Chó Ngao Độ Hồn Chương 8

Chương 8
Chó

Tên Latinh của chó: Canis familiaris

Phân loại động vật học

Chó thuộc lớp động vật có vú, bộ ăn thịt, họ chó. Răng chó to và sắc nhọn, răng hàm nhỏ cuối cùng của hàm trên và răng hàm lớn đầu tiên của hàm dưới rất phát triển, được gọi là “ Răng ăn thịt” hoặc “ Nanh”, móng sắc nhọn, có thể giương ra hoặc thu vào, não phát triển, có khúc cuộn não.

Có rất nhiều loại chó, theo mục đích nuôi có thể chia thành chó chăn cừu, chó săn, chó nghiệp vụ, chó dẫn đường cho người mù, chó phát hiện độc, chó cứu hộ, chó cảnh. Phân loại theo các giống chó sẽ càng phức tạp hơn, có các giống nổi tiếng như chó Bắc Kinh, Chihuahua, chó tai cụp, chó sói săn Ailen, chó kéo xe Eskimo, ...

Trong các giống chó, hung dữ nhất phải kể đến cho ngao Tây Tạng. Đây là giống cho lớn dũng mãnh, chỉ có ở cao nguyên Thanh Tạng – Trung Quốc, được tiến hóa từ loài chó có bờm khổng lồ Himalaya từ mười triệu năm trước, sau đó được loài người thuần hóa cách đây sáu nghìn năm. Chó ngao Tây Tạng dám một mình đương đầu với bầy sói bao vây, hai chó ngao Tây Tạng hợp lực với nhau có thể săn được báo trưởng thành. Đây là giống chó săn xuất sắc nổi tiếng thế giới, được mệnh danh là “Chó thần phương Đông”.

Phân bố địa lí

Loài chó mà con người nuôi dưỡng được phân bố rất rộng, có thể nói bất kì nơi nào có người đều có chó.

Chó hoang – loài có họ hàng trực hệ với chó, cũng có tính thích nghi cao, phân bố rộng rãi, từ xích đạo đến vùng cực đều có dấuvết của chúng. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội loài người, không gian sinh tồn của các loài động vật hoang dã bị thu hẹp, số lượng chó hoang nhanh chóng giảm xuống, có một số loài đã bị tuyệt chủng.

Vai trò trong tự nhiên

Tầm vóc của chó nhỏ hơn sói nhưng lớn hơn cáo, thuộc loài thú ăn thịt cỡ vừa. Chó dựa vào loài người để sinh tồn. Do hoàn cảnh sinh tồn khắc nghiệt, cho hoang nếu chỉ dựa vào sức của cá thể đơn lẻ khó có thể sống được, nên chúng thường tập hợpthành đàn, dựa vào sức mạnh của số đông để săn tìm thức ăn.

Đàn chó hoang phân chia đẳng cấp rõ ràng, tổ chức chặt chẽ, mệnh lệnh nghiêm chỉnh, giống như quân đội đã qua huấn luyện.Đàn chó hoang đánh đâu thắng đó, ngựa hoang, lừa hoang, lạc đà hoang và lợn rừng trưởng thành có răng nanh mọc ngược đều là đối tượng săn của chúng.

Khi đuổi theo lừa hoang, chúng bao giờ cũng cắn vào đùi con lừa trước tiên, đã cắn được vào thì quyết không chịu buông ra, cho đến khi con lừa hoang ngã quỵ xuống đất mới thôi. Sau đó chúng xé bụng lừa, móc nội tạng ra ăn, lúc này con lừa vẫn sống và có ý đồ chống cự. Khi một đàn chó hoang cắn xé một con lừa, chưa đến mười phút con lừa sẽ ngừng giãy giụa, sau hai mươi phút là tắt thở. Ngay cả hổ Bengal cũng không dám tùy tiện chọc giận chúng.

Chó trong con mắt loài người

Chó là loại gia súc được con người thuần hóa sớm nhất, cũng là người bạn trung thành nhất của con người. Từ khi lịch sử được ghi chép đến nay, giữa người và chó đã tồn tại một mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Trong thời kì con người dựa vào săn bắt để sinh sống, chó chính là người bạn đồng hành lí tưởng. Bởi vì chó sở hữu thính giác nhạy bén, cơ thể khỏe mạnh và khả năng tìm kiếm tuyệt vời, có thể giúp con người tìm kiếm và săn bắt con mồi, cũng vì thế mà chó nhận được sự bảo vệ và thức ăn cần thiết từ con người, trở thành chó săn.

Ngoài ra, chó có đồng thời hai khả năng tấn công và phòng vệ, sau khi con người tiến hóa từ phương thức săn bắt sang trồng trọt, chúng liền đóng vai trò bảo vệ, trở thành chó chăn cừu.

Loài người nói chung rất thích chó, trong mười hai con giáp có loài chó. Cùng với điều kiện sống của con người được cải thiện, ngày càng có nhiều gia đình nuôi chó trong nhà. Rất nhiều loài chó trở thành thú cưng, hòa nhập vào đời sống của con người, trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình. Chúng dẫn đường cho người mù, mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ, đem niềm an ủi tinh thần cho người già cô đơn, trông nhà giữ cửa, mang lại cảm giác an toàn cho cả gia đình.

Điều đáng nói là, rất nhiều con chó sau khi được huấn luyện, có thể giúp con người trong các công việc trinh sát, tìm kiếm, canh phòng, trở thành chó nghiệp vụ. Ngày nay cảnh sát và quân đội của bất kì quốc gia nào cũng đều nuôi chó và thành lập trường huấn luyện chó nghiệp vụ. Có thể thấy tác dụng lớn lao của cho nghiệp vụ, chúng đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì trật tự an toàn xã hội. Tóm lại, chó là trợ thủ đắc lực của con người.

Mặc dù chó cống hiến tất cả cho con người, nhưng loài người vẫn còn rất nhiều từ mang nghĩa xấu khi nói về chó. Tục ngữ Trung Quốc có nhiều câu như “Chó khôn không cản đường”, “Chó không sửa được tật ăn phàm”, “Chó nhà có tang”, “Mắt chó khinh người”, “Chó cậy thế chủ”, “Chó săn” (tay sai), “Quân sư đầu chó” (quân sư quạt mo), “Đầu ngu như chó”, “Thỏ chết nấu cả chó săn” (cùng nghĩa với ăn cháo đá bát), “Chó điên sủa mặt trời” (chỉ kẻ xấu không tự lượng sức mình mà kêu gào ầm ĩ), “Gan chó mà muốn che mặt trời” (coi trời bằng vung), “Đống phân chó chẳng đáng nhắc tới” (kẻ xấu hoặc đối tượng bị căm ghét), “Chó cắn Lữ Động Tân” (chỉ những người tốt vô cớ gặp chuyện xui xẻo, bị vu oan giá họa), v.v… Trong câu chửi cũngdùng các từ “Chó điên”, “Chó chết”, “Chó cái”, “Chó ghẻ”, “Cứt chó”,… Song những thành ngữ mang ý khen ngợi loài chó gần như không có. Thú văn hóa hạ thấp loài chó này rất vô lý, cũng rất không công bằng với loài chó.

Đặc trưng hành vi

Tai chó ngắn, có loài vành tai dựng đứng, có loại tai to rủ xuống, thính giác, khứu giác nhạy bén, răng sắc, lưỡi dài và mỏng, có tác dụng tản nhiệt. Chi trước của chó có năm ngón, chi sau có bốn ngón, có móng vuốt. Đuôi chúng cuộn lên hoặc rủ xuống, trênngười không có tuyến mồ hôi. Tính chó nhanh nhạy, dễ huấn luyện. Chúng thường động dục vào hai mùa xuân thu, kéo dài batuần, chu kì mang thai khoảng 60 ngày, mỗi năm sinh đẻ hai lần, mỗi lần đẻ tử hai đến tám con, tuổi thọ từ 15 đến 20 năm.

Có người cho rằng chó là hậu duệ của sói, đây là một phỏng đoán sai lầm. Tuy chó có một số đặc điểm rất giống sói, nhưng vẫn chưa có chứng cứ cho thấy trong mình chó mang huyết thống của sói.

Trên cơ sở phân loại động vật học, chó và sói đều thuộc lớp Chó, lớp Động vật có vú, nhưng không cùng loài với nhau mà là hai loài động vật riêng biệt. Chó và sói tuy có thể giao phối với nhau, nhưng thế hệ sau của chúng không có ưu thế lai.

Những khác biệt trong hành vi của chó và sói rất rõ ràng. Đầu tiên là thái độ đối với con người. Tục ngữ có câu “Chó đuổi không đi, sói dạy không được”, điều đó hoàn toàn có lý. Chó sinh ra đã có cảm giác thân cận với con người, còn sói sinh ra đã có khoảng cách rất xa với loài người. Đoàn xiếc có thể huấn luyện sư tử, hổ, nhưng chẳng thế nào huẩn luyện được sói.

Có người từng làm thí nghiệm như sau, đem một con sói vừa mới ra đời về nuôi lớn theo cách hệt như nuôi chó, lúc con sói còn nhỏ, nó cũng vui đùa thân mật với người y như chó, nhưng khi lớn lên, tình cảm của nó với chủ dần dần trở nên lạnh nhạt, sau khi trưởng thành nó lẳng lặng bỏ nhà mà đi.

Hơn nữa, chó biết sủa, còn sói chỉ biết hú. Đuôi chó có thể chuyển động linh hoạt, đuôi sói cứng nhắc vụng về. Đồng tử của chó lớn và sáng, còn đồng tử mắt sói nhỏ hơn hắn, vì thế mà có cách nói là “Sói mắt trắng”.

Những câu chuyện thú vị

Trong quá trình chinh phục châu Âu, Thành Cát Tư Hãn đã tập hợp 30000 con chó ngao Tây Tạng thành “Quân đoàn chó thần”,xung phong trận địa, đánh thành cướp đất, lập nên chiến công hiển hách.

Một ví dụ nổi tiếng khác trong lịch sử về việc chó lập kì công thuộc về “Đội chó nghiệp vụ cảm tử” của Tư lệnh quân đội Liên XôZhukhov vào thời kì Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tháng Bảy năm 1942, phát xít Đức điều động 47 sư đoàn bộ binh và một tập đoàn xe tăng tấn công vào vị trí mang tính chiến lược Stalingrad. Mỗi ngày quân Đức thực hiện hàng nghìn chuyến bay, luân phiên oanh tạc Stalingrad. Tập kích trên không vừakết thúc, hàng đoàn xe tăng lại hướng về phía trận địa của quân Liên Xô tấn công dữ dội. Khi đó, quân Liên Xô trấn thủ ở đây vừa không có đủ vũ khí để phản công, vừa không có xe tăng ngang tầm để tiến hành phòng ngự.

Đang lúc Tư lệnh Zhukhov lo lắng không yên, trường huấn luyện chó nghiệp vụ Liên Xô kịp thời đưa đến hơn 500 chú chó cảm tử. Đàn chó nghiệp vụ này đã được huấn luyện, có thể tự đeo thuốc nổ đến đánh xe tăng của quân địch. Tư lệnh Zhukhov đã dùng đàn chó nghiệp vụ này làm vũ khí để chống lại xe tăng Đức, chia chúng thành bốn nhóm đánh xe tăng, mỗi nhóm gồm 126chú chó.

Vào giờ phút nguy cấp, khi xe tăng Đức áp sát trận địa Liên Xô, chỉ thấy từng đoàn chó xông ra từ những căn nhà đổ nát, lao nhanh như chớp về những chiếc xe tăng đang tiến lại của quân Đức. Sau những tiếng nổ vang trời, ánh lửa chói lòa, xe tăng đã bị phá nổ, chó nghiệp vụ cũng anh dũng hi sinh. Hơn 500 chú chó nghiệp vụ đã phá hủy được tổng cộng hơn 500 chiếc xe tăng của phát xít Đức, chiếm khoảng một phần ba tổng số xe tăng của quân Đức bị phá hủy trong toàn bộ chiến dịch phòng ngựStalingrad, lập nên chiến tích hiển hách.

Những trải nghiệm của tôi

Vợ tôi đi làm, con tôi đi học, còn mình tôi ở nhà viết tiểu thuyết. Bỗng nhiên tiếng rên rỉ đau đớn của Anna vọng đến. Anna là conchó cái mà gia đình tôi nuôi, nó mang thai đã được hai tháng.

Tôi mở cửa phòng, Anna liền lập tức chui vào. Khuôn mặt xinh xắn của nó nhăn nhó như ăn phải mướp đắng, toàn thân run lên bần bật. Tôi hiểu rằng nó sắp sinh, nhưng lại không biết phải giúp nó như thế nào. Tôi gọi tên nó, định vuốt lên lưng nó để thể hiện sự quan tâm của tôi. Từ trước đến nay chỉ cần thấy tôi gọi tên, bất luận đang làm gì, nó cũng sẽ lập tức chạy đến trước mặt tôi vẫy đuôi mừng rỡ. Nhưng lúc này nó dường như bị điếc, chẳng thèm để ý đến tôi, rồi đột nhiên nó nhảy lên chiếc ghế da màtôi thường ngồi, xoay qua xoay lại một cách khó chịu, giương những chiếc móng sắc nhọn ra, cắm vào mặt ghế một cách hungdữ, mặt chiếc ghế bọc da bị vào phát ra những tiếng soàn soạt.

Chiếc ghế da xịn này có giá đến 900 nhân dân tệ, được bọc bằng da bò đen rất đẹp, có thể xoay và nâng lên hạ xuống, là mộttrong những đồ dùng gia đình mà tôi hằng yêu thích. Bình thường Anna rất ngoan, chẳng bao giờ cắn hay cào xé đồ dung trong nhà cả.

Đương nhiên tôi rất tiếc chiếc ghế da đắt tiền, định lên tiếng mắng để ngăn nó lại, nhưng trong lòng lại không nỡ. Bất luận thế nào, nỗi đau của một người mẹ cũng quan trọng hơn nhiều so với một chiếc ghế da. Tôi do dự một lát rồi từ bỏ ý định quát mắng nó.

“Roạt”, mặt chiếc ghế đã bị cào rách. Đột nhiên lông Anna dựng đứng cả lên, nó điên cuồng cào xé mặt ghế. Rất nhanh, lớp da bò cứng chắc bị xé toạc ra, để lộ tầng bọt biển màu vàng. Nó lại cắn xé như điên, khiến tầng bọt biển dày nát ra thành từng mảnh. Anna mới được một tuổi rưỡi, đây lại là lần đầu nó sinh con, nên tôi nghĩ, nó đang dùng cách này để xoa dịu và phát tiếtcơn đau kịch liệt của việc sinh đẻ.

Khoảng mười phút sau, mặt ghế bằng phẳng đã bị khoét một lỗ lõm hẳn xuống, trở thành một cái hốc bọt biển. Anna lót đuôi xuống dưới hốc, nghiến răng trợn mắt, phát ra những tiếng kêu thảm thiết. Vài giây sau, tôi thấy giữa những mảnh bọt biển màu vàng có mấy thứ gì đó còn đỏ hỏn đang nhúc nhích. Ồ, nó bắt đầu đẻ rồi.

Chưa từng có ai dạy nó phải sinh đẻ như thế nào, hoàn toàn là bản năng của nó, nó quay đầu lại cắn đứt cuống rốn của chó connuốt hết nhau thai, rồi lại dùng lưỡi liếm sạch máu trên người chó con. Một tiếng sau, cái hốc trên chiếc ghế da xuất hiện bốn chú chó con lông tơ mũm mĩm. Lúc này Anna mới bình tĩnh trở lại.

Đến đây tôi mới hiểu, nó cắn xé chiếc ghế da không đơn thuần chỉ là để cho đỡ đau, mà nó đang cố lết tầm thân mệt mỏi, nhịntừng cơn đau đẻ, gắng tất cả sức lực của người mẹ, tạo ra một chiếc giường đẻ thích hợp để đón chào những sinh linh mới ra đời. Cảm ơn Anna, nó đã khiến tôi cảm nhận được nỗi vất vả và sự vĩ đại của một người mẹ.

Hiện trạng sinh tồn

Nói tóm lại, chó là một loài vật may mắn trong số những loại gia súc mà con người nuôi dưỡng. Rất nhiều người xem chó như bạn bè thân thiết. Nhất là chó nghiệp vụ, chúng được mọi người coi trọng, tôn kính và yêu mến.

Ngày nay, có hàng nghìn hàng vạn chú chó nghiệp vụ đang tung hoành ở hiện trường xảy ra các vụ án trên khắp thế giới. Nhưng chú chó nghiệp vụ đã được huấn luyện nghiêm chỉnh ở các trường đào tạo có thể xem là những tài năng trong loài chó. Thính giác và khứu giác của chúng so với chó của những gia đình bình thường đều nhạy bén hơn hẳn, loài người chúng ta càng chẳng thể sánh được. Chó có thể nghe được những âm thanh mà con người không nghe thấy, ngửi được những mùi mà con người không ngửi thấy, nhìn thấy được những dấu vết nhỏ nhặt mà con người không nhìn thấy. Chúng dùng những kĩ năng đặc biệt của mình để giúp con người tìm tội chứng của tội phạm, hoặc dũng cảm xông lên bắt giữ tội phạm bỏ trốn trong những giây phút cấp bách, hỗ trợ cảnh sát điều tra những vụ án khó khăn, bảo vệ trật tự an toàn cho xã hội loài người. Chúng xứng danh là khắc tinh của bọn tội phạm.

Mặc dù khoa học ngày càng phát triển, các phương thức kĩ thuật ngày càng tiên tiến, khả năng phá án của cảnh sát ngày càng mạnh, nhưng cảnh sát dù có xuất sắc đến đâu, thiết bị điều tra dù có tân tiến đến đâu, cũng không thể nào thay thế được vai tròcủa chó nghiệp vụ. Liệu có một ngày nào đó, xã hội loài người xóa bỏ hết nghèo đói và ngu dốt, xóa sạch tội phạm, loài người không cần phải dùng đến chó nghiệp vụ nữa hay không?

Đôi lời gửi gắm

Chó là loại động vật kì diệu có thể chia sẻ cuộc sống với bạn, nếu không có chó, cuộc sống của con người sẽ không toàn vẹn.

Tất nhiên, khi nổi điên lên, chó sẽ cắn người. Chó hoang bị vứt bỏ đã trở thành hiểm họa tiềm tàng trong vấn đề trị an ở các thành phố, và cả một số cá biệt những con chó mang bệnh dại đã trở thành mối đe dọa đối với đời sống của con người. Nhưng đó không phải là lỗi của loài chó. Con người khi tức giận cũng sẽ ra tay làm người khác bị thương, những người nghèo khổ túng quẫn cũng là hiểm họa tiềm tàng của xã hội, tuy con người không mắc bệnh dại, nhưng mối đe dọa của một số bệnh đối với sức khỏe con người cũng chẳng kém gì bệnh dại.

Đừng vì chút chuyện nhỏ nhặt mà đuổi cùng diệt tận loài chó – người bạn của con người. Hãy yêu thương, bảo vệ chó, đối xử tốt với chó, chúng sẽ mang lại niềm vui bất tận cho cuộc sống của bạn.

Con chó rừng bị ép đến đường cùng

Khi tôi đang đeo súng trên vai, vừa gặm đùi gà vừa rẽ vào khúc quanh trên núi, liền thấy ngay một con chó rừng nhỏ đang đứng bơ vơ bên một gốc cây ven đường. Con chó rừng này vẫn còn đang trong thời kì bú mẹ, lông tơ trên mình nó chỉ mảnh như những cánh hoa bồ công anh.

Tôi vội vàng vứt cái đùi gà mới gặm vài miếng xuống đất, lôi súng ra, lách cách mở chốt an toàn. Tôi biết chó rừng là loài động vật có tình mẫu tử hết sức sâu sắc, chó rừng mẹ luôn luôn cẩn thận canh chừng bên cạnh chó rừng con, một khi phát hiện đứa con yêu của mình bị uy hiếp, nó sẽ xông lên cắn người vô cùng hung dữ.

Tôi cầm súng đợi một lúc lâu nhưng không thấy bóng dáng chó rừng mẹ. Chỉ thấy chó rừng nhỏ ngửi thấy mùi thơm từ chiếc đùi gà nướng, không ngừng rung rung hai cánh mũi, liếm môi liếm mép, điệu bộ thèm rỏ dãi, ngó tôi một cái rồi từ từ đi về phía chiếc đùi gà. Lúc này, tôi mới nhìn rõ, con vật bé nhỏ gầy giơ xương, cái bụng lép kẹp gần như dính sát vào sống lưng, trên người dínhđầy lá chua me, trông lôi thôi bẩn thỉu. Xem ra đây là một con chó rừng mồ côi đã mất đi sự chở che của chó rừng mẹ.

Có thể chó rừng mẹ đã giẫm phải bẫy sắt được giấu trong đám cỏ dại; có thể chó rừng mẹ bị sa vào lưới mắc trên cây; có thể một thợ săn nấp sau vách đá đã bắn vỡ sọ chó rừng mẹ bằng viên đạn rực lửa; có thể hổ, báo đã ăn tươi nuốt sống chó rừng mẹ rồi… Rốt cuộc nguyên nhân gì đã khiến chó rừng nhỏ này trở nên mồ côi, tôi chẳng thế nào biết được.

Chiếc đùi gà đã dính đầy đất, tôi không thể ăn được nữa. Tôi thu súng lại, xé nhỏ đùi gà, bày thịt trong lòng bàn tay. Con vật bénhỏ bò đến, nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng và cảm kích, đôi mắt nó ngây thơ vô tội, trong sáng không một tì vết. Nó lấy lưỡi liếmnhẹ lên ngón tay tôi, sau đó mới bắt đầu ngấu nghiến những miếng thịt trên tay tôi. Chẳng hiểu vì sao trong lòng tôi bỗng dâng lên một thứ tình cảm kì lạ, tôi quyết định sẽ nuôi dưỡng con chó rừng nhỏ này.

Theo phân loại động vật học, chó rừng và chó đều thuộc họ Chó, người dân miền núi nơi đây đều quen gọi chúng là chó rừng. Chó rừng và chó không những hình dáng giống nhau, mà còn gần gũi về cả mặt huyết thống, trước đây trong thôn từng xảy ra chuyện một con chó bị chủ đuổi đã gia nhập đàn chó rừng. Tôi nghĩ, chỉ cần biết cách huấn luyện, có thể cải tạo con chó rừng nhỏ này thành chó săn.

Tôi đem con chó rừng nhỏ về nhà, bắt đầu nuôi dưỡng nó theo cách nuôi chó săn. Tôi đặt tên cho nó là Gâu Gâu, một cái tên hoàn toàn mang phong cách của chó; loài chó ăn thức ăn chín, nên để củng cố tính chó của nó, tôi không bao giờ cho nó ăn thức ăn sống; chó rất giỏi kiềm chế bản tính hoang dã của động vật ăn thịt, chung sống hòa bình với các loại gia súc, gia cầm khác, cho nên tôi để Gâu Gâu ở nhà làm bạn cả ngày với bò, dê, gà, vịt, nhằm xóa bỏ bản tính tàn bạo của chó rừng vốn có trong nó; chó thích ngủ ngoài cửa phòng của chủ, tôi bèn làm cho nó một cái chuồng chó trước cửa phong ngủ của tôi… Gâu Gâu nhanh chóng làm quen với cuộc sống của chó, thậm chí còn học được cách sủa gâu gâu như chó.

Mười tháng sau, Gâu Gâu lớn lên trở thành một con chó rừng cái xinh xắn, bốn chân vừa nhỏ vừa dài, thân hình thon thả, sống lưng thẳng, từ eo đến mông hình thành một đường cong mềm mại, lông trên đầu, đuôi và lưng nó vàng óng, lông ngực và bụng đều trắng tinh như tuyết, cái mõm đen nhánh, nom tràn trề sức sống. Nó biết sà vào lòng tôi, nhiệt tình liếm má tôi; biết phát ra những tiếng gầm gừ như chó; biết dùng ánh mắt bình tĩnh nhìn những con gà mái béo mượt đang kiếm ăn ở xung quanh; biết theo lệnh tôi gọi đàn dê đang ăn cỏ trên sườn núi quay về; biết kiên nhẫn ngồi trước cửa hàng tiếng đồng hồ khi tôi làm việc nhà, khiến tôi thấy ngại để rồi phải dẫn nó ra ngoài đi dạo.

Từ tận đáy lòng, tôi tin rằng Gâu Gâu đã được huấn luyện trở thành một con chó săn chân chính, ngoại trừ cái đuôi ra còn trên mọi phương diện nó hoàn toàn chẳng khác gì chó săn.

Đuôi chó rừng to và thô hơn nhiều so với đuôi chó, đồng thời dài hơn, lông lá bù xù, giống như một dòng thác chảy từ sống lưng xuống. Có lẽ chính vì cái đuôi vừa thô, vừa dài, vừa nặng, nên chó rừng chỉ có thể dựng đuôi lên hoặc cụp đuôi xuống, cùng lắm cũng chỉ có thể ve vẩy sang hai bên như cái cần gạt mà thôi, chẳng thể nào làm được như chó, vẫy đuôi theo khắp mọi hướng,vừa linh hoạt đẹp mắt lại vừa thể hiệu được tình cảm thân thiết trong đó. Để phân biệt chó và chó rừng, người dân địa phương chủ yếu nhìn vào cái đuôi.

Chính vì cái đuôi chó rừng rõ rành rành ấy mà trong làng chẳng ai công nhận Gâu Gâu đã được tôi thuần hóa trở thành một con chó săn. Nó đến gần ai, người đó liên dùng chân đá, dùng đất ném, dùng gậy đuổi nó ra xa. Có khi Gâu Gâu nhìn thấy một đám trẻ con đang chơi trốn tìm, nó hứng chí chạy đến định góp vui, nhưng nó chưa kịp đến gần, bọn trẻ đều sợ hãi hét ầm lên rồi bỏ chạy, còn kêu to: “Chó rừng đuôi xù đến kìa, chó rừng đuôi xù đến kìa!” Những đứa nhát gan liền chạy về nhà, thêm mắm thêm muối vào, vừa khóc vừa mách người lớn, những đứa dũng cảm hơn một chút thì dùng súng cao su tấn công Gâu Gâu dữ dội.

Một lần làng tổ chức hoạt động tế thần núi rất rầm rộ, tất cả trai gái già trẻ trong làng đều được huy động tham gia. Sau khi nghithức tế lễ kết thúc, liền đến phần nấu cơm dã ngoại, nấu được một nồi lớn đầy thịt bò măng chua, trước tiên mỗi người được một bát to, sau đó mỗi con chó được một muôi lớn. Đến lượt Gâu Gâu, người cầm muôi là Nham Tung liền giơ muôi lên gõ chan chát vào đầu Gâu Gâu, lơn tiếng quát: “Con chó rừng đuôi xù kia, cút ngay! Tao chưa lột tấm da chó rừng của mày, rút gân chó rừng của mày, ăn thịt chó rừng của mày đã là may cho mày lắm rồi, mày lại còn đòi ăn thịt bò nữa à, đừng hòng!”

Trong đàn chó, cảnh ngộ của Gâu Gâu lại càng thảm hại hơn. Chẳng có con chó nào chịu kết bạn với nó, mặc dù nó xinh xắn đáng yêu, lại chưa từng có bạn tình, nhưng ngay cả trong thời kì động đực, cũng chẳng có bất kì con chó đực nào tỏ ra thân thiết hay có cảm tình với nó. Tất cả lũ chó dường như đều ghét nó, nói chính xác là ghét cái đuôi to tướng bù xù của nó.

Có lần, lũ chó phát hiện ra một con chồn ở chỗ máy lọc nước, liền tập trung thành bầy để tấn công, mở một cuộc truy đuổi gay gắt. Gâu Gâu đứng xem mà lòng như lửa đốt, cũng sủa lên rồi gia nhập vào đội chó săn, cùng đuổi theo con chồn. Lũ chó sau khi phát hiện ra, chẳng những mặc kệ không đuổi theo con chồn nữa, mà còn thay đổi mục tiêu, quay lại cắn Gâu Gâu. Hai con chóchạy phía trước rất quái dị, cứ nhìn chằm chặp vào cái đuôi của Gâu Gâu. Nếu tôi không kịp thời chạy đến nơi, chắc Gâu Gâu thành chó rừng cụt đuôi rồi.

Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn, đến mức sau này chỉ cần Gâu Gâu bước ra khỏi cửa, lập tức sẽ bị lũ chó tấn công.

Tôi rất buồn phiền, Gâu Gâu cũng rất buồn phiền, tôi không biết phải làm thế nào mới phải.

Hôm đó, tôi đang ngồi cắt cỏ trong sân, lưỡi liềm sắc lẻm cứ đều đều cắt những bó rơm to thành từng đoạn dài chừng một thước. Gâu Gâu ngồi xổm trước mặt tôi, mắt nhìn chăm chăm vào cái liềm, dường như rất hứng thù với thứ công cụ có thể cắt rơm ngọt xớt này.

Tôi cầm chuôi liềm, cánh tay cứ đưa lưỡi liềm chuyển động từ trên xuống dưới như một cái máy. Bỗng nhiên, Gâu Gâu vui mừng khẽ sủa lên một tiếng, hai mắt phát sáng, như thể gặp được chuyện gì vui mừng, tôi nhìn quanh bốn phía, chẳng thấy có bất kì điều gì khác thường đáng chú ý cả. Khi tôi đưa mắt nhìn quanh, hai tay vẫn không ngừng làm việc, vẫn tiếp tục cắt cỏ đều đều.

Đột nhiên, tôi chợt liếc thấy một thứ màu vàng óng lướt qua, rồi có thứ gì đó được đặt dưới lưỡi dao. Tôi muốn dừng tay lại, nhưng đã không kịp nữa, chỉ nghe thấy tiếng kêu răng rắc, cổ tay tôi rung lên vì lưỡi dao chém phải vật gì cưng cứng. Cái đuôi xù của Gâu Gâu rơi xuống đất, nó đau đớn giãy lên giữa đám cỏ; tôi giật mình kêu lên một tiếng, thấy vừa có lỗi, vừa thương, vừaxót vì trót lỡ tay làm bị thương con chó yêu quý của mình.

Tôi nghĩ, Gâu Gâu chắc là đau quá nên mới nhảy lên như thế, cứ nhìn tôi mà gầm gừ. Nhưng hoàn toàn trái ngược với dự liệu của tôi, Gâu Gâu nhìn cái đuôi bị dao cắt đứt, trong mắt không hề tỏ vẻ gì đau đớn hay buồn rầu, cũng chẳng hề trách móc hay oán giận gì tôi; nó không cầm được nước mắt, nhưng hai tai vẫn dựng lên, tỏ vẻ vui mừng. Thấy tôi vội vàng nhặt cái đuôi lên, nó chạy lại dịu dàng liếm tay tôi, rồi ngoạm lấy chiếc đuôi, kiên quyết rút ra khỏi tay tôi, đem vứt vào trong đống rác ở góc phòng.

Trái tim tôi chợt run lên, tôi đã hiểu, là tự nó muốn cắt đứt cái đuôi của mình! Nó hiểu rằng cái đuôi xù không biết vẫy của nókhiến người ta căm ghét, cũng là nguyên nhân cơ bản khiến đàn chó đuổi đánh nó, nó cắt đứt chiếc đuôi của mình, quyết tâm làm một con chó ngoan được mọi người yêu quý.

Một con vật mới thông minh làm sao? Mắt tôi thấy hơi ươn ướt, tôi ôm nó vào lòng, dùng bàn tay run rẩy vuốt ve sống lưng nó. Nó thè lưỡi ra, không ngừng liếm vào mi mắt tôi. Chà, nó lại còn an ủi tôi nữa.

Tôi đi hái rau má chuyên dùng để chữa vết thương, giã nhỏ, đắp lên chỗ đuôi của Gâu Gâu. Nửa tháng sau, vết thương của nó mới hoàn toàn lành lặn.

Tôi mãi mãi không thể quên được tình cảnh lần đầu tiên Gâu Gâu ra khỏi cửa sau khi chữa khỏi vết thương. Nó nhảy nhót, sà vào lòng tôi, chân sau đứng thẳng, chân trước đặt lên lưng tôi, thè lưỡi ra, hết sức đòi liếm mặt tôi. Tôi xoa trán nó, thấy nó hồi hộp đến mức run bắn lên. Nó nghĩ một cách đương nhiên rằng, nó đã cắt đuôi đi rồi, đã thay da đổi thịt mà trở thành một con chó chân chính, từ này sẽ không còn bị mọi người ghét bỏ, bị đàn chó đuổi đánh nữa. Tôi cũng thấy vui mừng cho nó, nó đã chọn cách tự hi sinh để tiếp nhận thách thức của số phận, cái đuôi của nó đã đứt rồi, tuy vẻ ngoài có xấu đi đôi chút nhưng niềm tin kiên định vào việc xây dựng một hình tượng mới cho bản thân của nó là vô cùng cao đẹp.

Tôi mừng rỡ dắt nó đi ra sân tuốt lúa ở giữa trại. Một đàn chó đang tranh nhau khúc xương, Gâu Gâu hứng chí sủa một tiếng, chui vào giữa đàn chó, muốn tham gia trò chơi tranh giành khúc xương này. Khi nó vừa mới đến gần, đàn chó đang tranh giành nảy lửa bỗng sững cả lại như thế gặp ma, trợn mắt lên nhìn, nghiến răng ken két lộ hết vẻ hung dữ ra ngoài. Gâu Gâu vẫn không lùi bước, nó bình tĩnh quay lưng về phía đàn chó, giơ mông cho chúng xem, lắc mạnh cái hông, cất tiếng sủa gâu gâu. Nó ngẩngcao đầu, tiếng kêu lanh lảnh, đầy vẻ kiêu hãnh và tự tin. Tất cả những ngôn ngữ cử chỉ của nó đều đã quá rõ ràng, đó là tuyênbố quy thuận, là tuyên ngôn đầu hàng, nó đang dùng ngôn ngữ của loài chó để nói với lũ chó còn đang mang ý đối địch với nó rằng: Các cậu đừng nhìn tôi bằng con mắt cũ nữa, hãy nhìn phần đuôi của tôi mà xem, cái đuôi khiến các cậu căm ghét kia đã không còn nữa rồi! Tôi đã trở thành một con chó chân chính, là đồng loại của các cậu, các cậu đừng coi tôi là kẻ khác loài nữa!

Ánh mắt của cả bầy chó đều tập trung nhìn vào cái đuôi của Gâu Gâu, chẳng con nào sủa, cũng chẳng con nào động đậy, cứ như một lũ tượng đất hay tượng gỗ vậy. Đứng đầu đàn chó là một con chó đen có tên Ô Long của nhà trưởng thôn, mất một lúc, Ô Long mới cẩn thận tiến đến gần Gâu Gâu, rung rung cánh mũi, bắt đầu ngửi. Tôi đứng một bên quan sát, thấy vẻ mặt của Ô Long thay đổi liên tục, từ ngạc nhiên, nghi hoặc đến tức giận. Đột nhiên, lông gáy của Ô Long dựng đứng cả lên, nó gâu gâu sủa lên một tràng, giống như đang thông báo cho cả đàn chó, nó đã kiểm nghiệm xong con vật cụt đuôi đang đứng trước mắt không phải là chó, mà là chó rừng! Chớp mặt cả đàn chó tỉnh mộng, con nào con nấy ánh mắt nảy lửa căm thù, sủa ầm ĩ xông về phía Gâu Gâu.

Gâu Gâu rối rít lắc hông, mong có thể thay đổi tình hình, nhưng vô ích. Đàn chó đua nhau xông tới, cắn xé nó, nó một mình không thể chống lại được số đông, nghẹn ngào bỏ chạy về bên cạnh tôi, nhìn tôi sủa ấm ức. Ôi, tôi cũng chẳng thể làm gì được!

Khó khăn lắm tôi mới đuổi được đàn chó hung hãn kia đi, đưa Gâu Gâu rời khỏi sân tuốt lúa, rẽ qua chỗ giếng nước mang tên Dấu Chân Tiên ở trong trang trại, vừa hay gặp mấy người thợ săn đang ngồi cạnh giếng chia nhau một con hươu mới săn được, tiếng người nói, tiếng chó sủa ầm ĩ váng cả một góc. Gâu Gâu tiến về phía những người thợ săn, bước đi nặng nề, như đang nhấc từng bước trong đống bùn, đi một cách khó khăn, có thể thấy trong lòng nó đã đề phòng, e rằng sẽ lại bị tấn công, nó rụt rè, chậm rãi đến trước mắt đám thợ săn, khẽ sủa lên một tiếng như đang thở dài, tiếng “gâu” nghe thật thê lương, lộ ra vẻ đau khổ tột cùng.

Một người đàn ông trung niên tên là Nham Tùng ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu, bức mình vung tay xua đuổi: “Cút, cút ra chỗ khác, cái con chó rừng đội lốt chó này, cứ nhìn thấy mày là tao khó chịu!”

Gâu Gâu lại quay lưng về phía đám thợ săn, giơ cái đuôi đã bị cắt cụt ra. Lần này, nó không còn kiêu hãnh và tự tin nữa, cứ rụt rè như kẻ có tội; tiếng kêu của nó không còn lanh lảnh, mà khàn khàn như bị sốt; mắt nó long lanh ngấn nước, vừa giơ mông lênvừa gục xuống dưới chân, nhìn ra phía sau, trong mắt đầy vể khẩn cầu sự thương xót.

Nó cầu xin những người thợ săn kia có thể nể tình nó đã tự cắt đuôi mà tha thứ cho xuất thân của nó, có thể bố thí cho nó một chút tình thân.

Tim tôi đau nhói như bị kim châm.

Đám thợ săn đều ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu để xem chuyện lạ. Trên mặt Nham Tùng lộ ra một nụ cười bí hiểm, hắn nhổ toẹt vào Gâu Gâu, quát: "Con chó rừng khốn kiếp, mày tưởng mất cái đuôi rồi thì mọi người sẽ không nhận ra mày là cái giống gì nữa hay sao, đúng là đồ ngu! Đừng nói là mày chỉ cắt cái đuôi đi, cho dù mày có lột da chăng nữa, thì vẫn cứ là một con chó rừng đáng ghét!”

Nham Tùng vừa quát mắt vừa nhặt một cục đất lên ném về phía Gâu Gâu, trúng ngay vào chỗ cái đuôi cụt của nó. Công bằng mà nói, cái ném này không gây thương tổn gì trên người Gâu Gâu, cục đất rất mềm, thậm chí còn chẳng trầy da. Nhưng Gâu Gâu bịgiật điện, hai mắt đờ đẫn, toàn thân run rẩy, nằm phục xuống đất, mãi mà không động đậy gì.

Bỗng nhiên, nó ngẩng đầu lên, hướng về những đám mây trắng đang trôi trên nền trời xanh mà hú dài một tiếng, nghe như tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, khiến người ta phải dựng tóc gáy. Tôi nuôi nó đã được gần một năm nay, lần đầu tiên mới nghe thấy nó phát ra tiếng kêu ảo não như thế. Đó là tiếng hú của một con chó rừng đích thực. Tôi muốn ôm nó về nhà, nhưng nó vùng vẫy giằng ra khỏi vòng tay tôi, chạy như điên ra khỏi trại, mất hút trong cánh rừng xanh.

Tôi tìm mất mấy ngày, vẫn không thấy Gâu Gâu đâu cả.

Hai tháng sau, làng Man Quảng Lộng xảy ra nạn chó rừng, một đàn chó rừng hung dữ tấn công bò dê chăn thả trên núi, còn cắn chết mấy con chó chăn dê. Có một lần, đàn chó rừng to gan này còn xông vào giữa trại ban ngày, quét sạch đàn gà hai mươi mấy còn của nhà Nham Tùng. Thợ săn trong trại đã tổ chức mấy đợt phục kích, giăng lưới và lên núi đi săn, nhưng đàn chó rừng rất tinh khôn, luôn luôn trốn thoát khỏi sự truy đuổi của họ.

Điều kì lạ nhất là, trong trại hầu như gia cầm, gia súc của nhà nào cũng đều bị đàn chó rừng tấn công, chỉ có mỗi hai con lợn và đàn gà nhà tôi, cả ngày đều thả rông ở ngoài mà chẳng hề hấn gì; nhà tôi chỉ là căn nhà dột nát lung tung, nhưng cũng chưatừng bị chó rừng phá hoại.

Một hôm, trưởng thôn đã trực tiếp đối mặt với đàn chó rừng ấy trong khe núi phía sau trại, ông nhìn thấy rất rõ ràng, con chó đầu đàn không có đuôi.

Tin tức truyền ra, nhà nào nhà nấy trong trại liền mời tôi đến ăn cơm, cố ép tôi ăn thật nhiều canh gà, rồi dùng nước tiểu của tôitưới lên hàng rào quanh nhà mình. Suốt nửa tháng trời, nước tiểu của tôi rất đắt hàng, tôi cũng thành cái máy đi tiểu, đến khắp nơi phân phát mùi nước tiểu.

Kể cũng lạ, từ đó về sau, đàn chó sói rừng ấy không còn đến gây rắc rối cho trại Man Quảng Lộng nữa.

 

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t59885-cho-ngao-do-hon-chuong-8.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận