Alexis Zorba Con Người Hoan Lạc Chương 3


Chương 3
Tay trái lão vân vê bộ ria, tay phải sờ soạng người kỹ nữ đã ngà ngà say. Lời lão hổn hển, mắt lão đắm đuối.

Quán trọ của mađam Hortense gồm một dãy lều tắm cũ ghép lại. Gian thứ nhất là cửa hiệu bán kẹo bánh, thuốc lá, lạc, bấc đèn, sách học vỡ lòng, nến và cánh kiến trắng. Bốn gian kề nhau họp thành phòng ngủ. Phía sau, trong sân là nhà bếp, phòng giặt quần áo, chuồng gà và chuồng thỏ. Bốn xung quanh trên cát mịn, trồng kín tre và lê gai. Cả khu này nồng mùi biển và cứt đái. Nhưng thỉnh thoảng mađam Hortanse đi qua và không khí đổi mùi - như có ai trút một bình nước thơm gội đầu ngay dưới mũi ta vậy.

Giường vừa dọn xong, chúng tôi rút ngay và ngủ một mạch tới sáng. Tôi không còn nhớ đã mơ thấy gì, nhưng tôi tỉnh dậy lòng nhẹ lâng và sảng khoái như vừa tắm biển lên. Truyen8.mobi

Bữa ấy là chủ nhật, thợ thuyền ở các làng lân cận thứ hai mới phải đến mỏ làm việc, nên tôi có thì giờ đi một vòng thăm thú miền bờ biển mà số mệnh đã đưa tôi trôi dạt tới. Tôi xuất hành lúc đằng đông mới hơi hé rạng. Tôi đi qua các khu vườn, men theo rìa biển, vội vã làm quen với đất, nước và không khí bản địa, hái những cây cỏ mọc hoang đến độ lòng bàn tay sực nức mùi rau thơm, ngải đắng và bạc hà.

Tôi leo lên một ngọn đồi và nhìn quanh. Một vùng quê khắc khổ toàn đá granit và đá vôi rất cứng. Minh quyết sẫm màu và ô-liu bạc trắng, sung vả và nho. ở những thung lũng lòng chảo khuất, có những lùm cam, chanh và sơn trà tử. Gần bờ nước là những vườn rau. Về phía Nam, một vùng biển vẫn đang giận dữ gào thét, ào tới từ Phi Châu để ngoạm vào miền duyên hải đảo Crete. Gần đó, một đảo nhỏ thấp, đầy cát, ửng hồng lên dưới những tia nắng đầu tiên.

 Dưới mắt tôi, vùng nông thôn Crete này tựa như một áng văn xuôi tốt, bố cục cẩn thận, mực thước, không có những hoa lá thêu thùa không cần thiết, mạnh mẽ và tiết chế. Nó diễn tả mọi điều chính yếu một cách gọn gàng nhất, không suồng sã, không giả tạo, nói những điều cần nói với vẻ khắc khổ của kẻ nam nhi. Nhưng giữa những dòng nghiêm trang, ta có thể nhận thấy một sự nhạy cảm và dịu dàng bất ngờ; ở những thung lũng khuất, những cây chanh và cam làm không khí thơm lừng, và từ bao la biển cả, tỏa ra một nguồn thơ bất tận.

“Crete”, tôi thì thầm, “Crete...” và tim tôi đập rộn.

Từ ngọn đồi nhỏ, tôi đi xuống mép nước. Những cô gái líu lo trò chuyện hiện ra, khăn quàng trắng như tuyết, ủng cao màu vàng, váy xắn cao, họ đi dự lễ mixa ở nhà tu nữ đằng kia, trắng lấp lóa bên bờ biển. Truyen8.mobi

Tôi dừng lại. Vừa thấy tôi, tiếng cười của các cô gái im bặt. Vẻ mặt các cô, khi thấy một người đàn ông xa lạ, trở nên nghi kỵ ghê gớm. Toàn bộ thái độ họ, từ đầu đến chân, đột nhiên chuyển thành thế thủ, những ngón tay lo ngại bám chặt lấy áo cánh cài khuy kín. Cái sợ trào dâng trong máu họ. Hàng mấy thế kỷ nay, bọn cướp biển đã làm nhiều cuộc đột nhập lên toàn bộ miền Duyên Hải đảo Crete trông sang châu Phi, bắt cừu, đàn bà, trẻ con, trói bằng dây lưng đỏ, ném xuống đáy tàu, mang đi bán ở Algiers, Alexandria, Beirut. Hàng mấy thế kỷ nay, sóng nước quanh những bờ biển này, viền những bím đen, đã vang lên những tiếng than khóc. Tôi nhìn đám thiếu nữ kinh hoảng ấy tiến lại, bám chặt lấy nhau như để tạo thành một hàng rào kiên cố. Đó là một phản ứng bản năng tất yếu trong những thời kỳ trước và nay vô cớ được lặp lại. Một sự cần thiết đã quá thời điều khiển nhất cử nhất động của các cô.

Khi các cô đi qua trước mặt tôi, tôi lặng lẽ né sang bên, miệng mỉm cười. Và ngay tức khắc, như thể họ đột nhiên cảm thấy rằng điều nguy hiểm họ kinh sợ đã qua đi từ nhiều thế kỷ trước, rằng họ đã thức tỉnh trong thời đại an toàn của chúng ta, mặt họ sáng lên, tuyến phòng thủ chặt chẽ giãn ra và tất cả đồng thanh cất giọng trong trẻo và vui vẻ chào tôi. Cùng lúc, chuông ở tu viện đằng xa cũng reo vui, buông đầy không gian những âm thanh hoan hỉ.

Mặt trời đã lên, bầu trời trong vắt. Tôi khom khom giữa những phiến đá, vắt vẻo trên một gờ cao như một con hải âu và ngắm biển. Tôi cảm thấy thân thể đầy sức mạnh, tươi mát và dễ bảo. Và nương theo sóng, tâm trí tôi cũng trở thành một con sóng ngoan ngoãn phục tùng nhịp biển, không hề cưỡng lại. Truyen8.mobi

Thế rồi tim tôi bắt đầu nở căng. Những tiếng nói nhập nhoạng nài nỉ và hách dịch cất lên trong tôi. Tôi biết ai đang gọi tôi. Bất cứ khi nào tôi được một mình một lúc, cái sinh thể ấy lại kêu gào, quằn quại với những dự cảm khủng khiếp, những cơn cảm xúc mãnh liệt và những nỗi sợ điên cuồng - chờ tôi giải thoát.

Tôi vội vàng mở cuốn đante, bạn đồng hành, để khỏi phải nghe và để xua con quỷ dễ sợ ấy đi. Tôi lật các trang, đọc chỗ này một câu, chỗ kia một tiết ba câu và cố nhớ thuộc lòng cả thể thơ. Từ những trang hừng hực lửa ấy, những kẻ bị đọa đầy trỗi dậy gào rú. Lưng chừng núi, những linh hồn bị thương cố leo một sườn non dốc đứng. Cao hơn nữa, những linh hồn được ân phúc đi lại di động giữa những cánh đồng ngọc bích như bày đom đóm lập lòe. Tôi tha thẩn trong ngôi nhà khủng khiếp của định mệnh, từ vùng cao nhất đến vùng thấp nhất, tôi đi dạo quanh Hỏa Ngục, Lò Luyện Tội và Thiên đàng, tự do như trong nhà mình. Tôi đau đớn, tôi chờ đợi hoặc hưởng chân phước, say mê buông mình theo những vần thơ tuyệt tác.

Bỗng nhiên, tôi gập cuốn đante lại và nhìn ra biển. Một con hải âu, tì ức trên mặt nước buông mình dập dềnh lên xuống theo sóng và tận hưởng những khoái cảm của buông thả. Một thiếu niên da cháy nắng, chân trần, hiện ra bên bờ nước, miệng hát tình ca. Có thể cậu ta hiểu niềm đau được diễn tả trong những bài hát đó vì giọng cậu bắt đầu khàn đi như giọng một con gà trống non.

Hàng bao thế kỷ nay, những vần thơ của đante đã được hát trong xứ sở nhà thơ. Và cũng như những bản tình ca chuẩn bị cho trai gái bước vào tình trường, những vần thơ nồng cháy miền Florence chuẩn bị cho thanh niên ý tiến tới ngày giải thoát. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, tất cả hòa đồng với tâm hồn nhà thơ và như vậy, biến tình cảnh nô lệ của họ thành tự do.

Tôi nghe thấy một tiếng cười đằng sau lưng và độp một cái, rơi tõm từ những đỉnh cao vời vợi thần khúc đante. Tôi ngoái nhìn và thấy Zorba đứng sau lưng, cười rúm cả mặt.

- Thế nào, sếp, chơi kỳ vậy! Lão nói lớn. Tôi đi kiếm sếp hàng giờ liền, nhưng tôi làm sao biết được sếp chui vào chỗ nào mà tóm ra!

Thấy tôi vẫn im lặng, lão tiếp:

- Quá ngọ rồi, gà đã luộc xong; tội nghiệp con vật đến nhừ tơi ra mất, sếp biết không?

- Phải, tôi có biết, nhưng tôi không đói.

- Không đói! Zorba vỗ đùi kêu lên. Nhưng từ sáng đến giờ, sếp đã có miếng nào vào bụng đâu. Thân xác cũng có hồn chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn chút gì đi, sếp, cho nó tí chút, nó là con ngựa kéo xe cho chúng ta, sếp còn lạ gì. Nếu sếp không cho nó ăn, nó sẽ bỏ mặc sếp nằm chết gí giữa đường đấy.

Bao năm nay, tôi đã coi khinh lạc thú xác thịt và nếu có thể, tôi vẫn ăn giấu ăn giếm như thể làm một hành động điếm nhục vậy. Nhưng để Zorba khỏi cằn nhằn, tôi nói:

- Thôi được, tôi tới đây. Truyen8.mobi

Chúng tôi đi về phía làng. Những giờ tôi ngồi giữa lớp đá đã qua đi như thời gian bên nhau của những cặp tình nhân, nhanh tựa ánh chớp.

- Sếp đã nghĩ về mỏ than bùn chứ gì? Zorba hỏi với đôi chút ngần ngại.

- Thế bác muốn tôi nghĩ đến chuyện gì khác nữa? Tôi cười đáp. Ngày mai, ta bắt đầu làm việc rồi, tôi phải tính toán một số điều chứ.

- Kết quả những tính toán đó là thế nào? Lão thận trọng dò hỏi.

- Sau ba tháng, ta phải khai thác mười tấn than bùn một ngày để bù các khoản chi phí.

Zorba lại nhìn tôi, lần này có vẻ lo âu. Lát sau, lão nói:

- Nhưng quái quỷ, tại sao sếp lại phải ra bờ biển để tính toán. Sếp bỏ quá cho câu hỏi đó, nhưng quả là tôi không hiểu. Khi phải đánh vật với những con số, tôi ưng chui xuống một cái hố dưới đất để khỏi trông thấy cái gì. Nếu tôi ngước mắt lên nhìn thấy biển, hoặc một cái cây, hoặc một phụ nữ - dù là già cú đế - là mẹ kiếp! Mọi khoản tiền, mọi con số đều đi theo ma quỷ hết. Chúng bỗng mọc cánh bay, làm tôi phải trượt theo...

- Nhưng đó là lỗi tại bác, Zorba ạ, tôi nói trêu lão. Bác không tập trung tư tưởng.

- Có thể sếp nói đúng. Điều này hoàn toàn tùy thuộc cách nhìn vấn đề. Có những trường hợp ngay cả đến ông già Solomon thông thái cũng... Này nhé, một hôm, tôi đi qua một làng nhỏ. Một ông cụ chín mươi tuổi đang bận bịu trồng cây anh đào. “Chà, ông nội!” Tôi thốt lên. “Ông nội còn trồng anh đào kia à?” và ông lão, còng gập đôi người, quay lại nói: “Con ạ, ta thường hành động như thể ta sẽ không bao giờ chết”. Tôi đáp: “Còn tôi thì thường hành động như thể tôi có thể chết bất cứ lúc nào.” Sếp thấy trong hai chúng tôi, ai đúng?

Lão đắc thắng nhìn tôi và nói:

- Tôi điểm trúng huyệt sếp rồi đó!

Tôi lặng thinh. Hai con đường dốc đứng và cheo leo như nhau có thể cùng dẫn đến một đỉnh. Hành động như thể cái chết không hề tồn tại, hoặc vừa hành động vừa từng giây từng phút nghĩ đến cái chết, có lẽ cũng như nhau thôi. Nhưng khi Zorba hỏi, tôi không biết thế. Truyen8.mobi

- Thế nào? Zorba giễu cợt nói. Đừng băn khoăn sếp ạ, về điều đó sếp không thể suy lý ra nhẽ đâu. Thôi ta nói chuyện khác. Chính lúc này, tôi đang nghĩ đến con gà và món cơm trộn thịt rắc quế. Đầu tôi cũng bốc hơi ngùn ngụt như món cơm trộn thịt ấy. Ta hãy ăn trước đã, nạp đầy dạ dày đã, rồi liệu sau. Việc nào vào lúc nấy. Trước mắt chúng ta bây giờ là món cơm trộn thịt, hãy để tâm trí vào đó. Ngày mai, trước mắt chúng ta sẽ là than bùn và tâm trí chúng ta phải dốc vào than bùn! Không mần kiểu nửa vời, sếp ạ.

Chúng tôi vào làng. Đàn bà ngồi chuyện gẫu trước cửa nhà, người già chống gậy, lặng lẽ. Dưới một cây lựu trĩu quả, một bà cụ nhỏ bé quắt queo đang bắt chấy cho cháu.

Trước cửa tiệm cà phê, một ông lão mũi khoằm đứng rất thẳng vẻ mặt nghiêm trang và tập trung, bộ dạng lịch lãm. Đó là Mavrandoni, vị bô làng đã cho chúng tôi thuê mỏ than bùn linhít. Tối qua, ông đã đến chỗ mađam Hortense để đón chúng tôi về nhà. Ông nói:

- Các ông ở lại quán trọ của mụ thì thật là tai tiếng, cứ như thể làng không có đàn ông vậy.

Ông đạo mạo, cân nhắc lời ăn tiếng nói thận trọng như một trong những vị hương mục. Chúng tôi đã từ chối và điều đó làm ông phật ý, song ông không gặng thêm.

- Tôi đã làm bổn phận mình, ông nói lúc ra về. Các ông tự do.

Lát sau, ông phái người mang đến cho chúng tôi hai thỏi phó-mát, một giỏ lựu, một bình nho và vả khô và một hũ rượu raki. Người gia bộc của ông vừa dỡ đồ trên lưng con lừa nhỏ vừa nói:

- Thuyền trưởng Mavrandoni gửi lời chúc mừng các ông và nhờ tôi thưa với các ông rằng của ít, lòng nhiều.

Giờ đây chúng tôi bẻo lẻo và niềm nở chào vị thủ chỉ của làng.

- Chúc các ông sống lâu, ông nói, tay đặt trên ngực, rồi im lặng.

- Lão ta không thích nói nhiều, Zorba thì thầm. Một lão già cứng nhắc.

- Ông ta đầy tự hào, tôi nói. Tôi thích ông ta.

Chúng tôi tới nơi. Hai cánh mũi Zorba phập phồng vui thích. Từ ngưỡng cửa, vừa trông thấy chúng tôi, mađam Hortense kêu lên một tiếng và chạy vào trong bếp.

Zorba đặt bàn trong sân, dưới giàn nho rụng hết lá. Lão cắt bánh thành từng lát dày, mang rượu vang ra và bày bàn. Lão quay nhìn tôi, vẻ tinh quái, và chỉ vào bàn ăn. Lão đã bày ba bộ thìa đĩa!

- Thấy không, sếp? Lão thì thầm.

- Phải, thấy rồi, đồ già dê! Tôi đáp. Truyen8.mobi

- Gà già ninh nhừ càng khoái khẩu, lão liếm môi. Sếp cứ nhớ lấy lời tôi.

Lão đi lại thoăn thoắt, mắt long lanh, miệng âm a mấy bản tình ca thuở xưa.

- Sống là như vậy, sếp à. Vui chơi thỏa thích, lại thêm một “em” nữa. Sếp thấy đấy, tôi đang hành động như thể tôi sắp chết ngay trong giây phút tới. Và tôi phải mau mau kẻo lại ngoẻo trước khi biết mùi “em”.

- Vào bàn! Mađam Hortense ra lệnh.

Mụ nhấc cái nồi và đặt xuống trước mặt chúng tôi. Nhưng rồi mụ đứng sững, miệng há hốc: mụ đã thấy ba đĩa ăn. Mặt đỏ bừng vì sung sướng, mụ nhìn Zorba và chớp cặp mắt xanh nhỏ mà sắc.

- Quần lót mụ nóng ran rồi đấy, Zorba nói thầm.

Rồi cực kỳ lễ phép, lão quay sang nữ chủ nhân:

- Hỡi nữ thần kiều diễm của sóng nước, chúng tôi là những kẻ đắm tàu và biển đã xô chúng tôi giạt vào vương quốc của nàng. Hãy cho chúng tôi vinh dự được hầu tiếp nàng trên bàn ăn này, ngư nữ của tôi!

Mụ ca sĩ tửu điếm về già dang rộng hai cánh tay rồi lại khép vào như muốn ôm hôn cả hai chúng tôi. Mụ duyên dáng đu đưa người chạm khẽ vào Zorba rồi vào tôi và vừa khúc khích cười vừa chạy về phòng riêng. Lát sau, mụ lại xuất hiện líu lo, phô duyên sắc trong bộ cánh diện nhất: một chiếc áo dài cũ bằng nhung óng ánh với dải viền vàng đã sờn. Chiếc áo lót vẫn phanh ra với tinh thần hiếu khách và được cài một bông hồng giả xòe hết cỡ. Mụ xách chiếc lồng vẹt ra treo ở giàn nho.

Chúng tôi xếp mụ ngồi giữa, Zorba bên phải và tôi bên trái.

Cả ba chúng tôi bắt đầu ăn ngấu nghiến. Hồi lâu, không ai nói một câu. Đây là lúc để cho con thú trong chúng tôi nhồi nhét và nốc rượu cho đỡ cơn khát. Chẳng mấy chốc thức ăn chuyển thành máu, thế giới trở nên tươi đẹp hơn, người đàn bà ngồi bên chúng tôi từng giây từng phút trẻ lại, các nếp nhăn trên mặt mụ biến mất. Con vẹt treo trước mặt chúng tôi, vét xanh, gilê vàng, cúi mình về đằng trước nhìn chúng tôi. Nom nó giống như gã dị dạng nhỏ thó bị bùa mê hoặc hồn ma của mụ ca sĩ tửu điếm mặc áo hai màu xanh vàng. Và trên đầu chúng tôi, giàn nho bỗng đầy những chùm quả nặng, chín sẫm.

Mắt Zorba long lên, lão dang tay ra như muốn ôm cả thế giới. Truyen8.mobi

- Chuyện gì xảy ra vậy, sếp? Lão kêu lên, ngỡ ngàng. Ta mới uống có một ly rượu nhỏ mà thế giới đã chao đảo. Ơi sếp, cuộc đời thật kỳ lạ. Này chứ, lủng lẳng trên đầu chúng ta đây, là những chùm nho hay những thiên thần? Tôi cũng không hay. Hoặc giả chúng không hề có, chẳng có cái gì hết, chẳng có gà, chẳng có ngư nữ, mà đảo Crete cũng không! Nói đi, sếp, nói đi, không tôi điên đầu mất!

Zorba bắt đầu hoạt bát lên. Lão đã ăn xong món gà và đang hau háu nhìn mađam Hortense. Lão đang hiếp mụ bằng mắt, cặp mắt ấy quét từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, luồn vào bộ ngực nở nang của mụ như sờ soạng. Cặp mắt bà chủ cũng long lanh; mụ khoái rượu và đã cạn mấy ly. Con quỷ tinh nghịch trong rượu đã đưa mụ trở về những ngày vàng son thuở xưa. Một lần nữa, mụ lại trở nên dịu dàng, vui tươi và chan hòa. Mụ đứng dậy và cài then cổng ngoài để dân làng khỏi trông thấy - “cái đám mọi rợ” như mụ gọi họ. Mụ châm một điếu thuốc lá và cái mũi hếch xinh xinh đặc Pháp bắt đầu thở ra những cuộn khói. Truyen8.mobi

Vào những lúc như vậy, mọi cánh cửa nơi một người đàn bà đều mở toang. Lính canh lơi lỏng và một lời êm ái cũng đầy mãnh lực như vàng hay tình yêu. Cho nên tôi châm tẩu thuốc và nói lời êm ái đó:

- Mađam Hortense, bà làm tôi nhớ đến Sarah Bernhardt... hồi son trẻ. Tôi thật không ngờ lại tìm thấy giữa nơi hoang dã này một sự thanh lịch, duyên dáng, lịch sự và kiều diễm đến thế. Shakespeare nào đã đưa bà đến đây giữa đám mọi rợ này?

- Shakespeare? Mụ hỏi, giương to đôi mắt nhỏ xanh lợt, Shakespeare nào cơ?

Tâm trí mụ vụt bay trở về những rạp hát mụ đã từng lui tới. Trong nháy mắt mụ đảo một vòng qua những café-concerts tửu điếm, từ Paris đến Beirut và từ đó dọc theo suốt bờ biển Anatolia. Đột nhiên, mụ nhớ ra. Đó là ở Alexandria, trong một rạp hát lớn với những chùm đèn treo, những hàng ghế bọc nhung, đàn ông và đàn bà, những tấm lưng trần, nước hoa ngào ngạt, những bó hoa. Đột nhiên, màn kéo lên và một người da đen dễ sợ hiện ra...

- Shakespeare nào nhỉ? Mụ lặp lại, hãnh diện vì đã nhớ ra. Có phải cái ông mà người ta còn gọi là Othello không?

- Đích thị, Shakespeare nào đã ném bà lên đảo đá hoang dại này, bông huệ trắng của tôi?

Mụ nhìn quanh. Cổng đã đóng, con vẹt đã ngủ, lũ thỏ đang phủ nhau, chỉ còn chúng tôi với nhau. Mụ xúc động, bắt đầu thổ lộ tâm can với chúng tôi. Hệt như mở một cái tủ cũ, đầy đồ gia vị, thư tình úa vàng và xiêm y cũ...

Mụ nói tiếng Hy Lạp vầy vậy, méo chữ, lẫn vần. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hiểu hoàn toàn. Đôi khi, chúng tôi phải vất vả lắm mới nín cười được, có lúc - chả là chúng tôi đã uống khá nhiều - chúng tôi lại òa khóc.

- Phải - đại khái mụ ca kỹ già nói với chúng tôi như vậy trong khoảng sân sực mùi nước hoa của mụ - thế đấy, con người ngồi trước mặt các ông đây không bao giờ hát ở quán rượu, ồ không! Tôi trước đây là một nghệ sĩ trứ danh, thuần mặc đồ lót bằng lụa viền đăng ten chính cống. Nhưng đường tình duyên...

Mụ thở dài đánh thượt và châm một điếu thuốc lá mới từ điếu của Zorba.

- Tôi đã yêu một thủy sư đô đốc. Hồi ấy, Crete lại một lần nữa ở trong tình trạng cách mạng và hạm đội của các cường quốc đã đến đậu ở cảng Suda. Mấy ngày sau, tôi cũng cắm neo ở đó. Ôi, huy hoàng làm sao! Giá các ông thấy bốn vị thủy sư đô đốc của Anh, Pháp, ý và Nga. Đầy những là dải viền vàng, giày da bóng lộn, mũ cài lông chim. Cứ như những con gà trống. Những con gà trống nặng ngót nghét một tạ. Và râu ra râu! Loăn xoăn, óng ả, đen, vàng, xám, hung đỏ - và thơm phức! Mỗi người dùng một thứ nước hoa riêng biệt, cho nên ngay trong đêm tối, tôi cũng có thể phân biệt được họ. Nước Anh thì sính “ô-đờ-Côlônhờ”, Pháp thì “viôlét”, Nga thì xạ hương, còn ý, chà, ý lại rất mê hoắc hương. Lạy Chúa, những bộ râu tuyệt vời, râu ra râu! Truyen8.mobi

“Nhiều lần, khi tụ tập trên soái hạm, bọn tôi thường bàn chuyện về cách mạng. Họ mở phanh quân phục, còn chiếc áo lót lụa của tôi thì dán vào da thịt vì họ đổ sâm-banh lên đó. Chả là đang mùa hè mà. Chúng tôi bàn luận về cách mạng, trò chuyện nghiêm túc, và tôi túm râu họ xin đừng nã đại bác vào đám dân Crete thân mến tội nghiệp. Chúng tôi có thể trông thấy họ qua ống nhòm trên một mỏm đá gần Canea. Nom họ nhỏ xíu, nhỏ li ti như những con kiến. Họ mặc quần xanh, đi ủng vàng, họ la hét, la hét và họ cầm một lá cờ”.

Có gì động đậy trong hàng rào tre bao quanh sân. Người nữ binh già của chúng tôi dừng lại, sợ hãi. Giữa đám lá, những cặp mắt nhỏ tinh quái đang long la long lanh. Bọn trẻ con trong làng đã đánh hơi thấy chúng tôi tiệc tùng liên hoan và mò tới do thám.

Mụ ca kỹ cố đứng lên nhưng không nổi. Mụ đã ăn uống quá nhiều. Mụ ngồi xuống, mình đẫm mồ hôi. Zorba nhặt một hòn đá. Lũ trẻ chạy tán loạn, kêu the thé.

- Kể tiếp đi, giai nhân? Kể tiếp đi, kho báu của tôi! Zorba vừa nói vừa xích ghế lại gần mụ hơn.

- Thế, tôi nói với viên đô đốc ý - chả là tôi thân với ông ta hơn - tôi nắm râu ông ta mà bảo: “Canavaro của em (tên ông ta là thế mà), Canavaro yêu quý của em, xin đừng bòm-bòm! Đừng bòm-bòm!”. Biết bao lần, người đàn bà trước mặt các ông đây đã cứu sống dân Crete! Biết bao lần đại bác đã nạp đạn và tôi đã nắm râu viên đô đốc, không để ông ta “bòm bòm”! Nhưng tôi được cảm ơn như thế nào về nghĩa cử đó? Xem thử tôi được huân chương, huy chương gì...

Mađam Hortense phẫn nộ với sự vô ơn của con người, giáng nắm tay mềm nhăn nheo xuống bàn. Zorba xòe đôi bàn tay lão luyện lên hai đầu gối dạng ra của mụ, nắm lấy, vờ xúc động, kêu lên:

- Bouboulinacủa tôi! Hãy thương tình, đừng bòm-bòm!

- Buông tay ra! Bà chủ của chúng tôi vừa nói vừa khúc khích cười. Ông coi tôi là hạng người nào? Và mụ tặng lão một cái nhìn lơi lả.

- Có Thượng đế trên trời cao kia, lão già phóng đãng xảo quyệt nói. Đừng lo, Bouboulina của tôi. Có chúng tôi đây, người thương ơi, đừng sợ. Truyen8.mobi

Ngư nữ già ngước cặp mắt xanh lè lên trời, nhìn thấy con vẹt ngủ trong lồng.

- Canavaro của em, Canavaro yêu quý của em! Mụ rủ rỉ, tình tứ.

Con vẹt nhận ra giọng chủ, mở choàng mắt bíu chặt nan lồng và cất lên cái giọng khàn của một người sắp chết đuối: “Canavaro! Canavaro!”.

- Có ta đây! Zorba kêu lên, một lần nữa đặt tay lên đôi đầu gối già từng đã được bao người phục vụ, lần này vẻ như muốn chiếm hữu hẳn. Mụ ca sĩ già oằn oẹo trên ghế và lại hé cặp môi nhăn nhúm.

- Tôi cũng đã dũng cảm chiến đấu, cánh sát cánh... Nhưng thời kỳ bất hạnh đã đến. Crete được giải phóng, các hạm đội được lệnh rút về. “Thế còn tôi sẽ ra sao đây?” Tôi nắm bốn bộ râu, hỏi: “Các ông sẽ bỏ lại tôi ở đâu? Tôi đã quen với lối sống vương giả, với sâm-banh, với gà quay; tôi đã quen được các thủy thủ đẹp trai chào theo kiểu nhà binh; tôi sẽ bốn lần góa bụa! Ôi, tôi sẽ ra sao, các ngài thủy sư đô đốc của tôi?” Ôi, họ chỉ cười - đàn ông là thế đấy! Họ cho tôi hàng đống tiền, nào bảng Anh, nào “lia” ý, nào “rúp” Nga, nào “napôlêông” Pháp. Tôi nhét cả vào trong bít tất, trong áo lót và trong giày. Tối cuối cùng tôi khóc nức nở đến nỗi các tay đô đốc đâm mủi lòng thương hại. Họ đổ sâm-banh đầy bồn tắm, nhấn tôi vào đó - bấy giờ chúng tôi đã thân mật gần gũi nhau lắm - và họ lấy sâm-banh trong bồn uống mừng tôi đến say mềm, rồi họ tắt đèn... Sáng dậy, tôi ngửi thấy tất cả các mùi nước hoa của họ chồng lên nhau: viôlét, “ô-đờ-Côlônhờ”, xạ hương, hoắc hương. Bốn cường quốc Anh, Pháp, Nga và ý, tôi giữ họ ở đây này, đây, trên đầu gối tôi và tôi đối xử với họ như thế này này...

Mađam Hortense giơ đôi cánh tay mũm mĩm, đưa lên đưa xuống như đang cho một đứa bé nhún nhẩy trên lòng mình.

- Đó, như thế đó! Như thế đó... Rạng sáng, họ bắt đầu nổ súng đại bác. Tôi xin lấy danh dự mà thề, họ nổ súng đại bác chào tiễn biệt tôi và một con thuyền trắng với mười hai tay chèo ra đón tôi và đưa vào bờ.

Mụ rút chiếc khăn nhỏ ra và bắt đầu khóc thảm thiết.

- Bouboulina của tôi, Zorba cuồng nhiệt kêu lên, nhắm mắt lại... nhắm mắt lại, kho báu của anh. Anh là Canavaro đây. Truyen8.mobi

- Tôi đã bảo buông tay ra mà! Bà chủ tốt bụng của chúng tôi làm điệu màu mè. Thử ngắm bản thân mình xem có đẹp không nào! Đâu là ngù vai dát vàng, mũ ba ngạnh, râu thơm phức? Chà, rồi sao nào!

Mụ dịu dàng siết tay Zorba và lại khóc.

Trời đã mát hơn. Chúng tôi im lặng một lát. Đằng sau rặng tre, biển thở dài, cuối cùng đã trở nên êm ả và thanh bình. Gió đã tắt, mặt trời lặn xuống nghỉ ngơi. Hai con quạ bay qua đầu chúng tôi, cánh rít như xé lụa - tấm áo lụa của người kỹ nữ.

ánh chiều như rắc bụi vàng trên sân. Đôi môi yể 1049 u điệu của mađam Hortense bắt lửa và run rẩy trong gió chiều như muốn bay đi và truyền lửa sang đầu những người bên cạnh. ánh vàng rớt trên bộ ngực để trần tới nửa của mụ, trên đôi đầu gối dạng ra, đã mập ú vì tuổi tác, trên những nếp nhăn ở cổ, trên đôi giày cao gót cũ mòn.

Ngư nữ già của chúng tôi rùng mình. Lim dim đôi mắt đỏ hoe vì vừa khóc và vì rượu, mụ lần lượt nhìn tôi rồi Zorba đang mê mẩn vì bộ ngực của mụ, thèm khô cả môi. Mụ nhìn mỗi chúng tôi với một vẻ dò hỏi, cố nhận cho ra ai trong hai chúng tôi là Canavaro.

- Bouboulina của tôi, Zorba say sưa thủ thỉ trong khi áp đầu gối mình vào đầu gối mụ. Đừng có băn khoăn làm gì, không có Thượng đế mà cũng chẳng có ma quỷ. Hãy ngẩng mái đầu xinh xinh của nàng lên, tì má vào tay và hát cho chúng tôi nghe một bài. Thây kệ cái chết!

Zorba đang bốc. Tay trái lão vân vê bộ ria, tay phải sờ soạng người kỹ nữ đã ngà ngà say. Lời lão hổn hển, mắt lão đắm đuối. Chắc chắn cái mà lão nhìn thấy trước mắt không phải là mụ già tựa xác ướp và trát bự phấn này, mà là toàn thể “giống cái”, như lão thường quen gọi đàn bà là thế. Cái có thể biến mất, các nét dù trẻ hay già, đẹp hay xấu, đều bị xóa - nhưng thứ đó chỉ là những biến thể không quan trọng. Đằng sau mỗi người đàn bà, vòi vọi lên gương mặt khắc khổ, thiêng liêng và bí ẩn của nữ thần ái tình Aphrodite.

Đó là gương mặt mà Zorba đang nhìn thấy, nói với và thèm khát. Mađam Hortense chỉ là một cái mặt nạ phù du và trong suốt mà Zorba giật ra để hôn lên cái miệng vĩnh cửu.

- Ngửa cái cổ bạch tuyết của nàng lên, kho báu của tôi, lão nhắc lại, giọng hổn hển, khẩn khoản. Ngửa cái cổ bạch tuyết của nàng lên và hát cho chúng tôi nghe nào.

Người ca sĩ già tì má trên bàn tay béo mập nứt nẻ vì giặt giũ, mắt trở nên đắm đuối. Mụ thốt lên một tiếng kêu não nề và man rợ, rồi bắt đầu bài hát ưa thích của mình, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi lim dim mắt ngây ngất nhìn Zorba đăm đăm - vậy là mụ đã lựa chọn xong.

                Au fil de mes jours

                Pourquoi t’ai-je rencontré...

Zorba chồm dậy, đi kiếm cây santuri, ngồi xếp bằng tròn trên mặt đất, lấy đàn ra khỏi túi đặt lên lòng và xòe đôi bàn tay to lớn.

- Ôi! Ôi! Lão rống lên. Hãy lấy dao cắt cổ tôi đi, Bouboulina! Truyen8.mobi

Khi đêm bắt đầu xuống, khi sao hôm xoay chuyển trên bầu trời và tiếng đàn santuri ngọt xớt cất lên tiếp tay cho sự tấn công của Zorba, thì mađam Hortense, bụng ních đầy cơm, rượu, thịt gà và anh đào nướng, nặng nề gục cái đầu quay cuồng lên vai Zorba và thở dài. Mụ khẽ cọ người vào mạn sườn xương xẩu của lão ngáp và lại thở dài.

Zorba ra hiệu cho tôi và hạ thấp giọng.

- Nàng đang hứng tình sếp ạ, lão thì thầm. Chỗ bạn bè, sếp thông cảm rút đi, để mặc chúng tôi.

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25556


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận