hồi trước hay bênh vực Thủy, nó đã bị ăn thịt rồi còn đâu.

Tôi nhìn thấy nỗi tuyệt vọng và chưng hửng tiếc nuối ở nét mặt còn măng sữa của cô bé. Tôi tiếp tục nghe lời tâm sự của bà cụ: - Số là thế này, con trai và con dâu tôi sợ gia đình thiếu lương thực khi Việt Cộng đánh vào thành phố nên mua trữ sẵn, cả một bể nước vĩ đại xây ở sau bếp. Lương thực cả nhà có thể sống được năm tháng trời. Nay chỉ còn hai bà cháu dùng bao giờ mới hết được. Tôi và cháu Thủy ăn như mèo. Có hôm hai bà cháu không ăn hết một gói mì Đại Hàn.

- Những người ở nhà trên không tiếp thu những thứ này sao?

- Có đấy, nhưng tôi không cho, bà cháu tôi đứng chắn cửa.

Một chuyện vô lý ngoài sức tưởng tượng của tôi, sức vóc hai bà cháu nhà này? Nhưng bà cụ giải thích ngay:

- Tôi liều chết, liều cái thân già này, tôi nói với họ có giỏi thì bắn chết hai bà cháu tôi đi mà cướp lấy miếng ăn của bà cháu tôi... Họ cũng phải giữ mẽ, nên kệ tôi. Họ nói gì nhỉ, à động viên tôi, nói tôi hiến nết phần lương thực này cho nhân dân, họ cũng không để bà cháu tôi chết đói. Nhưng tôi nói tôi đã từng là mệnh phụ phu nhân cháu tôi là tiểu thư khuê các không biết ăn sắn ăn khoai... Không cho bà cháu tôi ăn những thứ này thà chết còn sướng hơn. Cả cái áo quan kia nữa. Bà cụ kéo tấm bạt nhà binh phủ trên một cái hòm dài trong ga-ra, lộ ra một cái áo quan đồ sộ chạm trổ tinh vi đánh véc ni bóng loáng. Bà cụ bình tĩnh nói:

- Cái này cũng của tôi. Hồi tôi ốm nặng tưởng chết, tôi ao ước có cái áo quan sang đẹp nên con trai tôi báo hiếu tôi bằng cách đặt cho tôi một cái áo quan này ở Tobia cho tôi nhìn thấy trước khi nhắm mắt. Thế mà tôi lại không chết, bây giờ tôi khoẻ cùi cụi, chẳng cần thuốc thang gì hết. Không biết tôi được hưởng phước hay bất

hạnh sống để nhìn cảnh này, thật tan nát cả cõi lòng... Cháu nội tôi còn thơ dại quá, như con anh. Tôi không còn thương tôi mà thương chúng, những trẻ thơ... Chả biết nó sẽ ra sao khi mất tất cả. Bỗng dưng chúng thành trẻ mồ côi. Một hôm tôi đang ngồi lau cái áo quan này thì có lẽ một ông lớn đi vào. Ông ta hỏi, tôi nói cái áo quan này của tôi. ông ta nói không nên để đây choán chỗ, vì chỗ này có thể dành cho một hộ nhân dân ở thì tốt hơn... Nghĩa là tôi nên quăng cái áo quan này đi chỗ khác hoặc chẻ làm củi đun bếp. Tôi nổi tam bành, không hiểu sao tôi lại trở nên dữ thế. Tôi hỏi ông ta có súng không, nếu có đủ lòng bất nhân thì bắn chết bà cháu tôi đi rồi lấy hết, sẽ chẳng còn ai nói gì nữa... ông ta liền quay ra nói, cách mạng không tơ hào đến cây kim sợi chỉ của nhân dân.

Tôi chẳng hiểu gì cả.

Tôi thầm nhủ, thôi bà cụ ơi đừng kể lể nữa, con khóc mất. Nhưng bà cụ vẫn kể, lời ai oán ấy vẫn lọt vào tai tôi:

- Mẹ con tôi là Bắc kỳ di cư đấy. Tôi là địa chủ, suýt nữa thì bị đấu tố chết, may mà trốn thoát được. Con trai tôi đã học hành nên người đọc có cái cơ ngơi này. Hôm 29 tháng 4 hai bà cháu tôi mắc đi chơi về không kịp, con trai và con dâu tôi chạy thoát ở cái máy bay bên kia đường. Chắc vợ chồng nó cũng khóc hết nước mắt. Tôi mong có một ngày cháu tôi không côi cút, cái thân tôi thì có sá gì. Cái áo quan có cũng được mà không cũng chẳng sao.

Tôi vốn là nghệ sĩ dễ xúc động, tâm hồn yếu đuôi Tôi nhòa nước mắt lúc nào không biết. Tôi nghĩ đi ri hoàn cảnh của chính mình, tôi thương hai đứa con của tôi.

Buổi tối, ba bố con tôi trở lại căn nhà xưa ở ấp Đông Ba Gia Định. Tôi kể chuyện thần tiên cho con tôi nghe. Tôi hoài vọng ở những đứa con của tôi:

- Này Minou, bố gọi con là Minou không phải tên một con chó đâu. Tên ấy là tên - một nữ thi sĩ thần đồng của Pháp, Minou Drouet. Còn Bambi, tên một chú nai con trong phim hoạt họa của đại họa sĩ Walt Disney của Mỹ. Toàn là những con người dù trong tưởng tượng cũng trong sáng hiền hòa. Bố hoài vọng ở các con... các con mãi mãi là niềm yêu thương và tin tưởng của bố. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào các con cũng làm con người.

Tôi cũng không ngờ đó là lời nói cuối cùng của tôi với hai con, sau những năm dài, tôi bị bắt, bị tù đầy, đưa đi học tập cải tạo.

Ra tù, tôi vẫn không trở thành một con người khác, tôi vẫn thế. Tôi được biết tin con tôi ra sống ở nước ngoài.

Căn nhà cũ ở đường Nguyễn Phi Khanh đã có chủ khác. Tôi đến thăm ngôi biệt thự của bà cháu bé Thủy cũng thấy khác rồi. Ngoài cổng có lính gác. Ngôi biệt thự đã được tân trang.

Kỷ niệm khốn khó thời thơ ấu của các con tôi. Tôi nay đã là một lão già, có lẽ đã lẩn thẩn, sống trong căn nhà xưa ở ấp Đông Ba xưa, nay ngươi ta không còn gọi tên địa danh ấy nữa. Ruộng, ao rau muống đã lấp rồi, không còn những đóa hoa tím con gái tôi hái ngày nào.

Bấm đốt ngón tay tính toán, nay con gái tôi đã vào tuổi 29, 30. Ngày sinh nhật của gà, của heo con, bố còn nhớ.

Tôi viết truyện ngắn này gửi cho con, những bạn bè cùng lứa tuổi con. Truyện này tôi đã viết từ lâu rồi, nhưng một người bạn thân đọc được, anh đã xé, xé, hủy hoại nó vì anh thương tôi, sợ tôi gặp nạn. Nay tôi viết lại. Bây giờ cũng đang độ vào hè.

Buổi hoàng hôn tôi ra khỏi ấp Đông Ba, xuống cù lao Rạch Miễu, nơi có những ao rau muống đã bị lấp bằng. Tôi lẩn thẩn nói:

- Lá rụng về cội cũng được mà trôi theo dòng cũng xong.

Không bàn tay ai che kín được mặt trời. Ông "Đồng Trời" vuốt bộ râu ngả bạc, vấn lại cái búi tó củ hành, giắt lại cái răng lợn rừng lên tóc. Ông cúi xuống xắn ống quần móng lợn, buộc lại chiếc thắt lưng điều. Mặc dầu trời lạnh, ông vẫn cởi trần, da ông nhăn nheo vì tuổi tác, nhưng khoẻ mạnh rắn rỏi. Ông Đồng Trời rút phắt thanh mã tấu cắm ở thân cầy chuối, hoa một đường bao quanh người, dừng lại rồi nhìn cung kính về hướng mặt trời mọc. Phía bên này núi Tam Đảo là vùng Vĩnh Phúc Yên. Rặng núi chưa tan hết sương mù. Tôi nhìn thấy ở mũi mã tấu một dòng nhựa chuối chảy ròng ròng. Tôi tưởng tượng ngay thanh mã tấu đó vừa chém ngập vào thân thể một thằng giặc Tây, và chất nhựa kia là dòng máu đỏ lòm của hắn ta. A, tại sao tôi lại căm thù thực dân đến vậy? Tôi nhớ đến gương hy sinh anh dũng của một anh Kim Đồng nào đó, như đã nghe kể lại, xem diễn kịch ngoài đình.

Tôi ngắm ông Đồng Trời.

Ông có dáng uy nghi của ông tướng hát tuồng ở rạp Quảng Lạc Hà Nội. Con người ông đầy sắc thái của một con người thái cổ. Mắt xếch, lông mày xếch mũi mác, những móng tay ông dài nhọn, khoằm như vuốt chim ưng. Tóc bới gọn ra

sau và được chêm bằng một cái răng lợn rừng (theo lời ông kể lại). Ông chính là một tì tướng của cụ Hoàng Hoa Thám (cũng chính lời ông kể).

Tôi cung kính nhìn ông Đồng Trời biểu diễn và phục lăn.

Sau khi ông Đồng Trời biểu diễn bái tổ xong, ông bước một bước ra trước, xoạc cẳng đứng tấn vững chãi. Lưỡi đao kẹp đọc sau cánh tay theo thế sắp tấn công của một con bọ ngựa. Đôi mắt ông quắc lên, thình lình hét lên một tiếng:

- Cha chả, sát!...

Tôi chỉ kịp thấy thân hình gọn ghẽ của ông tung lên như ngọn pháo thăng thiên, lưỡi đao chém gió vụt một cái, và nửa cây chuối đổ xầm xuống. Lưỡi đao ngọt quá đến độ một giây sau cây chuối mới đổ. Ông Đồng Trời xoay người một vòng như con vụ đứng theo thế chụm chân lúc đầu, mũi đao chỉ xuống đất tay kia xoè ra áp lên tay cầm chuôi đao. Ông chào theo thế con nhà võ, một kiếm khách.

Tôi lại phục lăn. Bọn nhi đồng đứng xem reo rầm lên:

- Hoan hô đồng chí " ông Đồng Trời".

Tôi rút phắt thanh kiếm gỗ ra khỏi sợi dây buộc ở cạp quần, múa mấy đường ngậu xị hạ những thằng Tây tưởng tượng. Ông Đồng Trời cưới hê hê khoái trá.

Bọn nhi đồng nhô con lên tiếng can tôi:

- Thôi, xin can đồng chí Long vàng,. mười hai thằng lính Tây chết tiệt rồi.

Cơn "hăng máu của tôi" hạ xuống.vì những lời chế giễu của bạn bè.

Tôi vốn là thằng bé cứng đầu và bắng nhắng ở khu phố Nỉ nhỏ bé này. Hỗn danh của tôi là thằng Long vàng, vì hay mặc quần đùi màu vàng, chạy chơi la hét om xòm từ đầu phố đến cuối phố. Tôi nói phét mình biết võ... gia truyền, đã từng đá lòi phèo một tràng Tây con ở Hà Nội. Bọn nhóc tì ở vùng quê mùa này tin rầm rầm, tin răm rắp. Tôi với mọi tính nết xấu xa, láu cá được ngụy trang bằng những lời khoác lác, như cha tôi, bác Cả của tôi... Tôi lại là thứ con cháu địa chủ ruộng đất ăn từ Vĩnh Phúc Yên lên đến Thái Nguyên. Những lần đồn điền ông bà ngoại tôi mổ bò khao quân là dịp tôi được các anh bộ đội bế ăm, dậy hát. Cha tôi chưa tới bốn mươi tuổi đã được gọi là "đồng chí cụ, mẹ tôi tuổi xuân còn hơ hớ đã được gọi là mẹ chiến sĩ. Ông bà ngoại tôi được gọi là đồng chí "cụ cố, ông bác Cả của tôi lại được dịp ngồi khề khà uống rượu, vuốt râu, nhắm với lòng lợn tiết canh, chấm mắm tôm với một anh tiểu đoàn trưởng răng đen mã tấu, nói phét sướng mồm:

"Ngày xưa khi tôi còn làm cách mạng với Cụ ở Pắc Bó..."

Đồng chí phó Ngọt bước ra, tay anh lăm lăm thanh mã tấu đẽo bằng gỗ thật đẹp, vì anh vốn là thợ mộc ở khu phố Nỉ. Bây giờ anh là du kích xã. Nhất nhất anh theo từng động tác của ông Đồng Trời, anh chỉ không có râu để quết, không có tóc dài để búi tó củ hành. Ông Đồng Trời hô sát, anh cũng hô sát. Một lúc sau anh thở hồng hộc. Ông Đồng Trời lắc đầu:

- Đồng chí yếu thế làm sao chém đứt đầu được thằng Tây, cổ nó to gấp hai cổ người mình, bằng cổ con bò mộng.

Đồng chí phó Ngọt nhe hàm răng cải mả cười ngu ngơ:

- Đồng chí "Đồng Giời" cứ quyện cho em một ít nâu nà em giỏi giền.

Tôi nhại theo giọng nói ngọng của anh phó Ngọt rồi ôm bụng cười bò lăn bò càng.

Nắng đã lên cao, sương mù tan hết, bọn nhi đồng tản đi chơi. Cô Thắm, con gái ông Đồng Trời tất tả chạy ra gọi:

- Thầy ơi, về có người gọi đi cúng giải sao.

Mắt ông Đồng Trời sáng rực, ông hấp tấp nhặt thanh mã tấu và chiếc áo:

- Mày chạy về trước nói với người ta chờ tao một nhát!

Còn lại đồng chí phó Ngọt. Anh ta nhìn ông Đồng Trời, rồi nhìn xuống thanh mã tấu gỗ của mình. Anh lại nhe răng cười ngu ngơ.

Tôi nhăn mặt, nhe răng nhại đồng chí phó Ngọt rồi ú té chạy, tôi la hét om xòm trong dãy phố Nỉ, vung kiếm gỗ chém lung tung vào bụi cỏ bên đường... Mùa đông đã đến đây rồi...gửi mau áo rét...cho người... chiến binh... Nào ai vui thú gia đình... gửi cho chiến sĩ chút tình... nhớ thương...

Tiếng đồng ca của bọn nhi đồng âm vang sân đình. Đêm lạnh như cắt da, chiếc áo len đan theo kiểu trấn thủ của tôi không đủ ấm. Tôi phải hát thật to để quên rét,

vậy mà răng tôi vẫn đập vào nhau cầm cập. Tôi ôm lấy một thằng bạn nhỏ để hai đứa truyền hơi ấm cho nhau. Ngọn gió Thượng Lào năm nay thổi về Việt Bắc quá sớm. Rét đến độ làm nứt nẻ chân tay, cây cũng trụi lá.

Bài hát gợi nhớ cho tôi, và có thể những đứa trẻ bằng lứa tuổi tôi đang ngồi quây quần bên nhau, mơ tưởng đến những anh chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Những giai thoại về anh Kim Đồng nào đó vẫn bừng bừng trong đầu óc non nới của chúng tôi. Những gương hy sinh dũng cảm làm sôi động tâm hồn tôi. Những chiến công ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, những quyết tử quân lấy xác mình bịt lỗ châu mai. Những hình ảnh oai hùng đó được tôi mường tượng qua hình ảnh đồng chí Viên, người hiện đang coi sóc đám nhi đồng chúng tôi, cán bộ Thông Tin Văn Hoá phố Nỉ.

Anh Viên chỉ còn một chân. Anh là chiến sĩ thuộc trung đoàn bảo vệ thủ đô, từng dự những trận đánh long trời lở đất với giặc Pháp ở Hà Nội khi bùng khói lửa. Anh đã để lại cố đô Thăng Long một bàn chân. Đồng chí Viên hát hay, đánh đàn măng đô lin như gió.

Bài hát dứt, đồng chí Viên ngừng đánh nhịp. Tiếng bọn nhi đồng nhao nhao yêu cầu:

- Yêu cầu đồng chí Viên kể chuyện bộ đội Bình Xuyên ở Nam Bộ.

Trong ánh sáng nhấp nhá của sao đêm, tôi nhìn thấy nụ cười tươi tắn của đồng chí Viên, giọng nói của đồng chí đầm ấm:

- Chuyện bộ đội Bình Xuyên chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ anh đã kể cho các em nghe nhiều rồi. Hôm nay anh kể chuyện khác, cũng xảy ra ở Nam Bộ...

- Hoan hô đồng chí Viên!

Đồng chí Viên tủm tỉm cười, nhìn sang đám thiếu nữ, mắt anh dừng lại ở chị Thắm, con gái ông Đồng Trời:

- Anh sẽ kể cho các em nghe, nhưng với điều kiện khi anh kể xong, một chị phụ nữ phải hát.

Bọn nhi đồng và thiếu nữ nhao nhao:

- Chị Thắm xung phong hát Cò Lả!

Trong đám thiếu nữ có tiếng cười rúc rích:

- Nhận lời đi đồng chí Thắm.

Mãi một lát sau, chị Thắm mới dụi dè đứng dậy:

- Thưa đồng chí Viên, em xin nhận lời yêu cầu của đồng chí.

Tiếng vỗ tay rào rào cùng lời hoan hô. Đồng chí Viên giơ tay ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, im lặng. Tất cả im phăng phắc, tiếng nạng gỗ của đồng chí Viên khua lọc cọc trên sân đình, anh chống nạng đi đi lại lại

Anh ngồi xuống một cái bệ:

- Hôm nay anh muốn kể cho các em nghe về chuyện trung tướng Nguyễn Bình, tư lệnh quân đội Nam Bộ, chuyện mới toanh anh mới nhận được và được lệnh phổ biến trong quần chúng.

Chúng tôi như cái máy ca tụng nào biết Nguyễn Bình là ai, được nói đến phải là người anh hùng, đồng thanh hô:

Hoan hô đồng chí Nguyễn Bình!

- Hoan hô!

Đồng chí Viên giơ tay:

- Khoan đã nào!

Anh ta thở dài:

- Tôi tiếc cho sự nghiệp đồng chí Nguyễn Bình, nếu ông ta là anh hùng thật sự của Việt Nam yêu dấu thì những lời hoan hô của các em đẹp biết bao nhiêu. Tôi lo lắng thay cho vị trung tướng đó, ông ta đã làm gì, đầu hàng giặc Pháp chăng, hay lại dại dột làm Việt gian?

Đồng chí Viên hình như đoán biết sự lo lắng của đám trẻ. Anh ta chậm rãi nói:

- Trung tướng Nguyễn Bình là một tướng tài giỏi, một người chỉ huy trăm trận đánh trăm trận thắng. Ông ta từng làm nên bao chiến công hiển hách. Nhân dân nhớ ơn ông ta. Chúng tôi thở phào sung sướng.

Anh Viên ngưng kể ngước nhìn trời sao lưa thưa như cố nhớ lại. Lát sau anh tiếp:

- Chúng ta đã xét đến cái công của trung tướng Nguyễn Bình, bây giờ chúng ta xét đến cái tội. Thật tình tôi tiếc cho tài năng của ông ta là một tướng tài nên kiêu căng, sau những chiến thắng và chiến công, ông ta thật khốn khổ tệ hại. Hơn nữa ông ta còn giết hại đồng bào nào làm trái ý ông, một tật xấu nhất là ông ta thường bắt phụ nữ hãm hiếp. Tôi được lệnh phải học tập và phổ biến để tránh chuyện ngộ nhận, hay những nguồn tin tức xuyên tạc của bọn Việt gian tung ra. Sự thật là thế... Thật anh tôi không biết danh từ hãm hiếp là gì, nhưng tôi tưởng tượng ra chuyện đó phải dã man tàn bạo lắm. Tôi hăng hái giơ tay hét lên:

- Đả đảo, xử tử Nguyễn Bình.

Bọn nhi đồng đả đảo rùm trời. Đồng chí Viên mãi một lúc mới vãn hồi được trật tự, khí thế đấu tranh bừng bừng trong những cái đầu bọn nhô con vắt mũi chưa sạch. Anh ta nhìn thẳng vào chúng tôi:

- Bác Hồ đã nghĩ đến điều đó, bác Hồ đã ra lệnh gọi trung tướng Nguyễn Bình về chiến khu Việt Bắc để khuyên nhủ và giáo dục lại tư cách của một chiến sĩ. Nhưng trên đường về, trung tướng Nguyễn Bình bị nhân dân ghét bỏ nên nhân dân đã giết chết. Thật tiếc cho một vị tướng hữu tài mà vô hạnh.

Bọn nhi đồng chúng tôi thở phào, câu chuyện dứt, chúng tôi bàn tán, thảo luận lao nhao về công, tội của tướng Nguyễn Bình. Có một lập luận tướng Bình còn nguy hiểm hơn cả bọn Việt gian bán nước. Đồng chí Viên đánh giá cao lời nhận xét đó. Rồi tôi thấy anh ta nhìn về phía chị Thắm tủm tỉm cười. Chị Thắm e lệ cúi xuống, chiếc khăn vuông mỏ quạ của chị đội xùm xụp trên đầu. Bọn thiếu nữ huých đẩy giục giã mãi chị Thắm mới đứng dậy hát.

Giọng hát trong trẻo của chị như kết bằng gió, bằng hương thơm đồng nội:

- Con cò...cò bay lả bay la...Bay về...về ông nội...bay ra...ra...chiến trường...tình tinh tang... tang tính tình... cô mình ràng, cô mình ơi, ràng có nhớ...nhớ anh chăng... ràng có nhớ... nhớ anh chàng... ràng có nhớ... nhớ anh chăng...

Đêm khuya dần, tiếng hát câu ca không còn hăng hái như lúc đầu. Nhi đồng giải tán, đứa nào về nhà đứa nấy.

Gió đêm lạnh buốt vi vút thổi trong khu phố vắng.

Tôi liếc nhìn về phía nhà tôi, nhà vẫn có ánh sáng đèn. Tôi nghe thấy tiếng cười của bác tôi vẳng ra. Tôi yên tâm, mình có thể đi chơi một lúc nữa. Tôi thu hai tay vào trong bọc lủi thủi đi trên đường phố, tôi nhìn vào khu chợ Nỉ nơi có nhiều cây cổ thụ. Người ta đồn rằng ngày xưa nơi đó có nhiều yêu tinh.

Tôi mím chặt môi, sờ vào túi áo đụng chiếc súng cao su và một túi đạn đá xanh. Tôi vững bụng hơn dấn bước vào chợ, tự nhủ mình sẽ đi vòng đường tắt về nhà. Tôi men theo những lều quán chợ trống dưới bóng cây đa âm u. Tôi bỗng hồi hộp, dón dén bước nhẹ nhàng như bước chân mèo hoang. Tay tôi cầm chắc chiếc chạc súng cao su, viên sỏi nạp san trong miếng da đệm. Tôi luồn lỏi đi, đôi mắt dào dác cố chọc thủng màn đêm.

Tôi bỗng choáng người, lẫn trong tiếng gió thổi rì rào, tôi nghe có tiếng người thì thào nói chuyện. Run bắn lên, ngồi thụp xuống và thấy lạnh gáy, tôi thụt cổ lại mong cái cổ mình như cổ con rùa. Tôi nghe giạng chân đi trong chợ và nhìn về phía đó một đôi trai gái ôm nhau đi về cái quán có quầy rộng ở dưới gốc cây đa. Tôi nghe rõ tiếng nạng lọc

- Mình ngồi lại đây em? ở đây khuất gió.

Người con gái lo lắng, đúng là tiếng chị Thắm:

- Khuya rồi em phải về, không thầy quở.

Tôi suýt reo lên vì mừng. Hai người ấy không ai xa lạ, chính là đồng chí Viên và chị Thắm. Nhưng tôi bình tĩnh ngay, tôi tò mò muốn xem họ làm gì. Tôi men đến gần, nấp sau gốc đa. Tôi thấy đồng chí Viên ôm chị Thắm, hôn chùn chụt lên má chị, bàn tay anh thoăn thoắt trong chiếc áo bông của chị, làm chị cười lên khanh khách:

- Nỡm, làm người ta buồn buồn là ý?

Chị Thắm nguây nguẩy:

- Thôi em về đây, đừng làm thế thầy biết thì chết đòn.

Tôi nghe rõ tiếng thở hổn hển của đồng chí Viên:

- Thầy em biết sao được, thầy em đang ngồi tán hươu tán vượn ở nhà thằng tiểu tư sản phản động kia kìa, đến hư thân vì chúng nó mất thôi, huyện đang điều tra.

Thì ra đồng chí Viên gọi bố tôi, bác tôi là thằng tiểu tư sản phản động. Tôi nghe tiếng chị Thắm ứ hự, tôi nhìn lén, đồng chí Viên vật chị Thắm ngã xuống phản rộng.

Chị Thắm khóc rấm rút:

- Anh đã phá hoại đời tôi rồi, trời ơi, thầy tôi biết thì tôi chết mất.

Đồng chí Viên đỡ chị Thắm ngồi dậy:

- Đồng chí thật hủ lậu, bây giờ là đời sống mới, chuyện luyến ái là chuyện thường, có gì đâu mà phải quan trọng quá vậy, đồng chí cần phải học tập nhiều, tôi sẽ đích thân chỉ dẫn cho đồng chí, mình là người tiến bộ, chỉ có hạng địa chủ, phong kiến phản động mới quan trọng hóa vấn đề, mình là giai cấp bần cố nông của Xã Hội Chủ Nghĩa Mác Lê Nin. Mặt tôi nóng ran, tức tối, tôi nghĩ đến danh từ địa chủ phản động của gã gán cho gia đình tôi. Tôi căng dây cao su, nhắm trúng chiếc chân cụt của hắn, buông đạn.

Nghe tiếng la ối của đồng chí Viên, tôi lủi nhanh, chuồn thẳng ra cánh đồng, đi tắt cửa sau vào nhà. Bác tôi đang ngồi nói chuyện với ông Đồng Trời, bác vuốt những sợi râu bạc loe ngoe:

- Sao lại có tin vô lý vậy được, Tây nó muốn nhảy dù, việc trước hết là chúng phải khai quang nơi nào chúng định đổ quân, gần như thành bình địa. Chứ có đâu mà khơi khơi nhảy dù xuống. Lệnh cắm chông khắp cả đối núi và bãi trống là lệnh tầm bậy. Bao nhiêu là sức người sức của, tre rừng đốn về rồi đẽo rồi gọt để cắm cả những đồi núi mênh mông này thật là vô lý. Như vậy mà phát động phong trào bắt

dân phải bỏ sức người sức của và tự nguyện làm cu ly để làm một chuyện vô lý thì tài thật đấy. Ai không có công có sức thì phải góp tiền bạc, để rồi đi đâu, vào túi ai, chẳng ai cần biết. Công việc đồng áng, tăng gia sản xuất bỏ tuốt...

Bác tôi tặc lưỡi một cái:

- Thôi tôi hiểu rồi, đây là một công việc vác ngà voi ăn cơm nhà vác ngà voi, chính sách như thế, chỉ con chó trắng nói con chó đen, dân nói theo, xúi trẻ con ăn cứt gà được, cuộc kháng chiến này ắt thành công.

Bác tôi nói xong cười khè khè, ông Đồng Trời lại hỏi:

- Thưa cụ nói gì thế ạ!

- Tôi nói cuộc kháng chiến này ắt thành công, khi người ta dậy được dần nghe theo. Ông Đồng Trời hình như hiểu câu được câu không, nhưng cũng gật đầu:

- Vâng, chính vậy.

Bao giờ thì cụ phải đi đốn tre về vót chông cắm lên núi chống Tây nhảy dù?

- Dạ, cũng mai kia thôi, khi nào các ông ấy bảo thì đi, không nghe lời họ không được cụ ạ.

- Chính thế.

Bác tôi nói chuyện khác, bây giờ là chuyện vui, ông cười hô hố, nói phét sướng miệng. Tôi đang định len lén vào giường ngủ, bác tôi gọi giật lại:

- Long, cháu đi đâu về đó?

- Dạ, cháu ra đình họp nhi đồng rồi tập hát!

Bác tôi kéo tôi vào lòng xoa mái tóc ẩm sương đêm của tôi:

- Tối nào cũng bắt con người ta tập hát tập hỏng đến ốm chết thôi, cháu ạ!

Hơi ấm từ người bác tôi tỏa ra, làm tôi trở nên lười biếng. Tôi nằm im trong lòng bác và thấy tâm hồn mình thoải mái. Phút chốc tôi quên chuyện xảy ra hối nãy. Tôi rúc đầu vào chiếc áo bông của bác, quên chuyện mách ông Đồng Trời về chị Thắm bị đồng chí Viên hành hạ đến phát khóc ngoài chợ.

Quân đội viễn chinh Pháp thình lình tấn công từ mạn Phủ Lỗ lên. Lệnh tiêu thổ kháng chiến ban hành khẩn cấp. Cha tôi gạt nước mắt châm ngọn lửa vào cơ nghiệp của mình. Gia đình tôi chạy tản cư vào đồn điền Nam Lý của ông ngoại tôi. Đêm ra đi tôi nhìn lửa bốc cháy khu phố Nỉ mà lòng thấy rưng rưng buồn. Quân Pháp chỉ càn qua một trận rồi rút lui, chúng chiếm núi Đôi làm đồn bót. Gia đình tôi trở lại phố Nỉ ngay sau khi dút tiếng súng.

Điều đầu tiên hàng xóm hỏi thăm nhau là ai còn ai mất.

Ông Tổng Tề làng Trung Giã thượng bị Tây chặt đầu bằng dao cùn ngắc ngoải mãi mới chết.

Cô Thắm con gái ông Đồng Trời chạy không kịp bị hàng chục thằng Tây hiếp và còn nhiều nữa, chẳng hạn một số người bị qui tội là Việt gian phản động bị bắt đi chôn sống đâu đó.

Sinh hoạt của dân chúng phố Nỉ trở lại trong cảnh điêu tàn. Những mới lá dựng lên tạm thời sơ sài để che mưa nắng. Tôi cùng bọn trẻ còn lại, tiếp tục hoạt động nhi đồng. Ngôi đình rộng năm gian ngày nay chỉ còn lại đống gạch vụn, đêm đêm chúng tôi đến đó tập hát, những bài hát mới mẻ hơn, căm thù giặc Pháp cướp nước hơn và nhất là yêu bác Hồ hơn:

- Bác Hồ ơi!... Bác Hồ có biết... sau lũy tre xanh có đoàn em bé chi biết yêu bác Hồ Chí Minh...

Hoặc bài hát chế giễu mấy ông sư mà đồng chí Viên thường xui bọn chúng tôi đến trước cửa chùa hát: Ba cô đội gạo lên chùa... một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư... sư về sư ốm tương tư, ôm lăn ôm lóc cho sư trọc đầu... Tôi thấy vị sư già trụ trì chắp tay trước ngực đôi mắt buồn vời vợi nhìn chúng tôi. Và chúng tôi cười vang khi thấy hai dòng lệ của vị sư già ứa ra, những vết nhăn ở mắt ngăn lại và loang ra bóng nhoáng... Bọn nhi đồng quái quỉ chúng tôi hỗn như ranh còn khám phá ra nhiều chuyện động trời khác, chẳng hạn đồng chí Viên từng rủ các chị phụ nữ vào chợ hằng đêm, những chiếc váy sồi ngắn cũn cỡn đối với việc làm ma mãnh của đồng chí Viên thật dễ dàng. Nhưng chuyện đó chúng tôi tự khuyên bảo nhau nên kín miệng, hở ra không chừng bị người lớn cho ăn đòn. Tôi cũng khám phá ra một thằng nhô leo lên cây soạn đầu nhà nghe ngóng bác tôi, bố tôi nói chuyện để tố cáo với đồng chí Viên. Tôi cho cu cậu một viên đạn vào mông đít, cu cậu sợ đến són đái.

Tôi nổi danh thằng Long vàng bắn súng cao su, trăm phát bắn trăm phát trúng.

Buổi tối hôm đó chúng tôi lại tụ tập ở sân đình học hát. Bỗng tất cả đều im bặt, khi thấy bóng dáng chị Thắm. Chị đứng dựa bên một bức tường đổ, nhìn chúng tôi, cái nhìn sao buồn bã lạ... Không ai nói với chị một lời và chỉ nhìn lại. Chị lạc lõng, xa lạ ngay chính với những người bạn của chị. Tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, không ai còn muốn nhận chị là bạn hoặc người cùng đoàn thể.

Tôi nghe thấy một tiếng nói trong đám phụ nữ:

- Con Tây hiếp còn vác mặt đến đây làm gì.

Đồng chí Viên ngước lên nhìn chị Thắm rồi im lặng. Chị đứng một lúc rồi bỏ đi. Tiếng hát lại cất lên, đuổi theo từng bước chân lạc lõng trong phố Nỉ điêu tàn. Bóng dáng chị Thắm mờ dần trong sương đêm. ánh trăng đêm nay sáng vằng vặc, bầu trời như được nạm bạc bằng lớp mây vẩy tê tê. Tự nhiên tôi thấy thương chị Thắm quá. Sau ngày bị Tây hiếp, vẻ vui tươi ngày xưa của chị không còn nữa.

Tôi cũng không được nghe điệu hát cò lả của chị. Tôi không hiệu tại sao hôm nay chị lại mò ra đây, chị nhớ thương gì ở ngôi chùa bị tàn phá này chăng? Sau buổi tập hát, tôi được đồng chí Viên giữ lại để nói chuyện cần. Đồng chí Viên rủ tôi ra bãi đá bóng ngồi chơi. Khung cảnh ở đây rộng rãi, thoáng đãng, tôi có thể nhìn rõ ngọn Tam Đảo hơn. Những đám rừng cháy xa xa trên sườn non như những vệt lân tinh của con dời bò trườn trên tường. Hình ảnh đó với tôi thật quen thuộc.

Chiếc chân cụt của đồng chí Viên gác lên chiếc nạng gỗ đu đưa, đồng chí Viên thân mật khoác vai tôi:

- Em có ghét giặc Tây không?

Tôi gật đầu, đong chí Viên hỏi tiếp:

- Em có ghét những kẻ theo Tây không? Những kẻ Việt gian bán nước?

- Có!

Đồng chí Viên cười nhẹ, nhìn thẳng vào mặt tôi:

- Ai nói xấu bác Hồ của các em nhi đồng, em có ghét không?

- Có ạ!

Đồng chí Viên xoa đầu tôi:

- Em ngoan lắm, em sẽ được bác Hồ thương yêu, em được làm cháu ngoan bác Hồ. Tôi nghĩ đến nhân vật bác Hồ, người từng gây ấn tượng đẹp đẽ trong đầu tôi qua những câu ca lời hát: Bác chúng em dáng thanh thanh, người cao cao, râu dài... Tôi lột chiếc mũ chào mào nhung đen xuống, ở trên đó tôi gắn một ngôi sao vàng bằng đồng, trong lòng ngôi sao có tấm ảnh bác Hồ nhỏ xíu. Tôi giữ huy hiệu này như báu vật. Tôi từng khoe bọn nhi đồng quê mùa ở khu phố Nỉ:

- Bố tao mua cho tao hồi cách mạng tháng Tám ở Hà Nội đấy, tao có trông thấy bác Hồ thật rồi, vào đêm rằm tháng Tám ở thủ đô. Nhi đồng Thủ đô tụi tao diễn kịch ông Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu quanh hồ Hoàn Kiếm, tao được bác Hồ xoa đầu...

Thật ra tôi nói phét để loè bọn nhi đồng nhà quê, tôi chưa bao giờ được bác Hồ xoa đầu, tôi chỉ nhìn thấy bác Hồ từ phía xa, giữa lớp sóng người trùng điệp lô nhô

Đồng chí Viên đội lại chiếc mũ chào mào lên đầu tôi, thân mật vỗ vai:

- Em hãy tố cáo tất cả kẻ nào nói xấu bác Hồ, nếu cha mẹ chú bác em có phản động em cũng đừng ngần ngại, mình đã làm cách mạng bắt buộc phải gạt bỏ tình cảm riêng tư.

Lời nhắn nhủ của đồng chí Viên làm tôi lạnh toát người, tôi hiểu ngụ ý của câu nói ấy. Tôi đứng dậy, kiếm cớ:

- Em về đây!

Đồng chí Viên vẫn ở nguyên chỗ cũ, tôi nhìn thấy nụ cười méo miệng bẩm sinh của anh ta, giọng nói của anh ta trở nên nghiêm nghị như ra lệnh:

- Em là cháu ngoan bác Hồ, em là nhi đồng tiến bộ ở Thủ đô nên em cần làm gương cho các em nhi đồng khác. Tôi ù té chạy về nhà. Bác tôi vẫn ngồi uống trà. Tôi leo lên nằm rúc đầu vào lòng bác, bàn tay xương xấu của bác vuốt lên tóc tôi:

- Chó con, cứ dầm sương rồi đến ốm mất thôi! Tự nhiên tôi thấy thương yêu bác tôi hơn bao giờ hết. Tôi lắng nghe từ ngoài đường vẳng vào tiếng nạng gỗ khua lọc cọc của đồng chí Viên. Tôi ôm chặt lấy bác:

- Bác ơi, bác đừng nói xấu cụ Hồ nữa nhé.

Bác tôi ngạc nhiên nhìn sững tôi, đôi mắt bác từ từ dịu lại, bấc ôm chặt tôi vào lòng:

- Khuya rồi đó, cháu yêu của bác đi ngủ nhé!

Trong giấc ngủ chập chờn tôi nghe thấy tiếng ho của bác, bác vẫn ngồi nhìn ngọn đèn dầu lạc, tiếng ngâm thơ quen thuộc của bác lại cất lên:

Quân bật kiến Hoàng Hà chi thủy

thiên thượng lai

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi?

Đêm về khuya, thỉnh thoảng tôi lại choàng thức giấc vì tiếng súng nổ cầm canh từ đồn Tây ở núi Đôi bắn đi. Vòng tay ôm của bác tôi sao mà ấm cúng thế.

Ba chiếc máy bay cổ ngỗng quần trên bầu trời chói nắng. Tiếng loa lẫn tiếng trống ngũ liên vang rền khu phố Nỉ. Chợ Nỉ nhốn nháo, dân chúng chạy túa ra đồng, kêu gào thất thanh.

Một chiếc cổ ngỗng bay vút lên cao, tôi chỉ nghe thấy tiếng động cơ máy bay xé gió rít lên khi đâm bổ xuống, kế đến tiếng đạn đum đum nổ giòn rã. Tiếng bom rơi rung chuyển cả căn hầm tôi đang nấp, ngực tôi tức thở Tôi nghe tiếng kêu rú của đàn bà, tiếng báo cáo tình hình ngọng líu của anh du kích phó Ngọt:

- Tầu bay địch đã bắn và thả bom nàng Trung Giã, nàng đang bốc cháy, yêu cầu đồng bào trật tự, ai lằm nguyên chỗ lấy, không được chạy nộn xộn. Tiếng máy bay hú lên, tiếng đạn bom lại nổ long trời lở đất át cả tiếng báo cáo của du kích phó Ngọt.

Máy bay quần khoảng mười lăm phút rồi bay đi, xung quanh tôi lặng lẽ đến khủng khiếp. Tôi ngửi thấy mùi khen khét của khói súng, mùi đất khô, mùi tanh lờm lợm, tôi nín thở nghe ngóng. Một hồi kẻng rung, tiếng kêu gào bùng lên:

- ới Tí ơi! Mày ở đâu lên tiếng cho bu biết?

- Thầy ơi, Bu ơi! Con còn sống!

- Làng Trung Giã cháy to quá, bà con ơi!

Tôi nhảy ra khỏi hầm, tôi cũng kêu gào cuống lên:

- Bố ơi, mẹ ơi, bác Cả ơi!

Cảnh tượng lúc đó vô cùng hỗn độn. Anh du kích phó Ngọt mặc bộ quấn áo vải nâu, ống quần buộc dây lạt túm lại, đi chân đất, ngang bụng thắt một sợi dây thừng, một tay cấm loa, một tay cầm mã tấu. Trên chiếc mũ đan tre như cái sọt ngụy trang đầy lá cây. Anh ta không ngớt kêu gọi đám đông, cảnh giác: - Đồng bào chú ý, coi chừng máy bay địch có thể về nấy thêm bom để giết đồng bào.

Nhưng anh ta nói khản cổ mà chẳng ai buồn nghe, họ còn lo tìm kẻ còn người mất, gào khóc, chơi bới vang rân.

Làng Trung Giã cháy bùng bùng, tiếng tre nổ lốp bợp, khói bốc cao làm mờ cả bầu trời buổi trưa. Tôi chạy băng qua cánh đồng về nhà, gia đình tôi yên ổn tôi lại chạy loanh quanh những nơi bị bắn phá, người chết đứt đầu cụt tay nằm rải rác khắp cánh đồng. Những chiếc cáng, chiếc võng khiêng vội vã những người bị thương đi cứu cấp, máu nhỏ giọt khắp lối đi thấm xuống nền đất in hình những ngôi sao thẫm màu.

Bác Cả tôi là thầy thuốc đang băng bó cho người bị nạn. Tiếng than khóc vang rền khắp nơi. Tôi từng quen thuộc với cảnh tượng đó, tôi nhập bọn với đám bạn nhóc đi nhặt vỏ đạn, mảnh bom để làm đồ chơi. Mãi đến chiều mới vãn hồi được sự hỗn độn. Đồng thời du kích cũng tóm được một tên Việt gian nguy hiểm. Kẻ đó chính là ông Đồng Trời. Ông Đồng Trời mặc áo the đen, đầu chít khăn nhiễu, ngang bụng thắt một chiếc thắt lưng xanh, mặc quần trắng. Rõ ràng dấu hiệu cờ tam tài. Ông bị trói giật cánh khuỷu giong đi khắp phố Nỉ. Anh du kích phó Ngọt cầm chiếc dây thừng kéo ông Đồng Trời đi như giong con bò chướng tính, anh bô bô nói trong loa:

- Đây chính nà tên Việt gian đã chỉ điểm cho máy bay địch thả bom nàng Trung Giã giết hại đồng bào. Du kích nàng đã bắt quả tang khi tên lày đánh "móc" cho máy bay địch. Ló giả vờ cúng thổ thần thổ địa giữa trời, van vái để đánh moóc. Đây, bằng chứng cờ tam tài của giặc Pháp còn trên người hắn. Du kích nàng còn khám phá thêm là trên những thỏi vàng bạc giấy của nó đều có gắn những miếng kính tròn. Chị Thắm bụng chửa vượt mặt chạy theo cha khóc như ri, đầu tóc chị rũ rượi như con ma, chị xồ xề như một con lợn nái:

- Thầy ơi thầy, sao thầy khổ thế thầy ơi, thầy tôi oan, làng xóm ơi!

Những tiếng mắng mỏ của đồng bào mất của, thiệt hại, đồ lên đầu bố con ông Đồng Trời:

- Con gái vừa được Tây hiếp, thằng bố đã vội đi làm Việt gian rồi. Quần bất nhân bạc ác. Giết chết chúng nó đi.

Những mụ đàn bà quai mồm chửi bới không thiếu một lời lẽ tức tằn nào. Bố con ông Đồng Trời bị xô đẩy ngã xiêu ngã vẹo trên đường giải đi. Anh du kích phó Ngọt lo le thanh mã tấu đi trước, người anh ngụy trang lá cây, hò hét luôn miệng như sắp sửa lâm trận. ông Đồng Trời không cãi tiếng nào, ông cúi gầm mặt nhìn xuống chân mình... Tôi thấy bác Cả của tôi đứng bên lề đường, tay cầm thùng thuốc nhìn theo rồi quay đi.

Có người còn dựng đứng câu chuyện ông Đồng Trời làm Việt gian cho thêm phần quan trọng:

- Khi tàu bay địch đánh bom, tôi nằm gần đó, tôi thấy chỗ tên Việt gian Đồng Trời nhá nhá ánh sáng chiếu lên trời thành một quầng sáng toàn là "moóc" không. Chúng ghê thật, trăm phương ngàn kế. Rồi coi, du kích làng ta sẽ còn bắt nhiều tên Việt gian nữa. Phải cảnh giác có người trông tử tế lại chính là những quân Việt gian phản động hạng nặng.

Một bà mẹ chiến sĩ đội khăn vuông xùm xụp tấm tắc khen:

- Du kích làng ta giỏi thật, thế nào cũng có giấy ban khen.

Dân phố Nỉ có vẻ hả hê về thành tích bắt sống tên Việt gian liếm gót giầy cho Tây. Bác Cả tôi lắc đầu:

- Nó tìm ra con dê tế thần rồi!

Buổi tối hôm đó, đồng chí Viên tập họp tất cả nhi đồng, thiếu niên, thiếu nữ ở phố Nỉ tại sân đình. Chống nạng đi đi lại lại trong bóng tối nhá nhem, đồng chí Viên lắc đầu:

- Thật buồn quá, chúng ta sống trong tình cảnh này không còn tin được ai. Tất cả mọi người không có ai nghi ông Đồng Trời là Việt gian, vậy mà lão ta làm Việt gian cho Tây, liếm gót giầy cho Tây. Tôi báo cáo cho các em biết tên Việt gian Đồng Trời đã được tòa án nhân dân kết án tử hình chiều nay, tên này đã thú nhận tất cả tội lỗi. Ngày Tây đi qua đây hiếp con gái lão ta, cho lão ta rất nhiều bơ sữa. Thế là lão bán rẻ lương tâm, làm chó săn cho chúng, con gái lão, con đĩ Thắm đã chửa với Tây. Bố con lão phản quốc. Nhưng nhân dân vì lòng nhân đạo, tha tội cho con gái lão, chỉ tuyên án chặt đầu lão thôi.

- Đả đảo Việt gian!

Hằng trăm cánh tay giơ lên cương quyết. Đuốc được đốt sáng trưng. Tàn lửa bay tứ tung, những khuôn mặt non choẹt đằng đằng sát khí, những cái miệng còn hôi sữa hò hét giết người, sân đình ồn ào, đồng chí Viên hét lên:

- Chính lão ta đã thú nhận, lão bảo tại thương con, thương đứa trẻ sắp ra đời. Các em thử tưởng tượng xem nếu con gái Việt gian đẻ, nó có đẻ ra người Việt không?

Đồng chí Viên quắc mắt nhìn đám đông, đám đông bỗng cuống lên:

- Không, nó đẻ ra Việt gian con?

Một đứa nào đó nói chữa:

- Nó đẻ ra thằng Tây con.

Giọng đồng chí Viên đanh lại:

- Kẻ thù của chúng ta là ai?

Bọn trẻ trả lời như máy:

- Kẻ thù của chúng ta là giặc Pháp và Việt gian!

- Các em có thể để cho một thằng Tây hay Việt gian sống ở đây được không?

- Không, cương quyết không!

- Vậy chúng ta phải làm sao?

- Giết chúng!

Tiếng hô xôn xao sắt thép vang dội sân đình.

Đám trề con trở nên cuồng nộ, tôi cuồng nộ, tôi thét lên những tiếng giết ghê rợn. Rồi đám đông kéo đi. Tiếng đồng chí Viên vang vang:

- Ngày mai chúng ta kéo ra sân đá bóng xem chặt đầu tên Việt gian phản động? Giết, đả đảo Việt gian, giết Tây con. Tiếng giết kéo dài cuồng nộ như cuồng phong thổi vào khu phố Nỉ vốn dĩ hiền hòa. Vó ngựa sắt Phù Đổng Thiên Vương đã phi qua con đường này sau khi dẹp xong giặc Ân từ bốn ngàn năm trước, dấu chân ngựa còn in lên đỉnh núi Sóc Sơn ở mạn xuôi kia. Tôi nhìn thấy ngọn núi Sóc Sơn.

Sương sớm còn phủ mờ cảnh vật. Ngọn Tam Đảo trắng xóa mây mù. Núi Sóc Sơn mạn Đông Anh chưa nhìn rõ, trên đó có đền thờ đức Phù Đổng Thiên Vương khi ngài hiển thánh bay lên trời, mà chúng tôi quen gọi là Thánh Gióng. Những bước chân âm thầm từ các ngả đường đổ về bãi đá bóng. Tất cả mọi người đều lặng lẽ, không ai nói với ai một câu, trời rét căm căm.

Tôi thu hai tay trong bọc, răng đập vào nhau cầm cập, bàn tay tôi chạm vào túi áo, ở đó có viên đá xanh to tướng. Hòn đá đó tôi đã nhặt trên đường đi, như những

đứa trẻ khác. Hãy giết nó, giết nó! Câu nhắc nhở của anh Viên gào thét trong đầu tôi, thôi thúc tôi, thôi thúc những đứa trẻ hối hả đi về bãi đá bóng trong tâm địa giết người. Chắc chắn trong tôi áo mỗi thằng đều có một viên đá xanh. Cảm nghĩ chúng như tôi, phải tiêu diệt thằng Tây con ngay lúc còn trong bụng mẹ. Thế nào con Thắm cũng phải có mặt. Dù nó được nhân dân ta tha thứ, nhưng các cháu ngoan của bác không tha thứ. Dù đầu óc bị xao động, tôi vẫn thấy mình quan trọng vì sắp góp một tay vào công cuộc diệt địch của toàn dân. Đồng chí Viên đã nói với chúng tôi như vậy. Sương mù vẫn còn dầy đặc, tôi nhìn thấy một chiếc cọc tre mới đóng ở giữa sân bóng, chiếc cọc cao chừng một thước, đầu cọc bị vồ đập bẹt dí toét toè loe. Du kích làng đứng gác dung quanh bãi, họ vác mã tấu, bụng đeo lựu đần và khắp người ngụy trang lá cây như sắp ra tđa.

Bọn nhi đồng chúng tôi đứng lẫn trong đám đông đứng xem chờ đợi, ngong ngóng nhìn về phía cổng đồn. Tử tội sẽ bị điệu từ trong đó ra trói vào chiếc cọc tre kia để thọ hình.

Họ xầm xì bàn tán về tử tội:

- Không ngờ hắn ta lại có thể là Việt gian.

Một bà phụ lão dài mồm ra nói có vần có điệu:

- Con ăn phải bả Tây, bố lây lạ gì!

Họ nói nhiều chuyện động trời khác về ông Đồng Trời. Toàn chuyện xấu xa. Tôi nhìn thấy sự căm thù hiện trên mặt họ, hình như họ có sn quyết tâm. Tôi cũng căm thù vì những chuyện họ kể. Tay nắm chặt hòn đá, tôi nghếch cổ nhìn về phía cổng đồn.

Bỗng đám đông nháo nhác:

- Nó ra là, cả con nó!

Ông Đồng Trời bị trói giật cánh khuỷu, hai du kích xã cắp mã tấu đi hai bên. Ông chủ tịch xã đi đầu, phía sau ông Đồng Trời, chị Thắm lúp xúp chạy theo gào khóc. Đi sau rốt là đồng chí phó Ngọt. Anh ta vác cây mã tấu lưỡi sáng quắc trên vai. Mặt trời mọc, tôi nhìn thấy trên lười mã tấu phản chiếu ánh nắng loè sáng khi vai anh ta đung đưa theo nhịp bước chân. Đám đông lao nhao hỏi nhau:

- Hôm nay ai được trúng tuyển chém Việt gian?

- Chắc đồng chí phó Ngọt, hắn có nghề đồ tể lại có quyết tâm cao.

- ừ thảo nào hắn oai gớm.

Ông Đồng Trời càng bị điệu gần đến cây cột thọ hình, tiếng khóc của cô con gái càng thê lương: - Con cắn rơm cắn cỏ lạy các ông các bà, thầy con oan, con xin thế mạng cho thầy con... Hai anh du kích chạy ra giữ rịt cô Thắm lại. Cô lăn lộn trên bãi cỏ ướt sương đêm. Ông chủ tịch xã kiêm chánh án tòa án nhân dân lớn tiếng:

- Đừng nỏ mồm, tội ai làm người nấy chịu, nhân dân không lầm. Bố con mày cần nói với nhau điều gì thì nói đi. Đó là ân huệ cuối cùng của nhân dân ban cho.

Chị Thắm khóc khản cổ không ra tiếng, cái bụng bầu của chị xề xuống, chị lê lết trên bãi cỗ:

- Bố ơi, thầy ơi!

Ông Đồng Trời đã bị ấn quì xuống, những vòng dây thừng quấn vội vã ông ta vào cọc. Mặt ông hướng về phía núi Tam Đảo. Mặt trời đã lên cao được hai con sào nắng từ phía sau lưng chiếu lại làm bóng ông ta và bóng mấy người du kích đổ dài trên cỏ. Ông Đồng Trời tuyệt vọng. Ông không hề than thở hay xin xỏ một câu. Ông nhìn đứa con gái bụng chửa vượt mặt đang lồng lộn trong bốn cánh tay lực lưỡng của hai gã du kích. Ông gân cổ nói với con:

- Thôi con ơi, số mạng thầy đến đây là tận, con có khóc có xin thì thầy cũng chết. Con can đảm lên, cố sống để nuôi con, đứa con trong bụng mày, dù nó là con Tây đen, Tây trắng thì cũng là giống người.

Bỗng có tiếng hét trong đám đông:

- Đập vỡ mõm nó ra, chết đến đít mà vẫn phản động?

Chị Thắm nhếch nhải khóc:

- Thầy ơi, con của con là người Việt Nam, con đã có mang nó trước khi...

- Đả đảo phản động! Phải giết luôn con Tây hiếp phản quốc đó đi, cho tuyệt nòi tuyệt giống, nhà nước ta nhân đức quá, thà giết oan hơn tha lầm.

Những tiếng la ó của đám đông dậy khí thế đấu tranh lấn át tiếng gào la của chị Thắm. Chị bị một gã du kích bịt miệng lôi ra xa, đầu tóc xổ tung. Tiếng cán bộ nào đó phân giải:

- Muốn thế thì sẽ được thôi, ý nguyện của nhân dân, nhà nước chấp hành.

Tôi thấy đồng chí Viên len lỏi trong đám đông, tìm từng đứa nhi đồng ghé tai nói nhỏ, chúng gật đầu. Đồng chí Viên nói với tôi:

- Tí nữa chém xong là tràn ra ngay nhé? Chúng ta phải tiêu diệt giặc Pháp ngay từ trong trứng nước. Tôi hăng hái gật đầu, tôi đưa cho đồng chí Viên nhìn thấy hòn đá trong tay mình. Đồng chí Viên có vẻ hài lòng, xoa đầu tôi rồi chạy ra chỗ khác ghé tai. ở ngoài bãi, ông chủ tịch kiêm chánh án đã đọc xong bản án, lui ra. Anh du kích phó Ngọt bước lại gần nạn nhân, tay cầm thanh mã tấu. Ông Đồng Trời bình tĩnh một cách kỳ lạ:

- Có chém thì chém cho ngọt nhé, phó Ngọt, tao không sợ đâu, tao từng đi theo ngài Đề Thám chém giặc nhiều rồi. Mày nhớ mấy đường đao tao đã dậy mày...

Du kích phó Ngọt hơi ngần ngại, ông Đồng Trời vươn cổ ra chờ:

- Can đảm lên, mày chém đi!

Hình như sự dũng cảm của ông Đồng Trời làm phó Ngọt kinh hãi, anh ta giơ lưỡi mã tấu lên bằng cả hai tay nắm cán mà vẫn run bẩn bật, ánh mặt trời lấp loáng. Pháp trường im phắc, nghẹt thở.

- Phập!

Lưỡi dao vạt xuống như lằn chớp, tôi giật nẩy mình.

- Ôi!

Nạn nhân hét lên, nhát dao trúng vai, chiếc đầu vẫn đính ở cổ. Phó Ngọt cuống cuồng chém thêm nhát nữa. Tôi nghe tiếng nạn nhân ong óng kêu:

- Chém tao chết đi.. ối trời...

Pháp trường xôn xao, ông chủ tịch xã hét toáng:

- Chém cho đứt đầu đi!

Không hiểu sao anh phó Ngọt đưa lưỡi mã tấu lên coi, giọng anh ta báo cáo líu cả lưỡi:

- Báo cáo nưỡi dao mẻ rồi, cổ ló cứng quá!

Nạn nhân giẫy giụa rên rỉ, chiếc cọc rung lên bần bật như muốn bung khỏi mắt đất, máu phun cả lên người phó Ngọt, chiếc đầu nhầy nhụa máu, phun phè phè. Ông chủ tịch lại hét:

- Chém nữa đi Ngọt!

Phó Ngọt cuống cuồng, chém lia lịa, băm vằm rồi cuối cùng dùng cả hai tay ấn chuôi dao xuống nhay cưa. Nạn nhân dẫy đành đạch, đổ xiêu người một bên. Chiếc cổ nát bét và chiếc đầu vẫn không chịu lìa. Du kích phó Ngọt quăng con dao xuống cỏ cúi ngó nạn nhân, máu phun ướt mặt anh ta như nhuộm đỏ. Anh vuốt mặt:

- Ló chết rồi?

Tôi thấy nhiều người yếu bóng vía nhắm nghiền mắt, rùng mình. Có người rú lên ngã lăn ra. Chị Thắm ngã trên cỏ bất tỉnh, nhưng rồi chị tỉnh ngay, chồm lên lăn vào xác cha.

- Đả đảo Việt gian!

- Đả đảo! Giết nó?

Những tiếng hò hét cuồng nộ vang rần, hàng trăm bước chân chạy ra pháp trường, đá xanh bay vun vút. Tôi nghe tiếng rú của chị Thắm. Tôi nhấc chân không nổi, hòn đá trên tay tôi bây giờ nặng đến ngàn cân, những ngón tay tôi không còn giữ nổi, nó tuột khỏi tay rơi xuống đất. Một cái gì đó trong đầu tôi dậy bảo làm thế là dã man tàn bạo. Tôi bỏ mặc đám đông, thết thểu đi như một kẻ mất hồn. Có lẽ mặt tôi thất sắc, ấn tượng quá mạnh cho tuổi ấu thơ.

Mặt trời đã lên cao, sương mù vẫn chưa tan hết trên ngọn Tam Đảo. Kia lâ đinh Sóc Sơn, núi Đôi, thành Cổ Loa.

Vòng tay bác Cả ôm quanh vai tôi, dìu tôi về nhà. Chiếc xe nhà binh lùi sát vào rào dây thép gai. Thùng xe sau nâng cao, dốc ngược. Những phiến gạch cũ từ thùng xe đổ xuống rào rào, bụi hồng bốc lên mù mịt.

Người tài xế điều khiển cho thùng xe hạ xuống bình thường, đoạn lái xe ra đường, phóng thẳng về phía cổng đồn.

Buổi sáng cuối đông, sương mù còn phủ mờ trên bầu trời trắng đục.

Tiếng kèn chào cờ từ phía đồn vọng lại. Lá cờ tam tài từ từ kéo lên, phất phới trên nóc lô cất. Bụi gạch hồng lúc này đã dịu xuống và sương mù cũng tan dần.

Tôi vén tay áo lên xem đồng hồ, tám giờ kém mười, đi dậy học là vừa.

Tôi gọi hàng bún riêu trả tiền bữa ăn sáng rồi cắp cập ra ngoài. Tôi quấn thêm một vòng khăn len quanh cổ, kéo cái khẹc mơ tuy áo bờ lu dông cho giồ lạnh khỏi lùa vào người. Tôi mới về đây ngồi dậy học được hơn tháng nay. Một thị trấn nhỏ thuộc quyền kiểm soát của quân đội viễn chinh Pháp, vùng Tề, nhưng cũng là vùng xôi đậu. Nổi tiếng có nhiều Việt Minh trà trộn. Không đêm nào tôi không nghe tiếng súng đại liên nổ giòn ở phía đồn lính. Thỉnh thoảng vài căn nhà trong làng bị đạn lạc bốc cháy. Buổi sáng hôm sau tôi nghe tiếng khóc của đàn bà, trẻ con có thân nhân bị chết. Cảnh đó diễn ra rất thường, nên chỉ trong vòng mười ngày tôi quen, coi như chuyện đương nhiên trong thời buổi chiến tranh.

60b8 Giá như những lúc khác tôi đã nhớ Hà Nội và khao khát về đó. Nhưng tôi đang muốn đi cho khuất mắt, bất cứ nơi nào, miễn là không phải nhìn lại Hà Nội. Tôi nhờ một người bạn xin giấy tờ cho tôi vào Nam. Sài Gòn có lẽ đối với tôi dễ chịu hơn. Tôi chưa thấy Sài Gòn bao giờ, nhưng tôi nghe nói đẹp lắm, người dân lại hiền hòa chân thật. Tôi chán ngấy Hà Nội, Hà Nội gắn liền với hình ảnh người yêu tôi nay đã thuộc về người khác, nên tôi nhất quyết xa lánh và quên đi. Trong khi chờ đợi tôi xuống đáy dậy học qua ngày.

Những ngọn gió lạnh buốt xương từ thượng Lào thổi sang làm mùa đông năm nay lạnh hơn bao giờ hết. Suốt ngày trời u ám, ngoài giờ dậy học tôi la cà trong những hàng bán rượu lẻ nhắm rượu quên sầu. Những cô gái bán quán ở đây xấu kinh khủng, phần đông lấy Tây đen gạch mặt làm chỗ dựa. Họ cũng phấn sáp lụa là, cũng hách dịch ra vẻ bà, nhưng tôi thấy có một vẻ gì kệch cớm, con đượi vẫn hoàn con đượi.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t123196-than-phan-ma-troi-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận