Bóng Tối và Cô Đơn Chương 13


Chương 13
Chương 13
Chiếc xe D.S chạy đi được hai hay ba phút khi một trong hai nhân viên phản gián ngồi kèm hai bên người mặc áo khoác xám thực hiện
 
một động tác nhanh, chính xác, với một sự cương quyết không thể so sánh được. Người ngày bị bất ngờ, giật mình, nhưng quá trễ. Cái khăn tầm chất gây mê được áp sát miệng và mũi anh ta. Mười giây sau, người lạ mặt rơi vào một giấc ngủ không mộng mị.
 
Chiếc xe D.S chạy về hướng ngoại ô bắc bằng một lộ trình đã được tính toán kỹ để tránh những vùng đén quá sáng và quá đông người.
 
Cuối cùng nó chạy vào một khu nhà hoang vắng. Cổng vào được một người gác cố tình đứng đó để đóng cổng lại ngay.
 
Ở cuối một khu vườn rộng trồng nhiều cây, một ngôi nhà theo kiểu đệ nhị thế chiến nổi lên. Nơi này đúng là quá buồn thảm.
 
Người đàn ông đã mê man được đưa ra khỏi xe D.S và đưa vào một trong những căn hầm của ngôi nhà. Một căn hầm khung cửa tròn cũng như cửa sổ, tường trần và trơn, đèn điện và lỗ thông hơi đã được gắn chặt trên trần.
 
Coplan đang đứng ở trong tiền sảnh của căn nhà, hỏi anh bạn Jean Legay của mình:
 
- Không chê vào đâu được?
 
- Không chê được. Như bỏ thư vào thùng thư. Gã đó không thèm cố gắng kháng cự. Một tí nữ thì tôi nghĩ gần như hắn chờ đợi ở đó hay chuyện đó thích hợp với hắn.
 
Coplan nhăn nhó:
 
- Anh có chắc hắn không được bảo vệ?
 
- Trong những trường hợp này không bao giờ chắc được chuyện gì cả. Tôi chỉ có thể xác nhận với anh chúng tôi đã hết sức thận trọng theo thông lệ.
 
- Nào, ta cùng xem.
 
Họ xuống tầng hầm. Hai thành viên trong toán của Legay đã cởi bỏ hoàn toàn quần áo của tù nhân, đang cố gắng làm cho hắn tỉnh lại. Nằm dài trên ghế tràng kỷ cũ, khuôn mặt bình thản nhưng tái xanh, người đàn ông không phản ứng. Đó là một lực sĩ đẹp với những cơ bắp đều đặn và dài, ngực rộng và rám nắng. Cổ chân và cườm tay bị trói – để đảm bảo an toàn, bằng dây da.
 
Coplan và Fondance lục xét một cách tỉ mỉ quần áo của người bị bắt giữ.
 
Hắn không mang vũ khí. Trong bóp hắn có giấy tờ mang tên George Brechter, đại diện thương mãi, cư ngụ tại Vienne nước Áo. Tài chánh của hắn đầy đủ nhưng không quá mức: tiền quan Pháp, Thụy Sĩ và vài giấy tờ bạc lớn tiền Áo. Không có một dấu vết gì về nơi thường trú tại Paris.
 
- Không có sổ tay như đại đa số. – Legay làu bàu.
 
Coplan nhún vai với vẻ an phận:
 
- Tôi mong hắn sẽ nói nhiều hơn cái bóp của hắn một chút. Tôi nhờ anh cho in bản sao những tờ giấy tùy thân của hắn.
 
Họ quay sang hai đồng nghiệp đang tiếp tục chăm sóc cho người đang mê man. Legay cằn nhằn:
 
- Này, Nessil, tôi có cảm giác anh đã quá tay, đúng không?
 
- Thật vậy. – Người tên là Nessil, một người lực lưỡng có nét mặt lạnh lùng công nhận. – Có lẽ tôi đã hơi quá tay về liều lượng mà không nhận ra. Nhưng cân nhắc kỹ, tôi thích như thế này hơn.
 
- Hắn sắp tỉnh chưa?
 
- Đó là chuyện của năm phút. Nhịp tim tăng dần trở lại.
 
Thực tế, phải mất hai mươi phút sau Brechter mới chịu ra khỏi cơn mê nặng nề. Hắn chớp mắt, thở dài, nhìn bốn khuôn mặt đang cúi xuống người hắn.
 
Coplan nói một cách rành mạch:
 
- Thế nào, ông Brechter, bây giờ tôi mong ông khá hơn.
 
- Hừm, rất khá. – Gã người Áo miệng khô khốc bướng bỉnh trả lời.
 
Hắn nhếch mép cười nhẹ và nói nhỏi:
 
- Tôi thấy rằng Paris là một thành phố nguy hiểm.
 
Hắn nói tiếng Pháp không khó khăn nhưng với một giọng Đức nhẹ, hắn không hài lòng và gay gắt nói:
 
- Vụ bắt cóc này là sao vậy?
 
- Tôi nghĩ ông đã đoán được rồi? – Coplan ướm lời.
 
- Tôi ư? Không, tôi không biết các ông muốn gì ở tôi. – Brechter khẳng đinh.
 
- Đây là một vụ bắt cóc con tin. – Francis tiết lộ. – Chúng tôi cần có những thông tin về một người tên Pierre Launet, tự Patrick Sémail vầ chúng tôi dựa vào ông để cung cấp cho chúng tôi.
 
- Về ai? – Người tù nhân kinh ngạc hỏi.
 
- Pierre launet, hay Patrick Sémail. – Coplan bình tĩnh lặp lại. – Đừng giả vờ nữa, ông biết rất rõ tôi muốn nói ai.
 
- Tôi không biết ai tên như vậy cả.
 
- Chúng tôi chắc chắn điều ngược lại. Nhưng trí nhớ của ông có thể còn mụ mẫm…dù sao chúng tôi sẽ để cho ông có thời gian suy nghĩ. Để dùng khi cần, tôi nhắc ông nhớ những thuật ngữ của cuộc trao đổi: mạng sống và sự tự do của ông đối với những gì ông biết về Pierre Launet. Đã quá rõ rồi phải không?
 
- Đây là một sự lầm lẫn. – Ngươi Áo tuyên bố. – Các ông đã lầm người rồi. Tôi chưa bao giờ nghe nói cái tên Pierre Launet đã khiến các ông quan tâm đó.
 
- Mặc kệ ông. – Coplan gay gắt đáp lại.
 
Anh đứng lên nói với ba người bạn của mình:
 
- Nào, các bạn đến đây, chúng ta để hắn yên. Chắc chắn hắn cần nghiền ngẫm một chút.
 
Lúc đi ra, anh cảnh báo tù nhân:
 
- Chúng tôi không bao giờ bắt lầm người, Brechter. Do đó, ông không nên có quá nhiều ảo tưởng. Có thể ông là một đại diện thương mại ở Áo, tôi không nói điều ngược lại. Nhưng ở đây, đối với chúng tôi, ông là một cái gì đó khác hơn.
 
- Thế à? Như vậy đối với các ông, tôi là cái gì nào?
 
- Để sự dụng một cách nói tốt đẹp mà tôi đã đọc được mấy hôm trước, tôi cho rằng ông là một người của bóng tối và cô đơn. Không giấu gì ông, cũng như tôi.
 
Brechter còn lại một mình và ngọn đèn phụt tắt.
 
 
Mười lăm phút sau, sau một cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại với Louis Sivet, Coplan rời Feuilleraie (căn nhà nằm ở ngoại ô Paris và là nơi một số những kẻ tình nghi tạm thời bị giữ lại cho những nhu cầu của một nhiệm vụ đặc biệt) và lên chiếc xe D.S lao về phía giao lộ Pleyel.
 
Khi Sivet ra khỏi tàu điện ngầm, Coplan đón hắn đi một đoạn đường khoảng ba mươi mét về phía trước. Rồi sau khi đã chắc chắn là không có ai theo dõi người phóng viên, anh bước vội bắt tin hắn.
 
- Chào. – Anh nói. Tôi mong yêu cầu của tôi không làm phiền anh quá đáng?
 
- Trái lại là đằng khác! – Sivet phản đối. – Nếu anh biết tôi sốt ruột dồn Faltière vào bước đường cùng đến như thế nào! Chắc chắn hơn cả anh. Và tôi. Đó là tất cả tương lai của tôi đang bị thử thách. Nếu Raymond không hoàn toàn trực tiếp trong vấn đề tài chính của anh ta, thì tôi sẽ rơi vào tình trạng khó gỡ.
 
- Anh đừng hoang mang quá như vậy, anh bạn. Dù sao Faltière không phải là một tên khốn kiếp.
 
- Không, chắc chắn là không. Mà là một gã ngờ ngệch và cũng có thể tệ hơn nữa.
 
- Cú điện thoại của anh không khiến anh ta ngạc nhiên sao?
 
- Có, một chút thôi. Ngay lúc đó, anh ấy có vẻ hiểu, anh ấy còn đề nghị tôi dời cuộc gặp lại ngày hôm sau ở văn phòng. Anh ấy đang làm việc và hơn nữa tôi nghĩ anh ấy không muốn tiếp người lạ trong căn nhà của mình ở Soisy.
 
- Tại sao?
 
- Tôi nghĩ là do tự ái? Theo như anh ấy giải thích với tôi, đó là căn nhà kiểu dáng Loucheur, đúng ra là cũ lắm rồi và không sang sang trọng.
 
- Cái chính là cuối cùng anh ta cũng đã chấp nhận?
 
- Từ lúc tôi xác nhận với anh ấy về một việc rất quan trọng có liên quan đến số tạp chí tới, anh ấy đã chấp nhận ngay.
 
- Được rồi, đến đây. Xe của tôi ở chỗ kia, dọc theo bức tường của nhà máy.
 
- Tôi báo trước với anh là tôi không biết vùng này một chút nào cả.
 
- Anh đừng lo, tôi biết rất rõ.
 
- Thật sao? Anh biết nhà của Raymond?
 
- Tôi đã tìm hiểu lúc trưa.
 
- Anh đã cố tình đi đến đó?
 
- Phải, nhưng tôi không dừng lại. Tôi chỉ muốn biết chỗ thôi. Méo mó nghề nghiệp ấy mà. Tôi không thích đến một nơi mà mình không biết rõ nhất là ban đêm. Và nhất là khi có liên quan đến cuộc tiếp xúc với một gã mà chung quanh đó có thể không tốt cho sức khỏe của mình.
 
Họ lên xe và chiếc D.S lao đi.
 
Sau một lúc im lặng, Sivet ca cẩm:
 
- Anh thật sự nghĩ rằng Raymond đang bị một cú nặng?
 
- Tôi không nghĩ, tôi chắc chắn. Cái chết của gã Patrick Sémail bí ẩn đó không phải là một tai nạn ngẫu nhiên. Faltière chẳng nghi ngờ gì cả. Nhưng anh ấy đang là trung tâm của một trận chiến kinh khủng.
 
- Đó là một giả thuyết của anh?
 
- Không, đó là một nhận xét. Tối nay chúng tôi đã bắt giữ một người đã đến Paris để thay Sémail. Một người Áo.
 
- Anh đã thẩm vấn hắn chưa?
 
- Chưa. Trong nghiệp vụ của chúng tôi, sự kiên nhẫn là một vũ khí chọn lọc. Trước khi can thiệp, chúng tôi cố gắng thu thập tối đa tài liệu. Đồng nghiệp của tôi ở cơ quan D.S.T đang tiến hành một cuộc điều tra kín đáo những hàng xóm của đường Marignan. Không sai, cuộc chiến đang diễn ra giữa những người đó và các bạn bè của Patrick Sémail quá cố. Và tôi có ý nghĩ rằng đó là một trận chiến công khai.
 
- Nhưng với lí do gì?
 
- Tôi chưa biết lý do chính xác của cuộc đối đầu này. Dĩ nhiên, tôi có một ý kiến nhỏ nhưng tôi chờ đến khi đã hỏi Faltière để có một ý kiến giá trị.
 
Khi đến Soisy, Coplan không đến thẳng nhà của Raymond Faltière. Anh cho xe chạy vòng qua nhà ga cũ, chạy dọc một đại lộ vắng vẻ, vòng sang phải rồi sang trái.
 
- Hãy nhìn một chút khi đi qua đi. – Anh nói với Sivet. – Căn nhà gần cuối về bên trái. Tôi sẽ cho xe đậu lại xa hơn.
 
- Không, cảnh không vui nhộn chút nào cả, - Sivet lầm bầm nói, - vẻ vắng ngắt của vùng ngoại ô này gây nên ấn tượng không tốt đối với hắn.
 
- Thật vậy. – Francis đồng ý. – Phải thích sống cô đơn mới đến chuii vào một xó như thế này.
 
- Đúng kiểu của Faltière – Sivet cười khẩy. – Theo anh ấy kể với tôi, căn nhà gỗ trên núi bên Thụy Sĩ của anh ấy còn hoang vắng hơn nữa.
 
Chiếc D.S dừng lại trong một ngõ cụt được tạo thành bởi bờ cao của đường sắt cũ.
 
Hai người đàn ông xuống xe lặng lẽ đi về hướng căn nhà của Raymond Faltière.
 
Họ đẩy cánh cổng hẹp gỉ sét, đi qua mảnh vườn nhỏ, lên những bậc thềm.
 
Ngay tiếng chuông đầu tiên, cánh cửa bật mở. Faltière mặc quần nhung đen, áo thun trắng cổ lọ, vui vẻ kêu lên:
 
- Chúc mừng những bị khách can đảm! Những người dân Paris không phải lúc nào cũng chịu khó đến thăm tôi trong nơi ám ảnh này.
 
- Ta hãy vào nhà. - Sivet nói. – Tớ sẽ giới thiệu hai người với nhau sau khi mọi người đã vào bên trong.
 
Họ đi vào tiền sảnh chật hẹp, Faltière đóng cửa lại, Coplan lặng lẽ nhìn anh ta và hỏi:
 
- Anh không đề phòng chút nào khi người ta ấn chuông cửa nhà sau lúc trời bắt đầu tối sao?
 
- Ơ…không. Tại sao? – Faltière kinh ngạc hỏi.
 
- Như vậy dường như không thận trọng lắm. – Francis gợi ý. – Nhất là trong lúc này.
 
- Tôi đang chờ các anh.
 
- Dĩ nhiên. – Coplan trả lời mà không nói gì thêm.
 
Faltière đưa cả hai người khách vào phòng khách.
 
- Tôi đang làm việc. – Anh xin lỗi trong khi chỉ những tờ giấy nằm rải rác trên bàn cạnh cái máy đánh chứ.
 
Sivet hỏi:
 
- Cậu đang chuẩn bị cái gì vậy?
 
- Bài trả lời của tớ cho Jack Blent của “Thời báo tin tức tài chính” (New Finacjal – Times). Tớ nghĩ cậu sẽ thích nó.
 
Anh bật cười thành thật:
 
- Thật là buồn cười cho hoàn cảnh, khi nghĩ đến nó. Tôi buộc phải bác bỏ những luận chứng của những người tán thành các bài báo của mình!
 
Aivet càu nhàu:
 
- Tớ mong cậu không quá dữ dằn?
 
- Tớ đang hoàn tất mọi chuyện, không dữ dằn cũng không khoan dung. Mục đích của tớ là làm cho độc giả của chúng ta hiểu rằng chúng ta không phục vụ cho những cường quốc Anglo-Saxon.
 
Sivet lúc đó giới thiệu:
 
- Ông Francis Coplan, một người bạn cũ, Raymond Faltière…
 
Francis Coplan siết chặt bàn tay của Faltière chìa ra. Raymond nói tiếp:
 
- Tôi không có gì nhiều để mời các bạn. Một ly whisky, một porto nhé?
 
- Cảm ơn, - Francis nghiêng mình từ chối, - Tôi không uống rượu. Nhưng nếu anh cho phép tôi sẽ sẵn sàng đốt một điếu thuốc.
 
- Anh cứ tự nhiên… Nào, ta ngồi xuống. Tôi muốn sớm được nghe những gì các bạn muốn nói với tôi.
 
Coplan đốt một điều Gitane đến ngồi vào chiếc ghế bành nhỏ của phòng khách nhỏ.
 
- Trước hết, - anh bắt đầu trong lúc thở ra một đám khói xanh, - tôi nghĩ rằng tốt nhất tôi nên nói tôi là ai và với danh nghĩa gì tôi đã yêu cầu cuộc gặp gỡ với một cách hơi lạ thường này…Tôi là công chức, làm việc ở cơ quan tình báo. Theo yêu cầu của bến Orsay trước tiên, rồi sau đó là do yêu cầu của một người bạn riền, tôi được giao cho nhiệm vụ mở một cuộc điều tra về công ty Edoxipress, về giám đốc của nó và về những nhà tài trợ bỏ vốn để tạo ra nó. Chính bởi sự đúng đắn của ông mà tôi bám vào sự hiệu chỉnh này. Hơn nữa vì biết tình bạn của Louis Sivet dành cho ông, tôi cho rằng thành thật và thẳng thắn chắc chắn là những công cụ tốt nhất của chúng ta để làm công việc tốt lành. Vì thế, nếu như tôi đi đến việc phải tỏ ra bắt buộc, thậm chí thô bạo, tôi mong anh không trách cứ tôi. Đó là lợi ích của anh.
 
Faltière kinh ngạc vì lời mào đầu đột ngột, không thốt lên lời. Coplan rút trong túi ra một trong những bức ảnh Patrick Sémail đưa cho Faltière.
 
- Người này đã đến gặp anh, đúng không?
 
- Đúng.
 
- Vài giờ sau khi rời văn phòng của anh, hắn đã bị bắt cóc, tra tấn và giết chết. Xác của ông ta ở tại viện giám định pháp y. Để anh liệu cách xử sự, tôi báo cho anh rằng hắn không phải tên là Patrick Sémail. Cơ quan của tôi đã lập phiếu của hắn như một nhân viên liên lạc lén lút.
 
Faltière bày tỏ nỗi đau, không có khả năng thốt ra một lời nào. Coplan khoan nhượng không để cho anh có thời gian lấy lại bình tĩnh:
 
- Faltière, bây giờ anh phải nói cho chúng tôi biết ai tài trợ cho công ty anh? Nếu anh không muốn bỏ mạng trong cuộc phiêu lưu này, thì nhanh lên nào, hãy phơi bày tất cả những gì anh biết.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/79858


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận