Nếu Xêđa cho rằng thà đứng đầu ở nhà quê còn hơn đứng thứ hai ở thành La Mã thì ác-tua Grây có thể không ganh tị gì với mong muốn thông thái ấy của Xêđa. Dường như Grây đã sinh ra là một thuyền trưởng, cậu muốn trở thành thuyền trưởng và đã trở thành thuyền trưởng.
Ngôi nhà đồ sộ, nơi Grây sinh ra, bên ngoài trông rất uy nghiêm, nhưng bên trong thì hơi ảm đạm. Phía trước ngôi nhà là vườn hoa và một phần khu vườn. Những loài tuy-líp đẹp nhất màu phơn phớt xanh, tím, hồng xen những đốm đen, đã được trồng thành từng hàng trên thảm cỏ, trông xa như những chuỗi hạt cườm rơi trên mặt đất. Những cây cổ thụ trong vườn như đang mơ màng ngủ dưới ánh sáng lờ mờ bên dòng suối quanh co mọc đầy cỏ lác. hàng rào bao quanh lâu đài này - đó qua? thật là một lâu đài - được làm bằng những cột gang xoắn ốc nối với nhau bằng những tấm lưới sắt hình hoa văn. Đỉnh mỗi cột đều xoè ra như hình một bông huệ lớn. Vào dịp lễ, người ta đổ mỡ vào đấy và đốt lên, những ngọn lửa nhỏ ấy dăng thành hàng, cháy sáng trong đêm tối.
Cha mẹ Grây là những kẻ kênh kiệu, bị cầm tù bởi địa vị giàu sang và những luật lệ của cái xã hội đã sinh ra chính họ. Một phần hồn của họ được dành cho những bức chân dung tổ tiên- những người thật ra cũng chẳng đáng vẽ lại làm gì. Phần hồn còn lại được dành cho việc xây đắp kế hoạch sao cho cậu bé Grây lớn lên sẽ nối gót được cha ông, kéo dài thêm số chân dung dòng họ theo trên tường, sao cho chân dung của cậu cũng có thể được treo lên đấy mà không làm suy giảm thanh danh của gia đình. Khi đặt kế hoạch ấy, cha mẹ Grây đã mắc một sơ xuất nhỏ: ác-tua Grây sinh ra là một đứa trẻ có tâm hồn nồng nhiệt, hoàn toàn không thích thú gì với cái gọi là làm vẻ vang dòng dõi.
Tính nồng nhiệt, tính độc đáo khác người của đứa trẻ đã bộc lộ từ khi cậu ta lên tám tuổi. Trong tính cách của cậu bé Grây dạo ấy đã lộ rõ dáng dấp của kiểu người sáng tạo diệu kỳ dám nhận lấy vai trò nguy hiểm nhất mà cũng gây xúc động nhất trong cuộc sống- vai trò người thấy trước tương lai. Có lần cậu bé Grây đặt sát ghế vào tường rồi trèo lên để có thể với tay tới bức tranh vẽ cảnh Chúa Ky-tô bị hành hình. Grây đã “nhổ”những cái đinh ra khỏi cánh tay đầy máu của Chúa, tức là lấy màu xanh bôi lên chỗ mấy cái đinh (màu xanh ấy cậu đã lấy được ở chỗ người thợ sơn). Sau khi chữa lại như vậy, Grây thấy bức tranh dễ nhìn hơn. Say sưa với việc làm độc đáo ấy, Grây bắt đầu chuyển sang tô màu lên ca? chân của Chúa, thì vừa vặn bị bố trông thấy. Ông bố kéo tai, nhấc cậu bé từ trên ghế xuống và hỏi:
- Sao con lại làm hỏng bức tranh thế?
- Con không làm hỏng.
- Đây là tác phẩm của một hoa. sĩ nổi tiếng.
- Cái đó con không quan tâm bố ạ, Grây tra? lời. Con không thể để yên khi trông thấy cánh tay người bị đóng đinh và máu chảy. Con không thích thế.
Ông Li- Ô-nen Grây cố giấu nụ cười dưới bộ ria mép và không trừng phạt con trai vì nhận ra tính cách của mình trước đây qua câu tra? lời của con.
Grây miệt mài tìm hiểu mọi ngóc ngách trong lâu đài, phát hiện ra những điều thật đáng kinh ngạc. Chẳng hạn trên gác thượng, cậu tìm thấy những bộ áo giáp sắt đã gỉ, những cuốn sách bìa bằng sắt, bằng da, quần áo bị mủn và ca? một đàn bồ câu. Dưới căn nhà hầm, nơi chứa rượu, cậu đã biết được nhiều điều thú vị về các loại rượu nho như la-phít ma- đe -ra, khê- rét. Ở đây, trong ánh sáng nhờ nhờ toa? ra từ những khung cửa sổ, chất đầy những thùng to thùng nhỏ đựng rượu. Chiếc thùng lớn nhất, to bè bè chiếm ca? chiều dài bức tường phía trước của căn nhà hầm, mặt gỗ sồi trăm tuổi được dùng làm thùng cứ nhẵn thín như là được đánh bóng. Bên cạnh thùng đựng rượu là những chiếc sọt để đầy những chai thuỷ tinh thấp màu xanh thẫm và xanh lá cây. Trên nền nhà và trên gờ đá có những cây nấm màu xám, thân gầy guộc khẳng khiu; chỗ nào cũng ẩm ướt, mốc meo, rêu bám và một thứ mùi chua chua đến ngạt thở. Ở phía cuối căn hầm có một mạng nhện lớn cứ chiều chiều lại vàng óng lên vì những tia sáng mặt trời chênh chếch chiếu vào. Trong một góc căn nhà hầm có chôn hai thùng rượu a-li-can-te thượng hảo hạng, làm từ thời Crôm- Oen. Và người trông coi kho rượu mỗi lần chỉ cho Grây xem góc nhà trống trải ấy đều không quên kể lại cho cậu bé nghe câu chuyện về một ngôi mộ nổi tiếng, chôn một người tuy đã chết mà còn tinh nhanh hơn ca? đàn chó săn. Khi bắt đầu kể, người trông coi kho không quên thử xem vòi rượu ở thùng lớn nhất có còn tốt không. Sau đó ông ta rời khỏi chỗ để chiếc thùng ấy chắc là với một tâm trạng thật nhẹ nhõm khoan khoái, vì những giọt nước mắt sung sướng bất giác hiện ra trong khoé mắt vui vẻ của ông ta.
- Chuyện là thế này, cậu Grây ạ, - Ông Pôn- đi-sốc ngồi xuống chiếc thùng rỗng, hít thuốc lá và bắt đầu câu chuyện, - cậu có trông thấy chỗ kia không? Dưới chỗ ấy có chôn một thứ rượu mà có lẽ không kẻ nghiện rượu trên đời này sẵn sàng chịu để cắt lưỡi nếu được uống một chén nhỏ thứ rượu đó. Mỗi thùng chứa một trăm lít thứ rượu làm linh hồn ngây ngất, làm cơ thể chết lặng. Rượu đó màu sẫm hơn màu anh đào, dốc ngược chai cũng không chảy ra, nó dẻo quánh lại như thứ kem sữa tốt nhất. Rượu này được đựng trong thùng đóng bằng thứ gỗ mun cứng như sắt. Đai thùng làm bằng đồng đỏ. Trên đai còn khắc dòng chữ bằng tiếng la-tinh: “Ông Grây sẽ uống tôi khi ông ở Thiên đường”. Người ta tán rộng nội dung dòng chữ đó đến nỗi ông cố của cậu, nhà quý tộc Xi-mê- Ôn Grây, đã xây một ngôi nhà nghỉ đặt tên là “Thiên đường”. Ông già nghĩ rằng với cách đặt tên không khéo như vậy cho ngôi nhà, ông có thể kết hợp đượ c câu nói bí ẩn kia với thực tế. Nhưng cậu có biết không? Ông già đã bị chết ngay khi đang phá đai thùng rượu vì bị vỡ tim - Ông đã quá xúc động. Từ độ ấy, không ai dám động đến thùng rượu đó nữa. Mọi người đều tin rằng thứ rượu quý đó đem lại điều bất hạnh. Thực ra thì đến con sư tử đầu người ở Ai Cập ngày xưa cũng không đặt ra những câu thách đố khó xử đến như vậy. ừ mà có lần, con sư tử ấy đã hỏi một nhà thông thái: “Liệu ta có ăn thịt mày như đã ăn thịt mọi kẻ khác không? Mày tra? lời đúng thì sẽ được sống”, nhưng điều này, nếu suy nghĩ kỹ càng thì...
- à mà hình như có tiếng rượu ở vòi rỏ xuống, - Pôn- đi-sốc tự ngắt lời mình, bước nhanh về phía góc hầm, vặn chặt vòi, rồi quay lại với vẻ mặt hớn hở. - Đúng, nếu suy xét kỹ và không vội vàng thì nhà thông thái có thể nói với con quái vật mình sư tử đầu người rằng: “Thôi ta đi uống rượu, ông bạn ạ, rồi ông sẽ quên đi những điều ngu xuẩn ấy”. “Ông Grây sẽ uống tôi khi ông ở Thiên đường!”Thế là thế nào? Sẽ uống sau khi chết à? Thật là lạ lùng. Vậy thì ông ấy là thánh, ông ấy không uống rượu vang, cũng không uống vốt-ca thường. Cứ cho “Thiên đường”có nghĩa là hạnh phúc đi. Nhưng nếu vấn đề đặt ra như vậy thì hạnh phúc rơi mất nửa giá trị khi người được hưởng hạnh phúc lại còn phải tự hỏi mình: đấy có phải là Thiên đường không? Đấy, vấn đề là ở chỗ đó. Để có thể lấy rượu từ cái thùng ấy mà uống và cười một cách thoải mái, thì cậu bé ạ, cần phải một chân đứng trên mặt đất, một chân đứng lên trời. Còn có gia? thuyết thứ ba nữa là: đến một lúc nào đó, ông Grây uống rượu say bí tỉ và dốc cạn hết ca? thùng. Nhưng mà thôi, cậu bé ạ, đó không phải là sự thực hiện lời tiên tri mà là một cảnh bê bối ở quán rượu.
Xem lại lần nữa chiếc vòi rượu ở thùng lớn có thật hết chảy chưa Pôn- đi-sốc kết thúc câu chuyện của mình bằng giọng rầu rĩ, đầy vẻ quan trọng:
- Những thùng rượu này ông tổ của cậu là Giôn Grây mang từ Li-xbon về, trên con tàu “Bi-gơn”, vào năm 1793. Tiền mua rượu là hai ngàn pi-át vàng. Dòng chữ trên đai thùng là do bác thợ Vê-nhi-a-min Ê-li-an ở Pôn- đi-sê-ri khắc. Mấy thùng rượu này được chôn sâu dưới đất khoảng sáu fut rồi phủ đầy tro cây nho. Nhưng thứ rượu này chưa ai được uống, chưa ai nếm thử và sẽ chẳng ai được uống nữa.
- Cháu sẽ uống, bác ạ, - cậu bé Grây vừa nói qua? quyết vừa đập mạnh chân xuống đất.
- Ồ, cháu thật là một cậu bé dũng cảm! - Ông già Pôn- đi-sốc khen ngợi. - Cháu sẽ uống thứ rượu đó trên Thiên đường chứ?
- Đúng thế bác ạ. Thiên đường đây này!... Nó đang trên tay cháu đây này, bác thấy không? - Grây khẽ cất tiếng cười, xoè lòng bàn tay nhỏ của mình ra. Bàn tay mềm mại hứng lấy ánh mặt trời và ngay lúc ấy cậu nắm tay lại. - Đấy, Thiên đường ở đây bác này!... Lúc thì trông thấy, lúc lại không...
Vừa nói thế, cậu bé vừa xoè tay rồi lại nắm tay lại. Thú vị với trò đùa, cuối cùng cậu bé đã bỏ chạy ra khỏi căn hầm, vượt lên trước ông già Pôn- đi-sốc trên những bậc thang tối dẫn lên hành lang tầng một. Gia đình cấm ngặt Grây xuống nhà bếp. Nhưng sau khi phát hiện ra nơi đây hấp dẫn với những ánh lửa lò, hơi nước, bồ hóng, tiếng xào nấu, tiếng dao thớt và những mùi thơm nức thì cậu bé rất hay lần xuống chỗ ấy. Những người đầu bếp lặng lẽ, nghiêm nghị đi lại trông như những tư tế, những chiếc mũ tròn cao màu trắng nổi lên trên nên tường màu đen đem lại cho công việc của họ một vẻ trang nghiêm. Cũng ở đây, cậu bé Grây trông thấy những chị rửa bát béo núc ních, vui tính đang rửa bát đĩa bên những chậu nước đầy, tiếng đồ sứ, đồ bạc chạm vào nhau lanh canh. Những chú bé còng lưng vác những giỏ lớn đựng đầy tôm, cá, hoa qua?. Trên một chiếc bàn bài xếp đầy gà, vịt, chim rừng; cũng ở đấy còn thấy nguyên ca? con lợn đã cạo lông, đuôi ngắn ngủn, mắt đã nhắm lại, còn thấy ca? những cây cải bắp, đậu, nho khô, đào.
ở nhà bếp, Grây có phần e dè: cậu cảm thấy một sức mạnh khó hiểu nào đó đang điều khiển cuộc sống trong lâu đài. Những tiếng gọi nghe như những mệnh lệnh, những câu phù chú; mọi động tác của những người làm bếp đều nhanh nhẹn, dứt khoát, chính xác, tựa như một niềm phấn hứng. Grây còn thấp, chưa nhìn vào được chiếc nồi lớn nhất đang sôi sùng sục, nhưng cậu bé cảm thấy nó đặc biệt đáng trọng vọng. Cậu chăm chú nhìn hai người hầu gái đang vần chiếc nồi ấy, bọt trào ra trên bếp, hơi bốc lên toa? kín ca? căn bếp. Có lần nước sôi trào ra ngoài làm bỏng tay một cô. Da tay lập tức tấy đỏ, móng tay cũng tấy đỏ vì ứ máu, còn Bét-xi (tên cô gái ấy) thì vừa khóc vừa lấy mỡ bôi lên chỗ đau. Nước mắt trào ra trên gương mặt tròn tròn đầy vẻ sợ hãi của cô.
Grây đứng lặng. Khi mấy phụ nữ khác đang luống cuống bên cạnh Bét-xi thì cậu bé rất xúc động trước nỗi đau đớn kia, như là chính của mình, mặc dầu cậu không thể cảm thấy cụ thể được nó.
- Chị đau lắm phải không? - Grây hỏi.
- Cậu cứ thử thì cậu khắc biết, - Bét-xi tra? lời, lấy vạt tạp dề che chỗ tay bị bỏng.
Cậu bé cau mày, trèo lên một chiếc ghế đẩu, lấy chiếc muôi dài múc nước đang sôi (hôm đó là thứ nước xúp thịt cừu) rồi đổ lên tay. Cảm giác quá đau đớn bất chợt làm cậu sững lại. Mặt tái mét, Grây tiến lại gần Bét-xi, giấu bàn tay bị bỏng trong túi quần:
- Em cảm thấy chị rất đau, chị Bét-xi ạ, - Grây nói, không nhắc gì đến “thí nghiệm” vừa rồi của mình. - Chị đến bác sĩ với em đi. Đến ngay thôi!
Cậu níu áo Bét-xi kéo đi, trong khi mấy người hâm mộ những kiểu chữa bỏng theo lối gia truyền thì mách cho Bet-xi đủ thứ thuốc. Nhưng cô gái vì quá đau đã đi theo Grây. Bác sĩ cho thuốc giảm đau, rồi băng chỗ bỏng lại. Và chỉ sau khi Bét-xi đi rồi, cậu bé mới để cho bác sĩ xem xét vết bỏng của mình.
Câu chuyện nhỏ ấy đã làm cậu bé Grây mười tuổi và chị Bét-xi hai mươi tuổi trở nên thân thiết. Cô gái thường giúi đầy túi cậu bé nào bánh, nào táo, còn cậu thì kể lại cho cô nghe những chuyện hay đọc được trong sách của mình. Có lần Grây biết được rằng Bét-xi không thể nhận lời lấy anh coi ngựa tên là Gim chỉ vì họ không có tiền sắm sửa những vật dụng tối thiểu cho cuộc sống gia đình. Và thế là Grây đã đập vỡ chiếc bình sứ đựng tiền để dành của cậu được tất ca? gần một trăm phun. Grây dậy thật sớm, chờ khi Bét-xi đi xuống bếp, cậu đã lẻn vào buồng cô gái, nhét túi tiền vào trong rương cô, kèm theo mảnh giấy đề dòng chữ: “Số tiền này là của chị đấy, Bét-xi ạ. Thủ lĩnh đảng cướp Rô-bin Hút”. Câu chuyện này khiến mọi người làm công dưới bếp xôn xao bàn tán đến mức Grây đành phải để lộ ra rằng chính mình là người đã bày ra trò ấy. Cậu không lấy lại số tiền và không muốn nói thêm về chuyện đó nữa.
Mẹ Grây là người thuộc loại người được cuộc sống sắp đặt theo những khuôn định sẵn. Bà ta sống mơ màng trong một cuộc đời quá ư đầy đủ, mọi ý muốn của một tâm hồn bình thường đều sẵn sàng được thoa? mãn. Bởi vậy bà ta chẳng còn việc gì để làm, ngoài việc trò chuyện với mấy người thợ may, bác sĩ, quản gia. Lòng say mê, gắn bó gần như sùng kính đối với đứa con trai khác thường, có thể nói đã choán hết mọi suy nghĩ của bà, một con người đã bị hoàn cảnh và số phận làm cho chai mòn. Mọi suy nghĩ của bà không tồn tại một cách sống động mà mơ hồ lẩn quất đâu đó làm cho ý chí của bà trở nên uể oải, rã rời. Người đàn bà quyền quý ấy giống như một con công mái ấp trứng thiên nga. Bà ta đau lòng nhận thấy tính cách tốt đẹp khác thường của đứa con trai. Một tình cảm vừa yêu thương vừa buồn bã nặng nề choán lấy lòng bà mỗi khi bà ôm đứa con trai áp vào ngực mình, nơi trái tim đang nói những điều khác với ngôn ngữ thường, chỉ biểu hiện những hình thức ước lệ của các quan hệ và suy tư. Thế là tác động của đám mây do các tia sáng mặt trời tạo nên một cách khéo léo đã thấm và khung cảnh cân đối của toà nhà và làm mất đi cái vẻ trang nghiêm tẻ nhạt của nó, mắt nhìn nhưng không nhận ra nơi ở, sắc thái bí ẩn cảu ánh sáng giữa sự nghèo nàn tạo ra một sự hài hoà sáng loá.
Người đàn bà quyền quý ấy có gương mặt và dáng người lạnh lùng như băng giá trước cuộc sống náo nức bên ngoài, có vẻ đẹp dễ làm người ta lánh xa hơn là thu hút - vì trong vẻ đẹp ấy dường như không có sự hấp dẫn nữ tính mà chỉ có sự kênh kiệu của lý trí. Bà Li-li-an Grây ấy khi còn lại một mình bên con đã hiện ra là một người mẹ bình thường, biết nói với giọng nhỏ nhẹ đầy yêu thương những điều vô nghĩa không thể ghi lại được - sức mạnh những lời ấy là ở trong tình cảm, trong giọng nói chứ không phải ở chữ nghĩa. Bà ta hoàn toàn không thể làm trái ý con một điều gì. Bà tha thứ cho con tất cả, không trừng phạt mắng mỏ gì khi con xuống bếp chơi, chán học, không vâng lời hay bày ra nhiều trò quỷ quái.
Nếu cậu không muốn cắt tỉa cây cối trong vườn thì sẽ không ai chạm đến cây cối. Nếu cậu xin ta tội hay xin ban thưởng c ho ai thì có nghĩa là sự việc sẽ xảy ra đúng như thế. Cậu ta có thể cưỡi bất cứ con ngựa nào, dắt bất cứ con chó nào vào lâu đài, có thể vùi đầu trong thư viện, đi chân đất và ăn bất cứ thứ gì cậu muốn.
Bố của Grây dạo đầu cũng ngăn cản con làm như thế, nhưng rồi sau lại thôi, không phải vì nguyên tắc mà vì để chiều theo ý vợ. Ông ta chỉ thi hành một biện pháp là không cho con cái của những người làm công được ở trong khu vực lâu đài vì sợ rằng gần những đứa trẻ thuộc lớp dưới đó, tính tình khác thường của Grây sẽ trở thành sâu sắc, khó sửa. Nói chung, ông ta hầu như dành tất ca? thì giờ để chuyên tâm vào việc phân xử các vụ tranh chấp trong dòng họ bắt đầu từ thời có các nhà máy giấy đến khi các vị ưa tranh giành, cãi vã nhau bị chết. Ngoài ra, công việc của quốc gia, của các trại ấp, việc đọc cho người khác ghi chép hồi ký, đi săn, xem báo, trao đổi thư từ đã làm ông hơi tách biệt với gia đình. Ông ta cũng rất ít khi gặp con trai cho nên đôi khi ông quên ca? tuổi con.
Vậy là Grây đã sống trong thế giới của mình. Cậu chơi một mình - thường là trong sân phía sau lâu đài, nơi xưa kia có một tầm quan trọng về mặt quân sự. Đó là một khu đất rộng, còn lại vết tích những thành hào sâu, những tảng đá phủ kín rêu xanh, đầy những bụi cây rậm rạp và các loại hoa dại màu sắc sặc sữo. Grây chơi ở đó hàng giờ liền, chăm chú quan sát các hang chuột, “chiến đấu” với các bụi cây, quất những con bướm và xây những thành luỹ bằng gạch vụn rồi lại phá huỷ bằng gậy hay bằng đá ném.
Khi cậu mười hai tuổi, mọi ý thích của cậu, mọi nét tản mạn của tinh thần và mọi khía cạnh của tình cảm bí ẩn đã kết lại thành một nguyện vọng mạnh mẽ duy nhất, không thể nào ngăn lại được. Trước đó, dường như cậu chỉ mới tìm thấy từng phần riêng biệt của mảnh vườn của riêng mình đó là ánh sáng, bóng cây, hoa lá, thân cây to đứng mơ màng và um tùm trong nhiều khu vườn của mình với vẻ hài hoà tuyệt diệu.
Chuyện này đã xảy ra trong thư viện. Tấm cửa cao lắp kính mờ ở phía trên lúc nào cũng đóng im ỉm, nhưng then cửa lại cài hờ hờ, chỉ cần đẩy tay vào là nó kênh lên và bật ra. Khi lòng say mê nghiên cứu của Grây đã bắt cậu lọt vào thư viện thì cậu đã bị sửng sốt bởi một thứ ánh sáng đầy bụi mà toàn bộ sức mạnh và đặc điểm của nó là những đường hoa văn nhiều màu sắc phía trên kính cửa sổ. Ở đây im lặng ngột ngạt như nước ao tù. Hàng dãy tủ sách sẫm màu kê cách lối đi, sách vứt thành đống. Kia một quyển an bom đang mở với những trang trong bị bong ra. Kia nữa các cuốn giấy buộc dây vàng, từng đống sách màu tối, các tập bản thảo dày cộp, một chồng sách bản vẽ, biểu đồ, hàng loạt sách mới xuất bản, bản đồ. Bìa thì nhiều loại khác nhau: thô kệch, mịn màng, màu đen, xanh lam, xám, dày, mỏng, ngẵn nhụi, ram ráp. Các tủ xếp đầy sách, trông chúng cứ như những bức tường khép kín cuộc đời trong chiều dày của mình. Cửa kính các tủ phản chiếu các tủ khác lấp loáng những chấm sáng nhờ nhờ.
Một qua? địa cầu to lớn đóng khung trong đường xích đạo và kinh tuyến bằng đồng giao nhau đặt trên bàn tròn.
Quay ra cửa ra vào, Grây thông thấy một bức tranh lớn ở phía trên cửa. Nội dung bức tranh càng làm cho không khí trong thư viện thêm tù túng ngột ngạt. Bức tranh vẽ một con tàu đang nga? nghiêng trên đỉnh ngọn sóng. Bọt trắng tung cao bên mạn tầu. Con tàu như đang bay lên, lao về phía người xem Mũi tàu dăng cao che lấp ca? phía dưới cột buồm. Ngọn sóng bị thân tàu xé đôi tung ra hai bên như đôi cánh buồm căng phồng thấp thoáng hiện ra phía sau mũi tàu như cố chứa hết sức mạnh điên cuồng của cơn dông tố để đẩy con tàu vượt qua con sóng lớn đi nhanh về phía xa. Những đám mây bị xé nhỏ sà xuống mặt biển. ánh sáng mờ mờ đang đấu tranh một cách tuyệt vọng với bóng đêm đang ập tới. Nhưng đáng chú ý nhất trong bức tranh ấy là hình ảnh một người đứng ở mũi tàu quay lưng lại người xem. Hình dáng người ấy như đã nói lên tất ca? tình trạng, thậm chí tính chất của thời điểm đó. Người đó đứng chân giạng ra, tay vung cao. Với tư thế đó, không thể biết anh ta đang làm gì, nhưng nó buộc chúng ta phải hình dung rằng người ấy đang căng thẳng chú ý vào một cái gì đó ở phía trên boong tàu, noi chúng ta không nhìn thấy rõ. Vạt áo của anh ta bay trước gió, chiếc kiếm đeo bên sườn hất lên cao: trông cách ăn mặc cũng có thể đoán anh ta là thuyền trưởng. Thân hình anh ta nhún nhảy theo sóng ; đầu không mũ, anh ta được thể hiện vào đúng cái giờ phút hiểm nghèo. Anh ta hét lên nhưng để làm gì? Liệu anh ta có trông thấy ai đang ngã không? Liẹu anh ta có ra lệnh quay sang hướng khác, hay tiếng anh ta gọi thuỷ thủ trưởng bị tiếng gió át đi? Nhiều ý nghĩ khác nhau cứ lởn vởn ám ảnh tâm trí Grây khi cậu ngắm bức tranh này. Chợt cậu cảm thấy bên trái cậu có người nào lạ mặt tàng hình vừa bước tới đứng ngay cạnh. Chỉ cần quay đầu lại là cảm giác kỳ lạ đó sẽ biến mất. Grây biết rõ điều đó. Nhưng cậu không ngừng tưởng tượng mà chăm chú lắng nghe. Một giọng nói không thành tiếng thốt lên vài câu rời rạc khó hiểu như tiếng Ma-lai-xi-a. Có tiếng ầm ầm tựa như cái gì đó sụt lở kéo dài. Tiếng vọng và tiếng gió âm u lan khắp thư viện. Tất ca? những âm thanh ấy, Grây đã nghe từ trong người mình, Cậu chợt nhìn quanh; cảnh im ắng trong căn phòng xua tan ngay những tiếng động trong tưởng tượng vừa rồi, cậu không còn can dự vào cơn dông tố trên biển nữa.
Grây nhiều lần đến thư viện ngắm bức tranh đó. Bức tranh ấy đối với cậu đã trở thành lời nói cần thiết trong cuộc đối thoại giữa tâm hồn và cuộc sống, thiếu lời nói đó thì cậu không thể nào tự hiểu được mình nữa. Trong tâm trí cậu bé, biển bao la dần dần được hình thành. Cậu luôn luôn tưởng tượng ra nó, lục lọi trong thư viện để tìm đọc ngấu nghiến những cuốn sách mà sau cánh cửa vàng của chúng mở ra vầng hào quang xanh sẫm của đại dương. Ở đó có những con tàu đang chuyển động, tung bọt sau bánh lái. Có những con tàu bị mất buồm và cột buồm, bị sóng nuốt chửng và dìm xuống đáy sâu; ở đó thấp thoáng những đàn cá mắt lấp lánh như lân tinh. Có những con tàu bị sóng đánh vào đá ngầm, lắc lư trên sóng đã dịu đi. Một co n tàu không người, bị đứt dây chão đang kéo dài cảnh hấp hối cho đến lúc một cơn bão khác phá nó ra thành từng mảnh. Loại tàu thứ ba lấy hàng an toàn ở một bến cảng rồi bốc dỡ ở một cảng khác; đám thuỷ thủ ngồi bên bàn rượu vui vẻ ca ngợi chuyến đi biển và say sưa uống rượu. Lại còn có những con tàu cướp biển, treo cờ đen với súng ống và âm nhạc. Có tàu nghiên cứu khoa học, quan sát các núi lửa, nghiên cứu động vật và cỏ cây. Có những con tàu với ý đồ đen tối và những cuộc nổi loạn; có con tàu phát kiến và phiêu lưu.
Trong thế giới ấy, vai trò người thuyền trưởng, lẽ tự nhiên, nổi bật lên. Thuyền trưởng là linh hồn, là lý trí, là số phận của ca? con tàu. Tính cách của người này ảnh hưởng đến công việc và sự nghỉ ngơi của thuỷ thủ. Đích thân thuyền trưởng chọn thuỷ thủ cho con tàu của mình, và đội ngũ ấy nói chung phải đáp ứng được những ý thích của riêng anh ta. Anh ta biết rõ thói quen và hoàn cảnh gia đình của từng người. Trước con mắt mọi người dưới quyền, anh ta có vốn kiến thức sâu rộng, nhờ đó mà có thể điều khiển con tàu, chẳng hạn đi thẳng từ Li-xbon đến Thượng hải trên mặt biển mênh mông. Anh ta chống lại bão táp bằng hàng loạt cố gắng phức tạp, xua tan nỗi sợ hãi bằng cách phát ra những mệnh lệnh ngắn gọn. Tàu dừng lại hay tiếp tục cuộc hành trình là tùy thuộc vào ý muốn của anh ta, anh ta điều khiển việc ra khơi và chất hàng, tu sửa và nghỉ ngơi, thật khó mà hình dung được hết quyền lực to lớn và sáng suốt của anh ta trong công việc hoạt động không ngừng. Quyền lực ấy hạn chế hay đầy đủ đều tương đương với quyền lực của oóc-phê.
Trí tưởng tượng sán lạn của Grây đã hình dung như vậy về vị trí và hoạt động thật sự của người thuyền trưởng. Không một nghề nghiệp nào trên đời này lại có thể hoà hợp tất ca? những gì hấp dẫn nhất trong cuộc sống vào một thể thống nhất như nghề làm thuyền trưởng, mà vẫn không loại bỏ những gì riêng tư trong hạnh phúc của từng người. Sự nguy hiểm, táo bạo, quyền lực của thiên nhiên, ánh sáng của miền đất nước xa xôi, sự bí ẩn đầy kỳ diệu, mối tình thoảng qua, gặp gỡ và chia ly, sự nồng nàn hấp dẫn của các cuộc gặp gỡ, các nhân vật, các sự kiện, sự phong phú vô hạn của cuộc sống khi mà cao tít trên bầu trời là chòm sao Thập tự nam, chòm sao Gấu, và tất ca? các lục địa đều nằm trong tầm mắt tinh tường mặc dù buồng tàu của anh đầy những thứ cua? Tổ quốc vẫn chưa xa rời anh như sách vở, tranh ảnh, thư từ và những đoá hoa khô quấn trong mớ tóc xoăn mềm mại để trong chiếc bùa bằng da mịn đeo trên bộ ngực rắn chắc.
Mùa thu, khi ác-tua Grây vừa mười lăm tuổi, cậu đã bro trốn khỏi nhà để bước qua cánh cửa vàng của biển. ít lâu sau, từ bến cảng Đu-ben, con tàu A-xem đã nhổ neo đi Mac-xây, chở theo một cậu thiếu niên có đôi bàn tay nhỏ bé trắng trẻo, có dáng vẻ bề ngoài của một thiếu nữ gia? trai. Cậu thiếu niên đó là Grây. Cậu có chiếc túi du lịch rất đẹp, đôi ủng da bóng láng mỏng như da găng tay, quần áo may bằng thứ vải sang trọng, đắt tiền.
Trong khoảng một năm, khi tàu A-xem đi Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha thì Grây đã tiêu một phần tiền của mình cho quá khứ là đánh chén, phần còn lại cho hiện tại và tương lai - là thua bạc. Anh muốn trở thành một thuỷ thủ “lão luyện”. Anh uống rượu hừng hực, tắm thì đứng từ trên cao khoảng hai xa-giên thản nhiên nhảy cắm đầu xuống nước. Dần dần anh mất hết, trừ cái chính là tâm hồn thích bay bổng lạ kỳ, anh không còn yếu ớt mà trở nên cứng cáp, bắp thịt rắn chắc, nước da mai mái đã sạm nắng, cử chỉ mềm mại được thay bằng động tác chính xác của đôi tay lao động. Còn đôi mắt suy tư của anh ánh lên như đang nhìn vào lửa. Ca? cách nói của anh từ chỗ nhỏ nhẹ, nhút nhát đã biến thành rắn rỏi, dứt khoát như chim hải âu lao xuống làn nước bắt chú cá đang nghiêng mình lấp lánh.
Thuyền trưởng con tàu A-xem là một người tốt bụng, nhưng lại là một thuỷ thủ khe khắt. Ông đã nhận chú bé Grây lên con tàu của mình với một thâm ý nào đó. Ông coi nguyện vọng thiết tha làm thuỷ thủ của Grây chỉ là một ý thích ngông cuồng trong chốc lát, và nghĩ rằng chỉ một hai tháng sau là Grây sẽ phải cúi mặt xuống mà nói với ông; “Thưa thuyền trưởng Gốp, cháu đã bị xây xát hết ca? khuỷu tay khi leo dây thuyền, cháu bị đau hết ca? mạng sườn và lưng, ngón tay không duỗi được nữa, đầu nhức, chân run lẩy bẩy. Những dây chão ướt nặng hàng hai pút này làm trĩu ca? tay, những mớ dây rợ, đoạn nối cột buồm... đã hành hạ cơ thể mềm mại của cháu. Cho cháu về với mẹ cháu”. Nghe lời cầu xin tưởng tượng ấy, thuyền trưởng Gốp tưởng tượng luôn câu tra? lời: “Thôi, cậu muốn đi đâu thì đi, con chim nhỏ của tôi ạ. Nếu đôi cánh của cậu bị dính nhựa thì về nhà cậu có thể lấy nước hoa Rôđa Mi-môđa mà rửa sạch được đấy”. Cái thứ nước hoa tưởng tượng ấy làm thuyền trưởng thấy đắc ý hơn cả, ông buột miệng nói thành lời: “Phải rồi, cậu hãy về nhà mà kiếm nước hoa Rôđa Mi-môđa!”.
Nhưng rồi đoạn đối thoại tưởng tượng kia ngày càng ít có dịp lắp lại trong tâm trí thuyền trưởng, bởi vì Grây đã đi tới đích mình mong muốn với bộ mặt tái nhợt, đôi môi mím chắt. Anh đã làm mọi công việc nặng nhọc với sự cố gắng lớn lao. Anh cảm thấy ngày càng dễ chịu hơn, khi con tàu khắc nghiệt ấy gần gũi hơn với anh, khi mọi việc lạ trở thành quen thuộc. Có khi dây xích mỏ neo làm anh ngã xuống sàn tàu, dây chão mà anh không kéo nổi làm tuột da tay, cánh buồm ẩm ướt có đính vòng sắt bị gió táp vào mặt anh. Tóm lại toàn bộ công việc thật sự là một thử thách, đòi hỏi phải hết sức chú ý. Nhưng càng thở nặng nhọc, càng mỏi cứng lưng, anh càng luôn luôn giữ được nụ cười coi khinh mọi gian khó. Anh âm thầm chịu đựng những lời giễu cợt, chê bai của các thuỷ thủ dạn dày để rồi cuối cùng, họ phải thừa nhận anh là người của họ, làm được như họ. Và cũng từ đó anh nhất thiết dùng nắm đấm để đáp lại mọi xúc phạm.
Có lần thuyền trưởng Gốp trông thấy anh cuốn buồm thành thạo, đã tự nhủ thầm: “Thế là mày đã thắng cuộc đấy, Grây ạ”. Khi Grây tụt từ trên cột buồm cao xuống, thuyền trưởng gọi anh vào buồng, mở rộng trư ớc mặt anh một cuốn sách đã nhàu nát rồi nói;
- Cháu nghe đây! Bỏ hút thuốc đi! Đã đến lúc cho cháu làm thuyền trưởng được rồi!
Và anh bắt đầu đọc, đúng hơn là nói và gào to những từ cổ xưa về biển trong cuốn sách. Đó là bài học đầu tiên của Grây. Trong vòng một năm, anh đã làm quen với nghề hàng hải, với thực hành, với cấu trúc tàu, luật đi biển, bản đồ hoa tiêu và cách tính toán. Thuyền trưởng Gốp đã bắt tay và xưng “chúng ta”với anh.
ở Van-cu-ve, Grây nhận được thư mẹ, một bức thư đầy nước mắt và sợ hãi. Anh viết thư tra? lời: “Con biết mẹ lo cho con. Nhưng nếu mẹ tận mắt nhìn thấy được như con nhìn, mẹ hãy nhìn bằng đôi mắt của con. Nếu mẹ nghe được như con nghe, mẹ hãy áp tai vào con ốc biển, mẹ sẽ nghe thấy âm thanh muôn đời của sóng. Nếu như mẹ yêu thương tất ca? những gì con đã yêu, thì trong thư của mẹ, ngoài tình thương và con người, con có thể thấy ca? nụ cười”. Và Grây vẫn tiếp tục cuộc hành trình trên biển cho đến khi con tàu A-xem chở hàng về bến Đu-ben. Tranh thủ lúc tàu dỡ hàng, chàng thanh niên Grây, lúc này đã hai mươi tuổi, quyết định trở về thăm lâu đài.
Toàn cảnh lâu đài vẫn như xưa, từng chi tiết nhỏ cũng như ca? ấn tượng chung đều vẫn thể, không khác gì năm năm trước đây, chỉ có những hàng cây du còn non trồng phía trước lâu đài là cao lớn hơn, tán lá sum suê hơn.
Những người làm công trong nhà chạy ra đón anh mừng rỡ, cuống quít rồi lặng đi một cách kính cẩn như mới hôm qua gặp gỡ cậu Grây này. Họ chỉ cho anh mẹ anh hiện đang ở đâu. Anh bước lên căn phòng xây cao, nhẹ nhà mở cửa, lặng yên đứng nhìn người phụ nữ tóc bạc vận đồ đen. Bà đang đứng trước tấm ảnh Chúa lầm rầm cầu nguyện. Giọng nói nhỏ nhẹ của bà nghe vang xa như tiếng đập của trái tim. “Cầu Chúa ban phước lành cho những người đi biển, những người lênh đênh ngoài khơi, những người bị Ốm yếu, đau khổ, tù đày”. Grây lắng nghe, sau đó anh thấy mẹ nói tiếp: “Cầu cho đứa con trai tôi... ” Đến lúc ấy anh mới nói: “Con đây... ” Nhưng rồi anh không thể nói thêm gì nữa. Người mẹ quay lại. Trông bà gầy đi nhiều, gương mặt nghiêm trang của bà bỗng rạng rỡ lên như tuổi trẻ bất chợt trở lại với bà. Bà bước nhanh về phía con trai, bà cười lên thành tiếng, khẽ gọi con, nước mắt trào ra - tất ca? chỉ có thế. Nhưng trong giây phút ấy, có lẽ bà đã sống mạnh mẽ hơn, sung sướng hơn so với ca? cuộc đời bà trước đây. “Mẹ nhận ra con ngay, con trai yêu quý, bé bỏng của mẹ!”. Và qua? thực là Grây lúc này không còn là chàng thanh niên cao lớn nữa. Anh nghe mẹ kể lại cái chết của người cha, rồi sau đó anh tự kể về mình. Bà nghe con kể mà không phản đối, trách móc một điều gì. Nhưng bà thầm nghĩ rằng cái điều mà Grây cho là cốt lõi của cuộc đời mình thì bà chỉ coi là những thứ đồ chơi mà cậu con trai bà thích chơi mà thôi. Những thứ “đồ chơi” đó là con tàu, biển khơi và các lục địa.
Grây ở lại lâu đài bảy ngày. Đến ngày thứ tám, sau khi mang theo một số tiền lớn, anh trở về Đu-ben và nói với thuyền trưởng Gốp: “Cám ơn bác. Bác là người bạn rất tốt của cháu. Nhưng bây giờ thì phải chia tay thôi bác ạ, - đến đây anh nắm chặt tay thuyền trưởng như để nhấn mạnh ý nghĩa của lời mình nói. - Bây giờ cháu sẽ đi biển trên một chiếc tàu riêng của cháu, bác ạ”. Thuyền trưởng nổi giận, ông nhổ nước bọt, giật tay ra rồi bỏ đi. Nhưng Grây đã chạy theo, ôm lấy ông. Thế rồi họ đã cùng với toàn đội thuỷ thủ gồm hai mươi bốn người ngồi bên nhau trong khách sạn ăn uống đủ mọi thứ có trong quầy hàng và trong nhà bếp, hò hét, hát hỏng.
ít lâu sau, trên bến cảng Đu-ben, những vì sao đêm đã lấp lánh trên bóng đen của một con tàu mới. Đó là con tàu Grây mới mua. Con tàu có tên là Bí mật, có ba cột buồm và chở được hai trăm sáu mươi tấn. Trước khi số phận đưa đẩy anh đến thị trấn Li-xơ, Grây đã vừa là chủ vừa là thuyền trưởng của con tàu ấy được bốn năm. Nhưng anh mãi mãi ghi nhớ tiếng cười yêu thương của mẹ khi gặp anh và năm nào anh cũng về thăm nhà đôi ba lần, đem lại cho người mẹ già tóc bạc niềm tin mơ hồ rằng cậu con trai to lớn kia chắc là đã điều khiển được những thứ “đồ chơi” của mình.