Top of Form
Cô vấp chân này vào chân kia suýt ngã khiến mọi người cười ồ. Cô la lên nho nhỏ:
– Hạ Mai chạy từ từ, kẻo lửa tắt bây giờ. Làm gì như ma đuổi vậy?
Hạ Mai vẫn chạy đều đều. Bàn chân cô thoăn thoắt trên sân. Phía bên kia, các đối thủ của hai cô còn ở phía sau một chút. Hạ Mai kêu to:
– Này, ráng lên! Mi làm gì như con rùa lật ngửa vậy? Lúc nãy sao không chịu gánh để ta nhúm lửa cho.
Hai cô vẫn chạy đều, đã hai vòng sân. Hoàng Uyên cho lửa cháy to, cơm sôi sùng sục. Hạ Mai nói nhỏ:
– Này, bớt lửa đi cưng, kẻo nấu cơm ba tầng thì ê mặt lắm đó!
– Giỏi... nấu đi, cằn nhằn hoài! Mệt muốn đứt hơi. Mi chạy thẳng người. Còn ta bị hình phạt hay sao mà chạy kiểu mới, vừa chạy vừa khom... Chưa có kiểu chạy nào lạ bằng...
– Hì hì? Ráng giật giải, chiều nay mình đi nhà hàng Cửu Long một chuyến.
Hạ Mai động viên bạn bằng nụ cười thật tươi.
Hoàng Uyên cho lửa bớt. Cơm cạn nước. Cô liên tục dụi lửa, thổi cho than hồng lên. Tay chân đầy lọ nồi. Hoàng Uyên giật mình khi chạy ngang qua khán đài, tiếng cô MC vang xa:
– Cuộc thi nấu cơm, trò chơi dân gian sắp kết thúc. Chỉ hai vòng sân nữa, các bạn sẽ hoàn thành. Chúng ta hãy hoan nghênh những đầu bếp khéo léo, nhanh nhẹn và tài năng nhất!
Có tiếng vỗ tay, cỗ vũ, la ó bên ngoài. Hoàng Uyên lính quýnh khi Hạ Mai gọi:
– Nhỏ này, cơm chín chưa?
– Sắp...
– Này, thêm tí than, kẻo sống thì nguy!
– Than đâu mà thêm.
– Thổi nhanh lên! - Cô hét to.
Hoàng Uyên cố chu đôi môi xinh tròn ra thổi phù phù. Tóc buộc sợi thun tự dưng đứt bung ào ra trước mặt, Hoàng Uyên tức anh ách:
– Trời ơi, tóc với tai! Hết giờ mi làm dáng rồi à!
– Vẽ chuyện! Này, cầm lấy! - Hạ Mai gỡ cây kẹp của mình đưa cho Hoàng Uyên.
Cô quẹt ngang mũi chùi những mồ hôi đọng lại thành giọt, cột ngang mái tóc rồi chạy nhanh theo bạn. Nồi cơm được đem ra ngoài, chờ chín. Cả hai chuẩn bị cái đĩa. Hoàng Uyên đặt lên đó đôi thiên nga được tỉa săn bằng quả cà chua và cà rất rất đẹp. Cô liên tục sửa chỗ đặt bài thi của mình. Hạ Mai lo giữ nồi cơm.
Loay hoay tìm tờ giấy ghi tên thí sinh trong chiếc xắc tay nhưng không có, Hoàng Uyên ngồi nhìn chung quanh... bối rối.
– Xin lỗi, cô cho phép tôi chụp một tấm ảnh.
– Ơ... anh chụp ảnh tôi hả?
Hoàng Uyên giật mình vội đứng lên. Anh ta là phóng viên hay nhà báo chắc?
Anh ta định chụp ảnh mình? Cô thích chí, ngượng ngùng hỏi lại. Anh phóng viên có đôi mắt một mí nhưng rất vui, niềm vui lộ qua ánh mắt. Anh nheo nheo mắt sau cặp kính trắng rất sang trọng, cười gật đầu và sửa soạn đưa máy ánh lên. Hoàng Uyên vội đưa tay ngăn lại:
– Khoan, chờ em sửa soạn lại?
Hoàng Uyê n định bước đi nhưng anh phóng viên lắc đầu:
– Không cần đâu, tôi thích chụp ảnh tự nhiên. Nhưng kìa, mặt cô... xinh lắm.
Hoàng Uyên được anh phóng viên đẹp trai khen, cô cảm thấy vui lắm nên ngẩng mặt lên, hơi điệu đàng làm duyên làm dáng. Anh chàng bấm liên tục mấy “pô” ảnh. Anh chìa tay bắt tay Hoàng Uyên:
– Rất cám ơn cô... Cuộc thi hôm nay cô ấn tượng lắm.
Lại được khen, Hoàng Uyên sung sướng vô cùng. Cô nghĩ mình đang được giải nhất cuộc thi nên cứ ngây người ra. Thấy cô được chụp ảnh, ai ai cũng đổ dồn mắt về phía cô. Hoàng Uyên quên cả việc sửa soạn chu đáo chỗ đặt cơm phần thi của đội mình.
– Dạ.... em cám ơn anh ạ!
Hoàng Uyên cố cười thật tươi với anh chàng nhiếp ảnh vừa rồi. Hạ Mai mang cơm tới quát nhỏ:
– Nè, nè tới giờ ban giám khảo chấm thi rồi, mi làm cái gì mà chụp ảnh liên tục thế? Ai vậy? Người yêu ngang hông hả? Không lo chuẩn bị gì hết, chút nữa mà aó là do mi đó.
Hoàng Uyên như sực tỉnh. Cô vẫy tay chào anh phó nháý. Giọng anh ngọt ngào nhưng sao lơ lớ khó nghe, có lẽ anh chào lại cô và bị mọi người xô đẩy, chen lấn ra ngoài mất hút.
– Bị thôi miên rồi hả nhỏ? Anh chàng đó người Nhật, mi cũng quen sao?
– Người Nhật? Hèn gì...
Hoàng Uyên kêu lên. Cô thấy mọi người cứ nhìn cô cười. Đúng vậy, Hoàng Uyên không biết họ cười gì. Cô đưa mắt tìm anh trong đám Đông, miệng cằn nhằn:
Sao lúc nãy mình không biết sớm nhỉ?
Hạ Mai bới cơm ra. Mùi cơm thơm ngào ngạt. Cô hít một hơi:
– Chao ôi! Thơm quá! Ngon quá! Thế nào, hy vọng lắm chứ? Mà này, mi đang tiếc cái anh chàng lúc nãy phải không? Hắn kìa!
Tranh thủ lúc ban giám khảo chưa chấm điểm, cơm và món ăn được các cô gái trang trí rất đẹp, anh chàng lại bấm máy. Đến chỗ Hoàng Uyên, anh khen:
– Chà! Đẹp lắm! Cô chụp lại ảnh nhá?
Hạ Mai lắc đầu đẩy Hoàng Uyên ra:
– Mi thích cứ chụp, ta không thích chụp ảnh.
Hoàng Uyên thấy Hạ Mai không thích, cô hơi chùng giọng. Cô hỏi bằng tiếng Nhật:
– Xin lỗi, anh tên gì?
Chàng trai mở tròn mắt ngạc nhiên, rồi anh cười thích thú:
– Cô biết tiếng Nhật à? Tôi là người Nhật. Tên tôi là Ansaki, rất hân hạnh được làm quen cô.
– Dạ.... không có chi! Anh cứ chụp ảnh các món ăn của cô bạn em làm đấy.
Tự nhiên!
Chàng trai đưa máy lên nhưng thay vì chụp các món ăn, anh lại quay máy vào cô ngắm nghía, bấm liên tục. Hoàng Uyên sợ xấu liền làm duyên. Hạ Mai bĩu môi:
– Chụp miễn phí hay lấy tiền vậy? Ta không có tiền trả giùm mi đâu nghen!
Đáp lại sự cằn nhằn ấy, Ansaki – tên anh chàng "phó nháy " - cười thật tươi:
– Không tốn tiền đâu cô bé ạ. Yên trí! Cô chụp chân dung đờ- mí đẹp lắm.
Nhớ làm người mẫu cho tôi nhé!
Lại khen, Hoàng Uyên phổng mũi tự hào. Cô lại làm kiểu cho anh chàng người Nhật chụp liền mấy kiểu nữa. Hạ Mai kéo tay bạn:
– Thôi đi, thấy người ta dễ làm tới. Coi chừng anh ta chộp cả hìh lẫn bóng mi đem về Nhật thì nguy đó. Nào, dọn dẹp đi rồi ra khỏi chỗ này, hết giờ rồi.
Nghe bạn nhắc, Hoàng Uyên giật mình. Cô quay lại nói với Hạ Mai:
– Mình làm ngay mà.
Như hiểu ý Hạ Mai, Ansaki chào cô thật điệu đàng. Cái cười của anh vừa kín đáo vừa xao xuyến lòng người. Hoàng Uyên tiễn anh ra về bằng cái chắp tay chào theo kiểu Nhật Bản thật khéo léo... Ansaki đi xa dần.
Chợt Hạ Mai la ré lên làm Hoàng Uyên giật thót cả tim khi cô nhìn sững vào Hoàng Uyên:
– Á! Trời đất ơi!
– Cái gì vậy, quỷ nhỏ? Làm người ta đứt tim có ngày. Mi có cái giọng hớp hồn người.
Hạ Mai cứ nhìn Hoàng Uyên rồi cô cười rũ ra:
– Há há... Trời ơi? Chắc tui chết mất quá! Tưởng mình đẹp... ai dè... ai dè...
Hoàng Uyên giậm chân xuống đất, mặt mày xụ xuống, giận dỗi:
– Hứ! Ta ghét nhất là kẻ ghen tỵ. Anh chàng đó thấy ta đẹp, dễ thương, khen, chụp ảnh miễn phí, mi không thích thì thôi. Đã làm kỳ đà cản mũí giờ còn cười chế nhạo nữa, ta cười không nổi rồi đó.
Hạ Mai cố nén cười, cô lôi mạnh Hoàng Uyên vào bên trong, Hoàng Uyên giãy nảy.
– Mi không cười nổi kệ mi... Còn ta, ta không hiểu anh chàng đó ý định mà lại chụp ảnh của mi dưa lên báo. Phen này không chỉ ta vỡ bụng mà còn khối người bị vỡ bụng vì cái mặt của mi đó.
Hoàng Uyên ngớ người ra. Cô thắc mắc không biết Hạ Mai nói gì.
– Cái mặt ta xấu lắm à? Thấy người ta đối xử tốt với ta, mi khó chịu phải không?
Hạ Mai bỏ mặc Hoàng Uyên đứng đó. Cô lục tìm trong túi xách:
– Làm gì tệ với bạn bè vậy Hoàng Uyên? Có chăng là anh chàng mà mi cho là người tốt lúc nãy... lo đi tìm mà bắt đền. Anh ta đưa mi lên báo làm trò cười thiên hạ cho mà xem và ghi bên dưới bức ảnh “người đẹp mèo ngao”, mi thích chứ.
– Cái gì? Ta... ta... làm sao?
Phát hiện ra chắc mặt mình có vấn đề, Hoàng Uyên ngây người ra. Hạ Mai đưa cho bạn chiếc gương soi, cô cười tiếp:
– Nào, xem lại dung nhan mùa hạ của mình đi. Đẹp không?
Hoàng Uyên chộp nhanh chiếc gương đưa lên ngắm nghía:
– Trời ơi? Chết rồi! Sao... lọ nồi ở đâu trên mặt ta thế này? Mi chơi trát hả nhỏ Mai?
– Bậy nha! Mi nấu cơm rồi quẹt tùm lum. Thấy cái mặt lọ lem ngồ ngộ của mi, anh chàng đó cảm thấy ấn tượng, hèn gì chộp cả chục “pô” đờ- mí ta cũng lấy làm lạ.
Hoàng Uyên đỏ mặt tía tai, cô lau nhanh chỗ lọ lem trên khuôn mặt. Hạ Mai vẫn chưa buông tha:
– ĐÓ, giờ mi đã hiểu vì sao anh ta thích chụp hình mình chưa, nhỏ?
Bị quê một cục, Hoàng Uyên chạy ra ngoài thật nhanh. Cô nhìn dáo dác tìm Ansaki. Cô thấy cục tức dâng lên đến tận cổ. Thì ra, anh ta chơi trát mình. Mình đâu có thù oán gì với hắn chứ? Uổng công cô điệu đàng với hắn cái khuôn mặt mèo ngaó của mình cả buổi. Hắn đúng là đồ cà chớn, dám bấm máy lia lịa gương mặt lọ lem của mình, còn bảo là ấn tượng nữa. Thật là... dối trá... đáng ghét. Hoàng Uyên cảm thấy ân hận vì cho hắn chụp ảnh... Sự ham thích nổi tiếng khiến cô bị cay đắng thế này. Trời ơi! Ảnh của mình mà đăng lên trang báo, bạn bè sẽ cười rụng cả răng chứ chẳng chơi. Nghĩ đến đó, Hoàng Uyên muốn bủn rủn cả người. Cô muốn tìm Ansaki để đòi lại các tấm ảnh và mắng hắn một trận nên thân, nhưng nhìn lại mình... lúc nãy quá gấp cô không có địa chỉ của hắn. Làm sao bây giờ? Hoàng Uyên bối rối, lo lắng lẫn bực bội, cô thề có dịp sẽ trả thù hắn nếu cô gặp lại. “Quỷ tha ma bắt hắn đi, Ansaki. Nếu gặp lại, anh sẽ biết tay tôi đó”.
Cô quay vào trong tìm Hạ Mai. Tất cả mọi người đang dồn vào chỗ chấm thi trò chơi dân gian thi nấu cơm trong ngày Hội văn hóa do Việt Nhật tổ chức ở khu du lịch Văn Thánh. Hoàng Uyên phụ trách bếp trưởng khu ẩm thực Việt Nam. Không khéo, anh chàng người Nhật này muốn cười cái mặt nhọ nồi của cô gái Việt Nam.
Tinh thần dân tộc tự dưng nổi lên làm cô tức tối thêm. Hoàng Uyên nện mạnh gót giày trên nền gạch, cô trở lại chỗ thi của mình. Bạn bè cô đang dọn dẹp lại thức ăn, chẳng ai rảnh nhìn thấy gương mặt phụng phịu của Hoàng Uyên, thật tức cười nhưng cũng thật dễ thương.
Tuần lễ hội văn hóa Việt Nhật đầy vui nhộn cũng qua đi nhanh như cơn gió vô tình. Hoàng Uyên và Hạ Mai rinh được giải thưởng cho trường, hai cô vui lắm.
Hôm nay là ngày trở lại trường Đại học Mỹ thuật sau tuần lễ xa các bạn. Vừa vào lớp Hạ Mai đã xun xoe với Hoàng Uyên:
– Ê! Công chúa Lọ Lem đã tìm được anh chàng hoàng tử trong mơ chưa?
Hoàng Uyên liếc bạn sắc lẻm:
– Ta cấm mi xì chuyện lọ 1em của ta với bọn con Thanh, Nhã Yến nghe chưa? Chuyện này m à đổ bể ra ra, nó cười sún ả răng đó.
Hạ Mai ngưng cười hỏi:
– Mi sợ các bạn sún răng hay sợ anh chàng đó đưa hình mình lên báo?
Hoàng Uyên tỉnh bơ:
– Cả hai.
Cái tỉnh bơ của cô làm cho Hạ Mai ngạc nhiên:
– Không ngán à?
– Không. Ta nghĩ anh chàng Ansaki đó không dám đưa tấm ảnh xấu của ta lên báo đâu?
– Vì sao nhỏ Uyên lại tin tưởng như thế?
Cô nghênh mặt:
– Ta tin anh chàng đó không xấu.
Không ngờ câu nói của cô làm cho Hạ Mai cười nắc nẻ:
– Không xấu, không có ý đồ... chắc người ta muốn chụp ảnh mi đem về treo giàn bếp để mi thi sắc đẹp với bà Táó đó. Phen này cầm chắc mi đạt giải nhất.
Bị bạn chọc quê, Hoàng Uyên tức đỏ mặt:
– Quỷ nè, chọc người ta hoài! Mi không thấy xốn xang trong lòng khi ta bị người khác ăn hiếp sao? Bạn bè xấu hết biết.
Hạ Mai không thôi đùa giỡn:
– Mắc mớ gì ta phải xốn xang? Vì khi mi đạt vinh quang, mi nghênh cái mặt lên thế này này... người mẫu Xô xích lé ạ.
Vừa nói, Hạ Mai vừa điệu đàng uốn éo thân người bắt chước kiểu mẫu nhỏ Uyên hôm nào, rồi ré lên:
– Nào, anh Ansaki chụp cho em kiểu này đi Kiểu nữ hoàng Ai Cập; kiểu này là kiểu người mẫu Sophia, người mẫu Anna, kiểu... Chụp cho em...
Hoàng Uyên buông chiếc cặp xuống bàn đuổi theo bạn. Hạ Mai hoảng hồn bỏ chạy tuốt ra hành lang. Cô chạy vòng vèo qua các dãy phòng. Các bạn trong lớp không hiểu gì cả, nhìn theo ngạc nhiên. Nhỏ Thanh hỏi Nhã Yến:
Hai bạn ấy đi thi về bị ngộ độc thực phẩm à?
– Ai biết. Họ nói cái gì chẳng ai hiểu.
– Hoàng Uyên thùy mị lắm mà, có khi nào lại đùa giỡn như thế nhỉ!
Nhã Yến dài giọng, nhẹ như gió:
– Những người khi có phong cách thường như thế. Thanh này, hôm nay có giờ thầy Trọng Nam, mình thích ghê. Ở nhà, thầy có nghiêm khắc với học trò không? Sao thầy lại dễ dãi với Hoàng Uyên, con nhỏ đó điệu đàng thật khó ưa.
Thanh Thanh chỉ liếc xéo Nhã Yến một cái mà không trả lời. Cô biết Nhã Yến không ưa Hoàng Uyên, còn vì lý do gì thì cô không biết. Thanh Thanh hát nho nhỏ, cô giở tập bài vẽ ra đặt trước mặt:
– Mùa xuân sang có hoa anh đào Mùa xuân sang có hoa đào anh...
– Rồi cả năm có hoa anh đào... - Hạ Mai chạy vào nấp sau lưng Thanh Thanh, vừa thở vừa hát nhại bạn.
Nhột quá, Thanh Thanh la lên:
– Nghiêm! Bên trái quay... Đằng sau quay đằng trước...
Hoàng Uyên cũng chạy ùa vào. Cô va phải thầy Trọng Nam làm rơi cả tập bản vẽ trên tay thầy bay tá lả. Hoàng Uyên thắng kịt lại, tròn mắt. Cả hai nhìn nhau hết cả hồn. Nhã Yến chờ thầy quát Hoàng Uyên. Cả lớp hồi hộp. Hoàng Uyên lí nhí:
– Dạ, em xin lỗi thầy.
Hơi cau mày một thoáng, gương mặt điềm đạm khó tính của Trọng Nam điểm nhẹ nụ cười thông cảm:
– Em chạy đi đâu dữ vậy? Lỡ ngã thì sao?
Hoàng Uyên nhìn Hạ Mai nháy mắt:
– Dạ.... tại...
– Tại ai?
Hạ Mai nhanh nhảu đỡ lời bạn:
– Dạ thưa thầy, Hoàng Uyên vui vì bạn ấy vừa đoạt giải trong kỳ thi ẩm thực nên tung tăng một chút xíu à.
Thầy Trọng Nam vào lớp ra lệnh:
– Vậy à! Lớp ta cùng chung vui với các bạn. Thôi, chúng ta vào bài học hôm nay đi. Nhã Yến không thấy thầy quở trách Hoàng Uyên và Hạ Mai thì hơi thất vọng, cô õng ẹo cất giọng oanh vàng:
– Thầy ơi! Hôm nay tụi em vẽ gì ạ? Thầy cho ký họa ngoài trời vui hơn. Vẽ ở đây hoài chán quá.
Hạ Mai đốp chát:
– Ký họa ngoài trời phải chọn cảnh tự nhiên. Muốn đi thì bạn đi một mình đi.
Mệt ghê!
Hai cô lại liếc nhau nghe rèn rẹt.
Thanh Thanh đề nghị:
– Chúng ta nên tuân thủ theo qui định các bạn ạ. Thầy cứ ra đề tài bọn em vẽ.
Hoàng Uyên nhặt tập vở cho Trọng Nam, cô đặt vội lên bàn rồi trở về chỗ ngồi. Chờ cô yên vị, Trọng Nam cất giọng sang sảng:
– Hôm nay các bạn vẽ người, đề tài tự do.
Cả lớp nhìn nhau. Chả ai thích vẽ người lại đề tài tự do, khó lắm. Ngồi mà tưởng tượng không người mẫu khổ thân lắm. Hoàng Uyên đã chọn cho mình người mẫu. Cô vẽ khuôn mặt của mình dính nhọ nồi, chắc vui lắm đây. Mà không, cô sẽ vẽ Hạ Mai, cho mi biết tay.
Nghĩ đến đây, Hoàng Uyên thích thú. Cô cậm cụi vẽ say sưa. Hoàng Uyên không hay Trọng Nam đang quan sát cô từng chút, giọng anh nhẹ nhàng trầm ấm bên tai:
– Em định vẽ ai thế?
Hoàng Uyên giật mình ngẩng đầu lên, định giấu bức phác họa:
– Dạ, em vẽ bạn em ạ.
Trọng Nam điểm nhẹ nụ cười:
– Một cô bạn dễ thương... Vậy mà tôi nghĩ là em sẽ vẽ người em có ấn tượng nhất.
Hoàng Uyên gật đầu:
– Dạ, bạn ấy rất ấn tượng thưa thầy.
Trọng Nam lại lướt qua đám học trò của mình. Vài chục bạn mà mỗi người một nét không ai giống ai. Trọng Nam lại nói thêm:
– Các bạn nhớ vẽ người ấn tượng nhất đối với mình.
Hạ Mai lém lỉnh thò mũi qua chỗ Hoàng Uyên:
– Này, vẽ anh Ansaki đi, ấn tượng đó.
Hoàng Uyên đưa bức vẽ nguệch ngoạc lên cho Hạ Mai xem:
– Ô, nhìn nè bạn... hì hì đẹp chưa? Ai đây có biết không?
Hạ Mai buông bút chì xuống nheo mắt nhìn:
– Mi vẽ hoàng tử hay con quỷ vậy?
Hoàng Uyên thích chí lắc lắc hai bím tóc dài:
– Cho mi đoán xem, con quỷ hay hoàng tử? Ta vẽ cả hai tặng mi đó.
– Con nhỏ này! Lạ chưa?
Nhã Yến lại thỏ thẻ:
– Thanh Thanh, xem mình vẽ có đẹp không? Đố bạn ai vậy?
Thanh Thanh cũ nhìn qua bàn bạn:
– Bạn vẽ ai sao giống thầy quá vậy?
Nhã Yến cười toe:
– Đúng rồi! Bạn tài thật. Mình đang vẽ người ấn tượng nhất. Các bạn vẽ sai đề tài cả rồi. Thầy bảo vẽ thầy mà không ai biết.
Hạ Mai quẳng nhẹ cây viết chì xuống bàn:
– Khéo nịnh! Vẽ chuyện! Thầy có yêu cầu như vậy bao giờ?
– Nhưng... nếu các bạn vẽ người khác, mình tin là các bạn chẳng bao giờ được điểm cao. Thầy của chúng ta biết thưởng thức nghệ thuật và cái đẹp, dĩ nhiên thầy là người đẹp nhất ở đây sao không chọn thầy làm mẫu chứ?
Hoàng Uyên chợt đồng ý theo Nhã Yến:
– Ừ há! Hay là chúng ta vẽ thầy đi? Hạ Mai vẽ lại.
Sự thay đổi bất ngờ của Hoàng Uyên làm cho Nhã Yến không biết nói gì. Cô tức tối cho mình nên tìm cách lựa lời:
– Thôi, các bạn đâu cần gì phải bắt chước người khác. Thầy trở lại, vẽ không kịp đâu.
Hạ Mai nhìn Hoàng Uyên cười chế nhạo:
– Đáng đời ba phảí đi, lúc nào cũng lộn xộn, không biết giữ lập trường là gì cả. Nhớ chưa cưng.
Lại bị Hạ Mai chọc quê, Hoàng Uyên quyết vẽ cho xong cái mặt thấy ghét của Hạ Mai. Cô quẹt nhanh những nét chì làm nổi rõ khuôn mặt đang cười của Hạ Mai, xem ra Thị Nở cũng chưa xấu bằng. Cô biết lần này bức họa của cô sẽ bị điểm xấu. Nhưng không sao, đây chỉ là tiết luyện tập, còn khối bài để cô kiểm điểm. Cô muốn bức tranh mình ấn tượng nhất. Cô sẽ vẽ Ansaki, hắn cũng đáng ghét lắm. Hoàng Uyên muốn vẽ tranh biếm họa. Với cô, Trọng Nam sẽ chẳng khó khăn gì. Cô nhận thấy điều đó từ anh, dù anh là thầy, là ông chủ của cô hiện nay.
Chợt nhớ đến hoàn cảnh mình và Trọng Nam, Hoàng Uyên ngồi thừ ra.
Trong đầu cô bao ý nghĩ về Trọng Nam đan xen vào nhau. Cô đang cảm phục anh và luôn xem anh là thần tượng của mình, dù cuộc gặp gỡ bất ngờ với Ansaki có làm cô xúc động. Nhưng Ansaki, cô nhắc tới anh là để giận hờn tức tối. Còn Trọng Nam hoàn thiện quá? Cô cứ nghĩ về họ trong nỗi niềm trăn trở băn khoăn...
– Ôi đẹp quá! Không ngờ mi vẽ ta đẹp kinh khủng, đúng là kiệt tác của cụ Ben- mớ (thay vì nói Bơmen) có khác. Nè, cho thêm hai cái nanh vào bảo đảm mi nhìn không ra ta đâu.
Hạ Mai la lớn bên tai làm Hoàng Uyên giật mình bịt chặt hai tai lại. Cô lắc đầu:
– Bà ơi... làm ơn nói nhẹ nhàng chút xem. Tiếng nói của bà hơn sét nổ bên tai. Bà là con gái chứ đâu phải Bà La Sát, cứ làm người ta glật mình mãi thế.
Hạ Mai ngồi đung đưa hai chân, cười to:
– Ai bảo mi vẽ ta làm chi. Thua me gỡ bài cào, thật nực cười.
– Thua ai, bạn nhỉ?
– Thua... thì thua anh chàng người Nhật ấy, bây giờ trút giận lên người tôi.
Than ôi, tội nghiệp cho thân tôi biết mấy.
– Thân bồ tượng bày đặt khoe?
– Ừ! Vậy mà người ta khỏe. Ai như mấy người, ốm nhom như cây que, gió cấp năm là bay tuốt luốt, chớ có than trời. Người đâu ốm, đói...
Hoàng Uyên hóm hỉnh:
– Vậy mà... có ai chê đâu. Người ta siêu người mẫu Thái Bình Dương đấy.
Giữ eo, giảm béo chứ đói bao giờ.
– Xí! Nói ngang ba làng nói hổng lại. Ta méc thầy cho mà xem. Thầy ơi...
Hoàng Uyên nó chọc em kìa!
Thầy Trọng Nam vừa bước vào lớp đã nghe tiếng la oai oái của Hạ Mai. Anh nhìn Hoàng Uyên, cô nhăn mặt, điệu đàng:
– Thầy ơi. Bạn Hạ Mai ăn hiếp em nè!
Cả lớp cười ồ lên làm cá hai thẹn thùng. Hạ Mai kêu to:
– Thầy xem bạn ấy vẽ em đẹp hơn Thị Nở. Đây là bức tranh ấn tượng nhất lớp, thưa thầy.
– Hoàng Uyên, mang lên cho lớp xem!
– Trọng Nam ra lệnh.
Hoàng Uyên rụt rè mang bức họa lên. Mọi người trố mắt nhìn. Thanh Thanh bụm miệng cười ra tiếng:
– Trời ơi! Ai mà xấu thế?
Nhã Yến thích thú:
– Vậy mà cũng gọi là vẽ. Xem ra, cô ta không có kỹ năng về mỹ thuật. Vậy mà ai đưa cô ta vào lớp này quả là không có mắt nhìn.
Hoàng Uyên tự ái. Cô đỏ mặt vì bị Nhã Yến phê phán. Trọng Nam nhìn Nhã Yến nghiêm khắc:
– Em vừa nói gì thế? Em có biết ai đưa Hoàng Uyên vào đây không? Em mắng tôi đấy à?
Nhã Yến biết mình lỡ lời, cô lí nhí:
– Dạ, em xin lỗi, em không biết là thầy... thầy đừng giận em.
Trọng Nam không trách móc Nhã Yến; anh nhấn mạnh:
– Hoàng Uyên vẽ rất ấn tượng. Các bạn phải biết sáng tạo trong nghệ thuật như cô ấy mới được.
Nhã yến không dám nói gì. Cô sa sầm nét mặt. Hình như Trọng Nam đang cố tình bênh vực Hoàng Uyên. Giữa họ có chuyện gì với nhau. Nhã Yến thấy tưng tức trong lòng. Cô ghen tỵ thật sự vì thầy Trọng Nam không để ý đến cô tiểu thư đài các như cô, lại đi chăm chút cho cô gái bình thường Hoàng Uyên.
Cô chẳng cam tâm khi thấy Trọng Nam tỏ ra quan tâm Hoàng Uyên. Nhã Yến thấy đầu óc mình nóng lên. Cô quẳng bút vào chiếc hộp viết xinh xắn, đôi mắt bồ câu đen láy ánh lên vẻ sắc lạnh khó hiểu vô cùng.
Vú Năm dọn dẹp lại phòng khách sạch tươm. Vú cắm lại bình hoa vừa được Trọng Nam mang về. Bó hoa hồng nhung thật đẹp Trọng Nam ăn điểm tâm xong, anh đứng lên bảo vú Năm:
– Vú nhớ gọi Hoàng Uyên đến, cháu đưa cô ấy đến trường luôn thể.
Vú Năm hơi ngạc nhiên vì lời đề nghị của Trọng Nam:
– Thưa cậu chủ, Hoàng Uyên đã đi học từ sớm. Cám ơn cậu tốt với mẹ con tôi quá. Chúng tôi đâu dám phiền cậu nhiều như thế. Hoàng Uyên là học trò sao lại đi chung với thầy dạy của mình, không tiện cho cậu chủ.
Trọng Nam gỡ đôi kính màu trắng ra lau nhẹ:
– Vú Năm! Tôi muốn giúp đỡ Hoàng Uyên nên mới đề nghị như thế chứ không có ý gì. Vả lại, xe còn rộng chỗ mà Hoàng Uyên phải đạp xe xa, tội quá.
Vú Năm yên lòng vì lòng tốt của cậu chủ. Vú bộc bạch?
– Cậu chủ! Tôi rất biết ơn gia đình cậu đã cưu mang mẹ con tôi, thật tôi biết lấy gì đền đáp. Mẹ con tôi có chỗ ở đàng hoàng cũng nhờ cậu. Cậu Hai... Tôi...
tôi.
Thấy vú Năm xúc động, Trọng Nam từ tốn chậm rãi:
– Giúp đỡ người là bổn phận của tôi. Vú đừng áy náy, cứ chăm lo tương lai cho Hoàng Uyên. Tôi luôn xem cô ấy như em gái, vú đừng ngại.
Vú Năm chớp mắt nhìn Trọng Nam nói không nên lời:
– Dạ, tôi hiểu.
– Thôi, tôi đi. Vú ở nhà làm mấy món ăn, chiều nay tôi có khách đó.
– Dạ.... Cậu yên trí, tôi sẽ không làm cậu thất vọng đâu.
Trọng Nam lái chiếc Toyota màu xám tro lướt êm trên đường. Hình như Hoàng Uyên đang ở phía trước. Tóc xõa dài buông trên bờ vai thon thả. Cô đang chạy cặp kè cùng Hạ Mai, họ đang cãi nhau... Lại là cặp bài trùng đi đâu, Hạ Mai cũng theo. Anh lái nhanh qua hai cô gái và bất ngờ dừng lại. Hạ Mai thắng không kịp, cô nhắm mắt la lớn:
– Á! Trời ơi! Ai mà đậu xe kiểu gì, chết rồi!
Vừa la, cô vừa nhấn mạnh vào thắng xe. Xe đứt thắng lao nhẹ vào đuôi xe Trọng Nam dừng lại. Hoàng Uyên cũng hoảng vía hét lên:
– Hạ Mai, coi chừng!
Hai cô gái vừa hoàn hồn lại sau cú va đập nhẹ. Hoàng Uyên lo lắng nói với Hạ Mai:
– Chết rồi! Xe của mi niềng cong như chữ C rồi. Không khéo họ đền trầy xe, tiền đâu mà đền.
Hạ Mai buông xe, chống nạnh nói như quát:
– Mình không đền thì thôi, làm gì có chuyện đền ngược đời. Để đó cho ta!
Vừa nói, Hạ Mai đã hùng hổ bước đến bên cửa xe, sau khi ném chiếc xe đạp hư lên vỉa hè:
– Anh kia! Bộ đui sao đậu giữa đường làm hư chiếc xế điếc của tui rồi, đền đi...
Trọng Nam lúc lắc đầu cười, anh mở xe ra. Hạ Mai há hốc mồm lè lưỡi:
– Trời ơi! Là thầy... thầy... kìa Hoàng Uyên.
Trọng Nam bước xuống xe, cười tươi:
– Nếu không phải là thầy chắc bị cô bắt nạt đến khốn đốn rồi, phải không?
Hạ Mai cắn môi. Thật là bẽ mặt. Hoàng Uyên lúc này mới lên tiếng trách móc Trọng Nam:
– Sao anh đùa kỳ thế, lỡ bọn em đâm vào xe chết thì sao?
Trọng Nam đỡ chiếc xe đạp lên:
– Xin lỗi, tôi không có ý định đùa các cô. Tôi muốn mời hai, cô đi dự cuộc triển lãm mỹ thuật ở Câu lạc bộ Thanh Niên. Các cô đi không?
Hạ Mai nhăn nhó:
– Sao thầy không nói trước. Bây giờ xe hư em không có hứng thú.
Hoàng Uyên cười:
– Đừng lo, xe hư là chuyện nhỏ? Cứ giao cho ông thợ ven đường là xong ngay. Đi nha Hạ Mai?
Hạ Mai gãi đầu suy nghĩ:
– Nhưng mình không có nói với gia đình. Trưa nay đi học về, mình còn phải đến bệnh viện thăm ba mình bị ốm trong ấy. Hoàng Uyên! Xe của mình...
Trọng Nam mở ví lấy tiền đưa cho Hạ Mai:
– Cô cứ sửa xe rồi về. Tôi xin lỗi.
Hạ Mai giãy nảy:
– Thưa thầy, em không có bắt đền thầy. Thầy cứ di dự triển lãm. Em cùng Hoàng Uyên về cũng được.
Trọng Nam thấy Hoàng Uyên ngần ngừ. Anh biết cô rất muốn đi chơi nên nói nhỏ:
– Hoàng Uyên! Cảm phiền em cho Hạ Mai mượn xe về trước. Em ở lại chờ sửa xe xong, chúng ta mang về cho cô ấy được không?
Hạ Mi gật đầu đồng ý ngay. Cô đạp xe về trưóc còn dặn lại Hoàng Uyên:
– Nhớ mang chiếc xế điếc về giùm mình nha. Chào Trọng Nam cười cười với Hoàng Uyên khi Hạ Mai đi khỏi. Ánh mắt trìu mến, đa tình làm Hoàng Uyên xao động. Cô nhìn chỗ khác, trách móc:
– Bây giờ anh bắt em ngồi đây chờ sửa xe à? Đùa gì ác!
Lắc mạnh mái tóc hơi dài rất nghệ sĩ phong lưu của mình, Trọng Nam chìa tay:
– Nào, xin mời cô bé lên xe! Ai lại bắt em ngồi đây chờ vì chuyện do anh gây ra chứ. Chúng ta đi ăn nha!
Hoàng Uyên nhận lời ngay:
– Đồng ý?
Nhưng cô ngập ngừng khi bước lên xe:
– Liệu em đi với anh, người yêu anh hiểu lầm thì sao?
Trọng Nam rất ga lăng cười mỉm y vị:
– Thì anh bảo em là em gái, đồng ý chứ?
– Đồng ý! - Khẽ gật đầu Hoàng Uyên đáp nhẹ nhàng gượng gạo.
Thì ra trong mắt anh, cô chỉ là cô em gái bình thường. Hoàng Uyên nhìn bộ trang phục đi học của mình so với bộ com lê màu hạt đậu cắt khéo của Trọng Nam đang mặc. Cô chạnh lòng tủi buồn, nao nao trong dạ. Tại sao Trọng Nam lại thích chiều chuộng, rủ cô đi chơi như thế? Trong khi Trọng Nam có biết bao nhiêu là bạn bè nam thanh nữ tú, còn cô chỉ là cô gái quê mùa, thô kệch.
Giấc mơ tìm Bạch mã hoàng tử cho mình còn xa lắm. Hoàng Uyên im lặng nghe hồn mình chơi vơi hụt hẫng.
Trọng Nam gợi chuyện:
– Em có chuyện buồn à?
– Dạ, đâu có.
– Sao mặt này bí xị mà bảo không có.
– Anh có thể đọc được ý của em anh tài ghê. - Hoàng Uyên buột miệng khen anh.
Vuốt nhẹ mái tóc nghệ sĩ rất mượt bồng bềnh sang bên, lộ vầng trán cao thông minh, đĩnh đạc. Trọng Nam rút nhẹ từ trong ngăn xe ở cửa một chiếc hộp gói giấy xinh xắn. Anh trao cho Hoàng Uyên và nói:
– Đây là tấm chân tình của anh mong em đón nhận.
Hoàng Uyên hơi sững người vì ngạc nhiên:
– Sao anh tốt với em vậy Trọng Nam?
Trọng Nam cười nhếch môi:
– Em không hiểu anh hay cố tình không hiểu. Anh có cảm tình với em ngay phút đầu gặp gỡ. Tình cảm ấy cứ đến thật tự nhiên đẹp như một bài thơ. Chúng ta cứ xem là bạn, là anh em được chứ em?
Thật ra, anh ta muốn nói gì mà câu trước câu sau không hề dính dáng với nhau. Hoàng Uyên cảm nhận được tình cảm của anh đối với cô ngọt ngào lắm.
Cô sung sướng vì một chàng trai rất đa tài, lại đa tình để mắt đến. Vả lại, Trọng Nam rất giàu, anh là một họa sĩ nổi tiếng của trường Đại học Mỹ thuật. Tài năng, và sự đẹp trai ấy đủ người đời đón nhận khâm phục.
Trọng Nam mắt vẫn hướng về trước cất giọng ngọt ngào:
– Em thích không?
Hoàng Uyên nhẹ nhàng nâng chiếc lên mở ra... Một chiếc nơ mài xanh lấp lánh mi- nớ trước mắt cô mời gọi. Hoàng Uyên reo lên sung sướng:
– Ôi! Thích quá! Sao anh biết em thích món quà này mà mua sẵn? Anh đừng tốn tiền vì em nữa. Em... em biết cảm ơn anh thế nào nhỉ?
Trọng Nam dừng xe trước một nhà hàng sang trọng. Vô tình hay hữu ý anh đặt tay mình lên tay cô bé bóp nhẹ:
– Em coi anh là gì mà khách sáo thế cô bé. Nhớ lần sau không được cảm ơn.
Nếu còn vậy nữa, anh giận cho xem.
Cái nắm tay thân thiện của anh khiến cho Hoàng Uyên bối rối ngượng ngùng nhưng sợ vô lễ, cô không dám gỡ tay anh ra. Trọng Nam nắm chặt tay cô kéo xuống xe mời mọc:
– Chúng ta ăn tí gì nha!
Hoàng Uyên cảm thấy có luồng điện chạy râm ran trong người. Bàn tay mềm mại ấm áp của anh làm cô muốn nghẹt thở vì xúc động. Anh và cô dung dăng vào nhà hàng khá sang trọng ven đường. Trọng Nam kéo ghế cho cô ngồi. Anh thật ga lăng. Cô gái nào là người yêu của anh thật hạnh phúc.
Nhà hàng bài trí thật thơ mộng. Hàng chữ nổi “Chúc quý khách thật ngon miệng” lại đập vào mắt cô. Cái gì cũng nhìn. Hoàng Uyên cảm thấy mình rất quê mùa. Bên Trọng Nam, cô giống như con khờ không hơn không kém. Cô gắng chỉnh lại cách nhìn của mình.
Trọng Nam rít một hơi thuốc thật sâu. Lúc này trông anh nghiêm nghị như một cụ già đứng đắn. Anh ngả người trên ghế lim dim thưởng thức mùi vị quen thuộc của khói thuốc, thỉnh thoảng lại liếc về phía Hoàng Uyên. Hai tay anh choàng ngược sau ghế. Hoàng Uyên không hề nhận ra cử chỉ ấy:
– Em có thích học hết chương trình mỹ thuật không?
Hoàng Uyên như tỉnh cơn mê, cô cười rất hồn nhiên:
– Sao anh hỏi lạ, học mỹ thuật là mơ ước từ lâu của em làm sao em bỏ được.
Trừ phi...
– Thế nào? - Anh ngắm nhìn Hoàng Uyên như định đánh giá điều gì.
– Trừ phi em không còn tiền để học. Nhưng em sẽ cố gắng.
Nhìn sâu vào mắt cô, Trọng Nam tuyên bố:
– Em cứ yên trí, anh sẽ giúp em đến cùng.
Hoàng Uyên áy náy không yên:
– Anh giúp đỡ em quá nhiều, riêng em có làm gì cho anh. Mắc nợ khổ lắm, anh ạ.
Nghe cô nói, Trọng Nam cười hăng hắc.
– Thì trả nợ. Nhưng anh không hề đòi.
– Nợ càng chất cao. Em không nhận đâu.
– Hai mẹ con em giống nhau thật.
Hoàng Uyên ngạc nhiên:
– Mẹ em nói gì với anh?
– À không, không có gì! Anh chỉ nói về mẹ em, bác ấy tần tảo, vất vả. Anh sẽ lo cho cả hai.
– Tại sao anh lại tốt với em vậy?
– Vì anh giải thích rồi, em miễn hỏi chuyện này nghe chưa! Nếu không anh sẽ giận đó.
Món ăn được bày ra thơm phức. Hoàng Uyên lần đầu tiên thưởng thức món ăn ngon lạ, cô tấm tắc khen mãi:
– Hôm nào có tiền em sẽ đưa mẹ đến đây. Tội nghiệp, bà có bao giờ đến chỗ này, được ăn ngon, mặc đẹp với người.
– Nè, chuyện anh đưa em đi chơi về nhà không được nói với vú Năm nghe!
– Sao vậy?
– Anh sợ em bị vú Năm khiển trách đó.
Hoàng Uyên chợt sa sầm nét mặt:
– Em hiểu rồi anh ạ. Mẹ em không muốn em đi với bạn trai nhất là những công tử nhà giàu, bà càng đố kỵ.
Trọng Nam ngạc nhiên:
– Sao thế em?
Cô bé cụp đôi mắt buồn xuống chén của mình, nói nhỏ:
– Anh miễn cho em trả lời câu này nha! Chỉ biết mẹ em không thích em giao du với bọn nhà giàu vì bà cho là họ xấu.
Trọng Nam bật cười nửa miệng:
– Theo em thì anh có xấu không? Mẹ em chỉ sợ con gái mới lớn, còn ngây thơ dễ bị gạt gẫm nên nhắc nhở, em đừng quan tâm đến, không phải con trai nhà giàu là xấu cả đâu.
– Em biết mẹ có thành kiến. Nhưng anh thì khác, anh rất tốt với mẹ con em.
Cũng có trường hợp ngoại lệ mà anh.
Hoàng Uyên cứ xoay xoay cái chén mà không ăn. Trọng Nam cũng thế, anh nhấm nháp vài miếng cho có lệ rồi gắp gỏi gà bát bửu bố vào chén cô:
– Em ăn đi, bữa tiệc này anh đãi cho, đừng sợ viêm túi.
Hoàng Uyên cười thật thà:
– Sao anh không ăn, cứ nhìn em hoài làm sao em ăn được!
Trọng Nam ngập ngừng:
– Anh thích thế. Anh thích thưởng thức vẻ đẹp về tâm hồn hơn là vật chất.
Chúng ta là nghệ sĩ thực thụ đâu phải kẻ phàm ăn tục uống. Anh thấy em càng ngày càng xinh. Anh nghĩ mình sẽ không ngủ yên giấc nếu không tặng cho em một món quà mà anh vừa nghĩ ra, nên có ý định tìm em rủ em đi thư giãn vài vòng. Em hãy tìm đề tài cho bức tranh ngày mai đi. Còn anh, anh đã tìm được cho mình một người mẫu, anh sẽ vẽ em nha Hoàng Uyên!
Cô tròn mắt hỏi lại:
– Sao lại là em?
– Vì em thánh thiện, em đẹp dịu dàng, nữ tính. Anh rất thích đi với em, tâm hồn anh thoải mái hơn nhiều. Nhận lời anh nha!
– Để em suy nghĩ lại?
Cô đáp hờ hững, ánh mắt không rời đôi mắt ấm áp của anh. Bỗng Trọng Nam thay đổi ý kiến:
– Hay là em ngại? Không sao, anh chỉ đề nghị thôi, đồng ý hay không thì tùy.
Anh không giận đâu.
Nói xong, anh lại cười. Đúng là con người khó hiểu. Hoàng Uyên không thể đoán anh đang muốn gì. Cô chỉ cảm nhận một điều gì đó rất sâu lắng, ấm áp mà Trọng Nam đang dành cho cô. Chỉ cảm nhận như thế đối với Hoàng Uyên cũng đủ hạnh phúc rồi. Họ rời nhà hàng trong im lặng. Sau đó, anh đưa cô đi xem triển lãm nghệ thuật ở Nhà Văn hóa. Họ vui vẻ bên nhau, thật dịu dàng, đằm thắm. Hoàng Uyên trở về trong niềm nuối tiếc. Cô lại có ý nghĩ muốn đi cùng anh trên khắp các ngả đường, tay trong tay hạnh phúc miên man.
Nhưng cái nghèo khó, sự cách biệt sang hèn là trở lực đang ngăn lối cô đến với anh Hoàng Uyên nghĩ là Trọng Nam cũng cảm thấy điều ấy như cô.
Cô chợt nghĩ đến mẹ và tương lai, tất cả đang chờ phía trước, Hoàng Uyên thấy điều cô mong ước chỉ là một giấc mơ đẹp, mà giấc mơ thì khó thành hiện thực. Dù vậy, cô vẫn sống trong mơ mộng hão huyền, nó vẫn êm đềm, bình lặng giúp cô vui vẻ yêu đời hơn bao giờ hết.
Bottom of Form