Chung quanh Mallet các nhân viên kia đưa ra vô số cười nhận xét. Francois Grimbert và Franck Lefebvre bên Cảnh sát Hình sự cũng có mặt. Hội họp, thảo luận ... Trước hết là với các vị thẩm phán, sau đó với ông phó thị trưởng. Phòng làm việc của ông sếp là khung cảnh của một biến cố. Lần hồi nó có vẻ như của mấy tên tâm thần.Đây là lần đầu tiên ngành Tư pháp huy động nhiều tương tự ngành Xã hội.
Roger Vallois đã lấy ra các hồ sơ cá nhân của Régis Belmonte và Paul Caron, bị bắt gặp hai lần riêng biệt cùng Véronique Chambrier. Việc kiểm tra thời khóa biểu của họ đã loại trừ họ ra khỏi vụ án. Tuy nhiên Belmonte và Caron đã cho lời khai của mình. Tên bị mọc sừng bị vợ bắt quả tang cùng với một phụ nữ khác trong phòng khách sạn Continental. Còn tên tình nhân của bà Belmonte vẫn hớn hở với cái bẫy giăng cho người chồng bà này. Behnonte không hề nghi ngờ kế thuật kia, điều mà đương nhiên các nhân viên điều tra sẽ không bao giờ tiết lộ.
Paul Caron có quen với Sophie Montebran. Một người phụ nữ tự do, lẳng lơ nhưng không gây chuyện. Không có gì báo trước một kết cục như thế. Việc nàng ta mất tích khiến ông sửng sốt hơn là chính bản thân cô nàng. Còn về tên nịnh đầm trên chiếc Alpine, người tình cuối cùng của nàng tóc vàng khêu gợi, người ta đã tìm được anh ta tại Quận 18 ở Paris và từng đã bị Biệt đội 2 Cảnh sát Hình sự hỏi cung. Do kinh hoàng, tên này đã trưng một bằng chứng ngoại phạm vững chắc như bê tông.
Trong lúc này, nhân viên trực bàn tiếp tân đã thiết lập thật chu đáo danh sách những người đến liên hẽ bàn tiếp tân trong suốt buổi sáng. Ngoài cái tên Véronique Chambrier, ngón tay của viên thanh tra lướt theo các tên không hề có một chút liên quan đến vụ án.
– Có một điều lạ, Mallet nói xen vào, án mạng chỉ xảy ra vào lúc tối thứ năm hoặc trong đêm thứ năm rạng thứ sáu mà thôi.
– Đúng thế, Grimbert nhìn nhận. Điều này lạ thật đấy.
Trước sự ngạc nhiên của Mallet, ông trưởng Madelin không bình luận gì về điều này. Các cuộc tranh luận lại tiếp tục sôi nổi hơn. Các giả thuyết được đưa ra tới tấp, thay đổi tùy theo các trí tưởng tượng phong phú. Cuộc họp trở nên phù phiếm. Mallet thở dài, đầu anh lại nhức như búa bổ. Anh bỏ ra ngoài, để các đồng nghiệp ở lại với ảo tưởng của họ.
Tại đại sảnh, Mallet nhận ra một tên mà anh đã bắt nhiều lần, đang móc hết túi ra cho vào hộp đựng đồ khám xét. Vừa thấy anh, tên kia liền nói ngay.
– Thưa thanh tra, tôi có thể nói chuyện với thanh tra?
Mallet biết quá rõ điệp khúc này. Trước khi bị nhốt, người ta thường khai ra vô số điều để chạy tội, với hy vọng có thể mặc cả sự tự do không chắc chắn, nếu không muốn nói là không thể có.
Mạllet không trả lời, bước lại hỏi nhân viên phụ trách. "Một vụ giật bóp." Viên hạ sĩ trả lời ngắn gọn.
Tên bị bắt lại gọi tiếp.
– Ông thanh tra !
Nhưng Mallet không muốn nghe một tên đã tái phạm quá nhiều lần, anh làm dấu mơ hồ với bàn tay, không nói không rằng quay lưng bỏ đi ra ngoài.
Bên ngoài, mặt trời lúc xế chiều nhắc nhở rằng anh đã bỏ phí một ngày ấm áp. Cách đó một trãm bước là hải cảng. Mallet, đầu trống rỗng, đi về hướng ấy một cách máy móc. Tay trong túi, anh bước dọc theo cầu tàu, sát mé nước để có thể nghe được tiếng "flip, nop" của nước vỗ vào mạn các chiếc tàu đang neo tại đó.
Tiếng vỗ bập bềnh giúp tâm trí anh tỉnh táo hơn, giảm bớt cơn nhức đầu.
Anh thở thật sâu và có cảm tưởng như là mới được thở trong suốt ngày nay. Từ lúc sáng đến giờ, anh cảm thấy bất định. Bắt đầu với một sự thức dậy khó khăn, sức lực yếu hơn lúc đi ngủ ... Anh đã khạc nhiều lần với quyết tâm giảm bớt việc hút thuốc. Cạo mặt một cách bất cẩn nên bị vài vết đứt, một giọt máu đỏ trên cổ áo, một tách cà phê chỉ hơi ấm ... Bị trễ giờ chỉ đến 9 giờ 45, anh mới có mặt tại đại lộ Clémenceau, đối diện với Trụ sở Cảnh sát. Dòng lưu thông vào giờ này làm anh có cảm tưởng đây là một cơn lũ. Anh giậm chân tại chỗ gần bảy phút trước khi dám băng qua đường. Nơi tiếp tân dành cho anh một ngạc nhiên. Bốn người đang ngồi chờ. Mallet quên béng hôm nay là ngày trực của anh. Viễn cảnh phải tiếp các người kiện cáo này suốt buổi sáng đã đánh mất hết phần còn lại của tinh thần anh.
Trên lầu một, các đồng nghiệp đang tranh luận sôi nổi, chế nhạo anh – Thế nào ? Ở dưới họ sốt ruột lắm đấy !
Chuỗi khiếu kiện bắt đầu. Trộm, cố ý đả thương, chuyện xích mích giữa hàng xóm, mất cắp xe hơi ... và cái điện thoại đáng ghét kia nữa.
còn hai người nữa đang chờ anh.
Sự hiện diện của Véronique Chambrier và việc khám phá một vụ án mạng khác đã cứu thoát anh khởi công việc nhàm chán này.
Giờ thì anh cảm thấy khỏe hơn. Đầu cầu tàu là nơi ẩn dật của anh, dù cho đó chỉ là thời gian xả hơi bấp bênh. Hình ảnh của Sophie Montchran vẫn theo đuổi anh, luôn cả Coussinel. Một sự kết hợp kỳ lạ. Tâm trí,anh không thể loại bỏ được hình ảnh của ông già này với cách dùng móng tay hết sức đặc trưng để nhét thuốc vào lại trong điếu ... Giống y hệt điếu được tìm thấy cạnh xác của Muriel Baron. Rồi các lời nói của Véronique Chambrier còn văng vẳng nơi tai anh "Hắn giúp một tay cho Vandigue, người bán xe đạp tại khu vực Saintlacques" Nàng nói về thằng Coussinel con.
Sửa xe đạp, dây cáp thắng, án mạng ... Kết quả thường tình thôi. Coussinel cha ? Coussinel con ? Đúng nhưng tại sao ? Thêm vào đó, tại sao cắt đi một cái nút trên áo của nạn nhân để gửi cho anh ? Mallet ! Có sự liên hệ nào giữa các án mạng đó với chính bản thân anh không ? Anh suy nghĩ nát óc, lục lạo, rà soát lại hồ sơ lưu trữ nặn, óc để suy nghĩ nhưng vẫn không tìm được một điều gì đó, dù xa hay gần, có liên quan đến vụ này. Sau lưng anh có tiếng còi hụ của xe cấp cứu. Theo bản năng, anh xoay đầu lại nhìn theo chiếc xe. Sự mệt mỏi còn chừa một khoảng trống cho sự tò mò của anh, lôi anh đi theo các con đường của thành phố, đến góc đường La Morinière.
Tiệm bánh mì cách đó hai mươi thước. Ở trên cao, ngay dưới các nóc nhà là các cửa sổ của nhà Coussinel. Mallet đi ngang cái hành lang dẫn vào tòa nhà cũ kỹ này, do dự một lúc, tiếp tục bước tới, rồi ngừng lại để đi ngược trở lại. Đồng hồ đổ 21 giờ, với bản năng nghề nghiệp ngấm ngầm, anh liền quyết định. Anh lên cái cầu thang đổ nát, ngừng tại tầng hai và lắng tai nghe. Im lặng hoàn toàn, một sự im lặng nặng nề khiến anh hoang mang. Anh định đi ngược xuống nhưng một tiếng leng keng từ bên trong buộc anh phải chú ý. Anh lắng tai nghe tiếp.
Không, anh không lầm. Có người nào đó trong căn hộ. Có thể chỉ một người.
Coussinel ? Con ông ta ? Hay là Véro ? Thêm một khoảnh khắc do dự nữa. Anh gõ cửa. Có tiếng lê dép bước ra mở cửa. Khuôn mặt sửng sốt của julien Coussinel thờ ra khe cửa.
– Ông đó hả ? Ông ta ngạc nhiên hỏi.
– Tôi xin lỗi đã quấy rầy, nhưng tôi muốn hỗi ông vài điều sẽ không lâu
Đâu.
– Ô không có gì đâu, mời ông vào.
Coussinel nép người qua. Ông sửa lại cái áo sơ mi cho thẳng vì một vạt đang bỏ trong cái quần bố màu nâu.
– Mời ông ngồi. Tôi đang định uống một lon bia đây. Tôi có thể mời ông một cái gì đó không ?
Cám ơn, nhưng tôi chưa ăn tối.
– Như thế ổn thôi hãy dùng một ly khai vị nhé ! Uýt ky hay anít ?
– Xin ông một ly anít vậy !
Ông già bảy mươi tuổi này có ánh mắt buồn bã, cách nói chuyện chậm chạp, bước chân không vững chắc.
Mallet nghe tiếng lục lạo trong bếp. Ông nhận ra tiếng cánh cửa tủ lạnh, tiếng nước đá rơi vào ly, tiếng lách cách của các chai va chạm vào nhau, tiếng của vòi nước.
– Điều gì đã khiến ông đến đây, ông thanh tra ?
Coussinel hỏi ngược ra.
– Không có gì quan trọng, phải không ? Ông già cố hỏi tiếp với giọng lo âu hơn.
Ồ không ! Nói cho đúng không có gì liên quan đến ông cả.
Tiếng ly chai lại loảng xoảng. Ông già xuất hiện trở lại với một bình nước, hai cái ly và một tô nước đá.
– Tôi nghe ông đây, ông ta nói trong khi bước lại tủ lấy chai rượu anít.
Ông ta rót với bàn tay run rẩy.
– Tôi sẽ uống cùng ông vì tôi cũng chưa ăn tối. Thế nào ?
– Về chuyện của Sophie Montebran, anh nói ngay vào vấn đề. Nhưng có thể ông đã biết rồi cũng nên.
– Biết rồi ? Biết cái gì mới được chứ ?
Sự im lặng của Mallet là sự trầm tĩnh của một cảnh sát điều tra đã nắm rõ tất cả các chứng cứ.
– Ông không muốn nói là ...
– Tiếc thay ! Người ta mới tìm thấy xác của nàng lúc sáng nay.
– Bị siết cổ, như các nạn nhân trưởc, phải không ?
Viên thanh tra xác nhận bằng một cái gật đầu.
– Nhưng các ông đang che chở cô ta kia mà !
Mallet nhăn trán, thở dài. Bắt buộc ông phải nhìn nhận sự vụng về đã đưa Sophie Montebran đến cái chết. Ông định biện minh việc này tương tự vụ mưu toan ám sát Véronique Chambrier, nhưng lại thôi.
– Lần này nó không còn cơ may thoát thân được đâu !
Coussinel tuyên bố, giợng bị rè.
– Hy vọng là như thế !
Ông già ngồi xuống ghế và sự im lặng giữa hai người kéo dài vô tận.
– Xin lỗi vì đã đem tin tức chẳng mấy tốt đẹp đến ông, viên thanh tra nói.
– Ghê rợn và đáng ngại !
– Đúng thế, nhưng hình như tên giết người có một mục đích duy nhất :
đó là loại bỏ một số phụ nữ.
– Và Véro là một trong số đó, Coussinel nhận xét liền sau đó một cách sáng suốt.
Bối rối, Mallet né tránh vấn đề này.
– Cô ta không có ở nhà sao ? Anh hỏi đơn giản.
Đến lượt ông già tỏ ra lúng túng.
– Nàng đã bỏ đi với thằng nhỏ rồi.
Lâu chưa ?
– Được hai giờ rồi.
Mallet suy nghĩ. Nếu muốn tham gia vào cuộc chơi, Véro phải báo cáo cho sở cảnh sát một khi nàng dịch chuyển. Đó là điều mà họ đã thỏa thuận trong lần giáp mặt cuối cùng.
Ông có biết cô ta đã đi đâu không ?
– Không ! Không một mảy may nào. Và trước vẻ mặt u sầu của viên thanh tra, Coussinel nói thêm :
''ồ, tôi không bận tâm đến cô ta đâu, tôi chỉ tội nghiệp cho đứa bé mà thôi".
– Xin ông đừng lo nhiều, mấy người đồng nghiệp của tôi trước sau cũng sẽ tìm ra cô ta.
Vừa thốt các lời này xong, Mallet mới nhận thấy tầm quan trọng của chúng.
Anh đọc được trong ánh mắt của Coussinel " Và nếu chuyện đó xảy ra giống như Sophie Montchran thì sao ?''
– Con trai của ông thế nào rồi ?
– Nó đi dạo đâu đó không rõ.
– Anh ta có công việc làm ổn định không ?
Tiếc là không ! Nó không có học hành gì nhiều nhưng làm biếng như hủi vậy.
– Tôi nghĩ anh ta là thợ máy phải không ?
Coussinel nhăn mặt.
– Tại sao ông lại nói thế ?
– Lần cuối cùng khi rời khỏi nhà ông, tôi đã đối mặt với Yvon trên bậc nghỉ và tay của anh dính đầy nhớt.
– Nới cho đúng, nó làm công việc lặt vặt cho Vandigue, người bán xe đạp. Đủ để nó mua thuốc hút. Việc đó giảm bớt một phần tiền tôi phải chu cấp cho nó. Với đồng lương hưu tôi đâu thể làm gì khác được. Tôi có một ít tiền giúp tôi sống tạm đủ, nhưng một khi một bên là Véro còn bên kia là nó thì số tiền đó có thấm tháp gì đâu.
Coussinel nâng ly lên, buộc Mallet phải bắt chước theo.
– Ông nghĩ cuộc sống như thế có chán không chứ ? Ông già nói tiếp. Có một thằng con cứ sống bám vào mình như thế và một ... người bạn gái không hề biết ơn ... ông cụng ly một lần nữa, làm như thể rượu anít này không thể chờ người.
Điều tệ hại nhất là nàng dẫn thắng bé đi theo.
– Rồi nàng sẽ trở lại thôi, Mallet nói cầu an.
Tôi không tin chuyện đó đâu.
Viên thanh tra nhìn quanh căn phòng ngắm cái tủ búp-bê, các bưu thiếp và các tờ lịch mất góc, đến các mô hình xe tải thu nhỏ và bức ảnh đầy bụi của Marcelline.
Trên lưng tựa một chiếc ghế, một áo bludông giả da cũ kỹ.
– Tôi có một cái giống như thế, viên thanh tra nói phịa.
– Giống như cái này à ?
Một bludông giả da.
– Cái này đã tả tơi rồi nhưng thằng con tôi vẫn mặc nó. Về quần áo, đối với nó thì khỏi phải nói rồi.
– Có thể Yvon cần một người đàn bà.
Coussinel thở dài, chán ngán.
– Theo lời của nó, thì tất cá bọn đàn bà đều cùng một giuộc.
– Nhưng đôi khi anh ta vẫn đáp ứng lại các nhu cầu của tạo hóa chứ ?
Một cái bĩu môi thay cho câu trả lời. Ông già rót thêm hai ly rượu khác.
– Giá mà nó kiếm được một ai đó để rời khỏi căn nhà này thì hay biết mấy !
Ông có tưởng tượng được sự nhẹ nhõm của tôi không ? Nhưng tiếc là chuyện đó sẽ không sớm xảy ra.
Ông ngừng một lúc rồi nới tiếp:
– Mà thôi ! Toàn là chuyện không đâu So với cả vụ án mạng. Đương nhiên đây không phải là một cuộc điều tra dễ dàng. Nhất là khi tên sát nhân không để lại dấu vết gì hết.
– Không gì hết à ? Chưa chắc đâu !
Định đưa ly rượu lên, Coussinel ngừng ngay động tác này.
– Các ông tìm được một cái gì đớ à ?
– Hai ba cái linh tinh có thế trở thành tang vật. Nhưng hiện giờ, không có chứng minh chúng thuộc về tên sát nhân.
Ông già chìm trong suy tư.
– Tiếc là tôi không thể giúp gì được cho ông, cuối cùng ông ta nói.
– Đương nhiên rồi.
Hai người uốg rượu trong im lặng.
– Tôi có gặp Lorlnler, đột nhiên Coussinel ấp úng. Bây giờ anh ta tự buộc tội mình. Ông nên biết đó là khi anh ta đã uống nhiều rượu rồi, như tôi ấy mà.
Mallet để cho ông ta kể câu chuyện, rồi cuối cùng mỉn cười.
– Riêng tôi, tôi không cho viên hoa tiêu là thủ phạm, nhưng tôi có thể lầm.
Coussinel quan sát viên thanh tra qua làn khói thuốc.
– Công việc của ông thật hấp dẫn, ông nhận xét.
Đôi khi đúng như thế. Nhưng đâu phải chỉ có các vụ điều tra như loại này.
Các vụ lớn thường do bên Cảnh sát Hình sự thụ lý. Mallet ngừng một chút trước khi xác nhận thêm. Nhưng điều đó không ngăn cản sự phối hợp của chúng tôi khi cần. Bằng chứng là vụ này đây.
– Tên giết người này, tôi nghĩ các ông sẽ có dịp tóm được cổ nó, đúng không?
Viên thanh tra trả lời bằng một cái nhún vai để cái ly không xuống.
– Một ly cuối cùng chứ ?
– Tại sao không ?
Rượu anít lại được rót vào hai ly. Đến lượt Mallet đốt một điếu thuốc.
Chứng đau đầu của anh đã biến đâu mất. Hai người đàn ông này uống rượu một cách thân tình như muốn gắn chặt sự cảm thông và hợp lực giữa họ.
– Được uống một ly rượu ngon là niềm vui duy nhất còn lại của tôi, Coussinel thú nhận. Vả lại nhờ nó mà chúng ta có cớ để nói chuyện.
– Ở đây yên tĩnh quá, Mallet nhận xét – Chỉ vào giờ này thôi, còn vào lúc sáng ... với cái tiệm bánh ở phía dưới.
– Ông biết rõ gia đình Noget không ?
Tạm tạm vậy thôi. Aurélien ở hằng giờ dưới đó. Ông thử nghĩ xem, với các thứ bánh ngọt như thế !
Coussinel xoay mặt đi chỗ khác, có lẽ vì nhắc đến đứa bé.
Còn Véro, nàng có nói chuyện với họ không ?
– Đôi khi thôi ! Chào vào lúc sáng, lúc tối. Ông biết không, Véro chỉ nói chuyện khi nào cô ta thích, và nhiều khi là chỉ để mắng chửi người ta thôi.
– Ra thế !
Mallet nhìn vào đồng hồ. Đã 22 giờ.
– Thôi đến giờ tôi phải về rồi, anh nói với vẻ luyến tiếc – Ông hãy ở lại ăn một cái gì đó với tôi đi, Coussinel đề nghị.
– Không được, cám ơn.
Tôi mời thật tình, không khách sáo đâu.
Tôi biết mà, nhưng thật tình không thể được.
Ông già làm mặt giận.
– Xin để lần khác, viên thanh tra nói tiếp.
Coussinel vội nhấc chai rượu.
– Nếu như thế ông hãy uống thêm một ly nữa đi.
Mallet trên đà đứng lên, bị chặn lại, đành phải ngồi trở xuống.
– Như thế này không hay đâu đấy, anh nhận xét.