Ở Rể Chương 312.1: Đánh giá sai, bổ não, hiểu lầm.



 Chuế Tế (Ở Rể)
Tác giả: Phẫn Nộ Đích Hương Tiêu
Quyển 3: Long Xà
Chương 312.1: Đánh giá sai, bổ não, hiểu lầm.

Nguồn dịch: Nhóm dịch Nghĩa Hiệp + Huyền Nguyệt
Sưu tầm: tunghoanh.com

Biên tập: metruyen.com
Nguồn truyện: quiquian.zongheng.com



    Rời khỏi Giang Ninh gần một năm, Ninh Nghị cảm thấy có một vài thứ xa lạ trong tòa thành thị này cũng là chuyện đương nhiên, nếu hắn có thể biết Trúc Ký khếch trương năm gần đây và tên mấy quán trà, quán rượu mới được xây trong thành thị, nghi hoặc trong lòng sẽ trở thành hư không.

    Trong gần một năm qua, Trúc Ký mở tổng cộng có ba nhà trọ, một là Minh Nguyệt Lâu trước mắt đã trở thành tửu lâu và là tụ điểm ăn chơi lớn nhất thành Giang Ninh, ăn cơm, biểu diễn còn có các loại hoạt động, nhà trọ mở ra rất náo nhiệt. Thứ hai là quán trà Thanh Uyển, viện tử hoặc ghế lô được tạo thành từ nhiều phong cách khác nhau, các ghế lô thường kín chỗ cho các văn nhân mặc khách, không có mãi nghệ, không có bán thân, vô cùng tao nhã. Còn thứ ba là Ức Lam Cư, kết hợp của hai kiến trúc thứ nhất và thứ hai, không náo nhiệt lắm nhưng cũng có âm thanh của trúc rất vui tai, thỉnh thoảng có người đến đọc sách, khá giống với nhà hàng Tây, có hơi riêng tư cũng là một nơi bình thường để ăn cơm.



    Ba tiệm này được lột xác từ ý tưởng của Ninh Nghị, phong cách nhìn thì khác nhau nhưng thực ra vẫn là dựa vào Khang Hiền. Phủ Công chúa Thành Quốc ở Giang Ninh vẫn không tham dự vào các cuộc xã giao ở đó, nhưng trên thực tế là một quái vật ẩn mình rất lớn, gặp chuyện khó gỡ, Khang Hiền lập tức phát ra một mệnh lệnh, sẽ có rất nhiều lão đại thương trường đến cổ vũ cho Trúc Ký, những người này e rằng còn không biết mệnh lệnh đó là đến từ vị phò mã này.

    Thực ra có một số việc lúc ra đi Ninh Nghị đã làm, lên hệ đến những cô gái thanh lâu bán nghệ không bán thân đến Trúc Ký, cũng mua những bé trai, bé giá tuổi còn trẻ, huấn luyện, múa xiếc, ảo thuật. Đứa lớn tuổi một chút có thể ở trong quán làm giúp việc. Vì những chuyện này Ninh Nghị đã lấy một khoản tiền lớn từ bên Khang hiền, nói là phí bản quyền của tập sách cứu trợ thiên tại trước đây, nhưng thực ra cũng là hợp tình hợp lý.

    Nhưng Vân Trúc cảm thấy cái này là mượn, thời gian mấy tháng gần đây liên tục tìm cách để trả lại cho Khang Hiền, lão không lấy, nhưng tính cách của nàng bướng bỉnh, thấy lão luôn hỏi thăm tin tức của Ninh Nghị thì bên này sao có thể nợ tiền của lão được. Đến cuối cùng, Khang Hiền cũng đành nhận lấy, âm thầm làm cho Trúc Kí, Minh Nguyệt Lâu và Thanh Uyển lâu trở nên nổi tiếng. Tiệc lớn tiệc nhỏ đều tổ chức ở Minh Nguyệt Lâu, đám văn nhân hội họp hoặc thi thố thơ ca thì tổ chức ở Thanh Uyển. Năm này hội thi văn thơ của thư viện Nguyên Tịch Lệ Xuyên được lão vận động tổ chức ở Thanh Uyển, lập tức làm cho danh tiếng vang xa. Ức Lam Cư sang năm cũng không cần lão nữa.

    Trên đường đến phủ phò mã, sau khi tìm thấy Khang Hiền đang cùng người nhà xem kịch, vị phò mã này nói chuyện đầu tiên cũng chính là khoảng thời gian gần đây nhất của Trúc Kí. Ninh Nghị từ Hàng Châu trở về, tất cả phát sinh trong khoảng thời gian này, về cơ bản là hắn đều rõ ràng, không có những phiền toái về sau thì cũng không có những thứ để đến đây khách sáo.

    - Có một việc thực ra rất thú vị, trước sảnh Thanh Uyển, thu nhập rất nhiều bài thơ được treo ở đó, mấy bài thơ của ngươi được treo đầu tiên. Lúc thư viện Nguyên Tịch Lệ Xuyên mở hội thơ, một bài Thanh ngọc án còn ở đó nhưng lại không có mấy người dám viết từ bêu xấu, chuyện này từ nay về sau vẫn là đề tài khiến mọi người bàn tán say sưa.

    Chu Huyên đi qua chào hỏi, Ninh Nghị theo Khang Hiền đi về phía sau vườn hoa, nghe lão nói như vậy Ninh Nghị cười lắc đầu:
    - Chuyện này hơi quá mức?

    - Ồ, đâu có...
    Khang Hiền khoát tay:
    - Cô nương Vân Trúc của nhà ngươi đương nhiên là giúp ngươi tuyên truyền rồi, nhưng lúc đó ta cũng ở đấy, không biết tại sao mỗi lần nói đến ngươi, mọi người hay nói đến Thanh ngọc án này, tối hôm đó người của Nguyên Tịch thực sự thiếu rất nhiều. Có người nói từ của ngươi tinh tế hoa mỹ, khúc ý tẫn tư, hhân gian từ thiếu, ha ha... Nhưng mấy bài kia của ngươi ở Hàng Châu ngược lại lại thể hiện khí thế hào hùng, cảm xúc tinh tế, hàm xúc, uyển chuyển, nếu để cho những người này biết chỉ e sẽ thật sự sẽ... nói ngươi là thi tiên từ thánh rồi...

    Ninh Nghị nhíu mày:
    - Mấy bài Hàng Châu?


    - Đó là :
    “ Thường ký khê đình nhật mộ
    Trầm túy bất tri quy lộ
    Hưng tẫn vãn hồi chu
    Ngộ nhập ngẫu hoa thâm xử...

    Chỉ một khúc Như mộng lệnh ngắn ngủi lại khiến người ta như thấy ngay trước mắt, loại từ này ngươi cũng có thể viết ra...

    Dù sao Khang Hiền cũng là một văn nhân, cho dù cùng phương diện được âm thầm trọng dụng như Tần Tự Nguyên, nhưng cũng là truyền nhân nho học, đâu có những bài thơ không hay. Ninh Nghị cười:
    - Đó không phải ta viết.

    - Lừa người khác cũng được đấy, trước mặt lão phu, ngươi không cần nói như vậy. Có nhớ những câu khác này không:

    “Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
    Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.”

    Câu thơ này, trước kia ngươi viết trước mặt ta và Tự Nguyên là còn thiếu, lần này ở Hàng Châu ngươi lại bổ sung thêm:
    “Phượng hoàng thai thượng phượng hoàng du.
    Phượng khứ thai không giang tự lưu. Ngô cung hoa thảo mai u kính.
    Tấn đại y quan thành cổ khâu.
    Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
    Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.
    Tổng vi phù vân năng tế nhật.
    Trường an bất kiến sử nhân sầu..."

    Khang Hiền nói ra rồi, đến cuối cùng, rốt cuộc lão cũng không nhịn được thở dài lắc đầu:

    - Lúc đầu có người nói với ta, ta cũng sẽ không tin, lời thơ tinh tế, ở chỗ của ngươi là không thể viết được. Chỉ là một câu cuối cùng này đã lộ ra cái chân của ngươi.
    “Tổng vi phù vân năng tế nhật.
    Trường an bất kiến sử nhân sầu...".

    Lúc ngươi viết bài thơ này đích thị mang phong thái thời Đường, lúc đó xem ra ngươi cũng lười sửa lại. Bao gồm câu: “Thường ký khê đình nhật mộ” cũng không biết tốn của ngươi bao nhiêu thời gian... Nói thật, muốn nói tất cả cũng là thuận tay, ta không tin, nhưng bài thơ này, với ngôn ngữ đó, chỉ e không phải thuần túy chỉ là tức cảnh sinh tình, thuần túy là ngươi...hài, ta cũng không nên nói thế nào, nói ngươi văn hay, hay là chửi bới vài câu mới có thể không làm thất vọng chính mình. Tóm lại, có loại người như ngươi ở đây, ta làm sao chịu nổi. Sau này cũng không muốn để ngươi viết nhiều hơn một bài hay là bảo ngươi đừng viết nữa...

    Nói tóm lại, đến đây lão nhân từ đầu là cảm thán sau đó là buồn bực. Đương nhiên là Ninh Nghị nghe cũng hiểu ra ý đó, Khang Hiền cho rằng bài thơ này là hắn viết. Người bình thường làm thơ tất nhiên là có nét riêng của mình, nhưng lúc trước những bài thơ hắn chép đều có chí khí dũng cảm, ném cho Lưu Tây Quan chỉ là tiện tay, hầu hết đều là của Lý Thanh Chiếu. Lúc đó là hỗn loạn, nhưng phong cách khác biệt này ở trong mắt Khang Hiền hai lại có một tầng ý nghĩa khác.

    Có thể đem mấy loại văn thể phong cách khác nhau đùa giỡn đến xuất thần nhập hóa, chỉ có thể chứng minh tác giả của nó đã vượt xa được cấp độ này hoặc là Ninh Nghị là một thiên tài, đủ để đùa giỡn câu từ trong tay đến xuất thần nhập hóa. Lúc cần, hắn có thể đem bản thân mình nhập vào phong mạo Đường thi, viết ra những câu thơ “Đăng kim lăng phượng hoàng thai” hay là loại như “ Hiệp khách hành” hay “Như mộng lệnh” với tình cảnh hoàn toàn không giống.

Nguồn: tunghoanh.com/o-re/quyen-3-chuong-312-1-z9ebaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận