Cô Đơn Trên Mạng Chương 3


Chương 3
Anh: cuộc họp bị kéo dài .Mãi hơn hai tiếng sau anh mới quay lại được với cái máy tính của mình ở văn phòng.


Anh nhìn đồng hồ. Muộn quá rồi.

Chắc chắn cô ấy không còn online nữa - anh thất vọng nghĩ , nhìn thấy tấm thẻ vàng báo có tin của cô đang nhấp nháy ở góc phải bên dưới màn hình .

Anh kích vào đó và đọc . Anh cảm thấy ngột ngạt. Một sự bất an , nỗi lo sợ và lồng ngực như bị bóp chặt. Tay anh run lên. Anh tưởng rằng mọi cái đã qua rồi, đã bị phủ một lớp bụi dầy những sự kiện của cuộc đời anh , đã được chuộc lỗi hơn cả mong đợi bằng tất cả những gì anh đã trải qua trong những ngày tháng ấy. Nhưng không thể xoá đi dấu ấn của nỗi đau trong vùng này của trí nhớ bằng dấu ấn của niềm hạnh phúc ở những vùng khác được.

Anh đọc cái câu ấy và tất cả lại ùa về. Với cùng một nỗi tuyệt vọng, nỗi đau , những giọt nước mắt, sự đánh hàm lập cập không thể kiểm soát, cái nắm tay và sự bất lực ấy .Giống hệt như lúc anh cảm thấy cái vị mằn mặn của máu khi cắn phải môi. Hơi thở ngắn và nông.Tất cả trở về, tuyệt đối. Thậm chí cả cơn thèm thuốc lá không thể cưỡng lại nổi ấy. Mà anh đã bỏ thuốc từ bẩy năm nay rồi.

Anh tựa cằm lên bàn tay trái, ngồi đờ người trước màn hình, nhìn vào cái câu ấy mà nước mắt ứa ra . Một lát sau thì anh ý thức được rằng anh không muốn lúc này lại có ai đó vào phòng làm việc và nhìn thấy anh trong trạng thái như thế này. Một lát sau , anh đi vã nước lạnh cho tỉnh người, rồi quay lại bàn máy tính và viết e-mail cho cô.

Em đã nhiều lần hỏi anh về những người phụ nữ.Em đã chấp nhận thực tế là anh không trả lời hoặc là để lại câu trả lời vô thời hạn về sau này .Bây giờ em viết một câu ấy và đã đến lúc anh kể với em về chuyện này .Anh làm việc này vì anh nhiều hơn là vì em .Những gì mà em sẽ đọc , nhiều khi gây sốc , và chắc chắn là tràn ngập nỗi buồn.Vì vậy mà em đừng đọc bây giờ , nếu em không muốn buồn . Và cũng vì vậy mà anh viết e-mail thay vì kể với em trên ICQ . Cái chính là để em có thể chọn thời điểm quyết định đọc thư này.

Em đừng đọc thư này nếu em không được khoẻ . Sẽ tồi tệ hơn cho em đấy.Khi nào em thấy mình nghiêm túc và thư giãn thì hãy đọc.Và đừng khóc.Vì nó đã được khóc biết bao lần rồi.

Em có biết rằng thậm chí anh không có tí khái niệm nào về mắt em , chúng trông như thế nào nhỉ với những giọt nước mắt trong đó ?

Thực ra thì cho đến lúc này , trong đời anh mới chỉ có một người phụ nữ. Cô ấy tên là Natalia. Đã gặp anh một cách tình cờ .Và cũng vào tháng giêng. Giống hệt như em gặp anh vậy.

Hàng đến ô cửa lấy súp trong nhà ăn bách khoa hôm ấy dài hiếm thấy. Anh ngồi ngay cạnh cái cửa ấy , chính xác thằng với cái chậu đựng thìa và bánh mì. Một cô gái trong chiếc juýp hoa màu nâu bó sát người , tóc đen được buộc bằng một chiếc khăn lục, đứng trong hàng với một phụ nữ lịch sự, già hơn.Không nói chuyện mặc dù có thể thấy là họ đi cùng nhau. Cô ấy lấy súp. Và khi đi đến chỗ cái chậu đựng thìa thì có một người do sơ ý đã bất ngờ xô vào cô ấy. Anh cảm thấy mặt và tay mình bỏng rát. Tê dại vì đau , anh bật dậy khỏi ghế. Cô ấy để chỗ súp còn sót lại trên bàn anh. Bọn anh đứng đối diện nhau. Anh đang định văng tục , nhưng lại nhìn cô ấy . Cô ấy nhìn anh hoảng sợ. Trông anh chắc phải thảm hại lắm với tóc , mặt và áo dính đầy súp . Cô ấy chắp tay như cầu nguyện và nhìn, cặp mắt hoảng sợ. Cô ấy cắn môi , nước mắt rưng rưng. Cô ấy cứ nhìn anh mà không nói. Rồi cô ấy thốt ra một âm thanh gì đó không thể hiểu được , quay người và bắt đầu chạy. Anh cảm thấy thật khó xử.

-Chị đừng chạy.Không làm sao đâu mà. Hoàn toàn không nóng tí nào. Thật đấy. Không làm sao đâu.

Người phụ nữ chạy theo cô ấy.

Bằng cách ấy anh đã nói chuyện với Natalia lần đầu tiên.

Từ hôm ấy anh rất mong gặp cô ấy. Hình ảnh cặp mắt xanh to đẫm nước mắt và hai bàn tay chắp lại của cô ấy không để cho anh yên. Anh đến nhà ăn ,ngồi đúng cái ghế đối diện với cửa phát súp - khi nào cái ghế ấy có người ngồi rồi thì anh đợi cho đến lúc người ta đứng dậy - và tìm cô ấy.Anh đến vào tất cả các buổi nhà ăn có thể phát cơm.Không thấy cô ấy.Phải hơn một tháng không thấy cô ấy.

Vào một chủ nhật nào đấy anh đi tàu điện đến thư viện.Đông nghẹt người.Mọi nguời đi lễ về.Anh quay mặt ra phía cửa số tàu điện, ở một khúc quành anh cảm thấy có ai đó tựa vào mình và ép vào cửa kính.Anh ngoảnh lại .Cô ấy không thể làm khác được.Đứng tựa cả người vào anh .Không thấp hơn anh bao nhiêu.Mắt cô ấy nhìn vào mắt anh .Anh cảm thấy những sợi tóc của cô ấy trên mặt mình.Anh ngạc nhiên đến ngộp thở:

-Là chị

Cô ấy nhắm mắt lại .Không nói gì . Bọn anh cứ đi như thế , đứng ép sát vào nhau. Anh muốn sao cho tình trạng này chấm dứt . Thật nhanh. Của anh nó lên và chắc chắn là cô ấy nhận thấy.

Anh không xuống bến gần thư viện. Anh xuống bến mà cô ấy xuống. Bí mật đi theo họ. Vì cô ấy lại đi cùng với người phụ nữ lịch sự hôm trước. Họ rẽ vào một phố nhỏ gần bến. Anh để ý xem họ vào nhà nào rồi đi đến cạnh ngôi nhà đó. Anh quan sát cô ấy. Sau vài tuần thì anh nắm được cô ấy ra khỏi nhà vào mấy giờ , về vào mấy giờ, có cái ô như thế nào , đi giầy gì , đi đứng ra sao , cô ấy hay xuất hiện ở ô cửa nào nhất, cô ấy hay lên tàu điện số mấy.Cô ấy đi đâu cũng có ngươi phụ nữ lịch sự kia đi cùng.

Cô ấy đẹp lắm. Mũi hơi hếch , môi đỏ như anh đào , mắt xanh . Tóc hoặc buộc lại hoặc để xõa . Bao giờ cũng mặc chân váy dài chấm gót. Áo sơ-mi sẫm màu hoặc áo len.Luôn luôn quàng khăn.Đeo đôi bông tai nhỏ. Ngực nở. Anh rất thích nhìn mông cô ấy mỗi khi cô ấy đi giầy cao gót. Vì chủ yếu là anh nhìn cô ấy từ đằng sau. Anh cứ phân vân , không biết mùi của cô ấy như thế nào và giọng nói ra sao.

Sau một tháng thì anh quyết định. Đó là thứ năm. Anh biết chính xác là họ không đi đâu vào các thứ năm. Ở cửa hàng hoa , anh mua tất cả số hoa lili có trong quầy.Anh ấn chuông và bỗng muốn bỏ chạy. Nhưng không kịp. Người phụ nữ lịch sự đã mở cửa.

-Cháu có thể nói chuyện với ...-anh quên sạch những điều định nói. -với ... -Với Natalia ? - Bác ấy cười nói.

-Có lẽ thế . Vâng . Với Natalia ạ.-Bác là mẹ của Natalia .Anh không thể .Nhưng anh cứ vào đi.Natalia đang ở phòng nó.

Anh bỏ qua câu trả lời lạ lùng kia và vào nhà, giấu bó hoa lili sau lưng. Mẹ của Natalia dẫn anh đến một cái phòng rộng , trên tường treo không biết bao nhiêu là tranh. Ngồi xoay lưng lại bên cái bàn cạnh cửa sổ ấy là cô ấy . Natalia.

Cô ấy không phản ứng gì khi mọi nguời bước vào. Người mẹ đi nhanh đến chỗ cô ấy và đứng trước bàn như không muốn làm cô ấy giật mình. Bà chỉ tay vào anh.Natalia quay lại và nhìn. Tình thế lạ lùng khiến anh lo ngại. Anh không biết phải làm gì. Natalia ngồi và nhìn anh chăm chú. Không nói gì. Bà mẹ không rời khỏi phòng.

-Cái này là của em . Em có thích lili không ? -anh vừa hỏi vừa rút tay với bó hoa từ sau lưng ra và đưa cho cô ấy.

Natalia đứng dậy .Đi đến chỗ anh.Cầm những bông lili và đưa sát lên môi.Lúc đó mẹ cô ấy đi lại chỗ bọn anh và nói.

-Natalia thích lili lắm,nhưng nó không thể tự nói điều đó với anh đuợc.Nó bị câm điếc.

Natalia với những bông lili bên môi nhìn anh.Chắc chắn là cô ấy biết bà mẹ nói gì vào lúc đó.Anh phân tích tình hình một lúc.

Em có biết anh nghĩ gì không ? Em có biết anh đã nghĩ gì vào cái khoảnh khắc không bình thường đó ?

Anh nghĩ rằng : Vâng , thế thì sao nào ? Thế thì sao khi cô ấy bị câm điếc ?

Và anh nói :

-Dù vậy thì bác có thể ra ngoài một lúc để mình bọn cháu ở lại được không ạ?

Nguời phụ nữ lặng lẽ đi ra .Lần đầu tiên bọn anh một mình.Thực sự là anh chưa ý thức được rằng cô ấy không thể nghe được những gì anh nói .

-Anh tên là Jakub .Kể từ hôm em làm đổ súp lên nguời anh , lúc nào anh cũng nghĩ đến em.Anh có thể thỉnh thoảng gặp em đuợc không ? Được không ?

Điều đó buồn khủng khiếp, phải thú thật với em là anh đã khóc khi viết cho em về chuyện này . Chắc chắn là tại rượu vang và B.B.King mà anh đang nghe. Three o''clock blues . Chắc chắn là vậy. Có lẽ không có gì của B.B.King buồn hơn là blues này. Nhưng lúc này anh đang muốn buồn cơ mà. Người ta sáng tác ra blues từ nỗi buồn. Bất cứ một người da đen nào ở New Orleans cũng nói với em như vậy

Natalia đứng nhìn anh , bất động.Cô ấy không giúp anh .Không bao giờ cô ấy không giúp anh trong khi nói chuyện.Cả những lần khác cũng thế.Chỉ lần này là không .Anh phải cảm thấy ngay từ phút đầu tiên và mãi về sau này , rằng cô ấy là người khuyết tật.

Anh đến chỗ bàn của cô ấy , tìm thấy một tờ giấy và bắt đầu viết.

-Để làm gì cơ chứ ? - Cô ấy viết lại , nhìn xuyên thấu vào mắt anh - Tại sao anh lại muốn gặp em ? Anh sẽ đến đây và chúng mình sẽ viết với nhau ? Anh sẽ rủ em đi xem phim và em thậmchí không thể nói với anh rằng em có thích phim ấy hay không ? Anh sẽ rủ em đến chỗ bạn bè anh và em sẽ không nói câu nào ? Anh cần những điều đó để làm gì ?

Cô ấy khóc.Đúng lúc ấy thì mẹ cô ấy vào phòng.

-Anh biết không ? Anh phải về thôi .Bây giờ Natalia phải đi.Mẹ con tôi cảm ơn anh đã tặng hoa.

Khi anh đi ra, Natalia đứng quay lưng ra cửa.

Hai ngày sau trong nhà ăn sinh viên, Natalia ngồi ở chỗ của anh đối diện với cửa phát súp. Cô ấy chỉ có một mình. Anh ngồi xuống bên cạnh. Cô ấy đẩy về phía anh tờ giấy. Anh đọc:

"Em tên là Natalia . Không lúc nào em không nghĩ đến anh kể từ cái lần em đánh đổ súp lên người anh. Em có thể thỉnh thoảng gặp anh được không ?"

Có lẽ anh đã yêu cô ấy ngay từ lúc đó.Một tháng sau thì anh yêu thật sự .Cô ấy là người quí giá nhất , đẹp nhất , nhạy cảm nhất .Duy nhất. Cô ấy đoán được những ý nghĩ của anh. Cô ấy biết khi nào thì anh lạnh , khi nào thì nóng .Cô ấy đọc những cuốn sách mà anh thích.Cô ấy mua tất cả những gì màu xanh lá cây.Khi cô ấy biết được anh thích màu xanh lá cây , thì tất cả đều mang màu lá cây.Váy dài , chân váy , móng tay của cô ấy , trang điểm của cô ấy .Và giấy gói quà cho anh .Cô ấy mua máy nghe đĩa và đĩa để anh có thể cùng cô ấy nghe nhạc.

Em có thể hình dung đuợc điều này không ? Cô ấy mua cho anh những cái đĩa mà chính mình không bao giờ nghe được , và bảo anh kể cho cô ấy về âm nhạc. Mọi cái phải giống hệt như với bất cứ nguời phụ nữ có thính giác bình thường nào khác.

Cô ấy đứng trước đại học tổng hợp hay bách khoa, để là người đầu tiên biết được anh vừa thi ra sao. Và bao giờ cô ấy cũng là người biết đầu tiên. Sao cô ấy tự hào về anh kinh khủng đến thế. Cô ấy viết cho anh về điều này.

Mẹ anh đã không kịp biết cô ấy.Bà ấy mất quá sớm. Sau một tháng thì bố anh không thể gọi cô ấy là gì khác hơn "Natalka của chúng ta".

Tất cả với cô ấy đều đơn giản và tự nhiên.Một hôm , cô ấy mời anh đến nhà ăn tối .Cô ấy đặt ly champagne trên bàn tờ giấy có nội dung:

"Jakub , anh đưa em đến nụ cười , anh đưa em đến nước mắt . Suốt tối nay em cứ phân vân , rằng phải thú thật là gần đây điều em mong muốn nhất là đuợc anh đưa tới đỉnh điểm " .

Quần lót cô ấy cũng không mặc.Cô ấy như đang phát điên. Sự đụng chạm tác động lên cô ấy hoàn toàn khác.Cô ấy đưa hai bàn tay cho anh hôn và mút.Trong lúc cô ấy dùng môi để thực hiện tất cả.

Cô ấy có thể chạm môi hoặc chạm nhẹ đầu ngón tay lên từng milimét da thịt anh. Cô ấy có thể mút từng ngón , từng ngón chân anh . Bằng cách ấy cô ấy đã khiến anh như cuồng dại .Mặc dầu điều này thật phi lý - vì cô ấy đâu có nghe thấy - bao giờ cô ấy cũng đề nghị anh thầm thì , không phải nói , mà là thầm thì , những gì anh cảm nhận mỗi khi anh đặc biệt thích.Thật ra thì anh luôn thầm thì .

Vì cô ấy mà anh đã học tốc ký .Việc này rất đơn giản .Anh học giỏi nhất lớp. Điều này rất có lợi cho anh khi nghe giảng .Chỉ có bạn bè cùng khoá là không hài lòng . Kể từ khi anh tốc ký ,chúng không thể dùng vở của anh được nữa .

Sau đó anh học một khoá ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt.Suốt một năm dài dặc .Anh nhớ có một lần anh đến nhà cô ấy vào buổi tối và sau khi ăn bọn anh ở lại một mình trong phòng cô ấy.Anh đứng trước mặt cô ấy .Hai ngón tay trỏ hai lần dưới xương đòn .Sau đó vẫn hai ngón ấy hai lần về phía người đối thoại .Cô ấy khóc. Cô ấy quì truớc mặt anh và khóc .Cô ấy đã quì. Hai lần dưới xương đòn .Hai lần về phía nguời đối thoại .Chỉ đơn giản thế ."Anh yêu em" .Hai lần dưới xương đòn...

Thậm chí bọn anh khác nhau cũng đẹp .Cô ấy không nhất trí với sự sùng bái kiến thức của anh.Cô ấy cho rằng người ta có thể vẫn thông minh mà không cần phải đọc một cuốn sách nào. Đồng thời , cô ấy bí mật đọc những cuốn sách mà anh đọc để có những ý kiến của riêng mình và có thể tranh luận với anh.Cô ấy không nhìn thấy một tí gì hấp dẫn trong môn toán , nhưng lại khiêu khích để anh thuyết phục cô ấy rằng cô ấy có lý. Cơ bản vì cô ấy phát hiện ra rằng anh rất thích thuyết phục và lấn lướt cô ấy. Trong nhật ký của cô ấy mà sau này anh có được , mỗi tờ giấy , mỗi cuốn sổ ,mỗi mẩu giấy với những công thức hay định nghĩa toán học anh viết ra để giải thích cho cô ấy , đều được dán với lòng sùng kính, bên dưới đề ngày tháng mà sự việc xảy ra .Ở một số tờ , trên nền của những tích phân , phương trình và đồ thị là dấu môi cô ấy .

Khi anh mới quen cô ấy , cô ấy chỉ sống với mẹ .Bố mẹ cô ấy ly dị khi cô ấy mới chín tuổi .Ông , tốt nghiệp thiên văn học , nhưng là cán bộ đảng trong uỷ ban địa phương , nơi ông chuyển đến khi không hoàn thành được luận án tiến sĩ theo thời hạn qui định .Bà , một nhà trùng tu di tích , nổi tiếng đến mức cho dù mang tiếng dân "tỉnh lẻ" Wroclaw , vẫn được Bộ Văn Hoá tín nhiệm như một chuyên gia , một cố vấn của Bộ.

Đúng thời điểm họ bắt đầu xây nhà .Sự giầu có và thành công của họ không gợi nên sự hằn học thật thà thường tình rất Ba Lan .Họ có quyền được hưởng hơn một chút .Để bù lại cô con gái câm điếc kia .

Họ là cặp vợ chồng điềm đạm và hoà hợp .Cho tới cái ngày mà ông về nhà , say rượu , đóng cửa phòng lại , trong phòng chỉ có ông và mẹ Natalia , ông nói với bà rằng thực ra ông muốn có ngôi nhà này không phải để sống với bà , mà là với Pavel , một đồng nghiệp , nguời mà ông yêu và ông muốn cùng đi ngủ và cùng thức dậy với người ấy.Natalia chỉ nhớ được là lúc ấy mẹ cô ấy chạy ra khỏi phòng , vừa chạy vừa nôn .Ngay tối hôm ấy cha cô ấy rời khỏi nhà.

Em hãy hình dung , ông ta phải yêu cái tay Pavel ấy đến mức nào mới có thể nói cho chính vợ mình biết điều đó ? Vào cái thời ấy ? Ở một đất nước như Ba Lan này ? Ông ta , một nguời làm công tác Đảng ? Những người làm công tác đảng thì về nguyên tắc là những người tình dục khác giới.Mặc dù không có điều này trong bộ Tư Bản ,nhưng nó là một điều hiển nhiên.Hiển nhiên mang tính giai cấp.Tổng bí thư đảng không thể là người đồng tính ái.Có thể là người thích quan hệ tình dục với trẻ em , nhưng không phải là người đồng tính ái .Chỉ có các mục sư và những tên đế quốc mới là những người đồng tính ái.

Bà có thể làm cho ông thân bại danh liệt. Bản thân ông có thể bị cạo như cạo bằng dao cạo râu ra khỏi lịch sử , tồi tệ hơn nữa là số điện thoại của ông sẽ bị xoá khỏi tất cả những cuốn sổ quan trọng nhất của thành phố này .Chỉ cần một cú điện thoại đến Ủy ban.Bà đã không bao giờ làm việc đó . Dẫu có hận , có cảm thấy bị hạ nhục , bị đau đớn vì bỏ rơi và chắc chắn cả khao khát trả thù. Truyen8.mobi

Em biết không ? Cho đến bây giờ ông ta vẫn khiến anh ngạc nhiên vì điều đó .Không phụ thuộc vào việc Natalia đã phải đau khổ như thế nào về chuyện này , ông ta khiến anh ngạc nhiên vì sự chung thủy với bản thân ấy .

Chưa bao giờ mẹ Natalia kể với cô ấy thực sự thì chuyện gì đã xẩy ra , tại sao họ lại không ở cùng với bố .Cô ấy biết được sự thật là từ bố .Ông ta đã nói cho cô ấy biết chuyện này vào một Giáng sinh nào đó. Lúc ấy tối lắm rồi , khi cô ấy đi đổ rác .Cô ấy nhìn thấy ông trên chiếc ghế dài , say khướt , run lẩy bẩy vì rét .ông ngồi với chai rượu trong tay , mắt hướng về cửa sổ nhà họ.

Mẹ đã nuôi dậy cô ấy mà không có một ai giúp đỡ. Không bao giờ bà nói điều gì xấu về ông bố .Cũng không bao giờ bà cản trở việc Natalia gặp bố . Và bà cũng không bao giờ đồng ý để ông bước chân vào ngôi nhà của họ .

Sau thất bại trong hôn nhân của mình, Natalia đã trở thành mục đích duy nhất và tối thượng của cuộc đời bà .Nếu biết rằng mình thở mất oxy của Natalia , thì bà sẽ học cách để không thở nữa .Và bà còn thuyết phục tất cả những người khác cũng thôi không thở nữa .Để yêu Natalia bên cạnh một người mẹ như vậy thật khó. Bà chấp nhận sự tồn tại của anh như chấp nhận bó bột cho cái chân gãy .Bắt buộc phải có , rồi sẽ qua đi và sẽ lại như trước đây ,khi chưa bị bó bột . Cần phải chờ đợi và cố gắng chịu đựng vật cản một thời gian .

Anh đã không bỏ qua .Anh đã chiếm của bà Natka ,Natunia , Natalka ,Nataleka (*)... Từng mẩu ,từng mẩu một. Đấy là bà cho là vậy . Nhưng sự thật không phải thế . Đã có lần bà đi trùng tu các di tích ở Tallina hai tuần liền. Có anh luôn ở bên cạnh nhưng Natalia vẫn khóc vì nhớ mẹ .

Từ ngày đầu tiên Natalia đã mô tả về thế giới của mình cho anh. Chính xác như vậy, vì cô ấy viết hoặc tốc ký. Cô ấy viết khắp nơi.Trên các tờ giấy mà lúc nào cô ấy cũng có sẵn, bằng phấn lên sàn nhà và tường , bằng son tô môi lên gương hoặc lên gạch ốp tường nhà tắm, bằng que lên cát trên bãi biển. Túi xách tay và túi quần áo của cô ấy đầy ắp mọi thứ có thế dùng để viết. Anh chưa thấy có cái gì mà Natalia không thể viết ra đuợc.

Cô ấy nhìn thấy nhiều hơn anh nhiều. Cô ấy biết cách diễn tả sự đụng chạm bằng màu sắc, tất cả các tông màu hoặc cường độ màu. Khiếm thính đối với thế giới thực, cô ấy tự tưởng tượng làm thế nào để thể hiện âm thanh của giọt nước đang rơi từ cái vòi nước rò trong bếp, của tiếng cười hoặc tiếng khóc của đứa trẻ,của hơi thở khi cô ấy hôn anh. Bằng sự diễn tả của mình, cô ấy tạo ra một thế giới hoàn toàn khác. Đẹp hơn. Sau một thời gian thì cả anh cũng bắt đầu hình dung ra âm thanh. Chủ yếu dựa trên sự diễn tả của cô ấy và chủ yếu để "nghe" giống như cô ấy. Anh cho rằng -sau một thời gian thì điều này trở thành nỗi ám ảnh của anh -một khi đã như vậy , thì việc cô ấy không nghe thấy chỉ là một bất lợi không đáng kể.

Anh đòi cô ấy kể về những hình dung âm thanh của mình khiến cô ấy phát chán. Mấy tháng sau, vào một tối nào đó của những ngày mà một ai đó trong số những nguời ắt được gọi là nghe được đã xúc phạm cô ấy một cách đau đớn, còn anh thì lại một lần nữa không để ý đến tâm trạng của cô ấy, đã đòi cô ấy viết về âm thanh, cô ấy tức tối từ chối, lấy bút dạ tốc ký một cách nôn nóng lên chiếc gương trong nhà tắm:

"Anh cần gì sự mô tả bệnh tật của một trí tưởng tượng bệnh tật của một con bé tật nguyền câm điếc dở hơi sống nhờ vào trợ cấp , kẻ mà người ta có thể hạ nhục hay cười vào mặt chỉ vì cho rằng người ta hơn hẳn chỉ vì người ta nghe được ? "

Trong lúc cô ấy viết lên gương như vậy thì những chữ cái ngày càng khó đọc hơn giống như một ai đó càng lúc càng lên giọng khi đang gào lên sự tức tối và nỗi thất vọng của mình. Anh nhớ là anh đã đến bên cô ấy , xiết chặt cô ấy vào mình. Rồi anh lấy giẻ xoá sạch những chữ cô ấy viết lên gương và lấy đúng cái bút ấy viết lên đó anh cần những sự mô tả đó như thế nào và chúng cần thiết cho anh biết bao. Cô ấy ôm lấy anh và oà khóc như một đứa trẻ.

Em có biết là những người câm điếc khóc cũng giống hệt như những người nói được và nghe được? Họ cũng bật ra những âm thanh tương tự. Khóc vì đau buồn hay vui sướng phải là khả năng đầu tiên của con người.Từ trước khi học nói.

Kể từ hôm ấy, cô ấy ghi lại những tưởng tượng của mình vào một cuốn vở đặc biệt dành cho anh, còn anh thì học chúng như học những bài thơ. Học thuộc. Không bao giờ anh biết được liệu mình có thể dạy được cho những người dù là can đảm nhất.

Khi đi xe buýt, anh tưởng tượng theo sự mô tả của cô ấy tiếng cửa khi đóng sập lại và so sánh với thực tế ở bến gần nhất. Ngồi trong nhà ăn, anh cố đoán trước và ghi lại bằng ngôn ngữ của Natalia tiếng động dữ dội khi người ta đổ thìa dĩa vào cái chậu kim loại trước khi chị đầu bếp mồ hôi nhễ nhại xách những cái xô đầy thìa dĩa từ khu rửa bát hôi rình đến. Em có biết Natalia, cũng như tất cả mọi người ngồi gần đấy , cũng nhíu trán và chớp mắt khi đám thìa dĩa kia rơi xuống cái chậu kim loại với một tiếng động lớn?

Vào công viên, anh so sánh tưởng tượng của mình về âm thanh của nó với những gì anh thực sự nghe được ở đó .Anh cảm nhận điều này rõ nhất chính là khi ở trong công viên .Natalia, mặc dù không một ai, kể cả bố mẹ cô ấy , thực sự không biết chính xác là trước khi bị điếc phải có một lần nào đó nghe thấy và ghi nhớ . Sự mô tả của cô ấy khớp với thực tế không thể tin được.

Âm thanh, giọng nói, sóng âm tần, cơ sở vật lý hình thành chúng, phương pháp thu nhận chúng, cơ chế tái tạo chúng , bên cạnh toán học và triết học là đề tài của những nghiên cứu thật sự của anh .Anh đi nghe giảng về âm thanh học cả ở bách khoa lẫn ở đại học tổng hợp . Anh bắt đầu nhận ra rằng chúng ta bị chìm trong eter của âm thanh và thực sự thì sự im lặng chỉ là khái niệm của các nhà thơ , nhà văn và những người khiếm thính .Sự im lặng không tồn tại .Ở đâu không có chân không , tức là ở mọi nơi , tức là ở đó có thể thở và có sự vận động, ở đó không có sự im lặng.

Anh đọc tất cả về tai của loài người, anh nắm bắt được chức năng, cấu tạo và những bệnh có thể xảy ra của từng mẩu được đặt tên của tai. Anh đã đi gặp mười hai chuyên gia về thanh quản chuyên sâu về thính học Wroclaw và ba nguời ở Varsawa. Đến ai anh cũng đăng ký với tư cách một người bị điếc đột ngột. Bốn trong số họ là giáo sư y khoa .Và em có biết anh nhận định gì không? Phát hiện ra anh giả vờ nhanh nhất là những người mới ra trường. Và anh cũng biết được nhiều điều từ họ nhất.

Liệu em có để ý rằng tai cũng như thận, phổi hay mắt, là những bộ phận chẵn ?

Anh còn nhớ cái lần đến khám ở chỗ ông chuyên gia thanh quản vở Varsawa, khi chuyện đóng giả của anh đã bị lộ tẩy, anh bèn hỏi ông ta về việc ghép tai. Anh cho rằng mình có thể cho Natalia một bên tai, vì với một tai thì vẫn có thể nghe được tất cả. Ông ta cười anh và coi anh như kẻ bị tâm thần. Em biết không, mới đây anh đọc trong Laryngology Today bài của vị bác sĩ ở Varsawa ấy về khả nằng ghép hầu như tất cả các phần quan trọng của tai -sự mê hoặc của âm thanh vẫn đọng lại trong anh cho tới hôm nay ?

Anh tin là sẽ có một lúc nào đấy Natalia lại nghe được, giống như trẻ con tin rằng rồi sẽ đến ngày chúng thành người lớn .V 10000 ấn đề chỉ còn là thời gian và sự kiên nhẫn.

Rồi một ngày nào đó, đơn giản là thời gian ấy đã đến. Không cờ quạt, không báo trước.Không cảm thấy, bình dị và tình cờ. Anh tổ chức, thông qua Almatur của trường, chủ yếu là vì tiền, hội nghị của Hội các nhà phẫu thuật Ba Lan. Khách sạn, phòng họp, tham quan thành phố. Chẳng có gì đặc biệt .Một chuẩn tổ chức và du lịch thông thường. Vài trăm zloty (đơn vị tiền Ba Lan ) thêm vào học bổng.

Với anh, các nhà phẫu thuật là tinh hoa tuyệt đối của y học. Đó là những nghệ sĩ.Theo anh, hơn hẳn những bác sĩ khác, họ là chủ nhân của những bộ não nhiều nếp gấp và những đôi bàn tay ma thuật, những đôi bàn tay quyết định sự sống hay cái chết. Chẳng có gì lạ khi trong số tất cả các bác sĩ Ba Lan vốn là những người luôn bị stress, thì các nhà phẫu thuật hay bị chết vì xơ gan do uống quá nhiều rượu nhất, họ nghiện tất cả các loại thuốc có chứa chất gây tê, gây ngủ hoặc đơn giản là nghiện dao kéo, khi đã không thể thoát ra khỏi sự căng thẳng, họ bèn tự cắt mạch máu mình . Đó là vào cái thời mà với em thì đã trở thành lịch sử, chiến tranh và bây giờ cũng vậy. Họ tra tấn buồng gan bằng rượu, vì lúc nào họ cũng có đô để vào Pewex hoặc là Pewex tự đến với họ trong những cái túi của bệnh nhân k, thuốc gây tê thì ở ngày trong tầm tay, mà nếu không thì ai chả rõ chìa khoá cái "tủ kính" ấy nằm ở chỗ nào, còn với mạch máu thì cắt chúng bằng dao mổ mua ở Drezn hay Frankfurttreen Men, nơi mà sau khi bức tường đổ thì nhà máy Drezen đã được chuyển về đấy và ba phần tư số nhân viên đã bị thải hồi vì chuyện này, cũng thế cả thôi. Những bác sĩ phẫu thuật "giầu có" của Ba Lan tự do cũng có thống kê đúng như vậy.

Vì lý do đức tin chính trị của mình mà anh chưa bao giờ có mặt trong bất kỳ một "hội nghị" đích thực nào, nhưng cho dù vậy thì anh vẫn không thể hình dung ra các đảng viên lại có những buồng gan tốt hơn và rằng có thể ở đâu đó người ta lại uống nhiều hơn.

Ngoài ra, chí ít thì là với anh, khiêu vũ bao giờ cũng khiến ta liên tưởng đến phụ nữ. Với những nhà phẫu thuật thì không.Trong số nhưng thành viên đăng ký tham dự hội nghị chỉ có sáu phụ nữ trên gần tám trăm người. Đã thế , lại chỉ có hai bà đến, còn các ông thì không mang theo vợ, người tình hoặc người yêu đến hội nghị - điều này thì họ đã được dạy ngay từ năm thứ nhất của Trường y thậm chí cả các bác sĩ nha khoa cũng biết. Bên những chị em "đăng ký" thì không thể uống đến sáng và không thể không thấy lương tâm cắn rứt. Điều này thì anh biết được từ một tay bác sĩ phẫu thuật đã ba lần ly hôn , ngồi cạnh anh trong buổi "khiêu vũ" đó.

Anh đại diện cho ban tổ chức. Có nghĩa là chủ yếu anh phải chăm lo sao cho rượu luôn luôn lạnh và luôn có ở trên bàn.Trong hợp đồng đã viết như vậy. Khi nhà phẫu thuật đã ly hôn đã uống say từ trước bữa tối và không còn là đối tác của một cuộc chuyện trò nào nữa , anh nhìn quanh .Anh nhận thấy cùng bàn với anh có một ông đứng tuổi, có thể gọi là một ông già, với mái tóc bạc lượn sóng và cặp mắt xám ướt phía sau cặp kính gọng dầy bị dán một chỗ bằng băng dính màu vàng. Ông ta mặc một chiếc áo vét sờn không màu và đi giày đông mặc dù hôm đó là một ngày đặc biệt nóng, trông ông ta giống như một lão nông Ukraina khoác lên người tất cả những gì tốt nhất mình có trong đám cười cô con gái độc nhất. Cạnh ông già là một trong số hai phụ nữ trên thực tế đã đến hội nghị. Một lúc sau thì thấy rằng cô ta hoàn toàn không phải là bác sĩ phẫu thuật. Cô ta đến với tư cách là phiên dịch và thư ký riêng cho ông già kia. Chiếc áo vét quá chật đã rất sai. Ông già không hề là một lão nông Ukraina, mà là một nhà phẫu thuật và phẫu thuật thần kinh nổi tiếng đến từ Lvov. Là khách mời danh dự của hội nghị. Buổi sáng, trước khi đến đây để uống với các nhà phẫu thuật Ba Lan, ông đã nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của Trường Y lớn nhất trong nước.

Cứ chốc chốc lại có người đến chỗ ông già. Anh ngạc nhiên thấy những người bạn say đến từ Pa Lang có thể trong phút chốc tỉnh rượu và nghe ông già nói với sự tập trung cao độ. Họ nghe , họ xiết tay ông rồi đi. Cảnh này khiến anh nhớ lại một cảnh trong phim Bố Già, khi Don Corleone xiết tay những tên mafia của mình. Thậm chí cả giọng nói cũng giống, cũng khàn khàn và yếu như giọng Brando.

Vào một lúc nào đấy, anh nghe thấy cô phiên dịch đọc một hơi:

- Phần lớn ,thậm chí có thể là tất cả những người điếc bẩm sinh đều liên quan tới hư hỏng của hệ thần kinh trung tâm, cụ thể là các cấu trúc đảm trách việc biến đổi sóng âm thanh thành sóng điện.

Và cô ta dửng dưng nói thêm như thể về việc chữa xe máy:

- Nhưng ở Lvov, chúng tôi giải quyết vấn đề này dễ như chơi. Chúng tôi áp dụng, nghĩa là giáo sư áp dụng cách cấy sên ốc. Đây là một thiết bị dùng để ghi nhận sóng âm ở mức độ của hệ thần kinh trung tâm với giả thiết, rằng dụng cụ truyền âm thanh, là tai ngoài và tai giữa, không bị hư hỏng. Khi đó... cô ta đột ngột dừng lại, quay mặt về phía anh và kêu lên giọng giận dữ và sợ hãi -Xin lỗi, nhưng anh bóp tay tôi. Nói chung, anh tự cho phép mình làm gì thế?

-Xin lỗi chị. Chị vừa nói về một vấn đề làm tôi mất tự chủ. Mong chị thứ lỗi. Chị có thể nhắc lại, ở Lvov các chị cấy cái gì đươc không? anh hỏi và cố gắng bằng mọi giá để giữ bình tĩnh .

Cô ta dịch ra khỏi anh xa nhất mà cô ta có thể và nói thêm:

-Tôi sẽ không nói gì với anh cả. Anh hãy tự hỏi giáo sư ấy.

Khi anh chạy khỏi hội trường đại học tổng hợp, nơi diễn ra buổi "khiêu vũ" ấy ,đã là bốn giờ sáng. Phải đến lúc anh đá vào cửa thì mẹ của Natalia mới chịu mở cửa. Bà không phản ứng gì với tiếng chuông cửa. Natalia nhìn anh hoảng sợ khi anh lao vào phòng cô ấy và bật điện, đánh thức cô ấy dậy. Anh ngồi cạnh giường cô ấy.

Em sẽ không bao giờ hiểu được, nó là thế nào khi em muốn nói với ai đó một điều vô cùng quan trọng và em không thể! Anh kéo cô ấy vào sát người mình , hôn tay cô ấy và kể về việc cấy sên ốc, về việc rồi cô ấy sẽ nghe đuợc, rằng đây là một chuyên gia tầm cỡ nhất , rằng cả người Mỹ cũng đến đó, rằng những miếng cấy là của Nhật Bản, rằng sau đó cô ấy chỉ phải học nói nữa thôi, rằng anh yêu cô ấy vô hạn , rằng chẳng bao lâu nữa cô ấy sẽ nghe được, rằng bọn anh sẽ có những đứa con, chúng cũng sẽ nghe thấy khi người ta nói yêu chúng, và rằng anh hoàn toàn không say.

Mẹ Natalia ngồi đối diện với anh ở phía bên kia giường và khóc. Natalia, chẳng hiểu mô tê gì, sợ hãi hết nhìn mẹ lại nhìn anh. Một lúc sau, mẹ Natalia đứng dậy và giải thích cho cô ấy bằng ký hiệu, những gì vừa xảy ra. Cho tới lúc ấy, chưa bao giờ bà làm việc đó một cách vội vã và hăng hái đến như vậy. Đó thực sự nhìn như một tiếng thét. Em có nghĩ rằng có thể thét lên bằng ký hiệu .

Anh lấy tập giấy vẽ trên cái bàn cạnh cửa sổ, trải mấy tờ lên thảm và bắt đầu viết. Natalia đi quanh phòng. Nhìn mẹ và đọc những chữ anh viết trên sàn nhà.Cô ấy đẹp tuyệt vời với mái tóc rối, toả sáng khi cô ấy đến gần bàn, nơi có cái đèn bàn, với cái áo ngủ phồng lên khác thường bởi bộ ngực nở nang của cô ấy và với cặp mắt mở to ngạc nhiên và long lanh nước mắt .Thậm chí lúc đó, trong cái khoảnh khắc ấy anh đã nghĩ đến "chuyện ấy" với cô ấy .

Tám giờ sáng thì anh đứng trước phòng làm việc của bố Natalia .Hầu như ông ta chưa nói chuyện với anh. Ông nghe xem anh nói về chuyện gì, chỉ cho anh cái ghế, đưa cho anh bao thuốc lá chưa mở và cái bật lửa và bắt đầu gọi điện. Tay ông run lên. Ông rất khó khăn khi bấm số . Anh ngồi trên ghế đối diện với ông và nhìn khắp lượt trong phòng. Chỗ nào cũng có ảnh Natalia .

Ông đã giải quyết mọi chuyện. Giấy giới thiệu của MSZ cùng thư của Bộ trưởng Sức khoẻ, hộ chiếu công vụ , một khoản ngoại tệ nhiều hơn hai mươi lần so với mức qui định thời ấy, và cả "lệnh tiếp nhận vào khoa" do một vị đảng viên lộng quyền nào đó của Lvov ký.

Chính xác mười một ngày sau Natalia ra ga Varszawa Đông để đi Lvov. Mọi người có mặt ở ga trước giờ tàu chạy hai tiếng. Anh hút hết điếu này đến điều khác, Natalia rất hạnh phúc. Chỉ có mẹ Natalia là đặc biệt buồn và cứ liên tục nhìn quanh.

Đến một lúc anh bị hết thuốc lá .Anh chạy sang kiốt ở sân ga bên cạnh .Ngồi trên cái ghế dài cạnh kiốt , bị kiốt che khuất , là bố của Natalia .Ông không để ý thấy anh .

Khi đoàn tàu khuất sau khúc quành ,mẹ Natalia nắm tay anh và hai người lặng lẽ đi về phía cầu thang dẫn xuống đường ngầm .Một lúc sau , khi đã ở trong đường ngầm , bà dừng lại , đưa tay anh lên miệng và chạm môi vào lòng bàn tay . Bà không nói gì cả , chỉ nhìn vào mắt anh .Hai người cứ đứng như vậy một lúc trong đường ngầm .

Ca phẫu thuật của Natalia sẽ được tiến hành sau hai tuần . Ngày nào bố của Natalia cũng gọi điện đến bệnh viện ở Lvov .Sau đó gọi cho anh và anh gọi cho mẹ Natalia .Không bao giờ có sự liên hệ giữa bố mẹ Natalia .

Đó là một cảm giác rất lạ khi biết rằng Natalia thậm chí có thể đứng bên điện thoại , nhưng đằng nào thì cũng không thể nói chuyện với cô ấy được .Đó là cảm giác bất lực .

Natalia viết thư . Mỗi ngày ba cái :cho mẹ , cho bố và cho anh.

Cô ấy viết những bức thư tuyệt vời . Chắc chắn anh biết điều này .Mẹ cô ấy đọc cho anh nghe từng bức thư của mình .Hai lần , một qua điện thoại , ngay sau khi bóc thư , và sau đó buổi tối một lần nữa .Tối nào anh cũng qua chỗ bà .

Anh chỉ đọc cho bà nghe một bức thư của Natalia .Thực ra thì không phải anh đọc thư , mà là anh ngâm lên bức thư đó .Mà mãi ba năm sau .Đến tận bây giờ anh vẫn còn thuộc nó .Và anh sẽ mãi mãi nhớ nó .

Mãi mãi.

Jakub à,

Em nhớ anh đến mức tai ù đi .Anh có hình dung được không ? Em , một người điếc ,bị ù tai vì nhớ .Em không biết phải làm gì với nó .Anh luôn luôn ở đó .Đơn giản là anh từ phố đi lên và cứ như vậy .Kể từ ngày em yêu anh , anh luôn ở đó .Và cả trước đây cũng thế .Vì thực ra trước anh làm gì có "trước đây".

Em có biết là em luôn nhớ anh , đã nhớ một ít ngay cả khi anh đang đứng gần em . Em cứ nhớ ít một như vậy để dự trữ.Để sau đó , khi anh đã về ,đỡ nhớ hơn .Nhưng kể cả thế cũng chẳng giúp gì được cho em .

Không biết em đã nói với anh chưa nhỉ , là bao giờ nghe được , thì đầu tiên em sẽ học đọc tên anh ? Bằng tất cả thứ tiếng ? Nhưng trước hết là bằng tiếng Nga .

Còn khi nào mà em về rồi , em sẽ ngồi lên đùi anh , đặt tay lên vai anh và hôn mặt anh .Từng li từng li một .Anh hãy hứa với em đi ,là không được cởi áo váy của em trước khi em hôn xong .

Chỉ còn hai ngày nữa là mổ .Em đợi .Sự chờ đợi này sao trang trọng đến thế .Em có cảm giác như mình đang đến gần một sự thổ lộ tiếp theo nào đấy .

Jakub à , anh vốn vẫn biết là thậm chí em không cố mô tả là em biết ơn anh như thế nào .Bởi làm sao có thể mô tả đuợc điều đó .Mà anh thì biết rằng cho tới lúc này , em có thể mô tả được tất cả .

Ở đây tuyệt nhiên không có nhà thờ nào .Mà em thì muốn cầu nguyện biết bao .Dù sao thì em vẫn cầu nguyện .Em mang theo cây thánh giá bằng gỗ của Mẹ .Em đặt nó lên gối và cầu nguyện , nhưng em vẫn muốn cho dù chỉ một lần thôi , trước khi phẫu thuật ,được cầu nguyện trong một nhà thờ thực sự .Chắc chắn là Chúa biết phải làm gì .Chẳng phải Người đã tìm được anh cho em đấy sao .

Anh nghĩ rằng em sẽ không bị điếc vì tiếng ồn sẽ dội vào em khi em bắt đầu nghe được ? Đừng cười em nhé , nhưng em thực sự lo lắng về điều này đấy .

Họ đã chuyển em sang buồng khác .Em cũng không biết tại sao .Buồng trước tốt lắm mà .Có cả thảy mười sáu chị em và bọn em nằm giường tầng. Em chưa bao giờ ngủ trên giường tầng.

Bây giờ em ở buồng đôi .Chắc là do bố em rồi .Ở đây , chỉ có con cái của những ông bố quan trọng hay chính những ông bố quan trọng mới được ở buồng đôi .

Bây giờ em ở với một người đàn ông ! Người này tên là Vitia và lên tám tuổi .Vitia cũng không nghe được từ khi mới lọt lòng .Nó đến từ Leningrat .Một cậu bé tuyệt vời .Một anh chàng tóc vàng tí hin với hai mắt cách xa nhau .Hơi giống anh trong tấm ảnh chụp chung với anh và bố mẹ anh hồi anh lên chín tuổi ấy.

Em với Vitia nói với nhau đủ thứ chuyện .Có nghĩa là bọn em ra hiệu cho nhau .Anh biết không , Vitia ra hiệu bằng tiếng Nga đấy .Người Nga có một số ký hiệu khác . Em học cậu ta tiếng Nga nữa .

Bọn em hay chơi ngoài sân trước dãy nhà cấp bốn của bệnh viện .Ở đấy có một cái hố rất to do những cái máy đào khổng lồ để lại .

Chưa bao giờ em nhìn thấy cái gì giống như thế .Những cái máy đào ấy trông giống như những cỗ xe tăng rỉ mà phần mũi được thay bằng những cái gầu xúc đất .

Nhưng ở đây mọi cái như ở những bức ảnh cũ của ông em . Sở dĩ có những cái máy đào đất ở đó là vì họ sẽ xây một khu nhà mới cho bệnh viện .Ông giáo sư đã nói với bọn em thế .Ông ấy rất xấu hổ vì cái dãy nhà lụp xụp kia và không thể chờ đợi một cái bệnh viện mới được .

Vatia rất khoái nhảy xuống cái hố ấy ,còn em thì giả vờ không biết hắn ta ở đâu và đi tìm .

Chỉ còn hai ngày nữa là mổ .Đó sẽ là thứ sáu.Em đã kiểm tra lại , anh sinh đúng vào ngày thứ sáu .Đây sẽ lại là một ngày thức sáu hạnh phúc , phải không Jakub ?

Em ngưỡng mộ anh .

Natalia

TB. Thế giới thiếu vắng anh của em bỗng trở nên im ắng quá ...

Sáng thứ sáu , trên đường đến trường anh rẽ vào nhà thờ .Sau đấy thì anh có giờ cho đến chiều muộn .Buổi tối anh có hẹn với mẹ Natalia .Từ khoa , anh chạy vội ra xe buýt .Cạnh lối vào bãi đỗ xe của khoa , có một cái Volga đen đang đỗ .Phía trong cánh cửa mở , cạnh ghế của lái xe , là bố Natalia đang ngồi và hút thuốc .Ông để ý thấy anh . Ông quẳng điếu thuốc hút dở xuống đường , đứng dậy , sửa cravát và đi về phía anh .Ông đến gần anh , đứng sát anh và nói bằng một giọng hoàn toàn xa lạ , không bình thường , như thể đang nói đến lần thứ một trăm cái câu của một vai đang tập :

-Natalia chết sáng nay rồi .Hôm qua một cái máy đào đã nghiền nát nó ở chỗ sân gần bệnh viện .Thằng bé mà nó cố đẩy ra khỏi chỗ cái máy đào , bị cụt cả hai chân .Thằng bé không để ý thấy cái máy đào và cũng không nghe thấy tiếng kêu của Natalia .Người điều khiển máy đào bị say rượu. Từ hôm qua đến giờ người ta vẫn đang tìm hắn.

Anh không thể nghe thêm được nữa .Bởi được một lúc thì mỗi lời ông nói như một tảng đá đập vào đầu anh .Anh lấy tay bịt miệng ông lại .Ông cắn vào tay anh cố để nói tiếp .Khi ông thoát ra được , anh quay đầu chạy .Anh chỉ còn nghe thấy tiếng kêu của ông phía sau mình .Nó như tiếng tru của chó .

-Jakub , chờ đã ...Jakub , đừng chạy ...Jakub , đừng làm thế với bác .Jakub, đừng bỏ bác đi một mình lúc này , bác xin cháu ! Jakub , phải đưa nó về .Bác sẽ không làm việc đó .Jakub , mẹ kiếp ...

Anh nhớ hồi còn bé , khi bị ai đó xúc phạm ngoài sân chơi là anh chạy ngay về nhà .Lại giống như hồi ấy .Khi bố anh mở cửa , anh ôm chặt lấy ông .Ông không hỏi gì .Lại như hồi ấy .Đã không còn quá đau đớn .

-Natalia chết rồi - sau một lát , anh thì thầm trên bờ vai ông .

-Con trai ...

Đêm ấy thì anh hiểu rằng tại sao bố anh lại uống rượu khi mẹ anh mất . Vào cái đêm hôm ấy , rượu như thể oxy .Và lại có thể thở được . Sáng ra , anh đứng trước cửa nhà Natalia .Một phụ nữ trẻ đội mũ hộ lý ra mở cửa .

-Chị ấy không có nhà .Mời anh quay lại sau vài ngày nữa - Người phụ nữ nói .

Đúng lúc ấy mẹ Natalia xuất hiện phía sau chị kia .Tóc bà bạc trắng .Tóc bà đã bạc qua cái đêm ấy .

Bà sập cửa .Anh nghe thấy tiếng kêu khủng khiếp khi chạy xuống cầu thang .

Bố anh đợi trong taxi ở dưới nhà .

-Con phải đi đưa nó về .Chì còn hai tiếng để con đổi ngoại tệ ở ngân hàng .Con không thể đến đấy mà không có tiền rúp .- Bố Natalia đã gọi điện .

-Bây giờ thì anh đến ngân hàng -ông nói với người lái taxi đang sốt ruột .

Đó là một ngân hàng nhỏ ở ngoại vi Wroclaw .Phòng đổi tiền dầy đặc khói thuốc .Hàng chờ ở cửa đang phục vụ vòng trong vòng ngoài .Cạnh tường , trên một cái giá nặng nề , cái gạt tàn đầy ắp những đầu mẩu thuốc .

Phía sau tấm kính là một nam nhân viên còn trẻ , béo .

Gã liên tục ăn bánh mì kẹp được lôi từ cái túi bị dây đầy mực để cạnh máy tính . Những mẩu cà chua và pho-mát rơi từ miệng gã , qua cằm xuống mặt bàn .Anh đứng chờ một tiếng trước cửa đó .

-Không có rúp -hắn lầu bầu không rõ , vừa nuốt bánh mì .-Chúng tôi chỉ có rúp vào thứ hai và thứ tư .Mời anh thứ hai đến .

-Anh biết đấy , tôi không thể đến thứ hai mới đi được .Anh phải có rúp .Tôi phải đưa cô ấy về .Trước chủ nhật .

Gã kinh ngạc quay về phía anh và lè nhè cao giọng , vừa phủi những vụn bánh mì dính bơ trên tấm kính ngăn giữa anh và gã :

-Tôi chẳng phải cái gì hết . Nếu anh vội và anh muốn có tiền Nga vào chủ nhật , xin mời đổi đô. Đổi đô dễ hơn.

Gã cười , phủi nốt những vụn bánh và nhìn quanh vẻ đắc thắng, xem mọi người có cười không. Những người xếp hàng chẳng ai cười, như thể họ linh cảm thấy những gì sẽ đến sau một lúc nữa.

Anh lách người qua cái khe giữa tấm kính và quầy ,định tóm cổ gã .Hắn đột ngột và kinh ngạc lùi lại .Sau đó thì không phải là anh nữa . Anh đến dưới tấm kính .Bình tĩnh đi đến chỗ cái gạt tàn .Túm lấy nó và dùng hết sức đập phần đế nặng của nó vào tấm kính trước mặt gã nhân viên .Anh nghe thấy tiếng la hét đằng sau mình .Gã kia tắc thở vì miếng bánh mì khi bị anh dùng hết sức bóp cổ .Sao mà anh muốn giết chết hắn thế .

Anh không còn nhớ chuyện gì đã xẩy ra sau đó .Chỉ biết là anh bị còng tay, đi trên xe cảnh sát và máu chảy ra sàn ôtô kim loại, bị một tay cảnh sát tóc hung mặt đầy tàn nhang nện bằng cái dùi cui trắng .

Sau bốn mươi tám tiếng thì anh được thả .Họ buộc anh đủ thứ tội : định đốt toà nhà thuộc sở hữu công cộng , tấn công cán bộ nhà nước , bẻ khoá , còn cả ý đồ cướp đoạt ngoại tệ nữa chứ .Anh bị đuổi khỏi đại học tổng hợp , và hai tuần sau , khỏi trường bách khoa.

Một tuần sau thì Natalia bay về .Không một ai đi đón cô ấy .Bố Natalia nằm bất tỉnh trong bệnh viện .Sau cái hôm thông báo cho anh về cái chết của Natalia , ông say rượu , đi theo đường tàu điện về nhà .Tại một bến tàu điện sau khúc quành , ông đã bị một chuyến tàu điện sớm cán phải .Người lái tàu không thể nhìn thấy ông được . Những người làm chứng kể lại rằng ông không hề chạy khi thấy tàu điện đang lao thẳng về mình .

Bình thường thì các thi hài được chuyên chở bằng máy bay trong những chiếc quan tài kẽm đặc biệt .Điều này thậm chí đã được ghi trong Công ước về Quyền Con người của ONZ .Natalia được chở trong một cái tủ lạnh thường được các hãng hàng không dùng để chứa những xuất thức ăn đựng trong các hộp nhựa dành cho hành khách trong các chuyến bay đêm .Họ lấy các ngăn kim loại ra và đặt xác của Natalia vào trong đó .Ở Lvov không có quan tài kẽm cho Natalia .Mà bố cô ấy lại đang nằm bất tỉnh trong bệnh viện nên không thể gọi điện cho một nhân vật quan trọng nào đó để có thể có được .

Anh đến lễ tang mấy tiếng sau tang lễ .Lúc ấy không còn ai .Ngôi mộ được đắp bằng cát vàng và được phủ những vòng hoa, những bó hoa. Anh nhìn vào tấm bảng trắng ghi họ tên cô ấy. Anh không còn nước mắt để khóc nữa. Anh suy nghĩ làm thế nào để chịu đựng nỗi sự im lặng của Chúa. Anh cảm thấy trong lòng trống rỗng. Anh đến nghĩa trang không mang theo hoa. Với anh , thế nào cũng được. Ngoài nỗi tức giận của Chúa, anh không cảm thấy gì hết. Những chỉ là anh tưởng thế. Có một lúc, anh nhìn ngôi mộ và những vòng hoa.Ngay cạnh cây thánh giá là vòng hoa to nhất.Trên nền dải băng đen anh đọc thấy dòng chữ vàng:"Con vẫn biết rằng con không đi xa.Những người luôn yêu con: Mẹ và Jakub ".

Có những khoảnh khắc, khi mà nỗi đau lớn đến mức ta như ngạt thở. Đó là cơ chế thật khôn ngoan. Anh nghĩ là nó đã được tự nhiên rèn luyện rất lâu.Ngạt thở, nghĩa là bạn tự cứu được mình và trong chốc lát quên đi nỗi đau một cách trực giác. Bạn sợ sự trở lại của trạng thái ngừng thở và nhờ đó bạn có thể trải qua.Ở đó, ở cạnh ngôi mộ, anh đã không thở được. Đó là lần đầu tiên bị như vậy.

Thiếu không khí, đó không phải là cơ chế duy nhất. Có một cơ chế khác, đó là cái đau vật lý .Nhưng phải tự mình giao cho mình. Đó không phải là nỗi đau thường ngày đi liền với sự thất vọng. Không phải cái bắt đầu ngay sau khi thức dậy, từ đầu ngón chân cái đến chân tóc. Đó phải là một nỗi đau khác. Nỗi đau được kiểm soát và định vị. Được tạo thành bởi lưỡi dao cạo hay đầu mẩu thuốc lá cháy dở. Khi đó bạn phải thay nỗi phiền muộn bên trong bằng cái đau vật lý cho phép định vị được. Bằng cách đó bạn sẽ kiểm soát được nó.

Sau đó , mấy tháng tiếp theo, anh tưởng như mình đang sống trong sự trừng phạt .Anh căm thù những buổi sáng .Nó nhắc ta rằng đêm đã kết thúc và lại phải vật vã với những ý nghĩ . Với những giấc ngủ thì có vẻ dễ hơn .Có những tuần anh không ra khỏi giường .Và nếu có , thì chỉ để kiểm tra xem có đúng là bố anh đã mang hết rượu ra khỏi nhà không ? Đôi khi tồi tệ đến mức đang đêm bố anh phải chạy ra một quán rượu lậu nào đó , xách về vài chai và hai bố con cùng uống .Khi đó anh chưa biết gọi tên tình trạng này .Bây giờ thì anh biết là mình đã rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề khủng khiếp .

Từ thất vọng anh đâm ra triết lý .Tất cả những gì không phải là bi kịch , thất vọng , vô vọng đều là vô lý .Ví dụ như ăn , đánh răng , thông phòng là vô lý .Bố anh làm tất cả để bẩy anh lên từ cái hố ấy .Đầu tiên ông xin nghỉ phép của hai năm gộp lại .Sau đó ông từ chối trực đêm để lúc nào cũng ở cạnh anh .Ông làm những việc mà anh không thể nghĩ tới .Ông lấy nước pha loãng rượu ra để anh vẫn uống ngần ấy mà không bị say ,ông đi thư viện và đọc hàng giờ cho anh nghe những cuốn sách .Ông không hỏi về tương lai .

Trạng thái ngừng thở bắt đầu tái phát .Anh bị suyễn .Một bệnh suyễn được thần kinh nuôi trồng rất khéo léo trong não .Anh còn bị cả những cơn sợ hãi . Đầu tiên anh sợ mình sẽ bị chết ngạt .Sau đấy anh sợ mình có những cơn ngừng thở thái quá và chắc chắn một cơn ngừng thở cuối cùng sẽ đến .Sau đó anh sợ tất cả . Ban đêm anh thức giấc và sợ .Thậm chí anh không biết mình sợ cái gì .Bạn nằm mở mắt to và toát mồ hôi vì sợ , và bạn không biết mình sợ cái gì hay sợ ai .Từ một ngày nào đấy ,phòng anh bao giờ cũng sáng .Nhiều khi anh chỉ có thể chợp mắt được khi có bố anh ngồi cạnh giường .

Sau chừng nửa năm , sau một trong cái chuỗi đêm ấy , khi uống xong thuốc chống trầm cảm bằng rượu pha với nước cam , để bố anh yên tâm , anh thức dậy phía dưới cái máy thở được buộc vào giường bằng những dải dây da. Bố đã đưa anh tới đó khi nhìn thấy anh khô héo vì tự đầu độc mình bằng tất cả những gì có thể , dù chỉ trong chốc lát , làm dịu bớt nỗi đau buồn .Đến ca trực của mình , ông gói anh bất tỉnh vào xe cấp cứu và đưa đến cái bệnh viện thần kinh này .

Em có hình dung được ông cảm thấy gì khi làm điều đó không ?

Chính thức thì anh đến để giải độc .Một căn nhà tồi tàn bẩn thỉu với những chấn song cửa sổ rỉ ở vùng ngoại ô xa xôi của Wroclaw .Ngoài hàng vốc thuốc đủ màu sắc vào buổi sáng và chiều thì - anh muốn nói với em điều này , mặc dù thật xấu hổ , những bi kịch và ghi chép về những phiền muộn của mọi người lại điều trị cho anh tốt hơn . Nhờ đó mà bỗng nhiên cái đã xẩy ra với anh , tìm được hệ qui chiếu của mình .Nó không còn lấp kín toàn bộ không gian và não anh nữa .Sự cảm thông , tình thương yêu và ý nghĩa của sự tồn tại bỗng lại thoát được ra ngoài .Trong cái đầm lầy của nỗi buồn , sự vô lý , lòng hận thù và sự ai oán đối với thế giới ấy , chúng như sợi dây thừng mà người ta có thể bám vào đó mà leo lên từng tí từng tí một .

Anh cảm thấy điều đó rõ nhất vào cái ngày , khi anh ngồi đợi đến lượt khám ngoài phòng khám , một chị hộ lý đẩy một chiếc xe lăn , ngồi trong đó là mục sư Andrzej .Ở đấy người ta gọi người đàn ông gầy đến không thể gầy hơn được nữa ngồi , kể từ ngày anh ta và đó , ngày này sang ngày khác trên xe bên cửa sổ có chấn song ở cuối hành lang , ngay bên cạnh nhà vệ sinh , như vậy .

Ở đây , trong phòng đợi , cách anh một mét , trông ông ta như một diễn viên mang tính đặc trưng của những bộ phim về trại tập trung .Đầu cạo nhẵn thín như một tân binh , với một vết sẹo cỡ vài phân trên cái sọ nhăn nheo . Khuôn mặt vàng bủng được phủ một lớp râu đen , xương quai hàm nhô lên , cặp mắt to tháo láo trong hai hốc mắt mà ngay cả với cặp mắt ấy chúng cũng phải to hơn đến hai số .

Tay trái thõng xuống phía ngoài tay vịn của xe và treo sức nặng của mình trong sự bất động .Trên cánh tay nhìn thấy được phía dưới tay áo quá ngắn của chiếc pizama vấy bẩn đã bị mạng , có thể đọc được mấy chữ xăm bằng mực đen hồi nào nhưng nay đã bạc :"Không có Chúa ..." .Nhìn chúng như dòng chữ nguệch ngoạc trong cuốn vở của học sinh lớp một .Hình xăm không đều và bị loang ra .Vùng da quanh chữ viết có gờ đỏ sau nhiều lần bị thương tổn .

Người đàn ông ngồi ngay trước mặt anh và nhìn anh bằng cặp mắt mở to .Anh cố tránh ánh mắt ấy nhưng một lúc sau nhìn lại , thì ông ta vẫn nhìn anh như thế .Dường như ông ta không hề chợp mắt .

-Anh đừng có để ý đến ông ấy -chị hộ lý nói khi nhận thấy sự lúng túng của anh -Ông ấy vẫn nhìn như thế từ lúc họ đưa ông ấy vào chỗ chúng tôi .Đến Giáng sinh này là tròn hai năm . Ông ta thậm chí lúc ngủ cũng mở mắt .

Anh cảm thấy khó chịu khi chị hộ lý nói về ông ta như thể không có ông ta ở đấy .Chị ấy nhận thấy điều đó nên nói luôn trước khi anh kịp bình luận :

-Ông ấy không nghe được .Họ đã thử các kiểu .Chắc chắn là ông ấy không nghe được.

Chị hộ lý đứng dậy , hơi dịch chiếc xe đẩy .Lúc này người đàn ông nhìn lên khoảng tường ngay cạnh đầu anh .Cửa phòng khám mở ra và một người đàn ông trẻ mặc blu trắng nói :

-Magda , chị đẩy mục sư vào được rồi đấy .

Chị hộ lý đứng bật dậy và đẩy chiếc xe vào căn phòng hẹp với những cái tủ trắng .Chị đóng cửa và ngồi xuống ghế cạnh anh .Chị ta châm thuốc hút , bê cái chậu dương xỉ với những nhánh úa vàng còn sót lại từ bệ cửa sổ xuống đặt trên nền nhà phía trước mặt .Cái chậu đầy những đầu mẩu thuốc lá .

-Tại sao các chị lại gọi ông ấy là mục sư ? - anh hỏi

-Bởi ông ấy đúng là mục sư .Về danh nghĩa thì ông ấy như rau cỏ .Và ông ấy vẫn như vậy .Còn bao giờ ông ấy chết , sẽ không có một mục sư nào khác chôn cất ông ấy - Chị ta rít sâu một hơi thuốc và nói thêm: - Ông ấy đã quá lầm lỗi .Thậm chí nếu Chúa có tha thứ cho ông ấy thì chắc chắn Giáo hội cũng sẽ không tha thứ .

Những gì mà chị ta kể cho anh nghe trong phòng chờ sặc khói thuốc của cái bệnh viện tâm thần ấy trong suốt hai mươi phút sau đó , là một câu chuyện tình yêu gây chấn động mãnh liệt nhất mà anh được biết . Cái bi kịch con người ẩn chứa trong câu chuyện ấy đã tác động lên anh tốt hơn gấp trăm lần tất cả những lọ thuốc của các vị bác sĩ thần kinh mà anh đã uống kể từ sau cái chết của Natalia . Bây giờ em sẽ đọc thiên tiểu thuyết - thậm chí anh không cả hỏi xem em có thích không - về sự cuồng tín vô hạn của con người . Mỗi người công giáo nên thuộc thiên tiểu thuyết này như thuộc Mười điều răn của Chúa.

Em nghĩ sao , có bao nhiêu người công giáo ở Ba Lan biết những tội lỗi của Mười điều răn ? Bởi anh không biết ở Ba Lan có bao nhiêu , nhưng anh biết , ở Tây Ban Nha , nước cũng theo đạo Thiên Chúa tương tự có bao nhiêu. Khoảng mười bốn phần trăm .Tròn mười bốn trong số một trăm người biết họ phạm tội để chống lại cái gì.Ở Ba Lan chắc chắn là nhiều người biết và phạm tội hơn. Nhưng điều này không đáng với các mục sư và các thầy dạy giáo lý vấn đáp. Điều này đáng cho Kieslowski.

Andrzej, kể từ khi bập bẹ nói đã tỏ ra khác người. Đi học , cậu vào ngay lớp ba .Trong trường nhạc, nơi mà cậu học song song với văn hoá, cậu học thổi oboa .Ngoài ra, năm lên tám, cậu còn chơi phong cầm trong một nhà thờ gần nhà. Cha Phó nhận thấy là hễ khi nào cậu bé Anrzej chơi phong cầm thì mọi người thích đến hơn và ở lại lâu hơn.

Với bố mẹ thì Andrzej là lý do để họ luôn hài lòng .Mà còn là lý do duy nhất .Bản thân họ chẳng đạt được gì nhiều nhặn .Người ta thì đi nghỉ hè ở Bungari , mua ôtô và đồ gỗ , còn họ thì chỉ có mỗi Andrzej .Cậu là niềm tự hào , là sự thanh minh duy nhất cho sự không thành đạt của họ . Một màn công diễn của tính di truyền .Chúng tôi không thành đạt trong cuộc đời , nhưng chúng tôi có con trai là một học sinh đầu bảng . Với một áp lực lớn như vậy của những kỳ vọng,nếu là con gái, thì chí ít Andrzej cũng mắc chứng biếng ăn .

Andrzej học hai năm kiến trúc ở Wroclaw . Anh không được ở ký túc xá . Mẹ anh giúp việc trong dàn đồng ca nhà thờ nên giải quyết được cho anh một phòng trong khu nhà của các thầy dòng . Nhưng chỉ trong vòng một tháng. Trước khi họ tìm được một nơi nào đấy. Như vậy được hai năm. Adrzej học, chơi đàn cho các buổi lễ cầu nguyện, cầu nguyện cùng với các tu sĩ và càng ngày càng rời xa thế giới thực. Truyen8.mobi

Ngay sau lễ Phục sinh, anh chuẩn bị một túi du lịch nhỏ, lên tàu và đi Krakow . Anh tham gia vào tăng hội của dòng tu Domentic và hội thảo của các tăng lữ. Anh giam mình trong am . Cuối cùng thì anh đã hạnh phúc. Đầy ắp sự hài hoà và tĩnh tâm . Bố mẹ anh , khi hiểu được điều gì đã xẩy ra , suốt hai tuần liền không dám giáp mặt xóm giềng ngoài cầu thang. Bởi tăng hội so với kiến trúc quả là sự mất giá ghê gớm. Bà mẹ thôi không giúp việc trong dàn đồng ca và trong khu nhà của các thầy dòng nữa.

Trong khi đó hàng đêm Andrzej quì trước Thánh giá lâu hơn tất cả .Hết đêm này sang đêm khác. Anh chỉ thôi khi những vết thâm trên đầu gối nứt ra, rỉ máu dây cả xuống nền nhà bằng đá. Là anh, người hay nằm sấp, tay giang ngang như thánh giá nhất trong nhà thờ. Là anh, người từ cô đơn dẫn đến trò chuyện và hợp nhất với Chúa mà tạo nên triết lý sống của mình.

Em có biết rằng sự cô đơn, đó là loại sầu muộn tồi tệ nhất trong sự nhận thức tội lỗi của con người? Đó là phổ quát cho toàn thế giới. Ở New York cũng như ở New Guinea , con người sợ hãi trước sự cô đơn và bị bỏ rơi . Em có biết rằng theo một trong những thần thoại cổ nhất của Ấn Độ , thì Tạo hoá tạo ra thế giới chỉ vì Người cảm thấy cô đơn ? Em có biết rằng các sách hướng dẫn về thần kinh của Mỹ phân loại việc tu hành như một dạng của bệnh điên?

Ngoài sự cô đơn thì tri thức cũng được anh coi như một cái gì đó có thể làm hài lòng Chúa. Anh ta học sáu thứ tiếng , là một nhà thần học và triết học tài năng. Anh ta đến Nigeria tám tháng để cầu nguyện. Anh ta nhận được học bổng của Học viện Giáo hoàng và đã đi Rome. Ba năm sau, với bằng tiến sĩ anh trở về Krakow vào tháng năm. Tháng chín anh ta tổ chức một nhóm thanh niên hành hương đến Czestochowa .

Ai ai cũng yêu quí Andrzej . Anh cùng với họ hát những bản nhạc trữ tình về Chúa , chiếu cho họ xem những băng video về những buổi hoà nhạc theo sách Phúc âm , chơi guitar trong những đêm lửa trại và chơi phong cầm trong những nhà thờ dọc đường đi . Những buổi lễ sớm với anh là những cuộc trò chuyện thực sự với Chúa . Trong những cuộc trò chuyện đó , người ta nhận được câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta rất muốn hỏi nhưng chưa bao giờ biết cách diễn đạt như thế nào . Cả phụ nữ cũng yêu quí Andrzej . Một số người hoàn toàn không phải vì những buổi cầu nguyện , guitar và kèn oboa .

Đến một hôm , khi mọi người đã ở rất gần Czestochowa - một cái xe ủi đi qua đoàn người hành hương đã làm hai người bị thương nặng . Trong bệnh viện địa phương ở Poczesna không có ai . Bác sĩ đang nghỉ phép xa ở Myszkowa . Thế là người ta dẫn đến bệnh viện một viên bác sĩ thú y . Đi cùng bác sĩ thú y là xơ Anastazja .Một nữ tu dòng Carmel ở Lublin .Người bị thương thứ hai thuộc nhóm của ni cô .

Cô gái trẻ , có vẻ mất bình tĩnh, mặc bộ đồ xơ mùa hè màu xám , đi giầy môca buộc dây và đeo kính gọng mảnh . Cô nói rất khẽ .Gần như là nói thầm .

Viên bác sĩ thú y bảo rằng một người phải được truyền máu , còn người kia phải đưa đi Myszkowa .Cả hai đều tuyên bố sẽ cho máu .Mấy phút sau , viên bác sĩ thú y từ phòng thí nghiệm ở phía sau đi ra và nói :

- Các anh chị có cùng nhóm máu . Và chỉ số Rh giống nhau.

Với vẻ hài lòng , anh ta nhìn Anastazja cởi áo khoác , vén tay áo để cho máu , những giọt máu chảy chầm chậm vào cái túi plastic.

Cho tới khi kết thúc cuộc hành hương , hai con người cho tới lúc đó không hề để ý đến sự tồn tại của mình , đã luôn ở bên nhau .Tại các buổi cầu kinh sớm của Andrzej , trong đám đông , Anastazja quì bên khu cắm trại của họ và cùng anh ta cầu nguyện .Hai người bỗng nhiên cùng chuẩn bị các bữa ăn .Trong các đêm lửa trại ,xơ giữ một khoảng cách , nhưng bao giờ cũng ở cạnh .

Ngày hôm sau là họ sẽ đến Czestochowa .Đó là buổi cắm trại cuối cùng .Andrzej đến một nhà thờ nhỏ ở rìa ngôi làng mà họ định dựng trại để cầu nguyện .Trước ban thờ , trên nền bục xi-măng, Anastazja đang quì, đầu cúi , tay phải đặt lên ngực trái và cầu nguyện .

Anh ta khẽ đi đến và quì xuống bên cạnh cô .Điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự định! Anh ta tuyệt nhiên không muốn để thân thể họ chạm vào nhau. Nhưng anh ta quì xuống quá nhanh và người họ đã chạm vào nhau. Cô ta không dịch ra .

Cả hai đều cầu nguyện cùng một điều .Sau đấy họ đã kể lại với nhau như vậy .Một mặt họ muốn cảm nhận sự gần gũi ấy . Mặt khác họ lại cầu xin Chúa giải thoát cho họ khỏi nỗi thèm khát đó .Cũng ở lần ấy , ngay tại đó , ngay từ giây phút đầu tiên, trong ngôi nhà thờ thôn dã ấy lần đầu tiên họ cảm nhận được hiểm hoạ của thế giới .Người trông coi nhà thờ đột ngột bước vào để tắt nến .Họ hoảng hốt dịch ra xa nhau .Ngay ở đấy , ngay trong những phút đầu tiên họ đã biết rằng thế giới không chấp nhận điều đó .

Khi vẫn còn ở Czestochowa , ngay trước khi cuộc hành hương kết thúc , anh ta đã chạm vào tay cô ta .Để cảm nhận .Và để nhớ.Ngay sau đó anh ta chạy trốn và cầu nguyện suốt đêm . Anh dằn vặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà anh không muốn tin.

Em có tưởng tượng ra sự phản bội Đấng Toàn năng ? Điều này thì không cách gì giấu nổi . Ở đây không muốn nói là không thể giấu được các hành vi . Mà là không thể giấu được ý nghĩ ! Những khát khao , cảm xúc , ước mơ .

Sau đó họ giết chết mối tình đó bằng mọi cách có thể .Anh ta chạy sang Rome .Xin một học bổng khoa học ba tháng .Cuộc trốn chạy đó chẳng ích gì .Sáng nào anh ta cũng dậy từ sớm và chờ thư của cô ta.

Lẽ ra anh ta không được chờ! Anh ta đã chờ.

Lẽ ra cô ta không được viết! Cô ta đã viết.

Anh ta không thể chịu đựng nổi khi cô ta mở đầu bức thư:"Thưa cha Andrzej"

Anh ta từ Rome về bằng tàu hoả .Anh ta không xuống Krakow .Mà đến tận Lublin mới xuống . Anh ta muốn nói với cô rằng lẽ ra không nên như thế . Anh ta đã chuẩn bị tất cả. Ngay từ lúc tàu còn ở Viên , anh ta đã tập những gì sẽ nói với cô ta . Từng từ một .

Anh ta đứng trước tu viện của cô ta . Cô ta đi đến chỗ anh ta .Anh ta thậm chí không bắt đầu . Không thốt lên một lời nào .Họ đứng trong cổng và không nhìn nhau . Họ đứng cúi đầu như những tội đồ , nhìn xuống đất . Sợ cả những ý nghĩ của chính mình . Chỉ riêng việc họ ở đó , đã là một tội lỗi . Tội lỗi là anh đã nghĩ về cô ta không ngưng nghỉ kể từ cái nhà thờ ở Czestchowa ấy . Tội lỗi là anh đã mơ thấy cô ta . Tội lỗi là cô ta hoàn toàn không phải là xơ Anastazja .Tội lỗi là trong mơ cô ta đã có làn môi mà anh ta đã chạm tay vào .

Rồi Anstazja lùi vào trong tu viện .Một lát sau lại quay ra . Cô ta nắm tay anh ta và họ chạy . Họ dừng lại trong một công viên nào đó . Cô ta đứng sau gốc cây , đưa môi mình vào sát môi anh ta . Cô ta dùng lưỡi để lách vào miệng anh ta rồi đẩy nó qua hai hàm răng nghiến chặt vì kinh ngạc và hưng phấn . Một xơ trong bộ áo thầy tu hôn một giáo sĩ trong bộ áo thầy tu dưới gốc cây ở trung tâm Lublin!

Nụ hôn ấy như một sự khởi đầu . Sau đó chỉ còn lại tội lỗi . Họ gặp nhau hầu như khắp mọi nơi của Ba Lan . Càng xa Lublin và Krakow càng tốt .Chỉ cần vắng người , là hai người lại tay trong tay .Ở chỗ đông người , họ chỉ vụng trộm đụng nhẹ vào nhau . Họ để cho nhau biết rằng họ khát nhau . Họ không nói về Chúa , cho dù lúc nào cũng cảm thấy bị Người quở trách .Mãi cho đến sau cái đêm đầu tiên , một năm kể từ nụ hôn trong công viên , đêm đầu tiên thực sự loã thể , mãn nguyện và không e thẹn , anh ta mới nói với cô ta rằng anh ta yêu cô ta hơn là sợ bị trừng phạt .Bất kể đó là sự trừng phạt nào .

Người phụ trách các nữ tu ở Lublin biết được chuyện tình của xơ Anastaja qua một bức thư nặc danh do một sĩ quan SB , người đã theo dõi cha Andrzej từ lâu , gửi . Cha Andrzej là một đối tượng của nhiều chuyện giật gân . Những chuyến đi Rome , những cuộc viếng thăm của đại diện giáo hội Mỹ , mối quan hệ với phong trào thanh niên công giáo . Hay cha Andrzej đã từ chối hợp tác ? Thật trẻ con và lãng mạng . Giờ đây cha không còn từ chối .GIờ đây cha không còn lặp lại cái trò khiêu khích trong trại quân sư .Khi ấy cha thoả hiệp hoàn toàn với họ . Đã vài người phải khốn khổ với cha , mà lại ngay ở Rakowiecka ở Varszawa .

Cha Andrzej bị gọi đi trại quân sự trái với luật pháp . Hồi ấy đang là thời chiến . Luật pháp có thể được đưa ra tối nay và thay đổi vào sáng mai . Cha nhận được giấy triệu tập đến trại quân sự dành cho những người đang dự hội thảo thần học . Đó là một sự khiêu khích trắng trợn .Một trong hàng loạt các sự ngược đãi nhằm đánh gục anh ta. Bởi không được phép gọi các tu sĩ đi bất cứ một trại huấn luyện quân sự nào .

Những người như anh ta khác nhiều . Họ bị đưa đến một bãi tập ở gần Drawska .Cả một trung đội . Toàn những tu sĩ ngây ngô và ít thông tin như anh ta .

Anh ta ở cái đơn vị gàn Drawska ấy được đúng mười một giờ đồng hồ . Trong buổi điểm danh tối , tay hạ sĩ say khướt ra lệnh cho họ cầu nguyện . Hắn hô như ra lệnh tập bằng một giọng khàn khàn Cha của chúng con rồi bắt mọi người đồng thanh nhắc lại . Anh ta đứng ở đó cùng với những người khác và im lặng , nén trong lòng sự khinh bỉ chính mình , rằng mình vẫn cứ đứng đó . Nhưng rồi tay hạ sĩ hô:

- Amen . Tôi bảo amen , lũ gà trống . To hơn , mẹ kiếp , amen.

Khi ấy anh ta bước ra khỏi hàng , đi đến chỗ tay hạ sĩ và cho hắn một cái tát như trời giáng . Ngay sau cú đấm đầu tiên vào mặt , anh ta ngã lăn quay . Bị đá , bị gãy xương sườn , bị quật vào đầu bằng dây thắt lưng quân sự , máu chảy từ mũi từ tai , anh ta được đưa vào một gian nhà tồi tàn cạnh dãy lều để băng bó .Đến đêm thì anh ta ngất đi vì mất máu .Mọi người buộc phải đưa anh ta đến bệnh viện. Nhưng đã thành công . Đức giám mục đã can thiệp . Một esbek(*) quan trọng nào đó ở Rakowiecka ở Varszawa đã phải đi phép ít ngày , còn cha Andrzej , cho dù trái với mong muốn , đã đi vào lịch sử của phe đối lập ở Ba lan .

Nhưng đó chỉ là trò nghiệp dư của những tay thám tử địa phương Krakow , như ở Varsawa người ta nói . Giờ thì người ta ký mà chẳng cần một cú đấm nào , một giọt máu nào . Họ sẽ chẳng cần phải bẻ của anh ta một cái răng nào . Còn giám mục ? Giám mục thậm chí chẳng cần phẩy tay ra hiệu . Bởi giám mục sẽ không để cho mọi người biết rằng "tu sĩ với bằng tiến sĩ của Vatican đã tự do trăng hoa với nữ tu sĩ ở Lublin"

Người phụ trách tu viện gửi Anastazja đến một làng nhỏ ở Bieszczady nửa năm và một bức thư cho người phụ trách tu viện ở Krakow .Ông này chẳng làm gì vì ông ta không đọc thư .Dọc đường nó bị SB nhận mất .Cuộc tình phải tiếp diễn . Không bị quấy rối . Chủ yếu vì lý do ý thức hệ .

Và nó đã tiếp diễn . Trong những căn lều hoang ở Bieszczady , trong khách sạn ở Rzeszow , ở Krakow , nơi mà Anastazja chỉ mất hai giờ đi xe là đến .Nó tiếp diễn cũng nhờ những bức thư bị đọc và những cuộc điện thoại bị nghe trộm .

Người phụ trách tu viện không yên tâm với việc không có phản hồi gì từ phía Krakow nên đã đích thân đến đó . Một tuần sau thì cha Andrzej bị chuyển đi Swinoujcie . Phải làm sao để xa Bieszczady nhất và hạ nhục nhất .

Anh ta không thể dự lễ cầu nguyện. Hai khoa .Học viện giáo hoàng .Những bài thuyết giáo hay nhất ở Krakow . Một mục sư như vậy chưa từng có ở Ba Lan .Khi anh ta đến Swinoujscie thì có một người nào đó vô tình , đương nhiên , ném vào phòng ăn của tu viện một lá thư nặc danh của SB . Thế giới phải biết về họ .Và đã biết . Xơ Anastazja đã trở thành một gánh nặng .Gánh nặng về ý thức hệ. Với lại đây là một sự thật hiển nhiên nhất. Không thể hăm doạ cả tôn giáo chỉ vì một ả cuồng dâm nào đó mặc áo tu, kẻ không thể giải quyết vấn đề này là một cách khác hơn.

Tự nhiên không một ai nói chuyện với cô ta. Cô ta không được phép đến nhà nguyện vào buổi tối, việc mà từ trước tới giờ cô ta vẫn làm. Việc gì cô ta cũng bị nhắc nhở. Người ta chọc ngoáy cô ta theo từng bước chân. Một hôm, trên bàn trong phòng ăn có một bức thư của anh ta để ngỏ. Đầy ắp tình cảm, tình yêu và những lời tỏ tình. Khi ngồi vào chỗ của mình, cô ta có cảm giác như tất cả mọi người đều nhìn mình ghê tởm .

Nỗi khủng khiếp đó kéo dài chừng nửa năm .Cô ta không hề nói với anh ta. Nguợc lại, với mỗi lần bị hạ nhục, với mỗi nỗi khó chịu cô lại càng cảm thấy rằng mình phải yêu anh ấy.

Anh ta nếm trải thế giới của mình còn tồi tệ hơn nhiều. Một hôm , một cái bao cao su đã sử dụng được ném vào phòng xưng tội, nơi anh ta vẫn ngồi nghe xưng tội. Một ai đó đã nhét vào hòm thư ở nhà linh mục một phong bì không dán, trong đó đầy những mẩu báo với hình ảnh những em gái vị thành niên đang bị xâm hại tình dục. Các nữ giáo dân "phẫn nộ" đều đặn gửi thư cho linh mục. Trong vòng sáu tháng, anh ta bị chuyển chỗ mấy lần. Cho dù vậy, anh ta vẫn yêu cô ta không ngưng nghỉ với một tình yêu không thay đổi. Anh ta chờ đợi. Không biết chờ đợi cái gì, nhưng anh ta tin rằng chuyện này rồi sẽ kết thúc. Giống như quãng thời gian trong ngục luyện. Đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc và sau đó là sự cứu rỗi.

Một hôm, xơ Anastazja bỗng dưng biến mất. Cùng ngày hôm ấy, một ai đó đã đưa cái ôtô trong gara của tu viện ra. Cô đi Czestochowa. Trên đường về, tại một đoạn đường thẳng, khô ráo, cách phòng khám ở Poczesna hai cây số, xe của cô đi lấn sang lề đường bên trái. Lao thẳng vào một cái xe lạnh Đan Mạch khổng lồ. Không hề có dấu phanh xe. Xe của cô lao chính xác vào gầm khoang lạnh của chiếc xe tải. Cô chết ngay tại chỗ. Bẹp dí. Không một ai ở Lublin đến để nhận dạng cô.

SB cố sao để kết quả xét nghiệm tử thi được biết đến rộng rãi trong khu vực và ở Lublin. Trong máu của Anastazja có cồn và chất an thần, còn trong dạ con là vòng tránh thai.

Một tháng sau đó là Giáng Sinh. Sau Đại lễ đêm Giáng sinh, khi mọi người đã ở trong nhà mình và đón chào Jezus mới chào đời, cha Andrzej đến một nhà thờ nhỏ ở Bialowieza. Anh ta lấy nước trong chậu nước thánh bằng đá ở trước cửa nhà thờ cho vào cái vỏ chai nước cam. Rồi đến cạnh bàn thờ, để lên đó chai nước thánh, chai rượu và một lọ mực tàu nhỏ. Anh ta đổ ra một vốc thuốc. Lấy chiếc kim dùng để xăm từ túi áo khoác ra. Trộn mực tàu với nước thánh ở trong lọ. Tựa người vào bàn . Anh ta đứng chính xác đối diện với cây thánh giá. Và bắt đầu xăm.

Sáng ra, mấy người phụ nữ đến thắp nến trước lễ cầu nguyện.Họ ngửi thấy hơi rượu và tìm thấy cha Andrzej cạnh bàn thờ. Trên cánh tay trái rớm máu của anh ta có thể đọc được dòng chữ không rõ mấy: không có Chúa...

(*) Esbek: Từ viết tắt chỉ nhân viên an ninh với nghĩa tiêu cực .

Chị hộ lý ngừng kể. Cửa phòng khám mở và anh hộ lý trong chiếc áo choàng trắng đẩy chiếc xe có người đàn ông ngồi trên đó ra. Trong khoảnh khắc, anh có cảm giác như Adrzej cười với anh khi đi ngang qua. Chị hộ lý dụi điếu thuốc hút dở trong cái chậu dương xỉ úa vàng, đến chỗ cái xe và đẩy ra khỏi phòng chờ.

Anh hộ lý nhìn anh và đứng ở cửa, đợi anh vào. Anh đã không vào .

Trong phòng đợi ấy anh ngộ ra rằng nếu thậm chí anh có đau khổ vì tình yêu với Natalia, thì tình yêu ấy đã rất đẹp, đã được mãn nguyện và không một ai có thể thay thế được cô ấy. Tình yêu luôn như vậy .Nhà thờ đã chẳng dạy thế sao. Có lẽ điều này không phù hợp với Tòa thánh giáo hội. Nên phải huỷ diệt nó, phải giẫm nát, phỉ báng , bạc đãi ,bôi nhọ và hạ nhục nó. Tốt hơn cả là huỷ diệt tình yêu đó nhân danh tình yêu đối vớI Chúa. Điều này đã được lịch sử chứng minh biết bao nhiêu lần .

Ngay tối hôm ấy, theo đề nghị của anh , cha anh đã lấy xe cứu thương đưa anh về nhà. Căn phòng của anh chờ anh. Cái bàn làm việc của anh, những cuốn sách của anh, bức ảnh mẹ phía trên công tắc điện, những bức thư của Natalia được bó lại bằng sợi dây màu xanh lá cây trên giá sách chờ anh. Ga trải giường sạch sẽ , thơm tho. Anh cảm thấy một cái gì đó, cái mà người ta thường gọi là niềm vui. Có lẽ chỉ thoáng qua , nhưng anh biết rằng nó lại ở trong anh. Anh đã trở về , với một quyết tâm: đẩy cái lỗ đen ấy trong tâm hồn ra. Đẩy ra , rồi hàn kín lại và sống sao cho nó không bao giờ mở ra nữa.

Anh trở nên khác hẳn. Lặng lẽ . Ít nói. Suy tư. Bị rút phép thông công. Anh không uống. Anh đọc. Tỉnh dậy là anh đọc. Đến tận tối.

Em có biết là sách cũng có thể có tác dụng như băng vết thương hay thạch cao ?

Cha anh quen dần với sự im lặng của anh. Ông vào phòng và ngồi cùng anh. Không nói gì, chỉ ngồi. Ông vui.

Một hôm, chuông cửa reo. Không có ai ngoài cửa. Trên tấm thảm chùi chân có một gói nhỏ bọc giấy xám , được quấn dây chun hồng . Cha anh đưa cái gói ấy vào phòng cho anh . Anh mở gói . Hai quyển học bạ của anh được bọc bằng một tờ giấy đánh máy . Đó là quyết định của hai trưởng khoa ở cả hai trường trả lại cho anh quyền sinh viên . Đơn giản vậy . Không một lời giải thích .

Anh đến bên cửa sổ . Dưới đường , cha của Natalia đang đi , tay chống gậy .Ông không ngoảnh lại . Đến bãi đỗ xe gần lò bánh mì , ông vào chiếc Volga đen và đi

Tháng mười , mọi chuyện lại như cũ . Chỉ không có Natalia . Có nghĩa là có , chỉ có điều cô ấy không thể đến được . Anh tự xác định cho mình như thế . Anh tự xác định rằng đơn giản là cô ấy không thể cùng với anh được . Nhưng nói chung vẫn có cô ấy . Thỉnh thoảng anh quên và lại nhìn quanh tìm cô ấy . Nhất là sau các môn thi . Anh ra khỏi phòng thi và tìm. Đó là thói quen . Anh muốn được cô ấy ônm lấy mình. Cô ấy luôn làm như vậy mà .

Anh không đến nhà ăn nữa. Chỉ có một lần. Ngay hồi tháng mười. Hai tuần sau khi khai giảng năm học mới. Họ cho ăn đúng loại súp ấy. Anh đã bị lên cơn hen .

Em có biết rằng những người hen bắt buộc phải ra ngoài khi bị lên cơn ? Thậm chí cả nếu như nơi họ đi ra còn ít không khí hơn thì họ vẫn cứ phải đi . Đó là hội chứng chạy theo oxy . Thật là một sự ngược đời , bởi bản thân cuộc chạy trốn và việc chạy trốn đã ngốn mất nhiều oxy .

Em có biết là ngay trong nhà tù , những người bị hen cũng được phép ra khỏi phòng giam khi lên cơn hen ? Đôi khi chỉ là sang một phòng khác nhỏ hơn không hề có cửa sổ . Nhưng kể cả như vậy cũng vẫn có tác dụng . Bởi đó chỉ là h 10000 i chứng , và chỉ ở trong não chứ không phải ở phổi hay phế quản .

Anh chỉ ra ngoài một lát rồi quay lại . Không ăn gì , mà chỉ ngồi trước ô cửa phát súp cho tới hết bữa trưa . Tay giữ chặt mặt bàn , nhưng không chạy . Mấy bà cấp dưỡng nhìn anh cười . Đó là chiến thắng thực sự đầu tiên của anh trước sự sợ hãi . Cái tay tâm lý liệu pháp ấy trong nhà thương điên ở ngoại thành Wroclaw đã có lý . Chỉ có đối đầu với sự sợ hãi mới là phương pháp cho sự sợ hãi . Điều đó có tác dụng . Chính xác theo nguyên tắc tiêm phòng . Bạn tiêm phòng cho mình tiềm thức .

Về hình thức thì anh đã mất cả một năm đại học . Ở cả hai trường. Chỉ cách đây không lâu ,với anh chuyện ấy chẳng có ý nghĩa gì. Chẳng mảy may quan trọng. Nhưng bây giờ thì không. Học đã trở thành toàn bộ cuộc sống của anh . Những con yêu quái đã điếc hoặc im tiếng. Học đã lấp đầy thời gian của anh một cách tuyệt vời! Anh không thể gặp được một liệu pháp nào tốt hơn là việc học đồng thời hai trường đại học .

Anh có cảm tường là nếu anh cho phép "họ" -thực sự thì anh không biết chính xác ai là "họ" ở đây - lấy đi của anh năm học ấy, thì cũng như anh đã cho phép cái thằng nhân viên ngân hàng còm cõi , bỡ đợ, ngu xuẩn và bốc mùi hôi thối xa hàng kilômét với tất cả những vụn bánh mì và cà chua của hắn cười và phỉ nhổ một lần nữa vào mặt mình.

Anh đã không cho. Đến tháng mười hai thì cả hai trường đều cho phép anh theo học khoá đặc biệt. Cuối tháng chín năm sau thì anh trả môn nợ cuối cùng ở bách khoa.

Ngày hôm đó trên mộ Natalia có những hạt dẻ. Natalia cực kì thích hạt dẻ. Chắc chắn là mẹ Natalia đã đển đấy vào buổi sáng. Anh đến kể với cô ấy về bài thi. Chắc cô ấy phải tự hào về anh. Cô ấy bao giờ cũng tự hào về anh. Hai ngón tay trỏ hai lần dưới xương đòn , sau đó hai lần về phía người đối thoại. "Anh yêu em".

Đơn giản biết bao...

TB.Em hãy hết sức bảo trọng nhé.

Jakub.

- Anh có thể đứng dậy một lúc được không? Chỉ một lúc thôi. Em muốn hút bụi qua chỗ ấy - anh nghe thấy một giọng phụ nữ ở sau lưng.

Anh giật mình, quay phắt lại. Cô tạp vụ trẻ đang đứng sau ghế anh. Ngồi ngoảnh lưng ra cửa nên anh không nghe thấy lúc cô ta vào. Cô gái Thổ Nhĩ Kỳ, thắt một chiếc khăn nhỏ trên đầu, đã làm thay cho chị tạp vụ cũ ở đây từ mấy ngày nay. Cô ta đứng, tay cầm cái ống hút bụi và cười. Cô ta nhìn anh và đi ngay ra phía cửa.

- Xin lỗi anh. Rất xin lỗi - Cô ta nói nhanh, giọng lo lắng. - Em cứ nghĩ là giờ này thì không còn ai ở văn phòng. Bao giờ em cũng gõ cửa. Để mai em hút vậy. Cũng chẳng phải việc cấp bách gì. Anh làm việc thoải mái đi nhé.

Và cô vừa đóng cửa vừa nói thêm:

- Và không nên khóc. Mọi chuyện rồi sẽ tốt thôi mà.

Anh đến bên giá sách cạnh cửa sổ. Mở cửa thông gió. Tiếng ồn ào đều đặn bình yên từ đường cao tốc ùa vào phòng. Anh lấy cuốn sách mới mua tháng trước đang nằm chờ đến lượt mình trong chồng sách cao những cuốn "cần phải đọc".

Anh quyết định không về nhà. Hôm nay anh không muốn sự trống trải ở nhà. Ở đây ít ra anh cũng có Internet . Anh cảm thấy hôm nay mình muốn ở gần Internet hơn. Anh cảm thấy nhớ cô và rằng anh ước gì đã là sáng hôm sau.

Đọc bao giờ cũng giúp ta chờ đợi - anh nghĩ.

Lần đầu tiên anh muốn đợi qua đêm. Để gặp cô. Nhanh nhất.

: Cô đợi anh. Hôm nay cô thấy xúc động lạ lùng. Hơn thường ngày. Khi anh đột ngột ra khỏi mạng ở giữa chừng câu để đi họp, cuộc họp mà anh chợt nhớ đến vào phút chót, cô bỗng thấy trống trải và im ắng. Nghe thế có vẻ lâm ly quá, nhưng lại là sự thật: từ một thời điểm nào đó, thế giới của cô thực sự trống trải và im ắng khi thiếu anh.

Cái thế giới của ICQ, của chatInternet này chỉ tưởng như im ắng thế thôi. Âm thanh, đó cũng là vấn đề của trí tưởng tượng. Bởi người ta có thể trải nghiệm âm thanh và giọng nói mà không cần phải nghe thấy chúng. Internet cùng với anh luôn đầy ắp âm thanh. Cô cười, thậm chí nhiều khi bật cười to. Cô thầm thì với anh nhưng khi anh làm cô xúc động. Cô hét lên - những khi một mình ở văn phòng, đương nhiên -khi anh làm cô nổi cáu hay khiêu khích cô. Cô dùng bàn phím hay chuột để gõ lên mặt bàn những lúc sốt ruột chờ câu trả lời hay bình luận của anh. Cô nghe nhạc mỗi khi anh bảo. Cô nói thành tiếng những từ mà đôi khi theo anh, chúng chỉ có nghĩa khi được nói lên thành tiếng hoặc thầm thì chứ không chỉ được đọc. Với anh hiếm khi im lặng.

Do vậy mà gần đây, khi anh biến mất, hoặc - thường hay xảy ra nhất - cô rời khỏi máy tính, thì trong thế giới của cô bỗng im ắng như trên một sân vận động không người. Nhưng hoàn toàn không phải là sự im ắng ấy. Và sự trống trải ấy. Cô biết mà.

Khi viết cho anh cái câu cuối ấy, hơi tình cảm quá, như một lát sau cô nhận thấy, về sự "im ắng trong thế giới của cô", thì cô chợt hiểu rằng cô muốn đến đây, đến văn phòng này cả vào thứ bảy và chủ nhật. Mà cô sẵn lòng đến nhất là vào ban đêm. Anh hay làm việc về đêm. Cô thường hay nghĩ là dẫu chỉ một lần thôi, Cô muốn có anh ở đầu bên kia cả một đêm. Công việc ở văn phòng này là một cái gì đó ở hàng thứ tư. Giải quyết thật nhanh việc mà nó cho phép mình được yên ổn với sếp, với cô thư ký và với tụi bạn gái makerting trong một khoảng thời gian nào đấy rồi ngay lập tức quay lại với Jakub. Anh lúc nào cũng có sẵn : ICQ, chat, e-mail. Chính anh dạy cô rằng trong Internet, tất cả "đều ở trong tầm tay". Chỉ cần biết phải đưa cánh tay đó ra như thế nào. Cô đã biết và biết ngày một nhiều. Chỉ có bìa của cái tập dày cộp mà cô đọc từ một tuần nay là có đầu đề "phân tích thị trường". Còn bên dưới, là một của một cuốn sách hoàn toàn khác, để đánh lừa cô thư ký hay thóc mách, rất hấp dẫn như là Internet Unleased, mà dịch thoải mái thì có nghĩa kiểu như là Internet được giải phóng. Và nghĩ rằng mới chỉ cách đây không lâu cô còn không thể, bởi cô không muốn đọc bản hướng dẫn sử dụng chỉ vài trang, làm thế nào cho cái máy quay video gia đình hoạt động.

Điều này trở nên nguy hiểm. Cô bắt đầu nôn nóng xích lại gần cái trạng thái, mà ở đó người đàn ông lại lấp đầy cả thế giới của cô. Cô không muốn thế. Đó phải là tình bạn. Chứ không phải tình yêu! Hôm nay là lần đầu tiên cô sử dụng từ này khi nghĩ đến Jakub. Cô không muốn bất cứ một tình yêu nào. Tình yêu chứa trong nó sự đau khổ. Không thể lẩn tránh cho dù trong những lúc chia tay. Mà họ thì chia tay nhau hàng ngày. Tình bạn - không. Tình yêu có thể tồn tại một cách đơn phương. Tình bạn - không bao giờ. Tình yêu chứa đầy sự kiêu căng, ích kỷ, thói tham lam và sự vô ơn. Nó không nhận biết công lao và không phát chứng chỉ. Ngoài ra, anh bạn cực kỳ hiếm khi kết thúc bằng tình yêu. Đây không thể là bất cứ một tình yêu nào! Cùng lắm chỉ là mối quan hệ tiệm cận. Nó làm cho hai người không ngừng xích lại gần nhau, nhưng không bao giờ đe dọa bởi sự đụng chạm.

Mà cô đâu có yêu anh! Đây chỉ là sự hài lòng của một người vợ không được quan tâm. Hơn nữa, anh chỉ là ảo. Không thể, ừm, phạm tội với anh được. Hôm nay cô cảm thấy, dẫu sao cô vẫn muốn ra khỏi đường tiệm cận đó và chạm vào anh. Liệu đó đã phải là tội lỗi?

Cô đợi anh, nhưng anh vẫn chưa đi họp về. Cô phải làm một cái gì đó, để cải thiện tâm trạng. Thợ làm tóc bao giờ cũng giúp ích. Cô gọi điện cho chị Ivona. Vẫn còn chỗ trống. Nhưng phải sau hai mươi giờ. Cô không vội đi đâu. Chồng cô đi vắng từ hôm qua. Anh ấy đi công tác đâu đó. Cô bảo rằng cô sẵn sàng đi kể cả muộn hơn.

Chị Ivona là chủ một trong số những cửa hiệu hay – như chị tự gọi – "studio" tóc bất bình thường nhất ở Varszawa. Tại trung tâm, gần đại học bách khoa. Trên tầng hai của một khu nhà từ trước chiến tranh. Những tấm ký họa hiện đại trên tường, những chiếc ghế da, những nhân viên đón tiếp ở cửa, dòng chữ độc đáo trên máy tính về những qui trình làm tóc "được ưa thích nhất". Tiếng nhạc lạ tai khắp "studio" kể cả trong các tường, toilet thơm nức mùi hoa nhài của nước xịt phòng. Một góc sang trọng trên tầng hai của một tòa nhà xám xịt. Chị Ivona biết rằng thời gian ở hiệu làm tóc còn riêng tư hơn cả thời gian ở chỗ bác sĩ phụ khoa. Ở chổ chị, người ta không chỉ làm tóc. Ở chổ chị, người ta thường bắt đầu làm chương trình cho cuộc đời.

Khi cô đến "studio" vẫn đang nhộn nhịp. Hầu như không có ghế nào trống. Ivona dừng uốn tóc cho một khách hàng để đến chỗ cô. Đã từ lâu họ gọi nhau là cậu. Cô chỉ để cho Ivona chải tóc cho mình.

- Một lát nữa thôi. Cậu cứ uống hết ly cà phê là mình xong.

Cô ngồi xuống cái ghế cạnh bàn để báo. Vừa lúc cô gái học việc đưa cho cô ly cà phê đặt trong một chiếc khay bạc.

Cô nhận thấy mùi whisky ưa thích. Cô ngẩng đầu, nhìn Ivona và cười đầy biết ơn.

- Làm sao mà chị ấy biết nhỉ - cô nghĩ.

Ivona là một trong số những phụ nữ hấp dẫn nhất mà cô được biết. Khoảng ba mươi tuổi, tóc vàng để dài, bao giờ cũng trang điểm tinh tế không chê vào đâu được. Khi thì mặc quần bó sát, khi thì mini juýp, khi lại mặc chân váy dài xẻ cao. Hầu như bao giờ cũng trễ cổ. Những ngón tay thon thả với những cái móng tay hứa hẹn những cái cấu đau. Ngực. Bộ ngực hoàn hảo.

Ivona biết rất rõ, tất cả những ông chồng, những anh người yêu đang chờ những người phụ nữ của mình nghĩ gì, cảm thấy gì khi nhìn cô hau háu từ phía sau những tờ báo mà họ dùng để che đi mối quan tâm thực sự của mình. Mà cả cô cũng chả lạ gì. Có lần, cũng vào mùa hè, Cô đến đây hoàn toàn hú họa, tức là không đăng ký trước. Đương nhiên là cô phải đợi. Hai tiếng. Ngồi chờ ở ghế, Cô đã quan sát rất kỹ những người đàn ông ấy. Với những bộ óc đã bị di dời hơi xa xuống phía dưới, họ theo dõi từng cử động của Ivona đang chải tóc cho một bà đứng tuổi nào đó. Hôm ấy cô ta che ngực bằng một dải vải màu ôliu hở bụng, một cái quần đen bó sát đến mức không thể sát hơn được nữa. Cô ta đi chân đất. Trên nền nhạc của Bryan Adams. Mải nghiêng người trên đầu bà khách hàng, cô ta chổng mông ra. Ở giữa lưng, phía trên cái cạp nhỏ của chiếc quần đen, có thể nhìn thấy một hình xăm màu đỏ-tím than. Một bông hồng. Một nửa bị quần che khuất, một nửa lộ ra.

Cô ta mới hiểu bọn đàn ông kia làm sao chứ! Cả cô cũng thích hình xăm ấy. Cô, nếu đủ can đảm, cũng đã đi xăm, nhưng ở một bên mông và nhỏ hơn. Điều này kích thích chính cô. Một lần cô hỏi chồng nếu anh có thích cho cô có một hình xăm nhỏ ở mông không. Mà chỉ anh mới nhìn thấy thôi. Chồng cô mỉm cười.

- Những ý nghĩ như vậy chỉ có thể chui vào đầu những tay thủy thủ say rượu - anh khinh bỉ kết thúc.

Cô đã rất buồn. Cô muốn làm điều đó là vì anh cơ mà.

- Làm sao mà cậu biết hôm nay mình cần cho whisky vào cà phê? - cô hỏi khi cuối cùng thì Ivona cũng làm đến tóc cô.

- Nhìn cậu thì biết. Mình bảo con bé rót cho cậu một suất đúp đấy. Nó có rót không?

- Mình không chắc nữa. Hôm nay mình chẳng dám chắc cái gì cả. Nhưng có lẽ có. Vì tác dụng tuyệt vời.

Ivona nghiêng người và khẽ hỏi:

- Đêm nay sẽ có ai đó làm rối tóc cậu à? Mình có phải làm để giữ được lâu không đấy?

- Không làm rối, vì người ấy ở rất xa và thậm chí không biết là mình muốn thế. Nhưng cậu cứ làm như người ấy sẽ làm rối.

Thoạt đầu, Ivona không bình luận gì câu trả lời này. Cô ta chải tóc cho cô, họ nói chuyện về thời trang, về nạn tắc đường ở Varszawa mặc dù đang là kỳ nghỉ hè, về việc sẽ tuyệt biết bao nếu được đi đâu đó, mà tuyệt nhất là đi Majorka.

Được một lúc, Ivona bỗng nói bâng quơ :

- Cậu hãy nói với người ta rằng cậu muốn. Đằng nào thì cậu cũng có lỗi rồi, bởi nói chung là cậu muốn.

Cô cười với bóng của Ivona trong gương.

Mọi người cần gì đến đến các nhà tâm lý trị liệu nhỉ - cô phấn chấn nghĩ. - Đơn giản là họ nên đến hiệu làm tóc thường xuyên hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi ở đây lúc nào cũng đông.

Lúc ở văn phòng cô đã có lý. Thợ làm tóc bao giờ cũng giúp được ta. Cô ra khỏi chỗ Ivona vào khoảng hai mươi hai giờ. Trời rất ấm. Whisky, đầu mới, những ngôi sao trên trời. Cô cảm thấy tuyệt vời hạnh phúc. Ở trên mạng thật khó mà diễn tả về hạnh phúc. Điều này thì chỉ có thể chỉ cho anh được thôi - Cô nghĩ.

Trên đường đến bến taxi cô đi ngang qua một khoa nào đấy của đại học bách khoa. Từ xa, tiếng nhạc ầm ĩ phát ra từ một khu nhà nằm sâu trong công viên, phía trong một hàng rào dán đầy quảng cáo. Cô đi tiếp. Tiếng nhạc nhỏ dần. Bến đỗ taxi ở trong một bãi nhỏ, nằm đối diện với những bậc cầu thang rộng, cao dẫn lên tòa nhà chính của trường bách khoa. Cô đột ngột dừng lại vì phải sang đường. Gượm đã - Cô nghĩ mình đã từng đến đây một lần! Và cũng vào buổi tối. Đúng, chỗ này! Mình chả đã gửi bức e-mail đầu tiên trong đời từ chỗ này sao. Từ cái màn hình buồn cười với những núm vặn ấy. Thậm chí không có cả chuột.

- E-mail!!! - Cô gần như hét lên.

Cô quay lại và chạy theo những bậc cầu thang cao. Dùng hết sức đẩy cánh cửa nặng nề. Khói thuốc lá dầy đặc phủ khắp gian sảnh sáng rực. Những đám mây khói trong ánh sáng đèn nêông lúc thì màu xanh da trời, lúc lại màu xanh đen. Đúng, chính chỗ này. Chắc chắn chỗ này. Chỉ có ở đây lúc nào cũng đặc quánh khói thuốc - Cô phấn khởi.

Cạnh tường, những chiếc máy tính được để trên mặt những cái bàn hẹp, dài có chân kim loại đang nhấp nháy trên nền trắng, xanh lá cây hoặc hổ phách. Trước mỗi cái đều có một người hoặc một nhóm người ngồi. Tiếng gõ bàn phím đều đều và tiếng nói chuyện rì rầm.

Đó là sự sắp đặt của số phận. Cô sẽ viết cho anh về niềm hạnh phúc này. Bây giờ. Khi cô cảm thấy nó. Tốt nhất trong khả năng của mình. Cô nhìn khắp lượt. Cái nào cũng đang bận. Nhưng không sao. Cô sẽ chờ. Cô có thời gian mà. Cô chọn cái màn hình ở cuối dãy, ngay cạnh phòng gửi áo khoác. Cô đến đó và đứng sau một thanh niên để tóc dài. Cô hỏi bằng một giọng ngọt ngào nhất - điều này đặc biệt có tác dụng - mà cô có thể có được :

- Nếu anh rất muốn, thực sự là rất rất muốn kiểm tra xem có e-mail không nhưng anh lại không vào mạng được, vì anh không phải là sinh viên, thì anh có xin tôi nhượng quyền sử dụng mạng không?

Chàng trai quay lại, nhìn cô một lúc, cười to rồi nói:

- Chị thì tôi có thể thậm chí xin cầu hôn ấy chứ. Nhưng đầu tiên, tất nhiên là tôi xin được sử dụng mạng. Đằng nào thì tôi cũng phải đi rồi. Chị cứ tự nhiên như ở nhà nhé. Chỉ có điều sau đấy chị nhớ ra khỏi mạng hộ tôi.

Cậu ta đứng dậy nhường chỗ cho cô. Một chàng trai rất cao và rất gầy.

- Chị có thể tự khai báo hộp thư của tôi với máy chủ được không? Nếu không tôi sẵn sàng giúp chị trước khi đi.

Cô cười và trả lời bằng một giọng hết sức quan trọng :

- Tôi có thể tự làm được nhiều việc, nhưng việc này thì không. Kể từ khi tôi biết, theo tôi nhớ thì đây là một việc khó và phức tạp đến kinh hoàng trên các máy không có Win-dows. Cái này là UNIX phải không?

- Vâng. Đây là UNIX cũ nhưng rất tốt. Ở đây, ngoài hành lang này họ chẳng cho chúng ta cái gì tốt hơn đâu. Ở đây có thể nhắn tin, gửi e-mail. Nhưng thế cũng tốt rồi. Bên trường tổng hợp còn không có nổi một cái hành lang như thế này ấy chứ - chàng trai trả lời. - Chị đọc tên máy tính của hộp thư đến và đi đi. Tôi sẽ khai báo cho chị.

Cô lấy trong túi xách tay ra một cuốn sổ tay nhỏ màu đen và đọc tên hai máy tính ấy. Jakub có lý - Cô nghĩ, khi cậu sinh viên dùng những lệnh bí ẩn để nhập các thông số cho cô. Tên các máy chủ của hộp thư đến và đi giống như nhóm máu. Bao giờ cũng phải ghi chúng vào đâu đó và mang theo người.

- Sẵn sàng rồi. Bây giờ chị chỉ cần vào mật khẩu là nhận được thư. Để viết thư thì vấn đề có phức tạp hơn.

Cô nhìn vào mắt chàng trai với lòng biết ơn.

- Anh thậm chí không biết là đã làm được gì cho tôi đâu. Cám ơn anh. Tôi sẽ cố tự xoay sở lấy để viết. Chắc chắn là tôi sẽ nhớ lại được thôi.

Cậu sinh viên vừa đi khỏi là cô gõ ngay mật khẩu để mở hộp thư của mình. Đây rồi! Cô nhìn e-mail với tên của anh xuất hiện trên màn hình như thế nào.

Và hôm nay làm sao mà cô lại vui thế nhỉ? E-mail của Jakub thì ngày nào mà cô chả nhận được. Hàng ngày. Kể từ khi họ là "bạn bè", anh viết cho cô hàng ngày. Không bị bắt buộc, không được yêu cầu và thậm chí nhiều khi không được đền bù bằng thư trả lời của cô. Điều này khiến cô cảm động biết bao. Anh thậm chí không biết được cô cảm động nhiều như thế nào. Những bức thư ấy hàng sáng. Có khi chỉ hai câu có khi hai mươi trang. Cô có hẳn một danh mục thư của anh. Anh gọi chúng là "bưu thiếp", đánh số và ghi ngày và nơi gửi. Anh còn luôn kèm theo cả một từ khóa, ví dụ như là "về sự suy ngẫm", "về gien", "về nỗi nhớ", "về tóc em" và nhiều từ khác nữa. Một sự thái quá ngọt ngào của một nhà toán học có tổ chức. Nhưng đây là một hệ thống hoàn hảo. Nếu ví dụ cô muốn đọc lại e-mail của anh, mà gần đây cô rất muốn, với từ chìa khóa "tình yêu", thì cô dễ dàng tìm thấy. Nếu cô muốn biết anh viết gì vào ngày 18 tháng sáu, thì chẳng có gì dễ hơn. Cũng dễ dàng như thế nếu muốn đọc lại anh nghĩ gì khi viết cho cô ở San Diego hay Boston.

Cái e-mail trên màn hình này - hơi làm cô ngạc nhiên - không có ngày, không có địa điểm, không có bất cứ một từ chìa khóa nào. Điều này không hợp với Jakub - Cô nghĩ và bắt đầu đọc.

Cô ngồi thẳng người trên ghế, tay đặt lên đùi. Cô không thể động đậy. Cả đống khăn giấy nhem nhuốc son phấn che khuất những thứ từ ví xách tay bị đổ ra bàn để máy tính. Riêng cái ví xách tay thì nằm trên sàn nhà, bị chân ghế mà cô đang ngồi đè nhàu. Cô cảm thấy mắt ran rát và vị mặn của nước mắt chảy trên môi. Cô nghe thấy mình nói:

- Mình sẽ đứng dậy ngay. Một tẹo nữa thôi. Mình sẽ đứng dậy khỏi cái ghế này, thu mọi thứ vào ví xách. Mình sẽ quay ra và đi.

Cô đứng lên. Bên cửa ra vào, một ai đó túm vai cô, giữ lại:

- Chị để ví xách tay và một đống lộn xộn cạnh máy tính kia kìa. Không ai để thế bao giờ. Đề nghị chị dọn ngay cho - cô nghe thấy giọng bực bội của bảo vệ.

Không nói không rằng, cô quay lại chỗ máy tính. Đã khá hơn rồi. Cô nhặt cái ví xách tay từ dưới nền nhà lên. Mở ví rộng tối đa, để dưới mép bàn và bằng một động tác cô gạt tất cả từ mặt bàn vào. Cô kéo khóa làm những cái khăn giấy bị nghiến đứt. Khi ra đến cửa, bác bảo vệ nhìn cô như nhìn một con nghiện đang phê thuốc.

Cô ngồi trên bậc thang trước toà nhà, làm khó chịu cho một đôi nào đó đang hôn nhau ở dưới mấy bậc. Họ liếc qua cô, chàng trai thì thầm:

- Em nhìn kìa, cái bà điên kia đang làm gì thế không biết?

Hai ngón tay trỏ hai lần dưới xương đòn, sau đó hai lần về phía người đối thoại. Đơn giản biết bao...

ANH: Sau hai giờ đọc, cảm giác có lỗi bao trùm lấy anh; anh thấy như mình đang uổng phí thời gian. Gần đây anh hay có cảm giác như vậy khi lâu lâu không đụng tới máy tính. Thật không phải, đương nhiên, bởi khó mà gọi việc phân tích một bài công bố có ảnh hưởng đến những công trình của chính mình hoặc sẽ gây nên một cuộc luận chiến là sự uổng phí thời gian. Không biết từ đâu mà có, nhưng từ một dạo nhất định nào đó, anh thường có tâm trạng như vậy. Liệu đó có phải là những dấu hiệu đầu tiên về sự lệ thuộc vào máy tính?

Anh quyết định quay lại bài tham luận mà anh chuẩn bị cho hội thảo ở Geneve. Chuyến đi này làm anh vui. Họ đã có những dữ liệu mang tính phát hiện và họ muốn trình bày chúng với thế giới. Anh biết rằng việc sếp quyết định để chính anh công bố bài thuyết trình tại Geneve là một ưu ái đặc biệt.

Dự án quả rất độc đáo. Từ bảy năm nay, họ nghiên cứu về gien đối với toàn bộ cư dân trên một trong những đảo ở phía tây Ireland. Bởi đảo này hầu như hoàn toàn cách biệt với thế giới và việc đến hoặc đi khỏi đảo này cực kỳ hiếm khi xảy ra, nên có thể nói về một lịch sử gien hầu như ổn định trên một phạm vi khép kín đối với toàn bộ dân số. Đảo này còn hấp dẫn vì một lý do khác nữa: trong hầm mộ của hai nhà thờ tại đây, người ta đã tìm thấy những cái quách với những xác người được bảo quản đặc biệt tốt. Khí hậu của đảo và độ khô ráo trong hầm mộ khiến cho các thi hài trong quách hầu như không bị suy xuyển, mà chỉ tự khô đi. Cái lâu nhất có tám trăm năm tuổi, cái gần nhất - bốn trăm năm. Chất liệu gien lấy từ các xác ướp có thể so sánh với chất liệu gien của những người dân đang sống trên đảo. Quả anh đã đùa rằng việc khái quát hóa bất cứ điều gì trên cơ sở những nghiên cứu trên người dân Ireland là rất mạo hiểm, nhưng anh biết rằng dự án này là một chấn động trong ngành gien học. Và chương trình của anh là để phân tích những dữ liệu này. Tại Geneve, anh sẽ trình bày những kết quả của giai đoạn đầu nghiên cứu.

Anh mở phần soạn thảo lần cuối bài tham luận và trước khi ngồi vào viết, anh xuống bếp ở tầng dưới lấy chai chardonay vùng California uống dở trong tủ lạnh. Anh lấy chai vang và chiếc ly mà anh đã để trong ngăn đá từ mấy tiếng trước. Từ một dạo nào đó, anh luôn nhớ để một chiếc ly không trong ngăn đá tủ lạnh. Đã từ lâu anh phát hiện ra rằng ít có thứ gì ngon bằng chardonay lạnh, tốt nhất là của vùng Monteray, trong một chiếc ly có lớp đá bao quanh. Ngoài ra đây cũng lại là một nguyên tắc được ngẫm ra trong thời gian gần đây - những bài thực sự tốt đều được anh viết sau khi uống vang. Mà bài đi Geneve phải là một bài đặc biệt tốt...

Không có gì ngạc nhiên khi Steinbeck viết hay đến thế. Ai cũng biết rằng ông uống và thêm vào đó, ông sống ở Monterey, anh nghĩ.

Anh đi thang máy lên phòng mình. Vào giờ này, Viện đã vắng tanh vắng ngắt. Trong phòng làm việc của anh được chiếu sáng bằng mỗi một cái đèn để bên máy tính có dính những mẩu giấy vàng ghi những việc cần làm mà đằng nào thì anh vẫn cứ quên, chỉ nghe thấy tiếng chạy bình yên của chiếc quạt trong máy tính. Thật ấm cúng và thuận tiện; anh có rượu vang, có máy tính và có ý tưởng cho bài tham luận.

Phòng làm việc, cũng là gần đây anh nhận thấy, đã dần trở thành một cái gì đó nhiều hơn là nơi làm việc đơn thuần. Anh mang đến đây tất cả những gì mà mọi người về nguyên tắc có ở nhà : sách, đài có phần nghe đĩa compact, ly uống rượu, bàn là, gia vị, một bộ khăn, chăn, gối, giầy thể thao (đề phòng trường hợp anh nảy ra ý muốn chạy trong công viên gần đó - việc mà cho tới lúc này anh không hề muốn), áo vét, hai cái cravát, vài bức tranh, và cả mấy chậu hoa để ở bất cứ nơi nào mà sách chưa chiếm chỗ, sổ tay hoặc đĩa mềm. Căn phòng làm việc này đã trở thành nhà của anh.

Cả cô cũng đã có mặt ở đây, trong "ngôi nhà" này. Với lại cô còn có thể ở đâu được nữa? Chẳng phải chính ở đây, Cô đã "gõ cửa" lần đầu tiên đấy thôi. Ở đây thậm chí còn có cả đồ đạc của cô nữa! Cô đã gửi chúng cho anh. Thỉnh thoảng anh lại thấy những gói nhỏ trong thùng thư của mình. Để cảm nhận sự có mặt của phụ nữ trong ngôi nhà của mình, không nhất thiết phải có bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Có thể có một cái gì đó hoàn toàn khác.

Có thể là những ngọn nến xanh, nến thơm, nến hoa văn, thẳng, dài hoặc ngắn, nhưng bao giờ cũng là nến xanh. Bởi anh vốn thích màu xanh.

Có thể là những cuốn sách. Sách của cô có mặt khắp nơi trong căn phòng này. Những cuốn sách mà cô đã đọc. Với những ghi chú bên lề hoặc viết thẳng vào phần nội dung. Cô mua hai cuốn giống nhau. Cuốn này luôn dành cho anh. Cuốn thứ hai cho cô. Để có nó trong tầm tay, những khi họ cùng nói về nó.

Có thể là những tấm bưu ảnh hoặc bưu thiếp. Từ mỗi thành phố mà cô đến, mà ở đó cô không vào mạng được. Có lần Cô gửi mười tám tấm bưu thiếp từ Krakow.

Mãi tới cái thứ mười tám này em mới ghi được những gì mà em có thề nói với anh sau một tiếng trên ICQ. Em cảm thấy thiếu nó. Thiếu quá. Có một số bưu thiếp giống nhau. Tha lỗi cho em nhé. Ở quầy họ chỉ có mười hai cái khác loại - cô viết.

Có thể là cái nịt vú của cô. Có lần anh hỏi đồ lót cô mặc ngày hôm ấy màu gì. Đó là vào buổi tối. Anh đã uống hơi nhiều vang. Rồi âm nhạc. Và không hiểu sao lại đâm ra thế. Lúc đầu cô bỏ qua câu hỏi. Một tiếng sau cô quay lại. Cũng lại hơi nhiều vang. Và cũng lại âm nhạc. Và có lẽ với cô cũng không hiểu vì sao lại đâm ra thế, vì cô viết:

Em không biết mô tả cho anh màu này như thế nào. Nó ở giữa màu xanh ôliu với xanh ngọc. Em vừa cởi nịt vú cho vào phong bì đấy. Tự anh sẽ thấy nó có màu gì.

Bốn ngày sau thì anh thấy một gói nhỏ trong thùng thư của mình. Anh nhớ rất rõ là lúc nào mình cũng cảm nhận mùi nước hoa khi chạm môi vào cái nịt vú màu ôliu-ngọc của cô. Anh cũng nhớ mình đã hưng phấn như thế nào.

Đúng, phòng làm việc này là ngôi nhà thứ hai của anh. Ngoài ra đây chính là nơi cô hay lui tới hơn cả. Mặc dù không chỉ ở đây. Nhưng chỉ ở phòng làm việc anh mới có cảm giác, những khi họ cùng ở trên mạng, như mời cô về nhà mình. Bên cạnh đó, “lui tới” nghĩa là nói chuyện với cô trên ICQ, cùng cô mở chat, cả viết hoặc nhận e-mail của cô nữa. Sự có mặt của cô trong cuộc sống của anh liên quan với máy tính. Anh có thể liên tưởng một cái máy tính cụ thể với những kỷ niệm cụ thể. Trên cái laptop với ổ cứng có khả năng dường như vô hạn được kết nối với mạng trong phòng khách sạn ở Zurich này, lần đầu tiên cô viết: Em nhớ anh và em không thề chờ được đến thứ hai. Từ cái Macintosh màu tại Intentet cafe ở Berlin anh được biết là gần đây cô sợ nhặt những từ “không bao giờ” và “luôn luôn”, còn ngay sau đó là “không gì hết” và “không ai hết”, tiếp đó trong cái siêu máy tính khổng lồ Cray ở Đại học Tổng hợp Stuttgart anh đã nhận được e-mail, trong đó lần đầu tiên Cô viết: Một lần nữa cám ơn anh vì tất cả, mà trước hết vì anh hiện hữu.

Những kỷ niệm của những cuộc gặp ảo với cô chủ yếu là những kỷ niệm xúc cảm. Nhưng còn là cả những ghi nhớ về những đặc tính của những bàn phím, những màn hình mà anh đã dùng chúng để trao đổi thông tin với cô. Đôi khi anh cười thầm khi thấy kỷ niệm của họ còn là cả những câu hỏi giả dụ:

- Thế em có nhớ em đã viết cho anh tình cảm như thế nào trên các máy tính có bàn phím với những vết cafe không có phím “z” ở trụ sở của IBM ở Heidelberg? Cái máy tính có các màn hình hoài cổ màu hổ phách ấy, và chúng mình đã thỏa thuận là sẽ thay “z” bằng số 8. Bây giờ người ta không còn sản xuất những màn hình như thế nữa.

- Em nhớ không?

Phải chăng những kỷ niệm của họ mãi mãi là như thế? Bàn phím, màn hình, tốc độ modem, chương trình thư hay tên máy chủ cho phép họ mở chat?

Về nguyên tắc thì tại sao không? Phải chăng cái ghế dưới gốc cây rợp bóng phải lãng mạn hơn cái máy tính không có chữ “z” trên bàn phím ở bên trong bức tường kính trong một trung tâm máy tính mờ tối?

Còn phụ thuộc vào cái gì xảy ra trên ghế và cái đã xảy ra nhờ có cái máy tính ấy.

Ưu thế của cái ghế trước máy tính đối với phần lớn mọi người là hiển nhiên và không cần phải bàn cãi. Chủ yếu là do sự gần gũi, mùi và sự đụng chạm. Trên ghế, lời nói bị đẩy xuống hàng thứ hai. Anh không bình luận về chuyện này. Tuy nhiên anh cho rằng mùi và sự đụng chạm có thể thay thế bằng lời nói. Người ta cũng có thể đụng chạm bằng lời nói. Thậm chí còn tình cảm hơn là bằng tay. Mùi cũng có thể được mô tả, rằng nó có vị và màu sắc. Một khi đã tình cảm từ những con chữ và tỏa hương từ những con chữ thì... khi đó thông thường nhất là phải ngắt modem. Trên ghế, khi đó chủ yếu là lý trí bị ngắt.

Anh ước một ngàn lần cho mình được ở trên chiếc ghế ấy.

Chardonney thật tuyệt. Tham luận đi Geneve có thể chờ một chút - anh nghĩ khi rót đầy ly thứ hai. Anh ngồi thoải mái trong cái ghế xoay, hai chân gác lên bàn. Mắt nhắm lại. Đồng hồ trên gác chuông nhà thờ điểm nửa đêm. Anh nghĩ, thế là theo một nghĩa nào đó, một ngày bản lề đã qua đi. Từ hôm nay sẽ khác hơn. Anh chưa biết khác hơn như thế nào, nhưng anh biết sẽ có một cái gì đó thay đổi. Cái e-mail về Natalia ấy...

Cho tới lúc này, anh chưa bao giờ kể cho bất cứ ai ngần ấy chi tiết về nỗi đau khổ đó. Anh không muốn. Và không cần thiết. Cha anh thì đằng nào cũng hiểu, không cần phải nói, còn những người khác? Những người khác không quan trọng. Với cô anh muốn kể tất cả. Từng chi tiết. Từng giọt nước mắt. Và anh đã làm thế. Tại sao vậy? Vì cô ở xa và không nhìn thấy những giọt nước mắt ấy? Vì đơn giản là anh không có ai khác để kể mà anh thì lại rất muốn? Hay cũng có thể đó chỉ là sự ích kỷ? Chia sẻ với ai đó nỗi buồn của quá khứ để vơi bớt? Hay có thể giờ đây cô cần thiết quá, quan trọng quá, nhạy cảm quá và đáng tin cậy quá khiến anh đâm sợ một sự gần gũi đến như vậy? Cũng có thể. Nhưng đó có lẽ chưa phải là tất cả.

Anh đứng dậy, cầm ly rượu và đến bên cửa sổ. Tì trán vào mặt kính lạnh. anh đứng đó một lúc, ngắm nhìn những quầng sáng chuyển động của đèn pha ôtô bị khuyếch tán trong màn sương bao phủ con đường cao tốc bên dưới cửa sổ.

- Tôi kể với cô ấy vì muốn chia sẻ với cô ấy cả quá khứ của mình nữa - anh nói to với hình ảnh của mình trong gương. - Những người phụ nữ quan trọng nhất của đời tôi bao giờ cũng phải biết về quá khứ của tôi.

Đúng! Gần đây cô chẳng là quan trọng nhất đối với anh đấy sao. Trong vòng mấy tháng gần đây nhất anh không thể trải qua bất cứ điều gì cốt yếu mà không nghĩ rằng mình muốn kể với cô ấy ngay lập tức. Điều này đã len vào cuộc sống của anh thật khẽ khàng và không thể nhận biết. Và nó thống trị anh. Thay đổi anh. Khơi dậy trong anh những tình cảm hoàn toàn mới lạ. Ví dụ như sáng dậy, khi mở máy tính anh thấy như trong ngực mình có hàng ngàn con bướm đang đập cánh. Hoặc cơn khát cảm xúc mạnh đến mức xua anh ra khỏi chiếc giường ấm áp để xuống tầng ngầm và ra lệnh cho anh lấy những tập thơ của Jasnorzewska trong những cái thùng các tông cũ ra.

Anh biết rằng nỗi khát cảm xúc không phải là một trạng thái bền vững. Anh biết điều này rõ biết bao! Sau cái chết của Natalia, khi đã trở về với thực tại, anh đã không còn khả năng có những cảm xúc. Trái tim anh như thể một miếng thịt ướp lạnh Thậm chí anh đã từng nhìn thấy nó trong một giấc mơ kinh hoàng. Nhăn nhúm và tím bầm y như miếng thịt bò lấy từ ngăn đá ra. To vĩ đại, để vừa vặn trong cái lỗ đen giữa xương chậu và xương đòn. Rắn, một vài chỗ bị phủ một lớp đá được gọi trong cái túi nylông bị thủng mấy chỗ. Cái túi đông cứng đựng trái tim ấy của anh chuyển động. Nó co lại và giãn ra đều đặn. Từ những lỗ thủng của túi nylông, phùi ra những miếng thịt bằm đỏ. Khi cái túi nổ tung, anh hét lên, tỉnh giấc. Anh còn gặp giấc mơ này nhiều lần nữa. Trong suốt hai năm.

Trong thời gian này, với anh phụ nữ chỉ khác đàn ông ở chỗ, họ có ngực và không phải cạo râu, và có thể trông cậy ở họ nhiều hơn. phải sau vài năm anh mới lại cảm thấy một cái gì đó kiểu như là hấp dẫn tình dục. Nhưng đó chỉ là, như dạo ấy anh nói “dung tục”. Từ tiền liệt tuyến. Nhưng cũng cả từ gã khờ. Những hoócmôn bị đánh thức đã lấn át khả năng cảm giác đối với phụ nữ nơi anh. Anh chỉ muốn giải tỏa bức xúc, để tinh trùng của mình ở đâu đó rồi lại quay về với sách. Không hơn. Chủ yếu anh làm việc này một mình. Nhưng không phải bao giờ cũng thế.

Một lần, hồi còn là sinh viên năm cuối cùng, anh đã dẫn một đoàn khách du lịch của Almatur đi Amsterdam. Hướng dẫn viên du lịch địa phương, theo yêu cầu của đoàn, đã dẫn họ đến con kênh nổi tiếng ở khu Zeydak mà thường chỉ có những anh chàng thủy thủ mới biết. Tối, hoàn toàn một mình, không biết vì một cái cớ nào đấy, anh đã ra khỏi khách sạn. Lúc quay về, anh đi theo con kênh này. Anh đã mua heroin trong một quầy hàng nhỏ cạnh một cây cầu. Chuyện này đã và vẫn đang là hoàn toàn hợp pháp ở Amsterdam. Anh ngồi trên một cái ghế dài và hút. Và cứ như vậy trong vòng vài tiếng. Sau nửa đêm, anh ra về dọc theo con kênh, đi qua những khu nhà cũ kỹ có mặt tiền lắp kính. Những cô điếm ngồi sau lớp kính mời chào. Thế rồi anh dừng lại. Anh nhớ là mình đã chẳng đắn đo lâu. Anh đi vào bên trong. Cô gái là người Hung. Một cô gái tóc nâu trẻ trong cái áo choàng lụa, hút xì-gà.

Họ ngã giá bên cạnh những ly champagne. Cô gái thả rèm. Cởi quần áo cho anh. Cô ta thắp nến thơm. Mở nhạc. Anh nhận ra Locomotive GT. Cô ta đưa tay cho anh và đi theo anh đến cái chậu rửa bằng đá đen ở cạnh cửa. Cô ta cởi áo choàng và đứng trước mặt anh hoàn toàn khỏa thân.

Cô ta dùng mông đẩy anh đến sát chậu rửa, cúi người và bắt đầu kỳ cọ cho anh. Anh bị kích thích mạnh đến nỗi khi cô ta vừa chạm vào anh, anh đã phóng ngay ra chậu rửa. Anh không biết phải làm gì nữa. Xấu hổ kinh khủng. Anh nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy cô ta. Phải mất một lúc, cô ta không nói gì. Sau đó mới nhẹ nhàng vừa xoa đầu, xoa má anh vừa thì thầm cái gì đó bằng tiếng Hung. Cô ta nâng ly champagne, châm thuốc và đưa vào miệng anh. Đặt anh ngồi xuống cái ghế da rồi khẽ massage lưng và gáy anh. Một tiếng sau thì anh đi ra. Cô gái chỉ lấy một nửa số tiền đã thỏa thuận. Khi chia tay để tạm biệt cô gái, anh lại thấy của mình cương cứng.

Cô gái điếm người Hung ở Zeydak ấy là người đàn bà đầu tiên chạm vào anh sau cái chết của Natalia.

Mãi cho tới khi ở Ireland, anh mới hết cái cảm giác về đàn bà chỉ thông qua tình dục ích kỷ. Khoảng hơn một năm sau vụ ở Amsterdam. Một mùa xuân nào đó ở Dublin, anh lại tìm thấy những cảm xúc không liên quan gì đến tiền liệt tuyến. Nhờ có Jennifer ở đảo Wight...

Tiếng tút to của máy tính trên bàn bứt anh ra khỏi dòng suy tưởng. Một e-mail nào đó vừa đến. Anh mở cửa thông gió. Hãm chốt để cửa khỏi sập rồi quay vào bàn làm việc. E-mail của cô! Vào hai giờ sáng?

CÔ : Cô bảo lái taxi dừng lại trước cửa hàng bán đồ ăn cách văn phòng của cô hai ngã tư.

- Jack daniels đen, chai to cũng được và năm lon red bull - cô nói với người bán hàng đang ngái ngủ.

Ông ta quan sát cô từ đầu đến chân; chỉ đến khi cô để tiền lên mặt quầy kính ông ta mới đưa ra chai rượu và mấy lon red bull. Cô đã không gây được lòng tin. Trông cô giống như một con nghiện nhà quí phái không chịu nổi cơn nghiện. Trong thực tế, những con nghiện bình dân, mỗi khi lên cơn thường mua nước bạch dương hoặc cồn công nghiệp chứ không mua whisky. Trợ cấp cho một con nghiện bình thường không đủ để mua một chai jack danniels nhỏ chứ đừng nói gì đến chai to.

Mấy phút sau cô xuống xe trước tòa nhà văn phòng. Cô trả tiền cho lái xe rồi đi qua giữa đến tòa nhà. Cô đi cái thang máy duy nhất còn hoạt động lên tầng sáu, nơi có văn phòng của công ty cô. Chưa bao giờ cô ở đây vào ban đêm. Đi trong hành lang tối om để bật đèn, cô cảm thấy sờ sợ.

Cô đứng trước cánh cửa chấn song. Phía bên phải, ở độ cao của tầm mắt cô, có một cái bảng nhỏ có phím bấm như phím của máy tính bỏ túi.

Chúa ơi, phải vào mật khẩu mới mở được cửa cơ mà – cô hoảng hốt nhớ ra.

Cho tới lúc này cô chưa bao giờ làm việc đó. Buổi sáng, khi cố đến văn phòng thì cửa đã được bác bảo vệ “giải mã”.

Thế mới gay chứ... 1808... Hay không phải? Hay là 0818...?

Nếu mình bấm sai mã số, thì bác bảo vệ sẽ tóm cổ mình, và sau năm phút là cảnh sát. Còi báo động sẽ đánh thức cả khu, còn giám đốc hẳn nhiên là không tin rằng mình lại có việc gì đó quan trọng vào nửa đêm gà gáy này.

Cô dừng lại. Suy nghĩ rất lung xem phải làm thế nào. Việc này quá mạo hiểm. Nhưng mặt khác cô lại rất muốn nói với anh điều ấy. Lúc này! Chỉ có lúc này mới có ý nghĩa.

Cô lại gần bảng phím và gõ không do dự 1-8-0-8. Cô nhắm mắt, co người lại như đang chờ một cú đấm.

Không có cú đấm nào hết.

Cánh cửa tự động mở và cô vào phòng lâm việc. Cô lấy chiếc cốc pha lê dùng để uống whisky của mình trong tủ bếp ra. Cô bóc mấy viên đá trong cái khay đá bằng nhôm lấy trong ngăn đá rồi cho vào cái cốc màu xanh lá cây mà Jakub gửi cho cô mấy tuần trước đây. Cô đặt bốn lon red bull mua ở cửa hàng bán đồ ăn cạnh khay đá. Một lon cho vào túi xách tay. Cô quay lại phòng làm việc. Rót chừng nửa whisky rồi đổ đầy red bull. Cô bật máy tính. Gọi chương trình thư. Cô ra chỗ máy nghe đĩa compact để cạnh cái máy fax. Mở nhạc. Cô mơ đến lúc này từ khi còn ở những bậc cầu thang của trường bách khoa cơ. Một cốc whisky với đá - còn red bull thì mãi lúc ngồi trong taxi cô mới nghĩ tới - và đĩa mới nhất của Geppert. Ngày hôm nay cô chỉ có thể nghe Geppert. Cô muốn hoàn toàn đắm mình trong nỗi buồn. Geppert là tốt nhất cho chuyện này. Cô chọn Thay vì. Và bật máy. Cô uống một hơi hết nửa cốc đang cầm trong tay. Đoạn về bàn làm việc. Cô kéo dài sợi cáp xoắn nối bàn phím vời máy tính của cô. Cô ngồi ngay trên nền nhà. Bàn phím đặt lên đùi. Tựa lưng vào cạnh bàn và bắt đầu viết.

Varsawa ngày 28 tháng 8

Jakub,

Bây giờ anh hãy nghe em thật chăm chú này...

Cô đứng đậy. Cảm thấy bồn chồn. Cô sang bếp lấy hai lon màu xanh-nhũ từ ngăn đá tủ lạnh ra. Trở lại phòng làm việc. Cô đặt máy nghe CD ở chế độ “quay vòng”, mở Thay vì và lại ngồi xuống sàn nhà cạnh bàn.

Vậy là bây giờ anh hãy nghe em thật chăm chú này. Anh đã biến em thành - Chúa ơi, cái cô Geppert này mời tác động đến em làm sao chứ - người phụ nữ buồn nhất của đất nước này.

Anh đã giẫm em bẹp dí. Và anh đã thu em nhỏ lại kích cỡ của con virút. Chính xác như vậy. Của con virút.

Anh đã kể cho em nghe câu chuyện tình yêu cuối cùng...

Anh có thể để yên tất cả những chi tiết đó. Anh có thể, phải không???

Cô viết cô nói với mình rồi lại viết tiếp. Cô với cái cốc để bên trên sàn nhà. Uống nốt. Đá trong cái cốc xanh đã tan hết. Cô lại để bàn phím lên đùi. Nước mắt chảy xuống má. Cô viết thêm:

Em không thể thôi nghĩ đến cô ấy. Đến Natalia. Chưa bao giờ có một phụ nữ nào khiến em xúc động như Natalia đã làm em xúc động. Mỗi khi nhớ lại bức thư trong đó cô ấy viết: “Đó sẽ là thứ sáu. Em vừa kiểm tra lại, rằng anh cũng sinh vào thứ sáu. Đây sẽ lại là một thứ sáu may mắn, phải không Iakub?” - thì đơn giản là em khóc. Em không thể làm chủ được trạng thái ấy. Em hét lên. Hét vang cả phòng làm việc. Và đó không phải là do whisky uống với red bull.

Tại sao anh lại gặp phải điều đó? Tại sao cô ấy của anh lại chết?

Những thiên thần có chết bao giờ đâu...

Cô duỗi tay và vẫn ngồi trên sàn nhà, để bàn phím lên mặt bàn. Cô đổ nước từ cái cốc xanh đặt cạnh chai whisky và cái vỏ lon red bull ra lòng bàn tay phải và chậm rãi rửa mặt. Cô cảm thấy dễ chịu. Nước lạnh rửa không chỉ nước mắt. Cô đưa cốc lên đầu và đổ nốt chỗ nước còn lại lên trán. Vuốt mớ tóc ướt ra sau, Cô nhớ lại câu hỏi ngang ngược và bất ngờ của cô thợ chải tóc tối qua :

"Tối nay có ai đó làm rối tóc cậu à? Mình có phải làm để giữ được lâu không đây?"

Cô nghĩ rằng đây quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên tuyệt vời rằng đúng hôm nay cô lại đến thợ làm tóc. Đó là một đêm không bình thường, lãng mạn và trang trọng cùng anh. Cho một đêm như vậy, bất cứ người đàn bà nào cũng muốn mình đẹp hơn. Tuyệt đối không ảnh hưởng gì hết, nếu anh chưa biết gì về đêm nay. Với họ đã là như thế. Trong mối quan hệ này của họ, sự trễ được ghi nhận như một nguyên tắc. Ngoài ra, anh làm rối tóc cô không chỉ đêm nay. Cô ước gì có anh ở đây và anh thực sự làm một điều gì đó với tóc cô. Cô cảm thấy anh sẽ biết rõ cô muốn điều gì nhất.

- May mà mình đã chuốc cho Lý trí say - Cô vừa thầm thì với mình vừa cười khúc khích.

Cô đứng dậy. Cho chai whisky uống dở và tất cả số lon red bull vào túi. Mọi người không cần phải biết là cô lại thích uống whisky ở phòng làm việc mà lại vào đúng ngay sau nửa đêm thứ bảy. Cô phải phi tang thật cẩn thận. Cô để cái cốc xanh cạnh máy tính. Tắt máy. Tắt điện. Trong bóng tối, cô đến chỗ giá sách cạnh cửa ra vào. Cô bám vào tủ tài liệu màu đen. Qua bàn tay, cô nhận ra hình dạng quen thuộc.

Cách đây mấy tuần người đưa thư mang đến cho cô một gói nhỏ. Mọi người trong phòng đều tò mò không hiểu cô nhận được cái gì. Và của ai gửi. Thậm chí về điều này còn tò mò hơn. Cô giấu cái gói thật sâu trong ngăn bàn và không một lời bình luận, bỏ ra ngoài. Cô biết đó là của anh gửi. Cô nhận ra qua chữ viết. Cô không muốn mở gói quà ngay trước mặt mọi người. Chắc chắn mọi người sẽ nhận thấy tay cô run.

Cô không thể chờ cho đến lúc tất cả ra về. Trước hết nói chung cô không biết đây có thể là cái gì. Trong một hộp các tông nhỏ, đầy những hạt nhựa trắng để bảo vệ gói hàng, có một cái gì đó mà thoạt đầu cô không biết gọi là gì. Cô đặt nó trước mặt và ngỡ ngàng nhìn. Sau một lát thì cô hiểu: anh gửi cho cô một chuỗi xoắn kép ADN bằng thủy tinh màu. Sợi đỏ với những lỗ nhỏ phía bên trái nối vời những cặp que phẳng trắng-đỏ và vàng-xanh da trời cùng với một sợi đen phía bên phải, tạo thành một cái thang xoắn đi lên. Một chuỗi xoắn kép thực thụ. Trên các thanh trắng có các chữ "A", trên các thanh đỏ "T". Các thanh xanh lá cây ở phía trên có chữ "C" còn các thanh xanh da trời "G". Nhìn từ trên xuống, sẽ thấy một chuỗi liên tiếp các chữ: AT CG CG AT AT AT CG AT CG AT CG AT... Kèm theo gói quà có một tờ giấy :

Munich, ngày 10 tháng bảy

Em có biết là chỉ một sợi trong đường xoắn kép là quan trọng và có nghĩa? Nó chính thức được gọi là "sợi có nghĩa". Chính nó mang thông tin di truyền. Sợi thứ hai, chỉ phục vụ cho mục đích làm mẫu để tái tạo, được gọi là sợi vô nghĩa. Mặc dầu vậy, như một tổng thể thì tất cả chỉ có nghĩa khi có sợi vô nghĩa này. Cái sợi bên phải ấy, cái sợi đen ấy, là vô nghĩa. Anh thích cả hai.

Anh muốn em có một cái gì đó từ anh. Như một lá bùa. Đơn giản là để em có thể chạm vào một cái gì đó từ anh.

Lá bùa! Thật khó tin, thật vớ vẩn phải không em? Nhưng dẫu sao anh vẫn muốn em có một cái gì đó kiểu như vậy.

Anh mua mô hình này của một cậu sinh viên trên bãi cỏ trước Viện Hóa MIT ở Boston. Thực ra anh đã nhìn thấy rất nhiều mẫu các chuỗi xoắn kép còn đẹp hơn. Nhưng với anh cái này đặc biệt gần gũi. Anh đã mua nó sau bài giảng đầu tiên của mình ở Mỹ. Chính là ở chỗ ấy, MIT. Với anh, một người Ba Lan thì đây như thể một giải Oscar. Giảng bài ở MIT đối với một nhà khoa học giống như được yết kiến Giáo hoàng. Anh muốn có một cái gì đó mãi mãi từ chỗ này. Anh đã trả những đồng đôla công tác phí cuối cùng cho mô hình này. Sau đó anh không đủ tiền đi xe buýt ra sân bay. Anh đã đi bộ. Nhưng anh đã có nó. Bây giờ thì anh muốn em có nó.

Jakub.

Có thể có một con gấu, con thỏ hay con chó bông. Cũng có thể có một chuỗi xoắn kép ADN bằng thủy tinh. Có thể nó không mềm mại, không mịn để ôm ấp. Nhưng thay vào đó nó lại có gien.

Cô nhớ là sau khi đọc xong tờ giấy, cô đã đưa cái vật thủy tinh ấy lên môi.

Cô lấy cái mô hình từ trên giá xuống và nắm chặt trong lòng bàn tay. Cô thuộc lòng thứ tự của chuỗi. Hoàn toàn không cần phải nhìn. Cô nghĩ rằng nhất định một lúc nào đó cô sẽ hỏi anh tại sao lại nhiều AT hơn CG. Có phải ở chỗ nào cũng thế hay chỉ ngẫu nhiên ở đoạn này thôi?

Cô ra khỏi phòng mệt mỏi nhưng thanh thản. Một cảm giác thư thái tuyệt vời. Cô ngạc nhiên nhận thấy sau ngần ấy whisky mà mình vẫn tỉnh táo thế. Đúng lúc phải ngắt báo động thì cô đột ngột quay lại và chạy vào phòng. Cô lại mở máy tính.

- Mình mới chỉ viết mail chứ đã gửi nó đi đâu - cô nói to.

Khi chương trình thư xác nhận thư của cô đã được gửi, đã là hai giờ sáng.

Cô nghĩ - gần đây ý nghĩ này rất hay đến - rằng Internet phải được tôn vinh như lửa và rượu vang. Đơn giản đây là một điều thiên tài! Làm gì có bưu điện nào làm việc vào hai giờ sáng?

Cô gọi điện đặt taxi rồi ra khỏi phòng. Taxi đã đợi.

- Tôi có thể ngồi cạnh anh được không - Cô hỏi khẽ. – Hôm nay tôi không muốn ngồi ở phía dưới kia, trong bóng đêm này.

Người lái taxi ngạc nhiên, nhìn cô chăm chú hơn. Vừa vội vàng thu tờ báo trên ghế bên cạnh vừa trả lời:

- Tất nhiên rồi. Tôi rất vui. Mời cô ngồi.

Họ đi. Trong radio Don McLean đang hát Starry, starry night.

- Anh cho to hơn một chút được không? - Cô cười, hỏi người lái xe.

- Chị cứ điều chỉnh như chị muốn. Tôi cũng rất thích nghe to.

Cô vặn núm âm lượng. Và ngâm nga theo. Một lúc sau thì cả anh tài cũng nhập bọn. Họ nhìn nhau rồi cùng cười phá lên.

Cô ngồi tựa lưng vào ghế rất thoải mái, nhắm mắt và nghe nhạc cô có thể đi như thế này đến vô cùng vô tận. Không khí trong taxi bỗng trở nên ấm cúng và an toàn. Cô nghĩ rằng đã từ lâu lắm rồi cô không thấy hạnh phúc như lúc này. Những ngón tay cô lần theo mô hình thủy tinh đã kịp ấm lên nhờ hơi ấm bàn tay cô. AT, CG. Rồi lại CG và sau đó là ba lần AT...

Starry, starry night, paint your palleteblue and gray...

ANH: Anh với ngăn kéo lấy lon coca, ngồi xổm trên ghế trước màn hình, kéo dài sợi dây xoắn của bàn phím, đặt bàn phím lên đùi. Bắt đầu đọc.

Varszawa ngày 28 tháng tám.

Jakub,

Bây giờ anh hãy nghe thật chăm chú này...

Vậy là bây giờ anh hãy nghe em thật chăm chú này. Anh đã biến em thành - Chúa ơi, cái cô Geppert này mới tác động đến em làm sao chứ - người phụ nữ buồn nhất của đất nước này.

Anh đã giẫm em bẹp dí. Và anh đã thu nhỏ em lại kích cỡ của con virút. Chính xác như vậy. Của con virút.

Anh đã kể cho em nghe câu chuyện tình yêu cuối cùng...

Anh có thể để yên tất cả những chi tiết đó. Anh có thể, phải không???

Chỉ có điều đừng nói với em rằng em đã yêu cầu anh điều đó. Đừng nói với em như vậy! Bởi đây sẽ là sự biện minh không phù hợp với anh đâu.

Em muốn biết về những người phụ nữ của anh trong quá khứ, nhưng chỉ là biết qua thôi. Chỉ là họ đã từng tồn tại, họ có cặp mắt như thế này, màu tóc như thế kia, tiểu sử như thế nọ và rằng họ đã lùi vào dĩ vãng. Họ đã lùi vào dĩ vãng, không trở lại, đó là điều em muốn biết đầu tiên.

Hẳn số đó phải nhiều và họ rất khác nhau. Họ có thể để lại những dấu vết khác nhau. Hẳn họ phải mang nhiều ý nghĩa. Nhưng anh đừng nói về bất cứ một người cụ thể nào. Ý định của em là như thế. Bất cứ người phụ nữ nào ở địa vị của em cũng sẽ có ý đồ như thế. “Bất cứ người phụ nữ nào ở địa vị của em” - Chúa ơi, câu này vang lên mới khủng khiếp làm sao.

Nhưng với anh thì không thể lên kế hoạch như vậy được. Có thể tin cậy vào anh. Anh là một người đáng tin cậy – em thích từ này - đáng tin cậy đến đau đớn. Nhưng lên kế hoạch với anh thì đơn giản là không thể. Đó là em cũng cứ giả thiết như vậy cho đến hôm nay. Từ hôm nay thì em biết điều đó là chắc chắn. Anh 78ca có một tiểu sử quá rắc rối. Đã thế, anh còn thay đổi tiểu sử của người khác.

Về nguyên tắc thì không phải thế. Mà là những người khác muốn thay đổi tiểu sử của mình vì anh. Như Natalia chẳng hạn.

Cho tới lúc này, em chưa từng biết một ai đã gặp phải bi kịch như vậy. Và cho tới lúc này, em chưa từng biết một ai đã có được tình yêu như thế. Phải chăng trong cuộc đời, cứ nhất thiết phải đưa tất cả về con số không? Phải chăng cả ở đây cái quan niệm cân bằng trạng thái chết tiệt mà có lần anh đã viết về nó hết cả ba trang giấy ấy cũng phát tác?

Khi đọc về tất cả những gì anh đã dành cho cô ấy, đã lâm vì cô ấy, thì em phân vân, những cái anh đã dành hay sẽ dành cho những người phụ nữ khác, với anh, sẽ buồn tẻ, trần tục và thậm chí vô vị biết bao. Bất cứ người đàn bà nào đi qua anh, hay cũng có thể dừng lại bên anh, đều phạm sai lầm. Thậm chí họ không biết là sai lầm gì.

Họ, những người đàn bà ấy không nên biết tí gì về Natalia. Anh hãy đừng nói gì với họ cả. Bởi sẽ rất khó cho họ khi phải so sánh với một người mà với anh là một thiên thần. Bởi các thiên thần đâu có chán nản, những ngày xấu trời, nếp nhăn và kinh nguyệt.

Em đã dừng lại bên anh. Nhưng đây là egal(*), như anh nói. Tuy nhiên, anh đã kể cho em chuyện ấy. Nhưng những gì anh dành cho em mỗi ngày hoàn toàn không dung tục và vô vị. Hơn nữa, chắc chắn anh đã cho rằng em có thể vượt qua được. Bởi em là ảo cơ mà. Giống như thiên thần. Các thiên thần cũng là ảo. Luôn luôn như thế. Thậm chí cả hàng ngàn năm trước Internet. Nhưng trong trường hợp của em, thì đó là sự lừa phỉnh. Em CHỈ LÀ ảo. Em không có gì chung với thiên thần. Em là người đàn bà hư hỏng, tội lỗi. Việc anh là con người đặc biệt và xứng đáng với tất cả những tội lỗi ấy tuyệt đối không thể biện minh cho em được.

Chúc sức khoẻ! Cái giống Daniels này uống với red bull ngon hoàn toàn khác. Anh hãy thử xem. Rồi anh sẽ cảm nhận được cái hương vị tội lỗi ấy.

Vậy là đúng hôm nay em hiểu rằng em có ý đồ đối với anh. Chính hắn nói với em rằng em có. Và rằng em không nên có. Cũng là hắn. Bởi đó là thiếu đạo đức. Hắn gọi đó là “phản bội”. Đúng là hắn đã dùng từ này! Hắn bảo em là ít nhất thì em cũng vi phạm hai điều răn. Số 6 và số 9, tức là 69. Điều này thì hắn không nói. Mà là em tự liên tưởng.

Hai đứa em uống say và chuyện gẫu chút đỉnh. Tức là em uống say rất lâu từ trước. Hắn bảo em rằng hắn chưa bao giờ trộn jack daniels với red bull và rằng như vậy có thể nguy hiểm cho tim. Em bảo hắn rằng không việc gì phải sợ, bởi hắn thậm chí đã lảng vảng gần tim bao giờ đâu, nên chắc chắn là điều đó chẳng liên quan gì đến hắn. Mà nguy hiểm cho tim, đó là anh.

Hình như anh chưa biết hắn phải không? Cho phép em giới thiệu nhé. Ngài TS. T. Lý Trí. Của riêng em. “T” là từ “Thông minh”. Hắn không gọi em là gì khác ngoài “Trái Tim”. Hoàn toàn không đếm xỉa gì đến tên em. Em cũng đã quen vậy rồi. Với hắn, em là “Trái Tim”. Có lẽ cũng không đến nỗi sỉ nhục lắm, phải không anh?

Tranh luận với hắn rất mệt. Hắn đơn giản là cảm nhận rất kém. Uống cũng chỉ khi nào mà em làm hắn cáu tiết. Em đã ghi lại những gì hắn nói với em thành một cuốn sổ trong trí nhớ. Chủ yếu là để cho anh. Anh vốn thích những cuộc tranh luận như vậy mà.

Lý Trí : Trái Tim! Cậu uống đấy à?

Trái Tim : Mình? Làm gì có. Đây chỉ là whisky thôi.

Lý Trí: Tớ thích cái kiểu trả lời này đấy, Trái Tim ạ. Rất thích. Cậu có thích nói về vấn đề này không?

Trái Tim: Tại sao anh ấy lại viết cho mình chi hết như vậy? Anh ấy phải biết rằng mình sẽ khó chịu chứ.

Lý Trí: Cậu sao thế, Trái Tim? Cậu không đọc báo à? Làm sao mà đàn ông họ biết được cái gì làm cho phụ nữ phải buồn? Anh ta đơn giản là muốn chia sẻ chuyện này với ai đó. Cậu đã dính với anh ta từ mấy tháng nay rồi, thì anh ta nói với cậu là phải thôi.

Trái Tim: Cậu, Lý Trí, đừng có mà nghĩ rằng mình ở cao hơn thì nhìn mọi cái tốt hơn và muốn nói gì thì nói đâu nhé! Hơn nữa mình đâu có “dính” với anh ấy như cậu gọi. Đơn giản là bọn mình cùng nhau nhiều hơn. Bọn mình thích nói chuyện với nhau.

Lý Trí : Chính thế! “Bọn mình thích nói chuyện với nhau”. Cậu đừng có làm cho mình rối ren. Mình vốn có vấn đề với nụ cười. Bọn mình không hợp nhau, bởi nó lấy đi của mình lòng can đảm.

Nói chuyện? Chính thế đấy. Bên anh ta, cậu chẳng có thể im lặng đấy sao. Gần đây thậm chí đó còn là mơ ước của cậu ở bên anh ta cả ngày và im lặng. Cậu đã có quá đủ lời nói từ anh ta rồi.

Trái Tim : Đúng. Nhưng đây chẳng có gì là xấu cả. Đơn giản là mình muốn biết nếu bọn mình không nói chuyện với nhau thì sẽ như thế nào. Liệu có vẫn hay không. Là để cho hiểu biết chung thôi. Cậu thích hiểu biết, phải không nào?

Lý Trí : Với anh ta không hay cho cậu đâu. Với chồng cậu mới là hay cho cậu. Gần đây cậu chả im lặng suốt ngày với ông ấy đấy thôi. Vẫn chưa đủ cho cậu sao?

Trái Tim : Biết ngay mà. Mình đã đoán trước được điều này. Cậu sẽ lôi ông chồng mình vào đây. Ông ấy là rất quan trọng đối với mình và cậu biết điều ấy. Bây giờ thậm chí còn biết hơn cả mình. Vì ông ấy ở với cậu nhiều hơn là với mình.

Lý Trí : Đấy là mình giả thiết như vậy. Ông chồng cậu ở đây suốt ngày với mình. Kể cả ban đêm. Không phải vì ông ta muốn. Đơn giản là cậu phái ông ta đến đây. Chắc ở đấy cậu phải trống trải lắm?

Trái Tim : Thỉnh thoảng. Thường là khi mình đi làm về.

Lý Trí : Biết ngay mà. Cậu tắt máy tính và thế là cậu thấy trống trải. Cái gã ở Đức này có cái quái gì thế không biết? Là Lý Trí mình phải công nhận rằng hắn ta thông minh. Thậm chí rất thông minh. Nhưng đàn ông thông minh thì vô thiên lủng. Hắn ta có cái gì nhỉ?

Trái Tim : Cậu, Lý Trí, cậu không hiểu được điều này đâu. Có thể khi nào cậu uống say, sẽ dễ cho cậu hơn. Mấy viên đá đây? Bây giờ chưa à? Vậy cậu quyết định đi, Lý Trí. Bởi có thể sẽ hết đấy.

Những gì xảy ra giữa mình và anh ấy thật huyền bí. Trong quá trình phát triển, cậu dừng lại ở chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý biết về sự huyền bí chỉ có ngần này, là nó tuyệt đối không duy lý.

Lý Trí, cậu hãy kiểm tra lại trong hành động của cậu, xem mình có nhầm không. Xem tỷ lệ có phải là “một phần của tổng thể”? Mình gần như chắc chắn rằng đó chính xác là đó.

Mình đã nhảy qua pha sớm này. Chủ nghĩa duy lý là một phần, là (Lý Trí, cậu đã kiểm tra lại chưa?) lạnh lùng và không thân thiện. Như thể một cái lều tuyết bỏ hoang. Một người luôn sống trong một cái lều tuyết khó mà hiểu được sẽ như thế nào khi ngồi trên một tấm thảm mềm mại trước lò sưởi trong khi ngoài cửa sổ tuyết đang rơi. Ở bên Jakub thường giống như ở cạnh lò sưởi vào tháng mười một. Có lúc bạn thấy dễ chịu đến mức bạn quên mất là bạn không còn tỉnh táo. Với mình còn tồi tệ hơn. Mình mất tỉnh táo hoàn toàn không phải vì quên. Hơn nữa, ngọn lửa ấy ấm áp đến nỗi mình sẵn sàng ra lệnh cho con người mình cởi bỏ hết xiêm y. Người ta có thể nghiện cái này. Mình đã tự hỏi không biết bao lần, tại sao lại thế? Và cậu biết gì không, Lý Trí? Mình cho rằng lúc nào mình cũng là quan trọng nhất đối với anh ấy. Ở bên anh ấy, mình là tuyệt đối duy nhất. Cái cảm giác như thế này mình không có đã từ lâu lắm rồi.

Lý Trí : Không có gì khó chịu hơn là lò sưởi trong căn phòng bỏ trống vào sáng ngày hôm sau. Bạn chỉ có đống tro phải mang đi đổ. Thường là chả có ma nào có thể thay bạn làm việc đó. Cậu có nghĩ đến điều này không hả Trái Tim? Trong căn lều tuyết luôn y như vậy. Buồn tẻ? Lạnh lẽo? Có thể, nhưng không có tro. Để có tro cần phải có lửa.

Trái Tim : Mình chưa nghĩ tới. Bởi nói chung là mình chẳng nghĩ gì sất. Mình cảm nhận. Chỉ có cậu là phải nghĩ thôi, bạn tội nghiệp ạ.

Lý Trí : Này, Trái Tim, đừng có mà cành cao thế. Cậu tưởng rằng hễ cậu cứ duy lý hóa mình thì cậu có nghĩa là cao quí và tiến hóa ở bậc cao hơn, còn mình thì đồng nghĩa với Linh mục? Cậu nhầm rồi, Trái Tim ạ. Chúng ta cả hai, chính xác thế, đều đang ở trong một phản ứng hóa học. Đúng thế đấy Trái Tim! Chúng ta chỉ là hóa học chỉ có điều phản ứng của cậu đơn giản là khác. Mình, đó là các nơron, các bó sợi thần kinh, vùng đồi, não giữa và thể hạnh nhân. Còn cậu chủ yếu là truyền dẫn thần kinh: phenylethylene, dopamine, catecholamine. Không quan trọng chúng có tên là gì. Có thể đến một lúc nào đó người ta sẽ đưa bọn mình vào một ngân hàng dữ liệu các phản ứng hóa học nào đó. Rồi cậu xem.

Phản ứng của cậu kết thúc nhanh hơn của mình nhiều. Phản ứng của mình diễn ra đến cùng. Phản ứng của cậu tỏa nhiệt quá lớn. Cậu cần quá nhiều và thu cũng quá nhiều. Đến một lò luyện kim cũng không thể chịu được lâu như vậy. Cậu cháy hết mình. Đã thế cậu lại chỉ hấp nhiên liệu cho một lò. Cậu, Trái Tim ơi, hãy cẩn thận đấy, bởi cái lò thứ hai có thể sẽ tắt. Tuy nhiên hiện nó vẫn còn đang âm ỉ. Còn chưa quá muộn. Lúc nào cậu cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa ở đó.

Trái Tim : Lý Trí, cậu nói thậm chí rất lý trí. Nhưng cậu không tự biết đâu. Có những vấn đề mà cậu không bao giờ hiểu được.

Lý Trí : Vâng, vâng. Tôi biết. Mình biết cậu muốn nói gì. Cậu muốn nói đến tình yêu. Nhưng cậu nên nhớ: trong tất cả những cái vĩnh cửu, thì tình yêu là thứ tồn tại ngắn nhất. Cho nên cậu chớ có tự đặt mình vào vĩnh cửu. Cậu, Trái Tim ạ, cậu đâu phải là vũ trụ.

Lý Trí : Chính thế! “Bọn mình thích nói chuyện với nhau”. Cậu đừng có làm cho mình rối ren. Mình vốn có vấn đề với nụ cười. Bọn mình không hợp nhau, bởi nó lấy đi của mình lòng can đảm.

Nói chuyện? Chính thế đấy. Bên anh ta, cậu chẳng có thể im lặng đấy sao. Gần đây thậm chí đó còn là mơ ước của cậu ở bên anh ta cả ngày và im lặng. Cậu đã có quá đủ lời nói từ anh ta rồi.

Trái Tim : Đúng. Nhưng đây chẳng có gì là xấu cả. Đơn giản là mình muốn biết nếu bọn mình không nói chuyện với nhau thì sẽ như thế nào. Liệu có vẫn hay không. Là để cho hiểu biết chung thôi. Cậu thích hiểu biết, phải không nào?

Lý Trí : Với anh ta không hay cho cậu đâu. Với chồng cậu mới là hay cho cậu. Gần đây cậu chả im lặng suốt ngày với ông ấy đấy thôi. Vẫn chưa đủ cho cậu sao?

Trái Tim : Biết ngay mà. Mình đã đoán trước được điều này. Cậu sẽ lôi ông chồng mình vào đây. Ông ấy là rất quan trọng đối với mình và cậu biết điều ấy. Bây giờ thậm chí còn biết hơn cả mình. Vì ông ấy ở với cậu nhiều hơn là với mình.

Lý Trí : Đấy là mình giả thiết như vậy. Ông chồng cậu ở đây suốt ngày với mình. Kể cả ban đêm. Không phải vì ông ta muốn. Đơn giản là cậu phái ông ta đến đây. Chắc ở đấy cậu phải trống trải lắm?

Trái Tim : Thỉnh thoảng. Thường là khi mình đi làm về.

Lý Trí : Biết ngay mà. Cậu tắt máy tính và thế là cậu thấy trống trải. Cái gã ở Đức này có cái quái gì thế không biết? Là Lý Trí mình phải công nhận rằng hắn ta thông minh. Thậm chí rất thông minh. Nhưng đàn ông thông minh thì vô thiên lủng. Hắn ta có cái gì nhỉ?

Trái Tim : Cậu, Lý Trí, cậu không hiểu được điều này đâu. Có thể khi nào cậu uống say, sẽ dễ cho cậu hơn. Mấy viên đá đây? Bây giờ chưa à? Vậy cậu quyết định đi, Lý Trí. Bởi có thể sẽ hết đấy.

Những gì xảy ra giữa mình và anh ấy thật huyền bí. Trong quá trình phát triển, cậu dừng lại ở chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý biết về sự huyền bí chỉ có ngần này, là nó tuyệt đối không duy lý.

Lý Trí, cậu hãy kiểm tra lại trong hành động của cậu, xem mình có nhầm không. Xem tỷ lệ có phải là “một phần của tổng thể”? Mình gần như chắc chắn rằng đó chính xác là đó.

Mình đã nhảy qua pha sớm này. Chủ nghĩa duy lý là một phần, là (Lý Trí, cậu đã kiểm tra lại chưa?) lạnh lùng và không thân thiện. Như thể một cái lều tuyết bỏ hoang. Một người luôn sống trong một cái lều tuyết khó mà hiểu được sẽ như thế nào khi ngồi trên một tấm thảm mềm mại trước lò sưởi trong khi ngoài cửa sổ tuyết đang rơi. Ở bên Jakub thường giống như ở cạnh lò sưởi vào tháng mười một. Có lúc bạn thấy dễ chịu đến mức bạn quên mất là bạn không còn tỉnh táo. Với mình còn tồi tệ hơn. Mình mất tỉnh táo hoàn toàn không phải vì quên. Hơn nữa, ngọn lửa ấy ấm áp đến nỗi mình sẵn sàng ra lệnh cho con người mình cởi bỏ hết xiêm y. Người ta có thể nghiện cái này. Mình đã tự hỏi không biết bao lần, tại sao lại thế? Và cậu biết gì không, Lý Trí? Mình cho rằng lúc nào mình cũng là quan trọng nhất đối với anh ấy. Ở bên anh ấy, mình là tuyệt đối duy nhất. Cái cảm giác như thế này mình không có đã từ lâu lắm rồi.

Lý Trí : Không có gì khó chịu hơn là lò sưởi trong căn phòng bỏ trống vào sáng ngày hôm sau. Bạn chỉ có đống tro phải mang đi đổ. Thường là chả có ma nào có thể thay bạn làm việc đó. Cậu có nghĩ đến điều này không hả Trái Tim? Trong căn lều tuyết luôn y như vậy. Buồn tẻ? Lạnh lẽo? Có thể, nhưng không có tro. Để có tro cần phải có lửa.

Trái Tim : Mình chưa nghĩ tới. Bởi nói chung là mình chẳng nghĩ gì sất. Mình cảm nhận. Chỉ có cậu là phải nghĩ thôi, bạn tội nghiệp ạ.

Lý Trí : Này, Trái Tim, đừng có mà cành cao thế. Cậu tưởng rằng hễ cậu cứ duy lý hóa mình thì cậu có nghĩa là cao quí và tiến hóa ở bậc cao hơn, còn mình thì đồng nghĩa với Linh mục? Cậu nhầm rồi, Trái Tim ạ. Chúng ta cả hai, chính xác thế, đều đang ở trong một phản ứng hóa học. Đúng thế đấy Trái Tim! Chúng ta chỉ là hóa học chỉ có điều phản ứng của cậu đơn giản là khác. Mình, đó là các nơron, các bó sợi thần kinh, vùng đồi, não giữa và thể hạnh nhân. Còn cậu chủ yếu là truyền dẫn thần kinh: phenylethylene, dopamine, catecholamine. Không quan trọng chúng có tên là gì. Có thể đến một lúc nào đó người ta sẽ đưa bọn mình vào một ngân hàng dữ liệu các phản ứng hóa học nào đó. Rồi cậu xem.

Phản ứng của cậu kết thúc nhanh hơn của mình nhiều. Phản ứng của mình diễn ra đến cùng. Phản ứng của cậu tỏa nhiệt quá lớn. Cậu cần quá nhiều và thu cũng quá nhiều. Đến một lò luyện kim cũng không thể chịu được lâu như vậy. Cậu cháy hết mình. Đã thế cậu lại chỉ hấp nhiên liệu cho một lò. Cậu, Trái Tim ơi, hãy cẩn thận đấy, bởi cái lò thứ hai có thể sẽ tắt. Tuy nhiên hiện nó vẫn còn đang âm ỉ. Còn chưa quá muộn. Lúc nào cậu cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa ở đó.

Trái Tim : Lý Trí, cậu nói thậm chí rất lý trí. Nhưng cậu không tự biết đâu. Có những vấn đề mà cậu không bao giờ hiểu được.

Lý Trí : Vâng, vâng. Tôi biết. Mình biết cậu muốn nói gì. Cậu muốn nói đến tình yêu. Nhưng cậu nên nhớ: trong tất cả những cái vĩnh cửu, thì tình yêu là thứ tồn tại ngắn nhất. Cho nên cậu chớ có tự đặt mình vào vĩnh cửu. Cậu, Trái Tim ạ, cậu đâu phải là vũ trụ.

Trái Tim : Cậu nói thế bởi cậu căm thù tình yêu. Mình biết. Thậm chí mình hiểu cậu. Bởi khi nào tình yêu đến, người ta ngắt bỏ cậu. Cả hai cũng tắt cậu đi. Người ta cho cậu xuống tầng hầm như cất ván trượt tuyết khi mùa đông qua đi. Cậu phải chờ ở đấy cho đến mùa sau. Lúc này người ta không cần cậu nữa. Cậu làm phiền người ta. Hãy hiểu điều này. Bởi cậu là Lý Trí cơ mà, vậy thì hiểu một điều gì đó với cậu đâu có khó khăn gì.

Họ cần quái gì cậu? Họ không có thời gian cho cậu. Lúc nào họ cũng chỉ nghĩ đến nhau. Họ ngưỡng mộ nhau. Kể cả những điểm yếu. Đối với họ lý trí nghĩa là nỗi sợ bị từ chối, là câu hỏi giằng xé tại sao lại chính là anh hay cô ấy. Họ rất ghét những câu hỏi như vậy. Cho nên họ mới tắt cậu đi. Cậu hãy chấp nhận điều đó.

Lý Trí : Mình không thể. Chỉ có cậu thôi, Trái Tim ạ, là cảm nhận được rằng mình không thể. Thỉnh thoảng mình cũng gọi họ từ cái tầng hầm ấy đấy chứ. Nhưng họ không nghe thấy. Bởi khi ấy thì họ còn nghe thấy gì nữa.

Làm sao mà cậu diệt được tất cả những chuyện này hả Trái Tim? Bây giờ thì cậu có thể rót cho mình được rồi. Cái tầng hầm của cậu đã làm mình mủi lòng đấy. Mình phải uống mới được. Ba cục đá, whisky không. Không cần red bull. Mà cậu rót luôn nửa cốc cho mình. Truyen8.mobi

Trái Tim : Mình hiểu. Chai whisky này được đấy chứ? Mình, nếu có thể, mình chỉ uống jack daniels. Cậu uống thêm một cốc nữa nhé? Ba cục đá phải không?

Lý Trí, cậu sẽ làm cho mình một điều gì đó chứ? Chuyện này rất quan trọng đấy. Mình sẽ không bao giờ quên ơn cậu đâu. Cậu sẽ làm chứ? Cậu có thể tắt cái thằng Lương Tâm đi hộ mình một thời gian được không? Nó quấy rầy mình quá. Quấy rầy kinh khủng.

Lý Trí : Cậu nghe đây, Trái Tim. Đừng có làm điều đó với mình. Mình yêu cầu cậu đấy. Đừng có giải quyết bất cứ vấn đề gì với mình trong lúc uống rượu. Cậu phải vô tư mới được Trái Tim ạ. Mình uống với nhau, cậu hơi duy lý một chút còn mình hơi mủi lòng một chút, điều đó không đảm bảo để cậu học thuật với mình đâu. Phải tự trọng một chút chứ Trái Tim.

Với lại không thể ngắt Lương tâm đi được đâu. Việc đó mình cũng không làm được. Chỉ có thể làm cho nó tạm yên trong một khoảng thời gian nào đó thôi. Tốt hơn hết là chung sống với nó. Thậm chí cả nói chuyện với nó cũng không được ấy chứ. Ngoài ra rất khó gặp nó. Bao giờ nó cũng nằm ở đâu đó trong tiềm thức. Nó hay lang thang vào ban đêm. Khi đó thì mình đã ngủ và không phản ứng nữa, còn cậu thì bận phục hồi sức khỏe, đang có chu kỳ hình sin đẹp đẽ.

Trái Tim : Mình chẳng giải quyết với cậu chuyện gì trong lúc uống rượu cả. Cậu chỉ làm cho mình vì lòng tốt thôi, Lý Trí ạ Cậu có lý. Với Lương tâm thì không thể thương thuyết được.

Lý Trí : Cậu nghe này, Trái Tim. Một khi mình đã thẳng thắn với nhau ở đây, thì cậu hãy nói cho mình biết, Trái Tim, cậu thực sự muốn gì?

Tại sao cậu lại làm thế? Vì mình nhìn thấy hết đấy. Kể từ ngày cậu quen cái tay Jakub ấy, cậu vội vội vàng vàng, cậu trễ nải, cậu đập phá lung tung, cậu dìm mình trong dopamine, cậu dừng lại, cậu trượt ngã, cậu làm náo loạn hết cả lên. Như hôm nay chẳng hạn. Tại sao cậu lại làm thế hả Trái Tim? Cho những trải nghiệm và những kỷ niệm?

Cậu sợ rằng đến một lúc nào đó cậu sẽ đập một cách thảm thương trên chiếc bánh sinh nhật đầy nến và nghĩ rằng thời của cậu đã qua, còn cậu thì chưa trải nghiệm được gì? Không hề có một sự loạn nhịp nào hết, cũng chẳng có chứng đập nhanh hoặc chỉ là co thắt tâm nhĩ? Cậu sợ điều này, phải không Trái Tim? Hay có thể việc hạn chế đập chỉ cho một người khiến cậu sợ sẽ bỏ phí mất cơ hội?

Ngoài ra cậu tắt cái cô Geppert ấy đi. Có thể nghe bao nhiêu lần cùng những nỗi buồn ấy? “Còn khi nào thức dậy, em thở dài, có gì đâu, tất cả có lẽ cũng chỉ là thay vì mà thôi”. Thậm chí cả mình cũng thuộc lòng bài này. Và cậu đừng khóc nữa, Trái Tim à, bởi cứ nhìn thấy cậu khóc là mình mất hết cả Lý Trí.

Trái Tim : Vì cậu thấy đấy, Lý Trí, anh Jakub ở xa thế, có ít cơ hội thế để mà cạnh tranh với bất cứ ai có thể ở đây, chìa tay ra và khiến mình đập vội, mà đằng nào thì mình cũng chỉ đập thực sự khi ở bên anh ấy thôi. Dạo đầu chuyện này làm mình lo lắng như là mình có một khuyết tật di truyền nào đấy. Nhất là Lương Tâm lại luôn doạ dẫm rằng nó cực kỳ nguy hiểm, nó có thể dẫn đến nhồi máu và rằng sớm muộn gì thì EKG cũng sẽ chỉ ra điều đó. Hồi đầu thậm chí mình cũng nhất trí với nó. Mình nghĩ rằng rồi sẽ qua thôi, rằng cậu, Lý Trí sẽ giúp mình xoay sở thế nào đó, rằng đây chỉ là sự bất thường nhất thời trong phản ứng đối với sự lạnh lùng, trống trải và dửng dưng ở xung quanh. Nhưng bây giờ thì mình muốn cho cái “sự bất thường” này tồn tại. Rất muốn.

Nhưng mà cậu, Lý Trí ạ, cậu không bao giờ hiểu được đâu. Rót cho cậu một cốc nữa nhé? Cậu phải uống không đá thôi. Tan hết rồi. Như mình ấy.

Lý Trí : Rót đi, Trái Tim, rót đi.

Jakub à! Đây không phải là toàn bộ cuộc tranh luận. Đoạn cuối phải sau cốc thứ năm và em muốn bỏ qua. Chủ yếu vì uy tín của mình thôi.

Còn Geppert vẫn hát. Em hoàn toàn không nhượng bộ Lý Trí đâu, như anh thấy đấy. Bởi nếu cái gì đó là quan trọng đối với em, thì em không nhượng bộ. Kể cả Lý Trí.

Em không thể không nghĩ đến cô ấy. Đến Natalia. Chưa bao giờ có một phụ nữ nào khiến em xúc động như Natalia đã làm em xúc động. Mỗi khi nhớ lại bức thư trong đó cô ấy viết: “Đó sẽ là thứ sáu. Em vừa kiểm tra lại xong, anh cũng sinh vào thứ sáu. Đây sẽ lại là một thứ sáu may mắn, phải không Jakub?” - thì đơn giản là em khóc. Em không thể làm chủ được trạng thái ấy. Em hét lên. Hét vang cả phòng làm việc. Và đó hoàn toàn không phải là do uống whisky với red bull. Truyen8.mobi

Tại sao anh lại gặp phải điều đó? Tại sao cô ấy của anh lại chết?

Những thiên thần có chết bao giờ đâu...

Đầu anh rũ xuống. Anh ngồi bất động một lúc. Cảm giác tê dại lớn dần lên. Anh đã biết trạng thái này của mình. Nó đã trở lại cùng với cô. Đã mấy năm rồi anh không bị. Anh đi tìm nó. Anh ngóng đợi. Anh gọi nó ra. Bằng tất cả mọi thứ có thể Bằng âm nhạc, rượu vang, văn chương, thuốc, tín ngưỡng, tâm lý liệu pháp và các hợp chất. Anh còn nhớ rõ nó đã từng quan trọng với anh như thế nào. Nó đã mất đi cùng với Natalia. Nó trở lại trong vài tháng ở Dublin, cùng với Jennifer, sau đó lại mất hút. Và giờ đây bất ngờ, từ mấy tháng nay, lại xuất hiện. Thoạt đầu chỉ thoáng qua. Như những tia chớp. Rồi tắt ngay. Nhưng trong lúc này nó tồn tại. Như hồi nào. Cũng sẽ như hồi nào! Lần lượt tất cả các pha. Hơi ấm tỏa dần rồi từ bên trong, bên ngoài hoặc từ chính con tim. Sau đấy một chút buồn nghẹn nơi cổ. Ngay sau đấy là niềm vui. Dữ đội đến mức anh muốn khóc. Tiếp theo là một kiểu hưng phấn không tự nhiên. Sau đó là nỗi xúc động nhẹ nhàng, trải dài. Còn trên tất cả là khát khao được đụng chạm. Chạm vào cô. Chỉ một lát thôi, tốt nhất là bằng môi. Đúng thế! Đó chắc chắn là cái này.

Đó là tình cảm.

Anh bấm số điện thoại phòng làm việc của cô. Chậm mất rồi. Cô không còn ở đấy nữa. Anh đến bên cửa sổ. Cười. Cô ấy nói gì nhỉ? “Cậu ấy, Trái Tim ạ, đừng có mà cành cao thế”… Hay là không phải nhỉ, cũng có thể là “Cậu ấy, Lý Trí ạ đừng có mà cành cao thế”. Ở bên trái tim cô ấy và lý trí của cô ấy thì đằng nào chả egal.

 Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/21391


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận