Đường Chuyên Chương 028: Lão thọ tinh tới (2).


Quyển 9: Tiểu hà xuất hải - Chương 028: Lão thọ tinh tới (2).

Dịch: lanhdiendiemla
Sưu tầm: tunghoanh.vn

Nguồn: vipvanda





Nhan Chi Thôi ngồi chiếc xe do trâu cày kéo, chiếc xe cũ lắm rồi, gỗ màu đỏ đã nổi màu hổ phách, chỉ có một cái bánh xe là mới, một cái là cũ, lão phó áo lam, khom lưng dẫn đi trước dắt trâu mở đường, phía sau có một phó dịch khỏe mạnh gánh lễ vật.

Nhan Chi Thôi tới, Vân Diệp đi đên, nhận lấy dây thừng trong tay lão phó, đích thân dắt trâu vào Vân gia trang tử, lão già thò cái đầu trọc ra nhìn những cửa hiệu liên miên hai bên đường, lại nhìn những đứa bé khỏe mạnh như nghé con, miệng không ngừng nói:
- Tốt, tốt, trang tử tốt, trẻ tốt.

Đừng xem thường câu này, mặc dù lão già tới kiếm chuyện với mình, nhưng đây là câu đánh giá thừa nhận, làm Vân Diệp có nhận thức đại khái về phẩm cách của lão thọ tinh này, đây là người làm học vấn chân chính, ông ta không chỉ trích Vân gia gần thương cổ, có mùi tiền thối, cũng không nói Vân gia bất chấp phong tục, hạ thân phận để lập chợ trước cửa, chỉ chú ý trang hộ giàu có, trẻ con khỏe mạnh.



Đối diện với vị lão nhân như thế, có tránh xa ba bước cũng sao đâu.

Qua cửa, Vân Diệp đỡ ông cụ xuống xe, bốn kiện phụ khiêng kiệu, đi vào nội viện, Vân gia không có kiệu, là do hôm qua Tân Nguyệt mượn của Trường Tôn gia, khiêng rất vững vàng, ông cụ có vẻ hưởng thụ lắm, kiện phụ áo hoa đi như nước chảy may trôi, có một mỹ cảm của nhịp điệu.

Lão nãi nãi đứng ở nhị môn từ xa đã quỳ bái, nội quyến Vân gia đồng loạt quỳ xuống đất, cung nghênh ông cụ, ông cụ ngồi trên kiệu cúi đầu nhìn Vân gia lão nãi nãi tóc hoa râm:
- Triệu thị, Vân gia gặp đại biến, ngươi ngậm đắng nuốt cay, nuôi dưỡng cháu nhỏ, cung phụng tổ tiên không thiếu một ngày, hiếm có hơn nữa ngày ngày làm việc thiện, hiện giờ càng chuyên tâm tu đạo, giữ vững phụ đức, đức hạnh không thẹn, Vân gia phục hưng công đầu của ngươi, linh vị trong từ đường Vân thị phải có một chỗ của ngươi.

Những lời này của ông cụ có thể nói là đánh giá cực cao cả cuộc đời của lão nãi nãi, đánh giá này rất quan trọng, thậm chí còn hơn cả đánh giá của hoàng gia với lão nãi nãi, nếu như nói hoàng gia còn mang phần nào công lợi, còn đánh giá của Nhan Chi Thôi với Vân gia lão nãi nãi là đại biểu cho một sự thừa nhận công bằng với sự gian khổ của bà của sĩ lâm.

Phải khấu đầu, Vân Diệp dùng đại lễ khấu tạ, bao nhiêu người muốn có được một câu đánh giá của Nhan Chi Thôi, hiến vạn lượng vàng cũng chẳng được, Vân gia may mắn có được, có thể viết vào bia mộ, thậm chí sử gia cũng nhắc tới trong sử sách, vì lịch sử của Đại Đường có tám phần do ông ta chấp bút hoàn thành.

Khấu tạ xong, ông cụ không ngồi kiệu nữa, thứ đó là một vật mang tính lễ nghi thôi, Tân Nguyệt và Na Mộ Nhật vội bế hai đứa bé tới cho ông cụ xem. Ông cụ cởi tã ra, dùng bút chấm lên bụng Vân bảo bảo một cái, Tân Nguyệt vui mừng khấu đầu mãi. Khi cởi tã Rong Biển thấy là nữ hài tử, ông cụ ngẩn ra, lập tức mỉm cười, đặt bút xuống, đưa tay quệt ít son trên môi Na Mộ Nhật, chấm vào mi tâm đứa bé. Rong Biển bị ngứa, mồm nhóp nhép, tiếp tục ngủ, chả hay biết gì, còn Hoạn Nương kích động toàn thân run rẩy, kéo Na Mộ Nhật nghẹn ngào khấu tạ, người xung quanh đều mừng cho hai mẹ con, chỉ có Na Mộ Nhật ngơ ngơ ngác ngác.

Thế này là tốt rồi, sau này tuyệt đối không có ai dám lấy huyết mạch của Rong Biển ra đàm tiếu nữa, được lão tổ tông điểm lễ, cho dù lớn lên có tóc vàng mắt xanh thì mọi người cũng chỉ Rong Biển nói: xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
- Đó là giống của Hán gia.

Vân Diệp đầu nổ uỳnh uỳnh, y tới đây nỗ lực học tập phong tục Đại Đường, sao chẳng biết chấm mực lên bụng Vân bảo bảo là kỳ vọng sau này nó bụng đầy chữ mực, tài hoa dư dật, ân tình này quá lớn. Phải biết rằng khi Lý Nhị sinh tiểu công chúa Hủy Tử muốn mời ông cụ điểm lễ, ông cụ quát:
- Huyết mạch Hán gia chỉ dư ba phần, không thể lẫn lộn.

Câu này làm Trường Tôn thị tí chết nghẹn, nhưng không làm gì được ông cụ, hiện giờ Rong Biển có cơ duyên này, về sau gả cho ai cũng không thành vấn đề, dù gả cho hoàng gia thì giới sĩ tộc cũng coi là hạ mình, huyết mạch của Lý Nhị là huyết mạch của dã nhân, làm sao cao quý bằng huyết mạch của Rong Biển nhà ta.

Ông cụ đã làm tới mức này rồi, Vân Diệp còn có thể nói gì được nữa, chuẩn bị đem đốt ( toán học sơ giai), đời này không nói tới xuất bản nữa. Không có thứ này thì thôi, dù sao trên lịch sử cũng chẳng có nó, cùng lắm thì mọi người cùng đi chăn dê, dùng cách chất đá đếm số cũng không tệ, mấy con số thôi mà, làm sao quan trọng bằng Rong Biển nhà ta được.

Trong đại sảnh lão nãi nãi đích thân dâng trà cho Nhan Chi Thôi, Tân Nguyệt bày bánh, Na Một Nhật được Hoạn Nương giáo dục một chập choàng tỉnh quỳ dâng lên pho mát do nàng tự làm.

Nhan Chi Thôi miệng luôn giữ nụ cười, ăn bánh, thử pho mát, uống trà, khen vài câu rồi bảo nội quyến lui về, được Vân Diệp mời tới thư phòng của mình. Vào thư phòng, ông cụ khoanh chân ngồi trên ghế thái sư, thân thể gầy gò ngồi ở ghế to càng thêm gầy, từ lúc nội quyến lui đi, ông cụ cứ nhìn Vân Diệp chằm chằm, đôi mắt người gần trăm tuổi mà lại có ánh sáng như mắt ưng, làm toàn thân Vân Diệp thiếu tự nhiên.

- Sư phụ Tiêu Dao Tử của ngươi là người Hán hay người Hồ.

Nghĩ tới ngàn vạn khả năng, không ngờ Nhan Chi Thôi hỏi câu đầu lại là chủng tộc của sư phụ, ở trước mặt người bị chủ nghĩa Đại Hán thấm vào tận xương tủy này nếu sư phụ có là Aristotle, Newton hay là Einstein nữa thì đoán chừng kết cục không tốt được. Trong đầu vội vàng xem một loạt tiên hiền các đời người Hán, cho cả Trần Cảnh Nhuận vào, miệng chém đinh chặt sắt nói:
- Lão tổ tông sao lại nói lời này, gia sư tất nhiên là người Hán, từng nói tộc nhân thời Tấn qua sông thì ẩn thế không ra nữa, cuối cùng chỉ còn lại một mình ân sư, lệnh vãn bối truyền thừa tân hỏa, không được đoạn tuyệt.

*** Trần Cảnh Nhuận: Nhà toán học TQ.

Câu này làm ông cụ nước mắt đầm đìa, vỗ bàn nói:
- Đại kiếp, đại kiếp, bao hiêu văn hoa bị hủy ở đó, vó sắt người Hồ đạp nát Quan Sơn, sĩ tử Trung Quyên bỏ nhà chạy loạn, như chó nhà tang, hai mươi mấy đời bút mực, cương đao vung lên thành mây khói, mầm mống đoạn tuyệt, hương hỏa dập tắt, nam làm chó, nữ làm lương, trẻ con chết đói ngoài đồng hoang, thú hoang gào rú, oan hồn khóc than, hận này có gì bằng, hận này có gì bằng.

Nghe ông cụ gào khóc, lòng Vân Diệp tựa hồ có đá đè, năm xưa sĩ tử Hoa tộc đem nhà qua sông, Trung Nguyên thành nơi dị tộc tung hoành, đoạn lịch sử đó nhớ lại lòng không dễ chịu gì.

Lo ông cụ thương tâm quá độ hại người, vội vàng khuyên:
- Tộc ta trải qua ba nghìn năm không suy, vượt bao nhiêu mưa gió, nay vẫn đứng sừng sững, tính mạng người Đột Quyết nắm trong tay chúng ta, Cao Xương đã diệt, Tiết Duyên Đà nơm nớp lo sợ, Thổ Cốc Hồn im như thóc, người Hồi Hột trốn tận cao nguyên, đây là lúc văn đạo của Hoa tộc ta thịnh vượng, từ lần tranh giành xuất bản này có thể nhìn ra, nhiều năm thai nghén, một ngày bùng nở, đúng là chuyện đáng mừng.

Ông cụ vừa rồi thương cảm một hồi, tựa hồ hơi mệt mỏi, co mình trên ghế hỏi:
- Ngươi cho rằng lần này có nhiều sách xuất bản là chuyện tốt? Phải biết rằng như thế sách dương bản của ngươi sẽ bị uy hiếp.

- Gia sư từng nói, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, kiếp này vãn bối không đạt được cảnh giới đó, nhưng lòng cung kính nhường dương bản ra mời các vị trưởng bối đi trước thì vẫn có.

Nguồn: tunghoanh.com/duong-chuyen/quyen-9-chuong-28-2-SKibaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận