Đức Phật Và Nàng Chương 39

Chương 39
Tôi muốn dệt tiếp giấc mơ

Tôi đến văn phòng chủnhiệm khoa lịch sử của trường để nộp đơn xin học tiếp tiến sĩ. Thực ra mọi việcđã được sắp xếp ổn thỏa, nộp đơn chỉ là vấn đề thủ tục mà thôi.

Từ cửa sổ văn phòng vẳngra tiếng trò chuyện. Thầy đang tiếp khách. Tôi do dự, không biết có nên vào haykhông.

Khoa lịch sử là khoanghèo nhất trường, tòa nhà văn phòng khoa đã cũ nát, được xây dựng từ những nămbảy mươi, nên chất lượng cách âm của các bức tường rất kém. Dù không để tâmlắng nghe, tiếng trò chuyện trong phòng vẫn rót vào tai tôi.

- Anh Quý, các tìnhnguyện viên khác đều đã thất bại, không còn cách nào khác chúng tôi mới phảinhờ đến anh. Tính đến nay, mới chỉ có em ấy “vượt” thành công, mà lại thànhcông những hai lần.

Giọng nói này nghe rấtquen.

- Anh đừng cố thuyếtphục nữa, tôi không đồng ý đâu. Em ấy còn trẻ, lỡ phải bỏ mạng vì cuộc thínghiệm này thì sao?

Đây là giọng của sếp,nghe sao mà nặng nề đến vậy!

- Không nghiêm trọng đếnmức ấy đâu. Chúng tôi đã cải tiến thiết bị...

- Dù có cách tân đếnmấy, anh có dám bảo đảm em ấy sẽ không phải chịu bất cứ tổn thương nào không?Hậu quả của lần vượt thời gi­an vừa rồi anh thấy cả rồi đấy. May mà các anh cònchút lương tâm, đã huy động lực lượng y bác sĩ giỏi nhất cả nước mới cứu đượccánh tay của em ấy.

Tôi giật mình, thì rasếp đang nói về tôi, vội vàng ghé tai lắng nghe.

- Quả thật chúng tôi đãrất tắc trách vì không xét đến vấn đề nhiễm phóng xạ. Nếu em ấy không bịthương, có thể chúng tôi vẫn còn chủ quan cho rằng mọi thứ đều an toàn. Nhưngnếu em ấy thận trọng hơn, không để xảy ra thương tích, thì có lẽ vấn đề sẽkhông nghiêm trọng...

Tôi đã nhận ra, đó làgiọng nói của giáo sư Lý, người phụ trách nhóm nghiên cứu.

- Sao lại không nghiêmtrọng?

Sếp cao giọng ngắt lờigiáo sư Lý.

- Mỗi lần tiếp xúc vớicỗ máy đó là một lần nhiễm phóng xạ. Cả cái đồng hồ vượt thời gi­an và bộ áochống phóng xạ ấy nữa, đều là những nguồn gây nhiễm, có thể gây tổn hại cho sứckhỏe của em ấy bất cứ lúc nào.

- Nếu em ấy không ở lạiđó quá lâu, thì sẽ không việc gì.

Giáo sư Lý vội vàngthanh minh:

- Lần này, chúng tôikhông yêu cầu em ấy ở lại quá lâu, chỉ cần đủ để kiểm chứng chức năng định vịthời gi­an và địa điểm mà chúng tôi mới phát minh có thành công hay không thôi.Chúng tôi hứa sẽ sử dụng thiết bị điều trị tốt nhất, có thể giúp cơ thể phụchồi nhanh chóng sau khi em ấy trở về.

- Các anh đã thử nghiệmnhiều lần các chức năng mới rồi đấy thôi và lần nào thiết bị cũng gặp trục trặctrước khi vượt.

- Chúng tôi đã rút kinhnghiệm của những lần trước, chúng tôi tin lần này nhất định sẽ thành công. AnhQuý à, anh cũng là một nhà nghiên cứu lịch sử. Lẽ nào anh không cảm thấy, việcchúng ta có thể quay trở về bất cứ thời điểm và không gi­an lịch sử nào, ví nhưđược tận mắt chứng kiến thời kỳ oai hùng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TrungQuốc, nghiệm chứng tính xác thực của sự biến Huyền Vũ Môn, thậm chí có thể thamdự ngày Quốc khánh và được nhìn thấy chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu ÂnLai, là rất tuyệt vời hay sao?

Giọng nói thầy Lý trànđầy niềm tin về một viễn cảnh tươi đẹp.

- Anh Quý, chúng tôi chỉcần một tình nguyện viên là đủ.

- Không được, việc đóquá mạo hiểm, tôi không thể...

- Em đồng ý.

Tôi đẩy cửa bước vào, tựtin lên tiếng trước sự sững sờ của hai vị học giả.

- Nhưng em sẽ chọn địađiểm và thời gi­an.

- Được chứ, không vấn đềgì.

Thầy Lý vui mừng gậtđầu.

- Chỉ cần em nhận lờitham gia, đến thời đại nào là do em quyết định.

- Thưa thầy, sức khỏecủa em có thể chịu đựng trong bao lâu?

Thầy Lý tỏ ra hơi lúngtúng:

- Điều đó chưa thể xácđịnh ngay lúc này vì không có số liệu. Nhưng nếu em nhanh chóng quay về...

Tôi ngắt lời thầy, mạnhdạn đề nghị:

- Em muốn đến Khâu Từnăm 384.

Thầy Quý giật mình ngẩnglên, nhìn tôi đăm đăm.

Tôi trở lại khu vực thựcnghiệm quen thuộc, bận rộn với các hạng mục kiểm tra, rèn luyện sức khỏe, uốngthuốc tăng cường sức đề kháng. Các cán bộ nghiên cứu mỗi ngày đều đến ghi chépsố liệu về sức khỏe của tôi, tính toán thận trọng từng con số. Đầu tháng Tám sẽbắt đầu chuyến vượt thời gi­an thứ năm của tôi.

Tận dụng thời gi­an rảnhrỗi, tôi tìm đọc tất cả các tài liệu về Ra­ji­va và thời kỳ Thập lục quốc. Cốgắng ghi nhớ mọi thứ, biết đâu sẽ có ích về sau.

Nhưng có nhiều tài liệu,càng đọc càng thấy khó hiểu. Bởi vì những ghi chép về Ra­ji­va đều quá ư ngắnngủi, hàm súc, thậm chí tồn tại nhiều mâu thuẫn. Ví như năm sinh, năm mất củaKu­mara­ji­va.

Có hai quan điểm khácnhau về thời gi­an Ku­mara­ji­va qua đời: Trong “Truyện cao tăng” của nhà sưTuệ Giảo, nhà Lương, thời Nam triều viết: “Ku­mara­ji­va mất ở Trường An ngàyhai mươi tháng Tám năm thứ mười một đời Hoằng Thủy nhà Hậu Tần, cũng chính lànăm thứ năm đời Nghĩa Hy nhà Đông Tấn”. Như vậy tức là năm 409 sau Công nguyên.Nhưng trong “Văn tế Pháp sư Ku­mara­ji­va”, Tăng Triệu lại viết: Ku­mara­ji­vamất tại một ngôi chùa lớn vào ngày mười ba tháng Tư năm Quý Sửu, hưởng thọ bảymươi tuổi”. Năm Quý Sửu tức là năm thứ mười lăm đời Hoằng Thủy, chính là năm413 sau Công nguyên.

Nếu căn cứ theo quanđiểm của Tăng Triệu, thì năm sinh năm mất của Ku­mara­ji­va sẽ là 344 - 413 sauCông nguyên (hưởng thọ bảy mươi tuổi). Nhưng nếu căn cứ theo quan điểm của TuệGiảo thì niên đại đó là 350 – 409 sau Công nguyên (hưởng thọ sáu mươi tuổi).Hầu hết các học giả trong giới học thuật đều đồng tình với quan điểm của TăngTriệu, vì Tăng Triệu nhận mình từng theo học Ku­mara­ji­va hơn mười năm và ôngqua đời sau Ku­mara­ji­va một năm, do đó tính thiếu chính xác trong quan điểmcủa Tăng Triệu là rất thấp. Và bởi vậy, trong đại hội Phật giáo Trung Quốc –Nhật Bản lần thứ năm, học giả hai nước đã thống nhất tiến hành các cuộc nghiêncứu, thảo luận về Ku­mara­ji­va dựa trên năm sinh và năm mất của nhà sư là 344– 413 sau Công nguyên.

Nhưng tôi lại cho rằngTuệ Giảo đã đúng. Lữ Quang ép buộc Ra­ji­va phá giới, chính vào năm 384 sauCông nguyên, mà tôi đã yêu cầu được đến, khi ấy Ra­ji­va vừa tròn ba mươi lămtuổi. Lời cảnh báo của vị hòa thượng lúc Ra­ji­va còn nhỏ khiến người ta khôngkhỏi bàng hoàng về sự trớ trêu của số phận.

Sách “Tấn thư” viết: “LữQuang biết Ku­mara­ji­va là bậc tài trí hơn người, nhưng tuổi còn quá trẻ, nênđã bày trò ép nhà sư lấy công chúa Khâu Từ”. Tức là vì thấy Ra­ji­va tuổi còntrẻ, nên Lữ Quang mới ép cậu thành thân. Nếu khi ấy, Ra­ji­va đã bốn mươi mốttuổi, thì vào thời đại đó, không thể nói là cậu còn trẻ. Nếu là ba mươi lămtuổi thì còn có lý. Nhưng lẽ nào chỉ vì thấy Ra­ji­va tuổi còn quá trẻ mà LữQuang đã ép cậu ấy phá giới? Đằng sau câu chữ ngắn ngủi, ít ỏi kia ẩn giấu baonhiêu điều bí mật? Tôi nhất định phải tới đó để chứng thực chuyện gì đã xảy ra?

Bao suy nghĩ chất chứakhiến tôi không khỏi lo lắng. Kể từ khi quay lại khu vực thực nghiệm, không đêmnào tôi được ngon giấc. Vừa mong ngóng thời khắc tiến hành thí nghiệm để có thểnhanh chóng trở về bên cạnh cậu ấy, nhưng lại vừa lo sợ, trở về đó tôi sẽ phảichứng kiến cảnh tượng mà tôi không mong muốn. Chuyện gì đã xảy ra trong suốtmười một năm đó? Ai có thể lưu giữ tình cảm của mười một năm trước? Nếu đâykhông phải là cơ hội duy nhất, chắc chắn tôi sẽ lựa chọn được trở về thời điểmRa­ji­va vội vàng quay lại thành Khâu Từ để gặp tôi lần cuối. Theo lý thuyếtxác suất, nếu hai người yêu nhau có thể chờ đợi đối phương với tỉ lệ cùng đạttám mươi phần trăm, thì sác xuất họ có thể sống bên nhau là tám mươi nhân támmươi bằng sáu mươi tư phần trăm. Con số này khiến tôi không khỏi ảo nảo. Nhưng,cho dù chỉ là một phần trăm, tôi cũng vẫn muốn đi. Vì nếu ở lại thế giới hiệnđại này, tôi sẽ như kẻ mất hồn, trái tim tôi, từ lâu, đã không thuộc về nơi nàynữa.

Tôi gọi điện cho bố mẹ.Họ không hề hay biết tôi tham gia dự án này. Tôi chỉ muốn thông báo với họ tôivẫn khỏe, nhưng tôi phải đến một nơi bí mật để tham gia một dự án nghiên cứuđặc biệt, có thể mất vài năm hoặc lâu hơn nữa. Và vì là bí mật nên tôi sẽ khôngthể gọi điện cho họ được. Tôi động viên bố mẹ, nói rằng xin cứ yên tâm vì tôirất khỏe mạnh và an toàn.

Nhưng dù là vậy, bố mẹvẫn rất lo lắng, tôi cố gắng giữ giọng nói thoải mái, vui tươi, nhưng vừa cúpmáy, nước mắt đã đầm đìa. Tôi là con một, nhưng tôi đã không thể trọn đạo, tôikhông phải người con có hiếu...

Buổi tối trước ngày tiếnhành thí nghiệm, “sếp” đã đến tìm tôi. Thầy trò tôi ngồi trò chuyện trên thảmcỏ bên ngoài khu vực thực nghiệm.

- Vì Ku­mara­ji­ma phảikhông?

Tôi bối rối.

- Em nghĩ thầy khôngđoán ra được ư?

Thầy thở dài:

- Cả hai lần vượt thànhcông em đều gặp Ku­mara­ji­va, lại là vào lúc cậu ấy ở độ tuổi thiếu niên vàthanh niên. Thầy đọc tài liệu lịch sử cũng hết sức ngưỡng mộ Ku­ra­ma­ji­va tàitrí trác tuyệt thời trẻ. Huống hồ một cô gái trẻ như em, hơn nữa em lại đượcgặp con người tài hoa đó ngoài đời thực.

Tôi chỉ biết cúi đầu,lặng yên.

- Xưa nay em vẫn là côgái thông minh và lý trí, lẽ nào vì tình yêu mà trở nên mê muội như vậy?

- Thưa thầy, thầy đãtrải qua tuổi trẻ và cũng đã từng yêu, đúng không ạ?

Tôi ngẩng lên, mọi thứtrước mắt bỗng trở nên nhạt nhòa.

- Chính vì em mạnh mẽ,lý trí và tôn trọng lịch sử, nên em đã chọn cách từ bỏ. Nhưng giờ đây em đã hốihận, sau khi trở về, ngày nào em cũng hối hận, hối hận vì đã không ích kỷ hơn.Nên em quyết định đi tìm cậu ấy, em không muốn nghĩ đến lịch sử hay bất cứ điềugì khác...

- Nhưng em nghĩ chuyếnđi này có thể thay đổi điều gì?

Giọng thầy đượm vẻ bấtlực.

- Em đã biết chuyện gìxảy ra rồi đó, vị hôn thê của Ku­mara­ji­va là công chúa Khâu Từ.

- Em biết.

Hai hàng nước mắt đuổitheo nhau trên gò má rồi lặng lẽ rơi xuống đám cỏ.

- Đây là thời điểm camgo nhất trong cuộc đời cậu ấy, em muốn ở bên để chia sẻ với cậu ấy. Em luôn cólinh cảm rằng, cậu ấy đang chờ em, đang mong ngóng em trở về. Nhưng cũng có thểem sẽ chẳng giúp được gì. Nếu đúng theo ghi chép của sử sách, thì cậu ấy đã cóngười ở bên cạnh. Nếu vậy, em sẽ lặng lẽ chúc phúc cho cậu ấy, sau đó sẽ quaylại tiếp tục cuộc sống của mình ở nơi này.

Sếp tôi lại buông mộttiếng thở dài nặng nề.

- Bây giờ thầy có yêucầu em đừng thay đổi lịch sử, em cũng không nghe, đúng không?

Tôi cắn môi, khổ sở đáplời:

- Thầy luôn cảnh báo emkhông được thay đổi lịch sử, nhưng biết đâu, em lại chính là người thúc đẩy sựphát triển của lịch sử.

Thầy yên lặng hồi lâu:

- Chương Hy đã gọi chothầy.

Tôi ngạc nhiên. Từ lúcbiết mình có cơ hội trở về bên cạnh Ra­ji­va, tôi đã nói lời chia tay với anhbạn cùng trường. Thực ra, kể từ khi nhận lời anh ấy, chúng tôi hầu như khôngngồi trò chuyện riêng với nhau bao giờ. Anh ấy hẹn tôi đi ăn cơm hay đi xemphim, tôi đều kiếm cớ thoái thác. Bởi vậy, chia tay chỉ là thủ tục. Chúng tôikhông giống một đôi đang yêu nhau chút nào. Nên tôi khá bất ngờ khi anh ấy gọiđiện cho sếp.

- Cậu ấy nhờ thầy nóivới em, rằng cậu ấy sẽ chờ cho đến khi em tỉnh mộng.

Tôi cười buồn. Chắc chắnthầy đã nói cho anh ấy biết lí do thực sự của lần vượt thời gi­an này của tôi.Chờ tôi ư? Chờ đợi một người không thật lòng yêu mình trong viễn cảnh vô vọngnhư vậy ư? Con người thời hiện đại mấy ai có thể làm được như thế?

- Thầy ơi, nếu em khôngmuốn tỉnh lại thì sao?

- Cô nhóc này, em đừngquên, dù em và cậu ấy có tâm đầu ý hợp đến đâu, đó cũng chỉ là một giấc mộngphù vân mà thôi. Nơi đây mới là ngôi nhà thực sự của em, mới là cuộc sống hiệnthực của một người bình thường.

Thầy trở nên nghiêmkhắc:

- Mỗi lần vượt thời gi­an,tia phóng xạ tích tụ trong cơ thể sẽ dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch của em,em phải nhanh chóng quay về điều trị. Đừng vội đắc ý, thầy biết con gái khi yêuthường mất hết lí trí, nhưng vì tình yêu mà đánh đổi cả tính mạng thì chẳng cógì là vĩ đại cả.

Thầy ngừng lại giây lát.

- Vì tình yêu, người taphải tiếp tục sống, như thế mới vĩ đại. Thầy đã yêu cầu họ chế tạo loại pin cótuổi thọ dài nhất từ trước đến nay, em có thể quay về trong vòng hai năm. Mangtheo đồng hồ vượt thời gi­an và áo chống phóng xạ ít nhiều sẽ gây tổn tại chosức khỏe, nhưng em vẫn phải giữ gìn cẩn thận. Vì trong thời đại loạn lạc ấy,biết đâu những thứ đó có thể cứu em.

Tôi gật đầu, lặng lẽngước nhìn bầu trời đêm. Đêm mùa hạ mà không thấy bóng dáng một ngôi sao nào, ởthời đại này, mức độ ô nhiễm sao mà đáng sợ đến vậy!

Tôi nằm trên bàn thínghiệm, mọi người đã lục tục kéo ra khỏi căn phòng kín bưng. Sếp đột ngột lạigần tôi, ghé vào tai tôi, nói khẽ:

- Nhớ đừng làm chuyệndại dột. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, chỉ cần em chịu quay về, sẽcó thêm cơ hội gặp lại.

Thầy nắm chặt tay tôi:

- Hãy cẩn trọng, đừng đểbị thương.

Nhìn tôi thêm một lầnnữa, rồi mới quay lưng bước ra ngoài. Mắt tôi nhòe ướt khi ngó theo bóng dánggià nua ấy.

 

Nguồn: truyen8.mobi/t18885-duc-phat-va-nang-chuong-39.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận