Câu Lạc Bộ Dumas Chương 11

Chương 11
SỐ BA (hai)

 

“Chín cánh cửa ư? Tôi không nhớ lắm. Lâu rồi.” Cánh tay duy nhất của bà vươn ra nhanh nhẹn và khéo léo cầm cuốn sách trên giá không chút khó khăn, rồi tựa gáy sách lên lòng bàn tay, mở ra trang đầu có dán một số nhãn sách trong đó có mấy cái rất cũ. Nhãn cuối cùng có những đường lượn trang trí với cái teen Von Ungern và ngày tháng ghi bằng mưc. Thấy nó, bà gật đầu thương cảm. “Một món quà của chồng tôi. Tôi lấy chồng rất sớm. Ông ấy gấp đôi tuổi tôi. Ông ấy mua cuốn sách năm 1949.”

Đó là vấn đề với những mụ phù thủy thời hiện đại, Corso nghĩ: hok không có bất cứ bí mật gì. Mọi thứ đều ở ngoài sáng, bạn có thể đọc mọi thứ về họ trên Who’s Who hoặc trên những tờ lá cải. Nam tước phu nhân hay không cũng thế cả, tất cả rồi cùng thành ra thô lậu, nhạt phèo, thẳng tuột. Torquemada(1) chán chết đi được vì những thứ đó.

(1) Có lẽ nói tới Antonio de Torquemada (1957-1569), nhà văn Tây Ban Nha, song cũng có thể nói tới một số nhân vật lịch sử khác cùng họ Torquemada.

“Chồng bà có chia sẻ hứng thú với bà về những thứ này không?”

“Không một chút nào. Ông ấy không bao giờ đọc nổi một cuốn sách. Ông ấy chỉ làm sao cho mọi mơ ước của tôi đều biến thành sự thật, giống như thần đèn ấy.” Cánh tay cụt của bà ta thoáng run lên. “Một cuốn sách quý hay một cái vòng cổ bằng ngọc tuyệt hảo và khẽ cười buồn. “Nhưng ông ấy là người vui tính, rất có khả năng quyến rũ vợ bạn bè. Và cocktail sâm banh ông ấy pha thì thật tuyệt.”

Bà im lặng một lúc nhìn quanh, như thể ông chồng còn để lại một ly đâu đó.

“Tự tôi sưu tập tất cả chỗ này,” bà nói thêm, khua tay về phía thư viện. “Từng cuốn một, cả ngần ấy cuốn. Thậm chí cả Chín cánh cửa cũng do tôi chọn, sau khi phát hiện nó trong catalô của một người phá sản từng ủng hộ Pétain. Chồng tôi chỉ việc ký sức.”

“Vì sao bà hứng hú đến thế đối với con quỷ?”

“Tôi từng gặp hắn ta. Lúc ấy tôi mới mười lăm, tôi thấy hắn ta rõ như đang nhìn ông bây giờ. Hắn đội mũ, áo cổ cứng và cầm gậy ba toong. Cực kỳ đẹp trai. Trông giống như John Barrymore vào vai Nam tước Gaigem trong Khách sạn lớn. Vậy là, như con ngốc, tôi yêu.” Bà ta lại trở nên trầm ngâm, bàn tay duy nhất thọc vào trong túi áo len, như đang hoài niệm những chuyện xa xưa. “Tôi nghĩ đó là lý do vì sao tôi không bao giờ thực sự cảm thấy khó chịu về tính lăng nhăng của chồng tôi.”

Corso nhìn quanh, như thể có ai đó khác trong phòng, rồi nói với giọng ca ra chiều bí mật.

“Nếu là ba thế kỷ trước bà đã bị thiêu sống vì kể ra chuyện này.”

Bà ta bật ra một tiếng cười vui vẻ từ trong cổ họng, cố ghìm mình không cười thành tiếng, và gần như vươn mình đứng trên đầu ngón chân để thì thầm cũng với giọng như vậy. “Ba thế kỷ trước, tôi sẽ không nói chuyện đó với bất kỳ ai. Nhưng tôi biết nhiều người sẽ sung sướng nếu đưa được tôi lên giàn lửa.” Bà lại cười, để lộ ra những lúm đồng tiền. Bà ta lúc nào cũng cười, Corso nghĩ. Nhưng đôi mắt sáng thông minh vẫn nhìn gã dò xét và cảnh giác. “Ngay cả bây giờ, trong thời nay và ở tuổi này.”

Bà ta đưa Chín cánh cửa cho gã rồi quan sát gã từ từ lật từng trang sách, mặc dù gã gần như không thể kiềm chế nỗi kích động muốn tìm xem có gì khác nhau ở chín bức tranh khắc gỗ. Gã thở phào nhẹ nhõm khi chúng còn nguyên vẹn. Thực tế là Thư mục tổng hợp của Mateu đã sai: không cuốn nào trong ba cuốn sách thiếu bức tranh cuối cùng. Cuốn thứ ba kém hơn cuốn của Varo Borja và cuốn của Victor Fargas trước khi bị ném vào lửa. Nửa bên dưới của nó từng bị ngấm nước và hầu hết các trang bị ố.. Bìa cũng cần làm sạch lại cẩn thận, nhưng cả cuốn nhìn bề ngoài vẫn đầy đủ.

“Ông muốn uống chút gì không?” bà Nam tước hỏi. “Tôi có chè và cà phê.”

Không phải là thuốc độc và cỏ lạ, Corso thất vọng tự nhỉ. Thậm chí không có cả nước thuốc sắc.

“Cà phê.”

Đó là một ngày nắng đẹp, bầu trời xanh thẳm trên những ngọn tháp Nhà thờ Đức Bà gần đó. Corso bước lại bên cửa sổ, kéo rèm ra để xem cuốn sách rõ hơn. Ở hai tầng bên dưới, giữa những cây cối trơ trụi bên bờ sông Seine, cô gái ngồi đọc sách trên một ghế đá, mình khoác áo len thô. Gã biết đó là Ba người lính ngự lâm, gã đã thấy nó trên bàn khi hai người ăn sáng cùng nhau. Sau đó gã đi dọc theo phố Rivoli và biết rằng cô theo sau, cách mười lăm hai mươi bước. Gã làm như không biết, còn cô vẫn giữ khoảng cách ấy. Giờ thì gã thấy cô ngẩng lên. Hẳn cô nhìn rõ gã từ dưới đó, nhưng cô chẳng tỏ vẻ gì là nhận thấy gã. Lặng lẽ và không biểu lộ gì hết, cô nhìn gã rời khỏi cửa sổ. Khi gã lại nhìn ra ngoài cô đã cúi xuống cuốn sách rồi.

Có một thư ký, một phụ nữ trung niên, bưng những chiếc cốc dày di chuyển giữa những bàn và sách, nhưng Frieda Ungern tự mình lấy cà phê, mang theo hai cốc và một chiếc khay bạc, bà ta đi lại vẫn dễ dàng. Một cái liếc mắt của bà nói rằng không cần gã giúp, rồi h ọ ngồi xuống bên bàn, khay đặt giữa những cuốn sách, chậu cây, những giấy tờ và sổ ghi chép.

“Điều gì gợi ý cho bà thành lập quỹ này?”

“Là vì chuyện thuế. Hơn nữa, nay có người này người nọ tới đây, tôi có thể tìm được người cộng tác…” Bà cười buồn bã. “Tôi là người cuối cùng trong đám phù thủy, và tôi thấy cô đơn.”

“Bà không giống phù thủy chút nào.” Corso để lộ bộ mặt thích hợp, một con thỏ ngây thơ thân thiện. “Tôi đã đọc Isis của bà.”

Cầm tách cà phê trong tay, bà khẽ nhấc mẩu tay cụt lên, đồng thời nghiêng đầu như muốn vén lại mái tóc. Đó là một cử chỉ quyến rũ vô thức, xưa như trái đất song cũng không biết đến tuổi già, mặc dù nó không hoàn thiện.

“Ông có thích nó không?”

Gã đưa cái tách lên miệng và nhìn sâu vào mắt bà ta. “Rất thích.”

“Không phải mọi người đều thích. Ông biết L’Osservatore Romano nói gì không? Họ lấy làm tiếc vì Danh mục Sách cấm của Giáo hội không còn nữa. Và ông có lý.” Bà ta trỏ Chín cánh cửa mà Corso đặt cạnh bà ở trên bàn. “Nếu là ngày xưa tôi đã bị thiêu sống, giống như kẻ bất hạnh đã viết những tín điều của Satan.”

“Bà có thực sự tin vào ma quỷ không, Nam tước phu nhân?”

“Đừng gọi tôi là Nam tước phu nhân. Nghe kỳ cục lắm.”

“Bà muốn tôi gọi thế nào?”

“Tôi không biết. Bà Ungern. Hoặc Frieda.”

“Bà tin ma quỷ không, bà Ungern?”

“Đủ để hiến dâng cả cuộc đời, bộ sưu tập, quỹ này, bấy nhiêu năm làm việc và năm trăm trang tác phẩm mới của tôi.” Bà ta nhìn Corso vẻ hào hứng. Gã đã gỡ kính xuống lau. Nụ cười yếu ớt của gã bổ sung nốt hiệu quả. “Còn ông?”

“Mọi người cũng mới hỏi tôi như thế.”

“Tất nhiên. Ông đi khắp nơi hỏi về một cuốn sách cần phải đọc với đủ niềm tin.”

“Niềm tin của tôi khá hạn chế,” Corso đáp, mạo hiểm đầu tư một chút thành thưc. Loại thành thực. Loại thành thực này thường mang lại lợi nhuận. “Kỳ thực tôi làm vì tiền.”

Những lúm đồng tiền lại xuất hiện. Cách đây nửa thế kỳ hẳn bà ta rất đẹp, gã nghĩ. Hai tay nguyên vẹn thả ra bùa mê hay gì đó, mảnh khảnh và ranh mãnh. Hiện giờ bà vẫn giữ được một chút gì của thời đó.

“Thật đáng thương,” Frieda Ungern bình luận. “Những người khác làm việc không mục đích, với niềm tin mù quáng vào nhân vật chính trong truyện. Albertus Magnus, Raymund Lully, Roger Bacon, không người nào bàn cãi về sự tồn tại của quỷ dữ, chỉ bàn về thực tính của hắn thôi.”

Corso sửa lại kính rồi mỉm cười hoài nghi hàm ý gì đó.

“Mọi thứ đã khác đi từ lâu rồi.”

“Ông không cần phải vòng vo thế. Quỷ thực sự tồn tại, không chỉ như một biểu tượng của cái ác mà còn là một thực thể tự nhiên. Ông thấy sao nào? Câu đó là của một vị Giáo hoàng, Paul VI, viết năm 1974.”

“Ông ta là dân chuyên nghiệp,” Corso điềm đạm trả lời. “Chắc ông ta có lý lẽ của mình.”

“Thực ra mọi chuyện ông ta làm là để khẳng định một quan điểm giáo điều: sự tồn tại của quỷ được xác lập ở Công đồng thứ tư tại Letran. Năm 1215…” Bà ta ngừng lại nhìn gã ngờ vực. “Ông có quan tâm tới các dữ kiện về học thuật không? Tôi mà cố gắng thì cũng có thể chữ nghĩa học thuật đầy mình đấy.” Những lúm đồng tiền lại xuất hiện. “Ngày xưa tôi luôn luôn muốn đứng đầu lớp. Là người thông minh nhất.”

“Tôi tin là vậy. Bà đã đoạt được mọi giải thưởng?”

“Đương nhiên. Và bọn con gái khác đều ghét tôi.”

Cả hai cùng cười. Corso cảm thấy giờ thì Frieda Ungern về phe với gã. Vì vậy gã lấy hai điếu thuốc từ trong túi áo khoác ra rồi chìa một điếu cho bà. Bà từ chối, liếc nhìn gã về bồn chồn. Corso lờ đi và châm thuốc.

“Hai thế kỷ trước,” bà Nam tước tiếp tục khi Corso cúi xuống quẹt diêm, “sắc chỉ của Giáo hoàng Innocent VIII Sumnis Desiderantes Affectibus khẳng định rằng Tây Âu bị nhiễm độc từ ma quỷ và phù thủy. Vì vậy hai giáo sĩ dòng Dominic, Kramer và Sprenger, đã soạn thảo Malleus Malleficarium, một cuốn hướng dẫn cho các quan tòa dị giáo.”

Corso giơ ngón tay trỏ lên. “Lyon, 1519: Một cuốn khổ octavo theo phong cách gô tích, không có tên tác giả. Ít nhất trong bản in tôi biết.”

“Không tệ.” Bà ta nhìn gã ngạc nhiên: “Cuốn của tôi in sau.” Bà ta trỏ lên giá: “Nó kìa. Xuất bản năm 1668, cũng ở Lyon. Nhưng ấn bản đầu tiên thì từ năm 1486…” Bà hơi nhắm mắt, nhún vai. “Kramer và Sprenger cuồng tín và ngu ngốc. Malleus của họ là một mớ vô nghĩa. Thậm chí còn buồn cười, nếu hàng ngàn kẻ khốn khổ không bị tra tấn và đưa lên giàn lửa nhân danh nó.”

“Như Aristide Torchia.”

“Đúng. Như ông ta. Mặc dù ông ta còn lâu mới vô tội.”

“Bà biết những gì về ông ta?”

Bà Nam tước lắc đầu, uống nốt tách cà phê rồi lại lắc đầu. “Nhà Torchia là một gia tộc thương nhân Venice giàu có chuyên nhập khẩu giấy từ Tây Ban Nha và Pháp. Khi còn trẻ Aristide du lịch sang Hà Lan rồi học việc ở nhà Elzevir, những người này có quan hệ với cha anh ta. Anh ta ở đó một thời gian rồi chuyển đi Praha.”

“Chuyện đó tôi không biết.”

“Giờ thì ông biết rồi. Praha là thủ đô ma thuật và huyền học của châu Âu, giống như Toledo bốn thế kỷ trước… Ông có nhìn ra manh mối gì không? Torchia quyết định sống ở Saint Mary of the Snows, trung tâm ma thuật, ở gần quảng trường Jungmannove, nơi có tượng Jan Hus. Ông có nhớ Hus trên giàn thiêu không?”

“Từ đống tro tàn của tôi sẽ bay lên một con thiên nga các ông không thể nào thiêu đốt.”

