Đại Đường Đạo Soái Chương 690 : Phòng Di Ái thỉnh tội


Lý Thế Dân ngồi trên ghế, yên lặng xem bản sách Đỗ Hà trình lên, trong lòng dâng lên sóng gió ngập trời.

Đây cũng là một quyển sách về cải cách chế độ, tuy di theo con đường khác với [Luật lễ] nhưng cùng chung hiệu quả kỳ diệu, với con mắt của hắn sao không nhìn ra ưu khuyết trong đó?

Chuyện sau đó đều là một số chế độ thường thấy ở các triều đại sau này nhưng lại chưa xuất hiện ở Đường triều. Phần lớn chúng cũng như giáo dục bắt buộc, rất dễ hiểu nên chỉ cần giải thích sơ qua là có thể hiểu được.

Đây cũng là chế độ trong lý tưởng Đỗ Hà, đơn giản dễ hiểu, không còn đem luật pháp làm cho phức tạp, để cho mọi người dễ dàng hiểu được và tuân thủ.

Những thứ này không giống như phần lớn chế độ đời sau, lúc có lợi thì có người ra nhận, lúc có hại thì chỉ cần một câu là trốn tránh được trách nhiệm. Đến cùng liên quan đến ai thì trời biết đất biết, chỉ người bị hại là không biết.


Lý Thế Dân với tư cách một Hoàng Đế, ánh mắt của hắn vượt xa người khác nên kiến giải với luật pháp cũng vượt xa thường nhân, mỗi lần hỏi đều nhằm vào trọng điểm.

Đỗ Hà căn cứ từ tổng kết của mình mấy tháng này đưa ra đáp án. Thường chỉ cần hắn nói một hai thì Lý Thế Dân đã có thể lĩnh hội toàn bộ.

Một quyển sách, 16 vạn chữ, Lý Thế Dân muốn ngừng mà không được, xem suốt một buổi chiều. Hắn cùng với Đỗ Hà quên cả ăn ngủ, thảo luận cho đến khi hoàng hôn, lật đến trang cuối cùng mới dừng lại.

Lý Thế Dân nhắm mắt suy nghĩ sâu xa, trong đầu không ngừng nghĩ đến những trọng điểm của cuốn sách:

- Cuốn sách này quả thật ảo diệu, trẫm đọc nhưng vẫn chưa thể hiểu hết. Xưng là kỳ thư vẫn còn xem nhẹ. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://truyenyy.com

Hắn nhìn Đỗ Hà thật sâu, trong mắt lóe lên dị sắc khó nói:

- Hiền tế à, những thứ này thật là ngươi viết hay sao? Thật không thể đánh giá.

Hắn nói tới đây thì đã không còn từ nào để hình dung.

Đỗ Hà thầm kêu "hổ thẹn", những tri thức đều là tinh hoa của đời sau, tự nhiên khiến người chấn động, trong lòng cũng có chuẩn bị, gật đầu nói:

- Mỗi chữ mỗi câu, xác thực là tiểu tế viết. Bất quá đại bộ phận trong đó là tiếp tục sử dụng sở trường trong triều, tránh sở đoản để tổng kết.

Triều mà Đỗ Hà nói là Tống triều, Minh triều cùng với thiên triều.

Nhưng lúc này, Lý Thế Dân lại cho là những quốc gia ngoài Đường triều.

Ánh mắt Lý Thế Dân không ngắn, hắn biết sơn ngoại hữu sơn, thiên ngoại hữu thiên, trên thế giới ngoại trừ Đại Đường còn có rất nhiều quốc gia. Những quốc gia này có lẽ không cường thịnh như Đại Đường nhưng cũng có nhiều chỗ đáng để học hỏi nên không có gì phản cảm.

Đỗ Hà cũng thầm tán thưởng, thầm nghĩ:

- Nhạc phụ đại nhân chính là nhạc phụ đại nhân, khí
độ rộng rãi không ai có thể so sánh.

Đây chính là một trong những sở trường của Lý Thế Dân. Đại Đường dưới sự trị vì của hắn nhiều màu nhiều sắc, tuy hiệu lệnh thiên hạ nhưng không hề tự cao tự đại. Bọn họ có lực lượng khiến thiên hạ thèm muốn nhưng lại rất khiêm tốn hấp thu sở trường của các nước chung quanh.

Đỗ Hà nói câu vừa rồi chẳng những không khiến Lý Thế Dân phản cảm mà còn thấy đó là đương nhiên. Huống hồ Đỗ Hà cuối cùng còn quá trẻ, chỗ chức vị lại rất ít tiếp xúc với tri thức luật pháp, dù thiên tư hơn người thế nào thì cũng không có khả năng sáng chế nhiều chế độ như vậy.

Có thể hấp thu sở trường viết ra một quyển sách đồng dạng như Trưởng Tôn Vô Kỵ đã là phi thường xuất sắc.

- Bệ Hạ, phải chăng có thể dùng cơm?

Nội thị phụ trách ẩm thực hướng Lý Thế Dân xin chỉ thị.

Lý Thế Dân vừa nhìn trời mới biết bất tri bất giác đã qua buổi chiều, gật đầu nói:

- Đi chuẩn bị đi.

Nói xong lại nói với Đỗ Hà:

- Ngươi cũng cùng đi, trẫm rất lâu chưa thoải mái hàn huyên với ngươi.

Đỗ Hà cười tòng mệnh.

Trên bàn cơm, Lý Thế Dân lại sai người rót rượu nho cất đã lâu, hai người vừa ăn vừa bàn về việc triển khai chế độ.

Rượu được mấy ly, Lý Thế Dân đột nhiên hỏi Đỗ Hà về chuyện lập thái tử tương lai.

- Hầu Quân Tập mưu phản, Thừa Càn bị giáng chức. Ngụy khanh gia cùng các chư khanh vẫn khuyên trẫm sớm ngày lập trữ. Trẫm muốn nghe xem hiền tế có kiến giải gì không.

Hắn hỏi vẻ thản nhiên nhưng ánh mắt lấp lánh nhìn Đỗ Hà.

Lập trữ, quan hệ tương lai một quốc gia.

Tần Thủy Hoàng uy vũ như thế nào, diệt sáu nước, trục Hung Nô, hùng bá thiên hạ lập nên đế quốc Đại Tần không ai bì nổi nhưng không qua nổi hai đời. Tùy Văn Đế Dương Kiên cao minh như thế nào, dẹp xong chiến loạn mấy trăm năm nhưng vừa nhất thống thiên hạ được hai đời thì tiêu vong.

Cả hai đều bởi vì hoàng đế kế nhiệm gây tai họa mà làm vương triều sụp đổ trong chốc lát.

Mỗi hoàng đế đều coi trọng chuyện lập người kế vị, Lý Thế Dân tự nhiên không ngoại lệ. Bởi vì chính hắn dựa vào thủ đoạn phi pháp lên ngôi nên càng thêm mẫn cảm. Hắn hi vọng Đại Đường vương triều có thể truyền lưu trăm đời, càng hy vọng con hắn không đi theo đường xưa, dùng võ lực đối phó huynh đệ của mình.

Vì thế ở chuyện lập trữ hắn rất do dự, khác hẳn tác phong quyết đoán từ trước đến nay.

Đỗ Hà là một trong những người hắn tín nhiệm nhất nên muốn nghe ý kiến của hắn.

Đỗ Hà nhìn Lý Thế Dân quen xử sự quyết đoán, cũng than thầm. Người có ai vô tình, như trong lịch sử ghi lại, sau khi Lý Thừa Càn bị giáng chức thì Lý Thế Dân rất do dự, có ý Lý Thái, có ý Lý Khác, cũng có ý Lý Trì, về sau định lập Lý Khác nhưng cuối cùng vẫn quyết định Lý Trì.

Đỗ Hà trầm ngâm chốc lát nói:

- Đây là chuyện nhà nhạc phụ đại nhân, tiểu tế thật sự không nên can thiệp. Nhưng tiểu tế cảm thấy, lập trữ nếu là đại sự quốc gia, quan hệ toàn bộ tương lai vương triều càng thêm không thể sốt ruột, phải rất nghiêm túc để chọn được người thích hợp nhất trong số các vương
tử. Nhạc phụ đại nhân đang lúc tráng niên, còn có rất nhiều thì giờ thành tựu một phen huy hoàng, làm gì gấp ở nhất thời?

Lý Thế Dân gật đầu, không hỏi gì thêm.

Cơm nước no nê, Đỗ Hà cáo từ rời đi.

Lý Thế Dân nói vẻ nhắc nhở:

- Ngày mai trẫm sẽ thương nghị cùng quần thần trên triều, tốt nhất ngươi nên chuẩn bị kỹ.

Đỗ Hà hiểu ý cười cười, đã minh bạch dụng ý của Lý Thế Dân, trong lòng lại cảm khái mưu lược của Vũ Mị Nương.

Hắn viết [Luật thư] về nửa phần sau có khác biệt xa với [Luật lễ].

Hai quan điểm bất đồng, kết quả tự nhiên là cần trải qua một phen Long Hổ tranh giành, mới có thể phán đoán ai thắng ai thua.

Lý Thế Dân cũng không có tỏ vẻ quan điểm Đỗ Hà thắng Trưởng Tôn Vô Kỵ, đương nhiên cũng không cho thấy quan điểm Trưởng Tôn Vô Kỵ cao minh hơn, lựa chọn trầm mặc.

Dù sao Lý Thế Dân là Hoàng Đế, muốn đánh giá thị phi đúng sai rất không dễ dàng. Lời nói của hắn đáng giá ngàn vàng nên sẽ không bộc lộ quan điểm, phải chờ cho các trọng thần thương nghị ra đúng sai thì hắn mới lựa chọn cuối cùng.

Khác biệt giữa Đỗ Hà cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ như cha mẹ chồng cãi nhau, song phương đều có đạo lý, nhưng đến tột cùng quan điểm nào chính xác thật sự khó có thể phân rõ.

Lý Thế Dân đã ngờ tới ngày mai lên triều sẽ là một phen náo nhiệt nên bảo Đỗ Hà chuẩn bị thật tốt.

Tuy hắn nói lời cổ vũ nhưng ở góc độ khác thì có thể thấy Lý Thế Dân chấp nhận Đỗ Hà cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ tranh đấu. Đối với chuyện chính kiến bất hòa dẫn phát tranh luận, Lý Thế Dân với tư cách một hoàng đế vẫn rất thích nghe ý kiến, chẳng những tán thành còn có cả mong mỏi.

Đương nhiên, nếu như Đỗ Hà không nghe Vũ Mị Nương khuyên can, dùng cách cũ thì sự việc tuyệt không thuận lợi như thế.

Tựa như Vũ Mị Nương nói "vô tình ý dẫn phát phân tranh, cùng cố ý dẫn phát phân tranh, là hai việc khác nhau".

Thắng bại ngay tại ngày mai......

Đỗ Hà vừa rời cung đã nghe tiếng hô quen thuộc.

- Công tử, công tử......

Đỗ Hà theo tiếng nhìn lại thì thấy là một trong những quản sự của quý phủ. Đỗ Hà sớm đã làm gia chủ, đáng ra phải gọi là lão gia nhưng vì hắn còn trẻ nên không thích xưng hô như thế, vẫn bảo toàn phủ gọi hắn là công tử.

Đỗ Hà hiếu kỳ hỏi:

- Làm sao vậy Trầm thúc?

Trầm thúc có phụ thân là tổng quản Thái Quốc Công phủ, tên gọi là Thẩm Khâu. Vì Đỗ Hà ra ở riêng nên Thẩm Khâu được Đỗ Như Hối phái đến Đỗ phủ trợ giúp.

Thẩm Khâu ra vẻ sốt ruột:

- Phòng gia Nhị thiếu gia đợi cả buổi chiều, dường như có việc gấp, đứng ngồi không yên, hỏi thì không nói. Phu nhân bảo ta đợi ở đây để nói với công tử một tiếng.

Đỗ Hà tỏ vẻ minh bạch, không chần chờ, trở mình lên ngựa chạy về phủ, trong lòng nghĩ hay là Phòng Di Ái gây ra họa gì rồi.

Trở lại Đỗ phủ, Phòng Di Ái đang đi tới đi lui trên đại điện, tâm thần không yên, ánh mắt nhìn ra bên ngoài. Vừa thấy Đỗ Hà thì thần sắc khẽ biến, vội vàng bước nhanh lên như có gì muốn nói lại do dự:

- Lão đại, xin lỗi rồi.

Hắn đau khổ kể lại chuyện gặp Lý Khác.

Nguyên lai sau khi từ biệt Lý Khác thì Phòng Di Ái đứng ngồi không yên. Hắn cực kỳ tôn kính Đỗ Hà nên khi thất hứa thì áy náy. Suy nghĩ một hồi, hắn cảm thấy Đỗ Hà có thể sẽ bởi vậy mà tuyệt giao. Cố tình dấu diếm việc này dù thần không biết, quỷ không hay nhưng hắn vẫn không qua được lương tâm liền chạy đến phủ Đỗ Hà tự thú.

Phòng Di Ái vụng trộm nhìn Đỗ Hà, chỉ sợ hắn tuyệt giao, tâm thần bất định.

Đỗ Hà khẽ giật mình:

- Không trách ngươi, trọng tình trọng nghĩa, cũng không phải là chuyện xấu.

Nói xong, hắn có mê mang gãi gãi đầu.

Chuyện lựa chọn thái tử vốn đã như lọt vào trong sương mù, lần này càng thêm mờ mịt.

Tuy hắn cũng không có nói cho Phòng Di Ái mấu chốt của Lý Thế Dân lập trữ nhưng lại tiết lộ một ít tin tức.

Nếu như Lý Khác có thể phát giác mấu chốt này thì hắn có đủ điều kiện phân cao thấp với Lý Trì.


Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/dai-duong-dao-soai/chuong-690/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận