Đại Đường Đạo Soái Chương 494: Đại kế diệt tộc của Đỗ Hà (3)



Hai triều Đường Tống là thời đại tư tưởng rộng lớn nhất, nhất là thả lỏng đối với văn sĩ can gián.

Tại thời điểm cần thiết, đám quan văn can gián sẽ hoàn toàn không nhìn uy nghiêm của hoàng đế, vì ý kiến của chính mình, tiến hành biện hộ không sợ hãi. Tựa như Lý Thế Dân ngại Ngụy Chinh như hổ, Bao Chửng thóa mạ Tinh Tử, phun mặt mũi hoàng đế Nhân Tông, hoàng đế Nhân Tông cũng không dám phản bác.

Tình hình trên triều hiện tại chính là cục diện này.

Giữa đại thần và hoàng đế, ai cũng không chịu thỏa hiệp nhượng bộ.

Quốc công phủ.

Tất quốc công chính là tước vị của A Sử Na Xã Nhĩ, năm đó chiến dịch Cao Xương, Hầu Quân Tập một mình lấy đi rất nhiều trân bảo, Đường quân lập tức trên làm dưới theo, có thể nói là lấy quan binh đi làm cướp.


Nhưng làm phó tướng của Hầu Quân Tập, A Sử Na Xã Nhĩ không hề thông đồng làm bậy cùng với Hầu Quân Tập, biểu thị chưa phụng hiếu, vật nhỏ chưa dám lấy. Trong ba quân, cũng chỉ có Tả kiêu vệ quân dưới sự suất lĩnh của A Sử Na Xã Nhĩ không lấy một ly của bách tính, tất cả tiền tài cướp đoạt được đều cất giữ vào kho, giữ mình trong sạch. Lúc trở lại trường an, Lý Thế Dân khen ngợi, ban tặng Cao Xương bảo đao, cũng lệnh kiểm giáo tả doanh bắc môn, phong làm Tất quốc công. Nguồn: http://truyenyy.com

Lúc này khuôn mặt Tất quốc công A Sử Na Xã Nhĩ vô cùng u sầu, đi theo hắn chính là Chấp Thất Tư Lực, cũng là người Đột Quyết, quan cư đại tướng quân hữu lĩnh quân, là một trong mười hai đại tướng quân Đường triều.

Tranh luận trên dưới Triều đình, bọn họ thân làm quan viên thượng tầng của Đại Đường, tự nhiên biết rõ ràng, đều tự quan tâm, nhưng không có lực phản đối. Sự kiện A Sử Na Kết Xã Suất tập kích vừa rồi, từ lâu đã đẩy bọn họ vào nơi vạn kiếp bất phục, không thể chiếm lý.

A Sử Na Xã Nhĩ mời Chấp Thất Tư Lực đến quý phủ của chính mình cũng là vì thương nghị chuyện này, hi vọng có thể tìm được một phương pháp giải quyết hoàn mỹ.

Cũng giống như A Sử Na Xã Nhĩ, khuôn mặt của Chấp Thất Tư Lực cũng là đầy vẻ u sầu.

Sự khác nhau lớn nhất giữa người Đột Quyết và Đại Đường chính là sống quần cư, người trong bộ lạc bọn họ ăn ở cùng nhau, cùng săn bắn, cùng nhau bảo hộ bộ lạc, cảm tình lẫn nhau vô cùng sâu đậm. Bọn họ thị sát, coi tính mệnh bộ tộc khác giống như chó lợn, thế nhưng đối với người trong tộc của mình lại tương thân tương ái, coi như người một nhà.

Hiện tại tộc nhân gặp chuyện không may, bọn họ đều cấp bách giống như kiến bò chảo nóng.

A Sử Na Xã Nhĩ không có thời gian đi khách sáo, đi thẳng vào vấn đề nói:

- Tư Lực, đối với tình thế trước mặt, ngươi có biện pháp nào? Vô luận như thế nào chúng ta cũng không thể người trong tộc bị đẩy tới Lĩnh Nam, nơi này cùng sơn cùng thủy, không có cỏ nuôi súc vật, tộc nhân sinh hoạt nơi đó, không dám tưởng tượng.

Chấp Thất Tư Lực lắc đầu, xụ mặt nói:

- Ngươi nói làm sao ta không biết, chỉ là tình thế như vậy, ngươi cũng biết… Nếu như không phải thiên khả hãn bệ hạ có lòng dạ rộng rãi như thảo nguyên, kết quả của tộc nhân chúng ta đã sớm định rồi.

Hắn thực sự không có kế nào hữu dụng, tất cả oán khí đều tập trung hết lên người A Sử Na Kết Xã Suất, táo bạo nói:

- Đều là do tên chết tiệt A Sử Na Kết Xã Suất kia, thiên khả hãn bệ hạ đối tốt với chúng ta như vậy, hắn cư nhiên gây rối, thực sự đáng trách, tộc nhân chúng ta bị hắn hại chết rồi.

A Sử Na Xã Nhĩ lặng lẽ không nói, cũng biết tất cả đều là lỗi của A Sử Na Kết Xã Suất, thế nhưng nhớ tới cái chết của hắn, vẫn cảm thấy thẹn với huynh đệ Đột Lợi của chính mình, thở dài nói:

- Hắn đã chết rồi, truy cứu nhiều cũng không làm nên chuyện gì. Thiên hạ hãn bệ hạ vẫn như cũ, khoan hồng độ lượng với chúng ta như vậy, nhưng đã làm chư thần trong triều tức giận. Bọn họ tức giận cũng không có gì đáng trách, thiên hạ hãn bệ hạ chính là người kính yêu nhất của bọn họ, quân vương của chính mình bị người khác uy hiếp, tức giận cũng là tự nhiên.

- Nhưng liên lụy tới tộc nhân chúng ta, thiên khả hãn bệ hạ hiện tại rất khó xử, làm thần tử, chúng ta không thể để người tổn thương vì chúng ta, phải mau nghĩ biện pháp giải quyết.

Chấp Thất Tư Lực gật đầu nói đúng, nhưng hắn thống khổ nắm lấy tóc nói:

- Chiến tranh, ta rất lành nghề, nhưng chuyện động não này, ta thực sự không có cách.

Thời điểm hai người hết đường xoay xở, bọn họ đột nhiên nhận được tin tức --- Đỗ Hà cầu kiến.

Trong mắt A Sử Na Xã Nhĩ sáng ngời, nói:

- Được rồi, chúng ta có thể hỏi hắn, Đỗ tướng quân chính là người tín nhiệm nhất của bệ hạ, có tài trí vượt quá tuổi tác, lần này không đánh mà thắng được âm mưu của A Sử Na Kết Xã Suất, tất cả đều là chủ ý của hắn, không bằng chúng ta thỉnh giáo hắn, có thể hắn sẽ chỉ điểm cho chúng ta chút ít!

Cái gì cũng có thể thử khi đã tuyệt vọng, Chấp Thất Tư Lực cũng nhớ tới biểu hiện của Đỗ Hà trước kia, tại thời điểm phá Thổ Phiên, gật đầu đồng ý.
----------------------------------------------------------
Chú thích: (KINH LỄ, LỄ KINH HOẶC LỄ KÝ) 禮經 HOẶC 禮記 Là cuốn sách đầu tiên của Ngũ kinh, sách mẹ của cả bộ Tứ thư Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (Hán ngữ: 禮記 Lǐ Jì) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước
và những tấm gương có Lễ.

Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hóa Đại Đới Lễ ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị và Nhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký.

Đại Đới Lễ ký đến thời Tùy, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đó Tiểu Đới Lễ ký là bản Kinh Lễ thông dụng hiện nay.

Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai cuốn sách kinh điển của Nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ được tách ra sau này.

Về sau, hai thiên Trung Dung, Đại học được tách ra thành sách riêng. Thiên Nhạc ký được tách ra thành Kinh Nhạc nhưng sau lại bị thất truyền.

Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội nhiễu nhương cuối thời Xuân thu.. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).

DANH MỤC 49 THIÊN
1. Khúc lễ thượng (hai thiên)
2. Khúc lễ hạ (hai thiên)
3. Đàn cung thượng
4. Đàn cung hạ
5. Vương chế
6. Nguyệt lệnh
7. Tăng Tử vấn
8. Văn Vương thế tử
9. Lễ vận
10. Lễ khí
11. Giao đặc sinh
12. Nội tắc
13. Ngọc tảo
14. Minh đường vị
15. Tang phục tiểu ký
16. Đại truyện
17. Thiếu nghi
18. Học ký
19. Nhạc ký (sau tách ra, phát triển thành Nhạc kinh, về sau thất truyền)
20. Tạp ký thượng
21. Tạp ký hạ
22. Tang đại ký
23. Tế pháp
24. Tế nghĩa
25. Tế thống
26. Kinh giải
27. Ai Công vấn
28. Trọng Ni yên cư
29. Khổng Tử nhàn cư
30. Phường ký
31. Trung dung (sau tách ra thành một sách trong Tứ thư)
32. Biểu ký
33. Truy y
34. Bôn tang
35. Vấn tang
36. Phục vấn
37. Gian truyện
38. Tam niên vấn
39. Thâm y
40. Đầu hồ
41. Nho hành
42. Đại học (sau tách ra, phát triển thành cuốn sách đầu tiên trong Tứ thư)
43. Quan nghĩa
44. Hôn nghĩa
45. Hương ẩm tửu nghĩa
46. Xạ nghĩa
47. Yến nghĩa
48. Sính nghĩa
49. Tang phục tứ chế

Tóm tắt 04 chủ đề lớn
1. Chuyện về những người giữ Lễ (Khổng tử, vua chúa, quan chức và sĩ tử)
2. Tục lệ quan- hôn- tang- tế
3. Tu dưỡng bản thân theo chữ Lễ với quan điểm Nho gia.
4. Quy định lễ nghi giao tiếp trong xã hội.

Kinh Lễ ngày nay còn lại có 49 thiên.

Hai thiên đầu tiên (1,2) gọi là "Khúc Lễ" (nghi lễ khúc chiết, cụ thể rõ ràng) có tính phổ biến, thông dụng cho mọi người.

"Khúc lễ" chủ yếu nói cách ứng xử trong sinh hoạt thường ngày, chưa phải là những dịp lễ quan trọng hoặc việc lớn. Nhưng khúc lễ lại có phạm vi ứng dụng phổ biến hơn cả.

Người ta không trải qua được việc nhỏ (lễ nhỏ) thì làm sao được việc lớn!

Sách Trung Dung nói "Lễ nghi tam bách, uy nghi tam thiên". Uy nghi có nghĩa là "vẻ mặt, trang phục, hành vi, lời nói đúng mực khi giao tiếp".

Khúc Lễ gồm 6 chủ đề
1. Lễ đối với cha mẹ
2. Lễ với bậc trưởng lão
3. Lễ với thầy giáo
4. Lễ giới hạn giữa nam và nữ
5. Lễ giáo dục thiếu niên nhi đồng
6. Lễ sinh hoạt rộng rãi.

(1) Lễ đối với cha mẹ (trích)

1. Mùa lạnh con phải xem cha mẹ mặc đủ ấm chưa, mùa hạ xem cha mẹ đủ thoáng mát chưa, hằng đêm trải giường cho cha mẹ. Buổi sớm phải đến vấn an cha mẹ, để ý tình trang sức khỏe của song thân.

2. Con cái nếu cần đi ra ngoài phải thưa bẩm, được cho phép mới đi. Khi trở về phải đến trình diện cha mẹ để cha mẹ yên tâm. Đi tới đâu phải có nơi chốn nhất định và báo cho cha mẹ biết. (.v.v…)

Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/dai-duong-dao-soai/chuong-494/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận