Quyển 2: Ám Chiến Chi Trì
Chương 106: Vấn vương (Hạ)
Dịch: Hoàng Oanh
Nguồn: tangthuvien.com
Khi Nguyên Cẩm Nhi rời phòng, trên tầng trên đám người của Tô gia vẫn còn đang nghị luận làm cách nào để kéo Lữ Hà tới phe mình. Ngay cả người ít hiểu biết cũng đoán được, bên Tiết gia kiểu gì cũng có thủ đoạn, nhưng đám người Tô Văn Khuê lại vô cùng có lòng tin. Chủ yếu bởi vì Yến Thúy lâu là nơi mà họ cũng thường tới, trong số này có cả Tô Văn Định thân với phòng lớn, Tô Văn Khuê, Tô Văn Hưng thuộc về phòng hai, Tô Văn Lạc Tô Văn Quý ở phòng ba, bình thường họ không kết bạn cùng đi, nhưng ở trong trạng thái đối địch với người ngoài, kiểu gì họ cũng đoàn kết lại.
Kết quả có thể sẽ mỹ mãn, họ quen hai quản sự tương đối lợi hại, cũng khá thân với Trần mụ mụ, thậm chí cũng được một số lần Lữ Hà mời rượu, càng nghĩ càng thấy mình nắm chắc phần thắng. Lúc này, đám người Tô gia đã chuẩn bị khá tốt, thậm chí còn lấy ra một số lớn ngân lượng, hơn nữa Lý Tần còn làm thơ, tự tin là phải.
Nếu như không phải bởi vì nguyên nhân quan hệ giữa Lữ Hà và Tiết Duyên, thì nể mặt mọi người viết một hai bà thơ kinh diễm cũng không sao, phần thắng chưa chắc là đã hết. Nhưng lúc này, vấn đề tỷ đấu không còn quan trọng nữa. Đương nhiên, biện pháp mà Nguyên Cẩm Nhi đưa ra là trốn ở bên ngoài đợi khi hết biểu diễn thì vào cũng không phải là cách hay, cho nên Ninh Nghị cười đi vào nói chuyện này với Lý Tần, Lý Tần cũng nở nụ cười.
"Ha ha, thảo nào bên dưới lại tràn đầy tự tin, trong lòng ta cũng hoài nghi, thì ra là như vậy."
Trong nụ cười của hắn cũng ẩn chứa tấm lòng rộng rãi.
Nói đùa với Ninh Nghị vài câu, cầm bút viết bài thơ thứ hai, đưa cho cô gái bên cạnh, nội dung vẫn là cổ vũ cho Lữ Hà. Sau khi Lữ Hà biểu diễn xong, Tiết gia bên kia thưởng 200 lượng bạc, Tô gia bên này thưởng 320 lượng, cộng thêm hai bài thơ cổ vũ. Mọi người đều đợi Lữ Hà lựa chọn.
Cuối cùng khi kết quả đã có, người trong đại sảnh ồ lên, mấy người của Tô gia cũng có chút oán giận.
Không lâu sau, đám người Tiết Duyên, Tiết Tiến, Liễu Thanh Địch đã dẫn theo Lữ Hà tới đây chào hỏi. Với lập trường của Lữ Hà đương nhiên là mở miệng cám ơn Tô gia ưu ái, đám người Tiết Duyên thì cười hài lòng cho nên câu chuyện cũng không mang theo tiếng súng.
"Ha ha, chuyện hôm nay đúng là làm khó Lữ cô nương rồi, chọn bên này thì kiểu gì bên kia cũng không vui. Văn Hưng, Văn Quý, mọi người đã biết nhau nhiều năm, ta ở đây xin lỗi các ngươi, nếu có tức giận thì hãy tức ta. A Hà cũng bị bắt bí, ngươi đừng để chuyện này trong lòng..."
Tiết Duyên nói câu này bề ngoài là muốn đỡ lửa giận của Tô gia thay cho Lữ Hà, nhưng thực tế chính là cách thể hiện thái độ của mình là "ta không tức giận", mọi người nên hòa thuận nói chuyện với nhau. Đám người Văn Hưng, Văn Quý bị ép vào thế khó, đành phải biểu thị thái động rộng rãi, thậm chí còn phải đưa mắt quan sát thế cục trong đại sảnh, bởi lúc này đã có khá nhiều người tập trung sự chú ý sang bên này.
Lữ Hà áy náy cũng phụ thêm vài câu, Lý Tần giơ chén rượu, cười nói:
"Tình cảm của Tiết huynh và Lữ cô nương chúng ta đã biết từ lâu, nhân chuyện hôm nay mà giúp hai người thành ước nguyện, lòng ta rất an ủi. Không biết Tiết huynh khi nào sẽ lấy Lữ cô nương làm vợ, chúng ta cũng coi như là người tác hợp nên một giai thoại, đây mới là việc có ý nghĩa..."
"Lý huynh... sao lại nói thế..."
Lý Tần nói câu này khiến cho đám người Tô Văn Hưng có chút mê hoặc, nhưng mà mặt ngoài thì vẫn cố nặn ra nụ cười, biểu thị mình đã hiểu rõ.
Tiết Duyên và Lữ Hà cũng hơi thay đổi sắc mặt. Bọn họ là người trong cuộc, nếu như Lý Tần quả thực biết tình cảm hai người thì câu này sẽ khiến người khác nghĩ rằng Tô gia thất bại là vì muốn giúp người, Tiết gia không phóng khoáng, mà Lữ Hà lại càng phiền phức. Nếu như bây giờ có hi vọng sau này gả được vào Tiết gia thì câu nói của Lý Tần hôm nay đã chặn đứt mọi khả năng.
Tia sáng mới le lóe đã tắt, Liễu Thanh Địch nghe nói câu đó thì nâng chén đỡ lời cho Tiết Duyên:
"Cám ơn lời chúc lành của Lý huynh. Chuyện hôm nay, đích thật là Tô gia rộng rãi, nếu Lập Hằng mà làm thơ thì tại hạ đúng là không dám hạ bút bêu xấu, đến lúc đó, Lữ cô nương muốn chọn bên nào, sợ rằng sẽ rất khó khăn..."
Câu nói lấp lửng này đương nhiên mang tới bao nhiêu hiệu quả, bởi vì Ninh Nghị mà hắn nhắc tới lúc này đang đứng tựa lan can nhìn xuống sân khấu. Lữ Hà cũng không vì vậy mà an tâm, sắc mặt có chút thấp thỏm nhìn chăm chú vào Lý Tần, Lý Tần sau đó cũng thở dài, giơ chén rượu uống một hơi cạn sạch, cười ý bảo không cần nói thêm gì nữa. Lúc hắn quay đầu nhìn Ninh Nghị liền đưa ánh mắt nhìn xuống dưới sân khấu. Không lâu sau, đám người Tiết Duyên, Tiết Tiến, Tô Văn Hưng, Lữ Hà cũng quay đầu nhìn xuống.
Tiếng đàn đã bắt đầu vang lên từ phương đó.
Tiếng ồn ã vẫn từ đại sảnh vang lên, nhưng lúc này đèn sân khấu đã tối bớt. Một cô gái mặc bộ đồ trắng, ngồi giữa sân khấu, nhẹ vỗ về đàn cổ, tóc dài búi tết, thả xuống hai vai, váy trắng như thiên nga xòe ra. Tiếng đàn tí tách, như hòa vào cảm giác, len lỏi trong những âm thanh hỗn tạp này.
Vốn cuộc nói chuyện giữa Tiết gia và Tô gia trên tầng là tiêu điểm, nhưng lúc này hầu như mọi người đã quay đầu nhìn sân khấu, tiếng ồn ã lúc này đã biến thành tiếng bàn luận xôn xao, bất tri bất giác, tiếng đàn dường như ngày càng rõ ràng, đại sảnh dần yên tĩnh.
Cô gái kia trông như một bức tranh thủy mặc trên sân khấu, ngón tay mềm mại đảo đàn cổ, khí chất thanh nhã tỏa ra. Nàng đeo một chiếc khăn che mặt, hơi cúi đầu để lộ ánh mắt thản nhiên và đôi môi đỏ hồng. Tuy không nhìn rõ nét mặt, nhưng đây tuyệt đối là một cô gái xinh đẹp, không thể nghi ngờ. Thoạt nhìn, cô gái này dường như chẳng quan tâm tới việc người trong đại sảnh có lắng nghe hay không, mà chỉ như đang gảy đàn nơi sơn dã hoặc là cạnh hồ nước không người.
Thế nhưng, bóng người kia chỉ sau nửa khắc đã tạo nên sự cuốn hút lạ kỳ.
"Ai vậy nhỉ?"
Đứng bên cạnh lan can lầu hai, Tiết Tiến nhẹ giọng hỏi một câu, tự nhiên là hỏi Lữ Hà, nhưng Lữ Hà cũng nghi ngờ lắc đầu.
Tiết Duyên nhìn mấy người bên cạnh, thấp giọng hỏi:
"Đây là bài hát gì?"
Liễu Thanh Địch ở bên cạnh cũng nhíu nhíu mày, vô ý thức nhìn thoáng qua Ninh Nghị đứng bên cạnh, chỉ thấy Ninh Nghị nghiêng đầu nhìn xuống, ngón tay gõ theo nhịp gì đó vào lan can, lắc đầu nói:
"Dường như trước đây đã nghe qua rồi… nhưng cũng không xác định..."
"Hình như là Thủy Điệu Ca Đầu..."
Lữ Hà nhẹ giọng trả lời.
"Bài này trước đã có người hát, ta thậm chí nghe tới hai chục lần, nhưng giai điệu này..."
Có người nói nhỏ:
"Chẳng nhẽ đàn sai?"
Câu này nói ra cũng không chắc chắn, lời còn chưa dứt thì cô gái trên sân khấu đã ngẩng đầu, ánh mắt trong suốt quét qua toàn trường, chỉ thấp thoáng dừng lại bên lầu hai một chút, lời ca êm dịu vang vọng không gian.
" Mấy lúc có trăng thanh?..."
Thủy Điệu Ca Đầu.
Bài hát này chỉ trong một năm đã truyền khắp Giang Ninh, đối với những khách quen thanh lâu mà nói, nó chẳng phải là ca khúc mới. Nhưng tiếng ca lúc này đã không giống thường ngày, vẫn là những nốt nhạc cổ tích tang, nhưng tiếng ca lại khiến cho người ta cảm thấy sự biến ảo khôn lường, êm dịu nhẹ nhàng, không những không làm mất nhạc điệu, mà còn khiến cho kẻ khác khó xác định, đây mới chính là cách hát thực hay cách hay trước kia là giả. Tiếng bàn luận xôn xao vang lên, sau một lúc lại yên tĩnh, họ đã xác định đây là một ca khúc dễ nghe, mà giờ có nghe theo cách này cũng cảm thấy tuyệt vời.
Đương nhiên, cho dù làn điệu có biến hóa thế nào thì câu từ vẫn như trước.
Đó là: "Nâng chén hỏi trời xanh."
…
"Cung khuyết trên chín từng,
Ðêm nay là đêm nào?
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,..."
Trong đại sảnh không còn bao nhiêu tiếng nói chuyện, tiếng đàn, tiếng hát đã ảnh hưởng tới tất cả. Áo trắng, đàn cổ, tóc dài, khăn che mặt, giọng ca trong vắt, lanh lảnh trời cao, cảnh tượng này giống như một tiên tử không nhiễn bụi trần ngồi hát nơi đây. Tiếng ca có làn điệu khác với bình thường, cách hát cũng hơi khác, không biết đâu mới là cách hát đúng. Trong mỗi nốt chuyển, nốt rung, làn điệu lên xuống như có linh hồn của mình. Phối hợp với tiếng ca tuyệt mỹ, biến ảo khôn lường, bài hát dường như đã đột nhiên sáng tạo ra một ý cảnh hoàn toàn mới, chỉ thuộc riêng bản thân người hát.
" Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian! xem chương mới tại tunghoanh(.)com
..."
Hát xong, cô gái kia cười nhẹ, lại chuyên chú đánh đàn.
Ninh Nghị đứng trên lầu đã nhận ra, cô gái kia dường như đã lơ đãng nhìn mình thì nhẹ nhàng mà lắc đầu. Đương nhiên, trong ánh mắt của cô gái bên dưới có thể nhận ra sự không màng danh lợi và vui vẻ. Đã hơn ba năm rồi nàng không làm những chuyện này, mà thực ra cũng không cần thiết phải làm.
Trước đây, Ninh Nghị chưa được nghe Nhiếp Vân Trúc hát theo cách cổ. Nhưng hắn biết Vân Trúc hiện đang hát bài Thủy Điệu Ca Đầu theo lối hiện đại mà hắn đã dậy nàng, nàng cũng nói với hắn rằng mình thích cách hát như vậy. Vốn nàng không cho rằng cách này là đúng, nhưng trong lòng cũng không phản bác. Lúc này nàng đem hai cách hát gộp lại với nhau, dùng một phương thức thần kỳ trộn chung, nhưng lại không khiến người khác phải ngỡ ngàng vì sự đổi mới.
"Cao chừng mấy tầng lầu thôi..."
"Chí ít trong chuyện này, dù là thơ từ nhạc khúc cũng được, mà là dân ca như công tử nói cũng được, nếu như Vân Trúc không làm được thì sợ rằng cả thành Giang Ninh này cũng không mấy người có thể làm được..."
Nhớ tới những câu nói lúc thì dí dỏm, lúc thì tràn đầy tự tin của nàng, lại nhìn nàng ca bài hát này, Ninh Nghị đại khái cũng hiểu những gì nàng muốn nói, nhưng mà giờ chỉ còn cách như người bình thường, im lặng nghe ca khúc mà thôi.
" Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?..."
Ở một hướng khác, trong cửa sổ hơi hé mở, Nguyên Cẩm Nhi nhìn bóng người trên sân khấu, im lặng nghe bài hát này, Trần mụ mụ ở phía sau cũng lắng nghe, chỉ là một lúc sau hơi nhíu mày nói một câu: "Đây là Vân Trúc..."
Nàng trước kia đương nhiên đã nghe Vân Trúc đàn hát, hơn nữa cũng nghe với tư cách chuyên gia. Khi Nhiếp Vân Trúc ở Kim Phong lâu, kỹ năng của nàng ở phương diện này đúng là tuyệt vời, nhưng khí chất lúc đó có vài phần cao ngạo cao tuyệt. Mà thực ra đó cũng là một loại ý cảnh khiến người khác thích, Lục Thải Thải cũng có trình độ này, nhưng khí chất của Lục Thải Thải bình dị tự nhiên, dù sao cũng không sánh bằng khí chất lạnh lùng cao ngạo của Nhiếp Vân Trúc.
Nhưng lúc này, giọng ca trong trẻo lạnh lùng trước kia đã không còn, tính cách cao ngạo cũng đã biến mất. Thay vào đó là sự tự nhiên và nhu hòa như dòng suối, mang ấm áp bao trùm mặt đất, im lặng bồi dưỡng vạn vật. Hầu như không có bao nhiêu người muốn làm phá hỏng loại ý cảnh và ca khúc như vậy. Vân Trúc lên sân khấu, không cần dùng thái độ cao ngạo áp đảo tất cả, mà giống như… chẳng cần tranh giành những thứ đó, tự nhiên hút mọi người...
Nàng chẳng cần so sánh với đám người Lữ Hà, bởi vì hai bên căn bản không cùng một cấp bậc.
" Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có mờ, tỏ, khuyết, tròn
Xưa nay đâu có vẹn toàn.
Cô gái mỉm cười, thản nhiên hát ca khúc này. Khi nàng mấp máy môi khẽ hát hai câu " Chỉ nguyện người trường cửu,
Thuyền quyên muôn dặm bên nhau" (1) thì dường như lại có cảm giác lưu luyến. Tiếng hát với tiếng đàn ngừng lại, nàng cúi đầu, im lặng ngồi đó, một lúc lâu sau tiếng vỗ tay mới vang lên.
(1): Thuyền quyên ở đây chỉ người phụ nữ đẹp. Bản dịch bản Thủy Điệu Ca Đầu tại chương này có kết hợp 3 bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Chí Viễn và bản dịch trong tác phẩm “Câu chuyện văn chương phương Đông”.
Tiếng nói cười cảm thán xen lẫn tiếng vỗ tay, một số người bắt đầu hỏi thân thế người trên sân khấu, có lẽ quá hưng phấn mà quên mất việc tìm cách mời nàng kính rượu mình.
Trong tiếng ồn ã, cô gái trên sân khấu đứng dậy, hơi cúi người với khán giả, không nói một lời mà như muốn dùng hành động bày tỏ cám ơn. Sau đó nàng đi sang bên một sân khấu, nhưng không phải đi vào hậu trường, mà là đi tới chỗ Lữ Hà vừa đi xuống cái bàn rót rượu kính Tiết Duyên. Lúc này, nàng cũng cầm một chén nhỏ, nhưng không rót rượu mà lại đi tới bên cạnh rót một chén trà.
Trong đại sảnh, mọi người có chút khó hiểu nhìn cảnh tượng này, trong tiếng bàn luận xôn xao, ai cũng mong hành động kế tiếp...