“Chính xác. Nói chuyện với ông thật dễ chịu. Tôi cũng đoán ông biết chuyện đó . Chắc là nó có ích cho ông trong công việc lắm.” Bà Nam tước vô tình hít vào một ít khói thuốc lá. Bà nhăn mũi, nhưng gã vẫn thản nhiên. “Ta nói đến đâu rồi nhỉ? Phải rồi, Praha, màn hai. Torchia chuyển đến một ngôi nhà ở khu Do Thái gần đó, cạnh giáo đường Do Thái. Một khu vực nơi mà cửa sổ sáng lên hằng đêm và các thuật sĩ tìm kiếm công thức ma thuật của Golem(1). Một thời gian sau ông lại chuyển đi, lần này là tới vùng Mala Strana…” Bà mỉm cười với gã, bí ẩn. “Những chuyện này ông thấy thế nào?”

1. Nê nhân-người bùn, theo truyền thuyết Do Thái, giống như người nhưng mạnh và khỏe hơn con người nhiều lần.

“Giống như một chuyến hành hương. Hoặc dã ngoại, như ta nói bây giờ.”

“Tôi cũng nghĩ vậy,” bà Nam tước đồng ý với vẻ hài lòng. Corso lúc này đã thực sự được chấp nhận và đang mau chóng leo lên đứng đầu lớp. “Thật sự là quá mức trung hợp khi Arsitide Torchia tới ba địa điểm tập trung toàn bộ những tri thức huyền bí thời đó. Lại chính là ở Praha với những đường phố còn vang vọng tiếng bước chân Agripa và Paracelsus(2), nơi tìm thấy bản viết tay cuối cùng về ma thuật Chaldea và những bí quyết của Pytagor đã mất tăm mất tích sau khi Metapontius bị giết.” Bà nghiêng mình về phía gã rồi thấp giọng: Cô Marple(3) sắp thổ lộ với bà bạn thân nhất rằng mình phát hiện xyanua trong món bánh điểm tâm. “Ở trong thành Praha ấy, ông Corso ạ, trong số những học giả hắc ám ấy, có những người luyện carmina tức là những câu thần chú, thuật gọi hồn và thuật giao tiếp với người chết.” Bà ngừng lại lấy hơi, trước khi thì thầm, “Và goety…”

2. Hai nhà nghiên cứu huyền học và thuật giả kim nổi tiếng thế kỳ 15-16

3. Cô Marple: thám tử nghiệp dư nổi tiếng trong nhiều tiểu thuyết của Agatha Christie.

“Thuật giao tiếp với quỷ.”

“Đúng vậy.” Bà ta ngả người lên lưng ghế tựa. Phấn khích vì tất cả những điều này, bà đang bộc lộ chính mình. Đôi mắt sáng rực, nói nhanh như thể có quá ít thời gian mà lại có quá nhiều điều cần nói. “Vào thời ấy, Torchia sống ở nơi tàng trữ những sách và tranh khắc còn tồn tại được sau bao chiến tranh, hỏa hoạn và bức hại… Những cuốn sách ma thuật còn sót lại mở ra cánh cửa của tri thức và sức mạnh: Delomelanicon, ngôn ngữ để triệu hồi bóng tối.”

Bà ta nói với một giọng bí ẩn, gần như diễn kịch, nhưng vẫn cười, như thể chính mình không hoàn toàn nghiêm túc về chuyện ấy, hoặc già muốn nhắc nhở Corso duy trì một khoảng cách lành mạnh.

“Sau khi kết thúc thời gian học việc, Torchia trở về Venice,” bà tiếp tục. “Hãy ghi nhớ vì đây là điều quan trọng: bất chấp những nguy cơ sẽ phải đối mặt ở Ý, người thợ in bỏ lại sự an toàn tương đối ở Praha mà trở về quê. Ở đó ông ta xuất bản một loạt cuốn sách đưa ông ta lên giàn thiêu. Có thấy lạ không?”

“Có vẻ, như ông ta có một nghĩa vụ phải hoàn thành.”

“Đúng. Nhưng ai giao cho ông ta?” Bà Nam tước mở ra trang nhan đề của Chín cánh cửa. “Do đặc quyền và sự cho phép của bề trên. Đáng suy nghĩ, đúng không? Y như là Torchia đã tham gia một hội ái hữu bí mật ở Praha và được ủy nhiệm phát tán một thông điệp. Một thứ giáo nghĩa cần quảng bá.”

“Lúc trước bà đã nói: giáo điều của quỷ Satan.”

“Có thể. Sự thực là Torchia xuất bản Chín cánh cửa vào thời điểm xấu nhất. Từ năm 1550 đến 1666, những người theo thuyết nhân văn Platon mới và các phong trào thần bí bị thất bại trong cuộc chiến chống những tin đồn về tín ngưỡng ma quỷ. Những người như Giordano Bruno và John Dee bị thiêu sống hay bị hành hạ khổ sở đến chết. Với sự thắng thế của dự án Chống cải cách, tòa Dị giáo mở ra khắp nơi. Được thành lập với mục tiêu chống lại tà giáo, họ đặc biệt chĩa mũi dùi vào phù thủy và pháp sư các loại, nhằm biện minh cho sự hiện diện tối tăm hắc ám của mình. Huống hồ đây lại là một người thợ in giao dịch với ma quỷ… Phải nói là Torchia khiến cho mọi việc trở nên thật dễ dàng cho họ. Ông nghe nhé.” Bà giờ ngẫu nhiên vài trang sách. “Pot. M.vere im.go” Bà nhìn Corso. “Tôi đã dịch một số đoạn. Bộ mã khá đơn giản. “Tôi sẽ ban sự sống cho những hình hài bằng sáp,” nó có nghĩa là thế. “Và tháo tung vầng trăng, trả da thịt về cho những xác thân đã chết.” Ông nghĩ thế nào?”

“Khá ngây ngô. Có vẻ như mất mạng vì thứ đó thì thật ngu xuẩn.”

“Có lẽ. Chẳng ai biết. Ông có thích Shakespeare không?”

“Đôi khi.”

“Trên thiên đường và trên trái đất, Horatio ạ, có nhiều thứ hơn là triết lý của anh có thể tưởng tượng ra.”

“Hamlet là một người hết sức thất thường.”

“Không phải tất cả mọi người đều có khả năng hoặc xứng đáng tiếp cận những điều huyền bí này, thưa ông Corso. Như người xưa nói, cần phải hiểu và im lặng.”

“Nhưng Torchia thì không.”

“Ông biết là theo thần thoại của người Do Thái, Thượng đế có một cái tên thần bí và kinh khủng.”

“Tetragrammaton(1).”

1. Gồm bốn chữ cái trong ngôn ngữ Do Thái cổ (Yod, He, Waw và He) ghép lại để chỉ Đức Cha toàn năng trên thiền đường hay Thượng đế như người ta vẫn gọi.

“Đúng vậy. Sự hài hòa và cân bằng của vũ trụ dựa trên bốn chữ cái này…. Khi Thượng đẳng thần Gabriel cảnh báo với Mohammed: “Thượng đế bị bảy mươi ngàn màn chắn bằng ánh sáng và bóng tối che khuất. Và nếu những màn chắn này bị vén lên, ngay cả ta cũng sẽ bị hủy diệt! Nhưng Thượng đế không phải là người duy nhất mang cái tên ấy. Quỷ cũng có. Khi tụng niệm một tổ hợp những chữ cái xấu xa, kinh khủng, hắn ta sẽ trở về… và kéo theo những hậu quả khủng khiếp.”

“Đó chẳng phải điều gì mới. Nó có một cái tên còn cổ xưa hơn đạo Cơ đốc và đạo Do Thái: cái hộp Pandora.”

Bà ta nhìn gã vẻ hài lòng, như thể muốn cho gã điểm số tối đa.

“Rất tuyệt, ông Corso. Thực tế là qua nhiều thế kỷ chúng ta luôn nói về cùng một chuyện, nhưng với những cái tên khác nhau. Isis và đức Mẹ Đồng trinh Mary, Mitra và Jesus Christ, ngày hai mươi lăm tháng Chạp như là Giáng sinh hay ngày lễ Đông chí, sinh nhật của Thần mặt trời bất bại. Thử nhớ lại thánh Gregory mà coi. Ngay từ thế kỷ thứ bảy ông ta đã nhắc nhở các nhà truyền giáo vận dụng hợp chúng với đạo chính thống.”

“Nghe ra có mùi thương mại. Thực chất đó là một chiêu tiếp thị: cố lôi kéo khách hàng của người khác… Bà có thể nói với tôi bà biết gì về những cái hộp Pandora và những thứ tương tự không? Bao gồm cả khế ước với quỷ.”

“Pháp thuật phong ấn ác quỷ trong chai hay trong sách có từ rất xưa rồi. Gervase xứ Tilbury thế kỷ mười ba và Gerson ở thế kỷ mười bốn đều nhắc tới. Còn khế ước với quỷ có lịch sử còn xưa hơn: Từ Thánh thư Enoch đến Saint Jeronimus, qua thần thông của người Do Thái và các bậc thầy thông thái của Giáo hội. Đừng quên Giám mục Theophilus, người thực sự ‘say mê kiến thức’, nhà giả kim thuật truyền kỳ Faust, và Roger bacon. Hay Giáo haongf Sylvester II mà người ta đồn rằng từng cướp đoạt cuốn sách của người Saracen ‘chưa đựng tất cả những điều cần biết’.”

“Vậy thì đó là vấn đề đạt được tri thức.”

“Đương nhiên. Không có người nào bỏ ra nhiều công sức đến vậy, tự chuốc rắc rối về mình đến vậy, lang thang bên bờ địa ngục chỉ để giết thì giờ. Ngành ma quỷ học đồng nhất Lucifer với tri thức. Trong Sáng thế, quỷ đội lốt rắn đã thành công trong chuyện ngăn cản con người thôi đừng ngu ngốc nữa mà hãy đạt được nhận thức, tự do khát vọng, tính minh bạch, tri thức, với tất cả nỗi đau và sự bấp bênh do những thứ đó gây ra.”

Cuộc đối thoại tối hôm trước vẫn còn như mới khiến Corso khổng thể không nhớ đến cô gái. Gã nhặt cuốn Chín cánh cửa lên và, viện cớ muốn xem lại nó dưới ánh sáng tốt hơn, gã bước ra cửa sổ. Không có cô ở đó nữa. Gã ngạc nhiên nhìn đi nhìn lại đường phố, dọc theo bờ kè và những ghế đá dưới gốc cây, nhưng cũng không thấy. Gã bối rối nhưng không có thời gian nghĩ về chuyện đó. Frieda Ungern lại tiếp tục nói.

“Ông có thích chơi trò đoán chữ không? Ô chứ với những từ khóa? Về mặt nào đấy thì cuốn sách trong tay ông đúng là như thế. Giống như mọi sinh vật thông linh, quỷ vốn thích trò chơi, câu đó. Hành trình gian nan với những kẻ yếu đuối và bất lực rơi rụng giữa chừng, chỉ có những trí tuệ cao siêu – những người đã được khai trí – mới trở thành người chiến thắng.” Corso nhích lại gần bàn đặt cuốn sách xuống mở trang đầu ra. Con rắn ngậm đuôi mình quấn quanh thần cây. “Kẻ nào không thấy gì hết ngoài con rắn trong tranh đang nhai ngấu nghiến đuôi của nó thì không xứng đáng đi xa hơn.”

“Mục đích của cuốn sách này là gì?” Corso hỏi.

Bà Nam tước đặt ngón tay lên môi giống như kỵ sĩ trong bức minh họa thứ nhất. Bà cười.

“Thánh John ở Patmos nói điều đó dưới thời Ác th ú Đệ nhị, trước trận quyết chiến sau cùng ở Armageddon, ‘chỉ riêng kẻ nào có dấu hiệu, có tên của Ác thú hay mã hiệu tên ông ta, mới có thể mua và bán’. Chờ đến đúng lúc, Luke (4:13) kể cho chúng ta ở cuối câu chuyện về sự cám dỗ rằng, con quỷ, sau ba lần bị khước từ, đã rút lui ‘chờ đến thời điểm thích hợp’. Nhưng con quỷ để lại vài lối đi cho người thiếu kiên nhẫn, bao gồm cả phương cách tìm đến hắn, để lập khế ước với hắn.”

“Để bán linh hồn cho hắn.”

Frieda Ungern cười khúc khích thân mật. Cô Marple cam đoan với những người bạn thân trong khi buôn chuyện về con quỷ. Bồ sẽ chẳng bao giờ đoán được những chuyện sau cùng của Satan đâu. Đây, đó, hay kia. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, bà bạn Peggy thân mến của tôi ạ.

“Quỷ đã rút ra bài học,” bà nói. “Hắn trẻ trung và khờ dại, hắn mắc lỗi lầm. Các linh hồn chạy trốn vào phút cuối cùng qua cánh cửa giả, tự cứu mình nhờ tình yêu, lòng khoan dung của Chúa và những lời hứa giả dối khác. Vì vậy sau cùng hắn thêm vào điều khoản bắt buộc về chuyện hiến dâng cả thể xác và linh hồn khi đáo hạn, ‘tuyệt đối không được quyền chuộc lại, hay trông đợi lòng khoan dung của Chúa sau này.’ Điều khoản đó quả tình có thể tìm thấy trong cuốn sách này.”

“Quả là một thế giới tồi tệ,” Corso nói. “Ngay cả Lucifer cũng phải nhờ đến một cuốn sách nhỏ bé.”

“Ông phải hiểu. Ngày nay người ta giả dối mọi thứ. Kể cả linh hồn họ. Khách hàng của hắn lủi mất mà không tuân theo những nghĩa vụ trong hợp đồng. Quỷ chán ngán quá rồi nên hắn có đủ lý do để xử sự như vậy.”

“Còn gì khác trong cuốn sách này không? Chín bức họa có ý nghĩa gì?”

“Về nguyên tắc chúng là những ô chữ cần giải đáp. Khi vận dụng kết hợp với văn bản trong sách, chúng ban cho sức mạnh. Và cung cấp công thức kiến tạo cái tên ma thuật để làm cho Satan xuất hiện.”

“Nó hoạt động tốt chứ?”

“Không. Đó là đồ giả.”

“Bà đã tự mình thử chưa?”

Frieda Ungern có vẻ choáng.

“Ông nghĩ tôi ở tuổi này còn có thể đứng trong vòng tròn ma thuật cầu khấn quỷ vương ư? Cho tôi xin. Cho dù hắn ta rất giống John Barrymore năm mươi năm trước, và cũng đỏm dáng như thế. Ông có thể hình dung nỗi thất vọng ở tuổi tôi không? Tôi thà trung thành với những kỷ niệm thời son trẻ của mình còn hơn.”

Corso nhìn bà ta vẻ ngạc nhiên đầy nhạo báng. “Nhưng chắc là bà và con quỷ… Độc giả của bà tin rằng bà phạm tội phù thủy.”

“Vậy ư, thế thì họ nhầm rồi. Cái tôi cần ở quỷ là tiền bạc chứ không phải cảm xúc.” Bà t nhìn ra cửa sổ. “Tôi đã tiêu hết gia tài của chồng tôi để xây dựng bộ sưu tập này, nên giờ tôi đành phải xoay sở sống bằng nhuận bút.”

“Nhuận bút không tồi, tôi chắc thế. Bà là nữ hoàng của các cửa hàng sách.”

“Nhưng cuộc sống tốn kém lắm, ông Corso. Rất tốn kém, nhất là khi phải xử trí với những người như ông bạn Montegrifo để có đượcc những cuốn sách hiếm mình muốn. Ngày nay Satan là một nguồn đem lại thu nhập cao, nhưng chỉ thế thôi. Tôi bảy mươi tuổi rồi. Không còn thời gian cho những mộng tưởng ngu ngốc viển vông, giấc mơ của các bà cô không chồng nữa… Ông hiểu chứ?”

Đến lượt Corso mỉm cười. “Thật tuyệt”

“Khi tôi nói cuốn sách này là giả,” bà Nam tước nói tiếp, “đó là vì tôi đã nghiên cứu nó rất kỹ. Có gì đó không ổn. Có những khe trống bên trong. Ý tôi muốn nói theo nghĩa ẩn dụ, vì cuốn sách của tôi thực ra là hoàn chỉnh. Nó từng thuộc về bà de Montespan, người tình của Louis XIV. Bà ta là một tín đồ của Satan và đã tìm cách biến nghi lễ ma quỷ thành hoạt động thường ngày trong lâu đài. Có một bức thư của bà de Montespan gửi bà de Peyrolles, một người bạn tâm phúc, trong đó bà ta phàn nàn về sự vô hiệu của cuốn sachs, bà cho rằng cuốn này ‘có tất cả những điều mà các nhà thông thái chỉ rõ, nhưng cũng có những chỗ không đúng, một trò chơi chữ không bao giờ ghép được thành một chuỗi chính xác.”

“Còn ai sở hữu nó nữa?”

“Bá tước Saint Germain, sau đó ông ta bán cho Cazotte.”

“Jacques Cazotte?”

“Phải. Tác giả Con quỷ đang yêu, lên máy chém năm 1792. Ông biết cuốn đí?”

Corso thận trọng gật đầu. Những mắt xích rõ ràng đến mức khó tin.

“Tôi đọc rồi.”

Chuông điện thoại vang lên đâu đó trong căn hộ và tiếng bước chân người thư ký đi dọc theo hành lang. Tiếng chuông ngừng lại.

“Còn về Chín cánh cửa,” bà Nam tước tiếp tục, “dấu vết của nó chấm dứt ở ngay Paris, trong giai đoạn Kinh hoàng sau Cách mạng. Sau đó cũng có vài ba lúc người ta nhắc tới, nhưng rất mơ hồ. Trong một bài báo, Gérard de Nerval có nhắc qua tới nó, ông ta quả quyết rằng đã nhìn thấy nó ở nhà một người bạn.”

Corso khẽ chớp mắt sau cặp kính. “Dumas là bạn của bạn ông ta,” gã nhắc nhở.

“Đúng thế. Nhưng Nerval không nói là ở nhà ai. Sự thực là không ai thấy cuốn sách nữa cho đến khi bộ sưu tập của người cộng sự của Pétain được mang ra đấu giá, và tôi mua được nó…”

Corso không nghe tiếp nữa. Theo truyền thuyết, Gérard de Nerval treo cổ bằng một sợi dây lấy từ một cái áo choàng phụ nữ. Của bà de Montespan. Hay của bà de Maintenon? Bất kể là của ai thì cũng khiến gã không thể không bồn chồn liên tưởng đến sợi dây thòi ra từ cái áo choàng Enrique Taillefer mặc trên người.

Người thư ký đến bên cửa cắt đứt suy nghĩ cảu gã. Có người muốn gặp Corso trên điện thoại. Gã xin lỗi rồi đi qua những cái bàn đọc sách, ra ngoài hành lang đầy sách và cây. Trên một cái bàn đằng góc bằng gỗ óc chó có một cái điện thoại cổ bằng kim loại, ống nghe đã nhấc ra ngoài.

“A lô?”

“Ông Corso à? Irene Adler đây.”

“Tôi cũng đoán thế.” Gã quay nhìn hành lang trống phía sau. Người thư ký đã đi mất. “Tôi ngạc nhiên là cô không tiếp tục quan sát nữa. Cô gọi từ đâu vậy?”

“Từ quán bar góc đường. Có một người đàn ông đang theo dõi ngôi nhà. Vì thế em tới đây.”

Trong một thoáng gã gần như ngừng thở. Rồi như răng cắn một cái xước măng rô nơi móng tay. Chẳng sớm thì muộn sẽ có chuyện, gã nghĩ với sự nhẫn nhục ghê gớm. Người đó là một phần trong màn kịch, hay là một thứ đạo cụ. Rồi mặc dầu biết là không cần, gã vẫn nói:

“Mô tả hắn đi.”

“Đen, có ria và vết dẹo to trên mặt.” Giọng nói của cô êm dịu, không chút dấu vết nào của cảm xúc hay nhận thức về sự nguy hiểm. “Hắn đang ngồi trong chiếc BMW xám bên kia đường.”

“Hắn có thấy cô không?”

“Em không biết. Nhưng em thấy hắn. Hắn ở đây một giờ rồi. Ra khỏi xe hai lần. Lần đầu để nhìn biển tên trên cánh cửa, lần sau để mua một tờ báo.”

Corso nhè cái xước măng rô ra rồi mút ngón tay cái. Đau nhức. “Nghe đây. Tôi không biết có chuyện gì với người ấy. Thậm chí tôi không biết cô và người ấy có cùng một bọ hay không. Nhưng tôi không thích hắn ở gần cô. Không chút nào. Vậy nên hãy quay về khách sạn đi.”

“Đừng ngớ ngẩn, ông Corso. Em sẽ đến chỗ cần đến.” Cô nói thê, “Gửi lời chào đến Treville,” rồi gác máy.

Corso làm một cử chỉ nửa bực tức nửa chế nhạo, bởi chính gã cũng đang nghĩ đến điều đó và không thích sự trùng hợp. Gã đứng đó một lát nhìn cái ống nghe trước khi treo nó lên. Đương nhiên, cô đang đọc Ba người lính ngự lâm. Thậm chí cô vẫn mở cuốn sách ra khi gã nhìn cô qua cửa sổ. Ở chương 3, vừa mới tới Paris và được ngài de Treville tiếp kiến, d’Artagnan, sĩ quan chỉ huy ngự lâm quân của nhà vua nhìn thấy Rochefort ngoài cửa sổ. Chàng chạy theo hắn, đụng vào vai Athos, quệt phải dây đeo súng của Athos và lướm rớt khăn tay của Aramis. Gửi lời chào đến Treville. Đó là một trò đùa thông minh, nếu nó thực sự nhẹ nhàng. Nhưng Corso chẳng thấy nó vui tí nào.

Sau khi gác máy, gã đứng trong hành lang tối đen suy nghĩ một lúc. Có lẽ đó chính xác là cái mà người ta sự kiến gã sẽ làm: lao xuống cầu thang đuổi theo Rochefort, tay cầm kiếm, đớp miếng mồi hắn tung ra. Cú điện thoại của cô gái cúng là một phần của âm mưu. Hay có lẽ - chuyện này mới thực rắc rối – đó là lời cảnh báo về âm mưu, nếu quả thực có một âm mưu. Điều này có nghĩa là nếu cô không chơi gian lận – Corso quá kinh nghiệm để không thò tay vào lửa vì bất kỳ ai.

Thời buổi chó má, một lần nữa gã tự nhủ. Thời buổi điên rồ. Sau bấy nhiêu sách, phim và chương trình ti vi, sau khi đọc ở nhiều mức độ khác nhaud đến thế, thật khó mà nói anh đang xem bản gốc hay bản in lại; khó biết hình ảnh là thật, là đảo chiều, hay cả hai, ở trong một phòng gương; khó biết ý định của tác giả là thế nào. Rất dễ rơi vào tình trạng hoặc thái quá hoặc bất cập với những lý giải của một người. Đây là một lý do nữa để ghen tị với cụ tổ gã với bộ ria lính cận vệ và mùi thuốc súng lãng đãng trên cánh đồng lầy lội cứ Flandre. Vào thời ấy một lá cờ là một lá cờ, Hoàng đế là Hoàng đế và một bông hồng là một bông hồng là một bông hồng. Nhưng bây giờ, ít nhất cũng ở Paris này, đối với Corso một vài điều đã trở nên rõ ràng: ngay cả trong vai trò độc giả hạng nhì gã cũng chuẩn bị tham gia trò chơi chỉ đến một mức độ nào đó. Gã đâu còn tuổi trẻ, sự ngây thơ hay khát bọng lên đường chiến đấu ở một vị trí do đối thủ chọn, ba trận quyết đấu trong vòng mười phút, trong sân tu viện Carmelite hay bất kỳ chỗ quái quỷ nào. Khi tới lúc cần nói lời chào, gã bảo đảm sẽ tiếp cận Rochefort sao cho mọi thứ đều thuận lợi cho mình, nếu có thể thì từ phía sau, với một cái gậy sắt trong tay. Gã sắm vật đó từ sau lần xảy ra chuyện trong con phố hẹp ở Toledo, cùng với món nợ ứng trước ở Sintra. Corso sẽ lặng lẽ thanh toán nợ nần. Sẽ kiên nhẫn chờ đợi.

Mời bạn đón đọc chương tiếp!

 

Nguồn: truyen8.mobi/t118901-cau-lac-bo-dumas-chuong-11.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận