Cách đây không lâu, bà Grace về tìm lại ngôi nhà nghỉ của gia đình Travers ở vùng thung lũng Ottawa. Đã nhiều năm rồi bà không còn qua lại nơi vùng quê ấy nữa, và lẽ dĩ nhiên nó đã kinh qua biết bao đổi thaỵ. Xa lộ số 7 bây giờ vòng tránh các thị trấn mà thời trước nó từng đi xuyên qua, đồng thòi lại đâm xoẹt ngang những nơi, theo bà nhớ, từng có những quãng đường cong. Đoạn này của Lá Chắn Canada[A] chi chít những hồ nhỏ, vốn không có chỗ ghi trên các loại bản đồ thường. Thậm chí đến cả khi bà đã định vị được cái hồ Little Sabot, hay bà nghĩ như vậy, thì xem ra cũng có quá nhiều lối từ đường chính của hạt dẫn vào đấy, lát sau, khi bà chọn rẽ vào một trong những lối này thi lại bắt gặp đầy rẫy những con đường rải nhựa vắt ngang qua, đường nào cũng mang một cái tên mà bà không sao nhớ nổi. Cái hồi bà đến đây hơn bốn mưoi năm trước, đường sá làm gì có tên vói tuổi. Với lại làm gì có chuyện được rải nhựa. Chỉ có mỗi một con đường đất chạy về phía hồ, rồi cũng chính con đường đó ngẫu hứng uốn dọc theo bờ hồ.
Giờ có hẳn một ngôi làng. Hay vùng ngoại ô, hình như người ta gọi nó như thế, bói lẽ bà không thấy bưu điện đâu, hay thậm chí cửa hàng tiện dụng lúi xùi nhất cũng chẳng thấy. Khu dân cư chiếm bốn, năm con phố sâu vào cặp men hồ, nhà cửa be bé sin sít thành cụm trên những doi đất nhỏ. Nhiều nhà nhìn biết ngay là nhà nghỉ - của sổ đóng ván im ím, như vẫn luôn làm thế cho qua mùa đông. Nhưng nhiều nhà khác phô bày tất cả mọi dấu hiệu chứng tỏ có người cư ngụ quanh năm - cư ngụ, nhìn chung là bởi những người chất đầy sân đủ thứ dụng cụ thể dục bằng nhựa, vỉ nướng thịt ngoài trời, xe đạp tập thể lực cùng xe máy với bàn picnic, mộc số bàn còn có ngưòi đang ngồi dùng bữa trưa hoặc đang uống bia trong ngày tháng Chín tiết trời vẫn ấm này. Và cư ngụ bởi những người khác nữa, không lộ diện rành rành như trên - chắc họ là sinh viên, hay cũng có thể là dân hippy hết thời sống cô độc - họ giăng cờ hoặc dựng những tấm giấy thiếc làm màn gió. Những ngôi nhà nhỏ này phần lớn đều nép mình bộc tệch, căn thì được trang bị để chống chọi vững vàng với mùa đông, căn thì không.
Có lẽ bà Grace đã quyết định quay xe lại nếu như không phát hiện ra tòa nhà bát giác, mái chạm trổ cầu kỳ và mỗi mặt tường đều trổ cửa cái. Nơi ở của gia đình Woods. Bà luôn nhớ như in rằng nó có tám cửa, nhưng xem ra chỉ có bốn. Bà chua bao giờ được vào bên trong xem nó chia phòng thế nào, hay thậm chí có chia phòng hay không. Bà cúng không nghĩ gia đình Travers từng có người vào trong đó. Ngày xưa, quanh nhà là giậu cây kiên cố cùng hàng cây duơng lấp lánh không ngừng xào xạc đùa với gió từ hồ thổi vào. Ông bà Woods lúc ấy đã già - cỡ bằng tuổi bà Grace bây giờ - và có vẻ như khôn^ một lần được bạn bè hay con cái tói thăm nom. Ngôi nhà độc đáo lạ mắt của họ giờ mang dáng dấp lạc điệu, tiêu điều. Hàng xóm, với nào máy cát xét xách ray và đôi khi là những cái xe què cụt, nào đồ chơi nào quần áo chưa giặt, tất cả túm tụm quây kín các mặt tường.
Ngôi nhà của gia đình Travers cũng trong tình trạng tương tự lúc bà tìm thấy nó, sau khi đi tiếp khoảng một phần tư dặm nữa. Bây giờ con đường đi ngang qua nhà thay vì kết thúc tại đó như trước kia, và nhà ở xuất hiện hai bên, chỉ cách mái hiên tứ diện của nó có vài bước chân.
Nó vốn là tòa nhà đầu tiên bà Grace thấy được xây theo lối này - cao một tầng, mái chính liền mạch xòe ra khỏi hiên ở tất cả các hướng, về sau này bà trông thấy nhiều nhà giống như thế ở úc. Kiểu kiến trúc gợi cho người ta nhớ đến những mùa hè nóng nực.
Hồi đó ta có thể chạy thẳng từ hiên nhà đến cuối con đường đất lối xe vào nhà, băng qua một bãi cát ngập dấu chân với cỏ và dâu dại, vẫn thuộc phần đất của gia đình Travers, rồi nhảy ùm... không, chính xác là lội... lội xuống hồ. Giờ đây hầu như chẳng thể thấy cái hồ đó đâu nữa, do tòa nhà bệ vệ - một trong số rất ít những nhà ngoại ô thông thường ở đây có ga ra hai xe - choán ngang phía bên kia đường.
Thật ra bà Grace đang tìm kiếm cái gì khi khỏi hành chuyến về thăm lại chốn cũ này? Có lẽ tệ nhất là tìm thấy đúng những gì mà bà nghĩ mình đeo đuổi bấy lâu nay. Mái lợp chắc chắn, những cửa sổ chặn lưói, cái hồ đằng trước, hàng cây thích, tuyết tùng và bạch dương lấy nhựa sùng sững sau nhà. Sự bdo tồn hoàn hảo, quá khứ còn nguyên vẹn, trong khi không thể nói như thế chúc xíu nào về chính bản thân bà. Thà rằng tlm thấy một thứ bị hư hại, vẫn tồn tại nhưng không còn ăn nhập - như nhà nghỉ của gia đình Travers lúc này, với những của sổ trổ thêm trên mái nhà và màu sơn xanh thẫm đến giật mình - thì có lẽ về lâu về dài sẽ bớt đau đớn hơn.
Còn nếu lỡ ta phát hiện ngôi nhà đã biến hẳn luôn rồi thì sao? Ta sẽ làm loạn lên. Nếu có ai đó đi đến để lắng nghe ca, ta sẽ than vãn vói người ấy về mất mát này. Nhưng liệu cảm giác nhẹ nhõm có xối dội xuống lòng ta, liệu cảm giác ngượng ngùng hay chịu ơn hồi xưa có xóa nhòa?
Chính ông Travers đã xây ngôi nhà đó - đúng ra, ông đã thuê người xây nó, làm món quà cưới bất ngờ dành tặng cho bà Travers. Khi Grace lần đầu mục kích nó thì có lẽ nó đã ba mươi năm tuổi rồi. Con cái của bà Travers cách nhau khá nhiều năm - Gretchen độ hai tám, hai chín, đã làm vợ làm mẹ, còn Maury hai mươi mốt tuổi đang học năm cuối đại học. Rồi đến Neil, đã ngoài ba mươi. Nhưng Neil không mang họ Travers. Mà là Neil Borrow. Trước kia bà Travers đã qua một đời chồng, ông này đã chết. Bà phải một mình vừa kiếm sống vừa nuôi con, làm giáo viên dạy tiếng Anh thương mại tại một trường đào tạo thư ký. Mỗi khi nhắc lại thời kỳ này trong cuộc đời bà trước khi gặp ông, ông Travers thường ám chỉ đó là thời cực nhọc như lao động khổ sai, một thời kỳ mà cả đời an nhàn ông sung sướng chu cấp cho bà hầu như cũng không bù đắp nổi.
Riêng bà Travers lại không hề nói về nó theo cách này chút nào. Trước khi về với ông Travers, bà sống với Neil trong một căn nhà to, cũ kỹ, bị ngăn thành những hộ nhỏ, gần đường ray xe lửa thị trấn Pembroke, để rồi nhiều câu chuyện bà kể bên bàn ăn sau này đều là về những biến cố ở nơi đó, về những người cùng thuê nhà, về lão chủ nhà người Canada gốc Pháp nói thứ tiếng Pháp khàn khàn và tiếng Anh nhập nhằng mà bà hay nhại lại. Những câu chuyện đó có thể đem đặt tên được, kiểu nhan đề giống như truyện của Thurber mà Grace đọc trong quyển Hợp tuyển truyện cười Mỹ cô tinh cờ tìm thấy trên kệ sách chư viện kê cuối phòng học hồi lóp mười. (Cũng trên cùng kệ sách đó cô đã tìm thấy quyển Nam tước cuối cùng và Hai năm trước cột buồm).
“Cái đêm già Cromarty chuồn khỏi mái nhà. Chàng đưa thư tán tỉnh cô Flowers như thế nào.” “Con chó ăn cá hộp.”
Ông Travers không bao giờ kể chuyện hay hé lòi bên bàn ăn tối, nhưng nếu ông bắt gặp ta đang nhìn cái lò sưởi lát đá phiến chẳng hạn, thì hẳn ông sẽ nói, “Cháu có thích đá không?” rồi kể tường tận cho ta nghe xuất xứ của từng viên đá, rồi chuyện ông phải săn lùng mãi mới tìm thấy phiến granite hồng ấy, bởi vì bà Travers rừng có lần thốt lên thích thú trước một tảng đá từa tựa mà bà thoáng thấy khi đi qua một con đường xuyên núi. Hoặc có thể ông sẽ chí cho ta xem những chi tiết trang trí nội thất không đặc sắc lắm do chính ông thêm thắt khi thiết kế ngôi nhà - nào là những kệ chén đặt góc bếp có cánh mở ra ngoài, nào là không gian chứa đồ dưới gầm ghế ngồi bên cửa sổ. Dáng người ông cao, hơi khòm, giọng nói nhỏ nhẹ, tóc thưa bóng mượt, ép sát da đầu. Ông hay mang cả giày bơi khi xuống nước, và mặc dù nhìn không béo khi mặc quần áo bình thường, nhưng ông lại bày ra một ngộn bánh kếp trắng phau trên lưng chiếc quần bơi.
Mùa hè năm ấy Grace làm việc cho khách sạn ở Bailey’s Falls, phía Bắc hồ Little Sabot. Hồi đầu hè, gia đình Travers đã đến đó ăn tối. Cô không để ý đến họ vì họ không ngồi ở khu bàn do cô phục vụ, hơn nữa tối ấy rất đông khách. Cô đang bày biện bàn chuẩn bị cho một nhóm khách mới thì chợt nhận ra có người đang chờ nói chuyện với minh.
Đó là Maury. Anh nói, “Tôi đang tự hỏi liệu cô có vui lòng đi choi vói rôi vào dịp nào đó hay không?”
Grace hầu như không ngừng những động tác ném rải tùng bộ đồ ản bằng bạc ra bàn để ngước lẻn. Cô nói, “Đây là lòi thách à?” Bởi giọng anh vóng cao, run run, trong khi anh đứng đực ra sượng sạo, như vừa cố bắt ép mình nói. Hơn nữa, số là người ta biết rằng thỉnh thoảng vẫn có một toán trai trẻ ở khu nhà nghỉ thách nhau mời cô hầu bàn nào đó đi chơi. Đấy không hẳn là một trò đùa - bọn họ cũng đến chỗ hẹn chậc, nếu cô nọ chấp thuận, dẫu đòi lúc họ chỉ có ý đỗ xe lại tự tình ở đâu đó chứ không đưa cô nàng đi xem phim hay thậm chí đi uống nước. Thành thử thiên hạ coi cái sự cô gái thuận ý nhận lời mời của bọn họ là một việc đáng xấu hổ, rẻ rúng.
“Gì cơ?” anh nói với giọng đầy đau khổ, khiến Grace phải ngừng tay ngước lên nhìn anh. Cô cảm thấy như trong khoảnh khắc đó mình đã thu trọn vào tầm mắt hết thảy con người anh, đúng thật con người Maury. Hoảng sợ, dữ tợn, ngây ngô, quyết đoán.
“Được,” cô nói nhanh. Có lẽ ý cô là được rồi, bình tĩnh lại đi, tôi biết đấy không phải là lời thách, tòi biết anh sẽ không làm trò đó. Hoặc, được, tôi sẽ đi với anh. Chính bản thân cô cũng không biết chắc. Nhưng anh coi đó là lỏi chấp thuận và tức khắc dàn xếp - không hạ thấp giọng, cũng không để ý tới ánh mắt đám thực khách xung quanh đang chĩa vào mình - rằng tối mai anh sẽ tói đón cò sau khi cô làm xong ca.
Anh đưa cô đi xem xi nê. Họ xem phim Cha của cô dâu. Grace ghét nó. Cô ghét bọn con gái giống cô đào Elizabeth Taylor trong phim, cô ghét lũ con gái nhà giàu õng ẹo hễ mở mồm ra là chỉ rặt đòi hỏi với vòi vĩnh, không hon. Maury bảo người ta cố ý làm phim thế cho hài hước thôi mà, nhưng cô cãi đó không phải là điểm chính. Cô lại không thể chỉ ra điểm chính là gì. Bất cứ ai hẳn đều nghĩ đó là do cô làm bồi bàn và nghèo đến mức không đủ tiền học lên đại học, và rằng nếu cô muốn có một đám cưới lciểu như thế thì cô phải mất nhiều năm dành dụm chắt bóp mới tự tay trả nổi. (Đích xác Maury đã nghĩ như vậy, chợt thấy tôn trọng cô, đến mức gần như sùng kính.)
Cô không thể giái thích hay hiểu ra được răng chung quy không phải cô cảm thấy ghen tị, mà là cô nổi giận. Cô nổi giận không phải vì cô không có tiền mua sắm vung vít hay mặc váy sống thế kia. Cô giận vì người ta nghĩ phải như thế mới là con gái. Đó là những gì đàn ông - người ta, tất cả mọi người - nghĩ con gái phải vậy. Xinh đẹp, giàu có, hư thân, ích kỷ, óc bã đậu. Đó là những gì một cô gái nên tỏ ra, để được yêu. Rồi sau này khi trở thành mẹ cồ ta lại tận tụy cung phụng con cái. Cô ta sẽ không ích kỷ nữa, nhưng óc bã đậu thì vẫn còn. Mãi mãi.
Cô cứ bốc hỏa phừng phừng lén vì điều đó trong khi ngồi bên cạnh một anh chàng đang mê mẩn cô vì anh ta đã tin - ngay tắp lự - vào tính quang minh chính trực, vào nét độc đáo trong suy nghĩ và tâm hồn cô, đã nhìn cái nghèo khó của cô như một lóp sơn bóng lãng mạn phủ lên rrên đấy. (Trước đó anh biết cô nghèo không chí vì công việc cô đang làm mà còn vì giọng nói đặc sệt vùng thung lũng Ottawa của cô, điều mà cô không nhận ra.)
Anh tôn trọng những cám xúc của cô về bộ phim. Thật ra, sau khi đã lắng nghe cô ra sức giận dữ giải thích, anh cũng ra sức thổ lộ với cô một điều. Anh bảo rằng giờ anh đã thấy cảm xúc của cố nhất định không phải là thứ gì giản đơn, nữ tính như sự ghen tị. Anh thấy như thế đấy. Mà đó là do cô không thể chịu nổi sự phù phiếm, cô không cam lòng để mình giống như đa số các cô gái khác. Cô là người đặc biệt.
Grace luôn nhớ rõ tối hôm đó mình mặc gì. Váy lồng phồng dài trên mắt cá màu xanh dương đậm, áo kiểu màu trắng mà qua lớp bèo nhún đục lỗ có thể thấy lấp ló phần trên của đôi vồng ngực, dây thắt lưng thun to bản màu hồng. Có sự tương phần, không chối cãi, giữa cách cô phục sức với cách cô muốn được nhìn nhận. Nhưng ớ cô không hề toát ra vẻ chải chuốt cầu kỳ, sỗ sàng hay hào nhoáng theo phong cách thẩm mỹ thời ấy. Thực ra, gấu váy gấu áo hơi lờm xờm lại tạo cho cô phong thái của một cô gái gypsy, thêm vào đó là những chiếc vòng đeo tay sơn màu bạc loại rẻ tiền nhất cùng mái tóc sẫm màu xoăn dài hoang dại mà khi đứng chờ phục vụ khách bên bàn cô phải dùng lưói chụp vào cho gọn. Đặc biệt.
Anh kể cho mẹ nghe về cô và mẹ anh bảo, “Con phải đưa con bé Grace này đến nhà ta ăn tối mới được.”
Mọi thứ ập đến đều quá mới mẻ đối với cô, tất cả đều lập tức khiến cô thích thú. Thật ra cô ỵêu mến bà Travers hơn là Maury yêu cô. Dĩ nhiên, không giống anh, tính cô không quen thể hiện tình cảm bằng cách công khai chết lặng người như thế, không sùng bái như thế.
Grace được cậu mợ, thật ra là ông cậu bà mợ, nuôi dưỡng tù bé. Mẹ cô mất khi cô mới ba tuổi đầu, cha cô chuyển đến Saskatchewan sống, ở đó ông đã có một gia đình khác. Cha mẹ nuôi của cô hiền hậu, thậm chí rất tự hào - tuy có hoang mang - về cô, nhưng họ lchông hay chuyện trò với cô. Ông cậu kiếm sống bằng nghề đan ghế mây, ông đã truyền dạy cho cô cách đan ghế để cô đỡ đần òng và để sau này, khi mắt ông đã hết tỏ cường, cò có thể nối nghiệp ông. Nhưng rồi cô xin được việc làm ớ Bailey’s Falls vào mùa hè, và dẫu rằng ông cậu - kể cả bà mợ - rất khó dứt lòng cho cô đi, nhưng họ cũng tin là cô cần nếm trải mùi đời trước khi yên cư lạc nghiệp.
Lúc đó cô hai mươi tuổi và vừa mới học xong trung học. Đáng ra cô phải hoàn tất việc học trước đó một năm, nhưng cô lại có lựa chọn không giống ai. Thị trấn noi cô sống - không xa trường Pembroke mà bà Travers từng dạy cho lắm - tuy bé tẹo vậy chứ vẫn tồn tại một mái trường ưung học với năm cấp lóp, đủ trang bị kiến thức cho học trò tham dự các kỳ thi cấp quốc gia và chuẩn bị cho cái mà thời đó gọi là kỳ đăng tuyển vào đại học. Chẳng nhất thiết phải học hết thảy các môn nhà trường đưa ra, và đến cuối năm nhất của mình - mà lẽ ra đã là năm cuối, năm lóp mười ba - Grace thi các môn lịch sử, thực vật, động vật, tiếng Anh, tiếng Latin và ciếng Phap đều đạt điểm cao quá mức cần thiết. Vậy nhưng đến tháng Chín cô lại trở vào trường, xin được học tiếp môn vật lý, hóa học, lượng giác, hình học, đại số, bất chấp việc những môn ấy luôn bị coi là cực kỷ khó đối với con gái. Khi kết thúc năm học, cô đã giải quyết gần hết các môn học của cấp lóp mười ba, ngoại trừ các môn tiếng Hy Lạp, tiếng Y, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức do không có giáo viên nào ớ trường cô dạy những môn đó. Cô đã hoàn thành ba phần môn toán học cũng như các môn khoa học một cách đáng biểu dương, dù kết quả học tập không ngoạn mục bằng năm trước. Lúc ấy cô thậm chí còn nghĩ đến việc tự học tiếng Hy Lạp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức hòng đi ứng thí các môn đó vào năm sau. Nhưng thầy hiệu trưứng của trường nói chuyện với cô, bảo học thế cũng chẳng đưa em tới đâu cả vì em không có điều kiện học lên đại học, vả lại chẳng trường đại học nào đi đòi hỏi một thành tích đầy đặn đến vậy. Em cố học nhiều làm chi? Em không có kế hoạch nào khác à?
Không ạ, Grace đáp, cô chỉ muốn học hết tất cả những gì người ta cho học miễn phí. Trước khi cô bắc đầu sự nghiệp đan ghế mây.
Chính thầy hiệu trưởng là người quen biết chủ nhà trọ này, thầy hứa sẽ có lời xin cho cô nếu cô muốn làm chân bồi bàn trong mùa hè. Thầy cũng nhắc tới cái sự nếm mùi cuộc đời.
Vậy là ngay cả ông thầy phụ trách việc học hành cho cả vùng ấy cũng không tin rằng việc học sẽ có ích cho đời. Và bất cứ ai được Grace kể cho nghe về những gì cô đã làm - cô kể ra nhằm giải thích tại sao cô tốt nghiệp trung học muộn thế - đều thốt lên những câu đại loại chắc cô điên mất rồi.
Ngoại trừ bà Travers, trước kia bà đã buộc phải học trường dạy nghề doanh thương thay vì một trường đại học đàng hoàng bồi người ta bảo bà cần phải trở thành người hữu ích, bây giờ bà ước gì - bà nói - hồi ấy, thay vào đó, hoặc trước hết, bà đã nhồi vào sọ mình những thứ vô bổ.
“Mặc dầu cháu cần phải có việc làm kế sinh nhai thật,” bà bảo. “Đan ghế mây có vẻ là một công việc có ích đấy. Nhưng chúng ta hẵng cứ xem đã.”
Xem cái gì? Grace không muốn nghĩ trước cái gì hết. Cô muốn cuộc sống của mình cứ tiếp diễn như hiện tại. Nhờ đổi ca với một cô gái khác mà cô vén khéo được những ngày nghỉ Chủ nhật sau giờ ăn điểm tâm. Điều này có nghĩa là cô luôn làm việc thêm giờ vào chú Bảy. Thực ra, điều đó có nghĩa cô đâ đánh đổi thời gian ờ bên Maury để lấy thòi gian được ở bên gia đình của Maury. Giờ thì cô và Maury không thể đi xem phim vói nhau, cũng không có một buổi hẹn hò thực sự nào. Nhưng anh đến đón cô khi cô tan ca, cỡ khoảng mười một giờ, và họ lái một cuốc xe, dừng lại ăn kem hay ăn hamburger - Maury rất ý tứ không dắt cô vào quán rượu vì cô chưa tới hai mươi mốt tuổi - cuối cùng là đậu xe ở đâu đấy.
Ký ức của Grace về những lần đậu xe này - thường kéo dài tói một hay hai giờ sáng - hóa ra lại mù mờ hơn nhiều so vói ký ức về những lúc cô ngồi cùng gia đình Travers quanh bàn ăn tối hoặc - khi mọi người ăn xong đứng lên khỏi bàn, cầm theo cà phê hay thức uống tươi - những lúc ngồi trên chiếc sofa da màu vàng nâu, trên ghế bập bênh, hay trên chiếc ghế mây bọc đệm, ở đầu kia căn phòng. (Không phải kích rích rửa bát đĩa và lau dọn nhà bếp - sáng hôm sau sẽ có một phụ nữ mà bà Travers gọi là “bà Abel lành nghề bạn tôi” đến lo liệu hết.)
Maury luôn luôn kéo gối đệm xuống thảm sàn để ngồi. Gretchen không bao giờ váy áo chính tề ngồi vào bàn ăn tôi mà chỉ mặc quần jean hoặc quần lính, chị thường ngồi bắt tréo chân trên một cái ghế rộng. Cả chị và Maury đều cao lớn, vai rộng, mang những nét đẹp giống mẹ - tóc quăn màu nâu sữa và đôi mắt ấm áp hình quả hạnh. Maury thậm chí còn được thừa hướng một bên má lúm đồng tiền. Đáng yêu ghề, các cô bồi bàn khác hay nói về Maury như vậy. Họ huýt sáo khe khẽ. Ôi chà chà. Tuy nhiên, bà Travers chỉ cao tròm trèm mét rưỡi, và trong bộ váy Hawaii sáng màu trông bà không béo nhưng tròn trịa chắc nịch, tựa như một đứa trẻ chưa giãn hết gân cốt. Còn về tia sáng lấp lánh, sự sôi nổi trong mắt bà, vẻ hoan hỉ luôn trực chờ trào ra, thì chưa ai hoặc không ai có thể bắt chước hay thừa hướng được. Cả cái màu đỏ ửng, gần giống như bị phát ban, lúc nào cũng thường trực hai bên má bà nữa. Đó có lẽ là hậu quả của việc ra ngoài trời dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào mà không quan tâm đến làn da của mình, để rồi cùng với dáng người bà, cùng với chiếc váy Havvaii, nó bộc lộ tính độc lập của bà.
Thỉnh thoảng, vào các tối Chủ nhật, ngoài các thành viên trong gia đình còn có thêm khách đến chơi. Một cặp vợ chồng, hay có iẽ một ngưòi độc thân, thường là trạc tuổi ông bà Travers, và thường là giống họ ở phương diện bà vợ thì hoạt bát và hóm hỉnh, trong khi ông chồng thì trầm tĩnh hơn, chậm chạp hơn và cam chịu hơn. Mọi người rôm rả ké chuyện tiếu lâm, thường thì họ tự lấy mình ra để cười nhạo. (Giờ thì bà già Grace đã là một tay góp chuyện lôi cuốn trong một thời gian lâu đến mức thỉnh thoảng bà cẩm thấy phát bệnh với chính mình, và bà thấy thật khó mà nhớ nổi những màn đối đáp bên bàn ăn tối này đá từng lạ lẫm đổi với mình như thế nào. Ở quê bà, phần lớn các cuộc chuyện trò xôm tụ thường mang hơi hướng cợt nhả tục tĩu, mà dĩ nhiên bà mợ và ông cậu của bà sẽ không đời nào tham gia. Vào những dịp hãn hữu khi nhà có khách thì chỉ độc mấy lòi ca tụng hay biện hộ về thức ăn, bàn thảo về thời riết, cùng với nỗi nhiệt tâm cầu ước cho bữa ãn chấm dứt càng mau càng rốt.)
Sau bữa tối tại gia đình Travers, nếu tối hôm đó trời lành lạnh thi ỏng Travers sẽ nhóm lò sưởi. Họ chơi trò mà bà Travers gợi là “trò đoán chữ ngu xuẩn”, tên vậy thôi chứ thật ra mọi người phải rất thông thái, kể cả khi họ nghĩ ra những định nẹhĩa ngớ ngẩn. Và đây là khoảnh khắc để cho nhân vật nào đó ngậm hột chị suốt bữa tối sẽ bỗng nhiên vụt sáng. Những tranh luận giễu nhại nổi lên xoay quanh những tuyên bố cực ngớ ngẩn. Anh Wat, chồng chị Gretchen, là vua tranh luận, sau đó thì đến Grace, trong niềm hân hoan của bà Travers và Maury. (Maury hét to, trước sự thích chú của tắt cả mọi người ngoại trừ Grace, “Đấy, thấy chưa? Em đã nói rồi. Cô ấy rất thông minh mà lị”). Dẫu gì chính bà Travers mói là trùm dẫn dắt nhịp điệu của trò đoán chữ này bằng những lời biện hộ quyết liệt, nhằm bảo đám cho cuộc chơi không trở nên quá nghiêm túc hay đừng có người chơi nào bị quá ấm ức.
Lần duy nhất gặp lạn cợn do có người không hài lòng với trò chơi là khi Mavis, cô vợ của anh Neil, con trai riêng của bà Travers, đến ăn tối. Mavis và hai con nhỏ sống không xa đấy, tại nhà bố mẹ cô ta đằng cuối hồ. Tối hôm đó chí có người trong nhà vói nhau, cộng thêm Grace, vì ai nấy đều đinh ninh Mavis và Neil sẽ dẫn theo lũ nhóc. Nhưng Mavis đi một mình - Neil là bác sĩ, và không ngờ anh lại có việc phải đi Ottavva vào cuối tuần đó. Bà Travers thất vọng nhưng rồi trấn tĩnh lại, nói to lên vừa vui vẻ vừa sốt sắng, “Nhưng bọn trẻ đâu phải ả Ottawa, đúng không?”
“Chẳng may là không ạ,” Mavis đáp. “Nhưng tụi nó chả dễ thương tí nào. Con chắc chắn chúng sẽ rống gào suốt bữa ăn cho mà xem. Đứa nhỏ bị ban hạt kê, và có Chúa mới biết thằng Mikey bị làm sao.”
Đó là một người phụ nữ mảnh mai, da rám nắng, mặc váy tím, cột đuôi tóc đen bằng dải ruy băng rộng bản màu tím, tiệp với màu váy. Đẹp, nhưng hai bên khóe miệng thấp thoáng nét chán chường. Cô ta bỏ mứa gần hết phần ăn của mình, giải thích là bị dị ứng với cà ri.
“Ôi, Mavis, tiếc quá,” bà Travers thảng thốt. “Con mới bị thế hay sao?”
“Không ạ. Con bị từ xửa xưa rồi nhưng con hay lịch sự ráng ăn cho hết. Nhưng giờ thì con đã chán phải nôn mửa gần như suốt cả đêm rồi.”
“Phải chi con nói trước cho mẹ biết... Thế, chúng ta có thể dọn cho con món gì bây giờ?”
“Đừng lo, con không sao đâu. Với lại con không muốn ăn, áp lực và niềm vui của bổn phận làm mẹ mà.”
Cô ta châm một điếu thuốc.
Sau đó, trong trò chơi, cô ta đôi co với Wat về một định nghĩa anh dùng, để rồi khi từ điển chứng minh rằng định nghĩa ấy có thể chấp nhận được thì cô ta nói, “A, xin lỗi nhé. Tôi nghĩ mình thua kém mọi người ở đây rồi.” Rồi đến lúc tất cả mọi người nộp tờ giấy ghi từ của mình để chuẩn bị cho vòng chơi tiếp theo, cô ta mỉm cười lắc đầu.
“Con chả có từ nào cả.”
“Ô, Mavis,” bà Travers thốt lên. Và ông Travers tiếp lòi, “Thôi nào, Mavis. Dùng từ cũ cũng được.”
“Nhưng con chẳng có từ cũ nào hết. Xin lỗi. Tối nay con cảm thấy đầu óc ngu đần quá. Mọi người cứ chơi tự nhiên đi.” Và mọi người chơi tiếp, tất cả đều giả vờ như không có gì xảy ra, trong khi Mavis vừa hút thuốc vừa không ngừng nhoẻn nụ cười thảm não tổn thương ngọt ngào đầy quyết đoán của mình. Được một lác cỏ ta đứng lên, bảo rằng minh mệt kinh khủng và không thể để bọn trẻ trong tay ông bà ngoại chúng lâu hơn nữa, rằng cô ta đã có một chuyến thăm viếng thú vị, học hỏi được nhiều điều, rằng bây giờ cô ta buộc phải ra về.
“Noel tới phái tặng một quyển từ điển Oxibrd mới được,” cô ta nói bâng quơ khi đi ra cùng với một tràng cười cay đắng.
Quyển từ điển của gia đình Travers mà Wat đã dùng là từ điển Mỹ.
Khi cô ta đi rồi, không ai nhìn ai. Bà Travers nói, “Gretchen, con còn sức đi pha cho cả nhà một bình cà phê không?” Và Gretchen đi vào bếp, vừa đi vừa lẩm bẩm, “Vui thay. Đến Chúa cũng phải khóc.”
“Ờ. Cuộc sống của nó đang căng,” bàTravers nói. “Hai đứa con lóc nhóc.”
Trong tuần, Grace có mộr ngày nghỉ từ lúc dọn xong bữa điểm tâm cho tới lúc bày biện bữa tối, khi phát hiện ra điều này bà Travers liền lái xe đến Bailey’s Falls đón cô về ngôi nhà bên hồ choi trong những giờ rảnh rỗi đó. Đấy là quãng thời gian Maury đi làm - anh làm thêm vào mùa hè với đội cầu đường sửa chữa xa lộ 7 - Wat thì ở văn phòng của anh tại Ottawa còn Gretchen thì đi bơi hay chèo thuyền với lũ con dưới hồ. Thường thì bà Travers chủ động thông báo rằng bà phải đi mua đồ, phải nấu bữa tối, hay phải viết thư gì đó, xong bà sẽ để Grace lại một mình trong căn phòng mênh mông mát mẻ, vừa là phòng khách vừa là phòng ăn, với chiếc ghế sofa bọc da vĩnh viễn lõm xuống và những kệ sách đầy ứ.
“Cứ đọc cái gì khiến cháu thăng hoa nhé,” bà Travers nói. “Không thì cuộn tròn mà ngủ nếu chích. Công việc của cháu nặng nhọc thế, chắc là cháu mệt lử rồi. Bác bảo đảm sẽ đưa cháu trở lại đúng giờ.”
Grace không bao giờ ngủ. Cô đọc sách. Cô hầu như
không nhúc nhích, và phía dưói chiếc quần soóc cô mặc, cặp đùi trần của cô đổ mồ hôi dính chặt xuống mặt ghế da. Có lẽ là bởi cô đọc quá say sưa. Thường thì cô không thấy bà Travers đâu cho mãi tới giờ cô cần được chở về lại nơi làm.
Bà Travers chỉ bắt chuyện chừng nào đầu óc Grace đã có đủ thời gian để thoát ra khỏi quyển sách cô vừa mới đắm mình vào. Sau đó bà có thể bảo rằng bản thân bà đã đọc quyển sách đó rồi, và bày tồ những suy nghĩ của bà về nó... nhưng luôn luôn bằng phong thái vừa sâu sắc vừa vô tư lự. Chẳng hạn bà nói, về quyển Anna Karenina, “Bác không nhớ mình đã đọc nó bao nhiêu lần rồi, nhưng bác nhớ rõ rằng đầu tiên bác đồng cảm với Kitty, sau đó là với Anna... ôi, thật kinh khủng, về Anna ấy, rồi thì, cháu biết không, lần đọc mói đây nhất bác chợt nhận ra mình thông cảm sâu sắc với Dolly. Dolly lúc cô ấy đi về vùng quê, ờm, đem theo một lũ trẻ, rồi cô ấy phải học từ cách giặc giũ trở đi, gặp vấn đề vói mấy cái chậu giặt - bác nghĩ đó chính là cách lòng cảm thông của người ta thay đổi khi người ta về già. Đam mê bị đẩy ra sau cái chậu giặt. Mà thôi, đừng để ý bác nói gì. Cháu nhé?”
“Cháu còn chẳng biết mình có để ý nhiều đến ai không.” Grace ngạc nhiên với chính mình, tự hỏi liệu mình có đang tỏ ra tự phụ hay non nớt không. “Nhưng cháu thích nghe bác nói.”
Bà Travers phá lên cười. “Bác cũng thích nghe mình nói.”
Không hiểu sao, cũng độ ấy, Maury bắt đầu đề cập tói việc cưới xin của họ. Không hẳn đám cưới sẽ diễn ra ngay - phải đợi đến khi anh học xong và đi làm kỹ sư đã - nhưng anh hay nói về chuyện ấy, cơ hồ cả cô lẫn anh đều đã coi đó là chuyện đương nhiên. Khi chúng mình cưới nhau, anh hay nói vậy, còn Grace, thay vì chất vấn hay phủ nhận, chỉ lắng nghe một cách tò mò.
Khi cưới nhau họ sẽ có một chốn ớ bên hồ Little Sabot. Không quá gần cha mẹ anh, cũng không quá xa. Đó sẽ chỉ là nhà nghỉ hè thôi, dĩ nhiên. Thời gian còn lại họ sẽ sống ở bất kỳ chỗ nào mà công việc kỹ sư của anh đưa họ tới. Tức, có thể là ớ bất kỳ đâu - Peru, Iraq, những lãnh thổ phía Tây Bắc. Grace thích vì mường tượng đến việc chu du đây đó hơn là hứng thú trước điều anh nói, bằng vẻ tự hào vô cùng nghiêm túc, về tổ ấm của chúng ta. Chẳng điều gì trong ấy có vẻ thật đối với cô, song ý tưởng về việc đỡ đần ông cậu, bắt đầu cuộc đời đan ghế tại thị trấn và trong chính ngôi nhà cô lớn lên, đuờng như cũng chưa bao giờ là thật đối với cô.
Maury liên tục hỏi xem cô đã thưa chuyện thế nào về anh với cậu mợ của cô rồi, khi nào cô định sẽ đưa anh về nhà gặp họ. Thậm chí cái cách anh tự nhiên dùng từ ấy - từ nhà - cũng có vẻ hơi lệch lạc đối với cô, mặc dù di nhiên đó là từ mà chính cô đã dùng. Có lẽ cô nên nói nhà của cậu mợ em thì sẽ chuẩn hơn.
Tình thật cô chưa hề đả động gì về anh trong những lá thư ngắn hằng tuần gửi về cho họ, ngoài mấy dòng rằng cô “đang tìm hiểu một anh làm việc thời vụ vào dịp hè gần đây.” Chắc hẳn cô đã tạo ấn tượng rằng cái anh này làm ở khách sạn.
Không phải cô chưa bao giờ nghĩ đến việc lấy chồng. Viễn cánh đó - hình như là - đã hiện diện trong ý nghĩ của cô, song song với cuộc đời đan ghế mây. Bấc chấp sự thể rằng trước ltia chưa từng được ai ve vãn, cô vẫn nghĩ chuyện ấy rồi sẽ xảy ra, vào một ngày nào đó, chính xác theo cách thức này, người đàn ông ra quyết định ngay tức khắc. Anh ta sẽ gặp cô - có lẽ trong trường hợp anh ta mang ghế tới sửa - và vừa trông thấy cô thì anh ta liền xiêu lòng ngay. Anh ta đẹp trai, giống như Maury. Nồng nhiệt, như Maury. Và rồi những đụng chạm riêng tư dễ chịu theo sau.
Có điều tình tiết này chưa xảy ra. Trên xe hoi của Maury, hay ngoài bãi cỏ dưới vòm sao, cô đã sẵn lòng. Maury thì sẵn sàng, nhưng không sẵn lòng. Anh cảm thấy trách nhiệm của anh là phải bảo vệ cô. vẻ lả lơi mà cô tự nguyện bày tỏ hất anh khỏi thế thăng bằng. Có lẽ, anh cho đó là sự phớt tỉnh. Một sự dâng hiến chủ tâm mà anh không hiểu ra, mà nó cũng không khớp chút nào với những ý niệm của anh về cô. Chính cô cũng không hiểu mình lạnh lùng thế nào - cô tin rằng mình cứ bày tỏ vẻ háo hức là ắt sẽ dẫn tới những niềm sung sướng mà cô đã biết tói, khi cô độc và trong tưởng tượng, và cô cảm thấy hết thảy đều tùy thuộc vào Maury định đoạt. Nhưng anh không định đoạt.
Thời kỳ vây hãm này khiến hai anh chị vừa bấn loạn vừa hoi giận dữ hoặc xấu hổ, để rồi họ không thể ngừng hôn hít, ôm ghì, thốt ra những lời âu yếm, để đền bù cho nhau, khi họ chúc nhau ngủ ngon. Grace thấy nhẹ cả người khi chỉ còn lại một mình, nằm trên giường trong phòng ngủ tập thể và xóa sạch hai tiếng đồng hồ vùa qua ra khỏi cảm trí. cỏ nghĩ Maury chắc chắn cũng nhẹ nhõm khi vừa lái xe một minh trên xa lộ, vừa sắp xếp lại những ấn tượng của mình về Grace, để anh có thể mãi một lòng một dạ yêu cô.
Hầu hết các cỏ hầu bàn đều ra đi sau ngày lễ Lao động để trở về với trường phổ thông hay trường đại học. Nhưng khách sạn vẫn mớ cửa đến iễ Tạ ơn với dàn nhân viên tối giản - Grace nằm trong số họ. Có tin đồn râm ran rằng năm nay sẽ mở cửa lại vào đầu tháng Mười hai để đón khách mùa đông, hay ít nhất là mùa Giáng sinh, nhưng coi bộ không ai trong đội ngũ nhân viên nhà bếp hoặc nhà hàng biết đích xác khả năng đó có xảy ra chật hay không. Grace viết thư cho cậu mợ như thể mọi sắp đặt cho Giáng sinh đều đã an bài. Thực ra cô không hó hé gì đến việc đóng của, có lẽ cô nhắm chừng qua năm mới hẵng nói. Để hai người khỏi phải trông ngóng cô về.
Tại sao cô làm vậy? Không phải vì cô có kế hoạch gì khác. Cô đã nói với Maury rằng cô định sẽ dành hẳn mộr năm nay về giúp đỡ ông cậu, có lẽ sẽ cố tìm người khác học đan ghế thay cô, trong khi anh, Maury, học nốt năm cuối đại học. Cô thậm chí còn hứa sẽ dẫn anh về thăm họ vào Giáng sinh để anh có thể gặp gia đình cô. Anh nói Giáng sinh là dịp lý tưởng để tổ chức lễ đính hôn cho họ. Anh đang dành tiền công đi làm vào dịp hè để mua tặng cô một chiếc nhẫn kim cương.
Cô cũng đang dành dụm tiền mình làm được. Để có thể đón xe buýt đi Kingston thăm anh trong khi anh đang học.
Cô nói như vậy, hứa như vậy, một cách trơn tru. Nhưng liệu chính cô có tin, hoặc thậm chí có mong ước, là nó sẽ xảy ra hay không?
“Maury là đứa tốt tính,” bà Travers nói. “Rồi tự cháu sẽ thấy clio mà xem. Nó sẽ trở thành một người không phức tạp, đáng yêu như cha nó. Không giống thằng anh nó tí nào. Anh Neil của nó rất sáng dạ. Bác không bảo rằng Maury không thông minh, chẳng thể thành kỹ sư nếu không có chút đầu óc, nhưng Neil thì... nó sâu sắc.” Bà tự bật cười một mình. “Những hang sâu bất dò của con gấu đại dương... bác đang nói về cái gì thế nhỉ? Một thời gian dài Neil và bác không hề giao du với ai, chỉ có hai mẹ con với nhau. Vì vậy bác nghĩ nó rất đặc biệt. Bác không có ý nói rằng nó không biết tếu táo. Nhưng đôi khi người hài hước nhất lại là người đầy sầu muộn, đúng không nào? Ta luôn phải băn khoăn về họ. Nhưng lo lắng về đám con cái đã trưởng thành của mình thì phỏng có ích lợi gì? Với Neil thì bác có lo chút chút, chứ với Maury thì bác chỉ lo một tẹo thôi. Còn vói Gretchen, bác chá phải lo lấy một mảy may. Bới vì phụ nữ luôn có gì đó giữ cho họ tiếp tục cố gắng, phải không? Điều này đàn ông không có được.”
Mái đến sau lễ Tạ ơn ngôi nhà nghi bên hồ mới đóng lại. Gretchen và con cái trớ về Ortawa, dĩ nhiên, cho bọn trẻ đi học. Và Maury, vừa hoàn tất việc làm thêm, phái đi Kingston. Chỉ những ngày cuối tuần ông Travers mới tới. Nhưng thường thường, như bà Travers đã bảo với Grace, bà vẫn ở lại, đôi khi với khách khứa, đôi khi ớ một mình.
Thế rồi mọi kế hoạch của bà thay đổi hết. Bà trớ về Ottawa với ông Travers vào tháng Chín. Việc xảy ra đột xuất bữa tối cuối tuần bị hoãn.
Maury giải thích thỉnh thoảng bà có vấn đề về thần kinh. “Mẹ phải nghi ngơi. Có khi phải vào viện nằm vài tuần cho ổn định lại. Ra viện là mẹ luôn khỏe lại mà.”
Grace bảo cô không bao giờ nghĩ mẹ anh lại gặp vấn đề như vậy.
“Cái gì khiến bác thành ra vậy?”
“Anh nghĩ là chẳng ai biết,” Maury trả lời.
Nhưng sau một hồi anh lại bảo, “Ờm. Có thể là do chồng của mẹ. Ý anh nói là chồng trước. Cha của Neil. Việc đã xảy ra với ông ta, đại loại vậy.”
Việc xảy ra là cha của Neil đã tự sát.
“Anh nghĩ, chắc ỏng ta bất ổn sao đó.
“Nhưng có lẽ không hẳn thế,” anh tiếp. “Có rhể do nguyên nhân khác. Những vấn đề mà phụ nữ ở ruổi mẹ hay gặp phải. Dù gì cũng không sao đâu... giờ bác sĩ có thể dễ dàng điều trị cho mẹ khỏi thôi, bằng thuốc men. Họ có thuốc hay mà. Đừng lo.”
Đến lễ Tạ ơn, đúng như Maury đoán, bà Travers ra viện và bình phục dần. Bữa tiệc lễ Tạ ơn vẫn diễn ra bên hồ như thường lệ. Nó được ấn định vào ngày Chủ nhật - cũng như thường lệ, để sau đó cả gia đình sẽ khăn gói đồ đạc và đóng của nhà nghỉ vào thứ Hai. Vậy là thật may cho Grace, vì Chủ nhật vẫn là ngày cô nghỉ làm.
Toàn thể gia đình có mặt. Không có khách - nếu không tính Grace. Neil và Mavis với lũ con sẽ ở nhà của cha mẹ Mavis và ăn tối ở đó vào thứ Hai, nhưng ngày Chủ nhật họ sẽ đến nhà Travers.
Vào lúc Maury chở Grace tói ngôi nhà bên hồ sáng hôm Chủ nhật, gà tây đã đút trong lò. Do có bọn con nít nên bữa tối sẽ dọn sớm, khoảng độ năm giờ. Bánh nướng đã bày cả trên bệ bếp - nhân bí ngô, nhân táo, nhân việt quất dại. Chị Gretchen đảm trách nhà bếp - tài năng bếp núc không kém gì tài năng chạy điền kinh, vốn là nghề nghiệp của chị. Bà Travers ngồi bên bàn bếp, uống cà phê và chơi ghép hình với đứa bé nhà chị, Dana.
“A, Grace,” bà reo lên, đứng bật dậy để ôm cô - lần đầu tiên bà hành động như vậy - và cử động lóng ngóng từ bàn tay bà hất văng những mảnh ghép hình.
Dana thét tướng, “Bà ngoại,” còn con chị nó, Janey, nãy giờ vẫn theo dõi đầy xét nét, hốt lại những mảnh ghép rơi vãi.
“Chúng ta sẽ xếp nó lại thôi, bà ngoại đâu có cô ý,” Janey nói.
“Mẹ để xốt nam việt quất ở đâu hả mẹ?” Gretchen hỏi.
“Trong tủ ấy,” bà Travers nói, vẫn siết chặt hai cánh tay Grace và phớt lờ đống mảnh ghép bị hủy.
“Chỗ nào trong tủ kia?”
“ơm. Xốt nam việt quất,” bà Travers lầm bầm. “À... mẹ hay tự làm lấy. Trước tiên mẹ thả nam việt quất vào một ít nước. Sau đó đem đun nhó lửa... à không, mẹ nghĩ ta phải ngâm chúng truớc đã…”
“Giời, con làm gì có thời gian cho tất cả những việc đó,” Gretchen nói. “Ý mẹ là mẹ không có đồ đóng hộp à?” “Không. Việc gì phải thế, vì mẹ tự làm mà.”
“Con phải nhờ ai đi mua mói được.”
“Hay con hỏi bà Woods xem sao?”
“Thỏi. Con có bao giờ nói chuyện vói bà ấy đâu. Gan nào mà dám. Ai đó phải ra của hàng mua thôi.”
“Cưng... hôm nay là lễ Tạ ơn,” bà Travers nhẹ nhàng. “Làm gì có chỗ nào mở cửa.”
“Cửa hàng ngoài xa lộ ấy, nó mở suốt mà.” Rồi chị Gretchen cao giọng. “Wat đâu?”
“Anh ấy đi chèo thuyền rồi,” Mavis nói vọng từ phòng ngủ nhà sau. Cô ta nói mà như buông lời cảnh cáo, bỏi vì cô ta đang cố dỗ cho đứa bé ngủ. “Anh ấy đưa Mikey đi cùng.” Mavis đã phải tự lái xe chở Mikey và đứa bé đến. Neil sẽ tới muộn - anh còn bận gọi vài cuộc điện thoại.
Còn ông Travers đi đánh golf.
“Tôi cần người ra của hàng,” Gretchen nói. Chị đợi, nhưng không có tiếng xung phong nào từ phía phòng ngủ. Chị nhướng lông mày về phía Grace.
“Em lái xe được không?”
Grace bảo rằng không.
Bà Travers nhìn quanh tìm ghế của mình và ngồi xuống, cùng một tiếng thở phào hể hả.
“Hừ,” Gretchen nói. “Maury lái xe được. Maury đâu?”
Maury đang ở trong phòng ngủ nhà trước để tìm quần bơi, mặc cho ai cũng báo trước với anh là nước lạnh lắm không bơi được đâu. Anh bảo cửa hàng không mở.
“Mở mà,” Gretchen khăng khăng. “Họ bán xăng đấy thôi. Nếu không thì có cái cửa hàng ở đầu lối vào Perth, em biết đấy, chỗ có kem ốc quế...”
Maury muốn Grace đi cùng với anh, nhưng hai bé gái, Janey và Dana, đang kéo cô đi với chúng ra xem chiếc xích đu ông ngoại chúng vừa mới dựng dưới cây thích Na Uy bên hông nhà.
Bước xuống những bậc thềm, cô cảm thấy một bên quai xăng đan của mình bị đứt. Cô bèn tháo luôn cả hai chiếc ra, chân trần bước phăm phăm trên nền đất cát, trên lớp cây mã đề bị giẫm bẹp và trên lớp lá khô quắt rụng đầy.
Trước tiên cô đẩy xích đu cho bọn trẻ, sau đó đến lượt chúng đẩy cô. Đúng lúc cô nhảy xuống, chán đất, thì mộr bên chân cô sụm lại, cô thét lên một tiếng đau đớn, không biết chuyện gì vừa xảy ra.
Đó là bàn chân, không phải cẳng chân cô. Cơn đau buốt thấu từ gan bàn chân trái, nó vừa bị một miếng vỏ trai sắc cạnh cửa phải.
“Dana mang đám vỏ ấy vào đây đó,” Janey nói. “Nó định làm nhà cho con ốc sên của nó.”
“Chú ta đi mất rồi,” Dana nói.
Gretchen và bà Travers và thậm chí cả Mavis hộc tốc ùa ra, tướng tiếng kêu là của một đứa trong bọn trẻ.
“Cô ấy bị cháy máu bàn chân,” Dana nói. “Máu tràn ra mặt đất kìa.”
Janey tiếp, “Cô ấy giẫm phải vỏ trai. Dana để vỏ trai ở đây, nó định xây nhà cho Ivan. Ivan con ốc sên của nó.”
Tức thì một cái chậu được bưng ra, nước để rủa vết thương, một cái khăn, và tất cả mọi người hỏi han xem đau thế nào.
“Không đau lắm ạ,” Grace nói, cà nhắc bước lên những bậc thang, vói hai bé gái tranh nhau dìu đỡ và nhìn chung chỉ tổ choán đường cô.
“Ôi, khiếp quá,” Gretchen nói. “Nhưng sao em không mang giày hả?”
“Giày đứt quai ạ,” Dana và Janey đồng thanh trá lòi, đúng lúc một chiếc xe mui trần màu rượu vang chạy êm như ru đánh vòng gọn ghẽ vào chỗ đậu.
“Ôi, thật đúng lúc quá,” bà Travers nói. “Người chúng ta cần là đây. Bác sĩ.”
Đó là Neil, lần đầu tiên Grace gặp anh. Một người cao to, vai rộng, di chuyển nhanh nhẹn.
“Túi của con đâu,” bà Travers thét lên mùng rỡ. “Chúng ta có một ca cho con đây.”
“Anh có đồ oách nhé,” Gretchen nhận xét. “Mới hả?”
Neil bảo, “Trót dại mua nó đấy.”
“Ôi thằng bé thức rồi.” Mavis thở hắt ra một tiếng hơi có vẻ buộc tội rồi tất tưởi trở vào nhà.
Janey nghiêm trang, “Ta không thể làm gì mà không làm em bé thức.”
“Con im đi," Gretchen nạt.
“Đừng nói với mẹ là con không mang theo túi đấy,” bà Travers nói. Và vừa lúc Neil lấy chiếc túi cứu thuơng từ băng ghế sau ra, bà nói. “Ồ, có đây, tốc quá, ta đâu lường trước được sẽ xảy ra chuyện gì.”
“Bệnh nhân là cháu phải không?” Neil nói với Dana. “Cháu bị sao nào? Nuốt phải con ếch à?”
“Là cô ấy,” Dana nghiêm nghị. “Cô Grace “Hiểu rồi. Cô ấy nuốt con ếch.”
“Cô ấy bị đứt chân. Máu chảy nhiều quá trời.”
“Giẫm phải vỏ trai,” Janey nối lời.
Nghe vậy Neil bảo hai đứa cháu gái, “Tránh ra nào,” rồi ngồi xuống bậc cấp bên dưới Grace, cẩn thận nâng bàn chân lên, bảo, “Đưa đây miếng vải hay gì cũng được,” sau đó cẩn thận thấm máu để xem xét vết cắt. Giờ anh ngồi gần sát cô, đến nỗi Grace nhận ra cái mùi mà cô đã học cách nhận diện hồi làm thời vụ vào dịp hè trong quán trọ - mùi rượu bạc hà.
“Đích xác,” anh nói. “Máu chảy quá trời. Đó là dấu hiệu tốt, rửa sạch vết thương. Đau không?”
Grace nói. “Hơi hơi.”
Anh săm soi nhìn thật nhanh vào mặt cô. Có lẽ anh tự nói không biết cô đã nhận ra mùi rượu chưa, và cô nghĩ gì về nó.
“Tốt. Thấy cái mép này không? Chúng ta phải lần xuống dưới và bảo đảm rửa thật sạch, sau đấy tôi sẽ khâu một hai mũi. Tôi có thuốc xoa, sẽ không đau khủng khiếp như cô nghĩ đâu.” Anh ngước nhìn lên chị Gretchen. “Ê. Chúng ta hãy đưa khán thính giả ra khỏi đây nào.”
Tuy vậy anh chưa nói một lòi nào với mẹ, lúc này bà đang lặp đi lặp lại rằng thật tốt biết bao khi anh tới đúng lúc như thế.
“Hướng đạo sinh. Luôn luôn sẵn sàng,” anh nói.
Đôi tay anh nhìn không biết là người say, cả mắt anh cũng không lộ vẻ là vậy. Trông anh không giống ông bác vui nhộn mà anh thủ vai khi nói chuyện với bọn trẻ, cũng chẳng giống vai trò nhà cung cấp những lời vỗ về an ủi mà anh đã chọn để đối đãi với Grace. Anh có vầng trán cao, nhợt nhạt, chỏm tóc quăn tít màu đen xám, đôi mắt xám tinh anh, khuôn miệng rộng, môi mỏng hình như cong lên lộ vẻ mất kiên nhẫn, hay thèm thuồng, hay đau đớn.
Khi vết cứa đã được băng lại, ngay trên bậc thềm - Gretchen đá trở vào bếp và bắt bọn trẻ vào cùng, còn bà Travers thì vẫn ở lại, chăm chú theo dõi, với đôi môi mím chặt như hứa rằng mình sẽ không hé môi can thiệp một lòi nào nào - Neil bảo anh nghĩ nên chở Grace ra thị trấn, rồi bệnh viện thì tốt hơn.
“Để tiêm ngừa uốn ván.”
“Không đau lắm đâu mà,” Grace nói.
Neil bảo, “Đấy không phải lý do chính.”
“Mẹ đồng ý,” bà Travers nói. “Uốn ván... cái đó kinh khủng lắm.”
“Chúng ta không nên để lâu,” anh nói. “Nào. Grace phải không? Grace, đế tôi đưa cô ra xe.” Anh giữ bên dưới một cánh tay cô. Cô đã cài dây bên chân đi chiếc xăng đan lành, và cô xỏ ngón chân vào chiếc kia để có thể kéo lết nó đi. Miếng băng được buộc rất chặt và gọn.
“Tôi chạy vào chút đã,” anh nói, khi cô đã ngồi lên xe. “Để xin lỗi.”
Xin lỗi Gretchen? Hay Mavis?
Bà Travers đi từ trên hiên xuống, mang vẻ mặt sốt sắng lờ mờ, một biểu cảm hình như rất tự nhiên ở bà, và hôm nay thì bà thật sự không kiềm chế được. Bà đặt một tay lên cửa xe.
“Thế này tốt quá,” bà nói. “Thế này thật tốt. Grace, cháu là một báu vật trời cho. Cháu cố giữ cho nó đừng uống gì hôm nay nhé? Cháu sẽ biết cách làm thế nào mà.”
Grace có nghe thấy lời bà, nhưng hầu như chẳng nghĩ ngợi gì về điều bà nói. Cô quá hoảng hốt trước sự thay đổi ở bà Travers, trước cái gì đó hình như là sự kềnh càng của thân hình, sự cứng nhắc trong mọi chuyển động, cái vẻ ngẫu nhiên và hơi rồ dại ở lòng nhân từ của bà, niềm sung sướng rưng rưng lộ ra nơi mắt bà. Và hình như có một mẩu gì thấp thoáng vương trên khóe miệng bà, trông giống như hạt đường.
Bệnh viện tọa lạc Ở Carleton Place, cách ba dặm. Có mộr cây cầu vượt phía trên đường ray xe lửa, và họ qua cầu với tốc độ khiến lúc đến giữa cầu, Grace cảm giác như chiếc xe bốc lên khỏi mặt đường, họ đang bay. Hầu như không có xe cộ qua lai, có không sợ, vả lại cô cũng chẳng thể làm gì được.
Neil biết cô y tá đang trực phòng cấp cứu, và sau khi anh điền vào một tờ đơn và dể cô ta liếc sơ bàn chân của Grace (“Băng đẹp đó,” cô ta nói hờ hững), anh có thể tiếp tục tự tay tiêm ngừa uốn ván cho cô. (“Bây giờ thì không đau đâu nhưng sau thì có thể đấy.”) Ngay khi anh vừa tiêm xong, cô y tá trở vào phòng thông báo, “Có một anh chàng đang ngồi ở ngoài phòng đợi để đưa cô ấy về nhà.”
Cô ta nói với Grace, “Anh ta nói anh ra là hôn phu của cô.”
“Bảo anh ra cô ấy chưa xong,” Neil nói. “A không. Bảo anh ta chúng tôi đã đi rồi.”
“Tôi đã bảo anh chị đang ở đây.”
“Nhưng khi cô trở lại thì chúng tôi đã đi rồi,” Neil nói. “Anh ta bảo ông là anh trai của anh ta. Nhẽ nào anh ta không trông thấy xe của ông đậu trong bãi?”
“Tôi đậu xe đằng sau. Trong khu dành cho bác sĩ.” “Đồ-lừa-đảo,” cô y tá lúng búng qua vai.
Và Neil nói với Grace, “Cô không muốn về nhà ngay phải không?”
“Không,” Grace nói, như thể cô đọc thấy cái từ đó
được viết ngay trước mặt mình, trên tường. Cơ hồ như cô đang được kiểm tra thị lực.
Một lần nữa cô được dìu ra xe, chiếc xăng đan rơi phịch khỏi quai ngón chân, yên vị trên mặt nệm màu kem. Họ ra khỏi bãi xe bằng con đường phía sau, một lối đi lạ ra khỏi thị trấn. Cô biết họ sẽ không gặp Maury. Cô không cần phải nghĩ đến anh. Huống hồ là đến Mavis.
Về sau, khi mô tả đoạn này, cái bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời cô ấy, có lẽ Grace sẽ nói - và quả thực cô đã nói rằng tựa như có một cánh cổng đóng sầm lại sau lưng cô. Nhưng vào lúc đó không hề có tiếng sầm - chỉ có sự phục tùng rì rầm khắp ngưòi cô, quyền lợi của những người bị cô bỏ lại phía sau đã bị đình lại một cách nhẹ bẫng.
Ký ức của cô về cái ngày hôm đó vẫn luôn rõ mồn một, dù không phải phần nào cô cũng nhớ nhiều như nhau.
Và thậm chí một số chi tiết trong đó cô hẳn là đã nhớ sai.
Trước tiên họ vọt xe về hướng Tây trên xa lộ 7. Trong hồi tưởng của Grace, thời điểm ấy không hề có chiếc xe nào khác trên xa lộ, và tốc độ họ phóng đạt tới ngưỡng tương đương với lúc bay lên khi ở trên cầu vượt. Điều này không thể đúng được - thể nào mà chẳng có người trên đường, những người sáng Chủ nhật đó đang trên đường về nhà, đang trên đường về ăn lễ Tạ ơn với gia đình. Đang trên đường đến nhà thờ, hay đang từ nhà thờ đi về. Neil hẳn đã giảm tốc độ khi lái qua các làng mạc hoặc những vùng ven thị trấn, đã đi chậm lại khi quẹo qua rất nhiều khúc quanh trên xa lộ cũ. Cô không quen đi xe mui trần, gió đâm vào mắt, gió quấn vào tóc cô. Khiến cô rơi vào trạng thái ảo tưởng về tốc độ không ngừng, về một chuyến bay toàn hảo - không hoảng loạn mà choáng lạ, mà bình thản.
Rồi mặc dù Maury, Mavis và những ngirời còn lại trong gia đình đã bị quét khỏi tâm trí cô, nhưng dăm ba hình ảnh về bà Travers vẫn còn, bà đang cúi xuống, vừa cười khanh khách quái lạ, sường sượng, vừa thì thầm lời nhắn nhủ cuối cùng.
Cháu sẽ biết cách làm thế nào mà.
Grace và Neil không nói chuyện với nhau, tất nhiên. Theo như cô nhớ thì khi ấy ta phải thét tướng lên mới có thể nghe nhau nói được. Và những gì cô nhớ, nói cho ngay, hầu như không thể phân biệt được với ý nghĩ, với mộng tưởng của cô lúc đó, về việc tình dục sẽ như thế nào. Cuộc gặp tình cờ; những ám hiệu câm nín nhưng mãnh liệt, chuyến xe dù gần như nín thít mà trong đó cô ít nhiều hiện diện như một kẻ bị bắt giữ. Một sự đầu hàng hời hợt, xác thịt giờ không gì hơn một dòng suối thèm khát.
Cuối cùng, họ dừng lại, ở Kaladar, và đi vào khách sạn tòa khách sạn cũ ấy giờ đây vẫn còn đó. Cầm tay cô, đan ngón tay anh vào tay cô, đi chậm lại để khớp với những bước chân tập tễnh của cô. Neil dẫn cô vào quầy bar. Cô nhận ra nó là quầy bar, dù cô chưa bao giờ vào một quán rượu nào. (Nhà trọ Bailey’s Falls không có giấy phép bán rượu - việc uống rượu diễn ra trong phòng của khách trọ, hoặc ở cái chốn xập xệ được gọi là hộp ở đêm bên kia đường). Quang cảnh quán rượu đúng như cô nghĩ - một căn phòng lớn tối tăm, thiếu khí, bàn ghế vừa được xếp lại sau một cữ dọn dẹp qua loa, mùi Lysol không tẩy được mùi bia, mùi whisky, mùi xi gà, mùi thuốc tẩu, mùi đàn ông.
Không mộ 8000 t bóng người ở đó - có lẽ tới chiều nó mới mở của. Nhưng bày giờ không phải là chiều ư? Ý niệm về thòi gian trong cô cứ lờ mà lờ mờ.
Tức thời một người đàn ông từ phòng khác đi ra, nói chuyện với Neil. Ông ta nói, “Chào bác sĩ,” và quành ra sau quầy.
Grace tin chắc thể nào rồi cũng thế này - bất cứ nơi nào họ đến cũng đều có người Neil quen.
“Ông biết hôm nay là Chủ nhật mà,” người đàn ông cao giọng, dứt khoát, như quát đến nơi, như muốn tiếng mình có thể nghe được từ bãi đậu xe. “Tôi không thể bán gì cho ông ở đây vào Chủ nhật được. Mà tôi cũng không bán gì cho cô ta luôn. Cô ta thậm chí còn không nên ở đây kìa. Ông hiểu chứ?”
“Hiểu, hiểu, đại ca. Hiểu mà,” Neil rối rít. “Tôi thành tâm đồng ý, thưa đại ca.”
Trong khi hai người lời qua tiếng lại, người đàn ông sau quầy nhón một chai whisky từ một cái kệ ngầm ra, rót đôi chút vào ly và đẩy qua quầy cho Neil.
“Cô khát không?” anh nói với Grace. Tay anh đã mở một chai Coca. Anh cứ thế đưa luôn cho cô không cần ly.
Neil đặt một tờ tiền lên quầy và người đàn ông đẩy nó
lại.
“Tôi nói với ông rồi. Không thể bán,” ông ta kiên quyết. “Thế còn chai Coca?” Neil hỏi.
“Không thể bán.”
Người đàn ông cất chai rượu đi, Neil uống chỗ rượu trong ly đánh ực. “Ngài là người tốt đấy,” anh nói. “Có tinh thần tôn trọng pháp luật.”
“Mang chai Coca đi cùng ông luôn đi. Cô ta ra khỏi đây mau chừng nào tôi càng mừng chừng đó.”
“Đương nhiên,” Neil nói. “Cô ấy là gái nhà lành đấy. Em dâu tôi. Em dâu tương lai. Tôi cho là thế.”
“Thật à?”
Họ không quay trở lại xa lộ 7. Mà họ lái thẳng về phía Bắc con đường, quãng này không rải nhựa nhưng đủ rộng và được xếp vào loại tươm tất. Ly rượu xem ra có tác dụng ngược lại đến việc lái xe của Neil so với những gì người ta nghĩ. Anh lái chậm lại, đúng tốc độ thích đáng, thậm chí cẩn trọng, mà con đường yêu cầu.
“Em không phiền chứ?” anh nói.
Grace hỏi lại, “Phiền gì?”
“Bị kéo vào xó xỉnh bất kỳ.”
“Không.”
“Anh cần em đi cùng. Chân em sao rồi?”
“Tốt.”
“Chắc củng hơi đau.”
“Không đau lắm. Không sao.”
Anh giơ bàn tay không cầm chai Coca lên, áp lòng bàn tay vào miệng liếm một cái rồi buông thõng xuống.
“Em có nghĩ anh bắt cóc em vì những mục đích sa đọa không?”
“Không,” Grace nói dối, nghĩ bụng cách dùng cái từ đó mới giống mẹ anh ta làm sao. Sa dọa.
“Có những lúc hẳn là em đã nghĩ đúng đấy,” anh nói, cứ như thể cô vừa trả lời là vàng. “Nhưng không phải hôm nay. Anh không nghĩ vậy. Hôm nay em an toàn như ở trong nhà thờ.”
Sự biến đổi trong sắc giọng của anh - nó đã trở nên thân tình, chân thật, và lặng lẽ - và hồi ức về việc làn môi anh áp vào, rồi lưỡi anh lẩy qua làn da cô, đã đánh động Grace tới mức cô nghe rõ từng lời anh đang nói với mình, nhưng không hiểu. Cô như cảm thấy hàng trăm, hàng trăm cú lẩy lưỡi của anh, vũ điệu khẩn khoản van xin, vân vê khắp làn da của cô. Nhưng cô cũng nghĩ ra một câu để nói, “Nhà thờ không phải lúc nào cũng an toàn.”
“Đúng. Đúng.”
“Và em không phải em dâu của anh.”
“Tương lai. Chứ chẳng phải anh đã nói là tương lai à?” “Cả tương lai cũng không.”
“Ố. À. Anh cũng không mấy ngạc nhiên. Không. Không hề ngạc nhiên.”
Rồi giọng anh lại biến đổi, trở về như bàn công việc. “Anh đang tìm chỗ rẽ ở quãng này, về bên phải. Có một con đường mà nếu thấy anh ắt sẽ nhận ra. Em có biết tí ti gì về vùng này không?”
“Quanh đây ư, không.”
“Không biết Flower Starion à? Oompah, Poland? Snow Road thì sao?”
Cô chưa bao giờ nghe nói đến chúng.
“Anh muốn gặp một người.”
Xe rẽ về bên phải, cùng vói những tiếng lầu bầu hoài nghi ở phía anh. Không có bảng chỉ đường. Con đường này hẹp hơn và gồ ghề hơn, có một cây cầu lót ván rộng đúng một làn xe. Cây côi trong khoảnh rừng gỗ cứng đan nhánh trên đầu họ. Lá mùa này chuyển màu muộn do chời tiết ấm bất thường, nên cành vẫn xanh, trừ vài nhánh thò ra chăng ngang đây đó như một tấm biểu ngữ. Dấy lên một cảm giác như ở chốn tôn nghiêm. Hàng mấy dặm liền Neil và Grace đều im lặng, vẫn không có khoảng trống trên vòm cây, rừng vẫn chưa dứt. Thế rồi bỗng Neil phá vỡ sự yên lặng đó.
Anh hỏi, “Em biết lái xe không?” và khi cô nói không, anh bảo, “Anh nghĩ em nên học đi.”
Ý anh là học ngay lúc đó. Anh dừng xe, bước xuống rồi quành vào ngồi bên cạnh cô, buộc cô phải nhích ra ngồi phía sau tay lái.
“Không noi nào tốt hơn nơi nàỵ.”
“Nhỡ có xe nào tới thì sao?”
“Không đời nào. Mà có thì chúng ta cũng sẽ xoay xở được. Chính vì vậy nên anh mới chọn một quãng thật thẳng. Đừng lo, em chỉ làm tất cả các thao tác bằng chân phải thôi.” Họ đang ở đầu của một con đường hầm dài dưới tán cây, mặt đất lấm chấm ánh mặt trời. Anh không buồn giải thích xem xe vận hành như thế nào - chỉ đơn giản chỉ cho cô đặt bàn chân vào đâu và bắt cô tập vào số, sau đó nói, “Nào đi đi, cứ làm như anh bảo.”
Chiếc xe chồm lên cú đầu tiên làm cô khiếp đảm. Cô vội về số và tưởng anh sẽ chấm dứt bài học ngay lập tức, nhưng anh cười phá lên, nói, “Oa, thư giãn. Thư giãn đi. Tiếp nào,” và cô lái tiếp. Anh không bình phẩm cách cô bẻ lái, hay cách cô bẻ lái mà quên chân ga, chỉ nói, “Cứ tiếp, tiếp đi, cứ đi thẳng đường, đừng để máy chết.”
“Khi nào em dừng được?” cô nói.
“Chừng nào anh chỉ cho em biết cách dừng.”
Anh để cô lái mãi tới khi họ ra khỏi đường hầm, rồi anh hướng dẫn cho cô cách thắng xe. Vừa dùng xe lại được cô liền mở cửa xe để họ có thể hoán đổi chỗ, nhưng anh nói, “Không. Đấy mới chỉ là bài tập thở. Chẳng mấy chốc em sẽ thích cho xem.” Khi họ nổ máy đi tiếp, cô bắt đầu thấy có lẽ anh nói đúng. Cơn tự tin nhất rhời của cô suýt chút nữa đã dúi họ vào rãnh thoát nước. Một lần nữa, anh vẫn phá lên cười khi buộc phải chộp lấy tay lái, và bài học vẫn tiếp diễn.
Anh không cho cô dùng mãi đến khi họ đã lái qua nhiều dặm, thậm chí còn quẹo, rất chậm, qua vài khúc đường quành. Sau đó anh bảo họ đổi chỗ thì hơn, bởi vì anh không xác định được phương hướng trừ phi tự tay cầm lái.
Giờ anh mói hỏi cô cảm thấy thế nào, và dù đang run bắn toàn thân cô vẫn trả lời, “Không sao.”
Anh xoa cánh tay cô từ vai xuống cùi trỏ và bảo, “Nói dối.” Nhưng anh không chạm vào cô thêm nữa, cũng không để bất kỳ phần thân thể nào của cô cảm thấy đôi môi anh lần nữa.
Chắc hẳn anh đã cảm nhận lại được phương hướng sau vài dặm, lúc họ đi tới một ngã tư, bởi vì anh rẽ trái và cây cối thưa dần đi, họ bò qua con đường gập ghềnh lên một ngọn đồi dài, và sau vài dặm nửa thì họ tới một ngôi làng, hay ít nhất là một cụm nhà bên đường. Có một nhà thờ và một cửa hàng, không cái nào mở cửa để phục vụ cho đúng chức năng nguyên thủy của chúng, nhưng chắc có người sinh sống trong đó, cứ nhìn đám xe cộ đậu xung quanh và những tấm rèm thảm hại nơi khung của sổ thì biết. Có vài ngôi nhà trong tình trạng tương tự, đằng sau một trong số đó là một nhà kho lụp xụp, cỏ khô đen mục thòi ra giữa những xà nhà rạn nứt trông như những bộ lòng bị sưng.
Neil reo lên mừng rỡ khi trông thấy nơi này, nhưng không dừng lại ở đó.
“Thật nhẹ cả người. Thật-nhẹ-cả-người. Giờ anh biết rồi. Cảm ơn em.”
“Em?”
“Vì đã để anh dạy em lái xe. Nó làm anh bình tâm lại.” “Làm anh bình tâm?” Grace nói. “Thật à?”
“Thật như anh đang sống đây.” Neil nhệch cười, nhưng không nhìn cô. Anh bận đảo mắt qua lại giữa hai bên cánh đồng sau khi đã lái dọc theo con đường đi xuyên qua ngôi làng. Anh đang nói như độc thoại.
“Đúng rồi. Phải. Giờ thì chúng ta biết rồi.”
Cứ thế, tới khi anh rẽ vào một lối mòn không thẳng mà uốn lượn xuyên qua một cánh đồng, tránh những tảng đá và những mảng cây bách xù. Cuối lối mòn là một ngôi nhà tình trạng không hơn gì những ngôi nhà khác trong làng.
“Đây rồi, nơi này đây,” anh nói. “Nơi này là nơi anh sẽ không đưa em vào. Anh sẽ vào năm phút thôi.”
Anh vào lâu hơn thế.
Cô ngồi trên xe, dưới bóng râm của ngôi nhà. Cửa ra vào để mở, chỉ có cửa lưới đóng. Tấm lưới và vài chỗ, mắt lưới mới hơn đan cài vào mắr lưới cũ. Không ai ra khỏi nhà để nhòm cô, đến cả một con chó cũng không. Vì xe đã tắt máy nên không gian trong ngày đong đầy một bầu thinh lặng không tự nhiên. Không tự nhiên bởi người ta hay nghĩ một buổi chiều nóng nực như thế này phải đầy ắp tiếng lì rì, vo ve, ri rỉ ra rả của côn trùng trong đám cỏ, trong những lùm bách xù. Dẫu chẳng ai thấy chúng ở đâu, nhưng đáng lẽ mớ âm thanh chúng tạo nên phải tốc ra từ vạn vật mọc trên mặt đất, kéo xa tít tới tận đường chân trời. Nhưng đến thời điểm này trong năm thì đã quá trễ, có lẽ thậm chí còn quá trễ để nghe thấy tiếng ngỗng quàng quạc bay về phương Nam. Dù sao, cô cũng tuyệt nhiên không hề nghe thấy bất kỳ tiếng gì.
Ở đây họ cứ đang ở trên đỉnh thế giới, hay trên một trong những đỉnh thế giới. Cánh đồng đổ xuống tứ phía, chỉ thấy được một phần cây cối bao quanh do chúng mọc ở chỗ đất thấp hơn.
Anh quen biếc ai ở đây, ai sống trong ngôi nhà này? Một phụ nữ chăng? Xem ra loại phụ nữ mà anh thích chẳng thể sống ở một nơi như thế này, tuy nhiên ngày hôm nay không hề có giới hạn cho những sự lạ lùng mà Grace gặp phải. Không có giới hạn nào hết.
Một thời đây từng là ngôi nhà gạch, nhưng ai đó đã bắt đầu dỡ gạch trên tường đi. Những mảng gỗ thô lòi ra, bên dưới, trong khi số gạch từng ốp phủ lên chúng giờ chất đống ngoài sân, có lẽ đang chờ bán. Số gạch vẫn còn bám trên tường nhà tạo thành các đường xiên chéo, những hình bậc thang, và Grace, chẳng có việc gì làm, bèn, ngả ghế dựa lưng ra sau, bắt đầu đếm gạch.
Cô đếm một cách vừa ngẩn ngơ vừa nghiêm túc, hệt như kiểu người ta dứt từng cánh ra khỏi một bông hoa, có điều không lảm nhảm những cụm từ kèm theo đại loại Anh ấy yêu mình, anh ấy không yêu mình.
May. Không may. May. Không may. Đó là tất cả những gì cô dám nói.
Cô thấy mình khó mà theo được dấu của những hàng gạch xếp theo kiểu dích dắc này, nhất là kể từ lúc hàng gạch thẳng lại phía trên cửa ra vào.
Cô biết rồi. Nơi này còn là nơi nào khác được nữa? Một nơi bán rượu lậu. Cô mường tượng ra một kẻ bán rượu lậu ở nhà - một lão già gầy rạc, say bí bét, khinh khỉnh và hay nghi ngờ. Lão ngồi trên bậc cửa trước nhà lăm lăm khẩu súng ngắn trong đêm Halloween. Lão dùng sơn đánh số lên từng thanh cúi chất cạnh cửa nhà để biết ngay nếu có thanh nào bị ăn cắp. Cô hình dung lão - hoặc người chủ ngôi nhà này - đang gà gật trong hơi nóng của căn phòng bẩn thỉu nhưng gọn gàng (cô biết phòng hẳn phải gọn gàng nhờ nhìn những miếng vá trên khung cửa lưới). Lão đứng lên khỏi cái chõng hay cái trường kỷ cọt kẹt, bên trên trải tấm nệm cáu bẩn do người phụ nũ nào đó liên quan tới lão, người phụ nữ nào đó nay đã chết, may cách đây rất lâu.
Không phải cô đã từng vào nhà một người bán rượu lậu, nhưng trong một gia đình, những bức vách ngăn cách vài lối sống cũ rích được tôn trọng vói vài lối sống không được tôn trọng vốn rất mỏng. Cô biết mọi chuyện phải diễn ra thế nào.
Quái lạ là cô đã từng nghĩ tới việc cưới Maury. Sẽ là một kiểu phản bội. Một kiểu phản bội lại chính cô. Nhưng đi với Neil không phải là một sự phản bội, bởi vì anh biết một số điều tương tự như những điều mà cô biết. Và mỗi lúc cô lại không ngừng biết nhiều hơn về anh.
Và giờ đây, ngay giữa khung cửa, cô như trông thấy cậu mình, đang gập người về trước và bối rối nhìn ra chỗ cô, như thể cô đã đi xa bao nhiêu năm rồi vậy. Như thể cô hứa sẽ về nhà nhưng rồi cô lại quên mất, và những tưởng trong bấy nhiêu năm ấy ông đã chết rồi nhưng ông chưa chết.
Cô ráng nói chuyện với ông, nhưng ông biến mất. Cô dần tỉnh lại, thấy mình đang di chuyển. Cô đang ở trên xe với Neil, lại bon bon trên đường. Cô đã ngủ há cá miệng ra một lúc và giờ cô khát nước. Anh quay qua nhìn cô thoáng chốc, và cô nhận ra, ngay cả trong làn gió đang vờn quanh họ, mùi rượu whisky mới uống.
Đúng rồi.
“Cô thức rồi à? Cô đang ngủ gật lúc tôi đi ra,” anh nói. “Xin lỗi... tôi phải xã giao một chút. Bàng quang của có thế nào?”
Quả thật, đó là vấn đề cô đã nghĩ tới từ nây, từ lúc họ dừng lại trước ngôi nhà. Cô đã trông thấy một cái toa lét ở đằng sau, đi quá ngôi nhà, nhưng cô thấy xấu hổ khi phải xuống xe đi tới đó.
Anh nói, “Chỗ này có vẻ được đấy,” và dừng xe lại. Cô xuống xe, bước vào bụi hoa roi vàng với cà rốt dại và cúc tây dại, rồi ngồi xổm xuống. Anh đứng trong đám hoa giống vậy bên kia đường, lưng quay về phía cô. Khi trở lại xe cô thấy cái chai để dưới sàn ngay cạnh chân mình. Hơn một phần ba chất chứa trong đó đã vơi đi.
Anh bắt gặp ánh nhìn của cô.
“Ôi, đừng lo,” anh phân bua. “Tôi chỉ rót một ít vào đây.” Anh giơ một chiếc bình thót cổ lên. “Dễ uống hơn khi tôi lái xe.”
Dưới sàn còn có một chai Coca nữa. Anh bảo cô nhìn vào ngăn đựng bao tay mà tìm cái mở nắp chai.
“Nó lạnh,” cô ngạc nhiên nói.
“Bình đá. Vào mùa đông người ta cắt băng dưới hồ lên rồi đem trữ trong mùn cưa. Hắn giữ nó dưới hầm nhà.”
“Tôi cứ tưởng đã trông thấy cậu mình ở khung của ngôi nhà đó,” cô nói. “Nhưng hóa ra là tôi mơ.”
“Cô có thể kể cho tôi nghe về cậu của cô. Kể cho tôi nghe về nơi cô sống, về công việc của cô. Bất kỳ. Tôi muốn nghe cô nói.”
Có một lực mới trong giọng nói của anh, và có cả sự thay đổi trên sắc mặt anh, nhưng không hề có nét man dại của trạng thái say rượu ánh lên. Tựa hồ như nãy giờ anh đã bị ốm - không ốm nặng, chỉ hơi xuội, do thời tiết - và giờ muốn chứng tỏ mình đã khỏi. Anh đóng nắp chiếc bình thót cổ lại, đặt nó xuống và với ra nắm bàn tay cô. Anh nắm nhè nhẹ, cái siết tay của một người bạn.
“Ông khá già rồi,” Grace nói. “Thật ra ông là ông cậu của tôi. Là người đan mây... nghĩa là ông đan ghế mây. Tôi không thể giải thích công việc đó cho anh, nhưng tôi có thể chỉ cho anh thấy nếu chúng ta có một cái ghế để đan..
“Tôi chả thấy cái nào.”
Cô bật cười, rồi nói, “Chán lắm, thật đấy.”
“Vậy thì nói cho tôi biết cái gì làm cô quan tâm. Cái gì làm cô quan tâm hả?”
Cô nói, “Anh.”
“Ồ. Cái gì ở tôi khiến cô quan tâm?” Bàn tay anh trượt đi.
“Việc anh đang làm lúc này,” Grace cương quyết.
Tại sao?
“Ý cô là uống rượu? Tại sao tôi uống rượu ư?” Cái nắp lại bật khỏi chiếc bình thót cổ lần nữa. “Tại sao cô không hỏi tôi?”
“Vì tôi biết anh sẽ nói gì.”
“Cái gì? Tôi sẽ nói gì nào?”
“Anh sẽ nói, chứ còn có gì khác để làm nữa? Hay những gì đại loại như thế.”
“Đúng vậy,” anh công nhận. “Đó là điều tôi sẽ nói.
Ồ, thế rồi chắc cô định sẽ cố thuyết phục rằng tôi sai ở đâu chứ gì?
“Không,” Grace nói. “Không. Tôi sẽ không thuyết phục.” Vừa nói xong câu đó, cô chợt cảm thấy lạnh người. Cô đã nghĩ mình rất nghiêm túc, nhưng giờ cô nhận thấy mình đang cố tạo ấn tượng với anh bằng những câu trả lời này, cố thể hiện mình cũng thạo đời như anh, và giữa chừng thì cô chạm tới đáy của sự thật này. Tôi sợ mất hy vọng này - xác thực, hợp lý, và vĩnh viễn.
Neil nói, “Không ư? Không à. Thế thì nhẹ cả người. Cô làm tôi nhẹ cả người đó, Grace.”
Một lát sau, anh nói, “Cô biết không... tôi buồn ngủ quá. Ngay khi chúng ta tìm được một chỗ tốt tôi sẽ tấp vào ngủ. Chỉ một lát thôi. Cô không phiền chứ?”
“Không. Tôi nghĩ anh nên vậy.”
“Cô sẽ canh cho tôi?”
“Được.”
“Tốt.”
Địa điểm anh tìm thấy là một thị trấn nhỏ tên Fortune.
Có một công viên ngoài rìa thị trấn, bên một con sông, và có một bãi rải sỏi để đậu xe. Anh ra nằm lên băng ghế sau và lập tức ngủ khèo. Trời sập tối đúng như vẫn vậy, lúc này khoảng tầm ăn tối, tỏ rõ đây rốt cuộc không phải là một ngày hè. Trước đấy khô nơ lâu người ta vừa mới bày tiệc picnic lễ Tạ ơn tại đây - vẫn còn khói bốc lên từ đống lửa ngoài trời, mùi hamburger váng vất trong không khí. Cái mùi ấy không hẳn khiến Grace thấy đói - nó chỉ làm cô nhớ đến những hoàn cảnh mình từng bị đói khác.
Anh ngủ tức thì, còn cô bước xuống xe. Người cô bám chút bụi sau tất cá những động tác dừng và khởi động của bài học lái xe. Cô rửa thật kỹ cánh tay, bàn tay, mặt mũi ở một vòi nước công cộng. Xong xuôi, ưu ái bàn chân bị thương, cô bước chầm chậm ra mép sông, để thấy rằng nó rất cạn, lau sậy rạch tan tác mặt nước. Một tấm biển cảnh báo cho ngưòi ta biết rằng mọi hành vi xúc phạm, khiêu dâm hay ngôn ngữ tục tíu đều bị cấm ở nơi này và sẽ bị phạt.
Cô thử ngồi lên chiếc xích đu, nó quay mặt về hướng Tây. Tự dún mình lên thật cao, cô nhìn lên bầu trời trong hơi xanh, ánh vàng phai nhạt, và một vệt hồng lịm nơi đường chân trời. Không khí đã trở lạnh.
Cô cứ tưởng sẽ có sự đụng chạm. Đôi miệng, cặp lưỡi, làn da, hai cơ thể quấn chặt đến tận xương. Ngụt tình. Đam mê. Nhưng đó tuyệt nhiên không phải những gì số phận đã định sẵn cho họ. Đó là trò trẻ con, so với việc giờ đây cò đã biết rõ anh như thế nào, cô đã nhìn thấu anh ra sao.
Những gì cô nhìn thấy đã là tận cùng. Như thể cô đang dứng bên vạch mép của một vùng nước phẳng lặng, đen ngòm, lan dần ra mãi. Mặt nước lạnh và lặng. Nhìn ra làn nước đen kịt, lạnh giá, im lìm đến vậy, và biết rằng đó là tất cả những gì hiện hữu.
Nghiện rượu không phải là nguyên nhân gây ra sự thể thế này. Dù thế nào, cái điều tưong tự như thế vẫn đang chờ, luôn luôn chờ. Uống rượu, nhu cầu uống rượu - đó chỉ là một kiểu làm sao nhãng, như mọi thứ khác.
Cô trở lại xe và cố đánh thức anh dậy. Anh cựa mình nhưng không tỉnh giấc. Vì vậy cô lại đi loanh quanh để giữ ấm, và để luyện tập cách bước dễ nhất với bàn chân đau như thế - bởi vì cô vừa hiểu ra mình sẽ phải quay lại làm việc, phục vụ bữa sáng.
Cô cố lay anh lần nữa, nói với anh bằng giọng khẩn nài. Anh đáp lại bằng đủ mọi lời hứa hẹn và tiếng làu bàu, rồi một lần nữa lại thiếp đi. Đến khi trời tối hẳn thì cô đành chào thua. Khi khí lạnh ban đêm đã giăng mắc xuống, những thực tế khác liền trở nên rõ mười mươi trong cô. Rằng họ không thể tiếp diễn thế này được, rằng dù sao họ vẫn còn đang ở trong thế giới thực. Rằng cô phải trở lại Bailey’s Falls.
Khó nhọc chật vật mãi cô cũng dìu được anh trở lên ghế phụ. Nếu việc đó còn không đánh thức nổi anh thì rõ ràng không gì có thể đánh thức anh được nữa. Phải mất một lúc cô mới tìm ra cách bật đèn pha, sau đó cô bắt đầu cho xe di chuyển, giật cục, chậm rãi, trở lại con đường.
Cô chả biết ất giáp gì về phương hướng, lại không có mống người nào trên đường để hỏi thăm. Cô chỉ lái mải miết về phía bên kia thị trấn, và rồi kìa, ơn trên phúc lành, có một tấm biển chỉ đường tới Bailey’s Falls, cùng các nơi khác. Chỉ cách đó chín dặm.
Cô lái dọc theo xa lộ hai làn xe ở tốc độ không bao giờ nhích hơn ba mươi dặm một giờ. Xe cộ thưa thớt. Một hai chiếc xe vượt qua cô, bóp còi inh ỏi, vài chiếc cô gặp đi ngược chiều cũng nhấn còi. Trường hợp đầu có lẽ là vì cô đang lái rất chậm, còn truờng hợp kia thì là do cô không biết cách nhá đèn ra hiệu. Mặc kệ. Cô không thể dừng xe giữa đường để lấy lại can đảm. Cô buộc phải tiến tới, như anh đã nói. Cứ tiến tới.
Mới đầu cô không nhận ra Bailey’s Falls, vì cô đi tới đấy từ một hướng không quen thuộc. Đến chừng nhận ra nó, cô bỗng hoảng sợ hơn cả lúc cô đi suốt chín dặm đường. Lái xe tại địa phận xa lạ là một chuyện, lái xe quẹo vào cổng quán trọ lại là chuyện khác.
Anh đã thức khi cô dừng lại trong bãi đậu xe. Anh không lộ vẻ ngạc nhiên về nơi họ đang ở, hay về những gì cô vừa làm. Thật ra, anh bảo cô, tiếng còi xe đã đánh thức anh dậy từ trước đó vài dặm, nhưng anh đã giả vờ như vẫn còn đang ngủ, bởi vì điều quan trọng là không được làm cô giật mình. Nhưng anh không lo lắng gì cả. Anh biết là cô sẽ làm được.
Cô hỏi bây giờ anh đã đủ tỉnh táo để lái xe chưa.
Tỉnh rồi. Tỉnh như sáo vậy.
Anh bảo cô tuột chân ra khỏi xăng đan, rồi nắn bóp chân cô, trước khi nói, “Tốt. Không nóng. Không sưng.
Cánh tay em có đau không? Chắc là không.” Anh dìu cô tới cửa quán, và cảm ơn cô đã đi cùng. Cô vẫn chưa hoàn hồn là mình đã an toàn trở về. Cô hầu như không nhận ra rằng đã đến lúc từ biệt.
Thật ra thì cho đến tận ngày hôm nay Grace vẫn không biết những lời từ biệt có được thốt ra hay không, hay có lẽ anh chỉ kéo cô lại, quàng cánh tay qua người cô, ôm cô thật chặt, với lực xiết thay đổi liên tục đến nỗi dường như phải cần đến hơn hai cánh tay, đến nỗi cô được bao trọn trong anh, thân thể anh rắn khỏe mà thanh thoát, vừa đòi hỏi vừa chối bỏ, như thể anh đang nói với cô rằng cô đã sai khi từ bỏ anh, mọi thứ đều có thể, nhưng rồi lại muốn nói rằng cô không sai, anh chỉ có ý định đóng dấu chính mình vào cô rồi đi thôi.
Sáng sớm, người quản lý gõ cửa phòng ngủ tập thể, gọi Grace.
“Có người điện cho cô kìa,” ông nói. “Đừng lo, họ chỉ muốn biết cô có ở đây không thôi. Tôi bảo để tôi đi xem sao. Giờ thì tốt rồi.”
Chắc là Maury gọi, cô nghĩ. Hay một người trong số họ. Nhưng có lẽ là Maury. Giờ cô sẽ phải đối mặt vói Maury.
Khi xuống phục vụ bữa sáng cho khách - đi đôi giày vải của mình - cô nghe người ta bàn tán về một tai nạn. Một chiếc xe hơi đã đâm vào trụ cầu trên đường tới hồ Little Sabot. Nó bị đâm thẳng tận vào trong, nát bấy và bốc cháy. Không có xe nào khác bị liên lụy, và có vẻ trên xe không chở theo hành khách. Người tài xế sẽ phải được nhận diện qua răng. Hoặc có khi, vào lúc này, đã được nhận diện rồi.
“Thật là một cách chết kinh khủng,” người quản lý chép miệng. “Thà đi tự cắt cổ mình còn hơn.”
“Có khi đây chỉ là một tai nạn,” đầu bếp nói, người này vốn bản chất lạc quan. “Có lẽ là do buồn ngủ.”
“ừm. Có lẽ.”
Cánh tay cô giờ đây đau thốn như bị đánh một cú chí mạng. Cô không thể giữ thăng bằng chiếc khay mà phải cầm nó ra trước ngực, bằng cả hai tay.
Cô không cần phải mặt đối mặt với Maury. Anh viết cho cô một lá thư.
Hãy nói anh ta bắt buộc em. Chỉ cần nói là em đã không muốn đi.
Cô viết lại cho anh đúng bốn chữ. Em đã muốn đi. Cô định viết thêm Em xin lỗi, nhưng lại thôi.
Ông Travers đến quán trọ tìm gặp cô. Ông lịch sự và đúng kiểu giải quỵết công việc, kiên định, điềm đạm, không hề gay gắt. Đây là lúc cô tận mắt thấy ông trong những trường hợp khiến ông là chính mình. Một người đàn ông có khả năng đảm nhận trách nhiệm, ra tay dàn xếp ổn thỏa mọi việc. Ông bảo đây là việc đáng buồn, cả gia đình họ rất buồn, nhưng ông bảo tác hại của rượu thật tàn khốc. Khi bà Travers khỏe hơn ông sẽ đưa bà đi du lịch, đi nghỉ, ở nơi nào đó ấm áp.
Sau đó ông bảo ông cần phải đi, có nhiều việc cần phải làm. Khi bắt tay cô tù biệt ông ấn vào đó một phong bì.
“Cả hai chúng tôi đều hy vọng cô sẽ tận dụng tốt cái này,” ông nói.
Đó là tờ ngân phiếu một ngàn đô la. Ngay tức khắc cô nghĩ đến việc trả nó lại hoặc xé tan nó đi, và kể cả đến giờ Grace thỉnh thoảng vẫn nghĩ như thế hẳn mới là hành động cao thượng. Nhưng cuối cùng, tất nhiên, cô đã không thể làm được việc đó. Vào thời ấy, số tiền đó đủ bảo đảm cho cô một khởi đầu mới trong đời.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!