Đàn ông chọn khe ngực sâu Truyện 7


Truyện 7
Truyện ngắn: Đàn bà thời đại Tân kì

Đàn bà thời xưa rất nhỏ bé, mong manh yếu ớt, thụ động, chưa bao giờ làm chủ được bản thân mình, được ví như 'hạt mưa sa": Thân em như hạt mưa sa/ Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng. Nhưng, trong những trường hợp nhất định ở cái thời xa lắc ấỵ, đàn bà có thể làm đổ thành mất nước. Ngày nay, đàn bà đã có tiếng nói có vị trí, xác lập nữ quyền trong xã hội. Hiển nhiên, quyền tự quyết của phụ nữ được xác lập trước hết ở gia đình, những thay đổi nhanh chóng đến mức người chồng cũng không hề biết đã có một trật tự mới trong nhà.

Trong một thông cáo báo chí của Viện Goethe về cuộc triển lãm với hình ảnh một Yoni cách điệu kèm theo lời giới thiệu:

"Dù có chính đáng đến mấy, thì các vấn đề của giới và tình dục vẫn ngọng nghịu và ngại ngùng trong cách diễn đạt của đại đa số chúng ta, những công dân của một nước chưa trải qua cuộc cách mạng tình dục. Ở đó, sức ép nghẹt thở của đạo đức Nho giáo còn tàn dư cho đến hôm nay...

Ở giữa vùng sáng tối, các nữ công dân luôn phải thay đổi tính cách để trừứi diễn một số vai khác nhau trong những hoàn cảnh điển hình. Dù vẻ bề ngoài cho ta thấy người phụ nữ Việt Nam hôm nay đã được cởi trói rất nhiều...

Một trạng thái xung đột âm ỉ: Muốn- Không. Phun-Bóp. Mót-Nhịn. Phớt-Ngầu. Thèm-Nín. Sướng-Ngẩn. Hét-Lặng. Điên- Thất thần... "

Cũng là một gợi ý không mới về sự yếm thế bó buộc của phụ nữ nước Việt. Tối lại nghĩ đàn bà thời nay đã khác xưa rất nhiều, không hề "ngọng nghịu và ngại ngùng", càng không đóng vai diễn trong vấn đề giới và tình dục.

Thời trước, khi Nho giáo thống trị đời sống tinh thần xã hội thì đàn bà hầu như bị tước đoạt mọi quyền lợi: không được học hành, thi cử, không được bàn việc nhà, việc họ, việc làng. Tất nhiên, không bao giờ được tham gia công việc chính quyền. Người phụ nữ quanh năm không ra khỏi lũy tre làng, sống khép kín và nhẫn nhịn chịu đựng gông cùm, áp bức của một xã hội phụ quyền với các chuẩn mực đạo đức: "công dung ngôn hạnh" là nhất.

Thành ngữ ''Một sự nhịn chín sự lành" trong hoàn cảnh này có ý lấy nhường nhịn, nhân ái, hòa khí làm đầu thì ở một hoàn cảnh khác lại là biểu hiện của sự lui bước,

bất lực của kẻ yếu thế trong xã hội tiểu nông. "Một sự nhịn chín sự lành" dưòng như thuộc về đàn bà - một chuẩn mực ứng xử được đem ra khuyên nhủ, giáo dục, truyền bảo từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng trăm năm, nó tiếp tục được giữ gìn suốt thời bao cấp đến ngày nay để đổi lấy sự bình an yếm thế.

Bây giờ thì sự thể đã khác trước nhiều lắm, xã hội đang tiến dần đến dân chủ văn minh và bình đẳng. Đàn bà được giải phóng khỏi cái bếp rơm rạ và lũy tre làng vây chắn, kiếm tiền nhiều hơn và càng ít lệ thuộc vào cha vào chồng, để tham gia nhiều công việc xã hội. Thậm chí đàn bà đang tiến dần đến "xã hội nữ quyền'' thiết lập sự bình đẳng, thậm chí sẽ thống trị... đàn ông. Các cá thể yếu đuối ngày càng ít đi, tinh thần phản kháng tăng lên và kẻ mạnh cũng nhiều hơn. Thời đại mới, con người mới, tinh thần đàn bà bất khuất hơn bất kỳ lúc nào. Còn nhớ Margaret Thatcher được mệnh danh "Bà đầm thép" - người đưa ra các biện pháp cứng rắn để cứu nền kinh tế ốm yếu của nước Anh già nua cũ kĩ thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ mà phát triển. Ở Việt Nam có thành ngữ "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", nữ tưóng Nguyễn Thị Định - Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và "Đội quân tóc dài" do bà thành lập đã là biểu tượng của tinh thần bất khuất không chịu làm nô lệ của phụ nữ. Thoát khỏi cái bếp, được làm chủ gia đình đã là một "cuộc cách mạng", lại thoát khỏi gia đình gánh vác công tác xã hội, giữ những cương vị trọng trách thì đó là bước tiến dài của phụ nữ ngày nay. Những nhà nữ toán học, nữ giáo sư, và tỉ lệ nữ làm lãnh đạo chính trị, kinh tế... ngày càng nhiều. Người phụ nữ ngày nay được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", chứ không phải là đồ mua bán giải trí "mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng" của một thời dĩ vãng.

Phụ nữ "nổi loạn", phản kháng cứng rắn ngày càng nhiều. "Một sự nhịn chín sự lành" đang dần bị thay thế bởi "ăn miếng ưả miếng". Một bé gái đi mẫu giáo bị bạn bắt nạt, mang nỗi tức giận về nhà sụt sịt nước mắt ngắn nưốc mắt dài mách mẹ. Thay vì như thời ấu thơ, bà khuyên mẹ: "Hôm sau con đừng chơi với bạn ấy nữa", hoặc "Hôm sau bạn ấy còn đánh con thì con mách ngay với cô giáo nhé", thì bây giờ người mẹ dạy cho con lối hành xử cứng rắn: "Sao không đánh lại mà còn về nhà mách mẹ?" hoặc "Bạn ấy đánh con một cái thì con hãy đánh lại hai cái. Chứ đừng có mách mẹ cho hèn người đi nhé."

Nhắc đến quyền tự quyết thì tôi không nói đến cái quyền của Thị Mầu tự quyết ngủ với thằng Nô, hay các cô gái khác thời xa xưa hoang thai bị cạo trọc đầu bôi vôi đóng bè chuối trôi sông, thực ra đó chỉ là khát vọng bản năng khác giới quá mạnh không kìm giữ nổi đành vượt qua giới hạn đạo đức nghiệt ngã phong kiến, chứ không phải tự ý thức. Quyền tự quyết trong nhà không phải là bất chấp đạo lý tình cảm để lật đổ "ngai vàng" của ông chồng mà là quyền được sống thật với những khát vọng cá nhân, và quyền dâng hiến trao tặng hạnh phúc cho người khác giới; chứ không phải muốn, thích một đằng mà vẫn cứ dùng dằng "ngọng nghịu" một nẻo, nửa thích bước tới nửa muốn lui về.

Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là bi kịch trên giường ngủ. Thời tân kỳ, có những đấng mày râu ngạc nhiên khi vợ hoặc người tình rất chủ động, dạn dĩ, thạo chuyện ái ân giường chiếu. Cái điều này rất khó xảỵ ra, thậm chí sẽ là tội lỗi ở thời cựu kỳ. Nhưng, đời chỉ sống một lần, hãy biết tận hưởng sung sướng bởi Thượng đế ban tặng báu vật hạnh phúc ở kiếp này chứ không phải kiếp sau. Hà cớ gì buông xuôi, không cầm nắm, giữ rịt? Con người luôn luôn bị "cầm tù" với những ràng buộc chằng néo nhằng nhịt của luật lệ, đến cái tự do nhất, không ai cấm đoán trên giường ngủ mà còn để vuột khỏi mình thì bi kịch xuất hiện. Thanh nữ trẻ bây giờ thừa bản lĩnh để thụ hưởng tự do, thừa trình độ để tận dụng khoa học khám phá bản thân và khám phá cái nửa phái mạnh kia. Hỡi các đấng mày râu thích cái nửa của mình phồn thực khêu gợi chuyển động hay muốn nàng nằm im, lạnh, bất động như khúc gỗ? Các chàng có dám khước từ niềm sung sướng do nửa kia mang lại? Không! Lúc nào cũng cứ muốn è cổ vươn vai gồng lưng "khổ sai" hiến dâng khoái cảm cho đồng loại khác giới mà không đón nhận thì chỉ là... anh đần. Xã hội càng văn minh hiện đại thì nam quyền đi xuống, nữ quyền đi lên... tiến đến bình đẳng là dừng lại.

Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm. Thời hiện đại, điều gì người phụ nữ không chấp nhận họ sẵn sàng thay đổi, cái gì không ổn nhưng đã chấp nhận thì mặc nhiên lựa chiều để chung sống. Người phụ nữ chắt chiu từng sợi tình cảm mong manh để đan dệt chẳng néo tổ ấm, song một khi là tổ cỏ gai thì sẵn sàng tung hê; nửa đêm vẫn ra khỏi nhà cùng chiếc va li luôn đóng sẵn thì không còn là yếu đuối nữa. Người ta đã làm phép thống kê rằng, ở các phiên tòa li dị, tỉ lệ đứng đơn li hôn thuộc về phụ nữ đang tăng dần. Nước Nhật đang có tình trạng số lượng phụ nữ độc thân cao nhất thế giới. Ở Việt Nam xu hưống nữ độc thân cũng có chiều gia tăng. Thà ở một mình còn hơn là sống vối gã đàn ông không xứng đáng. Một thân một căn hộ. Tự do muôn năm. Đi sớm về khuya không ai ỉ eo.

Tuần này ở Mũi Né, tuần sau ở Mũi Hảo Vọng cũng chẳng phải xin phép ai. Thích gặp ngưòi tình thì gặp, không thích thì ở nhà mở đĩa xem phim, bật nhạc lên nhảy, ức chế quá thì tìm một quán cà phê ngồi độc ẩm và ngẫm nghĩ sự đòi. Hưng phấn đột xuất thì một mình đứng trước gương ngắm dung nhan và tự hâm mộ nhan sắc. Người phụ nữ một khi đả chủ động được kinh tế thì tự nhiên có thêm nhiều quyền tự quyết, ưong đó có một quyền rũ bỏ đàn ông để tự do với cá tính của mình.

Có phải thòi đại tân kì, đàn bà ngày càng bất khuất và không ngừng thay đổi còn đàn ông thì đang có xu hưống đứng lại, trì trệ, ngưng đọng?

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/7141


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận