Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 Chương 5


Chương 5
Những người chú lạ lùng

“Cháu không phải trẻ mồ côi.”

Vì bố phải vào trại giam nên tôi đương nhiên bị gửi vào trại trẻ mồ côi. Tôi không phải trẻ mồ côi, và mặc dù đã nhiều lần nài nỉ người ta cho về nhà nhưng chẳng ai chịu lắng nghe tôi cả.

Đương nhiên rồi. Gia đình tôi có mỗi bố, và bố lại vừa chính thức nhận án tử hình nên bị gửi vào trại giam, thành ra tôi không còn người bảo hộ hợp pháp nữa.

Mặc dù ý thức được việc đó, nhưng trong đầu tôi vần nuôi dưỡng một niềm tin vô căn cứ là bố sẽ bình yên vô sự và đến đưa tôi ra khỏi đây. Chỉ cần nghĩ đến lúc đó, có lẽ tôi ở đây một thời gian cũng được. Tôi vừa nhìn một lượt trại trẻ mồ côi cũ nát vừa cắn chặt môi.

Tôi lấy hết can đảm bước vào giữa những bức tường bằng xi-măng lạnh lẽo. Cách bài trí ở đây so với căn phòng đơn mà tôi và bô' đã sống lạnh lẽo vô cùng. Tôi đi bộ chậm chạp, cơ thể run lên vì lạnh.

Băng qua một hành lang hẹp, tôi bước vào phòng trò chơi qua một cánh cửa tồi tàn.

“Từ hôm nay Ye Seung sẽ ở đây với chúng ta.” Những đứa trẻ đã tập trung sẵn thành một nhóm ở đấy cùng lúc gật đầu và chăm chú nhìn tôi. Chúng nhìn bộ dạng nhếch nhác bẩn thỉu và gương mặt đầy vẻ tang thương của tôi bằng ánh mắt vô cảm. Tôi nhớ bố. Tôi muốn về nhà. Muốn cùng bố ngắm cửa sổ trong gian phòng chật hẹp và cùng nhau chìm vào giấc ngủ.

Nghĩ đến đấy nước mắt tôi lại lăn dài trên má. Dường như cô giáo cũng chẳng thèm để tâm đến những giọt nước mắt ấy, quay sang bắt bọn trẻ kia chào hỏi.

“Chào hỏi đi chứ.”

“Ye Seung à, chào cậu.”

Bọn chúng nhất loạt đồng thanh chào nhưng tôi lại chẳng thể cất lên ỉời nào mà cứ đứng ngây ra.

Thấy vậy cô giáo ấn mạnh đầu tôi xuống bắt chào.

“Em cũng phải chào hỏi gì đi.”

Tôi miễn cưỡng nói. “...Xin chào.”

Vì vừa khóc vừa chào nên tôi thì thào như đang nói một mình vậy. Tôi đẩy bàn tay của cô giáo ra rồi di vào một góc. Bố ơi con nhớ bố vô cùng.

Trước ngày đầu tiên bố đi làm ở siêu thị, chúng tôi cùng nhau tập chào hỏi rồi chấm điểm. Tôi chào tốt rồi nên bố ngẩn ngơ không biết sửa gì. Đến lượt bố thì tôi phải sửa đến mấy lần liền.

Khi chào phải thật tươi cười và lịch sự nhé!

Tưởng như mình bị ảo giác, giọng bố văng vẳng bên tai tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Bố như vẫn ở còn đây, chưa đi đâu hết. Mọi thứ vẫn vẹn nguyên, không có gì thay đổi cả. Nhưng sao tâm trí tôi bao nhiêu lo lắng cứ lấp đấy ăm ắp.

Cửa sổ ở trại mồ côi to hơn cửa sổ nhà tôi nhiều. Tôi ngồi bó gối nhìn ra bên ngoài cửa sổ và cất tiếng hát. Ngoài kia hình như mùa xuân đang đến rồi. Tôi ngồi đợi bố tới đón nhưng mãi vẫn chưa thấy bóng hình bố đâu cả.

Tất cả những đứa trẻ ở trại mồ côi chẳng có việc gì làm ngoài ngắm những mũi sắt dài bên ngoài cửa sổ và việc ấy làm tôi thấy thật phiền nhiễu. Tuy chúng rất ngây ngô và cũng không muốn kết bạn với tôi nhưng sự thật là tôi thấy chúng rẩt phiền nhiễu.

Thế rồi vào ngày nọ, một người đàn ông cao to lạ lẫm tới tìm tôi. Chú nói là một người quen

Của bố, trên tay đầy những hình xăm lạ lùng. Trên đường từ trường học trở vể trại mồ côi, ngay trước cổng chính, chú ấy do dự hỏi.

“Cháu muốn gặp bố phải không?”

Không thèm ngó nghiêng sau trước tôi vội vàng gật đầu. Không hể cảm thấy nghi ngờ người mới gặp lần đầu, tôi lập tức di theo luôn. Tôi cũng bắt đầu hỏi chú ấy những câu hỏi mà tôi tò mò suốt nãy giờ. Tại sao người này lại biết bố tôi, chú ấy là gì nhỉ, làm sao để biết chú ẩy không phái người xấu.

Chú ấy chăm chú trả lời câu hỏi của tôi  mà toát cả mồ hồi hộp. Cố hết sức để giải thích một cách dễ hiểu nhất cho tôi phải làm những gì tiếp theo.

“Và cháu có thể đến trại giam cùng những người ở nhà thờ để hát thánh ca, cứ bí mật làm như vậy thì sẽ gặp được bố phải không ạ?”

Ông chú với những hình xăm ở cánh tay sau khi nghe tôi hỏi như vậy thì gật đầu với gương mặt hoàn toàn yên tâm. Tôi cười hớn hở và nắm lấy tay chú. Những đứa trẻ ở trại mồ côi nhìn chằm chằm từ xa, chúng lo sợ khi thấy tôi đang đi cùng một người đàn ông lạ.

Chú dẫn tôi đến nhà thờ và cố gắng giải thích cho tôi hết cái này đến cái khác. Mọi người ở đây không để tâm đến tôi lắm. Họ chỉ thắc mắc tôi

mới đến đây lần đầu sao và xoa đầu tôi nhẹ nhàng. Tôi là người mới đê'n thay thế nên phải học các bài thánh ca và các điệu nhảy.

Và ngày ấy cũng đến. Tôi đã tới trại giam, nơi đang giam giữ bố.

Người ta nói rằng trại giam là nơi những người xấu đến để cải tạo cho tốt hơn. Tôi biết bố luôn bị nhìn như một kẻ xấu xa, một người phạm tội. Nhưng tôi cũng biết bố là người đàn ông tốt, không bao giờ có thể là loại người ấy được. Và nếu cố gắng tỏ ra ngoan ngoãn, hẳn người ta sẽ cho tôi vào ngay thôi.

Tôi chỉ phải hát nhép theo bài thánh ca đã học một cách lóng ngóng thay vì phải há miệng hát thật to. Tôi bắt chước thằng bé đang nhảy múa bên cạnh. Dàn hợp ca bắt đầu xướng lên rộn rã. Phía dưới khán giả còn ồn ào hơn. Lần đầu riên tôi thấy nhiều người cùng mặc trang phục giống nhau đến vậy.

Bất chợt, người chú ấy ra tín hiệu, tôi mở to mắt nhìn rồi nhanh chóng trốn vào sau bệ dài của xe đẩy hàng. So với tôi thì hàng chục thùng sữa được xếp sẵn ở đấy cao hơn nhiều. Tôi chui vào một khe nhỏ giữa những thùng sữa và ngồi xóm ở trong đó. Tim tôi đập thình thịch liên tục. Vì rất muốn gặp bố nên mới phải làm việc này, tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ giống như mình đang làm việc xấu vậy. Bỗng có người thận trọng lại gần kho lùng rồi thì thẩm với tôi.

“Ye Seung này... Ye Seung cháu chịu khó chờ một lúc nhé. Suỵt!”

Miệng tôi ngậm chặt không biết phải đáp lại như thế nào, tôi chỉ cỏ thể gật đầu. Bên trong kho hàng tối tăm ấy, mấy chú mặc áo giống nhau ban nãy còn ngồi ở hàng ghế khán giả, mồ hôi đang vã ra như rắm và bắt đầu lấy đi những hộp sữa. Tôi ngồi xổm xuống chờ đợi.

“Bố đang rất muốn gặp Ye Seung mà. Cười lôn nào! Ôi... cái hông của tôi. Chỉ cầẩn đợi một lúc thôi... Cố lên!”

Tôi còn muốn gặp bố hơn ấy chứ.

Tôi nhất định phải ngậm chặt cái mồm hay nói của mình và nhanh chóng đứng dậy. Chú ấy khệ nệ di chuyển những thùng sữa ở trên, giờ các thùng sữa ấy đã vơi đi nhiều.

Cánh cửa thùng hàng vốn đóng chặt bỗng đột ngột bật tung ra. Tôi và chú ấy nhìn nhau, bàng hoàng đến mức không thở nổi. Mấy người quản giáo mặc quần áo cảnh sát giống hệt nhau đang tiến đến gần chúng côi.

“Vẫn còn nhiều nhỉ? Sữa ở đây đều cùng một loại à, phần phát gì mà lâu thế?”

Chúng tôi không biết nói gì, gượng nuốt nước bọt. Họ chỉ vào tôi và hỏi tiếp. “Đứa trẻ này là thế nào?”

“A, cái này là... ”

Chú ấy ngập ngừng không biết đáp lại thế nào khiến họ dè chừng chuyển cái nhìn sang phía tôi. Trong tích tắc tôi giơ luôn hộp sữa dang cầm sẵn trên tay lên, vừa cười hớn hở vừa nói.

“Cháu đói quá nên đang định uống cái này, nếu chỉ uống một hộp thôi thì không sao phải không chú?

Gương mặt của mấy người quản giáo bỗng giãn ra thành một nụ cười thích thú. “ừ, đúng. Uống đi, uống đi, xong rồi nhanh nhanh ra khỏi chỗ đó nhé!”

“Vâng! Vâng!” Tôi gật đầu lia lịa. Còn họ xoa đầu tôi một cái rồi bước ra cửa.

“Ôi, không thể có lần sau thế này được!” Chú vừa bế tôi vừa thì thầm. Và đặt tôi ngồi vào một chiếc thùng sữa rỗng. Tôi cuộn tròn cơ thể hết mức và gật đầu. Chú đặt lên phía trên tôi một thùng sữa khác để không ai có thể trông thấy rồi lại tiếp tục đẩy xe hàng đi một cách cẩn trọng.

Bỗng một quản giáo lại đột ngột xuất hiện, tiến đến hỏi. “Vẫn chưa đi đi à?”

“Có chứ ạ, phải đi, phải đi chứ.”

“Nhưng đdứa bé lúc nãy đâu rồi?”

Trong thùng sữa rỗng, tôi lại lần nữa căng thẳng đến loạn nhịp thở. Chú ấy phải tóm chặt lấy chiếc hộp che tôi đi và vừa cười một cách gượng gạo vừa chỉ vào chỗ tôi ngồi khi nảy.

“Con bé đó... vừa mới đi rồi.”

“Thấy nó đói bụng nên tôi mang mấy cái bánh mì đến... Thôi anh ăn đi này.”

Nói rồi ông ta đưa một bọc bánh mì còn nóng hôi hổi. Chú liền đưa cả hai tay ra nhận lấy rồi gật đầu lia lịa và tiếp tục đẩy xe hàng đi. Người quản giáo giúp chú đóng cửa lại.

Tôi ngồi trong hộp cũng quan sát được bên ngoài qua một lỗ hổng bé xíu. Trên dãy hành lang xám xịt, bỗng có tiếng mở cửa và chiếc xe đẩy tiếp tục tiến tới. Ngoài bàn chân với cẳng chân ra, tôi không để lộ chỗ nào nhưng có nhiều người quản giáo đang đi kiểm tra quá. Tôi rúm ró bất an trong chiếc hộp chờ đợi.

Khoảng thời gian đi qua hành lang dài dằng dặc ấy so với khoảng thời gian tôi cố gắng ở cô nhi viện phải dài gấp mấy phần. Mỗi khi chú ấy làm rơi chiếc bánh mì hay phát ra tiếng lóc cóc khi đẩy xe hàng, tôi lại hốt hoảng dùng tay bịt chặt miệng, sợ hãi tưởng không thở nổi. Thùng sữa bị đè nặng bên dưới, sữa bắt đầu chảy ra, tạo thành một vệt dài trên nền gạch như chiếc đuôi trắng xóa.

“Này, Đợi chút! Dừng lại đi.” Ai đó tiến đến và đóng nắp hộp sữa lại bằng một cái nút màu đen rồi nói với chú tôi. “Mở thùng ra xem nào.” “Vâng...”

Chú run rẩy bắt đầu mở thùng sữa nhưng chật vật mãi không làm được. Tay chú run đến mức tôi có thể cảm nhận dược nó đang làm cả chiếc thùng rung bần bật. Nhưng ngay lập tức nỗi lo lắng của chúng tôi tan biến nhờ giọng nói phát ra từ một phòng nào đó.

 “Cậu gì ơi, mau lau hết chỗ sữa kia đi, đổ hết cả ra rồi kìa.

Nhìn lại vết sữa đang chảy loang khắp sàn nhà, chú tôi nở một nụ cười gữợng gạo và đáp lại.

“Đương... đương nhiên phải lau rồi. Phải

lau sạch chứ.”

“Ẩy, chúng mày bảo uống sữa trắng thế này

liệu mặt có trắng hơn không?”

“Haha... Vâng, có... có đấy, chúng tôi uống

sữa sô cô la là được mà...”

“Thôi đi đi.”

Chiếc xe đẩy lại tiếp tục di chuyển với tốc độ nhanh hơn trước nhiều khiến những chiếc hộp bắt đầu đổ xuống. Tôi vừa nín thở vừa ngồi ngay ngắn một cách ngoan ngoãn nhất có thể.

Một lúc sau, có âm thanh lách cách phát ra khi chúng tôi đi vào trong một phòng nào đó.

Xung quanh rất yên tĩnh. Dường như nơi đây không có  ai cả. Tôi thấy hơi bức bối và tối tăm nên hơi di chuyển cơ thể trong chiếc hộp một chút.

Tôi nghe thấy một âm thanh lạ phát ra từ bên ngoài. Nhưng khi cố gắng dỏng tai lên nghe mọi thứ lại trở vê' yên lặng.

Tôi nhớ đã được dặn rằng mình có thể gặp lại người chú đến tìm tôi ở trại trẻ mồ côi, người chú tôi đã gặp ở nhà thờ, người chú đẩy xe chở sữa, và người bố đang bình yên vô sự ở đây nữa. Thế nhưng tôi không biết mình có thể gặp họ vào lúc nào. Trong chiếc hộp rỗng không vang lên tiếng thở dài của tôi.

Đúng lúc ấy, có ai đó sột soạt mở hộp. Đột  nhiên tôi cảm nhận được ánh sáng trên đầu mình và âm thanh ai đó đang thở. Đang ngồi núp co ro rrong hộp tôi do dự đứng dậy và ngẩng đầu lên.

Bố. Là bố. Bố đang ở đó.                                    

“Ye Seung à!”

“Bố ơi!”

Ổn rồi. Ổn cả rồi mà. Thế sao nước mắt tôi lại trào ra thế này. Phải ngủ một mình ở trại mồ côi xa lạ, phải chơi cùng lũ trẻ ở đấy tôi cũng không hê' khóc. Đi theo các chú lần đầu tiên gặp trong đời đến trại giam này tôi cũng không khóc.

Không hề thấy sợ một chút nào cả. Vậy mà chỉ vừa mới nhìn thấy bố đang cười rạng rỡ trước mắt thôi, lồng ngực tôi đã thổn thức và nước mắt cứ thể tuôn rơi.

“Hu hu...hu...huhu…”

Tôi chạy ào vào lòng bố òa khóc một cách thảm thiết. Vừa ngồi trong lòng vừa lấy hết sức đánh liên tiếp vào ngực bố.

“Tại sao bố lại ở đây... Tại sao? Sao không thèm nói lời nào với con mà đã đi rồi! Hu hu...”

Tôi đã nói những lời chỉ nghĩ đến bản thân mình. Ở cô nhi viện tôi đã tưởng rằng mình không còn được gặp lại bố nữa, khoảng thời gian đau đớn, buồn bã ấy lại một lần nữa hiện về trong tôi. Dù thế bây giờ cũng không phải lúc để buồn.

Bố không hiểu tại sao rự nhiên tôi lại khóc ầm lên như thế nhưng vẫn cố gắng để xoa dịu tôi. “Ye Seung, con gái ngoan ơi...”

“Con tìm bố lâu lắm rồi đấy biết không?” “Bố xin lỗi. Xin lỗi. Bố xin lỗi...”

“Chuyện này là thế nào? Bố đã đi đâu thế hả?” “Bố xin lỗi mà.”

“Cũng không nói với con lời nào.”

“Bố sai rồi.”

Nhấc bổng tôi lên, bố ôm chặt tôi vào lòng, mếu máo vỗ về. “Ye Seung gầy đi mất rồi. Sao bế lên lại nhẹ thế này?”

Tôi lắc đầu, gương mặt còn vương đầy nước mắt và sữa. Chỉ sau khi rời khỏi lòng bố tôi mới đưa mắt nhìn xung quanh.

Trong căn phòng nhỏ xíu này ngoài bố ra còn có nhiều người nữa. Tất cả mọi người đều đang nhìn tôi và có những biểu hiện mà tôi không biết phải tảthế nào. Dù không biết lý do nhưng khoảnh khắc ấy, tôi nghĩ mình đã khóc theo bản năng.

Và tôi lại tiếp tục khóc. “Huhu... ư ư... bố

ơi…”

Ngày hôm ấy có lẽ là ngày mà tôi được gặp những người chú thú vị nhất trong đời mình.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/63262


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận