Ái Tình Loạn Luân Hoán Mệnh Tâm Đan Tiểu Phụng Chương 2. Theo tiếng gọi con tim...

Chương 2. Theo tiếng gọi con tim...
Theo tiếng gọi con tim, “cuộc sống của ta khốn khổ lắm ư?” “không, ta sung sướng hạnh phúc… cho đến khi… chính ta đã giết đi cuộc đời mình”.

Muốn biết chuyện gì đã xảy ra, phải bắt đầu từ tập đoàn Trịnh Thị; là tập đoàn kinh tế lớn lớn nhất Thiên Quốc. Sức mạnh của gia tộc họ Trịnh không thua gì vua một nước. Chỉ cần tập đoàn này “có vấn đề” gì đó, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia. “Vua chúa” coi Trịnh Thị là đứa con cưng, ra sức nuôi dưỡng, chăm sóc đỡ đần. Biết đâu một ngày, Trịnh Thị “dở quẻ” thì lắm kẻ phải lao đao.

Gia tộc họ Trịnh sống đoàn kết một nhà, không khác mấy vương tôn quý tộc ngày xưa. Ông, bà, cha, chú, anh, em, dì, dượng… cùng sống trong một “làng”, dân gian gọi là: “Làng Trịnh”. Làng Trịnh nói cho đúng là một tổ hợp những căn biệt thự cao cấp xứng bậc “đại gia”, mỗi căn được cấp cho một thành viên trong gia tộc.

Trịnh Thị, một tài phiệt khét tiếng; năm nay đã ngoài 60 tuổi, thế mà xuân sắc còn nguyên vẻ phương anh lắm! Trịnh Thị chăm sóc cho ngoại hình của mình đôi lúc còn hơn cả sự nghiệp; bản thân Trịnh Thị cũng hay nghi ngờ về sự thành công ngoài mong đợi của mình. Ông ta cho rằng: “Ta là kẻ bất tài, may mắn!”. Gặp ai ông ta cũng nhất mực khiêm cung, thường đặt mình ra sau thiên hạ. Thế nhưng, ai mà chẳng công nhận ông là một thiên tài; ở ông ta có lắm điều nghịch lý, ta cũng không tốn nhiều giấy mực để nói đến những điều ấy nữa.

Ta đang quan tâm đến Trịnh Khiết Tùng, một chàng trai khôi ngô tuấn kiệt; là con út của Trịnh Thị. Hai cha con nhà này đã xảy ra bất hòa nghiêm trọng.

Trong gia tộc họ Trịnh, ngoài Trịnh Thị ra, nổi bậc hơn cả là Trịnh Khiết Tùng. Phần ở dung nhan khôi vỹ lạ thường, phần ở tài năng phi phàm. Người ta cho rằng: “Nhà họ Trịnh thật có phước, Trịnh Thị rủi có qua đi, thì đã có con mình là Trịnh Khiết Tùng nối nghiệp.”

Nhưng xem ra, dự đoán đo còn quá sớm. Chuyện lần này thật sự to tát đây! Trịnh Khiết Tùng đã cãi lại Trịnh Thị:

“Ba không ngăn được con đâu. Con yêu Ngọc Diệp, và mãi mãi yêu nàng!”

Trịnh Thị cười mỉa:

“Mày sến súa quá đấy con ạ! Mày thôi cái kiểu nàng nàng đó đi, mày có biết đang làm ba bực mình lắm không.”

Trịnh Khiết Tùng tức run cả người:

“Ba bực mình thì sao? Con vẫn nói là yêu nàng đấy!”

“Hừ, ba cấm mày! Từ rày không được tơ tưởng đến con Ngọc Diệp, nó không xứng với mày đâu. Vả lại, nhà này cũng không chấp nhận nó. Mày hiểu chứ?”

Trịnh Khiết Tùng giận tím người:

“Tôi chẳng hiểu gì cả, và cũng chẳng muốn hiểu.”

Trịnh Thị trừng mắt, quát lớn:

“Đồ mất dạy! Nếu mày đã quyết như vậy, thì bước ra khỏi nhà này, từ rày đừng nhìn mặt ba nữa.”

Trịnh Khiết Tùng cười nửa miệng:

“Được thôi!”

Trịnh Thị rít lên:

“Biến ngay khỏi mắt tao!”

Trịnh Khiết Tùng trịnh trọng đáp:

“Chào ba!” Rồi quay gót đi biền biệt.

 

Tại sao Trịnh Khiết Tùng lại có mâu thuẫn lớn với ba mình như vậy? Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân lắm! Cha con họ vốn đã chẳng hòa nhau. Trịnh Khiết Tùng hận ba mình vì đã bỏ rơi mẹ anh ta. Còn Trịnh Thị thì không ưa gì tính cách “ngỗ ngược” của đứa con út đầy tài năng. Mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng khi gần đây Trịnh Thị ra sức ngăn cản tình yêu giữa Trịnh Khiết Tùng và người đẹp Ngọc Diệp.

Trịnh Khiết Tùng muốn lấy Ngọc Diệp làm vợ, nhưng Trịnh Thị không đồng ý; vì cho rằng Ngọc Diệp vốn xuất thân thấp hèn, không xứng làm con dâu nhà họ Trịnh. Điều này làm Trịnh Khiết Tùng vô cùng căm phẫn. Đã nhiều lần xảy ra tranh cãi giữa hai cha con, và Trịnh Khiết Tùng đã quyết định từ bỏ gia tộc họ Trịnh với khối tài sản đồ sộ chắc chắn sẽ thuộc về anh; Trịnh Khiết Tùng sẽ từ bỏ tất cả để đến với Ngọc Diệp. Dù nghèo khổ cách mấy cũng chịu được, miễn là được ăn đời ở kiếp với Ngọc Diệp.

Nói về Ngọc Diệp, cô xứng thật là quốc sắc thiên hương. Mặt đẹp như châu ngọc, dáng dấp mặn mà, nét nét tươi nhuận, ai nhìn cũng thích, ai thấy cũng mê. Đã vậy tính cách lại còn nết na thùy mị, phận má hồng yểu điệu thuyền quyên.

Tình yêu giữa Trịnh Khiết Tùng và Hoàng Ngọc Diệp lớn đến mức; họ chấp nhận từ bỏ tất cả để sống bên nhau trọn đời.

Ngọc Diệp nét mặt buồn tủi, an ủi Trịnh Khiết Tùng:

“Mọi chuyện sẽ qua thôi, rồi ba sẽ hết giận, sẽ chấp nhận chuyện chúng ta. Anh đừng nghĩ ngợi quá!”

Trịnh Khiết Tùng hừ một tiếng:

“Đàn đã đứt dây rồi, nối lại được sao. Kể từ ngày hôm nay, anh không còn là con nhà họ Trịnh nữa. Không có họ chẳng lẽ chúng ta không sống được hay sao? Để rồi xem.”

Ngọc Diệp biết rằng, có nói gì lúc này cũng vô ích, chi bằng im lặng là hay nhất. Nhưng có một chuyện mà cô phải nói cho Trịnh Khiết Tùng biết, chuyện này không thể giấu được. Cô ấp úng:

“Em… em… có chuyện này…”

Trịnh Khiết Tùng tỏ ra quan tâm hỏi Ngọc Diệp:

“Em sao vậy?”

“Em... em đã có thai rồi.”

Trịnh Khiết Tùng nắm lấy đôi vai trần của Ngọc Diệp lay nhẹ:

“Em nói sao, từ khi nào?”

“Đã hai tháng rồi.”

Trịnh Khiết Tùng đứng ngồi không yên, thấy vậy Ngọc Diệp xa xầm nét mặt, buồn tủi nói:

“Anh không thích sao?”

Trịnh Khiết Tùng lúc này mới cười nói:

“Em nghĩ anh tệ vậy sao, đây là chuyện vui nhất trong đời anh. Anh đang nghĩ sắp tới mình sẽ làm việc gì để nuôi mẹ con em.”

Ngọc Diệp nhẹ cả người, vui sướng vòng tay ôm lưng Trịnh Khiết Tùng. Trịnh Khiết Tùng thì hôn tới tấp lên trán Ngọc Diệp.

 

Những ngày tháng sau đó, Trịnh Khiết Tùng mới thấy hết được nỗi cơ cực của một kẻ sa cơ lỡ vận. Đã quen sống trong nhung lụa rồi, nay phải bương chải giữa đời, khó khăn chồng chất. Một thân làm lụng vất vả nuôi vợ và đứa con chưa chào đời. Đáng lý ra Trịnh Khiết Tùng phải bực dọc lắm mới phải. Đằng này anh ta vẫn lạc quan yêu đời, lao động hăng say quên cả thân phận mình từng là công tử con nhà giàu.

Trịnh Khiết Tùng tài năng là vậy, nhưng không mấy ai dám nhận anh ta vào làm trong công ty của mình. Trước áp lực của Trịnh Thị, chẳng ai có gan nhận cậu út con nhà tài phiệt vào làm cấp dưới.

Không có cách nào khác, Trịnh Khiết Tùng đành xin làm một chân bảo vệ ở sân gôn; Trịnh Khiết Tùng quả là người có nghị lực. Bấy nhiêu khó khăn không đủ đánh sập ý chí của anh ta; anh ta miệt mài làm việc, kiếm từng đồng lương ít ỏi. Về nhà còn chăm sóc vợ trẻ đang mang thai từng li, từng tí. Mọi việc giặt giũ, nấu nướng trong nhà đều làm hết. Anh “cấm” vợ tuyệt đối không được đụng vào thứ gì.

“Vợ không được làm việc, phải nghĩ cho con chúng ta; chồng sẽ lo cho vợ và con, vợ hãy chăm lo cho sức khỏe của mình là giúp chồng rồi. Chồng cám ơn vợ... cám ơn vợ nhiều lắm!”

Ngọc Diệp tràn đầy hạnh phúc, ôm lấy cánh tay Trịnh Khiết Tùng:

“Chồng thật tuyệt! Vợ phải cám ơn chồng mới đúng.”

Trịnh Khiết Tùng cúi mình, hôn lên trán vợ:

“Chúng mình sẽ bên nhau trọn đời, không ai có thể chia cắt được hai ta.”

Đôi vợ chồng trẻ thật sung sướng mãn nguyện, nhưng bản thân ta thì không bao giờ đắm mình trong cái hạnh phúc vô định đó. Cuộc đời đã cho ta hiểu một chân lý, không có thứ gì có thể tồn tại vĩnh hằng mà không trải qua những khó khăn thử thách. Ta chỉ cầu mong cho sóng gió cuộc đời không đánh đổ được niềm tin nơi họ. Nhưng ta đã phải thất vọng.

Lại nói về Ngọc Diệp, Trịnh Khiết Tùng là người chồng tuyệt vời; nhưng không phải là người yêu duy nhất trong đời cô. Trước Trịnh Khiết Tùng cô đã có mối “quan hệ gần gũi” với một người đàn ông khác. Có thể coi là mối tình đầu của Ngọc Diệp. Người đàn ông này tên là Hà Huyền Chi, có dung mạo khôi vỹ, lại đa tài đa nghệ nên có rất nhiều chị em “mến mộ”. Khổ nỗi Hà Huyền Chi lại yêu Ngọc Diệp say đắm, sẵn sàng từ bỏ tất cả những cám dỗ tình trường để làm vừa lòng Ngọc Diệp. Điều này khiến Ngọc Diệp vô cùng cảm động; cô đã yêu Hà Huyền Chi và từng nghĩ Hà Huyền Chi là người đàn ông duy nhất của đời mình.

Nhưng thời gian đã giúp cô dần dần nhận ra, cô và anh ta không phải một cặp trời sinh. Không phải Hà Huyền Chi không tốt, cũng không phải Hà Huyền Chi kém hấp dẫn, mà bởi một lý do cô không thể lý giải, đơn giản cô cảm thấy cô và Hà Huyền Chi sẽ chẳng đi đến kết quả cuối cùng. Linh cảm mách bảo cô cần thẳng thắng trong chuyện tình cảm. Cô muốn nói rõ cho Hà Huyền Chi biết, cô và anh ta cần xác định lại mối quan hệ giữa hai người.

Hà Huyền Chi là người rất lạc quan trong mọi chuyện. Đặc biệt là trong tình ái, anh ta không bao giờ làm khó ai. Anh ta tôn thờ quan điểm: “vạn sự tùy duyên”, sự thoải mái của anh ta đôi lúc làm người khác “khó chịu”, họ cảm thấy con người anh quá “thoát tục”, đôi lúc vô cảm trong tình yêu. Lúc trước, con người Hà Huyền Chi mê đắm trong tình yêu như thế nào, thì nay anh ta trái ngược thế ấy. Có lẽ đó là một phần nguyên nhân đứa đến kết cục chia tay giữa Ngọc Diệp và Hà Huyền Chi.

“Chúng ta kết thúc thôi, chúc anh sẽ tìm được nửa thật sự của đời mình.” Ngọc Diệp nói rất nhẹ nhàng.

Hà Huyền Chi mỉm cười như không có chuyện gì xảy ra:

“Thế nào là nửa thật sự của đời mình?”

“Em không biết, mỗi người một cảm nhận.”

Hà Huyền Chi gật đầu đồng ý:

“Có thể là như vậy. Chúc em hạnh phúc!”

Ngọc Diệp mỉm cười như vừa trút bỏ được gánh nặng.

“Anh cũng vậy nhé!”

“Tất nhiên rồi.” Hà Huyền Chi mỉm cười.

Mối tình giữa hai con người đó khiến ta băn khoăn khó hiểu. Ta sống ở thời cổ đại chưa bao giờ chứng kiến một mối tình đến và đi một cách đơn giản như vậy. Ta đồ rằng thế kỷ 21 này tình yêu đã chết mất rồi. Nhưng lại một lần nữa ta đã lầm lẫn nghiêm trọng. Không phải tình yêu thế kỷ 21 đã chết, mà chỉ thay đổi trang phục mặc bên ngoài mà thôi. Ta cứ tưởng Hà Huyền Chi đã dứt tình với Ngọc Diệp, ngờ đâu anh ta chỉ tỏ ra vẻ ngoài mạnh mẽ. Còn trong lòng thì chua xót lắm cơ! Anh ta thừa biết Ngọc Diệp đã không còn yêu anh nữa, nhưng để Ngọc Diệp được tự do hạnh phúc. Hà Huyền Chi đóng kịch cũng giỏi, làm ra vẻ mình bất cần nhưng đêm về mới thấy cảnh sầu khổ thê lương.

Nhưng Hà Huyền Chi nào trơ trẽn đến nỗi đeo bám Ngọc Diệp. Chia tay với người đẹp nhưng vẫn giữ tình tri kỉ, mối tình chôn sâu vào tim. Chỉ mỗi Huyền Chi hiểu, Huyền Chi hay... Ngọc Diệp lại chẳng biết gì, vẫn xem Hà Huyền Chi là “một người anh”.

Những ngày gần đây Hà Huyền Chi biết Ngọc Diệp có mang, gia cảnh gặp nhiều khó khăn, nên thường đến chăm sóc, an ủi, động viên...

Ngọc Diệp rất cảm động tấm chân tình của Hà Huyền Chi, nên thường đón tiếp “người tình cũ” rất niềm nở.

“Huyền Chi! Hôm nay anh không đi làm hả? Cám ơn anh đã quan tâm đến vợ chồng em. Nhưng em sợ sẽ ảnh hưởng đến công việc của anh.”

Hà Huyền Chi tươi cười nói:

“Ngọc Diệp! Em đừng nghĩ vậy. Em có còn xem anh là anh trai không, công việc của anh không trở ngại gì đâu.”

Ngọc Diệp dẩu môi:

“Ưm, người ta lo cho anh thôi. Chứ anh đến em vui lắm! Ở nhà buồn chết đi được.”

Hà Huyền Chi nhoẻn miệng lộ ra chiếc răng khểnh:

“Anh biết vậy nên mới đến với mẹ con em. Nhưng anh có điều lo lắng...”

Ngọc Diệp cau mày hỏi Hà Huyền Chi:

“Điều gì?”

“Về chồng em, liệu chúng ta như vậy có làm anh ấy “xxx” không?”

Ngọc Diệp thở ra nhẹ nhỏm:

“Trời! Tưởng chuyện gì, anh làm em hết cả hồn. Về chồng em thì anh yên chí, anh ấy là người chồng tuyệt vời, không có chuyện ghen bóng ghen gió đâu.”

Hà Huyền Chi tỏ ra không tin lắm vào những điều Ngọc Diệp vừa nói:

“Anh lại không nghĩ vậy đâu, đã nhiều lần anh quan sát thấy anh Trịnh không “vừa ý” lắm với sự có mặt của anh.”

“Anh lo nghĩ quá thôi! Chồng em em biết mà, yên tâm đi.”

Nói xong Ngọc Diệp khoác tay Hà Huyền Chi như hai anh em vào nhà. Hà Huyền Chi mặc dù rất yêu Ngọc Diệp nhưng thật sự cảm thấy lo ngại trước sự thân mật của cô. Hà Huyền Chi thừa biết Ngọc Diệp chỉ xem mình như anh trai, nhưng Ngọc Diệp thật sự đã không để ý đến cảm xúc của chồng mình. Hà Huyền Chi định gỡ tay Ngọc Diệp ra thì cũng vừa lúc Trịnh Khiết Tùng về.

Trịnh Khiết Tùng đột xuất về nhà vì hôm nay anh ta đã có xích mích với cấp trên của mình. Trịnh Thị đã cho người gây áp lực lên công ty nơi mà Trịnh Khiết Tùng đang làm, buộc giám đốc phải sa thải anh ta ngay lập tức. Người ta đã viện một cớ rất vô duyên rằng: Anh làm việc không hết mình để loại bỏ anh. Trong khi Trịnh Khiết Tùng là người chăm chỉ và có trách nhiệm nhất công ty.

Vừa mệt mỏi vì chuyện công việc, về nhà lại trông thấy “cảnh chướng tai gai mắt”, làm Trịnh Khiết Tùng đùng đùng lửa giận.

“Hai người có vẻ thân mật quá nhỉ?”

Hà Huyền Chi bối rối, phân bua:

“Anh Tùng à! Sự thật không phải như vậy đâu.”

Trịnh Khiết Tùng rít lên:

“Hừ, sự thật đã rành rành ra đó còn chối quanh chối co. Được, được lắm! Tôi đã nhịn đủ lắm rồi.”

Trịnh Khiết Tùng thở mệt dọc như người mắc bệnh tim, mắt trừng trừng nhìn Ngọc Diệp. Ngọc Diệp lúc này mới thật sự kinh hãi, thấy được hết mức độ nghiêm trọng của sự hiểu lầm lần này. Ngọc Diệp bủn rủn tay chân, cố giải thích:

“Chồng ơi! Vợ... Vợ không cố tình... không... không phải vậy đâu.”

Trịnh Khiết Tùng thét lên:

“Cô câm mồm cho tôi, bấy lâu nay tôi cứ tưởng cô một mực thủy chung nào ngờ...nào ngờ...”

Trịnh Khiết Tùng hằn học vừa nói, vừa chỉ tay vào mặt Ngọc Diệp và Hà Huyền Chi:

“Đôi gian phu dâm phụ các ngươi hãy cút khỏi mắt ta cho ngay! Biến đi!”

Ngọc Diệp rơi nước mắt, khóc thành tiếng, chạy đến ôm lấy chân của Trịnh Khiết Tùng.

“Chồng ơi! Xin chồng đừng như vậy, vợ sợ lắm chồng ơi! Đừng mà... đừng như vậy mà...”

Trịnh Khiết Tùng dùng chân hất Ngọc Diệp ra, khiến Ngọc Diệp bị đau, ôm bụng. Hà Huyền Chi chạy đến đỡ Ngọc Diệp, tức giận nạt vào mặt Trịnh Khiết Tùng:

“Đồ vũ phu, đã không có lý lẽ mà còn thô bạo, có biết cô ấy đang mang thai không?”

Trịnh Khiết Tùng, ánh mắt sắc lẹm, đằng đằng sát khí:

“Mang thai ư, ha ha ha. Đó là con ta sao, khôn hồn thì biến đi khỏi chỗ này, đừng để ta phải tống cổ các ngươi đi.”

Ngọc Diệp khóc lóc, lăn vào Trịnh Khiết Tùng, liền bị Trịnh Khiết Tùng đẩy ra; lửa giận đùng đùng Trịnh Khiết Tùng vung tay tát vào mặt Ngọc Diệp làm cô té quỵ xuống nền nhà.

Điên tiết, Hà Huyền Chi lao vào túm lấy cổ áo Trịnh Khiết Tùng.

“Bốp”

Hà Huyền Chi tống thẳng một đấm vào mặt Trịnh Khiết Tùng, Cú đấm làm Trịnh Khiết Tùng ngã nhào. Máu miệng chảy ròng ròng, anh ta phải vuốt mặt cho đỡ choáng:

“Ha ha ha… đáng đời ta lắm! Ha ha ha…”

Ngọc Diệp nước mắt tuông rơi, gào lên, giọng khản đặc:

“Chồng ơi! Chồng ơi, tỉnh lại đi! Vợ biết lỗi rồi, chồng ơi hãy tha thứ cho vợ.”

“Hơ hơ... hơ hơ hơ...” Trịnh Khiết Tùng nằm vật vã, cười như người điên.

Hà Huyền Chi nghiến chặt tay, nước mắt lưng tròng. Đau đớn khổ tâm: “Vì ta cả, tất cả lỗi này là do ta. Vì quá yêu Ngọc Diệp mà ta đã hại nàng rồi.” Hà Huyền Chi chạy một mạch ra khỏi nhà, đau đớn tột cùng.

 

Kể từ ngày đó, Trịnh Khiết Tùng rời khỏi nhà không muốn gặp mặt Ngọc Diệp nữa. Phần đớn đau, buồn tủi; phần không được ai đoái hoài chăm sóc. Cô một mình chống chọi với nỗi cô đơn sầu thảm. Đứa con trong bụng cứ đạp liên hồi, mắt cô sưng húp, lòng cô đắng lại, nghĩ đến những tháng ngày u ám sắp tới: “Con ơi! Mẹ con mình biết có qua được kiếp nạn này không.”

Tội nghiệp cho Ngọc Diệp, gia đình cô không còn ai nương tựa. Là cô bé mồ côi cha mẹ từ sớm, phải sống trong cảnh bần hàn lam lũ. Nay đã trao thân gửi phận cho Trịnh Khiết Tùng, biết mình mang dạ chửa, khó lòng vượt qua được khó khăn này.

Nhưng tình yêu trong con người Ngọc Diệp rất mãnh liệt. Lại thêm tính cách kiên trì không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, cô nhất quyết phải tìm cho được chồng để giải mối oan khiên này.

Bụng mang dạ chửa, cô đi khắp nơi hỏi thăm tin tức về Trịnh Khiết Tùng. Cuộc sống ăn nhờ ở đậu hết chỗ này đến chỗ nọ. Những mong nuôi được tấm thân mình và đứa con trong bụng, nuôi hy vọng một ngày tìm được chồng, rồi đây hai người sẽ lại hạnh phúc như xưa.

Hoàn cảnh đáng thương của Ngọc Diệp, đi đến đâu cũng dễ nhận được sự cưu mang giúp đỡ của người khác. Nỗi niềm thương nhớ chồng ngày đêm da diếc, những ngày mưa nước mắt đầm đìa:

“Chồng đang ở phương trời nào, có biết mẹ con em mòn mỏi ngóng trông, nếu trời đất có cảm thương cho tình yêu son sắc của Ngọc Diệp này. Xin cho con sớm tìm được chồng.”

Nói về Trịnh Khiết Tùng, bỏ nhà đi được tháng trời, thì cảm thấy nhớ Ngọc Diệp da diếc. Khi bình tĩnh lại rồi mới thấy mình có lỗi, đã quá vội vàng nóng nảy. Phần vì xấu hổ với Ngọc Diệp, phần vì còn bán tín bán nghi chuyện Ngọc Diệp có quan hệ bất chính với Hà Huyền Chi. Trịnh Khiết Tùng đã tìm đến nhà Hà Huyền Chi làm cho ra lẽ. Đến nơi mới biết được Hà Huyền Chi đã lập gia đình, có vợ đẹp con ngoan. Hơn nữa, chuyện Hà Huyền Chi đến chơi với Ngọc Diệp vợ của anh ta cũng biết. Nhưng hiểu được mối quan hệ của hai người chỉ là anh em, bạn bè nên không có gì nghi kỵ, ghen tuông.

“Bây giờ anh đã rõ chưa?” Hà Huyền Chi bực mình nói với Trịnh Khiết Tùng.

Trịnh Khiết Tùng cảm thấy có lỗi, nói với Hà Huyền Chi:

“Tôi xin lỗi, đáng ra tôi không nên nóng nảy như vậy. Bây giờ tôi mới biết hai người từng yêu nhau.”

Trịnh Khiết Tùng tự tát vào mặt mình.

“Đúng là ngu dốt mà, tại sao tôi lại khờ dại như vậy kia chứ!”

Hà Huyền Chi thở phào nhẹ nhỏm khi Trịnh Khiết Tùng đã hiểu chuyện:

“Anh không nên tự trách mình nữa, ngay bây giờ hãy về với Ngọc Diệp đi, khổ thân cô ấy! Bây giờ tôi mới biết anh đã bỏ nhà đi cả tháng rồi đấy!”

TRịnh Khiết Tùng trở về nhà thì Ngọc Diệp đã đi mất. Hỏi thăm những người hàng xóm xung quanh thì không biết Ngọc Diệp đã đi đâu. Bà con thân thuộc của Ngọc Diệp thì không còn ai.

Lo lắng, Trịnh Khiết Tùng lên đường tìm Ngọc Diệp.

Trịnh Khiết Tùng đành phải đi khắp nơi lân la dò hỏi. Mong sao sớm tìm được hai mẹ con trở về.

Ngọc Diệp đáng thương, nếu cô kiên nhẫn ở lại nhà một chút nữa thôi thì đã gặp được chồng và mọi mâu thuẫn đã có thể xóa nhòa. Nhưng số phận thích trêu ngươi, trong khi Ngọc Diệp còn lê bước trên đường tìm chồng, thì Trịnh Khiết Tùng lại rong ruổi tìm hai mẹ con cô.

“Này anh gì ơi! Cho tôi hỏi thăm chút.” Trịnh Khiết Tùng hỏi một người đi đường.

“Anh cần hỏi việc gì?”

“Anh có thấy một người phũ nữ đẹp, cô ấy đang mang thai...”

Người được hỏi lắc đầu:

“Trời đất! Tìm người như anh có mà mò kim đáy bể. Anh nên tìm cách khác đi, nếu thấy bí quá thì báo với chính quyền là tốt nhất.”

“Cám ơn anh!”

Ta nghĩ mà ngao ngán cho Trịnh Khiết Tùng, thời buổi nào rồi mà anh ta còn tìm người theo cách lạc hậu như vậy. Nhưng đặt ta vào hoàn cảnh của Trịnh Khiết Tùng cũng chẳng thể làm cách nào hơn được. Cảnh ngộ hai vợ chồng này ở thời đại của ta thấy nhiều lắm. Nhưng ở kỷ 21 lại là chuyện thật hiếm đây mà.

“Này chị gì ơi! Làm ơn cho hỏi ạ!” Ngọc Diệp bụng mang dạ chửa, đứng giữa chợ trời nắng gắt, hỏi một người đi đường.

“Cô cần hỏi gì?”

“Chị có thấy một người đàn ông cao khoảng 1m 80, rất đẹp trai, da ngăm…”

Người được hỏi lắc đầu:

“Trời đất! Tìm người như cô thì biết bao giờ mới tìm được, mò kim đáy bể thôi.”

“Cám ơn chị!”

Hai con người khốn khổ, đến bao giờ họ mới tìm được nhau đây. Ta ước gì có thể nói cho hai người biết được chỗ của người kia đang ở.

 

Trịnh Khiết Tùng tinh thần bắt đầu suy xụp. Đay nghiến chính bản thân mình đã gây ra nông nỗi này.

“Vợ ơi! Vợ đang ở đâu, nếu vợ có mệnh hệ gì, thì chồng làm sao sống nỗi. Trời ơi! Thằng chồng khốn nạn, mi là đồ ngu si, đần độn. Vợ mi mà có sao thì mi đừng hòng được yên thân kiếp này.”

Trịnh Khiết Tùng ngồi tựa lưng vào bức tường quét vôi trắng, vò đầu bức tóc, đau khổ dằn vặt.

Chớp dật liên hồi, những tiếng “đùng” “đùng” xé toạc nền trời. Mây đen kéo về tứ phía, tiếng mưa nghe “tốc” “tốc” trên mái tôn, trước những hàng hiên quán cà phê. Rồi mưa cũng “ào ào” nặng hạt. Mưa tát vào da thịt đau rát và lạnh khủng khiếp.

Trịnh Khiết Tùng rùng mình, ớn lạnh; Anh ta ngồi co ro dưới mái hiên chùa. Nhìn ra bầu trời tối tăm ảm đạm. Tiếng mưa “rào rào” hắt vào hàng tơ liễu xanh xao, những tán liễu um tùm bị gió thổi xéo, ào ạt những trận mưa oanh tạc.

“Đùng” tiếng sét làm Trịnh Khiết Tùng giật bắn mình. Trong nền trời chớp giật, Trịnh Khiết Tùng ngồi sững người, hai tay ôm gối, mặt trắng bệch, đôi mắt đỏ hoe. Nhớ vợ thương con, đau khổ bậc khóc nức nở.

Tiếng khóc của Trịnh Khiết Tùng, làm kinh động những sư thầy trong chùa Giác Viên. Thầy trù trì cho gọi các đệ tử đến hỏi han sự tình:

“Trước chánh điện có việc gì vậy các con?”

Một chú tiểu đáp lời sư thầy:

“Bạch thầy, có một người đàn ông đang ngồi khóc.”

Sư thầy bấm tay, lắc đầu thở dài:

Nhân sinh tự cổ sầu, bi, hận.

Nặng nợ duyên tình chẳng một ai.”

 

Con hãy ra nói cho thí chủ đó biết, vợ anh ta đang ở ngoài trời mưa kia, ra khỏi chùa đi mười bước sẽ gặp”

Chú tiểu theo lời sư thầy, mở cửa chánh điện nói với Trịnh Khiết Tùng đang rúm người sầu thảm:

“Có phải thí chủ đang tìm vợ không?”

Trịnh Khiết Tùng giật mình sửng sốt, vội đứng dậy vòng tay thưa chuyện:

“Dạ phải, làm sao thầy lại biết ạ?”

“Đừng mất thời gian nữa, thí chủ hãy ra khỏi chùa, đi mười bước sẽ gặp.”

Trịnh Khiết Tùng vòng tay tạ ơn, chạy ra khỏi chùa. Đi đúng mười bước thì trông thấy một người đàn bà ngất xỉu giữa đường. Người đàn bà tội nghiệp đó chính là Ngọc Diệp. Thoáng trông thấy một người có tướng mạo giống Trịnh Khiết Tùng chạy vào chùa trú mưa, Ngọc Diệp liền đuổi theo, xui xẻo lại vấp phải viên đá chắn đường, té ngã làm động thai, đau đớn vô cùng, cho đến lúc kiệt sức hôn mê. Đoạn đường vào chùa Giác Viên vắng vẻ không một bóng người qua lại, Ngọc Diệp nằm giữa đường; hình hài ướt sũng, nước mưa như dòng suối đục ngầu chảy qua tấm thân lạnh lẽo của cô.

Trịnh Khiết Tùng rú lên một tiếng. Lao đến chỗ Ngọc Diệp đang nằm, ôm lấy người vợ đáng thương của mình, hồn phách chẳng còn, bế Ngọc Diệp vào chùa.

Trịnh Khiết Tùng đặt vợ nằm trước lối vào chánh điện. Đập cửa chùa, kêu gọi sự giúp đỡ:

“Làm ơn! Làm ơn cứu vợ tôi… vợ tôi sắp chết rồi… nhanh lên! Nhanh lên! Hu hu hu...”

Các sư thầy ở chùa Giác Viên vội chạy ra mở cửa, đưa Ngọc Diệp vào bên trong sơ cứu. Cô vẫn còn sống nhưng hơi thở rất yếu. Trịnh Khiết Tùng mặt cắt không còn hột máu, nước mắt dàn dụa, liên tục đưa tay dụi mắt. Lúc này Trịnh Khiết Tùng hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết đứng nhìn các sư thầy chăm sóc cho vợ mình.

Mười lăm phút trôi qua căng thẳng, một chiếc xe cứu thương chạy đến; các bác sĩ nhanh chóng đặt Ngọc Diệp lên băng ca, đẩy lên xe đưa đi. Trịnh Khiết Tùng cũng theo vào bệnh viện.

Ngọc Diệp được đưa vào phòng cấp cứu, lát sau một bác sĩ đi ra, nhìn xung quanh.

“Ai là người nhà của cô Ngọc Diệp?”

Trịnh Khiết Tùng hấp tấp chạy lại.

“Tôi, tôi là chồng của cô ấy. Sao rồi bác sĩ, cô ấy sao rồi ạ...”

“Tôi rất tiếc phải báo cho anh biết... anh hãy chuẩn bị tinh thần. Có thể chỉ giữ được một người thôi.”

Trịnh Khiết Tùng tay run lẩy bẩy, ánh mắt ngây dại, suy nghĩ một lát... rồi mấp máy:

“Giữ lại mẹ, bằng giá nào cũng phải giữ lại mẹ.... hãy giữ lại mẹ...”

Bác sĩ lại trở vào phòng, đến bên Ngọc Diệp lúc này đã tỉnh lại. Bác sĩ trên tay cầm ống tiêm, những người phụ tá đang loay hoay với những thiết bị y tế, chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Bác sĩ bỗng quay lại khi thấy một bàn tay đang bấu chặt vạt áo của mình.

“Chị hãy bình tĩnh lại, sẽ qua thôi, sẽ tốt thôi, nào...”

Người Ngọc Diệp rung lên, cô nhìn thẳng vào đôi mắt của vị bác sĩ, nói nặng nhọc:

“Tôi biết, tôi không... qua.. qua được lần này... bác.. bác sĩ hãy hứa... giữ..giữ lại đứa bé... tôi sẽ không nhắm mắt... nếu... hãy hứa... hứa với tôi đi.”

Bác sĩ cảm động, nước mắt lưng tròng, cầm lấy tay người mẹ cam đảm.

“Tôi hứa! Tôi hứa! Tôi sẽ cứu được đứa bé, hãy tin ở tôi.”

Ngọc Diệp mỉm cười thanh thản. Cô từ từ khép mắt.

 

Năm tiếng đồng hồ trôi qua căng thẳng,

“Oe..oe...oe” Từ phòng sanh vọng ra tiếng trẻ chào đời. Trịnh Khiết Tùng đang ngồi bệt ngoài phòng vùng đứng dậy. Tìm mọi cách nhìn được vào bên trong, anh ta luýnh quýnh đứng ngồi không yên. Một lát sau bác sĩ đi ra, nét mặt buồn bã:

“Tôi rất lấy làm tiếc! Vợ anh là một người phụ nữ tuyệt vời, bao nhiêu năm trong nghề đây là lần đầu tiên tôi thật sự khâm phục ý chí và nghị lực của một người vợ, cũng như lòng can đảm và tình yêu thiêng liêng mà cô ấy dành cho bố con anh.”

Nói rồi bác sĩ lấy khăn tay lau nước mắt.

Trịnh Khiết Tùng đứng sững người. Bước chân lảo đảo, ngã nhào xuống ghế bất tỉnh.

Kể từ ngày đó, Trịnh Khiết Tùng mang một nỗi hận triền miên, hận chính bản thân mình. Trịnh Khiết Tùng ẫm theo đứa nhỏ đi khắp nơi xin ăn, anh ta quỳnh đứa bé sau lưng, đến từng nhà xin sữa, xin bánh nuôi con. Đi đến đâu cũng bị người ta hắt hủi, ghẻ lạnh. Người ta chửi anh: “Vai dài sức rộng không chịu đi làm nuôi con, lại đi xin ăn” Họ nào có biết anh không thể tìm được việc làm bởi anh là con của Trịnh Thị. Trịnh Thị muốn anh phải bò về nhà xin ông tha thứ, quỳ lạy để có được miếng ăn mới chịu hả dạ.

Trịnh Khiết Tùng ghánh theo một nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai, chỉ có tăng lên theo ngày tháng. Anh ta thường mang theo đứa bé khóc “oe, oe” trong lớp vải bọc, đi thất thỉu tới nghĩa trang, đến bên mộ vợ; ngồi đến chiều tối mới chịu về.

Trịnh Khiết Tùng gầy rạp đi, không có nơi ăn chốn ở; dải nắng dầm mưa, tháng ngày dài lê thê tìm đủ phương cách kiếm sữa nuôi con. Nhất quyết không về lại nhà họ Trịnh. Trịnh Khiết Tùng mệt quá lả đi bên mộ Ngọc Diệp. Trịnh Khiết Tùng mơ màng thấy hình bóng của Ngọc Diệp hiện ra trước mắt, như những ngày đầu họ mới yêu nhau. Như một thước phim quay lại những kỷ niệm đã có giữa hai người. Những hồi ức đẹp qua đi, để lại những đớn đau đè nặng... Hình bóng Ngọc Diệp mờ dần, mờ dần... Trịnh Khiết Tùng chạy với theo:

“Ngọc Diệp, hãy chờ anh với, đừng bỏ anh mà đi... vợ ơi, chồng theo vợ đây!”

Ngay chiều hôm đó, người ta phát hiện ra một người đàn ông nằm chết trên mộ vợ. Đáng thương cho Trịnh Khiết Tùng, anh đã bỏ lại đứa con thơ, để đi theo thê tử của mình.

Tin buồn đến tai Trịnh Thị, nghe xong cái tin dữ đó, ông lên cơn đau tim phải nhập viện. Tỉnh lại ông rất ân hận, và vĩnh viễn không thể tha thứ cho bản thân mình. Vì tính cố chấp mà chính tay ông đã giết chết người con trai yêu quý của mình. Đến lúc này Trịnh Thị mới nhận ra được ông đã yêu thương con mình vô hạn như thế nào. Nhưng mọi thứ đã muộn màng:

“Hu hu hu, ta giết con ta rồi, thân già này còn sống làm gì nữa.” Trịnh Thị đau khổ dằn vặt, nằm trên giường bệnh than khóc.

Những thành viên trong gia tộc họ Trịnh tìm đủ cách để an ủi, động viên Trịnh Thị vượt qua nỗi đau này.

Trịnh Thị nhận về xác đứa con đã lạnh ngắt; Một đám tang lớn được cử hành trước sự có mặt đông đủ của nhiều tầng lớp ưu tú trong xã hội đến chia buồn.

Trịnh Thị đem đứa cháu gái về nuôi nấng, bao nhiêu tình thương từ đó dồn hết cho đứa trẻ đáng yêu này. Ngọc Diệp sinh con gái, đứa bé được ông nội Trịnh Thị đặt tên là Trịnh Tâm Đan.

Nguồn: truyen8.mobi/t125561-ai-tinh-loan-luan-hoan-menh-tam-dan-tieu-phung-chuong-2-theo-tieng-goi-con-tim....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận