Chương 8 Trở Lại Bắc Hà Hồ Cầm và Sa La Nạp theo đám loạn quân vượt Quỷ Môn Quan vào giữa đêm khuya. Sau mấy ngày đêm chạy không ngơi nghỉ, Hồ Cầm mệt rã rời xương cốt, với Sa La Nạp thì vẫn bình thản như ngày còn ở trong tư dinh. Lúc ngừng lại đế ăn uống, y hay nói đùa với Hồ Cầm:
- Đúng là đàn bà tay yếu chân mềm, ta đã tững có lần leo lên ngọn Ngũ Nhạc, ở trên đó suốt cả tháng trời quen với sương tuyết thành ra cái trò chạy đường bằng như thế này cũng như bởn thôi!
Có lẽ vì sinh trưởng ở nước Kim xa xôi bạt ngàn đồi núi nên Sa La Nạp đã được tôi luyện trong gió bụi, thân thể y trở nên dẻo dai săn chắc như có chất thép vả lại đến lúc này Hồ Cầm không thể nào tin rằng y không có chút võ công nào. Trái lại nữa là khác vì mặc dù bận rộn vì chuyện đào thoát nhưng sáng sớm nào Hồ.Cầm cũng để ý thấy y dậy thật sớm ngồi thiền điều tiết công khí.
Hồ Cầm thầm nghĩ:
Không biết ta theo y đến chốn hang hùm nọc rắn này để làm gì? Để mưu giết y và Càn Long? Có lẽ đó là ảo vọng điên cuồng nhất với thân gái cô lẻ nơi đất khách quê người. Cách tốt nhất là ta kiếm đường trở lại Bắc Hà xem tình hình ra sao và nhất là sinh mạng của anh Phước Quang rồi sau đó về ngọc Vạn Sơn làm ni cô suốt đời trong núi ..." Từ ngày lập ý ấy Hồ Cầm bồn chồn tìm cách thoát ra ngoài vòng kềm tỏa của Sa La Nạp để quay lại con đuờng vừa đi qua.
Khi tới Quảng Đông, tên Tổng Đốc mới ở đấy là Phúc Khang An cho tập trung tất cả đám quân chạy từ Thăng Long về để thanh lọc và tuyển thêm quân tinh nhuệ với dự định kéo sang An Nam đánh một trận báo thù. Vì là người An Nam nên Hồ Cầm bị nhốt riêng một chỗ khác với chỗ ở của Sa La Nạp là quốc thích của triều Mãn. Thỉnh thoảng gặp nhau ngoài khoảnh sân rộng trước đại doanh họ Phúc, Sa La Nạp thường thở ngắn than dài với Hồ Cầm:
- Cái tên tân Tổng Đốc này vốn là người nhu nhược, y không có gì quyết định. Không biết hắn giữ bọn ta đến bao giờ mới cho về Yên Kinh trong khi ta rất nóng lòng muốn luyện "Bão Phác tữ" cùng với cô nương ... Thực là họa vô đơn chí, hôm qua nóng ruột ta viết thư cầu cứu với Hòa Thân ở triều đình. Cô nương trong những ngày rảnh rỗi này hãy đọc trước "Bão Phác tử" của Cát Hồng để nắm được ý chỉ trong đó đợi ngày về dinh thự của ta ở Yên Kinh vậy! ....
Y tin cấn giao cho Hồ Cầm cuốn sách mà y vẫn cẩn thận cất trong người.
Những trang giấy trơn ướt mùi mồ hôi của y làm Hồ Cầm muốn lợm giọng nhưng nàng vẫn cầm lấy vì biết trong này chứa đựng những yếu quyết quí giá về thuật luyện làm, về cách làm thế nào để trường sinh bất lão. Nàng nhét cuốn "Bão Phác tử vào tron túi vải của mình thầm nghĩ! Phiêu bạt lần này có lẽ cái mà ta được nhiều nhất là thư tịch! Chao ôi! Nào là "Bình Định bí thuật" Bây giờ lại thêm "Bão Phác tử" ... Hà! Âu cũng là vận may của một người ít học vậy!
Nhưng có hề gì khi đêm nay ta sẽ vượt thoát khỏi nơi đây để về Nam.
Qua vài hôm Hồ Cầm đã nghiên cứu được giờ giấc canh gác bọn quân binh ở đây.
Đêm nay là đêm rằm, có lẽ trăng ở phương Bắc khác với trăng ở quê nhà nên mới chập tối Hồ Cầm đã thấy mặt trăng như một cái nia lớn vàng ối mọc ở cuối chân trời.
Phi thân lên nóc nhà gỡ lớp ngói âm dương chồng lên nhau. Hồ Cầm vượt ra ngoài dưới ánh trăng vàng vọt ấy. Trên vai nàng đeo sẵn cặp song kiếm và cái túi vải đựng mấy vật tùy thân.
Nép mình dưới bụi rậm của đám liễu, Hồ Cầm phi thân ra ngoài cổng gác. Ở đây có một trạm do ba tên lính thay phiên nhau giữ cổng. Một tên trong đó thấy Hồ Cầm đi ra liền hỏi:
- Cô nương đi đâu?
Hồ Cầm cho tay vào túi đáp liền:
- Có tín chỉ của Phúc Tổng Đốc ...
Nàng nói dối và định rút ra cái tín chỉ mà Sa La Nạp đã cho nàng lúc ở Thăng Long. Tên lính vẫn ngờ nghệch vặn cao ngọn đèn bão đế lúi húi đọc.
Tín chỉ này chẳng có giá trị gì ở đây cả, nhưng mục đích của Hồ Cầm là lừa hắn đang chúi mũi. vào tờ giấy là rút lưỡi kiếm ra lia một đường ngọt lịm.
Hồ Cầm đã vọt ra khỏi cổng. Đằng sau là tiếng hô hoán:
- Có thích khách! Quân bay! Có thích khách!
Bọn võ sĩ thành Quảng Đông đã ùa tới sau lưng Hồ Cầm. Nhưng tất cả bọn ấy đều không làm nàng chấn động bởi một tiếng nói êm dịu ngay sau gáy:
- Nương tử định đi đâu vậy?
Hồ Cầm biết ngay là Sa La Nạp đã ở sát bên nàng. Khoanh kiếm thành một vòng rộng, Hồ Cầm đáp:
- Hãy để tôi về nước tôi, các ngươi không có quyền giam tôi nữa!
Y kêu lên nho nhỏ xuất trảo pháp chộp lấy huyệt "bách hội" của Hồ Cầm, nàng né qua bên trở ngược mũi kiếm dùng đốc kiếm đánh vào huyệt Hợp cốc".
của y. Sa La Nạp la lên.
- Ghê thật! Nương tử không còn muốn sống để luyện trường sinh cùng với ta sao?
Hồ Cầm nhấn mũi kiếm quay vào mình liền kê mũi nhọn ngay vào cổ:
- Thuật trường sinh để làm gi khi thân tôi đã trải qua quá nhiều oan nhục.
Nếu quan gia không để tôi trở về tôi chết ngay ở đây cho quan gia coi!
Sa La Nạp lật thủ pháp búng một cái vào lưỡi kiếm. Kiếm đã rơi xuống đất y mới nhặt lên trao lại cho Hồ Cầm.
- Trước sau tôi cũng chỉ muốn nương tử tự nguyện chứ chưa hề ép buộc nương tử điều gì. Nếu nương tử muốn về nước Nam thì được lắm, tôi sẽ tránh đường cho nương tử đi nhưng nương tử hãy để cái túi vãi trên vai lại cho tôi ...
Hồ Cầm muốn phản đối lại nhưng nghĩ lại trong túi này hoàn toàn là những cuốn sách của y, vả lại thời giờ cấp bách không cho phép nàng do dự, nàng lập tức vất cái túi xuống đất. Sa La Nạp nói nhỏ:
- Chúc nương tử lên đường may mắn:
Khi nào có dịp đến Yên Kinh chơi xin cứ đến đường Hoàng Hoa ... đây này, nương tử hãy nhìn tên dinh thự của ta.
Sa La Nạp tiến sát Hồ Cầm. Nàng vừa cúi xuống thì y đã nhanh như chớp ấn vào bả vai nàng một mũi lảm nhỏ như một sợi tơ đến chính nàng cũng hoàn toàn không hay biết và không có cảm giác gì.
Sa La Nạp nói thì thầm:
- Lên đường ngay đi. Chúc may mắn!
Đến chiều tối hôm đó thấy bả vai có gì hơi nhức buốt, lật áo lên coi Hồ Cầm mới khám phá ra cây kim mỏng mảnh nằm dưới lớp da nàng. Vì nóng lòng muốn về Thăng Long và vì thấy cây kim cũng không gây trở ngại gì lớn, Hồ Cầm rút nó ra vất vào vệ đường. Nhưng càng đến gần Thăng Long vết kim càng có chiều hướng đau nhức. Ba ngày sau trong khi ghé vào một quán cơm ở Kinh Bắc ăn lót lòng trước khi nhập Thăng Long, Hồ Cầm đau nhức không chịu nổi.
Mặt nàng tái nhợt như không còn giọt máu và tay nàng cầm đôi đũa nặng như cặp chùy ngàn cân. Giữa buổi cơm tay chân nàng run lẩy bẩy. Gã thanh niên chủ quán kêu lên:
- Cô nương làm sao vậy?
Đầu óc Hồ Cầm choáng váng và cũng không biết trả lời sao vì bên ngoài người nàng vẫn bình thường như mọi người. Nàng thều thào:
- Tự nhiên tôi mệt quá ... ông ... có phòng nghỉ nào làm ơn cho tôi nghỉ tạm!
Một ông lão râu tóc đang ngồi nhâm nhi ấm trà và mấy cái kẹo lạc bàn bên nói xen vào:
- Thần sắc kém quá, có lẽ các tạng tâm kỳ thận đều rối loạn cả rồi. Để ta xem mạch đã nào.
Không đợi ai đồng ý, lão nắm ngay lấy cổ áo Hỗ Cầm nghe ngóng một lát rồi bảo:
- Mạch hư tế sác vô lực. Cô nương vừa trúng độc cách đây mấy ngày?
Hồ Cầm sửng sốt:
- Cháu cũng không biết, có lẽ thế chăng?
Ông lão vuết chòm râu lưa thưa:
- Lão đã hành nghề gần năm mươi năm. Lão quyết là cách đây mấy ngày cô nương trúng độc!
- Nhờ lão trượng chỉ dạy thêm!
Ông lão thở dài:
- Tình hình là nguy cấp, ta chỉ có khả năng cắt cơn trong lúc này thôi. Muốn chữa độc này dứt hẳn chỉ có một cách duy nhất là chính người hạ độc cô nương mới giải được! Để lão bước qua nhà cắt ít thuốc cho cô nương!
Lão trượng bước ra cửa, chỉ chốc lát lão đã trở lại với gói thuốc trên tay. Gã chủ quán tán vào:
- Cô nương gặp may mắn đó mới gặp học trò của Hãi Thượng Lãn ông từ Hải Dương về đây lánh nạn, ông là một tay thần y của vùng này đã cứu thoát rất nhiều sinh mạng ở đây.
Lão trượng không để ý gì đến những lời tán tụng ấy, tán nhỏ một thứ hoàn nào đó màu đen như than. Hồ Cầm uống một liều quả công hiệu như thần. Chỗ đau của Hồ Cầm đã dịu xuống, nàng ân cần nắm tay lão trượng:
- Quả là thần dược! Cảm tạ lão trượng đã tế độ, xin cho gửi ít lễ vật!
Nàng định đặt mấy đồng bạc lên bàn nhưng lão trượng đã gạt đi:
- Ta không biết dùng những thứ này vào việc gì, cô nương cứ cất hộ thân. Ta cũng cho luôn cô nương số thuốc này để mỗi lần cô nương đau nhức uống tạm.
Chỉ tạm thời thôi vì ta nhắc 1ại:
độc này chỉ giải được do chính người đã hạ độc cô nương. Và nếu trong vòng hai năm tới nếu cô nương không chữa dứt hẳn thì e nó sẽ phát tác làm tiêu vong hết phủ tạng và mạng sẽ không còn ... Ta khuyên cô nương nên nhớ kỹ!
Hồ Cầm cảm động cầm lấy gói thuốc, trả tiền cho chủ quán tiếp tục lên đường vào Thăng Long.
Chỉ còn hai năm nữa! Hỡi ơi? Tên Sa La Nạp quả là độc ác y muốn giết ta chết để làm gì? Để phải trở lại Yên Kinh tìm y nhờ giải độc?! Hồ Cầm này thà chết non trong dãy Vạn Sơn chứ không thèm đến Yên Kinh hạ mình tìm cái sống đâu!
Thành Thăng Long qua cơn tao loạn đã trở về với cuộc sống bình thường của nó. Hoàng đế Quang Trung đã lên ngôi cửu ngũ để giữ yên quốc tệ và để giữ yên bờ cõi. Quang Trung cũng giao cho Ngô Thì Nhậm tìm mọi cách ve vuốt bọn triều đình nhà Thanh để chúng bớt ô nhục vì trận đại bại này đồng thời nhận thụ phong "An Nam quốc vương" của phương Bắc. Khắp thành Thăng Long đâu đâu cũng còn bố cáo của Quang Trung cấm quân sĩ không được nhũng nhiễu hà hiếp dân chúng. Các cựu thần nhà Lê vì cái quan niệm "trung thần bất sự nhị quân" nên phần lớn tản mác lẻn lút đâu đó ở quê nhà, một số chạy theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc chờ xin tiếp "viện binh", một số theo Nguyễn Ánh ở phương Nam đợi ngày "phục quốc và một số ra đầu thú xin làm quan lại dưới "tân triều".
Việc trước tiên Hồ Cầm muốn biết là tin tức của anh nàng Nguyễn Phước Quang bị nhốt dưới ham dinh Sa La Nạp ở cạnh hồ Hoàn Kiếm khi quân Tây Sơn công phá Thăng Long thành. Hồ Cầm một mình tìm đến dinh cũ Sa La Nạp.
Tòa đinh cơ chỉ vài tuần trước to lớn đẹp đẽ giờ đây đã bị thiêu rụi. Tro tàn còn bừa bãi lan ra cả bờ hồ và những người nghèo đói lưu tán đang bu lại trên đống tro bới móc để cố tìm ra bất cứ vật gì còn sót lại. Hồ Cầm cũng nhập vào bọn người rách rưới ấy và cũng bới móc nền nhà trước đây nàng quen thuộc.
Vừa bới móc nàng vừa tìm cách hỏi chuyện những người chung quanh. Một bà lão tiều tụy trả lời nàng:
- Ôi! Cô nương ơi, nhà tôi ở Nghi Tàm trên Hồ Tây ấy mà! Nhìn thấy lửa rực suốt đêm và hửng sáng là người ta đã bu đen đến đây để bới móc của rồi. Có quái gì quý giá đâu! Toàn những sách là sách, mà sách thì cháy mau lắm. Nghe đâu dưới hầm tối có nhốt cả người nữa nhưng trước khi đốt họ đã bắt đi hết cả rồi!
- A! Một người mặt mũi xấu xí chứ gì? trong cái đám hỗn quan ấy có mặt thằng nào mà chẳng xấu xí? Bọn lính đốt nhà này là của đô đốc Long đóng ở phía Tây thành Thăng Long ấy, cô nương muốn tìm ai lại đấy mà hỏi!
Nghe lão bà chỉ dẫn Hỗ Cầm chạy ra trước hồ Gươm. Mặt nước vẫn ngời xanh như ngày nào nhưng có lẽ đáy hồ đã ghi nhận biết bao thay đổi trong thời gian ngắn vừa qua. Bao nhiêu tang thương, oán hận. Nàng như bật khóc khi nghĩ đến thân phận của mình. ô nhục ê chề ở cái mảnh đất Thăng Long này nhưng nàng đã hết thì giờ để rửa hận rồi. Nghĩ tới tương lai nàng chỉ nghi ngay đến việc trả thù mối hận. Nàng chỉ còn sống hai năm nữa thôi. Phải làm gì trong hai năm ngắn ngủi ấy? Chắc chắn nàng phải tìm gặp Phước Quang, nhờ Quang giết chết Sa La Nạp để trả mối hận này cho nàng. Nhưng Sa La Nạp ở xa quá, mãi bên Yên Kinh thăm thắm làm sao đến được để trả thù?
Đang vơ vẩn trên bờ hồ bỗng Hồ Cầm nghe tiếng gọi nhỏ:
- Hồ Cầm!
Nàng giật mình quay lại và suýt nữa la thật lớn lên vì mừng rỡ trước mặt nàng là Nguyễn Đại Thạch.
- Đại ca! Đại ca làm gì ở đây vậy?
Đại Thạch kể cho Hồ Cầm nghe những ngày thăng trầm của chàng và kết thúc:
- Tôi theo quân Nguyễn Ánh chiếm cửa biển Thị Nại rồi và theo đúng lời hứa Tiểu Sơn cho tôi ra Thăng Long tìm nghĩa phụ sau đó phải trở về làm việc trong bản doanh của Nguyễn Ánh!
- Thế đại ca có trở về không?
- Hà! Không biết có trở về hay không vì hiện thời tôi vẫn chưa tìm được nghĩa phụ.
Hồ Cầm ngập ngừng một chút mới hỏi tiếp:
- Thế còn ... tiểu thư ... tiểu thư gì đó mà đại ca vẫn theo đuổi?
Đại Thạch chỉ ra trên mặt hồ:
- Tôi giống như chiếc lá rụng trôi trên mặt hồ, đâu dám đeo đuổi ai bao giờ?
Vả lại tiểu thư ấy cũng sắp bị giao cho bọn Tây dương rồi! ....
Tự nhiên Hồ Cầm tươi hẳn nét mặt, nàng lấy lại vẻ nhí nhảnh trẻ con đã mất từ lâu lắm:
- Tôi với đại ca đi tìm Nguyễn Phước Quang đi! Đại ca có nhớ Quang ca ca?
- Nhớ chứ! Cậu ấy võ công cũng cao cường lắm!
- Nhưng từ ngày trúng độc "kim xà" của Sa La Nạp không biết ca ca có còn như xưa không?
Hồ Cầm thuật kể cho Đại Thạch nghe tình hình Thăng Long. Nguyễn Huệ kéo quân ra đại phá quân Thanh, chôn vùi gần ba mươi vạn tên xâm lược trong hố sâu nhục nhã. Hồ Cầm kéo chàng về phía Tây thành tìm đến doanh trại của đô đốc Long. Doanh trại đóng ở một vùng đồng chiêm lúa mới gieo. Gió xuân xứ Bắc thổi vi vu vẫn còn gây gây lạnh Đại Thạch chỉ một quán chè tươi bên đường:
- Ta vào đây uống chén nước và hỏi thăm tin tức, vì những hàng quán là nơi có nhiều tin tức nhất đấy!
Cả hai vui vẻ bước vào ngồi ngay ở cái chõng đầu tiên bên trên có bày mấy nải chuối, mấy cái bánh chưng lá xanh ngăn ngắt, lọ kẹo lạc và cái điếu cày nằm bên chiếc đèn dầu ngọn lửa nhỏ như sắp tắt. Chủ quán là một thiếu phụ còn son trẻ nhưng bu quanh nàng là hai ba đứa trẻ con mũi dãi lòng thòng. Đại Thạch hỏi ngay:
- Chắc hàng ta bán khá lắm vì quân lính xa nhà đâu có thú vui gì?
Thiếu phụ tắc lưỡi:
- Thấy thế đấy! Nhưng quân đội Qui Nhơn kỷ luật nghiêm quá và lương lạu cũng chặt chẽ nên cũng chẳng được mấy! Mời anh chị xơi bánh chưng nóng.
Đưa hai cái bánh chưng cho Đại Thạch thiếu phụ nói tiếp:
- Nhưng được cái bọn lao dịch trong doanh trại lại ăn tiêu khá hơn! Bọn ấy phần đông là người miền ngoài quen tiêu pha rồi có đâu như đân Qui Nhơn.
Hồ Cầm hỏi tới:
- Thế có cả bọn lao dịch à? Chắc là tù binh do quân Tây Sơn bắt được chứ gì?
- Ấy đấy! Đa phần là quân cũ của vua Lê, quân điệp báo của Nguyễn Ánh ở Phương Nam ra phục sẳn ở đây. Cái loại này thế mà có lắm tiền, hình như cũng cướp bóc ở đâu đó!
Nghe người đàn bà láu táu lắm miệng như đa số phụ nữ ở đây, Hồ Cầm hỏi nhỏ:
- Thế thư thư có biết giờ nào bọn họ hay ra đây ăn hàng không?
- Sắp hết giờ lao dịch rồi. Cứ đến đứng bóng là bọn họ kéo ra cả bầy ấy thôi!
Mặt trời cũng đã sắp đứng bóng thật.
Ngồi uống một vài ngụm nước chè tươi nóng hổi và ăn vài miếng kẹo lạc Nguyễn Đại Thạch đã thấy một tốp bốn năm người trong doanh trại kéo ra.
Nhìn cách ăn mặc Đại Thạch biết ngay đây là tù binh lao dịch vì quần áo họ rách rưới và mặt mày ủ rũ. Chỉ khi vào hàng nước bọn họ mới tươi tỉnh đôi chút. Đại Thạch không nhận rà ai quen trong số này nhưng chàng tìm một gã trung niên mặt mũi hiền lành làm quen:
- Xin mời huynh chén chè. Xin hỏi huynh người ở đâu?
Mặt gã nọ đớ ra trong giây lát:
- Tôi người Thanh Nghệ Hà! Mà lâu quá đâu có được về quê nhà Hết chúa Trịnh vua Lê lại Tây Sơn Đông Sơn có nước chết già ở cái đất kinh kỳ này thôi!
- Trong quân huynh có quen ai tên Nguyễn Phước Quang?
Gã ta càng trố mắt:
- Phước Quang dòng hoàng tộc? Y ở ngay trong cùng một đội với tôi thôi!
Đại Thạch thân mật vỗ vai gã:
- Xin nói thật, Phước Quang vốn là anh em của tôi, nhờ huynh cho nhắn lời được chứ?
- Sao không được? Nhắn gì cứ nói vì tôỉ với hắn ngày nào cũng gặp! Nhưng không hiểu hắn có tâm sự gì mà suốt ngày không nói không rằng, lại không chịu cùng anh em vui chơi trong những lúc rỗi việc!
Hồ Câm xen vào:
- Xin đại huynh cho tôi nhắn:
em ruột là Nguyễn Hồ Cầm muốn gặp ở hàng nước này!
- Ngay bây giờ?
- Vâng! Nếu được ngay bây giờ thì hay quá! Xin gửi huynh chút lòng cảm tạ.
Hồ Cầm nhét vào tay gã mấy đồng bạc lẻ. Gã thích quá đứng ngay dậy:
- Công tữ và cô nương cứ ngồi chờ ở đây, tôi xin đi gọi ngay!
Gã tất tả chạy vào doanh trại. Chỉ thoáng sau gã trở ra thật. Nhưng không chỉ với Phước Quang mà thôi, có hai tên mặt mũi đen đúa cầm siêu đao theo sau, chưa bước vào hàng quán một gã đã quát:
- Con bé nào là Hồ Cầm? Định đến làm loạn đại quân là ăn đao đấy!
Nguyễn Đại Thạch nắm tay Hồ Cầm, ôn tồn nói:
- Quan nhơn bớt nóng! Anh em chúng tôi nào dám loạn đại quân nào đâu!
Chỉ xin gặp Nguyễn Phước Quang đây chốc lát thôi!
Tên người Thổ không thèm nói gì hạ siêu đao xuống một đường hiểm ác.
Đại Thạch kéo Hồ Cầm ngả sang bên dao chém gãy chiếc bàn cùng lúc với cước chàng đá chạm vào mặt hắn nghe "rắc" một tiếng. Mặt hắn méo vì thiếu nguyên cả hàm răng trên. Mặc cho thiếu phụ chủ quán chạy vọt ra ngoài la chói lói:
- Ối làng nước ôi! Chúng nó phá nát quán tôi rồi!
Hồ Cầm phạt thêm một đường kiếm trong lúc tên võ sĩ đang còn bàng hoàng.
Lần này hắn chưa kịp la thì cái đầu hắn đã lăn lông lốc theo triền dốc ra ngoài cửa quán.
Một đám dân và quân Tây Sơn bu đen nghẹt ngoài cửa quán trước cửa doanh trại náo động hần lên. Hồ Cầm lúc ấy mới kịp nói với Phước Quang:
- Ca ca! Ca ca chạy theo bọn tôi đi!
Phước Quang dùng dằng:
- Tôi côn cất ít đồ trong trại và bức di thư của mẹ mà ông ngoại trao cho ở Gia Miêu ...
Hồ Cầm gắt lên:
- Bỏ mặc nó đi! Thoát thân cái đã!
Tên võ sĩ thứ hai lợi dụng lúc Hổ Cầm đang sơ ý quất ngọn siêu đao ngay vai nàng. Nàng vừa nghiêng người tránh thì một ngọn roi ở đầu quất trúng mặt làm nàng choáng váng. Ngoài cữa xuất hiện một tráng niên vạm vỡ râu mép để đen bóng thành một vòng cung. Gã gầm lên:
- Gớm cho quân nào tới bản doanh ta náo động! Chưa biết uy vũ của ngọn roi Bình Định hay sao?
Gã quất roi vun vút. Đại Thạch nghe loáng thoáng những tiếng kêu bên tai:
- Đại đô đốc! Đại đô đốc!
Chàng biết đây chính là đô đốc Long nên cần mật đề phòng. Đợi ngọn roi sắp sửa mổ trúng tinh mũi, Đại Thạch há mồm cắn lấy ngọn roi vận kinh lực lên hàm răng làm đô đốc Long không giật lại được. Gã đỏ mặt tía tai:
- Tiểu tử này ghê gớm thật! Quân của ai?.
Nguyễn Đại Thạch mở hàm răng cho gã giật mạnh ngọn roi, mất đà loạng choạng. Đại Thạch đùa cợt:
- Quân của vua Lê đây mà đô đốc!
Dứt lời Đại Thạch nhãy một bước nhẹ áp sát đô đốc Long đồng thời gọi Phước Quang và Hồ Cầm:
- Chạy mau đi các em! Có ta đoạn hậu rồi.
Hồ Cầm lẫn Phước Quang đều dùng dằng. Hồ Cầm nói:
- Em không thể để đại ca ở lại một mình được! Đại ca chết thì em cũng chết mất!
Nguyễn Phước Quang lập tức níu áo Hổ Cầm về phía mình:
- Thôi đi mau tiểu muội!
Hồ Cầm dằng ra:
- Ca ca chạy trước đi! Tiểu muội ở lại với Nguyễn đại huynh đây!
Phước Quang giận dỗi:
- Tiểu muội thích được chết bên Nguyễn Đại Thạch chứ gì?
Hồ Cầm nghe anh nói toạc ra liền đỏ ửng cả đôi gò má. Nàng không còn là cô gái nhỏ khi xưa nữa, nhưng bản chất phụ nữ làm nàng vẫn hổ thẹn. Trong lúc hai người đôi co lời qua tiếng lại thì đô đốc Long và Nguyễn Đại Thạch đã cùng nhau đấu trên mười hiệp ... Đại Thạch có phần áp đảo hơn vì đô đốc Long dù xuất thân ở đất Bình Định nhưng không chuyên hẳn về võ thuật mà chuyên về quân sự hơn.
Cảm thấy yếu thế đô đốc long quát quân:
- Gọi ngay tên Sát đầu đà ra đây cho ta!
Vừa nói vừa ào ạt cây roi, bên tay trái đô đốc tuốt luôn trường kiếm đeo bên mình trong khi Đại Thạch trên tay vẫn không tấc sắt. Chàng chỉ dùng quyền cước nhưng thân pháp chàng như một con thoi, khi ẩn khi hiện khiến đối phương tấn công chỉ thêm mệt mà không đạt được mục đích. Vừa lúc Đại Thạch dùng trảo công giựt phăng chiếc giáp trụ trên người đô đốc Long thì một tiếng gầm vang dậy:
- Loạn quân coi chừng!
Mũi kích xé gió bay tới với một uy lực ghê gớm. Đô đốc cười khà:
- Sát đầu đà! Nuôi quân ba năm dùng một giờ, hãy tóm cổ tên tiểu tử này cho ta!
Sát đầu đà là một tên vạm vỡ cao lớn như hộ pháp, người y bóng lưởng như có thoa mỡ trên người chỉ đóng một cái khố bằng vải thô. Hắn nhảy vào vòng chiến một tay là kích, một tay là cuộn dây thừng lớn. Sát đầu đà là người Trung Quốc, vì dòng dõi tổ tiên y làm quan lớn triều Minh nên không chịu khuất phục triều đại Mãn Thanh, y đã theo gia nghiêm sang An Nam sau khi đã phiêu bạt học hết mọi võ nghệ Trung Nguyên. Thấy Nguyễn Huệ ra Bắc Hà phá quân Thanh, y xin đi theo quân để chém giết bọn Thanh cho hả giận. Lúc còn ở Trung Quốc y đã từng lên chùa Thiếu Lâm xin chẻ củi lặt rau để học võ nên lấy tên là Sát đầu đà mặc dù y chưa hề đi tu một ngày nào!
Cũng bắt chước các sư Thiếu Lâm dùng thiền trượng nhưng y thay vào đó là cây kích để dùng làm vũ khí.
Sát đầu đà đứng sừng sững trước mặt Đại Thạch như một bức trường thành.
Nhìn thấy Đại Thạch không sử dụng vũ khí, y gầm lên:
- Tiểu tử này gớm thật. Để ta cho nếm bài quyền Thiếu Lâm!
Hắn quăng kích và cuộn dây xuống chỉ còn lại tay không Người y chùn hắn xuống theo một thế tấn lạ lùng.
Đại Thạch đã từng đụng độ với quá nhiều địch thủ quái dị nên cứ bình tỉnh đứng sõng tay:
ở bên ngoài Phước Quang luồn về phía sau lưng Đại Thạch từ lúc nào, y đùng một đoản đao định chờ lúc Đại Thạch sơ ý sẽ chém xuống. Về võ công Phước Quang chưa chắc đã kém gì Đại Thạch có khi còn có phần hơn nữa, nhưng từ lúc bi trúng độc "kim xà" hắn tự thấy bản lãnh đã thoái hóa và tính tình cũng đâm ra hay ghen ghét một cách nhỏ mọn. Khi mũi đoản đao vừa chém xuống Hồ Cầm hét lên:
- Đại huynh coi chừng!
Đại Thạch không quay lại, chàng dang chân trái làm trụ xoay một góc rộng, cả người lẫn đao Phước Quang đều bay ra khỏi quán kèm theo tiếng thét đau đớn. Nhân đà xuất cước Đại Thạch áp sát Sát đầu đà tung ra liên hoàn trảo pháp như một đàn rắn cùng mổ tới. Sát đầu đà biến sắc nhảy vọt ra phía sau tránh né kêu lên:
- Mi biết cả võ thuật Trung Nguyên?
Đại Thạch biến thế áp dụng "Gia Miêu võ công" tạo thành một luồng kinh lực trấn áp gã Sát đầu đà làm gã càng thêm hoang mang không biết chàng thuộc môn phái nào. Ở thế cùng gã bèn hạ độc thủ bằng cách vờ quay chạy rồi ném lại một nắm phi tiêu nhưng kình lực của Đại ThẠch đang phát ra ào ạt đẩy tất cả rơi xuống đất. Phước Quang lúc này lòng ghen tức đã lên cực điểm lại vừa bị một cước của Đại Thạch nên càng oán giận, hắn rít lên với Hồ Cầm:
- Nếu tiểu muội thương mến anh chàng Bắc Hà ầy, tiểu muội cứ theo hắn đi tôi không đi đâu ...
- Ca ca! Nguyễn đại huynh cũng người Gia Miêu với chúng ta mà!
Phước Quang gắt:
- Nhưng hắn ăn phải bả gian xảo của Bắc Hà rồi, tôi không biết ...
Phước Quang bỏ lửng câu nói chạy lại bên Sát đầu đà đưa cho gã cây kích mà gã ném xuống đất lúc nãy cùng cả cuột dây. Nối sợi dây vào cán kích làm thành một thứ vũ khí tấn công từ xa, Sát đầu đà tung kích ra nhẩm ngay tới Đại Thạch.
Đại Thạch dùng hai tay bíu lấy đầu ngọn kích chàng búng trở lại ngọn kích đã xoay đầu nhắm hướng Sát đầu đà lao tới. Đầu đà hét lên chịu ngọn kích cắm phập vào vai.
Lúc này quân bản bộ Tây Sơn trong doanh trại đã kéo ra đen nghịt, thấy dây dưa bất lợi, vả lại vết thương trên vai đủ trừng trị bọn Sát đậu đà, Đại Thạch gọi Hồ Cầm:
- Ta lên đường thôi cô nương!
Cả hai lao vụt đi, chạy khá xa khu doanh trại của đô đốc Long, Hồ Cầm mới dừng lại hỏi:
- Đại huynh bây giờ 175a ta đi đâu ?
- Tôi ra Thăng Long lân này với mục đích dò tìm tông tích nghĩa phụ tôi vậy mà chưa tìm được đã gây thêm oán thù với Nguyễn Phước Quang là người tôi rất cảm mến, thật đáng ân hận!
Hồ Cầm an ủi.
- Nhưng đó đâu phãi là ý muốn của đại huynh? Chẳng qua là do y quá ghen tức với đại huynh, mà đại huynh nghĩ sao về tôi?
Đại Thạch kinh ngạc:
- Tôi có nghĩ gì đâu Hồ Cầm đỏ ửng đôi má ấp úng:
- Ấy là tôi hỏi ... đại huynh thấy tôi có ... dễ ghét không?
Đại Thạch tươi cười:
- Tiểu muội mà dễ ghét thì trên đời này ai là kẻ dễ thương nữa?
- Thế còn cô Thanh Nhạn gì đó thì sao?
- Hà! Tiểu muội ơi! Thanh Nhạn dễ thương thì đúng quá rồi, tiếc rằng cô ấy đâu có dính líu gì đến tôi.
- Chứ không phải cô nương ấy ...thương đại huynh sao?
Đại Thạnh lúng túng quá đành đáp liều:
- Nếu cô nương ấy có thương tôi chút nào chỉ vì lòng ...thương hại những kẻ lưu đãng không nhà cửa mà thôi!
Sợ Hồ Cầm hỏi mãi về chuyện này Đại Thạch đánh trống lảng:
- Bây giờ biết hỏi đâu cho ra tin tức nghĩa phụ tôì?
Hồ Cầm chợt reo lên:
- Tôi biết ròi! Đại huynh hãy tới gần điện Kinh Thiên có một tòa nhà mới được dựng để truy tìm giùm những người có thân nhân bị mất tích trong cuộc giao chiến vừa qua đó!
Như vớt được cái phao. Đại Thạch mừng rỡ:
- May quá, nhờ tiểu muội nhanh trí chứ tôi biết làm sao bây giờ?
Hồ Cầm quay lại chuyện cũ:
- Thế đại huynh có ... ghét tôi không?
- Ôi! Trời ơi, tôi làm sao ghét tiểu muội cho được chứ?
- Nghĩa là đại huynh ... thương tôi?
Đại Thạch vẫn bình thản:
- Dĩ nhiên tôi thương tiểu muội vì tôi chưa có ... em gái bao giờ!
Hồ Cầm phụng phịu đứng lại:
- Không! Tôi không cần đại huynh thương tôi như em gái đâu! Tôi muốn ...
tôi muốn ...
Đại Thạch cắt ngang vì sợ tiếp tục sẽ rầy rà to:
- Tiểu muội muốn gì tôi ... tôi đã biết rồi! Nhưng chuyện cấp bách bây giờ là đi hỏi thăm tin tức của nghĩa phụ tôi đã!
Hồ Cầm trong bụng ấm ức lắm nhưng vì Đại Thạch đã nói vậy nên nhanh chân dẫn chàng đến nơi hỏi thăm tin nghĩa phụ.
Nơi đây người ta chen chúc vào hỏi thăm thân nhân đông đảo nên phải chờ suốt buổi chiều mới tới phiên mình. Vừa nghe tới tên đốc đồng Sơn Tây, viên quan phụ trách truy tìm đã kêu lên, - Chạy sang Tàu theo vua Lê Chiêu Thống ngay từ ngày đầu Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, dọc đường sống chết thế nào thì không được biết. Nếu muốn gặp thì công tử chỉ còn một cách duy nhất là tới Yên Kinh nơi vua tôi nhà Lê đang chầu chực cầu cạnh Càn Long!
Quay trở ra, Đại Thạch nói với Hồ Cầm:
- Chắc tôi phải qua Yên Kinh tìm nghĩa phụ, vì người đã già quá rồi mà tôi cứ lưu lạc mãi không báo đáp công ơn được mảy may!
Hồ Cầm than thở:
- Thế đại huynh bỏ tiểu muội bơ vơ một mình ở đây sao?
- Sao lại bơ vơ ? Tiểu muội còn gia đình ở Thanh Hóa.
Đây cách Thanh Hóa có ba bốn ngày phi ngựa. Tôi khuyên tiểu muội nên về đó tìm một anh chàng cày ruộng nào lấy làm chồng và đẻ cho anh ta vài đứa con là hạnh phúc nhất đời rồi đấy!
Hồ Cầm vừa chợt định cười lên để chế giễu ý nghĩ tầm thường của Đại Thạch nhưng rồi lại sa sầm nét mặt. Mắt nàng như sắp ngấn lệ.
- Đại huynh ơi! Tiểu muội cũng muốn vậy lắm, nhưng không được vì tiểu muội có một bí mật!
- Bí mật gi mà không lấy được chồng?
Giọng Hồ Cầm chợt lạc hẳn đi:
- Chỉ còn đúng hai năm nữa là tiểu muội chết vì khi ở Trung Quốc tiểu muội đã trúng độc.
Nói xong, Hồ Cầm trật vai áo cho Đại Thạch coi vết sưng ửng đỏ Đại Thạch còn đang sửng sốt thì Hồ Cằm đã tiếp:
- Mà dù có không bị thương đi nữa, tiếu muôi cũng không lấy chồng đâu.
- Tại sao vậy?
Nhìn gương mặt ngơ ngác của Đại Thạch, Hồ Cầm phá lên cười:
- Vì tiểu muội nhớ đại huynh lắm! Tiểu muội chĩ muốn lấy đại huynh thôi!
Trong giọng nói đùa cợt của Hồ Cầm, Đại Thạch nghe thấy có gì chua xót lắm, chàng đau khổ lánh qua chuyện khác.
- Ta sẽ sang Trung Quốc tìm nghĩa Phụ. Khi về thế nào cũng ghé Gia Miêu để tìm tiểu muội ...
Hồ Cầm vừa cười cay đắng vừa tiếp:
- Để thăm mộ tiểu muội thì đúng hơn!
Đại Thạch đành giả lả:
- Hà! Dù có thăm mộ đi nữa cũng vậy thôi. Cuộc đời này vốn là giã hợp, ta sống đây củng chỉ là phần sắc tướng thôi tiểu muội à!