Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà Chương 19


Chương 19
Bối rối

Thấy lm bỏ đi ngay, Thu rất bối rối, muốn giữ anh lại, nhưng không dám kéo tay anh, chỉ gọi:
- Này, này, anh đừng đi vội, ít nhất phải giúp em mang những thứ này về nhà đã chứ.
Lâm như người vừa được đánh thức, quay lại:
- Cô xách không nổi à? Để tôi giúp. – Nói xong, anh đeo cái túi lên vai, tay xách làn củi, theo Thu về nhà.
Thu định chọc lò, thổi cơm, hỏi Lâm:
- Anh ăn cơm chưa?
- Ăn rồi. – Lâm trả lời rất kiêu. – Ăn nhà hàng rồi.
Thu lấy làm lạ, thì ra Lâm biết nhà hàng ăn, thật không ngờ. Thu lấy nước mời Lâm, rồi đi tìm đồ đựng hồ đào, để Lâm mang túi về. Thu hỏi:


- Anh sang nhà chị Mẫn lấy hồ đào đấy à? Gia đình chị ấy vẫn khỏe cả đấy chứ?
- Gia đình nhà chị ấy à? – Lâm nhìn Thu rất khó hiểu, khiến Thu cảm thấy Lâm sang nhà chị Mẫn hái hồ đào rồi về thẳng, không chào hỏi ai trong gia đình chị Mẫn.
Thu còn nhớ bà Trương nói, từ nhỏ Lâm bị tật hễ nói dối là mắt chớp liên tục, cho nên lần nào anh nói dối bà Trương đều biết. Thu nhìn vào mắt Lâm, thấy anh chớp chớp mắt, không biết có phải anh đang nói dối không. Thu thấy trong cái túi lớn còn có một cái túi nhỏ đựng đường phèn, liền hỏi:
- Cái này… đường phèn anh mua đấy à?
- Anh Cả mua.
Vậy là anh Cả cũng vào cuộc. Thu rất xúc động không biết nói gì hơn, chỉ hỏi:
- Đường phèn phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới được mua, anh Cả lấy đâu ra giấy của bác sĩ?
Thu vừa nói vừa lấy hai chục đồng tiền lao động trong mấy tháng hè nhét vào cái túi rồi cuộn lại, dùng một sợi dây buộc chặt, nghĩ bụng dọc đường Lâm không phát hiện trong đó có tiền. Nhưng Thu sợ về đến nhà mà Lâm vẫn không phát hiện ra, bà Trương hoặc chị Mẫn giặt túi, hai chục đồng ấy sẽ nát. Thu chuẩn bị lát nữa đưa Lâm ra bến xe, chờ cho xe chạy sẽ nói với Lâm trong cái túi có>
- Anh Cả quen một bác sĩ, bác sĩ này cho giấy. – Lâm nói.
Thu cảm thấy Lâm trả lời rất gẫy gọn, không giống với Lâm, hơn nữa mắt Lâm nháy liên hồi. Thu suy nghĩ rồi nói:
- Hôm nay một mình anh Lâm đến hay sao? Anh cũng nhớ được đường à?
- Đường ở dưới mũi.
- Vé xe từ phố huyện đến đây đã tăng mười phần trăm, giá vé đắt lắm phải không? – Thu truy hỏi.
Lâm ngớ ra, bấm đốt ngón tay tính toán, mặt đỏ bừng, hỏi:
- Tăng… có đến mười hai đồng tám hào không? Chó má, như vậy khác nào lột da người ta?
Bây giờ thì Thu có thể khẳng định Lâm không đi một mình, cậu ta không thể biết giá vé xe, mười phần trăm lại nghĩ là mười đồng. Thu đoán, Lâm đi với Ba, nhưng Ba trốn đâu đấy. Thu cũng chưa vội vạch trần lời nói dối của Lâm, chỉ giữ anh ngồi lâu một chút, nghĩ bụng, nếu Ba chờ lâu anh sẽ cho rằng Lâm đi lạc đường, chắc chắn Ba sẽ đi tìm.


Nhưng Lâm nhất quyết không ngồi lại, đòi về, bảo sợ trễ xe. Thu đành đưa anh ra bến xe. Vừa ra khải cổng trường, Lâm không cho Thu đi tiễn, thái độ rất kiên quyết, cậu ta định dùng tay đẩy Thu quay>
Thu đành không đi tiễn, chỉ dặn vài cậu rồi quay về trường. Nhưng Thu vẫn chưa về ngay, cô còn đứng ở phía sau cửa sổ phòng thường trực nhà trường lén nhìn Lâm. Thu thấy Lâm đứng bên bờ sông ngóng nhìn rồi đi xuống sông, một lúc sau cậu ta đi với một người nữa. Thu nhận ra người kia là Ba, Ba mặc bộ đồ quân phục đã bạc màu, rất nhanh nhẹn. Hai người đứng nói chuyện bên mép nước, Lâm thỉnh thoảng lại chỉ về phía trường học, hai người vừa nói chuyện vừa cười, hình như Lâm đang kể về chuyện mạo hiểm của mình.
Ba nhìn về phía trường học làm Thu phải né tránh, nghĩ rằng anh đã trông thấy. Nhưng anh không trông thấy, chỉ đứng nhìn rồi đi với Lâm về phía bến đò.
Thu đi theo, từ xa trông thấy hai người. Ba như một đứa trẻ không đi đường lớn, anh đi trên con chồ ngăn nước xây bằng xi măng. Con chồ chỉ rộng chừng vài ba chục phân, Ba đi, mất thăng bằng, khiến Thu giật mình suýt kêu lên, sợ anh ngã xuống sông. Nhưng anh giơ hai tay, người nghiêng ngả nhưng rồi lấy lại thăng bằng, tiếp tục đi trên con chồ bằng xi măng, giống như người đi trên dây, đi rất nhanh.
Thu rất muốn gọi, nhưng Ba tránh không gặp Thu, Thu cũng phải làm như vậy. Xem ra, đúng như anh nói với Phương, anh là người dễ mềm lòng, không muốn thấy ai chịu cực khổ, cho nên anh giúp Tú, giúp Thu, bây giờ lại giúp Lâm. Vé xe hôm nay nhất định do anh mua, anh biết Lâm không biết đường, nên đi với Lâm lên tận đây.
Thu nghĩ, nhất định Ba nhường mình cho Lâm, hoặc trước kia Ba không có ý định với mình, nhưng Thu không muốn tin vào điều ấy, chả phải lúc ấy anh chỉ “tranh luận” là gì? Tóm lại, không biết thế nào anh lại biến thành “đạo diễn kiêm hướng dẫn” của Lâm. Trong sách vẫn thường viết công tử con nhà giàu phải chiếm được con mồi rồi mới chịu thôi, lẽ nào Ba đã chiếm được mình rồi? Thu rất bực những cuốn sách viết không rõ ràng, chỉ nói “thú tính bùng phát, chiếm được nàng” nhưng không nói chiếm thế nào.
Nhưng Thu lơ mơ cảm thấy sau khi chiếm hữu, người con gái mang thai, Hỉ Nhi trong phim Bạch Mao nữ chả thế là gì? Kịch mẫu Bạch Mao nữ tước bỏ chi tiết đó, nhưng Thu đã đọc sách và biết có đoạn ấy. Chuyện Ba ôm Thu cách đấy đã nửa năm, “bạn thân” của Thu cũng đã đến mấy lần, không thể có mang được đâu nhỉ? Như vậy coi như chưa “chiếm” được.
Thu nghĩ đến số tiền bỏ trong túi của Lâm, sợ cậu ta ngớ ngẩn làm mất, hoặc để mẹ giặt, vậy là Thu đi theo hai người đến tận bến đò. Khi hai người ngồi lên con đò và đã rời bờ, Thu mới đứng trên bờ gọi thật to:
- Anh Lâm, em để hai chục đồng trong cái túi của anh, đừng để mẹ giặt túi làm ướt nhé!
Thu gọi to hai lần, đoán chừng Lâm đã nghe thấy, vì thấy anh đang cởi dây buộc cái túi. Thu thấy Ba quay sang nói chuyện với người chèo đò, bỗng anh đứng dậy, cầm cái túi trong tay Lâm, đến trước mũi thuyền, khiến con thuyền chòng chàng.
Sợ Ba trả lại tiền, Thu quay người bỏ chạy. Lúc này Thu mới nghĩ, anh đang ở trên thuyền, liệu có thể làm được gì mình? Thu đi chậm lại, vừa quay người thì thấy Ba đang đuổi theo. Cái quần quân phục của anh ướt đến tận đùi, dính vào người. Thu kinh ngạc, sững sờ, đã cuối tháng Mười, anh có lạnh không?
Anh chạy thêm mấy bước, nhét hai chục đồng vào tay Thu, nói:
- Thu cầm lấy, đường phèn là của người ta cho, không mất tiền. Thu cầm tiền mua một bộ đồ thể thao, sắp thi đấu rồi.
Thu đứng ngây ra, không biết tại sao anh biết mình sắp thi đấu? Anh vội vàng nói:
- Lâm đang trên thuyền, chắc cậu ấy đang hoảng lên, cậu ấy không biết đường. Anh đi nhé, sợ muộn không kịp xe. – Nói xong, anh chạy nhanh về phía bến đò.
Thu muốn gọi anh lại, nhưng không thể cất thành lời, giống như mỗi lần Thu mơ thấy anh, muốn nói, nhưng không thể lên tiếng, chỉ còn biết nhìn anh, nhìn anh xa dần.
Hôm ấy về trường, Thu không còn tâm trạng nào để chơi bóng, chỉ nghĩ đến cái quần ướt anh mặc trên người phải mấy mấy tiếng đồng hồ sau mới thay, liệu anh có bị cảm lạnh không? Tại sao anh khờ dại nhảy xuống như vậy? Anh không chờ cho đò ghé bến rồi ngồi đò quay sang bên này được sao?
Rất nhiều ngày sau Thu mới quên được cảnh anh mặc quần ướt đuổi theo mình, Thu cảm thấy không nên gọi anh là công tử con nhà giàu, nên gọi anh là công tử quần ướt. Thu suy nghĩ mãi mà không hiểu được tại sao anh biết mình sắp thi đấu?
Năm ngoái, lúc thi đấu bóng chuyền, đội của Thu không mặc đồ thể thao, vì trường số Tám ở phía nam con sông, coi như ngoại thành, có nhiều học sinh là con em những người nông dân trồng rau, trồng dưa, kinh tế eo hẹp. Trước ngày thi đấu, huấn luyện viên thường động viên mỗi em nên sắm đồ thể thao, nhưng các tuyển thủ rất nghèo, không có tiền, đội tuyển phải mặc thường phục để thi đấu. Lúc ra sân, vừa hô “hữu nghị hàng đầu, thi đấu thứ hai” xong, trọng tài hô hai đội quay lưng lại để ghi số áo và vị trí cầu thủ. Sáu tuyển thủ của trường số Tám ngớ ra, vì áo không có số. Trọng tài gọi người phụ trách bộ môn thể dục thể thao của phòng giáo dục đến, nói:


- Những cô gái này không mặc đồ thi đấu, áo không có số, thi đấu bằng>
Người của sở giáo dục gọi thầy Vạn huấn luyện viên ra một chỗ, nặng lời:
- Anh là huấn luyện viên, lẽ nào không biết tầm quan trọng của vị trí các cầu thủ bóng chuyền? Vị trí của sáu cầu thủ được luân chuyển, hàng sau không được chạy lên hàng trước để đập bóng. Có đội chỉ có một chủ công, nếu cầu thủ như đội của anh không có số áo, chủ công đứng hàng sau chạy lên đập bóng, trọng tài làm thế nào để biết? Trọng tài không nhận biết thì làm thế nào để bắt lỗi?
Hiệp một chưa bắt đầu thì trọng tài đã tuyên bố đội của trường số Tám thua. Thầy Vạn tha thiết cầu xin, trình bày học sinh đều là con nhà nghèo nàn lạc hậu, người phụ trách của ngành giáo dục mới đồng ý cho đánh tiếp, nhưng yêu cầu phải dùng phấn để ghi số lên áo, nếu không sẽ không cho thi đấu.
Khi ra sân chơi mấy hiệp tiếp theo, người xem và đội bạn ra sức chế nhạo, bảo đấy là đội quân ô hợp, nhà quê, đội của trường số Tám mất tinh thần, chỉ được xếp thứ ba từ dưới lên.
Nhưng thầy Vạn quyết không chịu, nói nếu không vì chuyện trang phục sẽ không thể thua như thế, đội nữ của trường số Tám có thể đứng trong sáu đội đầu bảng. Cho nên thầy bắt các tuyển thủ phải mua đồ thể dục thể thao, yêu cầu mọi người nộp tiền và số đo để thầy đi mua cho thống nhất, tránh tình trạnh từng tuyển thủ đi mua, áo quần không giống nhau, lại bị người ta cho là đội quân ô hợp. Lần này thì thầy Vạn rất kiên quyết:
- Các em không mua áo quần thì thôi, không đánh nữa.
Các tuyển thủ nghe nói như vậy rất hoang mang, đều bỏ tiền ra mua đồ thi đấu. Nhưng Thu thật tình không có khoản nào thừa, hơn nữa đội bóng bàn cũng yêu cầu mua đồ vận động viên, Thu định thuyết phục huấn luyện viên của cả hai đội để họ mua cùng một loại trang phục, như vậy Thu mới có thể mua nổi.
Nhưng yêu cầu của đội bóng bàn lại khác. Thi đấu bóng chuyền ở ngoài trời, cuộc thi tiếp theo vào lúc trời đã lạnh, huấn luyện viên bảo mua đồ dài để giữ ấm, hơn nữa tay áo dài, lúc đỡ bóng cũng đỡ đau tay hơn. Bóng bàn thi đấu trong nhà, cho nên huấn luyện viên bảo mua đồ cộc tay, bảo mặc áo tay dài vướng, làm sao đánh được bóng? Không những phải mua áo ngắn tay còn cần mua quần cộc của vận động viên.
Thầy Vạn giục mọi người, Thu đã gom được kha khá tiền, thầy đi mua áo, in số. Bình thường, những trận giao hữu với trường bạn các tuyển thủ mặc đồ thể thao trông rất khí thế. Thu chưa mua đồ thể thao, thầy Vạn cũng biết hoàn cảnh nhà Thu, động viên Thu:
- Không sao, không sao, lúc ra sân mượn tạm áo của cầu thủ dự bị.
Đáng tiếc, cầu thủ dự bị không được ra sân trong bụng đã bực bội, ấm ức, lại phải cho mượn áo, càng không chịu. Thu cũng không muốn mượn áo của người khác, tìm mọi cách để từ chối, bảo ngồi xem cũng được. Nhưng Thu là cây chuyền hai, là xương sống của đội, không thể không ra sân. Cho nên huấn luyện viên buộc cầu thủ dự bị cho Thu mượn áo, khiến cô kia không vui, Thu cũng không vui, có lúc đến ngày thi đấu Thu cố tình xin nghỉ.
Thu không biết tại sao Ba lại biết chuyện đó, hay là anh quen huấn luyện viên? Hoặc anh thường xuyên xem Thu thi đấu ở đâu đó? Nhưng Thu chưa bao giờ thấy anh đến những nơi thi đấu, hay là anh xuất thân từ một trinh sát, có thể kín đáo quan sát mà Thu không biết?
Thu quyết định lấy một ít trong số hai chục đồng kia để mua đồ thể thao, vì Ba nhảy xuống sông, chịu rét để đưa tiền cho Thu mua trang phục thi đấu. Thu mua theo ý anh, nếu anh ở đâu đó thấy Thu mặc đồ thể thao, chắc chắn anh rất vui.
Thật may mắn, trang phục của hai đội chỉ khác nhau ở tay dài tay ngắn, còn màu sắc và kiểu cách hoàn toàn giống nhau, có thể thời đó trang phục cũng chỉ vài kiểu như vậy. Thu mua một cái áo thể thao dài tay và một cái quần cộc, lúc chơi bóng chuyền sẽ mặc áo dài tay, lúc chơi bóng bàn sẽ cắt ngắn tay áo, lúc nào chơi bóng chuyền lại nối ống tay áo vào, dù sao thì Thu giỏi vá may, nối ống tay áo vào cũng khó phân biệt, nếu không có ai lôi áo của Thu thì cũng không thể biết.
Số in trên áo có thể tự chọn, chỉ cần không trùng số của nhau là được. Thu nhìn, chưa có ai in số “3”, Thu lập tức in số “3” vào áo. In số phải mất vài hào, Thu không nỡ mất tiền, cô dùng vải trắng cắt thành hình số ba khâu vào áo, cắt cả chữ “trường số Tám” khâu trước ngực áo, trông không khác gì áo của các tuyển thủ khác.
Sang tháng Mười hai bắt đầu cuộc thi, Thu mong Ba bất ngờ xuất hiện trên sân bóng, anh có thể thấy Thu mặc đồ vận động viên. Thu không thấy Ba, cũng rất may Ba không đến xem, vì lần ấy đội trường số Tám không lọt vào sáu đội đầu bảng. Mọi người bảo thua là vì cả đội nghèo, bình thường phải dùng bóng cao su để tập, nhưng vào thi đấu bóng phải đúng tiêu chuẩn, là bóng da, nặng hơn, mọi người đánh không quen, phát bóng không qua lưới, huấn luyện viên yêu cầu nhà trường mua bóng tiêu chuẩn cho đội.


Thầy Vạn nói:
- Tôi bảo đảm yêu cầu nhà trường mua bóng tiêu chuẩn, nhưng các em cũng phải tập thật tốt, nếu không có bóng rồi lại như không.
Vậy là cả đội bóng tăng cường luyện tập. Thu rất thích chơi bóng, nhưng lại sợ mỗi lần chơi bóng về rất đói, phải ăn nhiều. Học sinh trung học phổ thông mỗi tháng chỉ được mười lăm ký rưỡi gạo, em gái Thu cũng ăn khỏe, anh traiở nông thôi về cũng ăn, gạo trong nhà mỗi ngày một ít đi.
Mới đấy mà đã sang năm 1975. Mỗi buổi sang mùa xuân rét muộn, Thu đang cùng đội bóng luyện tập trên sân, sân bóng gần cổng sau trường học, gần đấy là bức tường rào của trường, tường cao ngang đầu người, bóng thường bị đánh ra ngoài. Bên ngoài tường là ruộng rau, bóng rơi ra ngoài đó phải đi nhặt về. Vì đội bóng hiện tại được dùng bóng đúng tiêu chuẩn, nếu bị nước trong vườn thấm vào, chỉ khâu bóng rất dễ bị đứt, không cẩn thận người qua đường sẽ lấy mất bóng.
Nhưng từ cổng trường đến sân bóng còn một khoảng cách, nếu từ cổng trường ra phải đi xa và chậm, đội bóng sợ mất bóng, cho nên mỗi lần bóng bị ra ngoài, trong đội sẽ có người vượt tường đi nhặt bóng. Nhưng không phải ai cũng vượt tường được, chỉ có Thu và một vài bạn nữ nữa có thể vượt tường mà không cần người nâng, ra nhặt bóng rồi lại vượt tường vào. Cho nên, mỗi lần bóng ra ngoài đều có người gọi tên những người có thể vượt tường đi nhặt.
Sáng hôm ấy Thu đang tập, không biết ai đã đánh bóng ra ngoài tường, đúng lúc Thu đứng gần tường nghe có người gọi:
- Thu, Thu ơi, bóng ra ngoài rồi!
Thu chạy ngay đến chân tường, kiễng chân, hai tay tóm chặt bờ tường, bước một chân lên, ngồi vắt vẻo trên bờ tường, bước một chân nữa, nhảy qua, đã thấy một Lôi Phong 1 sống nhặt bóng, cầm trên tay, chuẩn bị ném vào trong.
Người kia ngước lên, thấy Thu, liền kêu to:
- Cẩn thận, đừng nhảy!

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/20942


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận