Tiêu Duệ cười dài thản nhiên đi tới, cũng không chào hỏi Lý Bạch, chỉ tự mình ngồi chồm hổm đối diện với hắn, tiểu nhị vội vàng mang lên mấy hồ lô Thanh Hương Ngọc Dịch.
- Thái Bạch huynh, hôm nay có tận hứng hay không?
Tiêu Duệ mở nắp hồ lô ra, rót thật đầy vào chiếc chén trong suốt, dòng rượu màu xanh xoay tròn rơi xuống, tạo thành một dòng xoáy nhỏ trong chén rượu, chất rượu như châu ngọc dính cả vào bốn phía mép chép rượu.
Thanh Hương Ngọc Dịch chính là rượu nặng, dùng loại bát hoặc chén lớn thường dùng của người Đường đã không hợp thời cũng không đủ để thưởng thức. Cho nên Tiêu Duệ bảo Vương Ba đến Đào phường trong thành làm ra những chiếc chén tròn chân dài và hẹp như chén uống rượu vang thời hiện đại, nhưng nhỏ hơn một chút.
Người đến Vương gia tửu quán uống Thanh Hương Ngọc Dịch đều sử dụng chén chân cao này, nâng chén rượu lên nhấm nháp có thể lưu giữ được hương vị lâu hơn. Nhưng Lý Bạch tính tình hào phóng, uống rượu cũng vậy, hắn không dùng chén rượu mà trực tiếp mở nắp hồ lô, coi hồ lô rượu là chén rượu, ngửa đầu uống một cách thoải mái.
- Tử Trường lão đệ, Bạch mấy hôm nay đến đây đã uống của lão đệ hơn trăm hồ lộ rượu ngon, sợ là giảm không ít tiền lời của lão đệ.
Lý Bạch đặt hồ lô rượu trong tay xuống, mắt lờ đờ cười nói.
- Thái Bạch huynh khách khí rồi. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. (Rượu gặp bạn hiền ngàn chén thiếu). Tri kỷ phải dùng rượu ngon làm vật dẫn, lại nói những vật thế tục chỉ là những thứ phù du, không nên làm cho hương rượu có thêm vài phần khí ô trọc. Thái Bạch huynh phải bị phạt.
Tiêu Duệ giơ tay lên vỗ vỗ vai Lý Bạch.
- Phạt, nên phạt.
Lý Bạch giơ hồ lô rượu lên uống một ngụm, sau đó cao giọng cười lớn:
- Hôm nay Bạch gặp được thương nhân hiếm có là Tử Trường lão đệ, mất đại lợi mà không để ý, trong lòng rất bội phục. Bạch du lịch thiên hạ, tận tình với sơn thủy, ra Thục Trung, tiến Trường An, gặp vô số người. Nhưng người coi tiền tài như cặn bã, làm việc phóng khoáng như Tử Trường lão đệ rất hiếm thấy.
Tiêu Duệ mỉm cười.
Lý Bạch đột nhiên trở nên buồn bã, thở dài nói:
- Nhưng Tử Trường lão đệ tuy có thần công văn hương thức tửu, kỹ thuật làm rượu cao siêu, nâng chén biết đủ phong tục xưa về rượu. Nhưng theo Bạch thấy, Tử Trường nếu muốn đạt thành chí nguyện bình sinh, lập nên công lao sự nghiệp bất hủ còn phải đi lên chính đồ. Không nên như Bạch, đường lớn như thanh thiên, một mình ta đi.
Thi tiên Lý Bạch được xưng Thanh Liên cư sĩ, danh tiếng lẫy lừng thiên hạ không ngờ cũng có lúc buồn bã ảm đạm như vậy. Điều này làm cho Tiêu Duệ cả kinh. Tuy nhiên nhớ tới thực tế, Lý Bạch lần đầu tiên đến Trường An cầu công danh nhưng không được phải buồn bực rời kinh, lập tức hiểu ra vài phần.
- Khanh tướng không hề có tâm giới thiệu người hiền tài, chư hầu chỉ cho là đến ăn xin. Lần đầu gặp mặt thì cho tiền, lần sau thì nhục mạ, thủy chung không thể nào ở lại cửa quan, không thể nào vào cửa này.
Hào môn quý tộc chỉ coi Lý Bạch là một đạo cụ giải trí, căn bản không coi trọng tài năng của hắn. Điều này làm cho Lý Bạch sao không tức giận chứ? Giận mà rời khỏi Trường An, đi đến Lạc Dương, gặp đám người Đỗ Phủ.
Từ từ đứng dậy, Lý Bạch ngửa đầu trút nốt số rượu trong hồ lô vào yết hầu, sau đó vỗ vỗ bàn vài cái, quả quyết nói:
- Tử Trường, lấy bút mực lại đây.
Tiêu Duệ mừng rỡ, biết tiên nhân sau khi uống rượu thi tình bộc phát, thường thường sẽ sáng tác ra những tác phẩm bất hủ, bây giờ mình có thể gặp được một bài cổ thi lưu danh thiên cổ cũng là một phen giai thoại. Hắn lập tức bảo tiểu nhị mang bút mực tới, bản thân còn tự mình mài mực cho Lý Bạch. Nhìn Lý Bạch cầm bút lảo đảo đi về phía vách tường tửu quán, hắn không khỏi cảm thấy mê ly.
Kim tôn thanh tửu đấu thập thiên,
ngọc bàn trân tu vạn tiễn.
Đình bôi đầu trứ bất năng thực,
bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên.
Dục độ hoàng hà băng tắc xuyên,
tương đăng thái hành tuyết mãn sơn.
Nhàn lai thùy điếu bích khê thượng,
hốt phục thừa chu mộng nhật biên.
Hành lộ nan! Hành lộ nan!
Đa kỳ lộ, kim an tại? (1)
Viết đến chỗ này, Lý Bạch run run đứng lên, tay vung lên, chiếc bút lông trắng muốt ấn mạnh lên vách tường một chút, viết một chữ Mặc Hoa Nhi, từ từ cầm bút xoay người lại, nở nụ cười ảm đạm với Tiêu Duệ, phát ra một tiếng thở dài bi thương.
Lý Bạch tuy là danh nhân Đại Đường, nhưng hiểu rõ tâm trạng của Lý Bạch lúc này nhất chính là Tiêu Duệ người của ngàn năm sau xuyên việt tới. Hắn biết rõ, lời thơ phóng túng cuồng vọng của Lý Bạch chính là biểu hiện hùng tâm tráng chí tế quốc an dân trong nội tâm mình. Chỉ là hắn muốn đi làm quan nhưng lại không chịu theo con đường khoa cử. Hắn hy vọng "Mình bất khuất, mặc kệ người" nhưng vì thực hiện khát vọng của mình, không thể không " Đổi thành tìm chư hầu". Hắn khát vọng kiến công lập nghiệp, rồi lại kỳ vọng công thành lui thân, sống cuộc sống nhàn tản không màng danh lợi. Cuộc đời hắn đầy mâu thuẫn. Lý tưởng của hắn là "làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình" nhưng lại gặp nhiều ngăn cản, buồn bực thất bại. (2)
Xuyên qua ngàn năm tang thương, biết rõ nỗi khổ sở và băn khoăn trong lòng Thi Tiên, Tiêu Duệ thở dài một tiếng, vỗ vỗ vai Lý Bạch, an ủi nói:
- Thái Bạch huynh không nên quá sầu não. Tại hạ mặc dù biết Thái Bạch huynh chưa được mấy ngày, nhưng biết huynh có đại tài trị quốc an dân. Chỉ là tính tình Thái Bạch huynh cao ngạo, đâu chịu "an năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, sử huynh bất đắc khai tân nhan" (Ai có thể cụp mi khom lưng nhận quyền quý, khiến huynh không thể mở mặt mày). Bây giờ cơ duyên chưa đến, Thái Bạch huynh phải phóng khoáng, ngày khác bay tận trời, bay lượn trên chín ngàn dặm....
Lý Bạch chấn động. Hắn du lịch khắp thiên hạ, kết giao vô số văn nhân sĩ tử quyền quý, nhưng người đời chỉ coi trọng thi từ hoa lệ và khí thế của hắn, nhưng có mấy người có thể từ trong lời thơ phóng đãng nhìn ra hùng tâm tráng chí của hắn. Nhất là Tiêu Duệ vừa nói câu "an năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, sử huynh bất đắc khai tân nhan" đã thể hiện toàn bộ lòng dạ khí tiết của hắn, giống như một tiếng sấm và một dòng nước ấm áp nhập vào phế phủ và máu của hắn.
Mắt hắn đỏ lên, đôi mi thanh tú khẽ run lên, nhẹ nhàng đặt bút lông lên bàn, cầm chặt tay Tiêu Duệ, giọng nói có chút run run:
- Tử Trường đúng là tri kỷ của Bạch. Bạch đọc vạn quyển sách, đi ngàn dặm đường, nhưng người hiểu Bạch chỉ có một mình Tử Trường.
Tiêu Duệ cười chân thành:
- Thái Bạch huynh chắc chắn ngày bay ngàn dặm. Vả lại ngày sau trường phong phá lãng hội hữu thì, trực quải vân phàm tể thương hải.
(Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.)
Lý Bạch chấn động toàn thân, từ từ buông tay Tiêu Duệ ra. Đột nhiên cầm bút xoay người viết tiếp hai câu lên vách tường, hoàn thành thi tác Hành Lộ Nan mà hậu thế truyền tụng.
- Năm Khai Nguyên thứ hai mươi mốt, Bạch ra Trường An nhập Lạc Dương, gặp Tiêu Duệ Tiêu Tử Trường… Gặp tri kỷ bình sinh, cái gọi là đi đường khó khăn, chờ đợi "Trường phong phá lãng trực quải vân phàm". Hôm nay, hai câu như lời thầy chỉ dạy, Bạch khắc sâu trong lòng, ghi lại.
Sau khi lưu loát hoàn thành hai câu cuối của bài Hành Lộ Nan, Lý Bạch quay đầu nhìn lại mới thấy hai má Tiêu Duệ hơi đỏ lên.
Vốn câu này của Lý Bạch, hắn vốn là "tiên tri" mới có thể thuận miệng nói ra, lại thành "hai câu như lời thầy" của tiên nhân, chẳng phải là có chút hổ thẹn sao. Tiêu Duệ lập tức nói không dám. Lý Bạch nghĩ hắn khiêm tốn, thực ra đây là hắn thật tâm.
-----------------------
1. Hành Lộ Nan – Lý Bạch
Kim tôn thanh tửu đẩu thập thiên,
Ngọc bàn trân tu trị vạn tiền.
Đình bôi đầu trợ bất năng thực,
Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên.
Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyên,
Tương đăng Thái Hành tuyết ám thiên.
Nhàn lai thuỳ điếu toạ khê thượng,
Hốt phục thừa chu mộng nhật biên.
Hành lộ nan! Hành lộ nan! truyện được lấy tại t.r.u.y.ệ.n.y-y
Đa kỳ lộ? Kim an tại?
Trường phong phá lãng hôi hữu thì,
Trực quải vân phàm tế thương hải.
Đường đi khó (Người dịch: Nguyễn Khắc Phi)
Cốc vàng, rượu trong, vạn một đấu,
Mâm ngọc, thức quý, giá mười ngàn.
Dừng chén, ném đũa, nuốt không được,
Rút kiếm nhìn quanh lòng mênh mang.
Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng,
Toan lên Thái Hàng núi tuyết phơi.
Lúc rỗi buông câu bờ khe biếc,
Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mặt trời.
Đường đi khó! Đường đi khó!
Nay ở đâu? Đường bao ngả?
Cưỡi gió, phá sóng hẳn có ngày,
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả!
2. Thân thế và sự nghiệp Lý Bạch –Tham khảo: