Đào Hoa Trong Gió Loạn Chương 7


Chương 7
Nhạn Xanh Trên Tháp Trắng

Không biết thời gian trôi qua đã bao lâu, Nguyễn Đại Thạch mới tỉnh dậy.

Bên mũi chàng vẫn còn mùi phấn thơm thoang thơảng. Cạnh tai chàng lại nghe tiếng thánh thót như tiếng ngọc gieo:

- Đại ca! Nguyễn đại ca!

Tiếng gọi nghe quen thuộc quá làm trong vô thức Đại Thạch kêu lên:

- Ô Thanh Nhạn! Con nhạn xanh của ta ...

Đúng như điều chàng nghĩ người gọi Đại Thạch đậy chính là Thanh Nhạn thật. Nàng đang ngồi nép một bên giường tay cầm một chiếc quạt đan bằng cói.

Đại Thạch đã tĩnh hẳn, chàng ngỗi dậy nói:

- Ta hôn mê mấy bữa rồi vậy? Đây là đâu?



Đại ca hôn mê đã hai ngày rồi đại ca đang cùng tôi bị giữ trên bạch tháp trong dinh quan trấn thủ phủ Bình Dương!

- Tại sao lại giam ta? Trấn thủ Bình Dương là tên nào mà có quyền giam ta?

- Trấn thủ đã chết trong đám loạn quân lúc giao chiến với đại ca đó. Bây giờ cha cố Phê - rô đang tạm cai quản khu này!

Đại Thạch đứng hần dậy tức tối:

- Phê - rô là cái quái gì mà cai quản đất An Nam?

- Hắn còn hơn cả quan trấn. thủ ở đây nữa đại ca à! Và e rằng hắn hơn luôn quốc vương An Nam nữa vì người Tây dương bây giờ có súng và tiền!

Hiện đang ở giữa mùa mưa nên mây đen vần vũ trên bầu trời, cảnh vật tối sầm lại trời bắt đầu chuyển mưa, Nguyễn Đại Thạch nhìn xuống cửa tháp cao chót vót giữa một vùng mông mênh sông nước, chàng hỏi:

- Chung quanh đây là sông?

- Vâng! Nó bị vây quanh bởi hào sâu và rộng, chỉ tới giờ cơm mới có một tên lái đò mang ít cơm hẩm lên cho chúng ta mà thôi!

Thanh Nhạn vừa trả lời đã có tiếng chuông reo leng keng. Thanh Nhạn buông tiếng thở dài:

- Tới giờ kéo cơm rồi đó.

Nàng tới bên cửa tháp kéo lên một nắm cơm đựng trong gói lá chuối mà người ta đã cột sẵn ở bên dưới. Mở gói cơm ra, Thanh Nhạn giải thích:

- Tôi bị giam trong này đã gần một tuần rồi nên thông thuộc giờ giấc ở đây.

Tới giờ cơm tên lái đò già chèo xuồng qua cột gói cơm vào đây và rung chuông thế là tôi kéo lên, tuyệt nhiên tôi không được tiếp xúc với ai cả.

Đại Thạch nhìn xuống theo. Bóng gã lái đò lom khom đi ra chiếc xuồng nhỏ neo bên bờ hồ. Chàng kêu lên:

- Gã đầu phải là tên lái đò thông thường mà hắn chính là Lạt Ma hòa thượng đó!

Thanh Nhạn tỏ vẻ không quan tâm:

- Có nghĩa là gã vừa chèo xuồng, vừa canh gác chúng ta chứ gì?

- Tên này đã bị ta bắn mù hai mắt ở Vạn Sơn, gã sẽ không để ta thoát thân khỏi nơi đây đâu! Nhưng được rồi, ta sẽ tiếp tục cho hắn nếm mùí"Gia Miêu võ công bí pháp" ...

Nhớ đến hoàn cảnh của Thanh Nhạn, Đại Thạch hỏi:

- Tụi nó giam tiểu thư ở đây làm gì vậy?

Thanh Nhạn đỏ ửng mặt:

- Quan trấn thủ ép tôi phải lấy tên cố đạo Phê - rô, nhưng đại ca nghĩ coi ...

tôi ... tôi ... đã hứa với ... đại ca rồi ... đời nào còn lấy ai được nữa?

Đại Thạch khẽ nhún vai:

- Hà! Tiểu thư quá câu chấp đó thôi! Tôi là một tên lãng tử tiểu thư cứ coi như chưa hứa gì cả! Mà tôi có quyền gì với tiểu thư được?

Thanh Nhạn bặm môi dậm chân:

- Đại ca ... đại ca ... đừng nói nữa ... dù sao tôi cũng đã hứa rồi ... không có đại ca thì tôi thà nhảy xuống tháp này cho tan xương nát thịt!

Đại Thạch thấy Thanh Nhạn có vẻ giận dỗi bèn xoay qua chuyện khác:

- Được rồi! Bây giờ chuyện ấy chưa quan trọng bằng ta làm cách nào để thoát thân khỏi nơi đây?

- Cả tuần nay tôi đã suy nghĩ như đại ca vậy mà chưa tìm ra cách nào cả!

Đại Thạch reo lên:

- Lần sau tên Lạt Ma đưa cơm tiểu thư đừng kéo lên. Cứ để cho tôi ...

- Đại ca định làm gì?

- Tôi cũng chưa biết làm gì! Nhưng tiểu thư cứ nghe lời tôi hãy để tôi kéo cơm.

Ăn cơm xong, Đại Thạch dọn dẹp và ngồi bó gối nhìn ra khoảng trời xa.

Thấy chàng tư lự, Thanh Nhạn nghĩ chàng đang tìm kế thoát thân nên cũng im lặng.

Đã sắp tới giờ cơm chiều. Đột nhiên Đại Thạch hỏi:

- Ngoài tên Lạt Ma này ra hên ngơài có trạm lính gác nào không?

Thanh Nhạn thở dài:

- Tôi cũng như đại ca bị nhốt suốt ngày trên này làm sao tôi biết được?

- Thế còn hôm chúng đưa tiểu thư đi đến nhà thờ tiểu thư không quan sát gì được sao?

- Hôm ấy chúng định trao tôi cho tên Phê- rô nhưng vì gặp lộn xộn với đại ca nên lại hoãn. Chúng bịt mắt tôi có trông thấy gì đâu!

Tiếng chuông reo leng keng ở bên khung cửa sổ. Đại Thạch bước lại ngó xuống đất. Chàng thấy tên Lạt Ma đang lúi húi cột giỏ cơm vào đầu dây. Đại Thạch lóe lên một ý nghĩ táo bạo. Chàng tòm lấy sợi dây kéo căng ra và vận hết kình lực truyền xuống sợi dây làm nó cứng đơ như một cây sào dài. Dùng sợi dây như một nhuyễn tiêu, Đại Thạch quay mạnh cho đầu dây trói vào tên Lạt Ma và cứ thế Đại Thạch cuốn tròn tên Lạt Ma lại và kéo lên.

Bị quá bất ngờ Lạt Ma hòa thượng chỉ kêu lên:

- Ôi! ôi cô nương! Cô nương làm gì thế?

Người hắn đã bị kéo lên lừng chừng tháp lơ lửng treo giữa hư không và bi trói như người ta gói một đòn bánh tét vậy.

Đại Thạch cả cười:

- Lạt Ma hòa thượng! Đâu có cô nương nào ở đây! Chỉ có Nguyễn Đại Thạch ở Gia Miêu thôi!

Lạt Ma hòa thượng vừa giãy giụa vừa lắc lư cái đầu trơn bóng:

- A tên nhãi con ở Vạn Sơn! Hôm nay sẽ bỏ mạng ở đây thôi vì doanh trấn xây theo kiểu bát quái đỗ, không có bản đồ thì đến một năm cũng không tìm được lối ra!

Thanh Nhạn vừa nghe đã hoảng hốt hỏi dồn:

- Mi có giữ bản đỗ không?

- Có giữ chứ! Nhưng bị trói thế này làm sao trao cho cô nương được?

Thanh Nhạn nói khẽ vào tai Đại Thạch:

- Đại ca hãy kêo hắn lên đây để lấy bản đồ.

Đại Thạch gạt đi:

- Biết đâu chăng là kế hắn gạt bọn ta? Tôi sẽ cho hần kinh hỗn đến khi nào trao bản đồ thì thôi!

Đại Thạch nói vọng xuống:

- Này lão hòa thượng, ta sẽ tha cho ngươi. Ngươi trao bản đỗ cho ta chứ?

- Tất nhiên, tất nhiên, công tử thả tôi xưống đất, tôi sẽ đưa bản đồ trong tứi ngay thôi!

Nguyễn Đại Thạch quay nhanh tay. Từ trên hai bộ sợi dây quay vòng nhả hắn rơi xuống đất như một bị gạo.

Hắn kêu lên một tiếng đau đớn quát lên:

- Tên oắt con! Ta không thèm trao bản đỗ, ngươi làm gì ta?

Đại Thạch lại dùng sợi dây làm vũ khí xoay tít trong không khí nhấm Lạt Ma hòa thương quấn tới. Hắn nhảy nhót như giẫm phải lửa nhưng lại bị sợi dây quấn chặt kéo lên cao. Lạt Ma vừa giãy giụa vừa la lên oai oái!

- Ôi ôi! Công tử ơi! Tôi đưa bãn đồ ngay đây mà!

Lần này Đại Thạch treo lơ lửng hắn lên cao không buông ra nữa, chàng nói với Thanh Nhạn:

- Tôi sẽ phi thân xuống trước, sau đó tìm dây cho tiểu thư xuống sau.

- Thế còn tên đầu trọc này, còn tấm bản đồ?

- Kệ xác tên đâu trọc và bản đồ!

Đại Thạch dùng khinh công vọt ra ngoài cửa sổ. Khi chui vào dưới chân tháp, Đại Thạch phát hiện có một kho chứa đồ cũ chàng tìm trong ấy được một cái thang dây. Chàng quăng lên cho Thanh Nhạn trong tiếng kêu chói tai của Lạt Ma hòa thượng:

- Tháo dây cho ta xuống ngay! Ta sẽ đưa bản đỗ! Công tử ơi cô nương ơi!

Đại Thạch nói vọng lên cao:

- Tiểu thư buông dây cho hắn rơi xuống đây, tối sẽ lục túi hắn tự lấy bản đồ.

Thanh Nhạn từ trên cao buông tay giữ sợi dây ra. Lạt Ma hòa thượng rơi bịch xuống đất. Chàng quát:

- Móc bản đỗ ra không, ta nhấn mạnh tay là óc mi sẽ phọt ra bây giờ.

Không còn đường nào khác, ác tăng đành thò tay vào túi móc ra một tấm giấy gấp thắng nếp trao cho Đại Thạch.

Cầm lấy tờ giấy, Đại Thạch quay lại giúp Thanh Nhạn trèo xuống thang dây:

Thanh Nhạn vừa đặt chân xuống đất thì tiếng còi trên môi lão hòa thượng gian xảo vừa rú lên rền rĩ. Đại Thạch cười gằn:

- Lão này tự ý chọn cái chết chứ ta định tống cổ hắn lên tháp kia rồi.

Chàng bắn liên tiếp mấy viên "càn khôn đạn" vào các tử huyệt trên đầu hắn.

Hắn lăn ra giãy đành đạch trút hơi thở cuối cùng. Thanh Nhạn thở dài:

- Đại ca giết hắn làm gì cho bẩn tay! Lão cũng chĩ là con rối của bọn trấn thủ ở đây thôi!.

Đại Thạch không đáp, chàng cầm tay Thanh Nhạn kéo xuống chiếc xuồng vẫn đậu lập lờ trên bãi. Bờ bên kia đã xuất hiện một loạt mười tay cung thủ sẵn sàng buông tên.

Xô chiếc xuồng xuống nước, Đại Thach dặn nhỏ:

- Tiểu thư cứ cặp bờ mặc tôi lao xuống dòng nước. Tôi quen sông nước từ thuở nhỏ, không sao đâu. Sẽ gặp lại tiểu thư bên bờ bên kia.

Đẩy nhẹ chiếc xuồng. Đại Thạch lao xuống dòng nước. Quả thật bọn cung thủ không dám buông tên.

Đại Thạch vốn đã lưu lạc trên dòng Tây Giang từ nhiều năm nên sông nước với chàng chĩ là trò đùa giỡn trong những hôm trời nóng nực. Chàng hít mạnh một hơi dài lặn thẳng qua bờ bên kia trong lúc bọn lính cấm vệ đang xúm xít lại để bắt Thanh Nhạn. Nhưng vừa trồi đầu lên một cái lưới đã chụp lấy Đại Thạch bên tai chàng nghe lùng bùng những tiếng cười lớn:

- Hà! Phen này ta bắt được con cá kình lớn! Lão Phê- rô sẽ phải mua với giá đắt đây!

Vuốt những giọt nước đọng trên mắt, Đại Thạch nhìn qua những ô lưới đan sít sao. Trước mắt chàng là một gã trông khá nho nhã vời áo bào xanh và cặp chùy đeo ô bên vai. Gã tự nói trước:

- Công tử Nguyễn Đại Thạch! Tôi cùng với công tữ cùng có tên trong gia phả dòng Nguyễn Hoâng đó! Nhưng hôm nay tôi đành đem nộp công tử cho Nguyễn vương Phước Ánh vì năm xưa tôi đã thề bên giường bệnh của mẹ tôi sẽ tiêu diệt tận gốc lễ dòng họ Nguyễn Huệ ở Bình Định.

Đại Thạch ngơ ngác:

- Nhưng tôi có liên hệ gì với Nguyễn Huệ đâu?

- Chứ không phải công tử là thám báo của Nguyễn Huệ phái vào đây sao?

- Tôi không có oan cừu với Nguyễn Huệ cũng như không nợ nần gì với Nguyễn Ánh, chỉ là tên lưu đãng giang hồ, gặp đâu hay đó. Tình cờ gặp tiểu thư Thanh Nhạn và cũng cớ chút hảo ý nên đùa giởn thế thôi ... Tôi vốn họ Nguyễn ở Gia Miêu!

- Uổng phí quá! Vậy công tử càng nên gặp Nguyễn vương Ánh đế có chỗ tiến thân. Tôi sẽ tiến cử công tử nhé!

- Hãy để tôi ra khỏi lưới này về lại dãy Vạn Sơn, thần tôi thích phiêu lưu cùng mây gió, danh lợi đâu bám được gấu áo tôi ...

Gã thiếu niên cười xòa:

- Công tử là bậc cái thế về võ công. Vương thượng ta lại đang chiêu mộ hào kiệt thiên hạ. Đến Đỗ Thanh Nhơn một thời chống lại mà vì đức độ của vương thượng cũng đã quay mũi dáo được hưởng bổng lạc triều đình. Hiện vương thượng sắp sữa cho thủy quân tiến chiếm cửa Thị Nại, công tử thúy tinh tỉnh luyện, hãy theo về với vương thượng ta thôi!

Biết tên này là tôi trung của Nguyễn Ánh không thể thuyết phục, Đại Thạch gầm lên:

- Bình sinh ta chỉ làm theo sở thích. Hãy coi thân pháp của ta!

Đại Thạch dùng trảo công xé rách liên tiếp mười mắt lưới thoát ra ngoài. Gã thiếu niên vỗ tay:

- Xảo thủ! Xảo thủ! Thực rất cảm phục công tử quả là danh bất hư truyền:

Nhưng công tữ ơi, tòa thành này xây theo "bát quái trận" mà trước đây Đào Duy Từ có gửi gắm trong Hổ trướng khu cơ công tử không thoát ra được đâu!

Đại Thạch rút tấm bản đồ trong túi ra:

- Bí quyết ta nắm ở đây rồi, đến "thập quái đồ" ta cũng không sợ huống là chĩ "bát quái đồ" thôi?

Gã thiếu niên ngó tờ giấy trong tay Đại Thạch một lát rồi cười ngất:

- Công tử bị tên hoà thượng Xiêm La giỡn rồi, bãn đồ ấy hắn vẽ cho hắn tự đọc lấy một mình, công tử có đọc được chữ Phạn không?

Đại Thạch lật mau tờ giấy, đúng là chi chít chữ Phạn ngoằn ngoèo mà chàng hoàn toàn không hiểu gì cả. Tuy nhiên chàng cũng đút vào túi:

- Ta sẽ tự tìm cách thoát ra khỏi đây!

Gã thiếu niên vẫn tiếp tục tươi cười:

- Để làm gì khi con nhạn xanh đã vào lồng trở lại? Công tử ơi Tiểu Sơn này tuy là "Tiểu" nhưng tấm lòng lại "đại" lắm. Dám khuyên công tử đừng dại dột mà uổng phi đóa phù dung.

Nguyễn Đại Thạch cũng đã thấy tận mắt Thanh Nhạn bị bọn cấm quân vây bắt lại và trói chặt nàng ở một cột trồng gần bờ nước. Bị vướng chân bởi gã xưng tên Tiểu Sơn này quá lâu, Đại Thạch nóng nãy hỏi:

- Mi muốn gì ta cứ nói thẳng, ta phải cứu Thanh Nhạn đây.

Gã thiếu niên cười duyên dáng:

- Chỉ muốn rủ công tử ra chơi cửa biển Thị Nại xem thủy quan của bọn Nhạc Huệ uy mãnh tới đâu mà thôi!

Đại Thạch quát lớn:

- Đừng nhảm nhí!

Quát xong chàng dùng khinh pháp lướt qua gã vút về phía Thanh Nhạn. Sau gáy chàng nghe hếng rít ghê rợn của gió. Song chùy cúa Tiểu Sơn phóng với tốc độ kinh người, nhưng Đại Thạch đã đưa song chường đẩy tạt qua bên. Chỉ nghe "bùng" một tiếng, cặp chùy sáng bóng chất thép đã rời khỏi tay Tiểu Sơn rơi xuống bãi bùn sát mép nước. Tiểu Sơn tán thán:

- Diệu pháp diệu pháp! Đệ xin bái phục! Nhưng công tử coi kìa! ....

Từ bên mép nước ngay cạnh người Đại Thạch một cột nước bỗng vọt hẳn lên cao rồi tỏa ra như một đoá hoa dù lớn chụp xuống người Đại Thạch. Chưa kịp phán đoán là vật gì thì một lần nữa chàng đã lọt vào lưới của Tiểu Sơn.

Lần này gã cười còn lớn hơn:

- Ha ha! Công tử ơi! Ý tôi đã quyết cùng công tử du thướng biển Qui Nhơn, công tử đừng dùng công vô ích vì tấm lưới này kết bằng vi cá mập ở biển Đông, không bao giờ công tữ xé rách nó được đâu, công tử vui lòng đi cùng ta chứ?

Đại Thạch đã đụng vào lưới đúng như lời gã nói, chàng giả tảng:

- Nhưng dễ gì Nguyễn Huệ để yên cho chúng ta du thưởng?

- Thế công tử không biết là Huệ đã hành binh ra Thăng Long rồi, đâu còn ở Phú Xuân nữa!

- Ra Thăng Long? Thế còn bọn Mãn Thanh?

Tiểu Sơn càng cười ngặt nghẽo trước vẻ ngơ ngác của Đại Thạch:

- Ôi! Công tử bị nhốt ở bạch tháp nên mù tịt cả rồi. Khắp nước đang chấn động vì chiến công của Huệ. Bọn Mãn Thanh cả tớ lẫn thầy đã rút chạy bở hơi tan về Tàu cả rồi còn đâu!

Nguyên Đại Thạch không ngờ tình hình lại biến chuyển mau đển vậy, chàng kêu lên:

- Thực là cái thế anh hùng! Ba mươi vạn quân Mãn chạy hết cả về Tàu rồi?

- Chạy hết một nửa thôi, còn một nửa là bỏ xác ở Thăng Long, ở Đống Đa, ở Ngọc Hồi, Hạ Hồi nghĩa là tan như bọt nước cả?

- Còn bọn vua tôi nhà Lê?

- Cũng rút chạy theo thầy cả chứ sao! Công tử có tiếc gì không?

- Ta chỉ muốn biết nghĩa phụ ta là đốc đồng Sơn Tây ...

Tiểu Sơn vỗ tay cười ngất:

- Cũng chạy theo Chiêu Thống qua Tàu rồi. Ta nghe nói có một số ngưới Nam bị cưỡng bức phải theo bọn tàn quân qua Tàu. Hoặc đó là hoàn cảnh nghĩa phụ công tữ chăng?

Nghĩa phụ của Đại Thạch là một người liêm khiết, chính trực và đối với riêng chàng có ơn dưỡng dục không thể nào đền đáp nổi.

Trước tình cảnh này, Đại Thạch rất mong mỏi tìm gặp nghĩa phụ để biết rõ trắng đen, ngàn đời chàng tin rằng nghĩa phụ chàng không thể nào theo giặc.

Đại Thạch cúi đầu ngẫm nghĩ:

- Tôi nghe tin này rất vui lòng theo điện hạ du thưởng Thị Nại với điều kiện sau đó điện hạ cho tôi về lại Thăng Long tìm nghĩa phụ tôi!

Tên Tiểu Sơn hớn hở:

- Được lắm chứ! Vả chăng công tử ở trong tay tôi rồi, tôi lại là người rộng lượng chớ có tiếc gì với công tử, chỉ xin công tử giữ lời ...

Gã giật mạnh sợi dây cho tấm lưới tự động bung ra.

Sau khi được giải thoát, Đại Thạch đề nghị:

- Điện hạ cũng nên vì tôi mà tha cho tiểu thư Thanh Nhạn.

Tiểu Sơn gạt đi:

- Vương thượng đã giao tiểu thư cho cố đạo Phê- rô rồi, tôi đâu có quyền gì nữa!

- Vậy làm sao tôi có thế an lòng du thưởg phương xa được.

Tiểu Sơn sa sầm nét mặt:

- Tôi khuyên công tử chớ chống lại với súng đạn Tây dương, họ không giống người nước Nam ta đâu!

Lúc ấy Thanh Nhạn đang bị trói gầnđó nghe câu chuyện của hai người liền nói lớn:

- Thạch đại ca! Đại ca cứ lên đường vì việc riêng, tuy tôi bị bọn lính bán cho Tây dương nhưng tôi thà chết khô trên bạch tháp đợi đại ca về chứ không chịu ô uế tấm thân vì ngoại tộc đâu!

Đại Thạch thấy Thanh Nhạn quá tiều tụy vì những ngày gian khổ, chàng ngậm ngùi nói:

- Không mang tiểu thư theo cùng tôi thật ân hận, nhưng xin tiểu thư nhớ cho ngày nào tiểu thư còn ở đây thì Đại Thạch này sẽ trở lại ...

Quay sang Tiểu Sơn, chàng tiếp:

- Nếu có nhốt lại Thanh Nhạn trên bạch tháp xin điện hạ hãy đối xử với nàng tử tế. Sau chuyến du thưởng ta về sẽ tính sau!

Tiểu Sơn thấy cảnh cảm động ấy cũng thành thực nắm lấy tay Đại Thạch xiết chặt:

- Tôi xin lấy danh dự họ Nguyễn Hoàng bảo đảm sẽ ra lệnh cho quân cấm vệ săn sóc tiểu thư đầy đủ trên bạch tháp và chỉ giao cho tây dương khi nào công tử đã thỏa thuận ...

vừa lúc ấy đám vệ quân cầm hỏa bài vào thưa vớì Tiếu Sơn:

- Bạch điện hạ! Có lệnh của Vương thượng cho đòi!

Tiểu Sơn thấy hỏa bài có viết một chữ "Chủng" liền vội vã bảo Đại Thạch:

- Ta cùng đi thôi! Vương thượng có lệnh gọi ta!

Tuy cùng họ với Nguyễn Ánh và cùng để một nơi nhưng xưa nay Đại Thạch chưa bao giờ thấy mặt Ánh nên cũng tò mò theo ngay.

Băng qua gần một chục hòn giả sơn lớn gần núi thật, cũng có tùng bách uốn cằn cỗi cả trăm năm và cầu sông quán tạ, Đại Thạch và Tiểu Sơn đến một đình viện lớn. Dưới chín bậc thang lên thềm là hành lang đắp rồng nổi theo thế tranh châu và mô hình là rồng triều đại Minh Thanh, Tiểu Sơn dẫn Đại Thạch đến một sảnh. Ngay trước cửa đại sảnh là bức hoành kéo ngang hai cột lớn sơn son và chạm long cực kỳ tinh vi đề hai chữ "triều củng" bằng nét chữ chân phương.

dưới bức hoành là một ngai cũng chạm rồng. Ngồi trên ngai là một người còn trẻ lắm, e còn trẻ tuổi hơn Đại Thạch nữa nhưng nét mặt lộ vè vừa nghiêm nghị vừa thanh tú một cách kỳ lạ. Tiểu Sơn quỳ xuống ngay từ cửa hô to:

- Thánh thượng vạn tuế.

Đại Thạch biết rằng trước mặt mình là Nguyễn vương Phước Ánh, nhìn long cổn của Ánh lấp lánh vàng bạc chàng đối chiếu ngay với hoàn cảnh của mình khi bằng tuổi Ánh mình mãi long đong hết ở Thăng Long đến lưu lạc trên bến Tây Giang. Tự nhiên Đại Thạch như bị nghẹn, chàng chỉ hô lên được hai tiếng "Thánh thượng ..." là ngắt lại. Nguyễn Ánh liếc cặp mắt mỏng và sáng rực?

- Ai đó vậy?

Tiểu Sơn đứng nép vào một bên cung kính:

- Nguyễn Đại Thạch người Gia Miêu, lần ra Thị Nại sắp tới đây thần xin tiến cử Đại Thạch chỉ huy tàu "Thần Cơ".

Nguyễn Ánh ngả người trên ngai vàng:

- À! Trẫm có biết Thiền Long hòa thượng. Trẫm cũng đã từng bôn tểu lâm tuyền từ thuở bị tiếm quyền nên có nghe nói tới tên khanh. Phải chăng khanh có học "Gia Miêu võ công bí pháp"?

Đại Thạch đành cúi rạp xuống:

- Tâu hoàng thượng, thần có học qua ...

Trầm hương bay ngạt ngào trong nội điện và ánh sáng lung linh của buổi chiều như muốn biến Nguyễn Ánh thành một vị thân quyền uy. Âm thanh giọng nói của Nguyễn Ánh trong như tiếng chuông ngân:

- Nhận lời tâu bày của Nguyễn Tiểu Sơn, Trẫm cho khanh quyền nghi chiếc "Thần Cớ .

Nguyễn Ánh vỗ tay nhè nhẹ. Một mỹ nữ tiến ra từ hậu cung dâng lên thẻ và văn phong tứ bảo, Ánh cầm cây bút tự tay viết vào một chữ "Soái" rồi trao cho Đại Thạch:

- Trẫm ngự bút cho khanh làm tín bài, hãy vỗ yên trăm họ cho yên lòng trẫm.

Đại Thạch đón lấy thẻ ngà nhìn nét mực son còn ướt sắc sảo của Ánh bụng thầm nghĩ:

"Tay này kiệt hiệt đáng mặt thiên tử lắm", Nguyễn Ánh nhịp nhịp tay vào tay ngài hỏi nhỏ:

- Khanh đã ở Bắc Hà, khanh nghĩ sao về thực lực của Nguyễn Huệ?

Đại Thạch đáp:

- Tâu hoàng thượng, theo ý ngu thân Nguyễn Huệ là tay ít học nhưng bẩm sinh thông minh và rất quả quyết. Vả chăng hành binh thần tốc là một trong chiến pháp của Tôn Võ Tử.

Nguyễn Ánh vỗ mạnh tay vào ngai cười khà:

- Đúng lắm! Huệ quả là tay đáng sợ.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/94684


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận