Đàn ông chọn khe ngực sâu Truyện 12


Truyện 12
Truyện ngắn: Quanh năm bếp không đỏ lửa

Thưa các cô các mợ trẻ!

Xin trân trọng giới thiệu.: Em là cái bếp. Bếp em thời nay quanh năm không đỏ lửa. Lòng em lạnh giá, tủi thân tủi phận em lắm bởi cái sự thờ ơ, hắt hủi, hững hờ của các cô các mợ. Dân gian có câu "Đàn ông xây nhà, đàn bà giữ lửa”. Lại có câu: "Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp". Cái nhà để ở che nắng mưa, giá lạnh, trú ẩn lúc bão tố cuồng phong. Cái bếp để giữ lửa nấu nướng nuôi sống con người, chuyển hóa đồ tươi sống kiểu "ăn lông ở lỗ" thành tái chín nhừ mềm, gia giảm có mùi có vị và bày biện đẹp mắt văn minh. Bếp đỏ lửa quanh năm còn có nghĩa biểu tượng tình người, liên kết các cá thể trong nhà, là hình ảnh cùa gia đình ấm áp, sum vầy. Than ôi! Bếp thời nay đang có xu hướng quanh năm không dỏ lửa. Tội nghiệp bếp lắm thay!

Bếp em không hề có ý định kêu gọi, cổ vũ các cô các mợ trẻ trở lại thời bếp dạ nông nghiệp làng xã chậm chạp mòn mỏi của ngàn năm phong kiến. Bếp em cũng chẳng vì không đỏ lửa quanh năm mà xui giục các mợ trẻ quay lại thời đạm bạc mái tranh, đói nghèo trong rơm rạ, dù rất lãng mạn. Bếp em biết các mợ trẻ thời nay không thể sống nổi dù chỉ một buổi chiều tàn: Hoàng hôn đỏ ối đường chân trời. Khói lam chiều mơ màng trên mái bếp. Chồng rửa cối đá, giã cua hoặc đầu tôm. Vợ vo gạo, nhóm bếp. Con lớn nhặt rau rồi chu miệng túc túc gọi gà lên chuồng. Con bé lon ton sà vào bếp cời than nghịch lửa trong tiếng quát yêu của mẹ. Bữa tối dọn ra, quây quần. Vâng! Thưa các mợ trẻ, em cũng nghĩ: Có họa là điên mới dại dột sống lại thời đói nghèo trong rơm rạ ông cha đã sống.

Nói khí không phải, bếp em đồ rằng các cô các mợ trẻ có thể rất thạo bếp ga, bếp từ, bếp âm hiện đại, nhưng rất mù mờ các hình ảnh tội nghiệp mà gần gũi thân quen trong sáng tạo của người Việt: bếp kiềng đun rơm đun củi, bếp lò, bếp mùn cưa, bếp trấu, bếp than tổ ong, bếp dầu, bếp điện mai so thời bao cấp... Bếp ông đầu rau thì các mợ trẻ càng không biết. Bếp em đánh đố các mợ trẻ biết Sự tích ông bà đầu rau? Khảo dị thì nhiều, bếp em tóm tắt nó là thế này: Ngày xưa, có hai vợ chồng lấy nhau, đã lâu vẫn không có con. Một hôm, cãi nhau, chồng giở thói vũ phu đánh vợ. Cô vợ giận quá mất khôn bỏ nhà ra đi, rồi bén duyên với người đàn ông khác. Người chồng cũ, hối hận vô cùng, lại bỏ nhà đi tìm vợ. Đường xa, hết tiền phải đi xin ăn lần hồi qua ngày đoạn tháng, tình cờ vào đúng nhà người vợ cũ. Nhận ra người chồng một thời đầu gối tay ấp, tình xưa nghĩa cũ, sụt sùi yêu thương, khi đó chồng mới đi vắng.-, nàng đem cơm thết đãi. Rồi vì sợ chồng mới về bắt gặp, nàng đem chồng cũ ra giấu ở đống rơm ngoài đồng. Không ngờ, chồng mới về, tiện tay đốt đống rơm để lấy gio bón ruộng. Chồng cũ chết, người vợ xót thương quá nhảy vào lửa chết theo. Chồng mới thấy thế cũng nhảy theo vợ vào đống lửa... Chuyện tình của ba người thấu tận trời xanh, khiến Ngọc Hoàng động lòng bèn cho họ làm hai ông, một bà đầu rau ở bên nhau chuyên coi bếp núc củi lửa, gọi là thần bếp.

Cái bếp xưa đỏ lửa quanh năm cũng sinh ra chuyện tình tay ba lãng mạn mà éo le, ai oán thế. Bếp em cũng biết cái cảnh âu yếm dịu dàng "Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon" chỉ còn trong ca dao, cổ tích, chứ không còn ở bên cái bếp hôm nay nữa. Thời văn minh công nghiệp, các cô các mợ trẻ lại càng xa lạ với hình ảnh chịu thương chịu khó nhường nhịn "Miếng nạc thì để phần con. Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần cha." Bởi, thời văn minh công nghiệp thì râu tôm, ruột bầu ở lại với người bán hàng tiết kiệm mang về nấu cám lợn, miếng xương nếu có nhu cầu thì bỏ vào nồi áp suất ninh lấy nước rồi tống vào thùng rác.

Dân gian cũng có câu: "Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp". Bếp em quan sát và công bằng mà nói: Các cô các mợ trẻ thời nay không phủ nhận cái bếp là chốn hơi ấm gia đình, là nơi tỏa mùi hương hạnh phúc. Nhưng các chủ nhân của bếp em cũng viện đủ lý do để bếp tắt lửa ấm hương nồng, nên nỗi lạnh lẽo bốn mùa: Nào là thời văn minh công nghiệp, làm ca kíp lấy đi quá nhiều thời gian của các mợ. Nạn kẹt xe hai chiều đi về triền miên khiến các mợ trẻ "bơi" nhoai nhoai trên dòng người xe ngột ngạt khói bụi. Thoát khỏi về đến nhà cũng bở hơi tai, nhìn cơm tám giò chả chẳng muốn ăn huống chi là vào bếp nấu. Vâng! Lại đồ ăn sẵn ngập tràn siêu thị, các mợ mua về tống vào tủ lạnh, con các mợ trẻ cứ quai miệng nhá bánh mì, pa tê, xúc xích, lạp sường... mà quên, mà không thích món ăn chế biến từ đồ tươi sống như canh cua cà pháo, tép rim, cá bống kho... Cái tủ lạnh là kẻ thù của bếp em, nó làm bếp em thất nghiệp, ngáp dài trong lạnh lẽo thờ ơ của các mợ chủ trẻ.

Bếp em đã chứng kiến nhiều cảnh dở cười dở mếu của các cô gái trẻ khi băn khoăn lúng túng như gà mắc tóc khi chuẩn bị một bữa ăn. Không nói ngoa, có nữ sinh lớp 12 mà vẫn không phân biệt nổi đâu là củ hành đâu là củ tỏi. Ngày nghỉ, bạn bè rủ nhau làm món riêu cua nhưng rất sợ con mẻ và nhăn mũi bởi mùi hẹ. Lẽ ra phải quấy, xóc cho cua nó mệt lử ra rồi rửa sạch cho dễ bóc mo thì các nàng lại đổ ra sàn bếp rồi xúm vào làm để ra nông nỗi cua bò lổm ngổm, hoảng quá lấy dép lê đập túi bụi, chưa xay giã mà đã nát cả mo, phòi cả gạch.Truyen8.mobi

Tất nhiên, bếp em cũng chia sẻ và thông cảm với các cô các mợ trẻ không muốn vã mồ hôi hột đánh vật với bữa cơm, được tiếng khéo tay hay làm, nấu ăn giỏi thân mật với bếp thì hao mòn nhan sắc. Thời gian ấy, các mợ đi phượt, đi shopping, đi tập aerobics, đi spa và đi café. Tất tần tật, đã có hàng phục vụ.

Nhà văn Võ Phiến đã từng tuyên dương: "Vẻ vang thay người nội trợ tiền bối của chúng ta, tự buổi ban đầu xa lắc xa lơ của lịch sử đã nghênh ngang tung hoành đầy tự tin, giữa làn khói thơm tho ngào ngạt trong gian nhà bếp". Bếp em đã từng được so sánh hình tượng: "Xem cái bếp, biết nết đàn bà". Dĩ nhiên, ''Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân", một mình các cô các mợ vã mồ hôi trong bếp lửa nóng trong khi ông chồng quần soóc áo phông nằm kềnh ở đi văng đọc báo Bóng đá thì cũng tủi. Ai oán thay câu ca: "Cái bống là cái bống bình. Thổi cơm nấu nước một mình mồ côi", những bậc mày râu đâu có biết.

Thưa các cô các mợ trẻ!

Bếp em hiểu ra một chân lý giản dị rằng: Đời sống kinh tế khá lên, chồng con và mình ăn quà buổi sáng không đến nỗi là băn khoăn toan tính của các mợ trẻ. Ngặt một nỗi, phở, miến, bánh cuốn... mua về ăn sáng ở nhà vẫn không ngon bằng vừa ngồi vừa ăn vừa hóng hớt giữa vỉa hè align="left" valign="top" height="772">

chuyện thằng cha phó phòng mê như điếu đổ, hay thỏi son ông sếp mới mua tặng, mái tóc màu hạt dẻ mới làm... Vậy là, buổi sáng đẹp trời nào cả nhà cũng tùy nghi di tản. Trưa, vợ một nơi chồng một nẻo, con một chốn, ăn cơm công nghiệp ở xưởng sản xuất hoặc suất cơm công sở, hoặc đánh đu với bồ bịch. Chiều tối, í ới bạn bè gọi nhau, chồng đi nhậu, vợ con cũng tạt vào đâu đấy ăn xong bữa, hoặc về nhà tống các đồ ăn sẵn vào lò vi sóng... Bếp không đỏ lửa, ba năm chẳng hết một bình ga.

Cho nên, sáng đưa "cơm" đi ăn phở, trưa đưa "phở" đi ăn cơm là tình trạng dở cười dở mếu của các cô các mợ trẻ. Thì bếp không đỏ lửa nên phải tùy nghi di tản. Lúc đầu, tình cờ gặp nhau ở nhà hàng, nhà ăn cơ quan còn e ấp, dè dặt; sau bạo dạn dần, tiến tới rủ nhau đi ăn. Đôi nào cặp ấy, tình tứ đầu mày cuối mắt, ăn thì ít liếc nhau thì nhiều. Bếp không đỏ lửa thế mới ra nông nỗi: Sáng sáng vội vàng đưa chồng con đi ăn rồi đến cơ quan. Trưa, nhẩn nha gọi điện, nhắn tin rủ bồ đi ăn quán. Người ta bảo: Đường đến cái dạ dày là con đường ngắn nhất đi đến tình yêu. Còn đường đến cái bếp không đỏ lửa sẽ là con đường ngắn nhất đến giấc ngủ trưa "thân mật" trong nhà nghỉ. Bếp em đồ rằng: 100 mối tình công sở thì có đến 99 chàng nàng bắt đầu từ bếp không đỏ lửa.

Bếp em chứng kiến nhiều mợ trẻ tá hỏa khi biết chồng chuyên tâm đến nhà bồ nhí ăn cơm, chứ không phải đi nhậu nhẹt hay gọi cơm hộp đến cơ quan. Mợ trẻ truy bức đến cùng chuyện động trời này, thì ông chồng cáu kỉnh chẳng ngại ngùng, biểu: "Quanh năm bếp không đỏ lửa, cô không nấu nướng, cho tôi ăn cơm đường cháo chợ. Người ta chăm bẵm tôi ăn uống ngon sốt, vừa ăn vừa tâm tình chuyện trò, ấm cúng. Không hơn là trưa trưa ủ ê ngái ngủ gọi suất cơm hộp vừa nguội vừa nhạt nhẽo, vô cảm a?"Truyen8.mobi

Vô cảm, lạnh lùng, ích kỉ và khoảng cách là con đường xa nhất để níu kéo tình yêu thương, còn bếp quanh năm đỏ lửa lại là con đường gần nhất từ trái tim đến trái tim. Người vợ biết yêu thương chồng con là người biết yêu mến cái bếp đỏ lửa. Margaret Thatcher - thủ tướng nước Anh được báo chí phong danh "Người đàn bà thép" bởi các đường lối đối ngoại cứng rắn, dù khi đương nhiệm bận bịu nhưng sáng nào bà cũng pha một phin cà phê cho chồng và chiều thứ bảy nào bà cũng tự tay nấu bữa ăn nóng sốt cho chồng con. Một năm có 54 tuần, ít nhất bếp nhà "người đàn bà thép" này cũng 54 lần đỏ lửa.

Thưa các mợ trẻ!

Trên thế giới có một Hội Đầu bếp cho Các nguyên thủ quốc gia (CCC). Chủ tịch là Bếp trưởng Joël Normand đã từng nấu ăn riêng cho cựu tổng thống George w. Bush. Trái với các ông chủ chính khách, Hội Đầu bếp kì lạ này lại hoạt động với tuyên ngôn: "Chính trị chia rẽ con người, nhưng bữa ăn ngon gắn kết họ lại". Vậy thì, vì lẽ gì mà bếp mỗi gia đình chúng ta quanh năm không đỏ lửa vì tình yêu thương?

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/9767


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận