Quá trình trưởng thành thật là phiền não. Tôi hai tuổi, Vân Tư Nho sáu tuổi, thái tử mười hai tuổi, con báo – heo không rõ tuổi.
“Vân Tư Nho, chúng ta chơi trò bịt mắt bắt dê đi! Ngươi làm dê!”. “Tại sao ta luôn phải làm dê?”
“Ta tuổi heo, ngươi lớn hơn ta bốn tuổi, tức là cầm tinh con dê, ngươi không làm dê thì ai làm dê?”. “Cầm tinh con dê là gì? Cầm tinh con heo là gì?”
“Ăn cỏ để vắt sữa là dê; ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn là heo”. “Nhưng sao ta không có sữa?”
“Ăn nhiều đu đủ rồi sẽ có” (Đu đủ là loại thực phẩm lợi sữa dành cho phụ nữ mới sinh). Tứ đó về sau, loại hoa quả mà Vân đại thiếu gia thích ăn nhất chính là đu đủ.
Kết quả thí nghiệm: thất bại. Nhiều năm về sau, bộ ngực của Vân Tư Nho vẫn phẳng lì như trước ~~ xem ra tư chất trời sinh mới là quan trọng nhất, thế mới biết chuyện ăn đu đủ để có bộ ngực to đúng là bịa đặt! (Tác giả: Ai bảo ngươi cách đó giúp có bộ ngực lớn? Thật là ác độc mà)
Tôi ba tuổi, Vân Tư Nho bảy tuổi, thái tử mười ba tuổi, con báo – heo không rõ bao nhiêu tuổi. Đường vào trái tim của nam nhân đi qua dạ dày.
Để sau này có thể dụ dỗ được thật nhiều mỹ nam, tôi quyết định bắt đầu tập nấu ăn. Đối tượng thí nghiệm: Vân Tư Nho.
Đồ thí nghiệm: thịt bò, mỳ sợi, muối ăn, củi lửa, tinh dầu, hành thái…
Các bước thí nghiệm:
(1) nhóm lửa, lửa cháy rất lớn.
(2) Dập tắt lửa. Tinh dầu bị thay bằng nước.
(3) Phòng bếp bị thiêu hủy. Thịt bò bị nướng cháy sém.
(4) Đổi một phòng bếp khác tiếp tục thiêu hủy. Nhưng thịt bò vẫn không có cách nào ăn được.
(5) Trên bề mặt nước là vài cọng hành lá.
Kết quả thí nghiệm:
“Vân Tư Nho, đây là mỳ thịt bò ta nấu, ngươi chính là người đầu tiên được thưởng thức. Ngay cả phụ thân cũng chưa được nếm qua đâu đấy!” Vẻ mặt thành kính, đôi mắt to tròn vụt sáng, trạng thái đầy chờ mong…
Hốc mắt Vân Tư Nho bỗng long lanh nước, cảm động đón lấy bát mỳ thịt bò…
Sau khi tiêu diệt xong…
“Dung nhi, đây là mỳ thịt bò sao?”
“Đúng vậy”
“Nhưng sao ta ăn mà không thấy có thịt bò?”
“Ngươi đã ăn bánh phu thê bao giờ chưa?”
“Ăn rồi.”
“Trong đấy có phu thê không?”
“Không có”
“Cái này cũng vậy
Kết luận thí nghiệm:
Vân Tưởng Dung: cách mạng chưa thành công, đồng chí vẫn phải tiếp tục cố gắng! Tôn Trung Sơn phải làm cách mạng đến lần thứ mười mới giành được thắng lợi!
Đầu bếp Vân gia: chỉ cần không cho Lục tiểu thư vào bếp, núi đao biển lửa gì ta cũng đồng ý đi qua. Vân Tư Nho: lần sau bất kì vấn đề gì cũng không thể chỉ xem xét bề ngoài.
Tôi bốn tuổi, Vân Tư Nho tám tuổi, thái tử mười bốn tuổi, con báo – heo không rõ bao nhiêu tuổi. “Vân Tư Nho, ngươi dạy ta bắn tên đi, có được không?” Tôi nịnh nọt ôm lấy cánh tay Vân Tư Nho.
“Ngươi gọi ta là ca ca, ta sẽ dạy ngươi.” Vân Tư Nho khẽ xoa đầu ta, cười cười một cách cưng chiều. “Được thôi!!” hít một hơi: “Tiểu Bạch… Cáp!” (Cáp: bồ câu. Tiểu Bạch Cáp: con chim bồ câu trắng còn nhỏ)
“Vì sao lại là ‘Tiểu Bạch ca’ vậy?” “Bởi vì Tiểu Bạch (đã rút gọn từ ‘cáp’) mặc xiêm y trắng đẹp nhất! Dung nhi thích nhất!”
Về sau có nhà sử học ghi lại: “Vân Tư Nho nguyên là con trai của Tả Thừa tướng Hương Trạch Quốc, thích mặc đồ trắng, người người ái mộ, đời sau thường dùng từ “tư nho” để gọi mỹ nam.
Xem tôi giương cung bắn chim điêu này! ~——- đại pháo nhân gian đây! Thứ nhất chuẩn bị! ——- Thứ hai chuẩn bị! —– Bắn!
“Éc~~”
Một tiếng kêu thê lương thảm thiết.
Ha ha ha! Xem ra đã bắn trúng rồi?
Nhưng—- cái thứ vừa bay lên trời là gì vậy? Sao không thấy rơi xuống? Nghi hoặc… Khó hiểu… (Mẹ Cún: Nàng ấy bắn chim nhưng không trúng =_=!)
Cúi đầu nhìn—
Con báo – heo ngã trên mặt đất lăn lộn, máu tươi đầm đìa một bên tai, eng éc không ngừng, kêu vô cùng thê thảm…
Ai da, thật tiếc cho một mũi tên a! (Tác giả: rất không có tinh thần nhân đạo, cẩn thận không Tổ chức bảo vệ động vật khởi tố ngươi…)
Tiểu Bạch dở khóc dở cười ôm lấy con báo – heo, cẩn thận giúp nó bôi thuốc, băng bó cái tai đã bị tôi bắn trúng. Từ đó về sau, mỗi lần con báo-heo nhìn thấy tôi cầm cung tên thì nhất định sẽ ba chân, bốn cẳng bỏ chạy. (Nữ trư: Ta là một cung thủ cừ khôi. Không bắn tên thì thôi, tên đã bay đi thì kiểu gì cũng thấy máu!). Cũng từ đó về sau, con báo-heo coi Tiểu Bạch là ân công của nó, hễ Tiểu Bạch đến gần là nó nhiệt liệt nghênh đón, nhất quyết lấy thân báo đáp (con báo – heo: ta là công, không muốn làm BL!)
“Hai con báo, hai con báo, chạy trốn mau, chạy trốn mau, một con không có đuôi, một con không có tai, thật là kỳ quái! Thật là kỳ quái!” Từ đó về sau, chỉ bằng một chiêu động lòng người của tôi, ở Hương Trạch Quốc đã xuất hiện một bài đồng dao nổi tiếng! Nhà nhà đều biết! Người người đều hay!
Đương nhiên, con báo không có đuôi chính là thái tử, không có lỗ tai chính là con báo – heo của tôi! —- xuất xứ câu chuyện truyền miệng: Vân Tưởng Dung. (Thái tử: sao lại nhắc đến ta…)
Mời bạn đón đọc chương tiếp!