Khác với nhiều thủ đô ở Đông nam á, Vạn tượng là thủ đô dậy trưa. Vạn tượng dậy trưa mặc dầu ở Cánh đồng Chum, binh sĩ hai phe trung lập và thân Cộng đông gần nhau, mắt gườm gườm, tay đặt lên cò súng. Vạn tượng dậy trưa mặc dầu hiểm họa chiến tranh luôn luôn đè nặng lên vương quốc nhỏ bé và phúc hậu.
Mặc trời ló đầu khỏi khu rừng đối diện Vạn tượng với cái đĩa tròn đỏ ối. Một ngày nóng như thiêu nữa sắp bắt đầu. Con sông Cửu Long chảy từ từ trong sự lười biếng, lười biếng đến nỗi du khách ngoại quốc có cảm tưởng là giòng sông đứng yên, không buồn trôi xuôi, như người nghiện á phiện say lơ mơ với ả phù dung, tiết kiệm từng cử chỉ nhỏ.
Xe tắc xi còn đậu la liệt ở bến, tài xế ghếch chân lên cửa, ngủ gỡ gạc thêm một lát, hoặc ngồi uống cà phê.
Hầu hết các biệt thự sang trọng và rộng lớn, còn đóng cửa im ỉm, máy điều hòa khí hậu chạy rì rầm.
Tuy nhiên, ở một con đường rải đá, một tòa nhà đồ sộ đã mở cửa. Mở ra chớp nhoáng, rồi đóng lại chớp nhoáng. Lệ thường, tòa nhà này mở rộng rất muộn.
Đại đội phòng vệ được giản ra dọc hàng rào từ rạng đông. Bắt đầu từ 7 giờ sáng, những chiếc Mercedes 220 sơn đen, bóng loáng, gắn máy lạnh, số tự động, bánh hông trắng, lần lượt chạy vào trong sân, đậu lại, nhả ra những người vẻ mặt long trọng, mặc sơ mi trắn hoặc com-lê cà vạt thắng nếp.
Người đến sau cùng đeo kính mát, và hút tẩu. dáng điệu nghiêm trang. Trạc từ 55 đến 60, da ngăm ngăm, nổi bật trên nền mỡ gà của bộ săn-tung may ở Ba lê, nhân vật này xuống xe, rảo vào trong nhà, trèo lên cầu thang gỗ đánh xi trơn bóng.
Cánh cửa lớn trên gác được mở rộng.
Bên trong, nhiều người đến từ trước đã tề tựu xung quanh cái bàn chữ nhật.
Mọi cửa sổ đều được đóng chặt, riềm nhung che kín, không cho ánh sáng bên ngoài lọt vào. Tiếng máy lạnh reo đều đều. Tất cả đều đứng dậy một lượt.
Nhân vật mới vào ngồi xuống cái ghế bành bọc nhung đỏ ở đầu bàn. Một nhân viên tùy tùng đặt cặp da đen xuống bên cạnh, rồi lặng lẽ ra ngoài.
Buổi họp bắt đầu.
Nhân vật mới vào đứng dậy, nghiêng đầu chào cử tọa rồi nói giọng từ tốn, chững chạc:
- Kính chào quý vị. Hoàng thân thủ tướng còn bận bệ kiến quốc vương ở Luang Prabang trưa nay mới về kịp nên đã gọi vô tuyến cho tôi, ra lệnh triệu tập gấp hội đồng nội các thu hẹp. Tôi thành thật xin lỗi đã phải đánh thức quí vị quá sớm, và nhất là triệu tập phiên nhóm quá vỗi vã, không kịp báo trước. Xin quí vị hiểu cho, vì đây là một buổi họp bất thường và vô cùng quan trọng.
Tiếng trò chuyện nho nhỏ tắt ngúm, nhường chỗ cho bầu không khí im lặng. Chủ tọa nói tiếp:
- Tuân lệnh hoàng thân thủ tướng, tôi xin đọc bức tối hậu thư vừa được gởi tới hồi rạng đông.
Chủ tọa đằng hắng một tiếng rồi đọc.:
Căn cứ an toàn, ngày … tháng … năm 19…
Sam Phoun
đại diện toàn quyền
Quốc tế Đặc vụ
Kính gởi
Hoàng thân Thủ tướng Chính phủ Ai lao.
Thưa ngài
Đây là lá thư thứ hai chúng tôi trân trọng kính gởi đến Ngài. Đúng hơn, đây là bức tối hậu thư, với những đòi hỏi rõ rệt và quyết liệt.
Ngày 1-6, Ngài đã nhận được lá thư thứ nhất của chúng tôi. Trong lá thư này, chúng tôi đã trình bày những lý do khiến chính phủ hoàng gia không thể không chấp nhận điều kiện của Quốc tế Đặc vụ, đó là trả cho chúng tôi hai triệu đô la Mỹ để chuộc lại cái thùng bằng sắt chứa 115 kilô độc dược ghê gớm được chở trên phi cơ AN-2P do chúng tôi đoạt được và đang cất giữ.
Ba ngày đã trôi qua.
Đúng 10 giớ tối – như đã nói trong thư chúng tôi đã chờ phúc đáp của Ngài qua tần số 9 kiloxích, tần số từ trước tới nay vẫn dành riêng cho cơ quan tình báo quân đội của tướng Sulivông. Mãi đến 10g4 phút, mới có phúc đáp. Song lẽ, bản phúc đáp này không làm chúng tôi vừa ý.
Trong lá thư thứ nhất, chúng tôi đòi hỏi số tiền vàng hai triệu mỹ kim phải được chuyển vào trương mục của chúng tôi ở Thũy sĩ, theo những chi tiết chuyên môn do chúng tôi đề ra. Cho đến giờ phút này, chúng tôi chưa hề nhận được sự xác nhận của ngân hàng Thũy sĩ. Sự kiện này có thể được giải thích như là Chính phủ do Ngài điều khiển đã coi số tiền hai triệu đo la vô nghĩa nặng hơn sinh mạng của hàng triệu, hàng trục triệu con người.
Trong lá thư thứ nhất có đoạn như sau: “Từ nay cho đến khi tối hậu thư hết hạn, quí Ngài phải ra lệnh cho các cơ quan an ninh trong nước án binh bất động, nghĩa là sở mật vụ, sở cảnh sát và an ninh quân đội không được áp dụng một biện pháo nào, dầu là tiêu cực hay tích cực, đối với Quốc tế Đặc vụ. Nếu điều kiện này không được quí Chính phủ triệt để tôn trọng, buộc lòng chúng tôi phải dẫn mặt bằng một hay nhiều vụ ám sát chính trị khác nữa. Khi đó, nạn nhân sẽ là những nhân vật quan trọng hơn cố thiếu ta Sim Leng của sở Mật vụ.”
Lời cảnh báo của chúng tôi không được quí Ngài lưu ý đến. Bằng chứng cụ thể là quí Ngài liên lạc với sở Mật vụ của ông Hoàng ở Sài gòn, và sở này vừa phái lên đây một điệp viên mang cấp bậc đại tá.
Tên y là Tống Văn Bình, tức Z-28
Y tới Vạn tượng bằng một chuyến máy bay riêng của quân đội hoàng gia. Máy bay này mang số 0187. Hiện y ngụ tại khách sạn Settha Palace do chính phủ hoàng gia trả tiền phòng. Ngay sau khi mới đến, y đã bí mật tiếp xúc với một nhân vật tình báo cao cấp hoàng gia, mà chúng tôi không muốn nói tên. Quí ngài muốn biết tên nhân vật nàt là ai xin hỏi ông bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng, người am tường nội vụ từ đầu đến cuối, người đã liên lạc với Sài gòn, người đã chủ trương chống lại Quốc tế Đặc vụ đến cùng.
Vừa có mặt tại Vạn tượng, Văn Bình Z-28 đã tấn công một số cơ sở của chúng tôi. Một số nhân viên của chúng tôi đã bị y hạ sát một cách tàn nhẫn.
Chắc vào giờ này, quí Ngài đã được công an và phản gián báo cáo đầy đủ về các vụ án mạng mờ ám vừa xảy ra tại thủ đô. Tuy nhiên, quí Ngài chưa thể tìm ra thủ phạm. Chúng tôi xin nói thẳng rằng kẻ sát nhân là Văn Bình Z-28.
Vũ nữ Tin cố đẫ bị Z-28 giết tại một tiệm thuốc phiện trong khu Chợ Chiều. Vũ nữ Mila, nhân tình của cố thiếu ta đặc vụ Sim Leng, và là cộng tác viên thân tín của chúng tôi, cũng bị Z-28 hạ sát một cách điên cuồng trên một căn gác gần lữ quán Constellation. Rạng sáng hôm nay, một nhân viên khác của chúng tôi, cũng là nạn nhân của Z-28 trước khách sạn Settha Palace.
Những sự việc vừa xảy ra, một lần nữa, xác nhận rằng quí Ngài không muốn thành thật giải quyết nội vụ trong tinh thần hòa bình và thân thiện.
Vì thế, nhân danh Quốc tế Đặc vụ, một tổ chức có chi nhánh khắp thế giới, chưa từng bị thua ai, chưa từng thất hứa với ai, tôi, Sam Phoun long trọng gởi tối hậu thư này đến quí Ngài, lưu ý quí Ngài tới những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, kèm theo các yêu sách sau đây:
1- Trong vòng 72 giờ đồng hồ, số tiền hai triệu đô la Mỹ phải được chuyển vào trương mục của chúng tôi tại Thũy sĩ, theo những điều kiện kỹ thuật được ghi rõ chi tiết trong thư trước.
2- Quí chính phủ phải chấm dứt mọi hành động chống lại Quốc tế Đặc vụ. Những hành động này là: liên lạc với tổ chức Mật vụ Sài gòn và nhờ họ giúp sức, ra lệnh cho binh sĩ và nhân viên cảnh sát cấm trại, tăng gia bộ máy phản gián trong thành phố Vạn tượng, kiểm soát nghiêm mật phi trường Wallay, theo dõi các hành khách…
3- Trong vòng 12 giờ đồng hồ kể từ 8 giờ sáng hôm nay… tên gián điệp Tống Văn Bình Z-28 phải rời Vạn tượng.
Nếu khoản 2, hoặc 3 bị vi phạm, chúng tôi miễn cưỡng phải áp dụng biện pháo thích nghi.
Còn nếu khoản 1 không được tôn trọng, chúng tôi sẽ thi hành một chiến dịch phá hoại và trả thù đại qui mô, như đã nói rõ trong thư trước.
Chúng tôi thành thật tin tưởng quí chính phủ gồm toàn các nhân vật sáng suốt nên sẽ không có việc đáng tiếc xảy ra.
Đúng 13 giờ trưa nay, xin quí Ngài phúc đáp cho chúng tôi trên tần số 9 kiloxich thường lệ.
Trân trọng cám ơn và kính chào xây dựng.
Sam Phoun
Chủ tọa – người đeo kính mat, hút tẩu – buột miệng, giọng chua chát:
- Hừ, kính chào xây dựng. Sẵn sàng giết hàng triệu người vô tội mà dám tự nhận là: xây dựng.
Không khí trong phòng trở lại yên lặng, hoàn toàn yên lặng, ngoại trừ tiếng reo đều đều của máy lạnh, và tiếng đánh diêm châm thuốc lá.
Chủ tọa rít một hơi píp, rồi nhìn mọi người”
- Tuy được triệu tập hỏa tốc, hội đồng nội các thu hẹp hôm nay cũng được đầy đủ. Bức thư của Quốc tế Đặc vụ tôi vừa đọc cho chúng ta thấy rõ quyết tâm của họ. Họ sẽ làm mạnh nếu các điều kiện họ đưa ra không được thỏa mãn hoàn toàn.
Viên bộ trưởng Giao thông ngồi bên trái chủ tọa lên tiếng.
- Xin phép ban bộ trưởng Phủ Thủ Tướng hỏi một câu: Có đúng Tống Văn Bình tức Z-28 đang có mặt tại Vạn tượng không?
- Đúng
- Vậy chúng ta chấp nhận những yêu sách của Quốc tế Đặc vụ không?
Chủ tọa đáp:
- Hoàng thân Thủ tướng cho biết ngài sẽ thi hành quyết định của Hội đồng Nội các. Các bạn nghĩ sao?
Bộ trưởng Kinh tế đặt câu hỏi:
- Trước khi quyết định chấp nhận hay bác bỏ, tôi muốn biết thêm chi tiết về sự hiện diện của phái viên Sài gòn.
Chủ tọa đáp:
- Tôi xin thuyết trình rõ cho các bạn biết. Ngay sau khi nhận được bức thư thứ nhất của Quốc tế Đặc vụ đòi hai triệu đô la để chuộc hòm độc dược, Thủ tướng ra lệnh cho tôi áp dụng một số biện pháp cần thiết. Tôi đã thảo luận với ông cố vấn tòa đại sứ Hoa kỳ tại Vạn tượng. Ông này cho chính phủ hoang gia biết là trung ương tình báo Central Intelligence Agenev không tin Quốc tế Đặc vụ có đủ phương tiện để thi hành những lời đe dọa của họ.
Tòa đài sứ Hoa kỳ cũng yêu cầu chính phủ hoàng gia liên lạc cấp tốc với ông Hoàng ở Sài gòn để xin giúp đỡ. Ông Hoàng nhận lời liền, và cử Z-28 lên đây. Chắc các bạn đã nghe nói về Z-28.
Y là điệp viên số một của miền Nam Việt nam, từ bao năm nay chưa thất bại trong công tác nào. Y có thể được coi là chuyên viên phản gián ưu tú nhất của Đông nam á. Khi y tới Vạn tượng, tôi đã phái tướng Sulivông đến gặp y tại khách sạn Settha Palace. Việc mời nhân viên Sài gòn lên giúp ta đã được giữ kín, rất kín. Tôi không hiểu vì lẽ gì đối phương đã khám phá ra.
Bộ trưởng Giao thông nói:
- Sự kiện này chứng tỏ Quốc tế Đặc vụ không phải là một tổ chức bắt người chuộc tiền tầm thường. Nếu tôi không lầm, nó đã có tai mắt trong các cơ quan tình báo châu Á. Bằng chứng cụ thể: đa số nhân viên Nội các hoàng gia chưa biết tin Z-28 hoạt động tại Vạn tượng mà Quốc tế Đặc vụ đã biết và biết một cách tỉ mỉ
Vì vậy, để tiết kiệm những sinh mạng vô ích, tôi trâng trọng đề nghị: chính phủ hoàng gia hoàn toàn chấp nhận các yêu sách của Quốc tế Đặc vụ.
Chủ tạo đảo mắt một vòng
- Còn các bạn khác nghĩ sao?
Mọi người đồng thanh:
- Chấp nhận.
Chủ tọa hỏi một người ngồi ở cuối bàn tóc hớt ngắn, râu mép tỉa kỹ lưỡng, mặc áo chim cò sặc sỡ. Đó là thiếu tướng Sulivông, chỉ huy trưởng điệp báo trong quân đội hoàng gia.
- Còn ý kiến của thiếu tướng nữa. Nếu thiếu tướng bác bỏ, Hội đồng Nội các sẽ thảo luận lại. Vì ý kiến của thiếu tướng là ý kiến của nhân vật chuyên môn hữu quyền.
Sulivông đáp ngay:
- Tôi đến đây với tư cách quan sát viên, vì là một Hội đồng Nội các. Vả lại, tôi là quân nhân mà bổn phận là tuân lệnh chính phủ. Chính phủ bảo làm gì, tôi sẽ làm nấy.
Chủ tọa ngắt lời:
- Dầu sao thiếu tướng cũng ở trong nghề, lại am tường những hoạt động của đối phương. Chúng tôi là nhân viên Nội các quen các vấn đề chính trị hơn là chuyên môn điệp báo. Giả sử thiếu tướng được chính phủ trao cho trọng trách giải quyết vụ này thì thiếu tướng tính sao?
Sulivông ngồi trầm ngâm. Mọi người đều hướng về phía ông. Một phút sau, Sulivông chậm rãi nói:
- Tôi sẽ chấp thuận vì tôi nghĩ rằng địch có thể thực hiện những lời đe dọa một cách dễ dàng. Họ chỉ cần phái một đứa trẻ, hoặc một bà già bỏ thuốc độc vào giếng nước là hàng ngàn người thiệt mạng. Họ có thể bỏ thuốc độc vào giếng nước ở Vạn tượng, Vọng các, Nam vang, Tân gia ba, Sài gòn, hoặc bất cứ nơi vào trên thế giới. Hai triệu đô la tuy nhiều thật, nhưng tôi tin Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho ta, vì thà mất hai triệu đô la còn hơn gánh trách nhiệm tinh thần của một cuộc tàn sát rộng lớn.
Chủ tọa nói:
- Thế là xong. Hội đồng Nội các đã đồng thanh chấp thuận. Ban bộ trưởng Tài chính sẽ liên lạc với tướng Sulivông để chuyển ngân qua Thũy Sĩ cho Quốc tế Đặc vụ. Trưa nay, tướng Sulivông sẽ nhân danh chính phủ hoàng gia trả lời cho họ biết.
Ngừng một giây, chủ tọa tiếp:
- Nhưng còn vụ Z-28.
Bộ trưởng Giao thông góp ý kiến:
- Tôi đề nghị tướng Sulivông gặp thẳng y và nói cho y biết là Hội đồng Nội các không cần đến y nữa.
Sulivông hỏi:
- Nếu y từ chối?
Chủ tọa nói:
- Ta sẽ ra lệnh trục xuất. Vả lại, tôi không tin y dại dột ở lại. Y lên đây do lời ta khẩn khoản yêu cầu. Nay ta không yêu cầu y nữa, y không còn lý do ở lại, nhất là ở lại để rước lấy cái chết.
Sulivông nói:
- Tôi biêt Z-28 đã lâu. Y là kẻ lì lắm. Công việc càng hiểm nghèo, y càng đâm đầu vào.
Chủ tọa xua tay:
- Các chi tiết, thiếu tướng sẽ lo liệu lấy. Thiếu tướng được chính phủ ủy thác nói cho Z-28 biết là chính phủ không cần đến y nữa. Nếu y ngoan cố, tôi hoàn toàn để thiếu tướng định liệu.
Bộ trưởng Kinh tế phản đối:
- Dầu sao y cũng có lòng giúp chúng ta. Không lẽ chính phủ hoàng gia lại bắt y, giải ra trường bay, tống về Sài gòn. Tôi xin đề nghị tìm giải pháp nào êm đẹp hơn.
Chủ tọa nghiêm nét mặt:
- Đành về lịch sự tối thiểu với bè bạn ta cần giữ cảm tình. Nhưng trong vụ này, quyền lợi vật chất và tinh thần của chính phủ ta, và của ba triệu nhân dân ta có thể bị phương hại nặng nề. Không lẽ vì muốn lấy lòng một người, một cơ quan bạn, mà ta phải hy sinh cả nước Lào. Một lần nữa, tôi xác nhận là giao mọi việc cho thiếu tướng Suli-vông. Nếu Z-28 không chịu về Sài gòn, thiếu tướng có thể cho Quốc tế Đặc vụ biết là chính phủ hoàng gia không bảo đảm tính mạng cho y nữa. Toàn thể các ban trong Hội đồng Nội các đồng ý không?
Tiếng “đồng ý” vang leen. Chủ tọa đứng dậy, đon đả bắt tay các bộ trưởng. Mọi người lục tục ra ngoài. Riêng thiếu tướng Sulivông ở lại trong phòng với ông bộ trưởng phủ Thủ tướng.
Gương mặt trầm ngâm, Sulivông châm thuốc lá hút. Đoạn nhấc điện thoại, ra lệnh:
- Cho tôi nói chuyện với khách sạn Settha Palace.
*
Trước phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các hoàng gia ba giờ đồng hồ, một phiên họp khác diễn ra tại vùng phụ cận Vạn tượng.
Hội nghị chỉ gồm hai người.
Phòng nhóm ở tầng nhì của một tòa biệt thự bí mật trên đường Thái luông về phía Nam.
Biệt thự được xây trên một khu đất rộng năm ngàn thước vuông, giữa cái hồ rộng mênh mông, đi vào bằng con đương độc đạo trải đá dăm trắng. Trong vườn, không có cây cối nào hết. Những luống hoa tươi hoặc thảm cỏ non – đặc điểm của những tòa nhà sang trọng – cũng không có. Tường được quét vôi xám ảm đạm, cửa sổ cũng sơn xám.
Cửa nhà xe đóng kín mít. Nhà bếp sạch như chùi, không có một vệt khói, chúng tỏ chủ nhân không có bồi bếp nấu nướng trong biệt thự.
Toàn thể cửa sổ trên lầu đều đóng chặt, che bằng riềm nhung đỏ dày cộm, ánh sáng mặt trời không thể lọt vào. Một cái máy điện lớn tối tân ban phát hơi lạnh cho khu nhà to lớn.
Cuộc hội nghị lạ lùng diễn ra trong một phòng hình vuông như cái hộp, trần thấp lè tè, cũng quét vôi xám như bên ngoài
Đồ đạc gồm vẻn vẹn một cái bàn sắt lớn kê chễm chệ giữa nhà trên nên gạch men trắng toát và 8 cái ghế sắt lùn tịt, lót đệm xanh. Ngoài ra, không còn gì nữa hết.
Một trong hai người đối thoại là Simun
Hắn ngồi yên trên ghế nét mặt đăm chiêu, lông mày nhíu lại. Điếu thuốc lá trên môi hắn đã cháy quá nữa mà hắn quên chưa gạt tàn. Cuộc bàn luận đang lên tới mức độ gay cấn, khiến Sumun có cảm giác là một lò sưởi lớn được đặt trong phòng.
Kẻ nói chuyện với Simun đeo mặt nạ. Hắn ngồi xa Simun, hai tay đặt trên mặt bàn, tia lửa sáng quác bốc ra khỏi mắt. Tiếng nói của hắn oang oang như chuông đồng:
- Tôi kêu anh đến đây để giải thích thái độ của anh đối với thằng Z-28. Lệnh của tôi, anh nhớ không?
- Thưa nhớ. Lệnh ông là hạ sát Z-28 nếu hắn tỏ ra ngoan cố, còn nếu hắn chịu nhượng bộ, thì chỉ tống xuất ra phi trường, mua vé hãng Air Laos cho hắn về Sài gòn lập tức.
- Vậy hắn ngoan cố hay chịu nhượng bộ?
- Thưa, hăn không như người khác đâu. Tính gan lì của hắn đã khét tiếng Đông nam á. Thà chết, hắn không bao giờ đầu hàng.
- Tôi không cần hắn đầu hàng.
- Nhượng bộ với đầu hàng cũng thế. Tôi tìm cách khuyên nhủ hắn, song hắn nhất định không nhượng bộ, dầu là nhượng bộ một bước nhỏ.
- Rồi sau cùng anh phải giết hắn.
- Tôi đã báo cáo với ông là hắn đang còn sống.
- Đang còn sống nghĩa là thế nào? Anh giết hắn nhưng hắn đã thoát chết, hay anh bị hắn đánh bại?
- Thưa không. Tự tôi đã tha cho hắn.
- Tha cho hắn. Tha chết cho Z-28. Anh mất trí đến nơi rồi. Anh thừa hiểu rằng thủ cấp của hắn cũng đáng một triệu đô la Mỹ. Một triệu cũng con rẻ. Bắt sống hắn, đem bán lại cho Bắc Việt, ta có thể kiếm được hai triệu đô la là ít. Trong khi đó, chiến dịch Hoa Phong Lan của ta mất bao tâm cơ và tổn phí mà chỉ thu hoạch được hai triệu đô la.
- Thưa ông, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi không thể nào giết hắn.
- Anh sợ ư?
- Thằng Simun này dọc ngang từ lâu tại Đông dương chưa từng biết sợ là gì.
- Nếu không sợ, tại sao anh không giết hắn, như tôi đã hạ lệnh.
- Vì hắn là ân nhân của tôi.
- Hừ, có lẽ anh sắp bào chữa rằng trước kia hắn đã cứu anh thoát chết.
- Sự thật là thế. Sự thật là cách đây gần 20 năm, hắn đã cứu tôi khỏi tay lính đoạn đọc biên giới.
- Tôi không tin. Hồi ấy, hắn chỉ là một thiếu niên măng sữa.
- Ông không tin là quyền của ông. Hắn chỉ 10,12 tuổi là cùng. Nhưng nhờ cây nà kỳ dị của hắn, tôi còn sống đến ngày nay. Tôi đã thề sẽ trả ơn. Định mạng đã run rủi cho tôi gặp hắn, và hắn lại là Z-28, kẻ thù của Quốc tế Đặc vụ.
- Trời ơi, một ông già như Simun, giết người không gớm tay mà cũng biết tình cảm vụn.
- Dầu sao tôi cũng là con người. Kẻ giang hồ như tôi không thể vong ân bội nghĩa. Nếu tôi vong ân bội nghĩa, anh em tứ chiếng sẽ khinh bỉ tôi.
- À, anh đã phản bội.
- Kẻ giang hồ như Simun không khi nào phản bội. Tôi đã tuyên thệ, tôi quyết giữ lời thề ấy đến phút cuối cùng. Tôi không khi nào phản bội Quốc tế Đặc vụ. Song ông cũng đừng bắt tôi phải phản bội ân nhân.
Người đeo mặt nạ đập bàn, sẵng tiếng:
- Dầu sao, anh cũng đã trái lệnh tôi. Trái lệnh, tất anh phải chết.
Simun cười nhạt:
- Ông đừng buộc tôi phải cạn tàu ráo máng. Trước khi vào đây, tôi đã đề phòng chu đáo rồi. Vệ sĩ của tôi đang đợi ở ngoài. Nếu tôi không ra, họ sẽ không để ông yên. Ông đừng quên tôi là ông vua anh chị ở Vạn Tượng.
Người đẹo mặt nạ nghiến răng tức tối:
- Anh đã đề phòng chu đáo song còn quên cái này.
Khẩu súng côn của hắn được rút ra khỏi vỏ, chĩa về phía Simun, Song Simun cũng rút súng nhanh như chớp. Hai người gầm gừ nhìn nhau.
Simun vẫn cười nhạt:
- Nếu ông bắn trước, tôi sẽ nổ súng liền. Hẳn ông đã nghe tài thiện xạ của tôi từ lâu. Tôi bắn không đến nỗi dở. Phiền ông cất súng vào túi. Tôi vẫn muốn làm việc dưới quyền ông, song tôi không muốn ông coi thường tôi.
Người đeo mặt nạ lẳng lặng cất súng vào túi. Simun nói, giọng bình thản:
- Thôi, chúng mình hòa với nhau. Nếu ông còn muốn tôi tiếp tục trung thành, xin ông tôn trọng nghĩa khí giang hồ của thằng cụt chân Simun. Thật vậy, Simun sẵn sàng vâng lệnh ông để giết tất cả mọi người trên trái đất này, kể cả thủ tướng Lào, hoặc người đàn bà đẹp nhất thế gian nếu ông muốn, xong xin trừ ân nhân.
Người đeo mặt nạ đứng dậy, thở dài ảo não:
- Thái độ của anh làm tôi vô cùng ngạc nhiên. Sau nhiều năm hoạt động, chưa bao giờ anh trái lệnh tôi. Và đây là lần đầu tiên. Tôi xin lỗi anh đã dùng súng lục hăm dọa. Lẽ ra đối với một người bạn thân tín, một thuộc viên trung thành, tôi không nên làm như vậy. Chẳng qua tôi quá giận anh nên mất bình tĩnh.
Simun cung đứng dậy:
- Kính chào ông. Bây giờ, ông quyết định ra sao?
Người đeo mặt nạ đáp:
- Tôi sẽ liên lạc ngay với ông Sam Phoun. Và trước khi trời sáng rõ, ta sẽ gửi cho ông bộ trưởng Phủ Thủ tướng đặt điều kiện. Để anh khỏi mất lòng, ta buộc chính phủ hoàng gia trả Văn Bình về Sài gòn nội ngày nay bằng phi cơ Air – Laos.
Người đeo mặt nạ đặt bày tay lên vai Simun:
- Văn Bình là đứa cứng đầu nổi tiếng. Hắn chịu rời Vạn tượng hay không, tôi chưa dám chắc. Nhưng nếu hắn ở lại, và xía vào công việc của ta, nhất định ta phải trừ khử hắn. Tôi xin thành thành thật hỏi anh câu này: nếu Văn Bình ở lại, anh còn cứu hắn nữa không?
- Tôi đã nói rõ cho hắn biết rồi. Ngày xưa, hắn cứu tôi một lần, giờ đây tôi đã trả ơn. Nếu hắn tiếp tục phá phách, miễn cưỡng tôi phải có thái độ.
Người đeo mặt nạ cười:
- Anh Simun là con người lạ lùng! Cũng may chúng ta chưa đến nỗi bắn nhau.
Simun cũng cười:
- Tôi không tin lúc nãy ông chủ tâm bắn tôi. Ông muốn dọa tôi đấy thôi.
Người đeo mặt nạ rút súng, ném lóng chỏng trên bàn, giọng thân mật:
- Anh nhìn xem khẩu côn có viên đạn nào không? Nếu muốn giết anh, tôi đã bỏ đạn vào súng. Anh thấy chưa?
Simun cũng đặt súng lên bàn, bấm nút cho bì đạt tuột ra:
- Xạc giơ của tôi cũng không có đạn. Xạc giơ trống không, chắc ông đã thấy.
Người đeo mặt nạ ôm chầm lấy Simun:
- Chú Simun, chú làm tôi cảm động rất nhiều.
Simun cho bì đạn vào súng. Được người đeo mặt nạ hôn vào má, hắn rợn người. Phải, Simun cố tình dùng xạc giơ không đạn, nhưng một viên duy nhất đã nhảy vào nòng sẵn sàng, Simun lảy cò, viên đạn kinh khủng này sẽ có thể giết người trong vòng 5 thước. Simun chỉ cần bắn 1 viên đạn. Hắn cũng không lạ gì người đeo mặt nạ. Khẩu súng côn trống rỗng vừa đặt lên bàn không phải là khẩu súng hồi nãy.
Thật vậy, người đeo mặt nạ có 2 khẩu, khẩu có đạn, khẩu không đạn. Simun muốn phá lên cười khi nghĩ đến thủ đoạn của người đeo mặt nạ.
Hơn ai hết, hắn biết là người đeo mặt nạ không thể giết hắn. Vì hắn là cộng sự viên thân cận và đắc lực từ nhiều năm nay. Từ nhiều năm nay, hắn đã mang lại hàng triệu đô la cho người đeo mặt nạ.
Người đeo mặt nạ có một thế lực ghê gớm, giết người dễ dàng như giết ruồi muỗi, nhưng Simun cũng có hàng chục đàn em trung thành và tài ba dưới quyền. Hắn chết, bọn đàn em sẽ báo thù. Người đeo mặt nạ thăng thiên, hoặc độn thổ mới hy vọng thoát khỏi viên đạn phục hận.
Vả lại trong lúc này, người đeo mặt nạ đang cần hắn. Hắn cũng đang cần người đeo mặt nạ.
Simun nhường người đeo mặt nạ ra trước. Hắn vẫn có thói quen như vậy. Thói quen đi sau, sợ viên đạn hoặc mui dao vào gáy. Gần bạc đầu trong nghề súng đạn quốc tế, Simun đã mất hẳn lòng tin vào giá trị của cái bắt tay, hoặc nụ hôn thân thiện.
Dường như không quan tâm đến thái độ dè dặt cố hữu của Simun, người đeo mặt nạ khoan thai bước ra hành lang. Rồi hắn thân mật vỗ vai gã cụt chân:
- Chú Simun còn giận anh nữa không?
Simun lắc đầu:
- Tôi đâu dám. Thật ra, tôi có lỗi với ông rất nhiều.
Người đeo mặt nạ cười hà hà:
- Phải tôi xin lỗi chú mới đúng. Nào ta bắt tay nhau thân thiết một lần nữa.
Simun cười theo. Trong thân tâm, hắn cũng không biết là cười thật, hay cười giả nữa. Đóng kịch liên tục trong mấy chục năm, hắn đã lầm lẫn giữa thật và giả.
Tuy mang chân gỗ, Simun đi thoăn thoắt, Người đeo mặt nạ hỏi:
- Chú đậu xe ở đâu:?
Simun ưỡn ngực đáp:
- Thưa, tuân lệnh ông. Tôi đâu xe ……
-Ừ, chú thận trong rất đúng. Nhân viên của địch đông như kiến cỏ, mình sơ hở một giây là chết không kịp ngáp.
Simun từ từ xuống thang gác. Người đeo mặt nạ lặng lẽ nhìn theo rồi trở vào phòng khóa trái cửa.
Ra đến vười, Simun vươn vai hít mạnh khí trời vào lồng ngực. Nhứng đám mây trắng xóa kéo nhau chạy nhanh trên nền trời hồng nhạt.
Một ngày nắng gắt bắt đầu.
Tiếng kèn xe hơi réo vang, Simun nhẩm nha hút thuốc lá, đếm bước một trên cong đường đất đỏ.
Tiếng kèn xe hơi dưới đừng cũng đập vào nhĩ tai Văn Bình. Song trong không khí trong trẻo ban mai, tiếng chuông điện thoại leng keng trên bàn bỗng có một âm thanh rõng ra, mãnh liên hơn.
Tuy nhiên, Văn Bình không kinh ngạc.
Chàng biết sớm muộn sẽ có người gọi chàng. Có thể là Quỳnh Lan, nàng tiên của Ban Biệt vụ. Vừa được ông Hoàng đặc phái lên Vạn tượng, đội lột tùy viên văn hóa trong tòa đại sứ Việt Nam. Lên đến nơi, nàng sẽ đợi chàng tiếp xúc. Song có lẽ vì nhớ chàng quá nên nàng gọi điện cho chàng, để than thở nỗi niềm cô đơn của một đêm không ngủ trong gian phòng quá rộng và quá lạnh.
Người gọi có thể là Simun. Hắn tha chàng không giết vì trót mang ơn cứu tử. Song hắn Không thể trả ơn hai lần. Vả lại, hắn đã yêu cầu chàng lên máy bay Air-Laos về sSaif Gòn từ sáng sớm. Trời đã sáng rõ từ lâu. Chắc Simun đã liên lạc với phi trường, và nhân viên công ty hàng không dân sự Air-Laos đã trả lời là không có tên Văn Bình trong danh sách hành khách.
Văn Bình không ngờ được người gọi điện thoại cho chàng lại là thiếu tá Sulivong, phụ trách điệp báo hoàng gia. Sulivong, con người hòa nhã và tháo vát đã tiếp xúc với chàng tại khách sạn Set tha Palace, sau khi chàng đặt chân xuống thành phố thầm lặng.
Chàng áp ống nghe vào tai. Tiếng Sulivong vẫn ngọt ngào và thân mật:
- Alo, ông Văn Bình đấy phải không? Sulivong, thiếu tướng Sulivong đây.
Văn Bình giật mình đánh thót. Trong một phần trăm tích tắc đồng hồ, chàng đã nhìn thấy sự việc sắp sửa xảy ra. Theo thỏa thuận chung Sulivong không gọi chàng bằng tên thật Văn Bình mà là bằng tên giả: hoàng thân Sariket. Sulivong cũng xưng là chủ hãng gỗ bạch đàn. Lần đầu gặp nhau, hai người đã dùng danh từ “hoàng thân Sariket” và “chủ hãng gỗ bạch đàn”. Không lẽ chưa đầy một ngày mà Sulivong quên hết. Phương chi Sulivong lại là một lãnh tụ tình báo ở Lào quốc.
Mặt khác, cũng theo thỏa thuận chung, Sulivong sẽ không liên lạc điện thoại với chàng , sợ bại lộ.
Văn Bình mỉm cười đáp:
- Vâng, tôi là Văn Bình. Kính chào thiếu tướng Sulivong. Thiếu tướng điện thoại cho tôi để mời tôi về Sài Gòn phải không?
Giọng Sulivong chứa đầy kinh ngạc:
- Phải. Tại sao ông biết?
- Thiếu tướng quên tôi là Z-28.
- Ông Z28 giỏi thật. Tôi xin bái phục. Song việc này không thuộc quyền tôi. Tôi cố gắng thuyết phục họ mà không được.
- Họ là ai?
- Là chính phủ hoàng gia. Rạng sáng, một hội đồng Nội các thu hẹp được triệu tập tại dinh thủ tướng dưới sự chủ tọa của hoàng thân bộ trưởng tại phủ thủ tướng. Hội đồng đã quyết định dứt khoát như trên và ra lệnh cho tôi thông báo ông biết.
- Xin thiếu tướng nói rõ tại sao chính phủ hoàng gia lại thay đổi ý kiến nhanh chóng như thế.
- Tôi không thể nói được.
- Vậy, tôi cũng không thể tuân lời được.
- Xin ông nghĩ lại. Chúng tôi đạt giấy mời nên ông lên đây, giúp chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi cảm thấy có đủ khả năng giải quyết nội vụ một mình, không cần sự giúp đỡ của các bạn đồng minh. Nên chúng tôi không dám phiền ông nữa.
- Tôi muốn yết kiến hoàng thân Thủ tướng.
- Hoàng thân còn bận ở Luang Prabang. Có lẽ tối nay hoàng thân mới về.
- Xin thiếu tướng bố trí cho tôi được gặp hoàng thân tối nay. Gặp xong, tôi rời Vạn Tượng liền.
- Khoảng 9, 10 giờ tối, phi cơ của hoàng thân mới đáp xuống sân bay Wattay. Sau đó, hoàng thân còn chủ tọa một hội đồng Nội các cho đến khuya. Nghĩa là ít ra đến một, hai giờ sáng mới xong.
- Còn sáng mai?
- Sáng mai, hoàng thân thủ tướng đi kinh lý miền nam vương quốc trong hai ngày
- Tôi sẽ đợi hoàng thân.
- Không được đâu. Tôi xin nói thẳng cho ông biết rằng thủ tướng quá bận, không có thời giờ tiếp ông. Dầu sao Hội đồng Nội các cũng đã quyết định dứt khoát rồi.
- Thật là nhục nhã, vì một chính phủ độc lập, có quân đội hùng mạnh phải đầu hàng một tổ chức còn đồ tư nhân.
- Ông không được quyền phê bình một cách khiếm nhã và gay gắt.
- Xin lỗi thiếu tướng
- Không dám. Mời ông sửa soạn hành lý.
- Trời! Tôi phải đi ngay ư?
- Vâng.
- Làm gì có máy bay vào giờ này. Nếu tôi không lầm, chuyến phi cơ thường lệ Air-Laos đã cất cánh từ nãy.
- Chúng tôi dành riêng một chuyến cho ông.
- Hân hạnh quá! Này, thiếu tướng Sulivong, tôi xin hỏi thật, Quốc tế Đặc vụ bắt buộc tôi rời Vạn tượng mấy giờ hôm ay?
- Trong vòng 12 giờ đồng hồ, kể từ 8 giờ sáng.
- Nghĩa là tôi phải về Sài Gòn trước 8 giờ tối nay?
- Phải. Ông nên nghe tôi mà về là hơn. Đối với ông, chúng tôi vẫn là bạn. song chúng tôi bị du vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì sinh mạng của hàng triệu con người, chúng tôi đành phải trả tiền, điều đình với Quốc tế Đặc vụ để lấy lại số hàng đã mất.
- Vâng tôi hiểu.
- Nếu ông cho phép, tôi xin đưa ra đề nghị như sau: để bồi thường thiệt hại, chính phủ hoàng gia xin biếu ông một số tiền nhỏ là năm chục ngàn đô la.
- Chà, năm chục ngàn đô la Mỹ, số tiền này đâu có nhỏ.
- Đó là biếu riêng ông. Còn nếu sở Gián điệp của ông Hoàng cần được bồi thường thiệt hại, chúng tôi xin tính sau.
- Cám ơn thiếu tướng. Nhân danh ông Hoàng, tôi có thể nói trước là Sở chúng tôi không đòi bồi thường.
- Nhưng còn cá nhân ông?
- Cũng không. Tiền lương hàng tháng của tôi cũng đủ ăn. Vả lại, tôi không thích chính sách hối lộ.
Sulivong thở dài:
- Ông hiểu lầm tôi rồi.
Văn Bình cũng thở dài:
- Thiếu tướng cũng hiểu lầm tôi.
- Tuần tới, tôi sẽ xuống Sài Gòn công cán. Tôi sẽ gặp ông Hoàng và gặp ông. Khi ấy chúng ta sẽ nói chuyện nhiều. thôi, chào ông và kính chúc ông thượng lộ bình an.
- Mấy giờ phi cơ cất cánh?
- Ông ra Wattay giờ nào, phi cơ cất cánh giờ nấy. Một chiếc công xa Mercedes sơn đen, mang bảng số…đang chờ ông trước cửa khách sạn Settha Palace. Ngoài ra, còn có một xe díp trí súng đại liên, và hai binh sĩ của tôi đi theo ông.
- Gớm, tôi trở thành một nhân vật quan trọng.
- Chính phủ hoàng gia hoàn tòa chịu trách nhiệm về an ninh cá nhân của ông, bắt đầu từ phút này.
- Thiếu tướng đã thông báo cho Sài Gòn biết chưa?
- Chưa. Họp Hội đồng Nội các xong, tôi nhấc điện thoại gọi cho ông ngay.
- Vậy, xin phép thiếu tướng cho tôi được tới tòa đại sứ Việt Nam.
- Ông Z28 khách sáo quá! Ông muốn đi đâu trong thành phố, tùy ông, tôi đâu dám ngăn cấm. Miễn hồ là trong phạm vi thành phố, và miễn hồ ông từ giã Vạn Tượng nội chiều nay.
- Nội chiều nay?
- Vâng. Nhân viên ở phi trường đã nhận được lệnh của tôi. Họ chờ ông ngoài đó. Khi nào ông tới, họ sẽ cất cánh liền.
- Cám ơn thiếu tướng.
- Không dám, cám ơn ông.
Thiếu tướng Sulivong gác máy.
Văn Bình bâng khuâng một hồi với ống nghe đã nín bặt. Chàng thầm khen tổ chức của địch đã phản công nhanh chóng. Tuy vậy, chàng không sửng sốt. Chính phủ hoàng gia không thể giữ chàng ở lại để làm liên lụy đến hàng triệu người. Quốc tế Đặc vụ đe dọa bỏ thuốc độc vào giếng nước trên khắp Đông nam á, bọn sát nhân quốc tế này đã nói là làm. Ở vào hoàn cảnh khó xử này, bất cứ chính phủ nào cũng sẵn sàng bỏ ra hai triệu đô la. Hai triệu, chứ hai chục triệu cũng phải ưng thuận. Mặt khác, công việc của Văn Bình chỉ có kết quả nếu được giữ hoàn toàn bí mật. Chàng vừa đặt chân xuống Vạn tượng thì hàng loạt biến cố xảy ra. Rồi Quốc tế Đặc vụ bắt cóc chàng.
Tại sao Quốc tế Đặc vụ biết Z28 có mặt tại Vạn Tượng? Đó là điều chàng phải tìm ra. Vì đó là đầu mối của nội vụ.
Văn Bình ném điếu Salem qua cửa sổ. Có tiếng gõ cửa, chàng hất hàm:
- Ai đó, cứ vào.
Chàng không cần giữ gìn nữa: kể từ phút này, tính mạng của chàng sẽ không bị Quốc tế Đặc vụ đụng tới.
Quản lý khách sạn bước vào, nghiêng đầu cung kính:
- Thưa, quý ông đi ngay à?
Văn Bình biết là Sulivong đã ra lệnh cho khách sạn. Chàng đáp:
- Vâng. Phiền ông tính giùm tiền phòng.
Viên quản lý lắc đầu:
- Thưa, phủ thủ tướng đã thanh toán rồi. Nếu ông cho phép, tôi sẽ bảo bồi mang hnhf lý xuống xe.
Hừ, Văn Bình bị tống xuất khỏi lữ quán Settha Palace! Tống khứ một cách êm ái và nhã nhặn! Chẳng nói chẳng rằng, Văn Bình chỉ cái va li của chàng đặt trên bàn, rồi lững thững thọc tay vào túi quần, ra ngoài hành lang.
Chiếc Mercedes 220 SE tối tân đậu ngay trước cửa. Văn Bình dựa lưng vào nệm xe trắng toát. Tài xế, một trung sĩ, hỏi chàng bằng tiếng Pháp:
- Thưa ra sứ quán.
Văn Bình giơ một ngón tay, tỏ dấu đồng ý. Thì ra Sulivong đã lo liệu chu đáo. Chiếc Mercedes vừa dứt ra khỏi vỉa hè, một xe díp nhà binh với họng súng đại liên chĩa lên trời, phóng theo.
Văn Bình nhìn hai bên đường. Dân chúng Vạn Tượng vẫn đi lại tíu tít như thường lệ. Mấy ký giả ngoại quốc vẫn gác chân lên bàn trong lữ quán Constellation uống cà phê đá. Một cô gái giang hồ từ nhà săm hấp tấp bước ra, vấp gốc cây suýt ngã, mặt ngẩng lên, son phấn bạc phếch, làm Văn Bình lợm mửa.
Thành phố Vạn Tượng vẫn là thành phố quen thuộc đối với chàng, từ nhiều tháng nay không hề thay đổi. Riêng những màn kịch trong bóng tối dày đặc đã thay đổi nhiều.
Tài xế lái xe lên con đường đê, dọc bờ sông Cửu long. Gió mát luồn vào trong xe.
Văn Bình ra lệnh cho xe đậu lại. Tài xế hỏi chàng.
- Thưa, chúng tôi đậu xe bên ngoài đợi ông?
Chàng xua tay:
- Các anh về đi. Lát nữa, tôi có xe riêng.
Tài xế đáp:
- Chúng tôi được lệnh đưa ông lên Wattay.
Chàng gắt:
- tôi đã bảo có xe riêng mà lại.
Tài xế giọng bình thản:
- Thưa, lệnh của thiếu tướng Sulivong. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho ông.
- Được, nếu các anh muốn chờ bên ngoài tùy ý.. Nhưng các anh đừng quên tòa dại dứ là nơi bất khả xâm phạm.
- Thưa vâng. Và xin ông cũng đừng quên là phi cơ đang chờ ông ở Wattay
Văn Bình trèo lên thềm sứ quán. Xa Vạn tượng một năm, chàng thấy sứ quán Việt nam không đổi khác mảy may. Thấy chàng, mấy nhân viên reo mừng.
Chàng cười trả, xách va li lên lầu.
Quỳnh Loan đang quay lưng lại phía chàng, nhìn qua cửa sổ. Nàng mặc áo đầm hở nửa lưng trên trắng nõn, khiến Văn Bình đứng sững. Thân thể cân đối và kiều diễm của Quỳnh Loan đã mê hoặc hàng ngàn chàng trai ở Sài gòn, trong số có Văn Bình. Nàng là nhân viên xuất sắc của ban Biệt vụ, và là bạn thân của Nguyên Hương. Không biết vì nàng đã có ý trung nhân, hay nàng nghĩ đến bạn mà hơn một lần Quỳnh Loan cự tuyệt chàng.
Đối với nàng, Văn Bình còn giữ nhiều kỷ niệm đậm đà. Nhất là kỷ niệm một đêm nằm khám. Nàng giả vờ hẹn hò với chàng, rồi vào giây phút thần tiên nhất, giàn xếp cho nhân viên cảnh sát bắt chàng, đưa về giam một đêm trong bót quận ba, trước khi chàng lên đường ra Hà nội, trong một công tác hiểm nghèo (1)
Thấy động, Quỳnh Loan quay lại.
- Chào anh
- Chào cô
Anh lầm rồi. Em là bà, không còn là cô nữa.
Văn Bình tái mặt:
- Em đã…
Nàng cười ròn rã:
- Mời anh vào phòng em. Xin giới thiệu: em là tùy viên văn hóa của tòa đại sứ.
- Vâng, tôi biết. Trân trọng kính chào bà tùy viên văn hóa một ngày.
Sự thật là nàng mới lên hôm qua. Nàng được cử làm tùy viên văn hóa để tiếp tay cho Văn Bình. Chức vụ tùy viên và đệ nhị bí thư sứ quán thường được dành sẵn cho sở Mật vụ.
Chàng hỏi:
- Ông Đại sứ đâu?
- Về Sài Gòn sáng nay rồi.
- Chuyện công hay tư?
- Bộ ngoại giao đánh điện mời về, theo đề nghị của ông Hoàng. Ông Hoàng kiếm cớ cần gặp ông đại sứ để thảo luận về vụ Pathet – Lào sửa sang con đường mòn Hồ Chí Minh cho cộng sản Bắc Việt tải quân cụ. Chẳng qua, ông Hoàng muốn ông Đại sứ vắng mặt để khỏi chịu trách nhiệm về việc làm của anh em mình.
Tiếng “anh em mình”, Quỳnh Loan nói bằng giọng tha thiết . Chàng nắm tay nàng:
- Em lấy chồng bao giờ thế?
Nàng phá lên cười:
- Ai bảo anh là em lấy chồng?
- Chính em. Em đã bắt anh gọi là bà.
- Không phải lỗi của em, anh đừng giận, oan em lắm. Trong giấy tờ bổ nhiệm, em được gọi là bà. Trước khi em lên đường, chị Nguyên Hương đã mời em vào phòng, nói chuyện riêng.
- Lại Nguyên Hương!
- Vâng, chị ấy dặn em lên Lào phải thận trọng vì đàn ông trên này có ngải. Bị ngải yêu, phụ nữ đâm ra bê bối, chết mê chết mệt người đàn ông, không thể nào gỡ ra. Tuy nhiên, ngải yêu lại kỵ vợ chồng. Phụ nữ chưa chồng, nhưng đã hứa hôn rồi, cũng không sợ bị ngải yêu mê hoặc.
- Em tin không?
- Không biết nữa. Chị Nguyên Hương dặn em lên trên này thuật lại anh nghe.
- Hừ, em đáo để lắm.
- Lại giận oan em rồi.
- Giận còn là ít. Em còn đáng bị đánh đòn nữa. Trước kia, em nghe lời Nguyên Hương, rủ anh đi chơi rồi lừa anh một vố chết điếng, suốt đêm nằm trong sà lim quận ba…Lần này, em lại nhảy vọt lên chức bà. Ở đây, chẳng ai nghe nói đến ngài. Nguyên Hương ra lệnh cho em kềm giữ anh như tù phải không?
- Không. Chị ấy chỉ yêu cầu em thôi.
- Yêu cầu ra sao?
- Yêu cầu em chăm sóc anh với tư cách em gái đối với anh ruột. Ngoài ra, không được làm gì hết. Thôi, chuyến này ở Lào về, anh cưới chị Nguyên Hương đi cho chúng em ăn cỗ. Mỗi ngày, chị mỗi ghen thêm kinh khủng. Em có cảm tưởng chị ấy sẵn sàng ăn tươi, nuốt sống cô gái nào dám léo hánh đến anh.
Văn Bình cười
- Anh tu rồi. Nào, cô em gái của anh, săn sóc cho anh ruột đi.
- Em rót huýt ky nhé?
- Không, anh chưa muốn uống. Lệ thường, anh em ruột ở phương Tây hôn nhau lên trán, hoặc trên má, mỗi khi gặp nhau. Em gái anh còn đợi gì mà chưa hôn?
Quỳnh Loan kiễng chân, chúm môi hôn nhẹ vào trán chàng. Chờ nàng ngửa cổ ra, mắt lim dim, miệng mở hé, mùi da thịt thanh tân tỏa ra ngào ngạt. Quỳnh Loan là nữ điệp viên điệp viên Biệt vụ xinh đẹp và ngon lành nhất Sở.
Chàng cúi xuống hôn phớt vào cánh mũi phập phồng. Rồi chàng đưa tay vuốt xương sống nàng từ gáy xuống lưng. Nàng run lên như bị lạnh. Nàng mở một con mắt ra, giọng lè nhè như say rượu:
- Anh ơi! Hôn em đi?
Chàng cười:
- Hôn trán nhé!
Nàng lắc đầu lia lịa:
- Không, không.
Văn Bình hôn thật phũ phàng vào môi nàng. Chàng hiểu Quỳnh Loan hơn ai hết. Nàng là một thiếu nữ học thức, thông minh, thích sống ngang tàng, chưa hề yêu ai say đắm vì chưa gặp người đàn ông nào ngang tàng hơn nàng. Đối với nữ điệp viên lao đầu vào công tác nguy hiểm, luôn luôn gần kề cái chết, mánh khóe tán tỉnh và gợi tình cổ điển không còn thích hợp nữa. Chinh phục loại phụ nữ ngang tàng như Quỳnh Loan, Văn Bình có ấn tượng như rình rập yếu điểm của đối phương võ nghệ siêu quần để đánh atemi.
Trong khi dính môi, suýt nữa chàng bật cười. Chàng vừa nghĩ đến thú săn voi trong rừng rậm Lào quốc. Hồi nhỏ, thân phụ chàng đã đưa chàng đến những vùng nhiều dã thú nhất, và dạy chàng cách bắn. Ông không cho chàng bắn xa, mỗi lần gặp thú, đặc biệt là voi và hổ đi một mình – loại thú đi một mình thường rất dữ - ông bắt chàng tiến lại gần, và chỉ cho phép chàng dùng một mũi tên, hoặc một viên đạn mà thôi.
Lớn lên, Văn Bình mới khám phá ra nghệ thuật chinh phục đàn bà đẹp kiêu hãnh và khó tính không khác nghệ thuật bắn thú dữ. Chỉ có một phát đạn, bắn ra ngoài thì chết, con thú sẽ nhảy lại dẫm chết nhà thiện xạ, người đàn bà đẹp sẽ không bao giờ mở lòng ra nữa nếu cuộc tỏ tình bị lạc hướng trong phút đầu tiên.
5 phút sau, chàng buông nàng ra. Nàng ngồi phịch xuống ghế, bưng mặt khóc. Văn Bình ngồi bên, vuốt tóc nàng :
- Tại sao em khóc?
Nàng khóc òa lên:
- EM không cưỡng lại được. Em yêu anh quá, anh ơi!
Từ lâu, Văn Bình vẫn đợi nàng nói câu ấy. Chàng đã thắng trận. Chàng đã quật ngã được con hổ dữ Quỳnh Loan. Con hổ dữ nhất của ban Biệt vụ/
Một lát sau, nàng ngẩng đầu lên, dáng điệu thẹn thò:
- Khổ quá, em quên mất công việc phải làm. Anh đến gặp em có việc gì?
- Còn chán thời giờ. Quốc tế Đặc vụ gửi tối hậu thư đòi chính phủ hoàng gia tống anh về Sài gòn. Tối nay, anh phải lên máy bay.
Quỳnh Loan tái mặt:
- Thế à? Chương trình hành động của mình hỏng bét rồi.
Văn Bình cười :
- Đừng ngại. Anh đã có kế hoạch. À, em bận gì không?
Nàng đáp ngây thơ:
- Không
- Vậy anh sẽ kể em nghe một câu chuyện.
- Chuyện gì? Quan trọng không?
- Quan trọng lắm.
- Anh kể đi
- Để anh đóng chặt cửa, sợ người ngoài nghe.
Quỳnh Loan nhìn chàng bằng cặp mắt mơ màng. Văn Bình đóng cửa sổ, kéo rềm che kín, rồi mở máy điều hòa khí hậu. Nàng ngồi trên đi văng bọc nỉ mày xanh nhạt. Đến phút này, chàng mới nhận ra cái áo đầm kiểu mới hai mảnh của nàng.
Loại áo này đang thịnh hành ở Ba lê, phụ nữ đua nhau mặc trong khi các nhà đạo đức đua nhau công kích. Quan niệm chung của phe bảo cựu là loại áo này tăng vẻ khêu gợi của đàn bà lên tột độ, khiến mặc áo mà khêu gợi hơn khỏa thân. Cái xiêm may chật, ở trên đầu gối gần một tấc, trông như xiêm trẻ con, khiến cặp giò lộ ra toàn vẹn, còn áo trên thì chỉ là một biến thể của loại áo thun ngắn tay, hở nách, hở cổ, đàn ông thường mặc trong nhà, hoặc ngoài sân vận dộng. Nữ minh tinh màn bạc Pháp, BB, làm đàn ông Tây phương lác mắt, ngạt thở, vì cái áo thun dính sát lấy eo và ngực, cái áo thun của Quỳnh Loan còn dính sát hơn, khiến chàng cảm tưởng là nàng không mặc gì hết.
Màu hồng của áo hòa hợp một cách tuyệt diệu với màu đỏ phượng vĩ của xiêm, làn da trắng của nàng trở nên trắng thêm, môi đỏ của nàng trở nên đỏ thêm, chứa đầy quyến rũ.
Văn Bình ngây người ngắm nàng. Nàng giang tay ra:
- Chuyện gì, anh kể em nghe.
Chàng hôn vào tóc nàng. Một lần 8000 nữa, hai cặp môi ân ái lại tìm nhau. Chàng không nhớ toán lính Lào của tướng Sulivong đang đợi ngoài đường, chốc chốc lại ngó vào sân tòa đại sứ, dáng điệu nôn nóng và bực bội. Nàng cũng quên bẵng chức vụ tùy viên văn hóa, sợi dây liên lạc duy nhất giữa Văn Bình và ông Hoàng ở Sài gòn.
Tất cả cho tình yêu
Tình yêu trên hết.
12 giờ trưa, giờ Sài gòn – giờ Vạn Tượng chậm hơn giờ Sài gòn một giờ - bức công điện tối khẩn của thiếu tướng Sulivong được gửi đến tổng hành doanh của ông Hoàng, trong Công ty Điện tử, đại lộ Nguyễn Huệ.
Ông Hoàng ngồi im rất lâu trước tập hồ sơ đầy chữ chi chít mở rộng trên bàn.
Rồi ông mở anh tét phôn, ra lệnh cho NguyênHương:
- Đánh ngay bức điện này lên Lào cho tướng Sulivong. Nội dung: «Hân hạnh tiếp nhận công điện số 20.786. Rất tiếc. Tuy nhiên, sẵn sàng thể theo lời yêu cầu của thiếu tướng. Đã ra lệnh cho Z-28 bằng mật điện. Trân trọng.”\
Nguyên Hương hỏi:
- Thưa, gửi trực tiếp, hay nhờ sứ quán của ta chuyển giao?
- Trực tiếp, qua bưu điện Vạn tượng. Tối khẩn.
- Thưa, gửi bằng mật mã?
- Không. Bằng mật mã thương mãi thông thường thôi.
- Thưa, ông nói trong điện là đã ra lệnh cho Z-28, song trên thực tế, ta chưa đánh bức nàocho Z-28 cả.
- Lẽ ra, cô để Sulivông hỏi thì tiện hơn. Đây này, bức điện gửi cho Z-28 như sau: Về ngay, theo sự thu xếp của tưởng Sulivông. Cũng gởi qua bưu điện như cái trước.
- Thưa, Quỳnh Loan đã mang theo một máy phát và nhận tin cực mạnh, có thể liên lạc thẳng với ta. Sao ông không báo tin cho Quỳnh Loan?
- Thời khóa biểu liên lạc ra sao?
- Thưa, cách 2 giờ gọi một lần.
- Từ sáng đến giờ cô Loan đã gọi về chưa?
- Thưa chưa. Hôm qua, chỉ báo tin là đến bình yên.
- Mấy giờ sẽ gọi lại?
- Thưa, đúng 1 giờ.
- Được. Cô gọi giây nói cho phòng Mật mã đợi tôi. Lê Diệp đâu? Bảo Lê Diệp lên ngay phòng tôi.
- Thưa, anh ấy đi Cấp chưa về.
- Thế à?
- Thưa, có cần gọi Lê Diệp không ạ?
- Thôi.
Ông Hoàng trầm ngâm hút xì gà. Đoạn, ông hí hoáy viết. Viết xong, ông lại xé.
Rồi ông gọi Nguyên Hương qua anh tét phone lần nữa:
- Mấy giờ ta có liên lạc với Vọng các?
Nguyên Hương đáp:
Trừ trường hợp quan trọng, thường lệ mỗi ngày 2 lần. Ba giờ chiều và 10 giờ tối.
- Cô chuẩn bị để tôi liên lạc với họ.
- Thưa vâng.
Ông Hoàng bâng khuâng nhìn lên tường. Bốn bức tường trắng toát, không treo một tấm ảnh. Sau lưng ông là một bức bản đồ Đông nam á rộng bằng cái chiếu, bên ngoài phủ tấm riềm, đóng mở bằng điện. Ông Hoàng xoa y ghế lại, và bấm nút trên bàn giấy.
Tấm riềm bằng nhung xanh dạt sang hai bên. Những ngọn đèn nhỏ bằng đầu kim le lói chạy, màu xanh lẫn màu đỏ. Màu xanh là trụ sở hoạt động của Sở Mật vụ. Màu đỏ là địch. Nơi nào có bóng đỏ cũng có bóng xanh. Trên đất Lào, đặc biệt dọc con sông Cửu long dài ngoằng, bóng đỏ át cả bóng xanh.
Ông tổng giám đốc Mật vụ lẩm bẩm một mình:
- Không thể được… Văn Bình không thể về được. Bị thua lần này là mất hết… mất hết.
- Chết, đến giờ liên lạc với Sài gòn rồi. Mải vui với anh, em quên khuấy.
Văn Bình cười:
- Cho ông Cụ bực mình một lần để lần sau không còn ti toe nữa.
Quỳnh Loan đưa ngón tay lên miệng:
- Suỵt, Đừng nói bậy. Em sẽ báo cáo về là anh nói xấu ông Tổng giám đốc.
- Em cứ trình về đi.
- Hứ, anh tưởng em là con bé lên 10 đấy sao? Anh là con cưng, ông Hoàng không bao giờ giận anh cả. Sở dĩ em phải đúng hẹn là vì em sợ chị Nguyên Hương.
- Sợ Nguyên Hương?
- Vâng. Không riêng em, mà anh cũng sợ chị ấy nữa. Có lẽ anh còn sợ nhiều hơn em. Lệ thường, em chưa bao giờ quên liên lạc với Sài gòn. Nếu lần này em quên, chị Nguyên Hương sẽ suy luận ra là em bị anh cám dỗ. Em về Sài gòn, chị ấy sẽ ăn thịt em đi. Còn anh, anh sẽ bị chị ấy nhổ hết tóc, rồi biến thành đầu hói.
Gài xong khuy áo, Quỳnh Loan mở ra lấy điện đài đặt lên bàn. Nàng nhìn đồng hồ tay:
- Đến giờ rồi, xin lỗi anh một phút.
Nàng ngồi xuống, đeo mũ nghe vào tai, đàng điệu nhanh nhẹn và thành thạo. Đứng sau, chàng thầm khen phục nàng.
Ba phút sau, nàng mang bức mật điện lại bàn nhấn, rồi bỏ vào cái máy dịch điện tử. Trong nháy mắt, bức mật điện được dịch ra. Mí mắt mắng chớp liên hồi.
Văn Bình thản nhiên thở khói Salem lên trần nhà:
- Ông Hoàng ra lệnh cho anh tìm cách quay lại Vạn tượng phải không?
Nàng giật mình quay lưng lại:
- Vâng, Tại sao anh biết?
- Đặt vào địa vị ông Hoàng, anh cũng ra lệnh cho nhân viên ở lại. Đâu, em đưa bản dịch cho anh.
Lông mày Văn Bình hơi nhíu lại. Khi ấy chuông điện thoại trong phòng reo lên. Chàng bảo nàng:
- Chắc Sulivông gọi lại. Em nói với hắn là trong nửa giờ nữa anh sẽ có mặt ở phi trường.
*
Trong cuộc đời phiêu bạt, Văn Bình đã tới trường bay Wattay không biết mấy chục lần rồi. Song lần nào chàng cũng có cảm tưởng mới lần đầu. Có lẻ vì chàng không chịu nổi bầu không khí tiêu sơ và quạnh quẽ của cái trường bay nhỏ xíu như cái khăn hỉ mũi, hành khách toàn là thiếu phụ người Việt buôn hàng chuyến, trên người đeo toàn vàng, vàng kéo thành kiềng, xuyến nặng chĩu, hoặc vàng để nguyên lá giấy trước bụng và buộc ở đùi.
Dọc đường từ tòa đại sứ đến phi trường, chàng hút thuốc lá luôn miệng, không nói với người sĩ quan hộ tống nữa lời. Được lệnh trước, nhân viên phi cảng không hỏi giấy và vé. Chàng được đưa thẳng ra chiếc máy bay Air – Laos đã mở mấy sẵn.
Chàng sắp trèo lên thang thì một xe díp từ cửa hông phi trường, phóng nhanh lại, đậu xịch một bên.
Thiếu tướng Sulivông bước xuống. Thấy chàng, Sulivông bước xuống. Thấy chàng, Sulivông cười thân mật:
- Chào ông Văn Bình.
Chàng nhún vai:
- Chào thiếu tướng. Cám ơn lòng tốt của thiếu tướng.
- Xin ông nể tình cho. Hoàn cảnh bắt buộc.
- Rất tiếc là thiếu tướng bắt tôi về ngay. Giá thiếu tướng cho tôi ở lại một đêm thì hay biết mấy.
- Xin lỗi ông lần nữa. Hội đồng Nội các đã quyết định.
- Không, tôi có xin ở lại để phiền nhiễu Quốc tế Đặc vụ đâu. Tôi chỉ xin được xóm một đêm cho thích. Vì thưa thiếu tướng, cái khoản ấy Sài gòn cấm ngặt lắm.
Sulivông há hốc miệng
- Tôi phục ông thật. Đến lúc này mà ông vẫn sính nói đùa.
Văn Bình bắt tay Sulivông
- Tôi nói thật đấy.
Sulivông nhìn thẳng vào mắt chàng:
- Là nhân viên tình báo chuyên nghiệp, tôi biết tài ông đã lâu. Ông không phải là người đặt thú vui lên trên nhiệm vụ. Sỡ dĩ tôi đích thân tới đây là vì…
Là vì thiếu tướng sợ tôi hiểu lầm mà sinh lòng giận chứ gì?
- Vâng, ông nói đúng.
- Thiếu tướng đừng ngại. Tôi bị đuổi như thế này là thường.
- Ông dùng chữ đuổi nặng quá. Chúng tôi không dám có ý nghĩ khiếm nhã này. Chúng tôi chỉ mời ông về, thế thôi. Và, nhân tiện, tôi xin yêu cầu ông đừng tìm cách trở lại nữa.
- Nghĩa là chính phủ hoàng gia sẽ không cấp chiếu kháng cho tôi vào Vạn tượng từ nay trở đi.
- Không, ông đã hiểu lầm ý kiến của tôi. Một vài tuần nữa, khi vụ này hoàn tất, ông sẽ được tự do lên đây. Riêng cá nhân tôi xin mời ông lưu lại một thời gian để giải trí. Vả lại, tôi đang còn nhiều việc cần đến tài điều tra và hướng dẫn của ông. Thôi, trân trọng chúc ông thượng lộ bình an. Chúng ta sẽ tái ngộ.
Văn Bình dằn từng tiếng:
- Tôi cũng tin như vậy. Chúng ta sẽ tái ngộ. Và là tái ngộ trong tương lai gần. Khi ấy, tôi sẽ nói nhiều chuyện với thiếu tướng.
Chàng nhận thấy Sulivông hơi tái mặt. Thản nhiên, chàng trèo lên phi cơ.
5 phút sau, phi cơ cất cách.
*
Văn Bình ngủ một giấc từ Vạn tượng đến Sài gòn. Như chàng tiên đoán, Lê Diệp đón chàng tại Tân sơn nhất, và lái xe cho chàng về tổng hành doanh ở đường Nguyễn Huệ.
Về trụ sở, chàng không lên thẳng phòng ông Hoàng mà xuống thang máy bí mật. Con đường hầm thắp đèn nê ông mát mắt này, chàng đã đi qua một lần với ông Hoàng
Nguyên Hương đợi chàng trong ga – ra ở cuối đường hầm, ăn thông ra đường Hồ huấn Nghiệp. Nàng mở cửa xe cho chàng vào rồi lái ra đường.
Thành phố Sài gòn lên đèn từ lâu.
Nguyên Hương phóng thật nhanh trên những con đường nhựa lênh láng nước mưa. Không thấy nàng ân cần hỏi han như thường lệ, chàng bèn gợi chuyện.
- Trời mới mưa à em?
Nàng buông thỏng:
- Vâng.
- Dạo này, trời hay mưa quá nhỉ?
- Vâng.
- Chúng mình lên Biên hòa, phải không em?
- Vâng.
Văn Bình chột dạ:
- Sao anh hỏi em cứ đáp một tiếng cộc lốc như vậy? Em giận anh phải không? Anh làm gì đâu mà em giận?
Nguyên Hương dề môi:
- Anh lại sắp đặt một bàn tay trước tim thề rồi đấy. Thề nữa đi. Em đã chán những lời thề cá trê chui ống của anh rồi.
Vẻ mặt Văn chưa đầy sửng sốt:
- Em lạ kỳ quá! Giận anh mà không cho anh biết lý do. Thú thật với em là trước kia anh có thói la cà, nhưng từ ít lây nay anh đã chừa rồi. Chừa thật rồi. Lên đến Vạn tượng, anh đã chúi đầu vào công tác ngay, không có thời giò đi mua gói thuốc lá, chứ đừng nói là đi giải trí nữa. không tin em hỏi Quỳnh Loan xem.
- Cám ơn. Nếu có kỳ thi sở khanh, em dám chắc anh đậu đầu. Đậu đầu trên toàn thế giới.
- Em có sẵn thành kiến đối với anh nên hể anh nói gì là em không tin.
- Vì trong quá khứ anh đã nói dối nhiều rồi.
- Lần này, anh nói thật, hoàn toàn nói thật. Vả lại, em đã gài sẵn Quỳnh Loan bên cạnh anh. Anh làm gì cô Loan biết ngay, và sẽ báo cáo về cho em. Muốn biết anh thật hay dối, em đánh điện hỏi Quỳnh Loan xem.
- Hừ, Quỳnh Loan! Cá mè một lứa hết!
Văn Bình lặng thinh. Nàng đọc được ý nghĩ trong óc chàng chăng? Nếu không, nàng không tài nào biết được câu chuyện giữa chàng và Quỳnh Loan trưa nay ở Vạn tượng. Những phút thần tiên giữa hai người diễn ra trong phòng kín, và chàng biết rõ là không ai chứng kiến cảnh này.
Nguyên Hương lái xoẹt một cái, chiếc xe thấp lè tè phóng như bay trên xa lộ. Gió mát bay vào làm tóc nàng lòa xòa. Trong cơn ghen, nàng đẹp dội lên.
Đến ngã tư có đèn giao thông, nàng ngừng lại, ngoảnh sang phía chàng giọng ngọt ngào – nhưng là thứ ngọt ngào đau thấu tới xương:
- Anh chịu nhận tội chưa?
Văn Bình cố gắng biện hộ:
- Tội gì hả em?
Nàng cười khanh khách:
- Tội lăng nhăng với bà tùy viên văn hóa xã hội của tòa đại sứ, chứ còn tội gì nữa.
Nghe nàng nói, Văn Bình lạnh người. Quả Nguyên Hương có tài nghệ phi thường! Tài nghệ nhìn rõ những chuyện xảy ra ở xa hàng trăm cây số? Tài nghệ nhìn xuyên qua tường vào phòng kín!
Chàng nói:
- Em lầm rồi. Anh chẳng làm gì cô Loan cả. Vả lại, hản em đã biết, cô Loan là đồng minh của em. Nếu anh đụng vào, cô ấy sẽ lầm ầm lên, không tha anh đâu.
Nàng thở dài chua chát:
- Trước kia, em cũng nghĩ thế. Em ngây thơ thật. Mang mỡ ra để miệng mèo rồi ân cần dặn mèo nhìn thôi, đừng ăn, trong khi mèo bị đói từ lâu. Tin Quỳnh Loan đứng đắn, em mời đưa cô ta lên Vạn Tượng, làm phụ tá cho anh. Nếu biết sự thể như vậy, em đã vận động cho Lê Diệp hoặc Triệu Dung rồi. Từ nay, em chẳng tin bạn gái của em nữa.
- Nguyên Hương ơi?
- Anh đừng đóng trò nữa. Nhiều lần, em đã bỏ qua cho anh. Lần này em quyết không nhân nhượng nữa. Anh đã làm những gì? Phải thú tội cho em biết.
- Giữa anh và cô Loan chẳng có gì cả. Anh xin thề…
- Lại thề rồi. Em đã bảo là không tin lời thề của anh nữa rồi mà. Từ 6 năm nay, anh thề cả thảy 34 lần.
- Trời ơi, em làm như bà vợ ghi tiền chợ.
- Anh nói đúng. Mỗi lần anh thề, em đều ghi vào sổ. Nếu anh quên, để em nhắc. Không những để ngày, em còn chép cả lời thề của anh nữa. Pháp luật của Trời công bằng hơn nữa. anh đã chết đúng 34 lần.
Văn Bình nín lặng, Nguyên Hương nguýt chàng:
- Anh còn sống để tiếp tục lăng nhăng với đàn bà là nhờ em. Ngày nào em cũng cầu nguyện cho anh. Lần nào, anh thề độc, em cũng phải lẵng lặng xin ngài xá tội. Được tin anh về, em đã mua sẵn bó huệ trắng và thẻ nhang. Yêu anh, thương anh, em lại bỏ qua cho anh lần nữa. Song em quyết không tha Quỳnh Loan.
- Em sẽ làm gì nàng?
- Hừ, nữ nhân viên ban Biệt vụ vừa thành lập một hội kín, anh biết không? Mệnh danh là HBVCB, nghĩa là hội Bảo vệ Công bằng. Nhân viên Biệt vụ toàn là người đẹp chinh phục đàn ông dễ dàng, nên chúng em sợ mất người yêu mọt cách khờ dại và oan uổng. Chúng em cam kết với nhau, không được léo hánh đến cấm địa. Hể đoàn viên nào phạm tội…
Nguyên Hương ngừng bặt. Văn Bình hỏi gặng:
- Hội sẽ làm gì?
- Em không nói. Vì nói ra, anh sẽ báo cáo lại với Quỳnh Loan. Em chỉ nhờ anh bảo cho nàng biết là sửa soạn về Sài gòn để chịu tội.
Chàng thở dài”
- Chung quy anh gây ra cả. Nàng không có tội gì hết. Hội trừng phạt nặng mấy, anh xin chịu. Và từ nay…
- Hừ, lại sắp thề rồi.
Xe hơi lái vào phi trường quân sự Biên Hòa. Nhìn chiếc máy bay sơn trắng nằm dài trên phi đạo dưới ánh đèn sáng rực, Nguyên Hương nôn nao trong dạ. Văn Bình là chàng trai hoang toàng yêu lung tung, yêu không mà cả, song là ý trung nhân đằm thắm của nàng từ nhiều năm nay. Công tác nguy hiểm đã lôi kéo chàng vào nếp sống bừa bãi, thật ra trong tiềm thức chàng vẫn dành thiện cảm cho nàng. Chàng sắp lên đường, lao đầu vào nanh vuốt tử thần. Không biết chàng sẽ trở về, hay chàng đi mãi, để nàng một mình vò võ.
Đột nhiên, một giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má. Nàng khóc, tuy nàng không muốn khóc. Tuy nàng không muốn Văn Bình biết nàng mềm yếu.
Trong bóng tối mờ mờ, giọt lệ của người vợ không bao giờ cưới làm kẻ giang hồ xao xuyến.
- Em ơi!
Hai người hôn nhau rất lâu.
Cửa phi cơ mở rộng. Trước khi trèo lên, chàng hỏi nàng, giọng âu yếm.
- Em tài thật. Tại sao em khám pha ra vụ… anh và Quỳnh Loan?
Nàng mỉm cười:
- Tại cái đồng hồ của Quỳnh Loan.
- Sao?
- Em gắn trong đồng hồ của Quỳnh Loan một dụng cụ ghi âm đặc biệt. Hẳn anh đã biết khoa học ngày nay đã đo được nhiệt lượng của cái hôn giữa đàn ông và đàn bà. Nhiệt lượng được chia làm ba trình độ: tối thiểu, trung bình và tối đa.
Ngoài ra còn trình độ đặc biệt nữa. Khi Quỳnh Loan hôn ai, nhiệt lượng trong người nàng được ghi vào máy, và chuyển bằng vô tuyết tới một trạm điện tín ở ngoài. Một nhân viên ở Vạn tượng đánh điện về báo cáo với em. Cái hôn của anh rất dễ biết. Vì anh là người đàn ông duy nhất ở Việt nam, và có lẻ duy nhất trên thế giới, thuộc vào loại tối đặc biệt.
- Nhân viên của em là ai?
- Anh đừng gặng hỏi vô ích. Từ nay, anh nên chừa là hơn. Nếu không, miễn cưỡng em phải gắng dụng cụ ghi âm vào răng anh, và em sẽ công bố cho toàn thể nhân viên trong Sở biết.
- Anh xin em.
Nàng nép vào người chàng. Giây phút từ biệt đã tới. Phi trường Biên hòa ồn ào trong tiếng máy bay lên xuống, đột nhiên câm lặng. Dường như tọa hóa thu hết tiếng động để hai người được tự do tình tự với nhau.
Ở chân trời, một làn chớp xẹt lên.
Đứng một mình trên phi đạo, Nguyên Hương lẩm bẩm:
- Mưa to rồi. Không khéo chàng ước hết. Lạy Trời, phù hộ cho chàng.
*
Trời mưa như trút nước.
Trong một ngày, hai lần lên phi cơ, một lần trực thăng, Văn Bình mệt nhoài, tuy chàng đã quen với đời sống trên không phận. Chân ướt, chân ráo tới phi trường Đồn mương, gần Vọng các, chàng phải lên trực thăng do ông Hoàng mượn của không quân hoàng gia, cưỡi mây lên vùng đông bắc giáp giới Ai Lao.
Trực thăng hạ xuống một vùng đất trống, bên sông Cửu long, đối diện thành phố Vạn tượng. Theo chỉ thị, nhân viên Sở chỉ tháp tùng chàng đến bờ sông rồi quay lại.
Chàng lùi lũi đi dọc bờ sông, dưới trời mưa tầm tã. Những trận gió phũ phàng từ rừng sâu thổi lại làm chàng rét run. Trong lúc vội vàng, chàng quên mang áo tơi. Ông Hoàng ra lệnh cho chàng trở lại Vạn tượng nội đêm nay để tiếp tục công tác.
Đến một miếu cổ hoang tàn, chàng dừng lại, cúi xuống la bàn để nhận phương hướng. Tia đèn bấm xanh lè của chàng chiếu vào bản đồ tham mưu bằng ni lông không thấm nước, trải rộng trên cỏ. Chàng đã tới đúng vị trí định trước.
Bên phải, cánh rừng đen sì chạy dài bất tận. Bên trái, sông Cửu Long nổi dậy, gầm thét dữ dội trong tiếng mưa rơi và gió cuốn triền miên. Lệ thường, trước khi lên đường, chàng đều nhờ ban Kỹ thuật tiên đoán thời tiết. Lần này, không ai để ý đến chàng. Có lẽ vì ông Hoàng muốn giữ kín chuyến trở lại Vạn tượng của chàng. Có lẽ vì Nguyên Hương lấy gần hết thời giờ ghen bóng, ghen gió, nên không kịp lo liệu cho chàng.
Kim đồng hồ đã chỉ giờ hẹn.
Văn Bình bấm ba tia đèn xanh xuống mặt sông đen kịt. Đúng gần 2 phút, chàng bấm hai tia nữa. Ngọn đèn của chàng được chế tạo riêng cho công tác liên lạc điệp báo. Nó chỉ nhỏ bằng cái bút chì đen học trò, song chứa sức sáng lạ lùng. Nó có thể xuyên thủng màn đêm dày đặc. Đặc biệt là xuyên thủng màn sương mù.
Trong sương mù rừng núi, đèn bin thông thường chỉ chiếu được 5,10 thước là xa nhất. Ngọn đèn liên lạc của Văn Bình phóng ra một tia biêng biếc như laser, dài trên 100 thước.
Văn Bình mỉm cười khoan khoái khi thấy tia đèn đỏ hấp hoáy trước mặt.
Quỳnh Loan đã tới. Tạo hóa phú cho Văn Bình một nhĩ tai độc đáo, nên qua tiếng gió vù vù, tiếng mưa tuôn xối xả, chàng vẫn nhận ra tiếng chân bì bõm của nàng.
Làn chớp lại xẹt lên, Quỳnh Loan còn cách chàng hai thước. Nàng nhảy bổ vào người chàng. Quên bẵng lời dặn của Nguyên Hương, chàng ôm nàng, hôn lung tung vào khuôn mặt ướt át.
Quỳnh Loan dẫn chàng xuống ca nô, đậu dưới một cây si lớn. Nàng bấm đền cho chàng trèo lên. Hai người chui vào khoang. Nàng kéo riềm đen, mở đèn sáng, rồi nhìn chàng bằng cặp mắt ngạc nhiên:
- Khổ quá, anh ướt như chuột lột.
Nàng cởi áo treo lên mắc, quần áo nàng khô rang, không bám một giọt mưa. Nàng vứt đôi ủng trắng vào góc, rồi mở va li lấy sơ mi cho chàng.
Trong khi chàng thay áo, Quỳnh Loan âu yếm lau sạch nước mưa trên lưng. Cái đồng hồ Bulova bằng vàng đắt tiền của nàng chạm vào da thịt chàng. Chợt nhớ ra, chàng quay lại:
- Này em!
Nàng tát yêu chàng.
- Anh tham quá. Thay quần áo xong đã, kẻo cảm chết.
Chàng lắc đầu:
- Không phải đâu. Anh muốn xem cái Bulova của em.
- Ồ, loại đồng hồ này được bán trên khắp thế giới. Nó tối tân thật đấy, song người du lịch nhiều như anh phải biết.
Chàng vẫn lắc đầu:
- Anh muốn tháo nắp để coi máy.
Mắt nàng mở rộng, ngạc nhiên:
- Đừng sợ, Em không chụp hình, không thu tiếng của anh đâu.
Chàng thở dài:
- Anh xin lỗi em. Nguyên Hương… đã biết. Nàng biết vì trong đồng hồ của em có…
Nàng cướp lời:
- Hừ, em hiểu rồi. Chị Hương bảo rằng đồng hồ của em có cái máy ghi nhiệt ân ái phải không?
Chàng liếm mép, giọng thiểu não:
- Phải
Quỳnh Loan phá lên cười:
- Khổ quá, Nguyên Hương phỉnh phờ mà anh không biết. Em không ngời một đại tá điệp báo, già dặn trong nghề như anh, lại bị đàn bà đánh lừa dễ dàng như nhân viên măng sữa. Anh ơi, trong đồng hồ của em chẳng có gì hết, ngoại trừ lò so, và bánh xe chỉ giờ.
- Anh không tin. Tại sao Nguyên Hương biết chúng mình … hôn nhau?
- Giản dị lắm. Chị ấy bắt nọn anh vì thấy anh ấp úng. Bắt nọn là tài riêng của phái yếu. Lẽ ra anh phải khôn ngoan hơn. Khi gặp Nguyên Hương anh lơ là hay vồn vã?
- Vồn vã. Em hỏi như thế làm gì?
- Để tìm hiểu sự ngây thơ và dại dột của anh chứ còn gì nữa! Có lẽ sau vụ này anh phải đi học khoa tâm lý đàn bà một thời gian nữa. Đàn bà chúng em đánh hơi tài lắm. Tâm lý chung của đàn ông khi gặp vợ, hoặc vị hôn thê, có điều gì giấu diếm, là hết sức vồn vã. Thái độ vồn vã là một sự thú tội vô tình. Đúng lý, anh phải giả vờ mệt mỏi, và nếu cần anh phải lãnh đạm.
Chàng lại thở dài sườn sượt:
- Anh chịu thua rồi. Em nói đúng. Có lẽ anh cần đi học khóa tâm lý phụ nữ. Riêng anh, bị Nguyên Hương “bố” là chuyện thường. Nàng đã “bố” anh hàng chục lần trong hai năm nay. Dầu sao, nàng cũng là vị hôn thê của anh. Tuy nhiên, anh không thể cưới nàng làm vợ. Hẵn em đã biết tính anh: anh là người không thích bị ràng buộc. Anh cũng không muốn trọn đời phải trung thành với một người đàn bà. Gặp em, cũng như gặp một số phụ nữ khác, anh cảm thấy tâm hồn rung động. Chỉ có thế thôi, anh không dám đòi hỏi. Chiều chuộng hay không là tùy sự ưng thuận. Em trẻ tuổi ,còn nhiều triển vọng tương lai, em có thể lấy người chống xứng đáng. Em nghe lời anh quyến rũ là bậy.
- Quỳnh Loan bịt miệng chàng:
- Nghe anh than thở, em tưởng anh là thầy tu.
- Cách đây không lâu, anh đã khoát áo cà sa. Hồi ấy, em chưa gia nhập Sở. Anh tu ở ngôi chùa đổ nát gần Thát Luông vì hối hận sau công tác thê thảm ở Hồng kông làm ba nữ đồng nghiệp thiệt mạng đau đớn. Anh định không về nữa, ngờ đâu định mạng đã bắt anh trở lại với nghiệp nghiệp bạc bẽo.
Lần đầu tiên, Quỳnh Loan thở dài:
- Có. Em được nghe chị Thu Thu kể lại. Hồi ấy, anh bỏ c 112c hùa, lao đầu vào công tác là vì Thu Thu. Anh không thể điềm nhiên tọa thị khi nghe tin Thu Thu bị nguy hiểm tính mạng. Em hiểu tâm trang của anh lắm. Em biết anh không phải là người yêu chung thủy. Tuy nhiên, em không liệt anh vào loại sở khanh. Trong nghề điệp báo hành động, chung thủy với phụ nữ là điều cấm kỵ. Em lại biết anh có nhiều người yêu. Cũng như anh, em không dám đòi hỏi nhiều. Thoạt đầu, em cố lãnh đạm với anh. Nhưng em không dằn lòng được. Định mạng, định mạng an bài mọi việc, anh ạ…. Cũng như định mạng đã bắt anh trở lại với nghề nghiệp bạc bẽo..
- Về Sài gòn, em phải ra trước Hội Bảo vệ Công bằng. Em biện hộ cách nào?
- Em cũng không biết nữa. Hội bắt em chịu hình phạt nào, em không phản kháng. Dầu sao em đã được sống những giờ phút thần tiên bên anh.
- Lệ thường, hình phạt của Hội ra sao?
- Hình phạt tối đa là xuất ngoại. Chị Thúy Liễu bị đưa sang Nam Mỹ 2 năm vì đi nghỉ hè với anh. Rôsita phải qua Phi luật Tân. Còn Katy phải về Mỹ. Nếu em không lầm, Thu Thu cũng sắp phải lên đường, tuy là trưởng ban Biệt vụ. Hội nghiêm lắm, anh ạ. Chúng em đã long trọng cam kết với nhau, ăn thề đàng hoàng. Hình phạt được quyết định theo lối đầu phiếu. Lần trước, Thu Thu ra trước vành móng ngựa, song chưa bị phạt vì hai số phiếu thuận nghịch bằng nhau. Vì anh rủ Thu Thu lên Đà lạt nên Hội không nhân nhượng nữa.
- Còn em?
- Chắc em phải ở Lào rồi. Biết thân phận, em sẽ tình nguyện ở lại Vạn tượng, làm tùy viên văn hóa một thời gian. Chừng nào xuất ngoại, anh tạt qua đây, đi nhảy với em cho vui. Như vậy là em đủ mãn nguyện.
- Tội nghiệp. Em nên lấy chồng thì hơn.
- Tại sao anh không chịu lấy vợ lại bắt em lấy chồng?
- Rồi có lẽ anh phải lấy vợ.
- Lát nữa, em sẽ điện tin mừng về cho Nguyên Hương.
- Đừng em. Nếu lấy vợ, anh sẽ chọn bà vợ giỏi nội trợ, quanh năm ru rú ở xó nhà, chẳng đi đâu hết. Vợ anh sẽ không biết võ thuật, và nhất là không biết bắn súng, biết lái xe hơi, biết uống rượu uýt-ky.
- Hừ, ngày ấy chúng em sẽ góp tiền nhau mua tặng anh một món quà cưới đặc biệt. Riêng em sẽ đành nửa năm lương để tặng riêng.
- Em định tặng anh cái gì?
- Một cái xích sắt, kèm theo mơ nốt bằng vàng.
- Ha ha, em muốn nói rằng hôn nhân là nhà tù phải không?
- Nóng nẩy quá, anh hãy khoan cho em nói nốt. Một tuần sau khi gửi cái xích, em sẽ biếu anh một tá chìa khóa.
- Một tá chìa khóa?
- Vâng, nếu có thể em sẽ biếu nhiều hơn. Ít ra là một tá. Anh cần chìa khóa để mở mơ nốt. . Song sợ gửi một chìa khóa, anh bỏ mất, nên em phải gửi thật nhiều. Mỗi cái chìa khóa tượng trưng cho một người yêu của anh đang chờ đỏ mắt.
- Em ghê thật.
- Vậy, anh phải hối lộ em đi
Cười ròn tan. Văn Bình ôm nàng vào lòng. Chiếc ca nô nổ máy xình xịch, rẽ xóng đỏ ngầu tiến vào đêm khuya mù mịt.
Hết chương 6. Mời các bạn đón đọc chương 7!