Tiếng Gọi Trong Mơ Chương 6

Chương 6

Thời tiết hôm nay thật xấu trời nhưng Trường vẫn khăn gói về quê để báo tin mừng cho gia đình biết dù bà Nhàn có giữ anh ở nán lại thêm vài bữa.

Không cần Thiên Băng chở, Trường đã lội bộ ra bến xe gần đó với mớ hành l y khá nặng nề. Anh được một chiếc Toyota hai mươi bốn chỗ rước lên khi trời đất bắt đầu đổ mưa. Bị đẩy vào mãi tận cuối xe, Trường ngồi thu lu bên canh cô gái trẻ cỡ ngang tuổi mình, nhưng nét mặt buồn vời vợi. Anh để ý thấy cô ta chẳng rằng, chẳng nói thỉnh thoảng lại cúi xuống như để chấn vài giọt lệ vừa ứa ra. Chà, một người có chuyện không vui đây. Tuy trong người cũng mang chút nặng nề từ nơi ở trọ, nhưng tâm trạng Trường không đến nỗi quá ưu phiền như cô gái bên cạnh. Anh cảm thấy mình cần an ủi người bạn đồng hành nên khẽ liếc mắt nhìn:

– Dường như ... cô đang có chuyện buồn?

Nghe hỏi, cô gái ngước mặt lên đáp:

– Vâng. Tôi thi rớt đại học rồi ...

Tiếp theo đó là những giọt lệ chảy dài không những làm mủi lòng Trường mà còn gây thương cảm cho vài người ngồi gần đó. Trường cố tìm lời nói phù hợp để an ủi:

– Năm nay thi rớt thì sang năm cố gắng sẽ đậu thôi, miễn sao đừng nản chí là được rồi.

Song cô gái lại càng nức nở hơn vì có người để trút cạn nỗi niềm:

– Nói thì tưởng dễ chứ không phải như vậy đâu. Nếu cùng là học sinh đi thi thì anh mới hiểu được những khó khăn chồng chất của mười hai năm đèn sách.

Hơn nữa, gia đình tôi cũng không khá giả gì. Để tôi được học hành, mọi người phải hy sinh tất cả ...

Ôi sao hoàn cảnh của cô gái này có những điểm giống như Trường quá.

Chẳng phải má anh đã làm tất cả vì anh sao? Nhưng anh may mắn hơn cô gái kia là mang được niềm vui to lớn về. Anh hình dung hết nụ cười mãn nguyện của mẹ lòng nôn nao khó tả. Còn cô gái bên cạnh thì tội nghiệp quá. Giá mà anh có thể nhường được cho cô ấy một chỗ đứng trong ba trường đại học mà anh đỗ thì niềm vui của cô ấy sẽ to lớn biết bao. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ ngộ nghĩnh thôi chứ thực ra anh không thể giúp gì được.

Giọng cô gái nghe tha thiết:

– Chắc tôi không dám về nhà quá. Tôi làm sao dám báo tin thi rớt với mọi người.

Hiểu tâm trạng tuyệt vọng của cô gái đang dâng cao, Trường ra sức động viên:

– Nghị lực của cô để ở đâu? Nào phải trong số bao nhiêu ngàn học sinh đi thi đều được đậu cả mà chỉ mình cô bị rớt. Niềm vui chỉ đến với số ít, còn thì họ đều lâm vào tình trạng giống như cô. Tôi không bảo cô cười, nhưng cứ việc khóc cho chán rồi thôi. cần tập trung tư tưởng để ôn luyện rồi sang năm lại đi thi. “Thất bại là mẹ thành công” ... mà ...

Thấy Trường nói thế những người ngồi gần đều khen anh có cái đầu sáng suốt. Riêng cô gái đã gạt nước mắt lấy lại sự tỉnh táo, ngó qua Trường:

– Hình như ... anh cũng là học sinh.

Trường mỉm cười giản dị:

– Tôi cũng giống như cô, vừa thi đại học và đang mang kết quả về.

Cô gái chớp khẽ rèm mi còn ướt nước:

– Nhưng anh rớt hay đậu?

Vì không muốn khoe khoang nên Trường chỉ gật đầu. Anh nhận được sự vồn vã của cô:

– Ồ, sướng quá!

Trường khiêm nhường:

– Tôi chỉ là một thầy giáo tương lại thôi.

– Thế không tốt hơn chả làm gì được sao?

– Cô thi vào ngành nào?

– Y khoa. Làm bác sĩ ở quê tôi hái ra tiền như nước, lại được người ta trọng vọng.

– Mục đích của cô chỉ có thế thôi ư?

Cô gái để lộ ra chút ít ngượng ngập:

– Mong anh đừng cho tôi là người thực dụng. Bởi cuộc sống là một dòng chảy luân lưu bắt con người ta phải chạy, phải trôi theo nó.

– Nhưng ít ra ta phải lượng sức mình.

Cô gái hơi bối rối:

– Tôi học không khá lắm, nhưng cũng không phải là loại dốt.

Trường khẽ chau vầng trán:

– Cô không biết là ngành y, một người phải chọi lại với bao nhiêu người.

Nếu cứ thích làm bác sĩ để hái ra tiền thì tôi nghĩ cô sẽ còn ở tâm trạng thế này dài dài.

Bất giác cô gái phồng miệng chửi:

– Bộ anh toan tính trù ẻo tôi thi rớt lần nữa hả? con người anh sao mà độc địa quá trời vậy? thi đậu rồi cũng mong cho kẻ khác đậu với chứ.

Không lường trước được tình thế nên Trường phải một phen chịu trận với kẻ hồ đò mà chẳng được thanh minh.

– Cô hiểu lầm ý tôi rồi.

– không hề đâu ... anh chẳng tốt lành gì.

– Nhưng cô phải nghe tôi nói đã ...

Cô gái dùng hai tay bịt lỗ tai:

– Tôi không muốn nghe thêm một lời nào của anh. Những lời khuyên của anh nãy giờ đã quá đủ rồi.

Trường buột miệng:

– Cô thật bướng. Uổng công tôi đã chạnh lòng thương hại cô.

Cô gái chẩu môi lên:

– Ai mượn anh.

Thái độ vô ơn đó khiến Trường lắc đầu.

– Tôi thật không ngờ ...

– Thì bây giờ anh ngờ đi.

Trường lặng thinh với nỗi hụt hững khó giải bày. Anh cảm thấy thật buồn vì trên đời không ai hiểu nỗi tấm lòng của anh cả. Cô gái này với Thiên Băng sao mà giống nhau lạ kỳ, họ phủ nhận lòng tốt của anh khi mà anh đối với họ rất thật tình.

Chiếc xe vẫn vô tư lướt nhanh trên tuyến đường quốc lộ dài. Hành khách hầu như đã ngủ gà ngủ gật hết không ai quan tâm đến câu chuyện mãi từ phía sau xe nên chẳng có lời bình nào khi tình thế bị đảo ngược. Bên ngoài trởi vẫn mưa làm hai cây gạt nước trước mặt bác tài phải hoạt động liên tục. Thỉnh thoảng chiếc xe lại ngừng vì có người lên xuống xe. Bên cạnh Trường cô gái đã ngồi xoay lưng về phía anh, vẫn mang vẻ ưu tư nhưng trông chẳng đáng thương như hồi nãy. Dường như cô ta đang cố ru mình ngủ, nhưng có lẽ nỗi buồn thi rớt, làm đôi mắt không thể nhắm lại được.

Bất ngờ cô gái chồm người lên trước:

– Cho tôi xuống.

Vì cô ta ngồi trong nên Trường phải nép mình sát thành ghế chừa chỗ cho cô gái chui ra. Không thèm nhìn lại kẻ đã hao tốn với mình những lời khuyên, cô gái bước xuống khỏi chiếc xe thật thản nhiên như trước đó chẳng có gì xảy ra cả. Ngồi trong xe nhìn qua tấm kính, Trường thấy rõ gương mặt của cô gái thi rớt đại học. Cô ta cũng khá xinh với mái tóc cắt chiếc lá tạo cho gương mặt bầu bĩnh. Ấn tượng về người bạn đồng hành chỉ có thể vì chiếc xe lại tiếp tục lăn bánh để ít phút sau đưa Trường về tới quê nhà.

Xốc chiếc túi du lịch trên vai và xách giỏ quà nặng trịch của bà Nhàn gởi về, Trường rảo bước thật nhanh. Mới chỉ vài tháng xa nhà mà dường như mọi vật đã có phần đổi khác trong mắt anh. Hàng dâm bụt bên đường dường như cao hơn và trổ hoa đỏ ối nhiều hơn. Con đường hơi lầy lội vì cơn mưa dầm vẫn chưa chịu ngớt hạt. Vài ánh mắt tò mò từ trong các nhà trông ra dán chặt vào người Trường. Không chậm bước, Trường càng đi nhanh chân hơn. Người anh đã bắt đầu ẩm chất nước vì những hạt mưa cứ đan nhau rơi xuống. Chợt một chiếc xe đạp kè sát bên hông Trường. Tiếng con gái thánh thót.

– A ... anh Trường đã về.

Trường quay ngang bắt gặp gương mặt quen thuộc của nhỏ bạn cùng xóm.

Anh cười:

– Dung đó hả? Đi đâu giữa trời mưa như thế này?

Dung cũng cười thật tươi đáp lại. Cô nhảy xuống khỏi yên xe:

– Anh Trường có nghĩ rằng Dung đi đón anh không?

– Làm sao Dung biết được hôm nay Trường về. – Trường lắc đầu.

Giọng cô gái hàng xóm hơi hóm hỉnh:

– Thế mà Dung đã biết được đó. Chẳng phải Dung đem xe ra đón anh đây sao?

Trường cắn nhẹ môi:

– Một sự ngẫu nhiên thôi. Nếu thật sư đón tôi thì tôi đã thấy Dung tư ngoài đường.

– Ồ, trời mưa Dung phải nấp vào hiên nhà người ta để chờ. Thấy anh bước xuống khỏi xe, Dung chạy theo kêu om sòm mà anh không chịu quay đầu lại.

Báo hại Dung đạp muốn hụt hơi luôn.

Không đứng lại, cả hai vừa đi vừa nói chuyện dưới trời mưa.

– Thế ư? Nhưng do đâu Dung biết tui về hôm nay hay quá vậy?

Dung bật mí hồn nhiên:

– Nằm mơ đấy. Dung muốn đi đón thử coi giấc mơ có ứng nghiệm hay không. Té ra anh về thật.

Trường cảm thấy vui trước câu chuyện mang tính khá huyền hoặc này. Anh pha trò:

– Thì ra giấc mơ của Dung đã xui khiến tôi về. Biết thế, tôi nán lại tới ngày mai ...

Tiếng Dung cười giòn tan:

– ...Nhưng anh không cưỡng lại sự xui khiến đó để trở về. Chắc là phải có tin mừng chứ.

Niềm hãnh diện trong Trường vụt lên cao:

– Tất nhiên là có tin mừng rồi. Bởi từ lúc gặp mặt tới giờ tôi đâu có cười mếu máo cái nào đâu chứ.

Dung tíu tít:

– A ... sướng nhé. Nếu mở tiệc liên hoan thì nhớ mời Dung nghe.

Trường bỗng trách đột ngột:

– Chuyện đó thì không quên. Nhưng kẻ đi xe ngó lơ người khác xách nặng thì sẽ phải mắng như thế nào nhỉ?

Dung đờ mặt phút chốc rồi lại chộp vội vàng chiếc giỏ trên tay Trường:

– Anh không nhờ ai mà dám tự tiện. Nếu mỏi chân thì ngồi luôn lên xe Dung chở về.

Nhưng Trường phẩy tay từ chối:

– Đường trơn lắm, Dung mà cho tôi “chụp ếch” chắc chắn có người chụp hình lén rồi đăng báo cho xem. Chi bằng Dung hãy cứ về trước, tôi đi bộ đằng sau cũng được.

Song cô gái không chịu:

– Dung đi bộ với anh Trường cho vui.

Trường cố tình né tránh:

– Trời mưa lạnh thấy mồ, vui vẻ cái gì.

Dung chẳng thèm hiểu, còn mơ mộng:

– Lạnh mới thú. Dung nhớ trong các bài thơ tình nổi tiếng, tác giả thường đề cập tới trời mưa nhiều hơn là trời nắng ...

Nghe thấy thế Trường muốn kêu trời lên song không tiện đành bấm bụng cười thầm. Thì ra cô hàng xóm của anh cũng có cái đầu lãng mạn cực kỳ. Cô ta cũng biết nhận ra sự thú vị đi dưới màn mưa với một tên con trai mà mình thích.

Còn Trường thì chưa nghĩ đến những điều như thế! Mà nếu có thì cũng chỉ một thoáng nào thôi.

Vẫn kẻ trước, người sau cả hai đã đi như thế cho đến khi về tới tận nhà.

Trường nhận lại cái giỏ của mình với câu nói đầy khách sáo:

– Cám ơn Dung nhiều lắm nhé! Hẹn mai sẽ gặp lại ...

Cô gái như luyến tiếc đứng ngần ngừ:

– Sao lại phải tới ngày mai? Bộ tối nay anh Trường không qua thăm Dung được hả?

– Dầm mưa thế này chắc chắn là sức khoẻ sẽ không ổn. mong Dung thông cảm giùm. – Trường viện cớ.

Rồi thấy Trường nhấp nhổm tính quay đi, cô gái đành phải gật đầu.

– Nhớ đừng có quên quà của Dung đấy.

Trường không đáp lại mà chỉ khẽ vẫy tay rồi đi thẳng vào trong sân. Có tiếng chó sủa vang lên kèm theo âm điệu mừng rỡ của thằng Toàn vì nó là người nhìn thấy Trường trước nhất.

Chưong 7

– Má ơi ... anh Trường về.

Tiếng gọi dồn dập của thằng con trai thứ làm bà Hải cuống quýt như sắp sửa phải đối diện với một sự kiện trọng đại. Bà bỏ dở việc làm cho đàn heo ăn để chay vội lên nhà mà không kịp rửa tay. Vừa chạm mặt Trường bà đã dặt ngay câu hỏi:

– Thế nào rồi con?

Trường cũng không giấu được nỗi ôm chầm lấy mẹ thông báo luôn:

– Má ơi ... con đã không hề phụ lòng mong muốn của má.

Biết là tin mừng đến như bà Hải vẫn lộ nét ngỡ ngàng:

– Nghĩa là ...

– Con thi đâu cả ba trường đại học.

– Ôi, con trai yêu của má. thật thế chứ?

– Má ơi ... con đâu biết nói dối bao giờ.

Mừng vui, xúc động lẫn hạnh phúc dâng tràn. Bà Hải siết chặt con trai nước mắt rơi lã chã làm Toàn ngạc nhiên hỏi:

– Ô hay ... anh Trường thi đậu một lượt những ba trường đại học mà sao không cười lại khóc?

Bà Hải nghẹn ngào quay mặt ra:

– Má đang khóc vì sung sướng đó chứ.

Thằng Toàn chớp mắt đầy bỡ ngỡ:

– Lại còn có chuyện khóc vì vui nữa chứ hả?

Bà Hải vừa quẹt lệ, vừa mắng nhỏ:

– Cái thằng ngốc quá. Như vậy thì làm sao theo kịp được anh Trường của mày chứ?

Toàn bẽn lẽn tự bào chữa:

– Bởi tại con còn nhỏ, con thua ảnh tới phân nửa cái đầu lận cơ mà.

– Ráng học theo kịp anh Trường nhé Toàn. Được như thế dẫu cực khổ mấy má cũng vui lòng hãnh diện.

Lời mẹ nói với em trai nhưng đạ khiến cho Trường rưng rưng niềm cảm xúc, anh thấy thương cho đấng sinh thành quá, mới ở tuổi bốn mươi mà tóc mẹ đã nhiều sợi bạc rồi. Đó chẳng phải là do sự nhọc nhằn8 quá đỗi của một người đàn bà ư? Trường thấy mình mang nặng công ơn của mẹ, dẫu có đáp lại công ơn cả đời cũng không trả nối.

Anh động viên thằng em.

– Không có gì khó đâu nếu như ta cố gắng.

Thằng Toàn ra sức chứng tỏ mình:

– Để rồi xem. Em cũng sẽ thi đậu vào ba trường đại học giống như anh, chứ không chịu thua đâu.

– Được thế má sẽ tu nhân, tích đức suốt cả đời. – Bà Hải cười nhăn cả vầng trán lại.

Trong ngôi nhà nhỏ của bà Hải rộn tiếng cười. Trường lôi quà cáp cyả bà Nhàn gởi đưa cho mẹ trước tia nhìn hấp háy của thằng em:

– Chà, sao bà Nhàn lại biếu má nhiều vậy? Chắc phải có vấn đề tế nhị chi đây.

Trường cảm thấy bị nhột:

– Đừng có hiểu lầm lòng tốt của người khác. chỉ là biếu qua, biếu lại để duy trì tình bạn giữa má mình và bác ấy thôi.

Nhưng thằng Toàn lại nhạy bén hơn:

– Theo em nghĩ thì không đâu. Chẳng qua bác ấy có con gái nên muốn mua chuộc đặng kiếm rể đó!

Câu nói thẳng của thằng Toàn khiến cho Trường trơn mắt, anh phải quát tướng lên để lấp liếm cơn ngượng đang làm mình đỏ mặt.

– Cái thằng này nói bậy.

Thằng Toàn cố bảo vệ nghĩ của mình:

– Không hề bậy đâu anh. Gì chứ mấy chuyện đó em kinh nghiệm nhiều lần.

Không tin anh hỏi má mà coi ... Con trai bao giờ cũng có giá hơn con gái chứ.

Nghe thằng Toàn bảo thế bà Hải bèn bật cười:

– Mồm mép vừa phải thôi kẻo bọn con gái nghe được là phải trả giá đấy!

Song thằng Toàn đã tỏ ra bản lĩnh:

– Với con thì sức mấy. Nhỏ nào “lèng èng” là con cho “rớt đài” ngay.

– Cha. Chú ba nhà mình có giá ghê. Coi chừng bị “hổng giờ” thì đừng có đi khiếu nại đấy nhé!

– Má không tin con sao?

Bà Hải vui vẻ lắc đầu:

– Tin sao được mà tin.

Thằng Toàn xịu mặt xuống nhưng rồi vụt tươi ngay. Nó xoán xuýt lấy anh trai:

– Kể em nghe chuyện trên thành phố đi.

Trường uống hớp nước mẹ vừa đưa:

– Thành phố có nhiều chuyện lắm phải có thời gian mới kể hết lại được.

Thằng Toàn cố nài nỉ:

– Sơ lược đại những ấn tưỡng nói trước đi anh Trường. Ví dụ như anh đã uống một ly nước có bỏ thuốc mê của bọn lừa đảo.

– Làm ơn im miệng giùm tôi đi chú ba ơi! Anh chú không có “lúa” đến như thế dẫu chuyện đó xảy ra nhan nhản. Chỉ có điều vì quá cảnh giác cao ngày đầu đã bị lắm kẻ coi là ngố. – Trường vội vã ngắt lời.

Thằng Toàn cười thật con nít:

– Hố ... hố ... chắc là trông dáng điệu của anh ngộ lắm phải không?

– Thì “chú ếch” ra phố mà. Dân nhà quê giấu mặt người nào được. mà thôi, mày hỏi nhiều quá đấy! Để dành đến tối kẻo không còn gì để tâm sự nữa bây giờ. – Trường thừa nhận.

Nhưng, thằng Toàn không chịu để Trường được ngồi yên. Nó vẫn háo hức nghe và hỏi:

– Con gái của bác Nhàn có xinh không anh Trường?

Trường vừa đáp vừa thở ra:

– Rất xinh.

– Anh có tán tỉnh cô ấy không?

– Không. Thằng này hỏi kỳ quá.

– Bộ không hợp nhãn hả?

– Tao lên thành phố để thi đại học chứ có phải để tán gái kiếm vợ đâu.

Thấy anh gắt lên vì những câu hỏi tào lao, thằng Toàn nháy mắt chọc:

– Đừng nóng. Chẳng mấy khi dịp may hiếm có đến, anh bỏ lỡ cơ hội liệu có uổng lắm không?

Nhưng Trường đã được mẹ đỡ lời. Bà Hải bảo với Toàn:

– Anh con còn thời gian để gần gũi với gia đình bà Nhàn mà. Sắp tới bốn năm năm đại học có mà tha hồ tán tỉnh nhau.

Nghe thấy vậy Trường vội kêu:

– Con tiếp tục ở trọ trong nhà bác Nhàn nữa sao má?

Bà Hải nhìn con lo âu hỏi:

– Con thấy có gì không ổn ư?

Trường bối rối:

– Ý con ... chỉ ... muốn nói ...

– Bác ấy không tốt với con à?

– Dạ, không. Bác Nhàn tốt lắm ạ.

– Còn con gái của bác ấy?

– Dạ .... Thiên Băng cũng tạm được.

– Vậy con không hài lòng ở điểm nào?

Ngó nét mặt mẹ hơi nghiêm, Trường không dám nêu ra những suy nghĩ của mình nên lấp liếm:

– Dạ .... con chỉ sợ mình nhờ vả bác Nhàn nhiều quá, ơn nghĩa sẽ khó lòng mà trả được.

Bà Hải trấn an nỗi lo lắng của con trai:

– không sao đâu. Bác Nhàn và má là bạn thân. Ngày trước bác ấy cũng từng thọ ân, giờ giúp lại mắc chi ta phải ngại. Ít hôm nữa con cứ an tâm lên nhà bác Nhàn trọ học. Bác ấy hứa sẽ giúp con mọi mặt về vật chất cho tới ngày con được thành danh.

Trong lòng Trường nỗi áy náy nhiều hơn:

– Nhưng ... má à. Theo con nghĩ mình tự lực vẫn tốt hơn.

Bà Hải dành cho con tia nhìn âu yếm:

– Ai chẳng biết không nhờ vả người ta vẫn tốt, song gia cảnh nhà mình túng bấn có được người giúp đõ là may mắn rồi còn đòi hỏi điều gì. Con hãy cứ vô tư đi.

Biết mẹ đã tính toán hết mọi sự cho mình, Trường không có cớ gì để làm bà phải buồn lòng dù trong thâm tâm anh luôn bất an về điều ấy! Một kẻ làm ân, một người nhận tưởng kocó gì rắc rối cả nhưng lại tiềm ẩn bên trong vô khối vấn đề sẽ di chứng về sau. Phải chăng mẹ anh và bác Nhàn đã sắp đặt sẵn cho hai đứa con chuyện tình cảm trăm năm? Ôi giá mà Thiên Băng dễ thương hơn một chút thì có lẽ Trường sẽ mìm cười đón nhận. Nhưng qua thời gian sống chung trong một mái nhà anh đã nhìn thấy rõ cả hai mặt tốt và xấu của cô ta.

Chẳng ghét Thiên Băng song không có nghĩa là anh đã thích được cô gái kiêu kỳ hơm hĩnh ấy! Trường nghĩ đến chuyện phải ra vào chạm mặt thời gian sắp tới lòng thấy bất ổn vô cùng. Phải chi anh có điều kiện khấm khá hơn, Trường sẽ kiếm một chỗ trọ vừa túi tiền rồi tìm việc làm thêm để sống. Nhưng đó chỉ là điều anh mong muốn, còn hiện thực bây giờ là anh phải dựa vào sự giúp đỡ của người ta để tiến thân. Trường cảm thấy buồn song không dám để lộ ra, anh làm bộ kêu lên:

– Con đói quá, nhà có gì ăn không má?

Bà Hải gật đầu quay lưng xuống bếp:

– Có đấy. nhưng chỉ là cơm canh thường thôi, con ăn đỡ nhé! Tối chờ gà vào chuồng má sẽ bắt nấu cháo bồi dưỡng sau.

– Má chỉ thương một mình anh Trường thôi. – Toàn hơi ganh.

Bà Hải dừng chân nơi cửa buồng mắng té tát thằng con nhỏ:

– Mày chỉ được nước nói bậy là hay. cố học hỏi như thằng anh mày rồi má sẽ thương nhiều hơn.

Bất giác thằng Toàn đùa:

– Con sẽ cưới vợ trước anh Trường.

Trường cũng hóm hỉnh lại:

– Ê. Đừng chơi trò “cá vượt vũ môn” nghe chưa nhóc. Dù sao thì mày cũng phải chờ anh mày rồi mới tới lượt.

– Nhưng chờ anh lấy được cái bằng đại học thì mấy nhỏ con gái ở xóm mình trở thành quá lứa hết rồi. Anh cũng biết nhà quê con gái ngoài hai mươi tuổi ai thèm cưới ... tội nghiệp cho mấy nhỏ ... híc ... híc ...

Vẻ mặt giễu cợt lẫn giọng điệu của Trường làm Trường cười khành khạch:

– Mày lo chuyện bao đồng quá. Lớp lớn già thì có lớp nhỏ lên đẻ mày chọn lựa mà. Còn chi phải lo toan tính giùm người khác.

Thằng Toàn bỗng ghé miệng vào tai anh thì thầm:

– Em hỏi thiệt anh có khoái con nhỏ Dung không?

– Câu hỏi đó hơi đa nghĩa. Mày phải nói rõ tao khoái theo cụm từ nào thì tao mới trả lời được chứ. – Trường nhăn mặt.

– Nôm na làm chi cho mất công. Anh thừa hiểu rồi còn làm bộ nghĩa này với nghĩa nọ. có cần em gọi nhỏ Dung qua chơi không? – Thằng Toàn chế nhạo anh nó.

Trường phẩy tay:

– Không cần đâu. Để lúc nào thư thả qua bên đó chơi cũng được.

Toàn bộc lộ:

– Nhỏ Dung mết anh lắm đó! Khi gặp phải coi chừng đừng để bị hút hồn nghe.

Trường lườm em:

– Không cần mày phải dặn dò trước đâu. Lúc nãy trên đường đi vô tình tao đã gặp mặt rồi, chẳng có gì đáng run như mày nghĩ cả.

Nét hụt hẫng làm thằng Toàn trông buồn cười. Nó đỏ mặt:

– Thế à. Nhưng anh thấy nó có xinh gái hơn hồi trước không?

– Cũng vậy thôi. Có điều chửng chạc hơn một chút.

– Con gái bác Nhàn có đẹp bằng nhỏ không?

Trường bắt buộc phải nói thật:

– Hơn nhiều.

– Vậy anh thích nhỏ nào?

Bị tra gạn mãi chuyện không đâu, Trường nổi cáu:

– Việc chi đến mày mà hỏi han nhiều như thế! Còn con nít ranh mà không lo học hành chỉ bày đặt tài lanh.

Nghe anh mắng, thằng Toàn đỏ mặt cãi:

– Em lo giữ phần giùm anh chứ bộ.

Trường vừa bực vừa tức cười:

– Ai mượn. Cứ làm như anh mày bị què cụt hổng bằng. Năm tới thi chuyển cấp rồi đó, không lo bài vở cẩn thận thì đừng trách nghe chưa.

Thấy câu chuyện bị chuyển hướng thằng Toàn “tắt đài” luôn. Nó lỉnh vội ra sân sau khi nghe tiếng mẹ gọi anh trai vang lên từ nhà bếp. bên ngoài mưa đã có phần ngớt hạt ...

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t96585-tieng-goi-trong-mo-chuong-6.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận