Vì thế chàng đi.
Sắc đêm càng đậm. Tạ Vương Tôn chầm chậm đi băng qua sân nhà tăm tối, đi lên
gian lầu nhỏ ở phía sân sau.
Trên lầu nhỏ đèn lửa ảm đạm. Một người đàn bà già nua tiều tụy, lặng ngắt ngồi
bên ngọn đèn cô quạnh, tựa hồ đang đợi chờ.
Người bà đợi là người thế nào đây ?
Tạ Vương Tôn trông thấy bà ta, trong ánh mắt chợt trào lên niềm thương tiếc, bất
kỳ ai cũng đều cần phải nhìn thấy tình cảm của ông ta đối với bà già này tha thiết
đến thế nào!
Hai người là đôi vợ chồng dựa vào nhau mà sống, đã cùng nhau nếm trải hết mọi
buồn vui sướng khỗ của đời người!
Bà già bỗng hỏi:
"A Cát vẫn chưa về ư ?"
Tạ Vương Tôn lặng lẽ lắc đầu.
Trong đôi mắt già nua mệt mỏi của bà già đã có ngấn nước mắt, nhưng trong giọng
nói vẫn tràn trề niềm tin. Bà già bảo:
"Tôi biết là sớm muộn gì nó cũng trở về, ông bảo phải thế không ?"
Tạ Vương Tốn đáp:
"Phải !"
***
Một con người chỉ cần còn một chút hy vọng, thì sinh mệnh vẫn còn đáng quý.
Hy vọng sống mãi với nhân gian!
***
Sắc đêm sâu nặng. Bờ hồ đầy tăm tối, chỉ le lói một đốm sáng đèn.
ánh đèn từ cửa sỗ một chiếc thuyền nhẹ rọi ra. Chủ quan họ Tạ ngồi một mình dướ
đèn độc ẩm.
Yến Thập Tam lẳng lặng bước lên thuyền, lẳng lặng lại ngồi đối diện với chủ quán
họ Tạ và lẳng lặng rót ra một chén rượu.
Chủ quán họ Tạ nhìn Yến Thập Tam, trong ánh mắt có nét cười lặng lẽ.
Thuyền rời bờ, chậm chạp bơi vào trong sắc đêm thê lương giữa hồ nước lặng lờ.
Yến Thập Tam đã uống ba chén rượu rồi bỗng hỏi đột ngột:
"Ông biết là tôi sẽ trở lại ?"
Chủ quán họ Tạ cười lên đăm đăm nhìn chàng bảo:
"Nếu không tôi đợi chàng làm gì ?"
Yến Thập Tam ngẩng đầu nhìn chủ quán họ Tạ bảo:
"Ông còn biết gì nữa ?"
Chủ quán họ Tạ nâng chén bảo:
"Tôi còn biết rượu này rất không tồi, có thể uống nhiều nhiều một chút !"
Yến Thập Tam cũng cười bảo:
"Có lý lắm!"
***
Con thuyền nhẹ ở giữa hồ.
Chủ quán họ Tạ dường như đã mang hơi rượu, bỗng hỏi:
"Chàng thấy cây kiếm rồi chứ?"
Yến Thập Tam gật đầu.
Chủ quán họ Tạ bảo:
"Chỉ cần thần kiếm còn, Thần Kiếm sơn trang vĩnh viễn tồn tại !".
Ông ta khe khẽ thở dài, chậm rãi nói tiếp:
"Cho là người không còn, kiếm vẫn tồn tại mãi!"
Trong tay Yến Thập Tam cũng có kiếm. Chàng đang ngưng thần nhìn cây kiếm
trong tay mình, rồi bỗng đứng lên đi ra ngoài khoang thuyền, đến tận mũi thuyền.
Trên hồ một vùng tối đen. Chàng bỗng tuốt kiếm khắc lên mũi thuyền một chữ
"thập" (+) sau đó ném mạnh cây kiếm theo chàng đã hai mươi năm giết người
không tính toán ra giữa lòng hồ.
Hoa nước vọt lên, rồi nước hồ lại phẳng lặng như cũ. Chỉ có kiếm đã chìm nghỉm.
Chủ quán họ Tạ giật mình nhìn Yến Thập Tam, nén không được đành bật hỏi:
"Tại sao chàng lại không cần cây kiếm ấy nữa ư ?"
Yến Thập Tam bảo:
"Có lẽ tôi sẽ lại cần đến kiếm, tới lúc ấy tôi sẽ trở lại!"
Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Chàng có biết đó là việc ngu xuẩn biết chừng nào không?"
Yến Thập Tam đáp:
"Tôi biết chứ !"
Chủ quán họ Tạ lại hỏi:
"Đã biết sao còn làm ?"
Yến Thập Tam cười lên bảo:
Vì tôi bỗng phát giác ra là ở trong đời, một con người nhiều ít gì cũng phải làm
mấy việc ngu xuẩn, huống hồ..."
Trong vẻ cười cợt của chàng mang theo thầm ý:
"Có một số việc làm, suy đến cùng có thật ngu xuẩn không ? Hay là sáng suốt?
Thường thường dù ai cũng chẳng có cách gì phán đoán được!"
***
Nước hồ lặng lẽ, màn đêm lặng lẽ. Người vẫn còn, chỉ có danh kiếm đã chìm.
***
"Đêm nay tỉnh rượu nơi nao ?
Trăng tàn, gió sớm, lao xao liễu bờ..."
***
Thu tàn, đông tới, buốt giá.
Gió lạnh như dao cứa, mặt đất hoang lương, trời xanh vô tình.
Lãng tử cạn khô nước mắt.
***
A Cát nghênh về phía gió lạnh thỗi vỗ mặt, xiết chặt chiếc áo đơn mỏng mảnh từ
"ngõ họ Hàn" đi tới. Căn bản là chàng chẳng có chốn nào về.
Trong mình chàng chỉ còn lại có hai mươi ba đồng tiền nhưng chàng nhất định phải
rời bỏ nơi này, rời bỏ mọi thứ coi như đối đãi một cách thiện ý với con người
chàng.
Chàng chưa rơi nước mắt.
Đã là lãng tử là không còn nước mắt, chỉ có máu, mà bây giờ đến máu chàng cũng
đã đông cóng lại.
***
ở "Ngõ họ Hàn" nỗi tiếng nhất là mụ cả Hàn, mụ cả Hàn ở "Lầu họ Hàn" (Hàn gia
lâu). Lầu họ Hàn là kỹ viện, là "nhà thỗ".
Lần đầu tiên A Cát chạm mặt mụ Cả Hàn là khi chàng nằm trên một chiếc giường
lạnh ngắt mà ướt đầm đìa.
Trên ván giường cứng quèo, lạnh giá, đâu đâu cũng là vết tích nôn ọe của chàng,
vừa bẩn thỉu vừa tanh tưởi.
Tình trạng con người của chàng so với chiếc giường nhơ nhớp kia cũng chẳng hơn
kém nhau là mấy. Chàng đã say mê mệt suốt năm ngày, lúc tỉnh dậy chỉ thấy mồm
miệng khô không khốc, đầu đau như búa bỗ.
Mụ cả Hàn tay chống nạnh vào hông đứng ở đầu giường nhìn chàng.
Người mụ cao bẩy thước trở lên, eo tròn xoe như hình vại, những ngón tay thô múp
míp đeo đầy nhẫn vàng và nhẫn ngọc phỉ thúy, bộ mặt tròn vành vạnh da dẻ căng
lên khiến nom mụ còn trẻ hơn tuỗi một ít. Khi tâm tình vui vẻ, ngẫu nhiên trong
ánh mắt của mụ lại lộ vẻ tươi cười nghịch ngợm như ở trẻ con. Nhưng lúc ấy trên
mặt mụ chẳng có vẻ gì là cười cợt cả.
A Cát dùng sức dụi dụi mắt, lại cố mở to mắt ra, tựa hồ muốn nhìn cho rõ kẻ đứng
đầu giường mình là đàn ông hay đàn bà.
Đàn bà mà như người này rõ ràng là bình thường không thể dễ gặp.
A Cát trăn trở bò dậy, cơn say rượu đêm lập tức xuyên vào cốt tủy chàng như kim
đâm. Chàng thở dài lẩm bẩm bảo:
"Hai ngày vừa rồi nhất định tôi đã uống như một con mèo say!"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Đâu phải mèo say, như chó chết chứ!"
Mụ lạnh lùng nhìn A Cát hỏi:
"Mày từ vùng ngoài tới phỏng?"
A Cát gật đầu. Không sai. Chàng từ vùng khác tới thật, từ nơi rất xa xôi, xa đến nỗi
khiến chàng hoàn toàn chẳng nhớ gì nữa hết.
Mụ Cả Hàn hỏi:
"Mày có tiền không?"
A Cát lắc đầu. Điểm này thì chàng còn nhớ. Đĩnh bạc nhỏ cuối cùng của chàng đã
dùng mua rượu và lần này chàng tỉnh rượu ở xứ nào đây?
Chàng cũng quên nốt.
Mụ Cả Hàn bảo:
"Tao cũng biết là mày không tiền, chúng tao đã lục lọi khắp người mày, đúng là
mày còn nghèo hơn cả con chó chết!"
A Cát nhắm mắt lại. Chàng còn muốn ngủ nữa.
Men rượu ngấm vào cốt tủy đã khiến tinh lực của chàng tiêu tan sạch. Chàng chỉ
muốn biết:
"Mụ có còn gì muốn hỏi tôi nữa không?"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Còn một câu nữa!"
A Cát bảo:
"Tôi nghe đây!"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Kẻ không tiền lấy gì mà thanh toán đây?"
A Cát hỏi lại:
"Thanh toán?"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Năm ngày vừa rồi mày đã uống ở đây hết bẩy mươi chín lạng bạc rượu!"
A Cát hít sâu một hơi bảo:
"Thế đâu có nhiều!"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Đối với bọn không tiền trả, chúng ta ở đây thông thường có hai cách đối phó!"
A Cát lắng nghe.
Mụ Cả Hàn bảo:
"Mày muốn bị người đánh gẫy một chân hay muốn rút ba sợi gân?"
A Cát bảo:
"Tùy mụ!"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Mày không để ý à?"
A Cát bảo:
"Ta chỉ mong các người ra tay nhanh nhanh lên, đánh xong để ta còn đi".
Mụ Cả Hàn nhìn A Cát, mắt mụ lộ ánh kiêu kỳ.
"Cái gã trẻ tuỗi này là loại người gì đây? Vì cớ gì mà gã trở nên chán nản, bừa bãi
đến độ này? Phải chăng là trong lòng gã có nỗi uất ức gì không giải được hay
không quên được chuyện đau lòng cũ?"
Mụ Cả Hàn nén không được bèn hỏi:
"Mày vội muốn đi, định đi đâu bây giờ?"
A Cát đáp:
"Không biết nữa!"
Mụ Cả Hàn hỏi:
"Bản thân mày cũng không biết?"
A Cát đáp:
"Đi đến đâu thì được đến đó!"
Mụ Cả Hàn lại đăm đăm nhìn A Cát rất lâu, bỗng bảo:
"Mày còn trẻ tuỗi, còn có sức lực sao lại không đi làm để trả nợ?"
ánh mắt mụ Cả Hàn dần dần dịu lại:
"ở đây tao đang có một chỗ sai vặt cho mày làm, mỗi ngày năm phân bạc, mày
chịu không?"
A Cát đáp:
"Tùy ý mụ."
Mụ Cả Hàn bảo:
"Mày cũng không hỏi đây là nơi nào? Cần mày làm việc gì ư?"
A Cát đáp:
"Tùy ý, việc gì tôi cũng làm!"
Mụ Cả Hàn cười, dùng sức vỗ bồm bộp vào vai A Cát:
"Trước hết đi ra sau bếp, lấy chậu nước nóng tắm rửa cái thân mày đi đã, bây giờ
nhìn mày như con chó chết, tanh tưởi khác gì cá ươn!"
Trong mắt mụ lại ánh lên nét cười.
"Người làm việc ở chỗ tao đây coi như không phải người, xem mày cũng có hình
người đấy!"
***
Nhà bếp ngào ngạt mùi cơm trắng và canh thịt, từ trong gió lạnh ở ngoài mảnh sân
nhỏ bước vào bếp càng cảm thấy ấm áp dễ chịu biết chừng nào!
Làm việc trong nhà bếp là một đôi vợ chồng, người đàn ông cao to thô khỏe nhưng
lại bị câm cứ như một khúc gỗ, người đàn bà thì gầy nhỏ nhưng hung, cứ như một
mũi dùi vậy. Ngoài hai vợ chồng họ, trong bếp còn năm người nữa.
Năm người đàn bà áo quần lôi thôi lếch thếch, đầu tóc bù rối, trên mặt còn dây vết
phấn son của đêm trước cộng với vẻ mệt nhoài chán chường không sao tả nỗi. Tuỗi
họ từ hai mươi đến hai mươi lăm. Người cao tuỗi nhất có đôi nhũ hoa thây lẩy như
hai quả dưa lớn và đôi mắt ngập tràn ánh nhục dục đầy vẻ trụy lạc và tội lỗi.
Mãi về sau A Cát mới biết ả ta là "chị cả" của các cô gái kia, khách làng chơi thích
gọi ả ta là "con voi nan".
Người ít tuỗi nhất là một cô gái nhìn cứ như đứa trẻ con, eo thót, ngực phẳng lì,
chân tay lẻo khoẻo nhưng lại là người "đắt khách" nhất. Phải chăng là khách làng
chơi đều có dục vọng mang tính chất dã thú, tàn nhẫn với đồng loại?
Thấy A Cát bước vào, cả bọn họ đều tỏ vẻ tò mò và kinh ngạc, may sao mụ Cả Hàn
cũng cùng bước theo vào. Tất cả các cô gái đều gằm cả đầu xuống.
Mụ Cả Hàn bảo:
"Có nhiều việc chỉ đàn ông mới làm được. Đàn ông nhà ta đâu phải khúc gỗ mà là
cụ rùa, bây giờ tao tính kiếm về một đứa còn có vẻ người đây!"
Mụ lại dùng sức vỗ vào vai A Cát bảo:
"Nói cho lũ chó cái này hay mày tên là gì đi!"
A Cát bảo:
"Tôi là A Cát!"
Mụ Cả Hàn bảo:
"Mày không có họ à?"
A Cát bảo:
"Tôi là A Cát!"
Mụ Cả Hàn dùng sức gõ mạnh vào đầu A Cát cười ha hả bảo:
"Thằng ranh này không có họ nhưng cũng có cái hay đây!"
Mụ cười khoái chá:
"Nó không lắm mồm lắm miệng!"
***
Mồm miệng để ăn cơm uống rượu đâu phải để nói lắm, A Cát xưa nay ít mồm ít
miệng.
Chàng lẳng lặng đỗ một gáo nước nóng, ngồi thụp xuống rửa mặt, bỗng đâu có một
cái cẳng vươn ra hất tung chậu nước.
Một cái chân múp míp, xỏ hài thêu hoa bằng đoạn mầu đỏ.
A Cát đứng dậy nhìn vào bộ mặt béo phị, nhẵn thín, tròn xoe. Chàng nghe thấy lũ
đàn bà đang ré lên cười nhưng âm thanh tựa hồ ở rất xa.
Chàng lại nghe "con voi nan" đang to tiếng:
"Mày làm ướt hết chân tao rồi, mau lau đi!"
A Cát chẳng nói gì. Chàng lặng lẽ ngồi xuống, cầm mảnh khăn lau mà chàng câm
vừa đưa cho, lau khô cái cẳng múp míp nọ.
Con voi nan cũng cười vang:
"Mày là đứa trẻ ngoan, đến tối nếu phòng tao không có khách mày có thể lẻn vào,
tao miễn phí!"
A Cát bảo:
"Tôi không dám."
Con voi nan bảo:
"Đến chút gan dạ ấy mà mày cũng chẳng có à?"
A Cát bảo:
"Tôi là thằng đàn ông vô dụng, tôi chỉ cần làm việc lấy tiền trả nợ thôi!"
Thế là từ đó chàng được đeo thêm cái biệt hiệu gọi là "A Cát vô dụng" nhưng
chàng lại chẳng hề để ý đến chút nào!
***
Đèn lồng vừa thắp lên, đám đàn bà đều khoác lên mình áo quần hoa hoét nhóng
nhánh nhất, mặt mũi thì trát lên một lớp son phấn dầy cộp.
"A Cát vô dụng đâu, mau rót trà cho khách!
"A Cát vô dụng đâu, ra phố lấy mấy cân rượu về mau!"
Cứ một lèo như thế mãi đến đêm khuya, chàng mới náu mình trong xó bếp nghỉ
ngơi một lát. Đến lúc đó chàng câm mới xúc một bát to cơm trắng rang thịt ngồi
nhìn chàng ăn, trong ánh mắt người câm, mang đầy vẻ thông cảm, đồng tình.
Nhưng A Cát chưa bao giờ nhìn lại. Có một số người tựa hồ không bao giờ muốn
biểu lộ tình cảm với người khác, A Cát là loại người ấy.
Hình như chàng không gan dạ, lại vô dụng. Mãi đến một hôm có hai thằng thanh
niên xách đao đến định ăn lường chơi quỵt, "con voi nam" mới phát hiện ra một
mặt khác của A Cát là chàng không sợ đau.
Thằng trai trẻ đeo đao định cứ thế khinh khỉnh bỏ đi, không ngờ chỉ có mỗi một
mình "A Cát vô dụng" dám ngăn chúng lại.
Tên trai trẻ cười lạnh lùng:
"Mày muốn chết hả?"
A Cát bảo:
"Tôi không muốn chết, cũng không muốn chết đói. Các người định không trả tiền
mà bỏ đi là định đập bát cơm của tôi!"
Câu nói vừa thốt ra xong thì hai cây đao đã đâm phập vào người A Cát. Chàng ta
không hề động đậy, đến lông mày cũng chẳng hề chau lại, cứ thế đứng trơ ra đó
chịu đâm bẩy tám nhát đao.
Hai tên thanh niên kinh hãi nhìn A Cát rồi bỗng ngoan ngoãn móc tiền ra thanh
toán.
Mọi người đều kinh hoảng nhìn chàng, định ùa cả lại đỡ A Cát nhưng chàng không
nói không rằng mà bỏ đi đến khi về lại sân sau xong mới ngã lăn xuống chiếc
giường vừa cứng ngắc vừa lạnh ngắt, cắn chặt răng, toát mồ hôi lạnh mà quằn quại
trên giường.
Chàng đâu muốn để người khác xem mình như anh hùng mà cũng không muốn để
người khác nhìn thấy nỗi thống khỗ của mình.
Nhưng cánh cửa căn phòng nhỏ tí đã bị người đẩy tung, rồi một người len lén bước
vào, ngoái tay khép chặt cửa rồi đứng tựa cửa nhìn A Cát với ánh mắt đầy thương
xót.
Cô ta có cặp mắt rất to, lại còn đôi tay rất khéo léo. Cô tên là Tiểu Lệ. Khách chơi
thích gọi cô là "yêu tinh con" và giờ đây cô đang dùng đôi tay xinh xắn của mình
lau mồ hôi cho A Cát.
"Tại sao anh phải làm như vậy?"
"Vì đó là việc tôi phải làm!"
Câu trả lời của chàng rất giản dị:
"Tôi phải làm việc đầu sai của mình."
"Nhưng anh còn trẻ, vẫn còn rất nhiều việc khác có thể đi làm được!"
Cô lộ rõ vẻ quan tâm đồng tình với chàng.
Nhưng A Cát đến nhìn cô cũng chẳng thèm nhìn, chỉ lạnh lùng bảo:
"Cô có việc của cô phải làm, sao cô không đi đi?"
Tiểu Lệ vẫn không chịu bỏ, lại bảo:
"Em biết trong lòng anh có rất nhiều việc đau lòng!"
A Cát bảo
"Tôi đâu có!"
Tiểu Lệ bảo:
"Trước đây nhất định có người đàn bà làm anh đau lòng!"
A Cát bảo:
"Cô bói ra ma à!"
Tiểu Lệ bảo:
"Nếu anh chưa từng đau đớn sao anh lại biến ra hình dạng như bây giờ!"
A Cát bảo:
"Vì tôi lười hủi, lại là ma men!"
Tiểu Lệ hỏi:
"Anh cũng háo sắc chứ?"
A Cát không chối, lười đến chẳng buồn chối.
Tiểu Lệ bảo:
"Nhưng bây giờ đã lâu anh chưa đụng đến đàn bà, em biết..."
Giọng nói của cô đột nhiên trở nên kỳ quái và dịu dàng, bỗng cô chộp lấy tay A
Cát kéo đặt lên bụng mình.
Thân thể cô dưới tấm áo lụa mỏng hoàn toàn lộ thể và A Cát cảm ngay thấy sức
nóng từ cái bụng xinh xinh của cô truyền ra.
Nhìn thấy dấu máu từ các chỗ vết thương do đao, mắt Tiểu Lệ như long lanh lên.
"Em biết là anh bị thương không nhẹ, có điều chỉ cần anh cùng em... Em đảm bảo
anh sẽ quên ngay đau khỗ!"
Cô vừa nói vừa lôi kéo tay A Cát đưa đi rà khắp thân mình. Trên bộ ngực phẳng lì
của cô, đôi nhũ hoa nhỏ nhưng rắn chắc.
Sự đáp ứng của A Cát thốt ra bằng có mỗi một từ:
"Cút!"
Một từ kèm theo một cái bạt tai.
Cô hất mặt lên mà ngã xuống, trên mặt lại lộ ra vẻ thắng lợi, cô mong chàng làm
như vậy!
"Anh khỏe thật!".
Cô nói.
A Cát mím miệng. Những vết dao đâm đau đớn như lửa đốt, trong lòng chàng như
cũng đang có lửa đốt.
A Cát phải hết sức khống chế bản thân.
Nhưng hình như Tiểu Lệ đã hạ quyết tâm không chịu bỏ qua, bỗng cô dùng một
tay kéo ghì chân A Cát còn tay kia tốc áo chàng lên mà rờ rẫm...
Cô khe khẽ rên lên, chân hông lắc lư, mình cô ướt đầm đìa...
Đang lúc ấy một cánh tay vươn ra túm lấy tóc Tiểu Lệ lôi thốc ra ngoài.
Trên bàn tay thô khỏe, múp míp, đeo đầy nhẫn các kiểu.
***
Khi bước vào thì mụ Cả Hàn đã say mà tay vẫn còn mang thêm rượu
"Con chó cái ranh này, trời sinh ra đã là đồ đĩ rạc đĩ rài."
Mụ đưa cặp mắt say rượu nhìn A Cát bảo:
"Nó ưa đàn ông đánh, đánh càng mạnh nó càng sướng!"
A Cát nhắm nghiền mắt lại. Chàng bỗng phát hiện ra mụ đàn bà xồn xồn béo phục
phịch này cũng mang cặp mắt tràn trề dục vọng như Tiểu Lệ khi nãy. Chàng không
muốn nhìn lại nữa.
"Nào, uống một chén. Tao biết là sâu rượu đang ngọ nguậy trong họng mày rồi!"
Mụ cười khơ khớ, nhét miệng bình rượu vào mồm A Cát.
"Hôm nay mày đã thay tao làm được việc hay, tao phải khao thưởng hậu cho mày!"
A Cát không nhúc nhích, không phản ứng.
Mụ Cả Hàn cau mày:
"Chẳng lẽ mày là thằng đàn ông vô dụng thật ư?"
A Cát bảo:
"Tôi đúng thế mà!"
***
Khi A Cát mở mắt ra thì mụ Cả Hàn đã bỏ đi, trước khi đi mụ bỏ một đĩnh bạc ở
đầu giường.
"Đây là tiền mày đáng được thưởng, bất kỳ ai chịu bẩy tám nhát đao đều không thể
chịu khống được!"
Xét cho cùng, mụ cũng chỉ như một cô gái nhỏ!
"Còn việc khi nẫy tao biết mày nhất định chẳng quên được đâu!"
A Cát nghe tiếng chân mụ bước ra ngoài cửa xong thì bắt đầu nôn mửa. Chuyện
này chàng quên sao được!
Hết nôn ọe, A Cát đành bỏ đi, để đĩnh bạc lại chảo nấu cơm cho chàng câm. Chàng ngược gió bấc lạnh đi ra khỏi ngõ họ Hàn, chàng biết mình đã không còn ở lại được nữa rồi.