Tội ác được thực hiện với sự giúp đỡ
của một người đàn bà.
E. de Queiroz, BÍ MẬT TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SINTRA.
Corso ngồi trên bậc đá dưới cùng, loay hoay châm thuốc lá. Đầu óc vẫn còn quay cuồng, gã chưa lấy lại được cảm giác không gian nên chẳng thể nào gí que diêm vào đầu điếu thuốc. Thêm nữa là một mắt kính bị vỡ, gã buộc phải nheo một mắt lại nhìn bằng mắt bên kia. Khi ngọn lửa liếm vào ngón tay, gã ném que diêm đi và ngậm điếu thuốc trên môi. Cô gái nhặt những đồ vật vương vãi trên mặt đất nhét vào trong túi rồi đưa cho gã.
“Ông không sao chứ?”
Cô nói bằng giọng bình thản, không chút băn khoăn lo lắng. Có lẽ cô không thích cách xử sự ngu ngốc của Corso dù đã được cảnh báo qua điện thoại. Gã gật đầu, ngượng ngùng và lúng túng. Nhưng gã cũng cảm thấy an ủi khi nhớ lại vẻ mặt Rochefort trước cú đá. Cô gái tung cứ đòn vừa chuẩn vừa độc, nhưng cô không tiếp tục khi Rochefort đã ngã ngửa ra. Hắn không thách thức, cũng không tìm cách trả đòn, mà đau đớn lăn lộn rồi lê thân đi mất, trong khi đó cô không quan tâm đến hắn nữa mà đi nhặt cái túi lên. Nếu có thể, Corso sẽ đuổi theo hắn và chẳng cần nghỉ ngơi, sẽ cho hắn một trận cho đến khi biết mọi điều hắn biết. Nhưng cô gái có lẽ sẽ không để điều đó xảy ra, còn gã bây giờ thì đứng còn không vững.
“Sao lại để hắn đi?” Corso hỏi.
Lúc này Rochefort đang loạng choạng bỏ đi mãi ngoài xa, khuất dần trong bóng tối bao quanh một khúc quanh bờ sông, giữa đám sà lan thả neo trông như những con tàu ma trong sương mù. Corso hình dung hắn mặt mũi bầm giập, vừa hậm hụi bỏ đi vừa tự hỏi cái con đàn bà gây ra nhiều tổn thất đến thế cho hắn từ đâu ra. Gã cảm thấy quá hài lòng về hành động trả hận này.
“Chúng ta nên tra hỏi thằng khốn đó,” gã oán trách.
Cô đã tìm lại cái áo khoác len và ngồi xuống bên cạnh gã, nhưng không trả lời ngay. Cô có vẻ mệt.
“Hắn sẽ lại mò theo ta,” cô nói. Cô liếc nhìn Corso trước khi quay nhìn ra sông. “Lần sau phải cẩn thận hơn.”
Gã rút điếu thuốc ẩm ướt ra khỏi miệng, bắt đầu vân vê nó bằng mấy ngón tay khiến cho các sợ thuốc rời ra.
“Không bao giờ tôi tin…”
“Đàn ông là thế. Cho đến khi buộc phải đối mặt với sự thật.”
Rồi gã thấy cô cũng bị thương. Không nặng lắm: một dòng máu chảy ri rỉ từ mũi xuống miệng cô.
“Mũi cô kìa,” gã nói một cách ngớ ngẩn.
“Em biết,” cô đáp, đưa tay quệt lên mặt rồi nhìn vết máu trên những ngón tay.
“Bằng cách nào hắn làm cho cô bị như thế?”
“Đó là lỗi của em.” Cô chùi mấy ngón tay vào quần. “Khi lao vào hắn. Hai cái đầu đập vào nhau.”
“Cô học cách chơi như thế ở đâu?”
“Chơi cái gì?”
“Từ dưới mép nước tôi thấy.” Corso vụng về khua tay bắt chước động tác của cô. “Cho hắn cái hắn đáng bị.”
Cô khẽ cười rồi đứng lên, đưa tay phủi bụi phía sau ống quần.
“Có lần em đấu tay đôi với một vị thần. Ông ta thắng, nhưng em học được một số thứ.”
Với cái mũi chảy máu, lúc này trông cô trẻ đến không ngờ. Cô khoác cái túi lên vai và chìa tay giúp gã. Corso lấy làm ngạc nhiên vì nắm tay rắn chắc của cô. Xương cốt gã đau như dần khi đứng thẳng.
“Tôi tưởng thiên thần chiến đấu bằng gươm giáo.”
Cô hít mạnh một hơi, đầu ngửa ra sau để ngăn máu chảy. Quay mặt nhìn Corso đứng bên cạnh, cô bực dọc nói.
“Ông xem quá nhiều tranh minh họa của Durer rồi đó, ông Corso. Và hậu quả là thế này đây.”
HAI NGƯỜI QUA CẦU Pont Neuf rồi theo con phố nhỏ bên cạnh Louvre trở về khách sạn, dọc đường không có chuyện gì khác xảy ra. Dưới ánh sáng đèn đường, gã thấy cô vẫn chảy máu. Gã rút khăn tay trong túi ra, nhưng khi gã muốn giúp thì cô giành lấy cái khăn tự mình áp nó vào mũi. Cô bước đi, chìm đắm trong suy tư. Corso liếc nhìn cái cổ cao để trần và nét mặt nhìn nghiêng hoàn hảo, làn da xỉn màu dưới ánh sáng mờ mịt từ các ngọn đèn ở Louvre hắt lại. Gã không biết cô đang nghĩ gì. Cô bước đi với cái tui trên vai, đầu hơi cúi về phía trước, lộ vẻ quả quyết và ương bướng. Thỉnh thoảng, khi họ rẽ quanh một góc phố tối tăm, ánh mắt cô lóe lên sắc bén, bàn tay nắm cái khăn buông xuống bên sườn, toàn thân căng ra đề phòng. Dưới mái vòm ở phố Rivoli, ánh sáng nhiều hơn, cô có vẻ bớt căng thẳng. Lúc này mũi cô đã thôi chảy máu, cô trả lại gã cái khăn đầy vệt máu khô. Tâm trạng cô cũng khá hơn. Cô không có vẻ tệ đến mức khiến gã tự cảm thấy mình như tên ngố. Rồi cô quàng tay qua vai gã như thể họ là một đôi bạn thân trên đường đi dạo về. Đó là một cử chỉ hoàn toàn tự nhiên. Nhưng cũng có thể cô mệt mỏi và cần giúp đỡ. Đầu óc thanh thản sau một hồi đi bộ, lúc đầu Corso cảm th y dễ chịu. Rồi gã trở nên bối rối. Tay cô trên vai đánh thức một tình cảm kỳ lạ bên trong gã, không phải hoàn toàn khó chịu mà là không dự đoán được. Gã cảm thấy mình mong manh như cái lõi mềm của một viên kẹo.
GRUBER PHẢI TRỰC ĐÊM hôm ấy. Y tự cho phép mình tò mò liếc nhìn hai người – Corso với cái áo khoác bẩn và ướt, kính vỡ, cô gái mặt đầy vết máu nhưng nét mặt dửng dưng. Y nhã nhặn nhướn mày gật đầu biểu hiện sẵn sàng phục vụ, nhưng Corso ra hiệu không cần gì. Gruber trao cho gã một bì thư gắn kín và chìa khóa cả hai phòng. Hai người bước vào thang máy, Corso đang định mở phong bì vào túi áo và một lần nữa chìa khăn cho cô. Thang máy dừng lại ở tầng cô trọ. Corso nói cô nên gọi bác sĩ, nhưng cô lắc đầu rồi bước ra khỏi thang máy. Gã do dự một thoáng rồi đi theo cô. Vài giọt máu rỏ xuống thảm trải sàn. Vào buồng, gã đỡ cô ngồi trên giường rồi vào buồng tắm nhúng nước một cái khăn mặt.
“Giữ cái này sau gáy và ngửa đầu ra.”
Cô ngoan ngoãn vâng lời. Toàn bộ năng lượng cô bộc lộ bên bờ sông dường như đã bốc hơi mất sạch. Có lẽ vì cái mũi bị thương. Gã cởi áo khoác và tháo giày cho cô rồi đặt cô lên giường, nhét gối xuống dưới lưng cô. Cô để mặc gã làm, giống như một cô gái nhỏ kiệt sức. Trước khi tắt hết đèn, chỉ để lại một ngọn trong phòng tắm, gã nhìn quanh. Ngoài bàn chải, thuốc đánh răng và dầu gội đầu trên bồn tắm, đồ dùng cá nhân duy nhất gã nhìn thấy là cái áo khoác len thô, cái túi đeo hé mở nằm trên sofa, những tấm bưu thiếp mua hôm trước cùng cuốn Ba người lính ngự lâm, một cái áo len xám, mấy cái áo pull và quần lót phơ trên tấm sưởi. Gã nhìn cô bối rối, không biết nên ngồi bên mép giường hay chỗ khác. Cảm giác từ lúc ở trên phố Rivoli vẫn còn đó. Gã không thể bỏ đi. Chỉ đi khi nào cô đã khá hơn. Cuối cùng gã quyết định đứng đo. Thọc hai tay vào túi áo khoác, và một trong hai tay gã đụng vào chai gin rỗng. Gã thèm thuôn liếc nhìn tủ rượu, tờ niêm phong của khách sạn còn nguyên. Gã cực kỳ muốn uống.
“Cô đánh thật tuyệt bên bờ sông,” gã nói. “Tôi còn chưa kịp cảm ơn cô.”
Cô mỉm cười ngái ngủ. Nhưng mắt cô với đôi con người giãn ra trong bóng tối theo dõi từng cử động của Corso.
“Chuyện gì đang xảy ra?” gã hỏi.
Cô quay lại nhìn gã mỉa mai, ngụ ý rằng câu hỏi của gã đúng là ngớ ngẩn.
“Rõ ràng người ta muốn thứ gì đấy của ông.”
“Bản thảo Dumas? Hay Chín cánh cửa?”
Cô gái thở dài. Chẳng có thứ nào cực kỳ quan trọng hết, có vẻ như cô muốn nói vậy.
“Ông là người khôn ngoan, ông Corso,” sau cùng cô nói. “Bây giờ ông cần có một giả định.”
“Tôi có quá nhiều. Cái tôi cần là một bằng chứng.”
“Một cá nhân không phải lúc nào cũng cần chứng cớ.”
“Đấy chỉ là trong tiểu thuyết hình sự. Tất cả những chuyện Sherlock Holmes hay Poirot phải làm là đoán xem hung thủ là ai và hắn phạm tội ra làm sao. Ông ta sáng tác phần còn lại rồi kể lại như thể biết nó là sự việc thật. Rồi Watson hay Hastings sẽ thán phục mà nói, Quá tốt rồi. Chính xác đó là cái đã xảy ra. Và kẻ giết người nhận tội. Thật ngu xuẩn.”
“Xin có lời khen ngợi ông.”
Lần này giọng cô không còn mỉa mai nữa. Cô nhìn gã chăm chú, chờ gã nói hay làm gì đó.
Corso khó chịu chuyển thế đứng. “Tôi biết,” gã nói. Cô gái vẫn nhìn chằm chằm, như thể thực sự cô chẳng có gì phải giấu giếm. “Nhưng tôi tự hỏi vì sao.”
Gã suýt nữa thì nói thêm, “Đó là đời thực, mà không phải là tiểu thuyết tội phạm,” nhưng lại thôi. Ở thời điểm này của vở kịch, ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế tương đối mỏng manh. Gã Corso bằng xương bằng thịt có giấy căn cước, cõ chỗ ở cố định, kẻ mà cái hiện thân vật chất với bộ xương đau nhức – sau phân cảnh trên những bậc thang đá – là một bằng chứng, đang càng lúc càng bị cám dỗ muốn tự xem mình như một nhân vật thực trong thế giới ảo. Nhưng chuyện đó không hay ho gì. Từ đấy cho đến chỗ tin rằng gã là một nhân vật ảo nghĩ mình có thực trong thế giới ảo chỉ còn thêm một bước nữa thôi. Chỉ cần thêm bước nữa là phát điên. Và gã tự hỏi phải chăng có ai đó, một tiểu thuyết gia đầu óc lệch lạc hay một nhà văn nghiện chuyên viết kịch bản phim rẻ tiền, chính vào thời điểm ấy, coi gã là một nhân vật ảo trong thế giới ảo nghĩ mình không có thưc. Thế thì thật quá đáng.
Những ý nghĩ này khiến mồm gã khô không khốc. Gã đứng trước cô, hai tay đút túi, cảm giác lưỡi mình giống như tờ giấy ráp. Nếu mình là ảo, gã nghĩ với chút khuây khỏa, tóc mình sẽ dựng ngược, mình sẽ la lên “Khổ thân tôi!” và mồ hôi sẽ chảy ròng ròng trên mặt. Và mình sẽ không khát thế này. Mình uống, tức là mình tồn tại. Thế là gã đi tới tủ rượu, xé tờ niêm phong, láy ra một chai gin bé xíu rồi nốc cạn bằng hai ngụm. Gã hơi mỉm cười khi đứng lên đóng cửa tủ giống như ai đó đậy nắp cái hòm đựng thánh tích. Mọi viêc dần dần có vẻ sáng tỏ.
Trong phòng tương đối tối. Ánh sáng lờ mờ từ buồng tắm chiếu xiên qua cái giường cô gái nằm trên đó. Gã nhìn hai bàn chân trần, đôi chân, cái áo pull lấm tấm máu khô. Rồi ánh mắt gã đọng lại trên cái cổ dài để trần rám nắng của cô. Cái miệng hé mở lộ ra một phần của hàm răng trắng dưới ánh sáng nhá nhem. Đôi mắt cô vẫn nhìn gã chăm chú. Gã sờ cái chìa khóa phòng mình trong túi áo khoác. Gã phải đi.
“Cô thấy khá hơn chưa?”
Cô gật đầu. Corso nhìn đồng hồ, mặc dù thực ra gã không quan tâm đến giờ giấc. Gã không nhớ đã bật radio khi họ vào phòng, nhưng có tiếng nhạc đâu đó. Một bài hát buồn, bằng tiếng Pháp. Một cô phục vụ quán bar, một bến cảng, đem lòng yêu một anh thủy thủ.
“Tốt. Tôi phải đi.”
Người phụ nữ trong radio tiếp tục hát. Tay thủy thủ, đúng như dự kiến, chẳng bao giờ trở lịa, cô gái trong quầy bar dán mắt vào cái ghế tựa trống không và v t ướt hình tròn do cái cốc của anh ta để lại trên bàn. Corso bước tới cái tủ đầu giường lấy cái khăn tay của mình, dùng chỗ sạch nhất của nó lau mắt kính chưa vỡ. Rồi gã thấy mũi cô lại chảy máu.
“Lại nữa rồi.”
Một dòng máu ri rỉ chảy xuống miệng cô. Cô đưa tay lên mặt cười hờ hững, mắt nhìn những ngón tay dính máu.
“Không sao đâu.”
“Cô cần đi bác sĩ.”
Cô khép hờ hai mắt rồi lắc đầu. Trông cô thật yếu đuối dưới ánh sáng tù mù, cũng những chấm máu loang trên gối. Tay cầm kính, gã ngồi xuống mép giường rồi cúi người giữ cái khăn trên mũi cô. Trong khi gã hành động như vậy, cái bóng gã do nguồn sách chiếu xiên từ buồng tắm vẽ lên tường dường như do dự một chút giữa sáng và tối trước khi biến mất trong góc nhà.
Tiếp đó cô có một hành động lạ lùng và bất ngờ. Cô không để ý đến cái khăn gã đưa mà vươn bàn tay dính máu về phía gã. Cô chạm vào mặt gã và những ngón tay vẽ thành bốn vệt đỏ từ trán xuống cằm. Thay vì nhấc tay ra sau cái vuốt ve kỳ dị này, cô vẫn đẻ tay đó, ướt và nóng, trong khi gã cảm thấy những giọt máu chảy xuôi thành bốn dòng trên da mặt gã. Hai mắt cô long lanh phản chiếu ánh sáng từ cánh cửa khép hờ, gã rùng mình nhận ra trong đó hình ảnh cái bóng đã mất của chính gã.
Radio đang phát một bản nhạc khác, nhưng không người nào nghe. Người cô tỏa ra mùi nóng và sốt, một mạch máu nhỏ khẽ đập dưới làn da cổ. Căn phòng tranh tối tranh sáng, mọi vật như biến mất trong những bóng đen sâu. Cô khẽ thì thầm điều gì không rõ, và mắt cô lấp lánh khi cô lướt tay quanh cổ gã, khiến cho vệt máu nóng loang rộng hơn. Gã cúi xuống đôi môi mềm hé mở, cảm thấy trong miệng mình phảng phất vị máu tươi. Cô bật ra một tiếng rên khe khẽ tưởng chừng xuất cứ từ một nơi rất xa, chậm và đơn điệu như đã qua hàng thế kỳ. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, với mạch đập trong da thịt cô, tất cả những tổ tiên đã chết của Lucas Corso tái hiện trên trần gian, tựa như có một dòng sông nước đặc quánh, tăm tối, chảy lặng lờ đưa họ trở lại. Gã xót xa tiếc rằng cô không mang một cái tên mà gã có thể khắc sâu trong ký ức vào thời điểm ấy,
Chuyện đó chỉ kéo dài trong một giây. Rồi tỉnh táo lại, gã thấy gã Corso kia đang ngồi bên mép giường, vẫn mặc áo khoác, như bị thôi miên khi cô khẽ trở mình cởi cái quần jean, người co lại như một con thú non xinh đẹp. Gã nhìn cô, mắt nheo lại đầy độ lượng, với một lòng bao dung quen thuộc pha trộn cả hoài nghi và mệt mỏi. Với tò mò nhiều hơn là ham muốn. Khi cô kéo cái khóa quần, một vùng tam giác đen sẫm tương phản với màu trắng của chiếc quần con vải bông lộ ra khi cái quần bò tụt xuống. Cặp chân dài rám nắng duỗi thẳng trên giường khiến Corso – cả hai gã Corso – nghẹt thở, đúng y như khi chúng đã vào hàm răng Rochefort. Rồi cô vươn hai tay cởi cái áo pull. Cô làm việc đó hoàn toàn tự nhiên, không mời mọc, cũng không lãnh đạm. Cô vẫn im lặng, ánh mắt ngọt ngào trùm lên gã cho đến khi cái áo pull che lên amwtj cô. Bây giờ tương phản còn lớn hơn nữa – nhiều vải bông trắng hơn, lần này trượt lên làn da nâu ấm áp, cái eo mảnh săn chắc, bộ ngực đầy đặn tuyệt vời ánh lên trong bóng tối, cái cổ, cái miệng mở hé và một lần nữa là đôi mắt thâu tóm toàn bộ ánh sáng từ bầu trời. Cái bóng Corso chìm trong đó, giống như linh hồn bị xiềng xích dưới đáy quả cầu đôi bằng pha lê hay ngọc lục bảo.
Vào thời khắc đó, gã biết mình có thể làm chuyện ấy. Gã cảm thấy nó với một trực gaics bi thảm thấy trước được và ghi dấu những sự kiện nào đó, thậm chí trước khi chúng trở thành một thảm họa không tránh được. Nói thẳng ra là, Corso nhận ra khi gã quăng đám quần áo còn lại lên trên cái áo khoác nằm dưới chân giường, sự căng cứng ban đầu của gã bây giờ đang thoái lui rõ rệt. Xẹp đi ngay sau khi bắt đầu. Có lẽ cụ tổ sùng bái Bonaparte của gã sẽ nói:”Vệ binh rút lui.” Hoàn toàn là thế. Gã đau khổ hy vọng rằng khi gã đứng lộ sáng, tình trạng mềm nhũn bất hạnh của mình sẽ không bị nhận ra. Hết sức cẩn thận, gã vùi mặt vào tấm thân nóng ấm màu nâu đang chờ đợi trong bóng tối và sử dụng cái mà Hoàng đế, khi ở trên cánh đồng lầy bùn xứ Flandre, gọi là chiến thuật tiếp cận gián tiếp – ước lượng địa hình từ cự ly trung bình và không tiếp xúc quá gần. Từ một khoảng cách an toàn gã kéo dài thời gian, chờ quân đoàn đã được tăng viện của Grouchy kéo tới; gã vuốt ve cô gái và thong thả hôn lên miệng lên cổ cô. Nhưng không may, Grouchy chẳng thấy đâu. Lão điên ấy mải đuổi theo quân Phổ ở mãi xa. Nỗi lo âu của Corso biến thành hốt hoảng khi cô nhích lại gần hơn và áp cặp đùi rắn chắc nóng rực vào giữa hai đùi gã. Hẳn cô cảm nhận được quy mô của thảm họa. Gã nhìn thấy nụ cười của cô, một nụ cười có chút thất vọng, nhưng có ý cổ vũ, như muốn nói gì đấy đại loại “Em biết ông làm được.” Rồi cô hôn gã vô cùng dịu dàng và chìa tay ra để mọi chuyện dễ dàng. Và đúng lúc gã cảm thấy bàn tay cô ở tiêu điểm của tấn kịch này, gã hoàn toàn chìm lỉm. Như con tàu Titanic. Thẳng xuống tận đáy, không ở giữa chừng. Dàn nhạc vẫn chơi trên boong, ưu tiên đàn bà con trẻ. Sự thống khổ còn hai mươi phút nữa mới tới, sự cứu chuộc cho mọi lỗi lầm của gã. Cuộc tấn công anh dũng gặp phòng tuyến không lay chuyển được của bộ bình Xcốtlen. Bộ binh tấn công chỉ thoáng nhìn thấy cơ hội chiến thắng nhỏ nhoi. Cuộc đột kích ngẫu hứng của bộ binh nhẹ chỉ có chút hy vọng gây bất ngờ cho kẻ địch. Những vụ đụng độ nhỏ giữa kỵ binh nhẹ và nặng. Nhưng toàn bộ mọi nỗ lực đều có cùng kết quả - Wellington đang làm om sòm ở một ngôi làm Bỉ xa xôi khi ra lệnh cho đám lính kèn chơi nhạc diễu hành của quân đoàn Xcốtlen áo cám ngay trước mũi Corso. Đoàn cựu vệ bình, hay phần còn lại của nó tuyệt vọng liếc nhìn tứ phía, răng nghiến chặt và vùi mặt vào khăn trải giường, hai mươi phút tính trên đồng hồ, cái đồng hồ mà, do lỗi lầm của mình, gã đã không tháo ra. Những giọt mồ hôi to bằng năm tay bò từ chân tóc xuống gáy gã. Mắt mở trừng trừng nhìn qua vai cô, gã tuyệt vọng tìm kiếm một khẩu súng để tự bắn mình.
CÔ NGỦ. Gã thận trọng duỗi một tay để khỏi đánh thức cô và tìm thuốc lá trong áo khoác. Khi châm xong điếu thuốc, gã nhổm dậy tì người trên khuỷu tay nhìn cô chăm chú. Cô nằm ngửa, trần trụi, mái đầu nghiêng nghiêng đặt trên cái gối lấm chấm máu khô, hít thở nhẹ nhàng qua cái miệng hé mở. Mùi của da thịt nóng ấm và cơn sốt vẫn tỏa ra. Vóc dáng cô ẩn hiện dưới ngọn đèn nửa tối nửa sáng của nhà tắm, Corso ngây ngất ngắm nhìn tấm thân hoàn mỹ. Một sản phẩm bậc thầy của công nghệ gien, gã thầm nghĩ. Gã tự hỏi bằng công thức bí ẩn nào mới có thể pha trộn máu, hay những điều bí ẩn, nước dãi, thịt, da, tinh dịch cộng thêm may mắn để tạo ra cô. Tất cả đàn bà, tất cả giống cái của loài người tạo ra đang nằm đó, kết tinh trên thân thể mười tám đôi mươi của cô. Gã thấy mạch đập trên cổ và nhịp tim hầu như không nhận ra của cô, đường cong dịu dàng kéo từ lưng tới eo rồi nở ra hai bên hông. Gã đưa tay vuốt xuôi theo vùng tam giác nhỏ bé loăn xoăn tới chỗ màu da hơi sáng hơn nằm giữa hai đùi cô, ở nơi gã không đủ khả năng hạ trại ban đêm theo cách cổ điển. Cô gái chấp nhận tình hình với tâm trạng hoàn toàn thoải mái. Cô chẳng nghĩ gì nhiều, và họ để cho nó biến thành một trò chơi vô tư giữa bạn bè khi cô hiểu rằng ở phía Corso và trong cuộc đọ sức đặc biệt ấy, sẽ không có thêm bất cứ một hành động nào. Điều đó làm dịu căng thẳng. Thiếu một khẩu súng – họ bắn những con ngựa, không đúng thế sao? – trong cơn giận mù quáng gã muốn đập vỡ sọ mình vào góc cái bàn đầu giường. Nhưng gã đã khôn ngoan kết thúc bằng cách đấm vào tường suýt gãy tay. Ngạc nhiên vì điều đó và vì sự căng thẳng bất chợt của thân thể gã, cô nhìn gã. Nỗ lực để khỏi gào lên vì đau đớn khiến gã dịu đi. Thậm chí gã còn gắng gượng mỉm cười nói rằng chuyện này thường xảy ra với gã chỉ mới ba mươi lần thôi. Cô cười, vòng tay ôm gã, hôn lên mắt và miệng gã, dịu dàng và thích thú. Ông ngốc lắm, Corso. Em thấy chẳng làm sao cả. Gã đã làm chuyện duy nhất có thể làm khi đó – một màn trình diễn khéo léo của những ngón tay đúng chỗ, với kết quả nếu không vinh quang thì ít nhất cũng mang lại sự hài lòng. Khi nhịp thở trở lại bình thường, cô lặng nhìn gã với ánh mắt sâu thẳm trước khi chậm rãi và tỉnh táo hôn gã, cho đến lúc sức ép từ đôi môi cô giảm đi và cô ngủ mất.
Đốm đỏ đầu điếu thuốc léo lên chiếu sáng những ngón tay gã trong bóng đêm. Gã giữ khói trong ngực cho đến khi buộc phải phun ra, rồi quan sát hình thù nó tạo ra giữa quần sáng trên giường. Gã chợt để ý nhìn cô khi cảm thấy hơi thở của cô ngập ngừng một chút. Cô im lặng nhăn nhó rên rỉ như một đứa bé trong ác mộng. Rồi trong cơn mơ ngủ cô xoay mình về phía gã, cánh tay kê dưới bộ ngực trần, bàn tay đỡ dưới má. Cô là ma hay là quỷ, gã thầm hỏi cô một lần nữa, bực bội, mặc dù tiếp đó gã nghiêng mình hôn cô. Gã vuốt ve mái tóc ngắn, đường lượn của cái eo và hông cô lúc này hiện rõ dưới ánh sáng. Có nhiều vẻ đẹp hơn ở đường cong ấy hơn là trong một bản hòa tấu, một bức tượng, một bài thơ hay một bức tranh. Gã dúi đầu vào cái cổ cao hít mạnh, rồi ngay khi ấy nhịp tim gã đập nhanh hơn, thể xác gã thức dậy. Bình tĩnh nào, gã thầm nhắc nhở. Lần này đừng hốt hoảng. Ta tiếp tục. Gã k hông biết mình có thể kiên trì bao lâu, vì vậy gã vội vã dụi thuốc lá và ép mình vào cô. Rồi gã tách hai chân cô ra và cuối cùng vụng về tiến vào một thiên đường nóng ẩm đầy sữa và mật ong đang hân hoan chờ đón. Gã cảm thấy cô cựa mình ngái ngủ và vòng tay ôm chặt gã, mặc dù chưa hoàn toàn tỉnh táo. Gã hôn lên cổ, lên môi cô. Cô khẽ rên, và gã nhận ra cặp hông cô đang cử động cùng nhịp với gã. Và khi gã chìm xuống tới cội nguồn của xác thịt và bản ngã, dễ dàng tiến vào góc khuất trong ký ức của mình, cô mở mắt nhìn gã ngạc nhiên và vui sướng, ánh chiếu xanh lục sâu thẳm qua hàng mi dài ẩm ướt. Em yêu ông, Corso. EmyêuôngEmyêuông EmyêuôngEmyêuông. Em yêu ông, Corso. Rồi sau đó gã phải cắn lưỡi mình để khỏi nói gì đó cũng ngu ngốc ngang như thế. Sửng sốt và nghi ngờ, gã quan sát từ xa và không nhận ra mình nữa. Gã chăm chút đến cô, theo dõi mạch đập, những cử động, đoán trước những ham muốn và phát hiện những cơn co giật bí ẩn ở cô, bí quyết riêng tư để cho tấm thân mềm mại song căng chắc quấn quanh người gã. Họ tiếp tục như vậy khoảng một giờ. Sau đó Corso hỏi cô về nguy cơ có em bé, cô bảo gã đừng lo, mọi chuyện đều trong tầm kiểm soát. Rồi gã nhét tất cả chuyện đó vào sâu tít bên trong mình, cạnh trái tim cô.
GÃ TỈNH DẬY LÚC TẢNG SÁNG. Cô đang ngủ, nép mình bên gã. Một hồi lâu gã không dám cử động để khỏi đánh thức cô. Gã đã quyết thôi nghĩ về chuyện đã xảy ra và có thể xảy ra. Gã nhắm mắt buông xuôi hưởng thụ giây phút bình yên. Gã cảm thấy hơi thở cô trên da mình. Irene Adler, 223B phố Baker. Con quỷ đang yêu. Bóng người trong sương mù đương đầu với Rochefort. Chiếc áo khoác len thô mở tung chậm rãi bay xuống bờ kè. Và cái bóng Corso trong đáy mắt cô. Cô ngủ, thư thái và an lành, không biết gì hết. Gã không làm sao kết nối những hình ảnh trong tâm trí mình theo một trình tự lôgic. Thời điểm ấy, lôgic chẳng có gì hấp dẫn. Gã thấy hài lòng và lười biếng. Gã đặt tay mình lên vùng nóng ấm giữa hai đùi cô và giư ở đó, không nhúc nhích. Thân thể trần truồng của cô, ít nhất nó cũng còn là thực.
Sau đó gã thận trọng ra khỏi giường đi vào nhà tắm. Trong gương gã thấy vẫn còn những vệt máu khô trên mặt, và còn nữa, kết quả của sự đụng chạm với Rochefort và những bậc đá, một vết bầm trên vai trái và một vết nữa chạy qua hai xương sườn khiến gã đau nhói khi ấn tay vào. Gã rửa ráy qua loa rồi tìm điếu thuốc. Khi thọc tay vào áo khoác, gã thấy tờ giấy ghi lời nhắn Gruber trao cho gã.
Gã rủa thầm vì quên mất chuyện ấy, nhưng giờ chẳng còn làm gì được nữa. Vì vậy gã mở cái bì thư rồi quay lại chỗ đèn nhà tắm đọc lời nhắn. Rất ngắn, nội dung của nó – hai cái tên, một con số và một địa chỉ - khiến gã mỉm cười độc ác. Gã nhìn lại mình trong gương. Tóc rối bù, râu cần cạo. Gã đeo kính lên như thể vũ trang cho mình, một con sói ác đi săn. Gã lặng lẽ nhặt cái túi vải và mớ quần áo, liếc nhìn cô gái đang ngủ lần sau cùng. Có lẽ rốt cuộc cũng có một ngày đẹp trời, Buckingham và Milady sắp sửa nghẹn họng trong bữa sáng đây.
KHÁCH SẠN CRILLON QUÁ ĐẮT đối với Flavio La Ponte. Bà góa Enrique Taillefer hẳn sẽ là người trả tiền. Corso nghĩ tới chuyện đó khi trả tiền taxi trên quảng trường Concorde rồi đi ngang qua hành lang ốp đá cẩm thạch dẫn tới cầu thang và buồng 206. Một tấm biển ĐỪNG LÀM PHIỀN treo ở đó và không thấy tiếng ai khi gã gõ mạnh ba lần lên cánh cửa. Ba cú lao cắm vào da thịt hoang dã và thế là ngạnh cuae Cá Voi Trắng bị ghìm giữ lại… Hội Ái hữu những Người phóng lao Nantucket sắp tan rã. Corso không biết mình có luyến tiếc hay không. Gã và La Ponte một lần đã hình dung phiên bản thay thế của Moby-Dick. Ishmael viết câu chuyện, để bản thảo trên còn tàu rách bươm và chết đuối cùng với những người khác trong thủy thủ đoàn tàu Pequod. Queequeg là người sống sót duy nhất, gã thợ săn cá voi thô lỗ vốn không có mong ước gì về đường hiểu biết. Cuối cùng gã đi học đọc. Một hôm gã đọc cuốn truyện của ông bạn và phát hiện rằng lời thuật của Ishmael và ký ức của gã về những gì đã xảy ra là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy gã tự viết một phiên bản của mình. Câu chuyện có tựa đề Cá voi bắt đầu bằng dòng chữ Gọi tôi là Queequeg. Theo quan điểm của gã thợ phóng lao, Ishmael là một nhà thông thái rởm chuyên thổi phồng mọi chuyện. Moby-Dick không đáng trách, nó là một con cá voi như mọi con khác. Vấn đề chung quy chỉ là một thuyền trưởng kém cỏi muốn tự mình lập chiến công thay vì đổ dầu cá đầy thung. “Ai cắn đứt chân hắn thì quan trọng gì?” Queequeg viết. Corso vẫn nhớ màn kịch quanh cái bàn ở quán bar ở Makarova. Bà chủ quán với bộ dáng đàn ông phương Bắc chăm chú nghe La Ponte giải thích cách thợ mộc trám lại con tàu trong khi Zizi từ bên kia quầy nhìn sang đầy ghen tuông. Những ngày ấy, nếu Corso quay số gọi nhà mình, Nikon sẽ trả lời – gã vẫn hình dung nàng hiện ra từ trong buồng tối, tay đẫm thuốc hãm. Đó là những gì xảy ra trong đêm họ viết lại Moby-Dick. Họ kết thúc mọi việc ở nhà Corso, cạn thêm nhiều chai và xem phim John Huston qua băng. Họ uống mừng ông già Melville khi Rachel, trong chuyến đi tìm những đứa con trai thất lạc, cuối cùng lại thấy một đứa trẻ mồ côi khác.
Đó là chuyện quá khứ. Nhưng lúc này, đứng ngoài cửa phòng 206, Corso không cảm thấy nỗi giận dữ của một người đối diện với kẻ bội bạc. Có lẽ vì gã tin rằng trong chính trị, buôn bán và tình dục, về cơ bản phản bội chỉ là vấn đề thời gian. Loại bỏ chính trị, gã không xác định được tên bạn tới Paris vì chuyện làm ăn hay tình dục. Có lẽ cả hai, vì ngay cả Corso với thói ghét đời cũng không thể tưởng tượng La Ponte dính dáng đến chuyện phiền phức chỉ vì tiền. Gã nhớ Liana Taillefer trong lần gặp gỡ ngắn ngủi mà sóng gió ở căn hộ của mình, đẹp và gợi cảm, hông rộng, làn da trắng xanh mượt mà, một Kim Novak đích thực trong vai người đàn bà quyến rũ chết người. Gãn nhướn mày – tình bạn bao gồm cả chi tiết kiểu như thế - gã hiểu rõ động cơ của La Ponte. Có lẽ đó là lý do khiến La Ponte không trông thấy vẻ thù địch ở Corso khi mở cửa. Hắn mặc pyjama, chân trần. Hắn chỉ kịp há mồm khi Corso tung một quả đấm khiến hắn loạng choạng ngã lăn ra sàn.
Lúc khác có thể Corso sẽ thích thưởng thức quang cảnh này. Căn hộ hạng sang nhìn ra đài kỷ niệm trên quảng trương Concorde, mộ t tấm thảm dày và một buồng tắm to tướng. La Ponte đứng giữa phòng, xoa cằm, cố định thần sau cú đấm. Một cái giường rất lớn trên có hai khay đồ ăn sáng. Và Liana Taillefer ngồi đó, tóc vàng, sững sờ, tay cầm miếng bánh mì nướng ăn dở, một phần ngực trắng phì nhiều nhễ nhại thấp thoáng dưới mép áo ngủ bằng lụa trễ trang. Núm vú đường kính năm phân, Corso bình thản nhận xét trước khi sập cánh cửa sau lưng gã. Muộn còn hơn không.
“Chào buổi sáng,” gã nói.
Gã bước tới cái giường, Liana Taillefer không động đậy, tay vẫn cầm mẩu bánh mì nướng, nhìn chằm chặp gã ngồi xuống bên cạnh mình. Đặt cái túi vải buồm xuống sàn và liếc nhìn khay điểm tâm, gã tự rót cho mình một ly cà phê. Không ai nói gì trong nửa phút. Cuối cùng Corso tợp một ngụm rồi cười với Liana Taillefer.
“Tôi nhớ hình như lần trước mình găp nhau tôi có hơi thô lỗi…” bộ râu cằm lởm chởm làm tăng thêm nét đặc thù trên khuôn mặt gã. Nụ cười gã sắc như dao cạo.
Ả không trả lời. Ả đặt miếng bánh vào khay rồi xốc cái áo ngủ che bớt thân hình hở hang. Trong ánh mắt sâu thẳm của ả không có nỗi sợ, sự kiêu căng hay thù oán. Hầu như dửng dưng. Sau màn kịch trong căn hộ của mình, Corso có thể lường trước vẻ căm thù trong mắt ả. “Họ sẽ giết ông vì cái đó,” v.v… Và họ suýt nữa đã giết gã thật rồi. Nhưng đôi mắt xanh màu thép của Liana Taillefer giống như một tảng băng lạnh lẽo, điều này khiến gã lo lắng hơn cả một cơn giận dữ điên cuồng. Gã hình dung ả thản nhiên nhìn xác chồng treo trên cái giá đèn trong phòng lão. Gã nhớ tới tấm ảnh lão già khốn khổ mang tạp dề da cầm cái đĩa chuẩn bị xả thịt con lợn sữa quay. Đó là bộ sách nhiều tập người ta viết riêng cho lão.
“Đồ khốn,” La Ponte từ trên sàn thì thầm, vẫn còn choáng váng, nhưng rốt cuộc cũng gắng gượng tập trung được vào Corso. Hắn cố bám vào đồ đạc để đứng lên. Corso hứng chí nhìn hắn.
“Hình như cậu có vẻ không vui khi gặp tôi, Flavio.”
“Vui ư?”
La Ponte sờ bộ ria rồi nhìn vào lòng bàn tay hết lần này đến lần khác, như sợ rằng có thể có một cái răng. “Anh điên rồi. Điên hoàn toàn.”
“Chưa đâu. Nhưng các người đã cố ép tôi. Các người và tay chân của các người.” Gã trỏ Liana Taillefer. “Bao gồm cả bà góa đau khổ.”
La Ponte tiến lại gần, nhưng vẫn giữ khoảng cách đề phòng. “Làm ơn giải thích anh đang nói cái quái gì đi.”
Corso giơ tay và bắt đầu đếm những ngón tay.
“Tôi nói về bản thảo Dumas và Chín cánh cửa. Về Victor Fargas chết chìm ở Sintra. Về Rochefort, cái bóng của tôi. Gã tấn công tôi một tuần trước ở Toledo và đêm qua ở chính Paris này.” Gã lại chỉ vào Liana Taillfer. “Về Milady. Và về cậu, bất kể cậu là thứ gì trong chuyện này.”
La Ponte chớp mắt năm lần khi nhìn Corso đếm, mỗi lần với một ngón tay. Hắn vuột bộ ria, lần này là vì bối rối. Hắn chực nói gì nhưng lại thôi. Cuối cùng khi quyết định nói, hắn hỏi Liana Taillefer.
“Chúng ta làm gì với toàn bộ chuyện này?”
Ả nhún vai khinh bỉ. Ả không định giải thích, cũng không định hợp tác. Vẫn tựa vào gối, khay bánh bên cạnh, ả bẻ miếng bánh thành mẩu nhỏ bằng những móng tay sơn đỏ. Chỉ có nhịp thở khiến bộ ngực to tường nâng lên hạ xuống bên trong cái áo ngủ. Ả chăm chú nhìn Corso như một người chơi bài chờ đối thủ xòe tay, thờ ơ như một miếng bít tết bò.
La Ponte gãi vệt hói trên đầu. Hắn đứng giữa phòng với vẻ nghiêm trọng quá mức, bộ pyjama sọc nhàu nát, má sưng phồng vì cú đấm. Hắn nhìn Corso rồi nhìn Liana Taillfer, rồi lại nhìn Corso.
“Tôi muốn một lời giải thích,” hắn noi
“Thật là trùng hợp. Tôi đến đây cũng để nghe lời giải thích của cậu.”
Liếc nhìn Liana Taillefer lo lắng, La Ponte làm một cử động trỏ vào buồng tắm. “Vào đó.” Hắn cố lấy giọng trang nghiêm, nhưng cái má sưng phồng khiên lời hắn trở nên ngọng ngịu. “Ah và tôi.”
Ả vẫn yên lặng, bí hiểm, nhìn hai người với vẻ chán nản của người xem trò giải đố trên ti vi. Corso thầm nghĩ mình phải làm gì đấy với ả, nhưng lúc này gã không nghĩ được cái gì. Gã nhặt cái túi rồi đi vào phòng tắm với La Ponte. La Ponte đóng cửa lại.
“Anh có thể cho biết tại sao lại đánh tôi không?”
Hắn nói nhanh, để bà góa không nghe được. Corso đặt cái túi lên trên giá đựng các đồ dùng buồng tắm, lưu ý độ sạch của những chiếc khắn, và lục lọi cái giá gỗ trên đó trước khi quay lại phía La Ponte.
“Vì cậu là một thằng dối trá và phản bội,” gã đáp. “Cậu không nói với tôi cậu cũng xen vào chuyện này. Cậu để bọn chúng chơi khăm tôi, bám theo tôi, tấn công tôi.”
“Tôi chẳng xem vào chuyện gì hết. Và tôi là người duy nhất bị tấn công ở chỗ này.” La Ponte kiểm tra mặt hắn trong gương. “Trời ạ! Xem anh làm gì tôi này! Tôi méo cả mặt rồi.”
“Tôi sẽ làm cho cậu méo hơn nếu cậu không nói tất cả chuyện này là cái gì.”
La Ponte chọc chọc vào cái má sưng phồng rồi liếc xéo nhìn Corso. “Chẳng có gì bí mật. Liana và tôi đã…” Hắn ngừng lại tìm từ thích hợp. “Hm. Chúng tôi đã… Anh tự thấy rồi còn gì.”
“Hãi người trở nên thân thiết.”
“Đúng thế.”
“Từ khi nào?”
“Bữa anh đi Bồ Đào nha.”
“Ai chủ động?”
“Tôi. Thực thế.”
“Ý cậu là gì?”
“Gần như thế. Tôi tới thăm cô ấy.”
“Lý do?”
“Đưa ra một đề nghị về bộ sưu tập của cô ấy.”
“Ý tưởng ấy chợt hiện trong đầu cậu, đúng không?”
“Ồ không. Cô ấy gọi tôi trước. Lúc ấy tôi đã nói với anh.”
“Đúng thế.”
“Cô ấy muốn bản thảo mà ông chồng quá cố đã bán cho tôi.”
“Ả có lý do không?”
“Giá trị về mặt tình cảm.”
“Và cậu tin ả.”
“Phải.”
“Hay đúng hơn là cậu không quan tâm.”
“Quả thưc…”
“Tôi biết. Thực ra cậu chỉ muốn xiên cô ta…”
“Cũng có phần thế.”
“Và ả gieo mình vào tay cậu.”
“Như một hòn đá.”
“Đương nhiên. Và hai người đi trăng mật Paris.”
“Không hoàn toàn thế. Cô ấy có chuyện phải làm ở đây.”
“Và ả kêu cậu tới cùng.”
“Đúng vậy.”
“Hoàn toàn ngẫu nhiên? Mọi phí tổn đã thanh toán, vì vậy hai người có thể tiếp tục du dương.”
“Đại loại như vậy.”
Corso nhăn mặt. “Ái tình là thứ đẹp, Flavio ạ. Khi cậu thức sự yêu.”
“Đừng cay nghiệt thế. Cô ấy rất tuyệt. Anh không tưởng tượng được…”
“Được chứ?”
“Không, anh không thể.”
“Tôi đã bảo anh có thể.”
“Tôi cá là anh sẽ thích được thế. Cô ấy hoàn toàn phụ nữ.”
“Ta lạc đề rồi, Flavio. Chúng ta ở đây, giữa Paris.”
“Phải”
“Hai người dự định làm gì với tôi?”
“Không gì cả. Chỉ định tìm anh hôm nay hai mai. Để lấy lại tập bản thảo.”
“Chỉ thế thôi?”
“Đương nhiên. Còn gì khác nữa?”
“Các người không nghĩ tôi có thể từ chối à?”
“Liana cũng nghi ngờ.”
“Còn cậu?”
“Tôi không nghĩ đó là vấn đề. Ta là bạn, dù sao đi nữa. Và Rượu vang Anjou là của tôi.”
“Tôi hiểu. Cậu là lựa chọn thứ hai của ả.”
“Tôi không hiểu anh định nói gì. Liana rất tuyệt. Và cô ấy ngưỡng mộ tôi.”
“Phải. Có vẻ ả quá đắm đuối vì tình.”
“Anh nghĩ thế ứ?”
“Cậu là thằng ngốc, Flavio ạ. Chúng bịt mắt cả cậu lẫn tôi.”
Bất chợt Corso cảm thấy như có một tiếng còi cứu hỏa xuyên thấu trực giác. Gã đẩy La Ponte sang một bên rồi chạy vào phòng ngủ và thấy Liana Taillefer đã ra khỏi giường, áo quần mặc dở, đang sắp xếp hành lý. Gã thấy đôi mắt lạnh buốt của – đôi mắt của Milady de Winter – và nhận ra rằng trong khi gã đang nói luôn tuồn như một thằng ngốc thì ả chờ đợi một điều gì đấy, một lời nói hay một tín hiệu. Như con nhện rình bên lưới nhện.
“Tạm biệt, ông Corso.”
Gã nghe thấy câu nói, giọng khàn khàn, sâu lắng của ả. Nhưng gã không rõ ả định nói gì, ngoài chuyện ả sắp bỏ đi. Gã bước thêm một bước về phía ả mà chưa biết sẽ làm gì khi tới sát ả, trước khi gã nhận thấy còn có ai đó khác trong phòng. Một bóng người đằng sau, bên trái, cạnh cửa. Gã xoay mình để đối diện với nguy hiểm. Gã biết mình lại phạm một sai lầm nữa, nhưng đã quá muộn. Gã nghe tiếng Liana Taillefer cười, giống như một cô ả tóc vàng lẳng lơ xấu xa trong phim, và cảm thấy cú đòn – lần thứ hai trong vòng chưa tới mười hai tiếng đồng hồ - vào đúng chỗ lần trước, đằng sau tai. Gã chỉ kịp thấy Rochefort nhòa đi.
Gã ngất trước khi ngã xuống sàn.
Mời bạn đón đọc chương tiếp!