Marie Laurence đã phải chịu nhiều nỗi gian truân trong cuộc sống. Cha chết năm có mới mười bảy tuổi. Công việc còn lại của cô là chăm sóc người mẹ ốm đau với số tiền ít ỏi mà người cha đã để lại sau khi ông qua đời. Sau khi tốt nghiệp y khoa, cô mong tìm được một chỗ làm. Và đề nghị của giáo sư Kerner đối với cô là một lối thoát.
Mặc dù những công việc mà cô phải làm rất kỳ lạ nhưng cô đã nhận lời mà không có một chút đắn đo. Laurence không biết rằng, trước khi cô được nhận vào làm, giáo sư Kerner đã tiến hành tìm hiểu về cô rất kỹ. Cô làm việc với giáo sư Kerner đã được hai tuần. Nhiệm vụ của cô không có gì phức tạp. Suốt ngày chỉ theo dõi các máy móc thiết bị cung cấp sự sống cho cái đầu. Còn ban đêm thì John sẽ thay thế cho cô.
Giáo sư Kerner giải thích cho cô nghe cách điều khiển cái các vòi ở bình cầu. Ông chỉ vào cái bình trụ lớn có cái ống to dầy đi thẳng vào cái họng của cái đầu và nghiêm cấm cô không được mở vòi bình trụ.
- Nếu cô vặn vòi thì lập tức cái đầu sẽ chết ngay. Sẽ có lúc tôi cho cô biết toàn bộ hệ thống để nuôi sống cái đầu và công dụng của cái bình trụ kia. Hiện giờ có chỉ cần biết cách điều khiển các thiết bị là đủ rồi.
Tuy vậy, Kerner không vội vã gì mà thực hiện những lời đã hứa. Một nhiệt kế nhỏ được nhét sâu vào lỗ mũi của cái đầu, chúng được rút ra vào những giờ đã định và ghi nhiệt độ. Các bình cầu đều được lắp những nhiệt kế và áp kế. Laurence theo dõi nhiệt độ các chất lõng và ấp suất trong các bình cầu. Những máy móc được hiệu chỉnh tốt không làm cô bận bịu, chúng hoạt động chính xác như một cái đồng hồ.
Một khí cụ có độ đặc biệt được áp vào thái dương của cái đầu và ghi lại nhịp đập bằng một đường biểu diễn máy móc. Qua một ngày đêm phải thay băng. Chất liệu chứa bên trong các bình cầu đều được tiếp đầy trong khi Laurence vắng mặt hoặc trước khi cô đến.
Laurence quen dần với cái đầu và thậm chí đã kết bạn với nó. Mỗi buổi sáng, khi Laurence bước vào phòng thí nghiệm với đôi má ửng hồng, cái đầu mỉm cười với cô và mi mắt nó rung lên như muốn ra hiệu chào hỏi. Cái đầu không nói được. Nhưng giữa nó với Laurence đã sớm hình thành một ngôn ngữ quy ước, mặc dù còn rất nhiều hạn chế. Khi mi mắt cúp xuống tức là “có”, ngước lên tức là “không”. Đôi môi im lặng động đậy cũng giúp sức thêm vào.
-Hôm này, ông thấy trong người thế nào? – Laurence hỏi.
Cái đầu mỉm một nụ cười và cúp mi mắt xuống như nói rằng: “Khỏe, cảm ơn cô”.
- Thế đêm ông ngủ có ngon không?
Cái đầu trả lời vẫn bằng những cử chỉ ấy. Vừa thăm hỏi, Laurence vừa nhanh nhẹn làm công việc vào buổi sáng. Có kiểm tra hệ thống máy móc, nhiệt độ, nhịp tim và ghi vào sổ nhật ký. Sau đó, cô rửa mặt cho cái đầu hết sức cẩn thận bằng miếng bông gòn thật mềm được nhúng vào cồn. Và khi bàn tay nhanh nhẹn và khéo léo của cô chạm vào cái đầu. Nét mặt cái đầu biểu hiện sự hài lòng.
-Hôm nay là một ngày tuyệt diệu. – Laurence nói. – Bầu trời xanh ngắt. Không khí giá lạnh trong suốt. Tôi muốn hít thở cho đầy lồng ngực. Ông nhìn kia, mặt trời chiếu sáng rực rỡ, hệt như mùa xuân.
Hai mép giáo sư Dowel cúp xuống có vẻ buồn bã. Đôi mắt rầu rĩ nhìn ra cửa sổ và dừng lại trên người Laurence.
Nét mặt cô đỏ lên vì hơi bực với chính mình. Với bản năng là một phụ nữ nhạy cảm, Laurence tránh nói hết những gì mà cái đầu không đạt tới được và có thể làm cho nó chạnh nhớ tới sự sống trong cảnh tàn tật của nó. Laurence cảm thấy thương xót cái đầu bằng thứ tình thương của một người mẹ đối với một đứa trẻ yếu đuối đã bị thiên nhiên xúc phạm.
-Nào, ta làm việc nhé! – Laurence vội vã nói để sửa sai.
Các buổi sáng trước khi giáo sư Kerner tới, cái đầu đọc sách báo. Laurence mang tới một đống tạp chí và sách y học cho cái đầu. Cái đầu đọc luớt qua, đến bài nào cần thiết, nó nhíu mày lại. Laurence liền đặt tờ báo đó lên cái giá sách và cái đầu bắt đầu đọc rất chăm chú. Laurence đã quen nhìn theo ánh mắt của cái đầu mà đoán được nó đọc được đến dòng nào, và có kịp thời mở sang trang khác.
Đoạn nào cần phải ghi chú, cái đầu ra hiệu và Laurence đưa ngón tay dò các dòng chữ theo hướng nhìn của cái đầu đề gạch một nét bằng bút chì ở lề. Vì sao cái đầu lại muốn đánh dấu những đoạn tài liệu đó thì Laurence không biết, và với thứ ngôn ngữ bằng cử chỉ nghèo nàn này, cô hi vọng hiểu được nên chẳng hối hận gì.
Những có một lần tình cờ đi qua phòng làm việc của giáo sư Kerner, cô nhìn thấy trên bàn của ông những tờ tạp chí mà cô đã đánh dấu theo chỉ dẫn của cái đầu. Còn trên một giấy khác, những đoạn đánh dấu ấy đã được chính tay giáo sư Kerner chép lại. Chuyện đó buộc Laurence phải suy nghĩ.
Bây giờ nhớ lại chuyện đó, Marie không thể nhịn không hỏi cho rõ. Có thể cái đầu sẽ trả lời được bằng cách đó.
-Xin giáo sư cho biết, vì sao chúng ta lại đánh dấu một số đoạn trong các bài báo khoa học đó?
Nét mặt giáo sư Dowel hiện lên vẻ không bằng lòng và bối rối. Cái đầu nhìn Laurence một cách diễn cảm, rồi nhìn lại sang cái vòi có chiếc ống từ đó đi vào họng, và nhướng mày lên hai lần. Laurence hiểu rằng cái đầu muốn mở vòi cấm. Đây không phải là lần đầu tiên nó đưa ra yêu cầu này với Laurence.
Nhưng Laurence lại có cách hiểu riêng của cô đối với ý muốn của cái đầu: chắc hẳn nó muốn chấm dứt sự tồn tại thảm hại của nó. Laurence quyết định không mở vòi cấm. Có không muốn trở thành người có lỗi trong cái chểt của cái đầu, cô sợ trách nhiệm, sợ mất chỗ làm.
-Không được. – Laurence hốt hoảng đáp lại yêu cầu cái đầu. – Nếu tôi mở cái vòi ấy thì ông sẽ chết mất. Tôi không muốn, tôi không thể, tôi không dám giết ông.
Một cơn co giật nôn nóng và bất lực chạy qua trên nét của cái đầu. Và ba lần nó kiên quyết, giương mi mắt và ngước mặt lên. Cái đầu lại mấp máy đôi môi, và hình như Laurence thấy nó đang cố nói lên: “Hãy mở đi. Hãy mở đi. Tôi van cô!”
Tính tò mò của Laurence bi kịch thích lên đến cực độ. Có cảm thấy dường như ở đây có một điều gì đó bí mật. Và Laurence đã quyết định. Cô cẩn thận mở cái vòi bàn tay run rẩy và trái tim đập mạnh. Lập tức từ cổ họng của cái đầu thoát ra tiếng kêu yếu ớt và không rõ ràng giống như một tiếng kêu của một cái máy bị hỏng:
-Cám… ơn… cô…
Cái vòi cấm đã xả không khí ép từ trong cái bình trụ ra. Khi đi qua lỗ họng của cái đầu, không khí làm cho dây thanh quản hoạt động, và cái đầu liền có khả năng nói được. Nhưng còn ở họng và dây thanh quản không còn hoạt động bình thường được nữa bởi không khí léo xéo tuôn qua họng khi cái đầu không nói. Việc cắt đứt những dây thần kinh ở vùng cổ đã phá huỷ sự hoạt động bình thường của các cơ, dây thanh quản làm cho tiếng nói trở nên rung rung không rõ.
Nét mặt của cái đầu biểu diễn một sự hài lòng. Nhưng ngay lúc đó, có tiếng bước chân từ phòng thí nghiệm vang lên và tiếng mở khoá. Laurence chỉ vừa kịp khoá vòi lại. Tiếng kêu trong cổ họng cái đầu bổng nhiên ngưng hắn. Giáo sư Kerner bước vào.
***
Từ khi Laurence khám phá ra điều bí mật của vòi cấm, thì giữa Laurence và cái đầu đã xây dựng những mối quan hệ bạn bè tốt hơn. Vào những giờ giáo sư Kerner đi đến trường hay bệnh viện, Laurence mở vòi, cho chạy vào trong cổ họng một tia nhỏ không khí để có thể nói thầm mà vẫn nghe rõ. Cả Laurence cũng nói khẽ, bởi họ sợ anh chàng da đen nghe câu chuyện của họ.
Những buổi trò chuyện của hai người rõ ràng tác động tốt tới cái đầu của giáo sư Dowel. Mắt ông trở nên tinh nhanh hơn, cả đến những nếp nhăn đau buồn ở giữa đôi lông mày cùng giãn bớt.
Cái đầu nói nhiều và thích thú, hình như để tự thưởng cho mình sau thời gian bị buộc phải im lặng. Đêm qua, Laurence nằm mơ thấy cái đầu giáo sư Dowel và cô đã suy nghĩ sau khi cô tỉnh giấc. “Cái đầu của giáo sư Dowel có biết nằm mơ không?”.
-Mơ à? – Cái đầu khẽ thì thào. – Có, tôi có nằm mơ. Và tôi cũng không biết giấc mơ đó sẽ đem đến cho tôi cái gì, niềm vui hãy nỗi buồn. Trong giấc mơ, tới thấy mình khỏe mạnh tràn đầy sức lực, nên khi tỉnh dậy càng thấy mình điêu đứng gấp đôi. Điêu đứng cả về thễ xác lẫn tinh thần. Vì tôi bị tước mất mọi thứ chỉ còn mỗi khả năng suy nghĩ. “Tôi suy nghĩ. Vậy thì tôi tồn tại”. Cái đầu dẫn ra câu nói của nhà triết học Descart với nụ cười cay đắng. “Tôi sẽ tồn tại”.
- Thế ông đã thấy gì trong giấc mơ?
- Tôi bao giờ cũng mơ thấy mình trong hình dáng trước kia. Tôi thấy những người thân, bạn bè… Gần đây, tôi nằm mơ thấy người vợ đã qua đời và tôi thấy cùng nàng sống lại mùa xuân tình yêu của đôi lứa. Lúc ấy Betty đến với tôi như một bệnh nhân, nàng bị thương ở chân khi ở trong xe hơi bước ra. Cuộc gặp gỡ đầu tiên là ở trong phòng khám của tôi. Không hiểu bằng cách nào mà ngay lúc đó chúng tôi đã thân nhau.
Sau lần khám thứ tư, tôi liền đề nghị nàng xem chân dung người vợ chưa cưới của tôi đang đặt trên bàn làm việc. “Tôi sẽ cưới cô ấy nếu cô bằng lòng”, – tôi nói. Nàng đi đến bên chiếc bàn và nhìn vào gương rồi bật cười khanh khách và nói: “Em nghĩ rằng… cô ta sẽ không từ chối”. Một tuần sau, nàng trở thành vợ tôi. Cảnh tượng đó gần đây lại thoáng hiện lên trước mắt tới trong giấc mơ…
Betty đã mất ở Paris. Cô biết đó, tôi từ Mỹ đến đây với tư cách là một phẫu thuật gia trong thời gian chiến tranh ở châu Âu. Ở đây, người ta đề nghị tôi phụ trách một bộ môn và tôi đã ở lại để được sống gần nấm mộ của người vợ thân yêu. Vợ tôi là một phụ nữ phi thường.
Khuôn mặt của cái đầu vụt sáng lên vì những ký ức, nhưng rồi tối sầm lại ngay.
-Cái thời ấy thật xa xôi làm sao!
Cái đầu trầm ngâm. Không khí khẽ léo xéo trong cổ họng.
-Đêm qua, tôi nằm mơ thấy con trai tôi. Tôi rất buồn vì muốn nhìn thấy nó một lần nữa. Nhưng tôi không dám bắt nó phải chịu sự thử thách này… Tôi đã chết cho nó.
- Anh ấy lớn rồi à? Anh ấy hiện ở đâu?
- Đúng, đã lớn rồi. Nó trạc tuổi cô hoặc hơn một chút. Nó đã tốt nghiệp đại học và hiện đang ở nước Anh, tại nhà dì của nó. Không, có lẽ tốt hơn là không nên nằm mơ. – Im lặng một lúc, cái đầu lại nói tiếp. – Không chỉ những giấc mơ mới hành hạ tôi. Thực tế là những cảm giác lừa dối hành hạ tôi. Thật kỳ lạ hết sức, đôi khi tôi cứ tưởng tượng ra mình có thân thể. Đột nhiên tôi muốn hít thở một hơi đầy lồng ngực, muốn vươn vai, giang rộng hai cánh tay như một người đã ngồi lâu thường làm.
Đôi khi tôi lại cảm thấy đau ở chân trái. Buồn cười thật, phải không cô? Dù cô đã hiểu rõ điều đó bởi vì cô là một bác sĩ. Cái đau như thật đến mức tôi phải đưa mắt nhìn xuống, và tất nhiên, qua tấm kính tôi chỉ thấy phía dưới mình là một khoảng không trống rỗng, những phiến đá lót sàn.
Có lúc tôi thấy hình như sắp bắt đầu một cơn ngạt thở, lúc đó tôi lại gần như thoả mãn với “sự tồn tại sau khi chết” của mình, ít ra nõ cũng tránh cho tôi khỏi bị bệnh suyễn… Tất cả những cái đó thuần tuý là hoạt động phản xạ của các tế bào đã có thời gian gắn liền với đời sống thân thể.
-Khủng khiếp thật!
- Đúng, thật khủng khiếp. Lạ thật, khi còn sống, tôi cứ tưởng tôi chỉ sống bằng lao động của tư duy. Thật vậy, dường như tôi không nhận thấy thân thể của mình khi vùi đầu vào các công việc của khoa học. Và chỉ khi đã mất nó, tôi mới cảm thấy luyến tiếc. Bây giờ, tôi chỉ nghĩ lại những mùi hương thơm của hoa, của cỏ khô thơm ngát ở đâu đó ven rừng, những cuộc dạo xa, tiếng ầm ì của sóng biển vỗ vào bờ…
Tôi không bị mất khứu giác, xúc giác và những trí giác khác, nhưng tôi bị cắt rời khỏi sự đa dạng của thế giới cảm giác. Mùi cỏ khô trên cánh đồng cỏ thơm khi nó kết hợp với hàng nghìn những cảm giác khác. Những bài ca chim rừng. Những mùi hương nhân tạo không sao so sánh được với mùi hương của thiên nhiên. Mất thân hình, tôi mất cả thế giới.
Tôi sẵn sàng đánh đổi sự tồn tại huyễn hoặc này chỉ để lấy niềm vui chỉ được cảm thấy trong tay mình sức nặng của một viên đá cuội tầm thường! Giá như cô biết tôi đã thích thú như thế nào khi mỗi buổi sáng được cô lau rửa. Bởi vì chỉ còn có xúc giác là khả năng duy nhất để tôi tự cảm thấy mình còn trong thế giới những đồ vật có thật. Tất cả những gì tôi có thể tự làm được, là lấy đầu lưỡi liếm nhẹ vào đôi môi khô của mình.
Tối hôm đó, Laurence về nhà với tâm trạng bối rối và xúc động. Mẹ cô đã chuẩn bị bữa ăn cho cô, nhưng cô không hề dùng một tí thức ăn nào mà chỉ uống một tách trà, rồi đứng lên về phòng của mình. Bà mẹ chăm chú nhìn cô.
-Hôm nay thấy con có vẻ bối rối. – Bà hỏi con. – Chắc có chuyện rắc rối trong công việc phải không?
- Không có gì đâu, mẹ à, con chỉ mệt và đau đầu. Còn đi ngủ sớm đây, chắc sẽ hết.
Bà không giữ cô lại, và khi chỉ còn một mình, bà đắn đo suy nghĩ. Marie đã thay đổi rất nhiều từ khi đi làm. Cô đã trở nên dễ xúc động và thiếu cởi mở. Bà cảm thấy con gái đang giấu diếm một chuyện gì. Vì khi đáp lại những câu hỏi của mẹ về công việc, Marie nói rất ngắn gọn và không rõ ràng.
Những câu trả lời nhát gừng ấy không làm bà thoả mãn chút nào. Và bà tìm cách hỏi, nhưng chẳng tìm hiểu được gì ngoài những điều mà con gái cho biết. – Hay là nó yêu ông Kerner và thất vọng vì không được ông ấy đáp lại? – Bà nghĩ vậy, nhưng lại tự ý bác bỏ ngày, con gái bà không bao giờ giấu bà chuyện tình cảm. Hơn nữa Marie chẳng phải là một cô con gái ngoan ngoãn hay sao? Kerner thì chưa có vợ.
Nếu Marie yêu ông thì thì chắc chắn Kerner không cưỡng lại nổi. Bởi không thể nào tìm ra được trên thế gian này một người có tính nết ngoan hiền giống như Marie. Không, có lẽ có điều gì khác… Bà không sao ngủ được và cứ luôn trở mình.
Cả Marie cũng không ngủ. Sau khi tắt đèn, có ngồi trên giường, đôi mắt mở to. Có nhớ lại từng lời trong cái đầu và cô tưởng tượng đặt mình vào hoàn cảnh đó, cô đưa lưỡi khẽ chạm vào môi, nhìn miệng và hàm răng của mình rồi suy nghĩ: “Đó là tất cả những gì mà cái đầu có thể làm được. Ngoài ra không còn một cử động nào khác.”
Sau đó, bỗng nhiên Laurence túm lấy vai mình, ôm lấy đầu gối, hai tay xoa lên ngực, lựa ngón tay vào bối tóc dầy, thì thào:
-Trời ơi! Tôi thật hạnh phúc và giàu có biết bao! Thế mà tôi không cảm thấy được!
Sự mệt mỏi của cơ thể trẻ trung đã thắng thế. Mắt Marie vô tình nhắm lại. Và lúc đó cô thấy cái đầu của giáo sư Dowel đang nhìn cô chăm chú. Sau đó nó từ dứt ra khỏi bàn kính và bay lên. Marie chạy phía trước cái đầu, Kerner chồm lên đuổi theo như một con diều hâu. Marie vội vã mở cửa, những chúng vẫn trơ ra, và Kerner đã đuổi kịp, cái đầu rít lên xè xè ở bên tai… Marie cảm thấy cô đang ngạt thở. Tim đập loạn xạ trong lồng ngực. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng cô… Ôi, khủng khiếp làm sao!…
-Marie! Con làm sao vậy? Tỉnh dậy đi!
Khi Marie tỉnh dậy, mẹ cô đã đứng ở đâu giường và chải đầu trong nỗi lo âu.
-Không sao cả, mẹ à! Chẳng qua con vừa bị một con ác mộng.
- Con gái của mẹ thì luôn luôn thấy những cơn ác mộng.
Bà thở dài rời bỏ đi, còn Marie nằm lại thêm một lúc nữa và ngủ thiếp đi một giấc thật say. Một lần trước khi đi ngủ, Marie Laurence xem lướt qua các tờ tạp chí y học, cô đọc thấy bài của giáo sư Kerner viết về một công trình nghiên cứu khoa học mới.
Để viết bài này, Kerner đã dựa vào những công trình của các nhà khoa học khác cùng trong lĩnh vực đó. Tất cả những đoàn trích này đều lấy trong các tạp chí và tài liệu khoa học, và cùng trùng hợp với những đoạn mà Laurence đã đánh dấu theo ý của cái đầu trong những giờ làm việc buổi sáng của hai người.
Ngày hôm sau, ngay lúc có điều kiện trò chuyện với cái đầu, Laurence hỏi:
-Giáo sư Kerner làm việc gì ở trong phòng thí nghiệm khi tôi vắng mặt?
Ngập ngừng một chút rồi cái đầu trả lời:
-Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu khoa học tiếp theo.
- Tức là, giáo sư đã làm tất cả mọi việc cho ông ta? Nhưng giáo sư có biết rằng ông ấy lấy tên của mình để công bố công trình đó không?
- Tôi đoán như vậy.
- Thật là bì ổi! Nhưng sao giáo sư lại để ông ta làm như thế?
- Tôi còn có thì làm gì được?
- Nếu giáo sư không chê thì tôi có thể làm được!- Laurence giận dữ hét lớn.
- Khẽ chứ… vô ích thôi… Trong hoàn cảnh của tôi mà còn có tham vọng về quyển tác giả thì thật là buồn cười. Tiền ha? Tôi lấy tiền để làm gì? Còn danh vọng? Danh vọng có thể cho tôi được cái gì?… Rồi sau đó… nếu mọi chuyện bị lộ thi công trình sẽ không hoàn thành được. Bản thân tôi chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công trình này. Thú thật là tới muốn nhìn thấy kết quả những công việc của mình.
Laurence suy nghĩ:
-Đúng, một con người như Kerner dám làm tất cả mọi chuyện. Kerner đã nói với tôi khi tôi bắt đầu vào làm việc ở đây, là giáo sư đã chết vì một chứng bệnh mà y học không có thuốc chữa trị và chính giáo sư để di chúc lại là sẽ hiến thân thể của mình cho công tác nghiên cứu khoa học. Có đúng vậy không?
- Về chuyện này tới thật khó nói. Tôi có thể nhầm. Đó là một sự thật, nhưng, có lẽ không phải là sự thật tất cả. Chúng tôi cùng nhau làm công việc hồi sinh các cơ quan của con người lấy ra từ các xác chết còn tươi. Kerner là trợ lý của tôi. Hồi đó, mục đích cuối cùng của công trình của tôi là hồi sinh đầu người bị cắt rời khỏi thân mình. Tôi đã hoàn thành toàn bộ các công việc chuẩn bị.
Chúng tôi đã hồi sinh được những cái đầu súc vật, những quyết định không phổ biến về thành công của mình cho tới khi hồi sinh được và đưa ra trình bày một đầu người. Trước lần thí nghiệm cuối cùng này mà tôi tin chắc thắng lợi, tôi đưa cho Kerner bản thảo về toàn bộ công trình khoa học mà tôi đã tiến hành, để chuẩn bị in.
Đồng thời chúng tôi cùng nghiên cứu về một vấn đề khoa học khác, vấn đề này cùng sắp được giải quyết xong. Trong thời gian đó, tôi bị một cơn suyễn khủng khiếp, đó là một trong những chứng bệnh mà với tư cách là một nhà khoa học tôi đã có thể chiến thắng. Giữa tôi và nó đã có một cuộc chiến lâu năm. Toàn bộ vấn đề ở thời gian, hai chúng tới ai sẽ thắng trước?
Tôi biết rằng chiến thắng có thể ở về phía nó. Và thực tế là tôi đã để di chúc lại, hiến thân thể tôi cho các cuộc giải phẫu, mặc dù tôi không thể chờ đợi chính cái đầu của tôi sẽ được hồi sinh. Và trong lúc xảy ra cơn suyễn cuối cùng ấy, Kerner ở bên cạnh tôi và cứu chữa cho tôi. Ông ta tiêm adrenalin cho tôi, có lẽ ông ta dùng quá liều, mà cũng có lẽ bệnh suyễn đã làm xong nhiệm vụ của nó.
-Rồi sao nữa?
- Ngạt thở, hấp hối và chết, đối với tôi chết là sự mất tri giác… Rồi sau đó tôi đã trải qua những tình trạng chuyển tiếp khá lạ lùng. Tôi cảm thấy như tri giác của tôi được thức tỉnh bởi cảm giác đau ghê gớm ở vùng cổ. Cái đau dần dần dịu đi. Lúc đó, tôi không hiểu như vậy nghĩa là thế nào. Khi tôi và Kerner tiến hành thí nghiệm hồi sinh những cái đầu đã được cắt rời khỏi cơ thể, chúng tôi chú ý thấy những con chó giẫy dụa mạnh đến nỗi những cái ống chất dinh dưỡng, đôi khi bị bật ra khỏi các mạch máu.
Khi đó, tôi đề nghị gây tê ở những chỗ bị cắt. Để chỗ cắt không bị khô đi và khỏi nhiễm trùng, cổ chó được ngâm vào dung dịch đặc biệt Ringenlock Dowel. Dung dịch này chứa cả những chất dinh dưỡng, chất sát trùng và gây tê. Vết cắt ở cổ tôi cũng được ngâm vào thứ dung dịch ấy. Nếu như không có biện pháp phòng ngừa ấy, có lẽ tôi đã chết lần thứ hai rất nhanh sau khi hồi sinh, giống như những cái đầu chó trong những lần thí nghiệm đầu tiên của chúng tôi. Lúc ấy, tôi chẳng nghĩ gì về tất cả sự việc đó.
Mọi thứ đều mờ ảo dường như có ai đánh thức tôi dậy sau cơn say, lúc đó tác dụng của rượu vẫn chưa tan hết. Nhưng trong óc tôi, một ý nghĩ vui sướng cứ ấm nóng dần lên, và có nghĩa là tôi chưa chết. Mắt chưa mở được, tôi lan man nghĩ đến tính chất lạ lùng của căn bệnh vừa qua. Thông thường, những cơn suyễn của tôi chấm dứt rất đột ngột. Có khi cường độ cơn ngạt thở yếu đi dần dần. Nhưng chưa bao giờ tôi bị ngất đi sau căn bệnh đó. Đây là một cái gì đó rất mới lạ.
Cả cảm giác đau dữ dội ở vùng cổ cũng là mới. Và còn một điều nữa là hình như tôi hoàn toàn không còn thở nữa, động thái cũng không cảm thấy ngạt thở. Tôi hít một hơi, những không được. Ngoài ra tôi còn mất cảm giác ở lồng ngực của mình nữa. Tôi không thể phồng ngực lên được, dù cảm thấy mình đã căng giãn mạnh các cơ ở ngực. “Có cái gì rất lạ – tôi nghĩ – hoặc mình ngủ, hoặc mình nằm mà…”.
Tôi mở mắt một cách khó khăn. Tối om. Tiếng động u u trong tai. Tôi lại nhắm mắt lại… Cô biết đấy, khi người ta chết thì các giác quan không tắt nghỉ cùng một lúc. Trước hết là mất vị giác, sau đó là đến thị giác, rồi đến thính giác. Chắc chắn sự hồi phục của chúng sẽ diễn ra theo một trật tự ngược lại. Sau một thời gian, tôi lại nhướng mắt lên và nhìn thấy ánh sáng mờ mờ.
Hình như tôi rơi xuống nước ở một chỗ rất sâu. Sau đó, màn sương mờ mờ mầu xanh nhạt bắt đầu tan và tôi lờ mờ phân biệt được khuôn mặt Kerner trước mặt tôi, cùng lúc đó tôi nghe khá rõ tiếng ông ta: “Ông tỉnh lại rồi hả? Rất vui mừng được thấy ông sống lại”. Bằng sức mạnh của ý chí, tôi đã bắt buộc tri giác của mình chóng minh mẫn hơn. Tôi nhìn xuống và thấy cái bàn tay dưới cằm mình – lúc đó còn chưa có chiếc bàn nhỏ này, chỉ có cái bàn bình thường, loại như bàn ăn được Kerner trang bị vội vã cho cuộc thí nghiệm.
Tôi muốn nhìn lại đằng sau, những không thể quay đầu lại được. Cạnh cái bàn, đặt một cái bàn thứ hai, hơi cao hơn, làm bàn mỗ xác. Trên bàn này sõng sượt một cái xác không đầu của ai đó. Tôi nhìn kỹ và thấy cái xác có vẻ quen thuộc một cách kỳ lạ, mặc dù nó không có đầu và bị mở phanh lồng ngực. Cùng bên cạnh đấy có một quả tim người đang đập trong lồng kính…
Tôi ngơ ngác nhìn Kerner. Tôi hoàn toàn chưa hiểu rõ vì sao đầu tôi nhô lên trên bàn và vì sao tôi không nhìn thấy thân mình. Tôi muốn giơ tay những lại cảm thấy không có tay. “Có chuyện gì thế?…” – Tôi muốn hỏi Kerner nhưng chỉ âm thầm mấp máy môi. Còn ông ta nhìn tôi và mỉm cười. “Ông không nhận ra à? – Ông ta hỏi tôi, hất hàm về phía bàn mổ.” Đó là thân người của ông. Bây giờ ông đã vĩnh viễn khỏi bệnh suyễn rồi”. Ông ta còn đùa được!…
Và tôi hiểu hết mọi chuyện. Thú thật là ngay phút đầu tiên, tôi muốn gào lên, rứt ra khỏi cái bàn, giết chết cả mình lẫn Kerner… Không, hoàn toàn không 25d4 phải vậy. Đầu óc tôi thì nghĩ rằng hoàn toàn tôi phải tức tối, phải la hét, phẫn nộ, song cùng lúc đó, tôi lại thật sửng sốt vì sự bình thản lạnh như băng trong người. Có lẽ tôi phẫn nộ, nhưng lại nhìn mình và xung quanh một cách bàng quan.
Trong tâm trí tôi đã xảy ra những chuyển biến. Tôi chỉ cầu may và nín lặng. Liệu tôi có thể căm phẫn như trước kia đã từng căm phẫn, khi mà bây giờ trái tim tôi đập trong lồng kính, còn trái tim mới là một cái máy?
Laurence kinh hãi nhìn cái đầu.
-Rồi sau đó… Ông tiếp tục làm việc với hắn. Giá như không có hắn, ông có thể trị được bệnh suyễn và bây giờ ông là một người khỏe mạnh… Hắn là một tên trộm cắp, tên sát nhân, vậy mà ông vẫn giúp hắn leo lên đỉnh cao danh vọng. Ông làm việc cho hắn. Hắn như một tên ăn bám sống vào hoạt động trí óc của ông, hắn biến đầu ông thành một cái bình ắc quy của tư duy sáng tạo và nhờ đó có tiền bạc và vinh quang.
Còn ông! Hắn cho ông được cái gì? Cuộc sống của ông như thế nào? Ông mất tất cả. Ông là một khúc gỗ khốn khó, mà thật đau đớn cho ông vì trong đó vẫn còn những ước muốn. Kerner đã đánh cắp cả thế giới của ông. Và phải chăng ông chấp nhận làm việc cho hắn một cách ngoan ngoãn cam chịu?
Cái đầu mỉm cười một nụ cười buồn bã:
-Một cái đầu nổi loạn? Không có kết quả gì cả. Tôi biết làm gì được? Vì tôi bị tước mặt cả đến khả năng cuối cùng của con người là tự sát.
- Nhưng ông có thể cự tuyệt làm việc cho hắn!
- Nếu có muốn thì tôi sẽ làm như thế. Những sự nổi loạn do không phải do Kerner sử dụng bộ máy tư duy của tôi. Rút cuộc thì nêu tác giả có ý nghĩa gì? Quan trọng là tư tưởng đi vào thế giới và làm được công việc của nó. Tôi nổi loạn bởi vì tôi vất vả để quên với sự tồn tại của mình. Tôi thà chết còn hơn là phải sống như thế này. Tôi sẽ kể cho cô nghe mọi chuyện xảy ra trong thời gian đó.
Một lần, tôi có một mình trong phòng thí nghiệm Bỗng từ cửa sổ bay vào một con bọ hung đen thui. Bằng cách nào đó nó có thể xuất hiện ở trung tâm thành phố này được? Tôi cũng không rõ, có thể là do một chiếc xe nào đó từ ngoại ô đi vào và mang nó theo. Còn bọ hung quay tròn trên đầu tôi và đậu trên tấm kính của cái bàn nhỏ này, ngay cạnh tôi.
Tôi liếc mắt theo dõi còn bọ hung ghê tởm đó, những không thể nào đuổi nó đi được. Chân nó bò trên mắt kính và chầm chậm nhích tới tôi, các khớp chân kêu sột soạt. Bao giờ tôi cũng kinh tởm và thù ghét những con bọ như thế. Thế mà tôi lại bất lực trước nó. Đầu tôi với nó chỉ là cái cầu thuận tiện để cho nó bay lên. Sau đó nó đã bám được vào râu tôi và tiếp tục bò ngược lên nữa.
Thế là nó bò qua đôi môi mím chặt, qua cánh mũi bên trái, qua con mắt trái nhắm lại, cho tới khi lên tới trán, sau đó lại rơi xuống mắt kính, rồi rơi xuống sàn nhà. Câu chuyện thật vớ vẩn. Thế mà nó đã gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt. Khi Kerner tới, tôi đã dứt khoát cự tuyệt không tiến hành cuộc nghiên cứu khoa học với ông ta nữa. Tôi biết ông ta không đám đưa cái đầu tôi ra một cách công khai, mà chỉ giữ lại ở trong nhà để làm vật tang chứng chống lại ông ta, nhưng cũng chẳng có ích gì.
Và ông ta cũng sẽ giết tôi. Lúc đó, tôi suy nghĩ như thế. Thế là giữa tôi và ông ấy bắt đầu có sự va chạm. Ông ta đã dùng tôi những biện pháp khá tàn bạo. Một đêm đó, ông ta đến chỗ tôi với một cái máy phát điện, áp các điện cực vào hai thái dương tôi, những chưa cho điện chạy vội. Ông ta đứng khoanh tay trước ngực và nói giọng rất ngọt ngào và mềm mỏng: “Bạn đồng nghiệp thân mến, ở đây chỉ có hai chúng ta, bên trong những bức tường băng đá đây.
Nhưng nếu tường có mỏng hơn thì cũng chẳng làm thay đổi được gì, bởi vì ông không thể nói được. Ông hoàn toàn thuộc về quyền của tôi. Tôi có thể bắt ông chịu những cực hình khủng khiếp nhất mà vẫn không bị trừng phạt. Nhưng để làm gì? Hai chúng ta đều là nhà khoa học và có thể hiểu nhau. Tôi biết ông sống chẳng dễ chịu gì những lỗi không phải tại tôi.
Ông là người mà tôi rất cần, những tôi không tài nào giải thoát cho ông khỏi cuộc sống cực nhọc này, còn bản thân ông cũng không thể chạy trốn được, kể cả đến khi chết. Vậy thì chúng ta nên chấm dứt tình hình này một cách hoà bình chẳng tốt hơn sao? Ông sẽ tiếp tục những nghiên cứu khoa học của “ chúng ta”.
Tôi nhướng mày lên để từ chối, đôi môi thì thào lặng lẽ “Không!”.
“Ông làm tôi rất buồn. Ông có muốn hút thuốc không? Tôi biết ông không thoả mãn lắm, bởi vì qua đó ông không còn phổi mà qua đó chất nicotin ngấm vào máu, nhưng dù sao cũng là những cảm giác quen thuộc”. Ông ta rút hai điếu thuốc lá, tự mình hút một điếu, còn điếu kia đặt vào miệng tôi. Tôi đã phun điếu thuốc ra với vẻ kinh mạn!
“Thôi được, ” ông ta vẫn nói cái giọng lễ phép và điềm đạm, “ông buộc tôi phải dùng đến những biện pháp mạnh.” Và ông ta mở điện. Hình như có một mũi khoan nóng bỏng xuyên qua óc tôi. “Ông thấy trong người thế nào – Ông ta làm ra vẻ ân cần hỏi tôi. – Đau đầu hả? Có lẽ ông muốn chữa cho khỏi đau chứ? Chỉ cần ông…” – “Không!” – Môi tôi trả lời. “Rất tiếc. Phải tăng cường độ dòng điện lên một chút. Ông làm tôi rất buồn”.
Và ông ta cho dòng điện chạy mạnh đến nỗi đầu tôi như bốc cháy. Đau không chịu được, tôi nghiến răng trèo trẹo, còn tri giác thì mù tịt. Tôi muốn cho nó mất hắn đi, những tiếc thay, lại không mất được! Tôi chỉ còn biết nhắm mắt và mím môi lại. Kerner hút thuốc, phà khói vào mặt tôi, và tiếp tục đốt cháy đầu tôi. Ông ta không thuyết phục tôi nữa. Khi tôi mở mắt ra thì thấy ông ta điên lên vì sự cứng cổ của tôi.
“Đồ quỷ tha ma bắt” Nếu như bộ óc ông không cần thiết cho tôi thì tôi sẽ nấu chín nó và cho chó ăn ngày ngày hôm này rồi. Đồ cứng cổ!” Và ông ta chẳng khách sáo gì hết, giật ra khỏi đầu tôi những sợi dây rồi bỏ đi. Nhưng nỗi mừng của tôi còn quá sớm. Ông ta quay lại và lấy ngay cái đầu bỏ vào những dung dịch để nuôi sống, cùng những chất kích thích khiến cho tôi bị những cơn đau dữ dội nhất hành hạ.
Khi tôi bất giác nhăn mặt lại ông ta liền hỏi: “Này ông bạn, ông quyết định thế nào rồi?”. Tôi không lay chuyển. Ông ta đi ra, càng tức điên hơn nữa. Tôi vui mừng vì đã thành công. Mấy ngày sau đó, không thấy Kerner xuất hiện trong phòng thí nghiệm, còn tôi thì chờ đợi từng ngày cái chết giải thoát. Sang ngày thứ năm, ông ta đến, miệng huýt sáo một bài hát vui, như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Không nhìn đến tôi, ông ta bắt đầu làm việc tiếp. Tôi quan sát ông ta trong hai hoặc ba ngày mà không tham gia vào công việc. Nhưng công việc khiến cho tôi không thể nào mà không quan tâm. Và thấy ông ta phạm một số sai lầm trong lúc thí nghiệm, mà chúng có thể huỷ hoại kết công sức của chúng tôi, tôi không im được nữa và ra hiệu cho ông ta. “Lẽ ra phải như thế từ lâu rồi!” – Ông ta thốt lên một nụ cười thoả mãn và bơm không khí vào họng tôi. Tôi nói cho ông ta những sai sót và từ hôm do tôi tiếp tục chỉ đạo công trình. Ông ta đã khôn hơn tôi.