Chương 12 xuống ngay. Hình như nó thấy đã lỡ sai rồi thì cho sai luôn, không cần thiết phải sửa nữa. Nó đứng nghênh ngang nhìn con gấu ngựa Tạng trước mặt, lại liếc nhìn Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao. Ngao Vương biết rồi sẽ có con Ngao Tạng khác ra tay cho kẻ hỗn láo này 1 bài học, bởi vậy nó không thèm đếm xỉa đến Ca-pao-sân-cơ, nhếch mép cười nhạt, lắc lư cái đầu to tướng tỏ vẻ không thèm chấp.
Quả nhiên 1 con Ngao Tạng từ sau xông lên, dùng vai húc mạnh 1 cái vào Ca-pao-sân-cơ. Đó chính là con Ngao đực xám già. Nó không thể ngờ trên thảo nguyên Chia-cu Tây này lại có con Ngao Tạng dám không kính trọng Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao. Nó phẫn nộ hơn cả Ngao Vương. Thấy cú húc đầu tiêng của mình vẫn chưa làm con Ngao Tạng hỗn xược kia đứng vào vị trí đáng đứng, lần thứ 2 nó lại xông lên, lần này nó xuất chiêu bằng nanh. Nó muốn kẻ trẻ người non dạ không biết lễ phép này phải nhớ đời tội vượt vị. Thay vì chảy máu, đối tượng mà nó định trừng phạt tuyệt nhiên không phải kẻ tầm thường. Con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ – 1 kẻ dám cả gan đứng sánh vai với Ngao Vương, khinh miệt ra mặt con Ngao đực xám già.
Từ sức mạnh của cú hích đến từ đằng sau của Ngao đực xám già, sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đã lường trước được đối phương hoàn toàn không phải đối thủ của nó. Con Ngao đực xám già lấy vai húc vào đối thủ chẳng khác gì húc vào tảng đá, kẻ bị thương của nó thể nó chính nó mà thôi. Cho nên khi con Ngao đực xám già lần thứ 2 vồ tới, sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đã có hành động khiến tất cả Ngao Tạng đều ngạc nhiên, kể cả Ngao Vương. Nó nhảy lên nhanh như chớp qua đầu con Ngao đực xám già đang vồ tới. 4 vó vừa chạm đất, nó quay ngoắt lại, cắn vào đuôi con Ngao đực xám già kéo mạnh, khiến Ngao đực xám già suýt ngã. Con Ngao đực xám già hét lên 1 tiếng, quay người lại cắn. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lại quay người nhảy lên như cơn gió, lần này là nhảy về phía trước, phía có kẻ địch chung là con gấu ngựa Tạng. Điều này xảy ra nhanh gọn, dứt khoát, không 1 động tác thừa. Mỗi 1 động tác gắn liền với nhau thật đúng lúc đặc biệt là 2 cú nhảy và 2 lần quay người. Có thể nói là 1 màn biểu diễn ngoạn mục. Ngao Vương thán phục vô cùng, trong bụng nghĩ: “Chả trách con Ca-pao-sân-cơ này kiêu căng, hóa ra nó cũng có những chiêu thế cao siêu như vậy.” Ngao Vương muốn kêu lên 1 tiếng tán thưởng, nhưng có 1 sức mạnh tiềm ẩn ngăn nó lại. Đó là sức mạnh gì, nó không biết, hoặc là tạm thời chưa biết. Nó thấy sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đã vồ đến trước mặt con gấu ngựa Tạng nên vội vừa thét vừa chạy đến trợ uy.
Đấy là 1 con gấu đực màu nâu. Phản ứng bản năng của con gấu đực màu nâu này khi nhìn thấy bầy Ngao Tạng là bỏ chạy, vì trên thảo nguyên, Ngao Tạng là động vật 4 chân duy nhất có thể giết chết gấu. Nhưng nó không còn đường chạy nữa. 1 con Ngao Tạng như sư tử trắng đã vồ đến chặn đường nó, mấy con Ngao khác bao vây tứ phía. Con gấu nâu thét lớn, nổi giận đùng đùng. Nó đứng thẳng lên, giơ tay tát 1 cái vào Ca-pao-sân-cơ. Nhưng Ca-pao-sân-cơ đã tránh được cái tát. Nó biết trọng lượng của cú tát này, dính vào thì đừng hòng đứng dậy được. Móng sắc như dao của gấu sẽ cấu xé nó nát thịt toét da, cú tát mạnh đến nỗi sẽ làm xương gãy gân bong. Con gấu đực thấy không tát được đối phương tức giận gào lên. Nó vồ đến như đá lở. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lại nhảy ra thành công, tránh được cú vồ.
Nhưng tránh không phải mục đích của sư tử trắng khi đối thủ vồ nó. Mục đích của nó là phải thể hiện mình trước Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và chúng bạn. Vì vậy nó phải tấn công, hơn nữa, hễ tấn công là phải chắc thắng. Nó chưa nắm bắt được thời cơ, vì con gấu đực cẩn thận bảo vệ phần bụng mềm dễ bị tổn thương, chỉ giơ 2 chân trước nặng như chùy ra tát trái tát phải, khiến Ca-pao-sân-cơ buộc phải đứng xa đối phương gần 1 mét. Thường ngày 1 mình đấu với gấu ngựa Tạng, hay cùng với bạn chăn cừu sư tử mới San-chia-sân-cơ và sư tử chim ưng Chi-ông-pao-sân-cơ đấu với gấu ngựa, nó không bao giờ sốt ruột bồn chồn khi chưa đến gần được địch thủ. Bởi đối chọi với gấu ngựa Tạng không phải là thi thố tốc độ mà là thi thố sức chịu đựng. Chỉ cần nó kiên trì vồ cắn, liên tục vồ cắn, trong khi gấu ngựa Tạng mãi không tát trúng đối phương sẽ dần dần nóng nảy bực bội. 1 khi đã nóng nảy bực bội, đấu pháp ắt không có bài bản, thể nào cũng lộ sơ hở. Lúc đó “vồ cắn” sẽ trở thành vồ cắn thật sự. Nhưng hiện giờ không thể làm như vậy. Không phải đọ nhau về sức chịu đựng mà là đọ về tốc độ, vì đối thủ của nó không phải con gấu ngựa Tạng mà là đồng loại của nó, là Ngao Vương xưa nay nó vẫn không phục.
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ nóng lòng chạy bên trái nhảy bên phải. Sự khiêu khích đó khiến cho gấu ngựa Tạng còn nóng lòng hơn. Nó cũng tát bên phải vồ bên trái. Cả 2 đối thủ đều đang lãng phí thời gian và sức lực. Ca-pao-sân-cơ vẫn không tìm được cơ hội dùng răng sắc như dao rạch bụng con gấu ngựa, lôi cả đống ruột ra. Còn gấu ngựa Tạng cũng chẳng có dịp nào tiếp cận được đối phương, dù chỉ để xé xuống 1 túm lông Ngao trắng như tuyết. 2 bên cứ vờn nhau như vậy 1 lúc lâu. Cuộc đấu dường như không quyết liệt nữa.
Ngao Vương và chúng bạn nó từ nãy giờ vẫn vây quanh gần con gấu ngựa Tạng, chúng nhìn nhau. Con Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư
nhún người nhảy ra sau, rời xa con gấu. Ruột của con gấu bị răng nanh của nó móc ra rơi xuống đất, máu tươi phun từ bụng ra thấm ướt cả 1 mảng đất.
Con gấu đực gào thét, chống trả. Thân hình cao lớn như bóng núi của nó cứ đứng lên rồi bẹp xuống. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ tránh nó thật xa. Tất cả những con Ngao Tạng khác cũng tránh ra thật xa. Bọn chúng biết rõ lúc này không cần thiết lãng phí sức lực và tinh thần nữa. Chúng cứ nhìn trân trân con gấu, cho đến khi nó nằm xuống, hết gào thét và không bao giờ đứng dậy được nữa.
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đắc chí đi đi lại lại mấy lần trước Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và bạn của nó. Sau đó nó bước khệnh khạng hiên ngang đến trước con gấu đã chết. Ngao Vương nhìn nó không có biểu hiện gì. Bình thường, khi thấy con Ngao nào có những cú đánh ngoạn mục, lúc nào nó cũng lớn tiếng khen ngợi mấy câu. Nếu quan hệ tương đối gần gũi, nó sẽ đến gần chạm vào mũi biểu thị sự chúc mừng.
Sự im lặng của Ngao Vương tác động đến các bạn nó. Con Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư cùng những con Ngao Tạng khác chỉ nhìn 1 cách lạnh lùng. Chúng thận trọng giữ 1 khoảng cách thân thể và tinh thần với sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao thấy không khí quá trầm lặng, liền mở rộng mũi, thè lưỡi bảo cho các bạn biết: “Đòn đánh của sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ cũng khá tốt, nhưng không phải là tốt nhất, vì thời gian co kéo quá dài. Những con Ngao Tạng giỏi, bất kể gặp đối thủ nào cũng phải kết thúc cuộc đấu trong vòng 20 phút.” Ngao đực xám già ngay lập tức liếm liếm mông Ngao Vương. Động tác này bày tỏ: “Đúng vậy, phải như ngài Ngao Vương vậy.” Ngao đen Cô-rư dùng động tác lắc đầu lay động lông trước trán để nói với mọi người: “Ca-pao-sân-cơ không bao giờ sánh được với Ngao Vương của chúng ta.”
Bảy tám con Ngao Tạng dẫn đầu là Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao cùng sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ xúm vào đánh chén con gấu đã bị cắn chết.
Theo thông lệ, nếu Ngao Vương có mặt, quả tim của con mồi lúc nào cũng phải dâng lên Ngao Vương. Quả tim bên trong đầy máu, là bộ phận thơm ngon nhất của con mồi. Ôi, ăn vào mồm, sao nó thơm ngon và ấm áp thế. Nhưng lần này là ngoại lệ, Ca-pao-sân-cơ tranh trước Ngao Vương, chỉ ngoạm 2 cái là nuốt quả tim vào bụng. Lũ bạn của Ngao Vương đang cắm đầu ăn uống không thấy, nhưng Ngao Vương đã thấy. Nó không khỏi ngạc nhiên. Ngoài mặt nó giả vờ khoang dung đại lượng không thèm chấp, say sưa vào sự sảng khoái của cuộc đánh chén. Thực ra trong lòng nó khó mà bình tĩnh. Sự bất mãn cực độ làm nó gần như coi thịt của con gấu là thịt của Ca-pao-sân-cơ. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao cho rằng những sự bất kính trước của Ca-pao-sân-cơ đều có thể cười xòa bỏ qua, nhưng lần này thì không thể, vì nó phát hiện thấy đối phương trước khi ăn quả tim đã liếc nhìn nó đầy hàm ý. Điều đó chứng tỏ đối phương cố tình làm vậy. Đây là sự khiêu khích đối với uy nghiêm của nó, chứ không phải chỉ là quên mất lễ nghi. Như vậy đối phương không chỉ ăn mất trái tim mà nó không được phép ăn, còn ăn mất cả sự tôn nghiêm của Ngao Vương. Tất cả Ngao Tạng nào cả gan dám miệt thị sự tôn nghiêm của Ngao Vương đều có 1 suy nghĩ là chúng thấy mình giỏi giang hơn Ngao Vương, về mặt dũng cảm và trí tuệ đều vượt qua, hoặc sắp vượt qua Ngao Vương. Đối mặt với những con Ngao Tạng tự cho mình là cao siêu, sự lựa chọn duy nhất của Ngao Vương là đánh bật cái thói huênh hoang, tiêu diệt dã tâm nhòm ngó ngôi vua của nó. Trừ khi Ngao Vương đã già rồi, già đến nỗi không coi tôn nghiêm và quyền lực là gì nữa.
Nhưng Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao không già chút nào. Nó đang ở cái tuổi hoàng kim, sức khỏe dồi dào, khí phách hiên ngang. Nó tuyệt đối không cho phép bất kỳ con Ngao Tạng nào đe dọa đến quyền lực và địa vị của nó. Nếu sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ cho rằng mình ghê gớm, bất chấp quyền lợi mà Ngao Vương được hưởng là trái tim của con mồi, thì cái mà nó nhận được sẽ là sự trừng phạt nghiêm khắc mà Ngao Vương dành cho.
Đúng vậy, việc trừng phạt Ca-pao-sân-cơ là việc sớm muộn, nhưng không phải lúc này. Ngao Vương nhận thấy hiện tại việc tối quan trọng vẫn là giải quyết sư tử núi tuyết Cang-rư-sân-cơ. Nó phải ăn no bụng. Theo thong tin nó nhận được trong lời nói của Tạng Cha-xi, nó phải đi vào trong núi tuyết Ang-la, tìm cho ra Cang-rư-sân-cơ và 7 đứa trẻ Ama Thượng. Nó trước sau đều cho rằng, Cang-rư-sân-cơ, kẻ thù đồng loại mà nó quyết tâm cắn 1 miếng cho chết đang bình tĩnh đợi nó ở 1 góc nào đó của núi tuyết.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dẫn theo chúng bạn rời nhanh nơi đánh chén. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ dùng tiếng sủa vui nhộn tiễn biệt chúng. Ngao Vương ngẩn đầu ưỡn ngực, không chút biểu hiện để ý đến. Mấy đứa bạn nó cũng áp dụng thái độ phớt lờ Ca-pao-sân-cơ. Sư tử trắng biết, nó đã hoàn toàn làm mất lòng Ngao Vương rồi.
Cả nhà già Ni-ma sắp phải dời đi nơi khác. Đó là ý của tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi. Tù trưởng bảo họ: “Năm nay mưa xuân nhiều, cỏ mùa hè sẽ tươi tốt. Mặt đất dưới chân núi tuyết đã xanh tươi rồi. Các người hãy đi chăn gia súc dưới chân núi xa kia, để cỏ trên thảo nguyên 2 bờ sông Dã-la mọc cao, để dành cho mùa đông, dành cho cả năm sau. Năm sau cỏ sẽ không tốt bằng năm nay. Phật sống Tan-Trân đã nói: “Cỏ thảo nguyên năm nay thịnh, sang năm tất sẽ suy.””
Đương nhiên Mây-tô-la-mu không thể đi theo họ được. Cô phải dọn đến 1 nhà khác tá túc. Phút chia tay thật quyến luyến bịn rịn. Cô chào từ biệt già Ni-ma và 2 vợ chồng Pan-chi-ô và La-trân, rồi ôm ghì lấy bé Nua-pu hôn đến đỏ cả mặt thằng bé. Sau cô đến từ biệt mấy con Ngao Tạng. Những chú cún con không biết gì vẫn vô tư nghịch ngợm chạy nhảy tung tăng, không chút ảnh hưởng bởi tình cảm của các bậc cha chú. Các cha chú của chúng, 3 con chó chăn cừu và 2 con chó trông nhà đều biết chuyện phải di cư. Di cư đồng nghĩa với chia tay, chia tay cánh đồng thảo nguyên và sông Dã-la quen thuộc bấy lâu, chia tay người và chó mà chúng bịn rịn không muốn rời. Sáng hôm nay, người mà chúng chia tay rõ ràng là cô gái người Hán Mây-tô-la-mu, vì hành lý của cô đang để cạnh chân. 5 con Ngao Tạng lớn nhìn Mây-tô-la-mu với con mắt u buồn, đuôi vẫy chầm chậm nặng nề. Mây-tô-la-mu vuốt lông cho con này, phủi bụi cho con kia. Đôi mắt xinh đẹp của cô báo cho chúng biết: Đây là lần cuối cùng, ít ra là mùa hè và mùa thu năm nay, cô vuốt lông phủi bụi cho chúng. Đương nhiên cô vẫn quyến luyến nhất con Ca-pao-sân-cơ. Cô vuốt lông nó từ đầu đến đuôi, bỗng cô òa khóc, nước mắt rơi lã chã. Ca-pao-sân-cơ nằm yên trong lòng cô, liếm tay liếm đùi cô, mắt nó cũng đỏ ngầu ươn ướt.
Cuối cùng cô đến từ biệt 3 con cún. Cô gọi: “Ca-ca, Cơ-san, Pu-mu, các em ra đây nào, để chị bế 1 lần cuối. Lần sau các em quay lại, chị không bế nổi các em nữa đâu, vì các em đã trưởng thành, trở thành Ngao Tạng lớn rồi. Lúc đó các em còn nhớ chị không nào?” Cơ-san và Pu-mu chạy đến bên cô. Cún trắng Ca-ca không chịu chạy lại, bà mẹ thọt và ông bố phải lấy mũi kích nó đến gần cô. Mây-tô-la-mu ngồi xuống ôm cả 3 con cún vào lòng, cho chúng thay nhau cắn yêu tay cô. Chúng giả vờ cắn mạnh, nhưng cũng như thường ngày không làm cô đau.
Con bò lông Tạng gùi trên lưng nhà bạt đã xuất phát. Pan-chi-ô dẫn đường đã cưỡi ngựa đi từ lâu. Đàn dê cừu cũng bắt đầu lên đường. 3 con chó chăn cừu sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ, sư tử mới San-chia-sân-cơ và sư tử chim ưng Chi-ông-pao-sân-cơ đầy trách nhiệm với cương vị của mình, vẫy đuôi lần cuối với Mây-tô-la-mu rồi quả quyết quay người đi theo bảo vệ đàn gia súc. Cô biết đã đến lúc chia tay 3 con cún rồi, nhưng vẫn bịn rịn không nỡ bỏ tay ra. Cô cảm thấy hễ thả tay ra thì không còn gì nữa, không còn cả tình người nghĩa chó.
Già Ni-ma đứng trước mặt cô nói 1 câu gì đó. La-trân cũng nói 1 câu tương tự, nhưng cô gái người Hán nghe không hiểu. La-trân hẩy hẩy tay nói với chó mẹ thọt chân và chó trông nhà Sư-mao: “Thôi, ta đi mau, sợ đuổi không kịp mọi người nữa.” Đợi cho 2 con chó vừa đi khỏi, La-trân bế con cún đen từ trong lòng đưa cho già Ni-ma, rồi tự mình bế con cún đen khác rồi nói: “Tạm biệt cô gái.” Câu này thì Mây-tô-la-mu hiểu. Cô đứng dậy đưa con cún trắng Ca-ca trả cho La-trân, nhưng La-Trân lắc đầu, rồi lấy từ trong người ra 1 chiếc khăn tay bằng da cừu đã thuộc, che kín đầu Ca-ca. Lúc này Mây-tô-la-mu mới hiểu ý của già Ni-ma và La-trân: “Cô thích chó của chúng tôi như vậy thì cứ giữ lấy 1 con mà nuôi đi.” Cô ngớ ra, không biết mình có nên nhận món quà này không. Già Ni-ma cười cười, La-trân cũng cười cười rồi lên đường. Mây-tô-la-mu bình tâm lại, cô xúc động nói: “Cảm ơn, cảm ơn.” Và lại nói 1 câu: “Nhưng cháu không thể lấy.” Nhưng lúc đó mọi người đã đi xa, không còn nghe thấy gì nữa.
Sao lại không lấy nhỉ? Quả là bất lịch sự khi từ chối quà của người khác, hơn nữa lại là 1 món quà đáng yêu biết bao. Lúc này Mây-tô-la-mu hoàn toàn chưa nghĩ đến cún trắng Ca-ca bỗng nhiên phải xa lìa bố mẹ, an hem sẽ cảm thấy ra sao. Đầu cún trắng Ca-ca bị chiếc khăn da cừu trùm kín. Nó không ý thức được có điều gì bất thường. Trong bong tối nó vẫn nằm trong lòng Mây-tô-la-mu ấm áp, vắn cắn yêu và liếm tay cô.
Mắt Kính Lý Ni-ma đã đến. Anh ta đến giúp Mây-tô-la-mu dọn nhà. Nhà mới của cô là gian nhà bạt của Cung-pu, hàng xóm già Ni-ma. Đáng ra cả nhà anh cũng phải theo sự sắp xếp của tù trưởng đến chân núi xa chăn thả gia súc. Nhưng 2 hôm trước 1 con Ngao Tạng chăn cừu dũng mãnh của nhà Cung-pu đã bị 5 con báo tuyết cắn chết ăn thịt rồi. Còn 1 con Ngao Tạng chăn cừu khác cũng bị báo tuyết xé thủng bụng, đang hấp hối. Chân núi xa kia có cơ man nào là thú dữ, chỉ dựa vào 2 con chó trông nhà là không ổn, nên tù trưởng nói: “Thôi vậy, trước mắt quan trọng nhất là nhà Cung-pu hãy chọn mấy con chó nhỏ trong đàn chó lãnh địa, mau cho chúng ăn những miếng thịt bò dê ngon nhất để chúng chóng lớn. Nếu khồng đàn gia súc của ngươi ngay cả thảo nguyên bên kia bờ sông Dã-la cũng không dám đến nữa.”
Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma đển cửa nhà Cung-pu. 2 con chó trông nhà cảnh giác sủa ầm ĩ. Cung-pu cùng vợ và 2 con gái vội ra đón khách vào nhà bạt. 2 cô con gái của Cung-pu thường xuyên sang chơi nhà già Ni-ma, nên đã thân quen từ lâu với cô gái người Hán Mây-tô-la-mu. Cả 2 cười nói vui vẻ đón hành lý từ tay Lý Ni-ma để ở góc nhà. 1 cô kéo Mây-tô-la-mu đến ngồi thảm bên trái, vừa nói vừa ra hiệu. Còn cô kia giúp mẹ bưng nước chè ra mời Lý Ni-ma rồi mời Mây-tô-la-mu. />
Cún trắng Ca-ca hất chiếc khăn tay che đầu nó ra rồi nhảy ra khỏi lòng Mây-tô-la-mu. Nó nhìn xung quanh rồi không do dự chạy ra ngoài cửa tìm anh trai và em gái nó chơi. Ra rồi nó mới phát hiện không thấy bong dáng anh em nó đâu, cũng chẳng thấy bố mẹ đâu nữa. Chỉ thấy 2 con chó trông nhà Cung-pu mà thường ngày nó vẫn gọi là chú thím. Chú thím đến gần ngửi ngửi nó 1 cách thân thiện. Nó bắt chược những con chó lớn lắc đầu tỏ vẻ bực bội, quay người đi. Ca-ca không muốn chú ý tới chú thím. Trong ấn tượng của nó, chú thím lúc nào cũng nghiêm nghị, chơi với chú thím chẳng vui chút nào. Nó sủa gâu gâu bằng cái giọng trẻ con, hy vọng sẽ nghe thấy tiếng đáp lại của bố mẹ, an hem. Nhưng nó không nghe thấy gì. Ngọn gió thổi phù phù không đưa lại tiếng đáp của ai. Nó bắt đầu chạy vòng quanh nhà Cung-pu 2 lần, phán đoán chắc người thân của mình không phải đang chơi trò ú tim với nó. Thế là Ca-ca chạy thẳng về nhà già Ni-ma.
Chẳng còn gì ở đó nữa. Trên đất không có nhà bạt thì nó đã biết rồi, nhà bạt đã “chạy” lên lưng con bò lông rồi. “Thế con bò lông đâu? Nó chạy đi đâu rồi? Chủ nhân và đàn cừu đi đâu hết rồi? Anh em, bố mẹ, cả các bác Ngao Tạng khác đi đâu hết cả rồi?” Nọ gọi họ, nó nhảy lên bếp lò, ngẩng đầu nhìn về phương xa. Phương xa bao la kia chỉ là ẩn số đối với nó, nó chưa đến đó bao giờ. Nó nhớ có 1 hôm nó cùng anh trai và em gái định đi đến đó, xem “phương xa” - ẩn số mà chúng muốn biết là gì. Còn chưa đi đến nơi có con sông đang chảy thì đã nghe tiếng quát của bà mẹ thọt: “Về! Về ngay!” Chúng không nghe, cứ tiếp tục đi. Thế là mẹ nhờ dì Sư-mao chạy như bay đến. Dì lấy chân trước đánh ngã anh trai, lấy mũi húc ngã em gái, rồi cắp lấy Ca-ca lôi về nhà bạt, giao cho mẹ. Mẹ quát tháo ầm ĩ, suýt nữa còn lấy răng nanh chọc vào mông nó. Từ đó nó biết, cún con không bao giờ được phép vì sự cám dỗ của “phương xa” mà rời khỏi các cô bác cha chú, rời khỏi nhà bạt của chủ nhân.
Nhưng bây giờ, ôi, người và chó đã đi đến phương xa, vứt nó lại 1 mình. Phương xa có cái gì? Sao bố mẹ cô bác lại vứt nó lại? Nó khóc u…u…, nước mắt chảy lã chã làm đôi mắt nhòe đi không nhìn thấy gì nữa. Ca-ca quên bẵng là mình đang đứng trên bếp lò, nó ngồi phịch xuống, không ngờ ngã xuống đất lăn quay mấy vòng. Nó rên rĩ như trẻ con làm nũng. Bỗng nó ngửi thấy 1 thứ mùi nồng nặc là lạ. Người nó chạm vào 1 cái móng đầy lông lá. Nó vội nhổm dậy, vẩy mạnh nước mắt để nhìn cho rõ, thấy trước mặt là 3 con vật trông như chó nhưng tuyệt nhiên không phải chó. Nó sững lại rồi sợ hãi kêu lên 1 tiếng, bộ lông trắng dựng đứng cả lên.
Sói! Cúng trắng Ca-ca biết đó là sói. Tuy lần đầu nó nhìn thấy sói, nhưng ký ức và tiềm thức di truyền của ông ca bao đời để lại khiến nó sinh ra đã nhận biết được mùi của sói. Nó sủa lên 1 tiếng với giọng trẻ con, 4 chân cố dồn sức vào sau, làm động tác như sắp vồ vào đối phương. Là thế hệ sau mang dòng máu Ngao Tạng, tuy cùn trắng còn bé, bé đến nỗi không đủ cho 3 con sói ăn 1 bữa; thêm nữa nó cũng đang rất sợ, sợ đến nỗi cái đuôi cũng trở nên xơ cứng, nhưng nó không biết cái gì gọi là chạy trốn, là cầu xin, vì trong xương cốt bé bỏng của nó không chứa đựng sự nhu nhược yếu đuối trước sói. Nhìn thấy sói là thuộc tính vồ cắn của nó với địch thủ đã được kích thích.
3 con sói nhìn điệu bộ của nó cảm thấy rất buồn cười. Chúng vừa nhỏ dãi vừa sử dụng chút thời gian và lòng kiên nhẫn ít ỏi để thưởng thức cái bộ dạng buồn cười của cún trắng. Nhưng cũng chỉ trong 1 chút thời gian đó, con sói cái đứng đằng sau đã suy nghĩ ra 1 chuyện. Khi nó thấy ông chồng sói dùng chân trước ấn mạnh cún trắng xuống định cắn thì nhanh như chớp nó nhảy xổ đến dùng vai hất ông chồng ra, há mõm ngoạm luôn cún trắng, nhưng sức ngoạm vừa phải như lúc nó tha đứa con của mình, không làm cún trắng bị thương và đau, cũng không để nó rơi xuống đất. Cứ thế sói cái chạy về phía trước. Chồng nó và con sói đực kia chạy đuổi theo sau muốn cướp lại miếng mồi trong mõm nó. Nó gầm lên trầm trầm từ lồng ngực ngăn 2 con sói đực ngoài 1 mét. Tiếp theo nó kiên quyết không cho 2 con đực đến gần, vừa nhìn 2 con sói đực cảnh giác, vừa chọn con đường ngắn nhất chạy về hướng núi tuyết Ang-la. Chó Ngao Tây Tạng - Phần 10 Bỗng từ lùm cây bụi thảo nguyên giáp với núi tuyết, thằng bé cởi trần Pa-ơ-chiu-chu nhảy ra, nhìn thấy con sói tha cún trắng, nó kêu lên 1 tiếng: “Sói tuyết!”
3 con sói tuyết tăng tốc. Sói tuyết là 1 trong những loại sói hoang. Chúng có lớp lông dày nên rất sợ nóng. Chúng thường sống trên núi tuyết nơi giá lạnh. Chúng cũng giống những con thú như thỏ tuyết, chuột tuyết hay cáo tuyết, có bộ lông trắng để ngụy trang. Màu lông và hành tung bí ẩn của chúng khiến chúng trở nên vô cùng bí hiểm. Ngay như gấu ngựa Tạng và báo tuyết được coi là bá vương trên tuyết cũng không dễ gì sát hại được chúng. Chúng nổi tiếng về mặt xào quyệt, nham hiểm trên thảo nguyên. Dân chăn gia súc muốn hình dung 1 người không thật thà, thường nói hắn nham hiểm như sói tuyết. Loại sói tuyết rất ít khi cắn xé vật lộn để săn giết con mồi. Chúng thường chọn đúng lúc không có hiểm nguy nhất, nhưng lại dễ no bụng nhất để xuất hiện. Cũng như ây giờ, khi thấy người chăn gia súc vừa dọn đi, trên nền nhà cũ sẽ sót lại nhiều thứ. Chúng đến sớm hơn cả những con quạ để xem có kiếm được chút thịt thừa, xương hoặc miếng da nào không. Chúng sướng phát điên khi thấy 1 con cún trắng ngây thơ dại dột chẳng biết tí gì tự nhiên xuất hiện trước mặt chúng. Đó quả là món ăn tươi sống khoái khẩu biết chừng nào, làm chúng them rỏ dãi. Nhưng sói cái lại nuốt nước bọt vào bụng, vì 1 lý do mà tạm thời chưa ai biết. Rất nhanh nó từ 1 kẻ săn mồi biến thành kẻ bảo vệ con mồi.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dẫn chúng bạn mai phục sau 1 gò tuyết từ lâu. Lúc nãy nó thò đầu ra, dùng ánh mắt mênh mang như sương mù nhìn 3 con sói tuyết. Con Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư đứng bên cạnh nó tỏ ra bồn chồn lắm rồi, chỉ chực nhảy xổ ra vồ 3 con sói tuyết. Ngao Vương dùng ánh mắt sắc lạnh và nghiêm nghị, cộng với động tác lấy chân trước đào bới tuyết trước mặt để ngăn chúng lại, vì Ngao Vương thấy 1 con sói cái mồm ngậm 1 chú cún trắng đang chạy trước, 2 con sói đực chạy theo sau. Ngao Vương nở cái mũi rộng và dày, cái mũi chỉ có Ngao Vương mới có, ra sức đánh hơi. Nó đánh hơi thấy chú cún trắng có mùi của Ngao Tạng, mùi y hệt sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ. Ngao Vương ý thức ngay được nó là cún trắng của già Ni-ma, mẹ nó là con Ngao thọt, cha nó là sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ.
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ, hễ nghĩ đến cái tên này là tim của Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao lại thắt lại. “Hừm! Ca-pao-sân-cơ, mày giỏi thật, ngay đứa con của mình mà cũng không bảo vệ nổi, nói gì đến bảo vệ đàn dê đàn cừu.” Ngao Vương án binh bất động, không xuất kích. Ngao Vương bình thường hễ thấy sói là xuất kích ngay, duy có lần này là không. Nó không thực thi chức trách của 1 Ngao Tạng, cứ để mặc 3 con sói tuyết ngoạm chú cún trắng nhanh chóng chạy qua dưới mắt mình. Trong đáy sâu tâm khảm nó, tiếng nói khuyên răn về trách nhiệm và bổn phận của 1 con Ngao Tạng biến mất tăm lúc nào không rõ. Giờ tiếng nói duy nhất nó nghe lọt tai là trên toàn lãnh thổ Chia-cu Tây này, chỉ có sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ dám cả gan khiêu khích quyền lực của nó, coi thường miệt thị sự tồn tại của nó. Nó đã có quyết định trừng phạt Ca-pao-sân-cơ rồi. Giờ khắc trừng phạt kẻ ngạo nghễ kia đã đến. Sự đau khổ khi bị hàm răng sắc nhọn cắm phập vào da thịt và sự đau khổ khi mất đi đứa con cũng như nhau cả thôi. Trừng phạt kiểu trước thể hiện dũng khí, kiểu sau thể hiện trí tuệ của nó. Bất luận dũng khí hay trí tuệ đều là thứ Ngao Vương không thể thiếu.
Đang lúc Ngao Vương nghĩ như vậy, 3 con sói tuyết đã cao chạy xa bay rồi. Dãy núi tuyết trùng trùng điệp điệp đã che chắn bong dáng nhanh nhẹn của chúng. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao tức giận gầm lên 1 tiếng, ý là: “Cứ coi như bọn bây mạng lớn. Chẳng sớm thì muộn tao sẽ nuốt chửng bọn bây.” Các chiến hữu nhìn Ngao Vương, có con tỏ ra hiểu, có con vẫn không hiểu. Nhưng dù hiểu hay không chúng đều bày tỏ sự phục tùng tuyệt đối với Ngao Vương. Ngao Vương nhảy lên gò tuyết, nhìn về bóng núi phủ 1 màu trắng, không hề do dự kiên quyết đi về phía đó. Không tìm thấy mục tiêu quyết không xuống núi.
Đã 10 ngày rồi, ngày nào Ngao Vương và chúng bạn cũng lục lọi trong dãy núi Ang-la, tìm kiếm những kẻ xâm phạm đáng ghét. Cang-rư-sân-cơ và 7 đứa trẻ Ama Thượng đang trốn ở đâu? Mới đầu những thông tin về kẻ xâm nhập đều đến với chúng, vì hơi của Cang-rư-sân-cơ vẫn lảng vảng trong không khí, trên mặt đất phủ tuyết cũng có hơi của 7 đứa trẻ Ama Thượng. Ngao Vương thông minh biết trên mặt đất không có hơi của Cang-rư-sân-cơ vì có người cõng nó vào núi tuyết. 8000 Nó còn biết người và chó đi cùng với nhau, chỉ cần đánh hơi trên mặt đất phủ tuyết là sẽ tìm thấy 7 đứa trẻ Ama Thượng, ắt cũng sẽ tìm thấy Cang-rư-sân-cơ. Nhưng mấy ngày sau, gió thổi bay đi hơi của Cang-rư-sân-cơ, tuyết phủ mất hơi của bọn trẻ. Khi không đánh hơi được nữa, chúng bắt đầu lùng sục tìm kiếm từng thung lũng một. Chúng không tìm thấy được cái mà chúng định tìm, nhưng liền 2 ngày chúng đã đụng đầu với 2 con gấu ngựa Tạng, coi như có được bữa tối đánh chén no bụng. Sau đó chúng lại gặp 3 con báo tuyết, khiến chúng có bữa trưa ngon lành. Lại 1 lần chúng bao vây tấn công giết chết 1 con bò rừng khỏe mạnh tráng kiện. Khi con bò rừng ngã uỳnh xuống, tiếng chấn động khiến cho núi tuyết lở rơi ầm ầm. Chúng vội 3 chân 4 cẳng chạy thật nhanh. Phút chốc xác con bò đã bị vùi dưới đống tuyết. Lỡ mất 1 bữa thịt bò rừng, chúng định săn thịt sói tuyết. Thịt sói tuyết gây gây hôi hôi, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và các bạn nó thích nhất sói tuyết chính là nhờ cái mùi gây gây đó.
Nhưng hôm nay chúng đã để xổng mất 3 con sói tuyết đáng lý ra không nên để xổng. Chúng đành nhịn đói đi về ngọn núi tuyết cao àm chúng chưa đặt chân đến bao giờ. Chúng sử dụng đôi mắt tinh khôn sắc sảo, đôi tai thính và chiếc mũi tinh tiếp tục tìm kiếm trong băng tuyết, tìm kiếm kẻ thù của Ngao Tạng thảo nguyên Chia-cu Tây, Cang-rư-sân-cơ và kẻ thù của người Chia-cu Tây, 7 đứa trẻ Ama Thượng, đồng thời cũng săn lùng những con thú để ăn. Chúng thích ăn thịt động vật ăn thịt, đặc biệt là những con thú hung dữ. Chúng không bao giờ ăn những con thú yếu đuối hiền lành như dê cừu, linh dương. Ngay cả la rừng, lạc đà rừng chúng cũng không ăn. Nai, hươu mồm trắng, hươu sao, hươu xạ lại càng không ăn. Đôi lúc đói quá chúng đành ăn thỏ rừng, nhưng không phải thường xuyên, và không ăn nó đến kễnh bụng. Chúng luôn để mình ở trạng thái đói. Sự vận động mạnh mẽ khi tìm kiếm thức ăn khiến nhu động ruột và dạ dày càng tăng. Nhu động ruột và dạ dày tăng khiến chúng có cảm giác đói cồn cào. Cảm giác đói cồn cào đó khơi dậy dũng khí và thói quen khiêu chiến các loài dã thú của chúng. Có lẽ vì thói quen thích ăn thịt những con mãnh thú, khiến chúng trở thành loài dã thú có thể ăn hết các dã thú khác trên thảo nguyên. Hay nói cách khác, tất cả những con dã thú đều thích con những con vật nhỏ bé yếu đuối hơn mình để làm đối tượng săn bắt, riêng Ngao Tạng luôn thích ăn thịt những sát thủ hung dữ độc ác hơn mình, ăn những động vật ăn thịt mạnh mẽ hơn mình. Thế là loài Ngao Tạng trở thành sát thủ số 1, kẻ say máu số 1 không ai địch nổi trên thảo nguyên.
Ngày hôm đó, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và các bạn nó vẫn chưa lần ra tung tích của Cang-rư-sân-cơ và 7 đứa trẻ Ama Thượng. Chúng chỉ săn được 1 đôi mèo rừng. Đương nhiên chúng dễ dàng bắt được ngay, cắn chết rồi cùng đánh chén. Sau đó chúng lùng được 1 con cáo tuyết. Tất nhiên cũng bắt được ngay, cắn chết rồi ăn thịt. Khi màn đếm buông xuống, chúng vẫn còn lùng sục tìm kiếm. So với con người, chúng không biết thế nào là nhụt chí. Chúng cũng chẳng có khái niệm rõ ràng về thời gian, đã tìm kiếm bao nhiêu ngày? Còn phải tìm bao lâu nữa?... Tất tật những câu hỏi đó không tồn tại với chúng. Chỉ cần chưa tìm được thì vẫn phải tiếp tục tìm, tìm đến bao giờ thấy mới thôi.
Trong khi Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma đang tìm kiếm cún trắng Ca-ca trên đồng cỏ, thằng bé cởi trần Pa-ơ-chiu-chu vẫn nấp ở rừng cây bụi giáp với thảo nguyên và núi tuyết Ang-la. Phía sau bụi cây rừng có mấy cái nhà bạt trên vẽ bức họa bát bảo cát tường với các màu sắc trang trí. Đây là nơi nghỉ mát của cả nhà tù trưởng Xuê-lang-uang-tuôi bộ lạc sông Dã-la. Con trai tù trưởng và các cô hầu thường cùng nhau múa hát tại đây. Khi múa hát họ có đi ủng, không hát múa nữa thì cởi ủng ra. Lúc không đi ủng, áo mũ giày ủng đều vứt bừa trên cỏ. Pa-ơ-chiu-chu khe khẽ mò đến lấy 1 đôi họ cũng chẳng biết. Bọn họ lúc đó như đống củi khô mùa hè rực cháy, làm gì có thời gian chú ý nhìn trước ngó sau. Nhưng không hiểu sao hôm nay bọn họ hát hò nhảy múa lâu thế. Hát mệt rồi họ ăn uống, ăn uống xong lại hát. Cứ như họ biết Pa-ơ-chiu-chu đang dán mắt vào mấy đôi ủng vậy. Mặc cho cậu bé mong thế nào, họ cũng không chịu cởi ủng vất xuống đất. Vì vậy Pa-ơ-chiu-chu vẫn chưa rời bụi cây rừng được. Tuy nó đã thấy Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma đang đi tìm trên đồng cỏ, gọi mãi tên cún trắng Ca-ca, nhưng nó không thể đến báo cho 2 người biết cảnh nó nhìn thấy vừa rồi: 1 con sói tuyết cái mồm ngoạm cún trắng và 2 con sói đực đuổi theo sau chạy và núi tuyết Ang-la rồi.
Pa-ơ-chiu-chu nghĩ bụng: “Nàng tiên Mây-tô-la-mu đã nói rồi, “cháu phải đi giày ủng vào.” Nhưng mình chưa có ủng, làm sao có thể đến trước mặt Mây-tô-la-mu được. Nhưng không lâu nữa đâu, ta sắp có giày ủng rồi.”
“Ca-ca! Ca-ca!” Trên đồng cỏ cách núi nhà vọng gác không xa, Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma đi quanh nhà Cung-pu gọi cún trắng Ca-ca khản cả giọng. Bên cạnh là sông Dã-la trong xanh lặng lẽ chảy về phương xa. Xa xa là dãy núi tuyết băng giá uốn khúc lượn lờ. Dưới núi tuyết thảm cỏ màu xanh nhạt nối liền với bụi cây ống màu đen. Bụi cây từng khóm từng khóm một, vượt qua sự bao vây của rừng thong dưới chân núi, như dòng nước chảy lan tỏa trên thảo nguyên.
“Ca-ca! Ca-ca!” Tiếng gọi của 2 người theo ngọn gió bay trên thảo nguyên, như hòn đá ném xuống sông Dã-la vang lên tiếng nhạc. Những con cá rỗ, cá vàng, cá đầu chó trong vịnh sông nghe thấy vừa hiếu kỳ vừa hoảng hốt, nhảy lên trên mặt nước phát ra những tiếng “bù bụp”.
Lý Ni-ma bất giác nắm lấy tay Mây-tô-la-mu, miệng tuy vẫn gọi Ca-ca, nhưng tâm trí đã không còn nhớ con cún trắng chẳng liên quan gì đến mình nữa. Lý Ni-ma chẳng mong cún trắng nghe được tiếng gọi, nhảy ra từ 1 bụi cỏ hay 1 cái hang chuột nào. “Cứ gọi như vậy mãi thật hay biết bao, 2 người tay trong tay vừa đi vừa gọi. Nếu thấy sói mình ôm chầm lấy nàng vào lòng. Sói đi khỏi mình bỏ nàng ra. Nhưng không, tội gì mà bỏ. Tìm kiếm Ca-ca là 1 dịp để cùng đi với nàng. Ôi, dịp may hiếm có này mình không thể bỏ lỡ. Mình sẽ lại kéo tay nàng, rồi kéo người nàng sát lại gần, hôn mặt, hôn lên mắt, hôn vào đôi môi ấm áp của nàng. Hôn nồng nàn thắm thiết, mình phải cố gắng để nàng hiểu điều mình khao khát không chỉ là đôi môi. Nhưng nàng không muốn hiểu điều đó. Theo bản năng nàng cứ lẩn tránh mình. Vừa tránh thì nàng đã ngã ngửa ra bãi cỏ.
Lý Ni-ma đang tưởng tượng lung tung, bỗng anh ta giang tay định ôm lấy Mây-tô-la-mu. Nhưng cô dường như đã đề phòng sẵn, đẩy mạnh anh ta ra: “Anh muốn gì? Mau tìm Ca-ca đi! Ca-ca…” Cô gọi giật giọng và đi thẳng về phía trước. Lý Ni-ma cụt hứng vội chạy theo sau, gọi Ca-ca 1 cách khô khan.
2 người tìm kiếm xung quanh bãi cỏ nhà Cung-pu không sót nơi nào. Ca-ca chắc chạy đi xa hơn rồi. Càng đi xa mối nguy hiểm càng lớn, Mây-tô-la-mu không dám đến đó. Ở đó cô đã từng gặp báo kim tiền, cả sói hoang nữa. Cô như con chim sợ cành cong, đặc biệt khi không có con Ngao Tạng nào theo cùng. Cô chỉ dám tìm quanh đây. Cô nhìn về phương xa, nơi đó là đồng cỏ mênh mông, bỗng khóc thút thít. Cô cảm thấy Ca-ca đã chết, nó đã bị báo hoặc sói ăn thịt rồi.
Lý Ni-ma lại an ủi cô. Anh không dùng lời lẽ mà dùng tay lau nước mắt cho cô. Đang lau, anh không kìm được, tay tuột xuống ngực cô. Mây-tô-la-mu đẩy anh tar a, giận dữ nói: “Anh đi đi, đừng theo tôi.” Có lẽ vì nước mắt của cô gái xinh đẹp đá kích thích Lý Ni-ma, hay vì thịt bò thịt cừu và bánh bơ dễ làm khơi dậy dục vọng, Lý Ni-ma bỗng không còn biết mình là ai nữa, cũng không biết đối phương là ai. Anh ta vồ vào cô như 1 con báo đực vồ vào báo cái.
Mây-tô-la-mu hoàn toàn không ngờ sự việc lại diễn biến như vậy. Cô bị đè xuống thảm cỏ. Tồi tệ nhất là 2 tay của đối phương kéo xé ao cô 1 cách điên cuồng. Mùa hè không mặc nhiều áo, chẳng mấy chốc cô đã không còn mảnh áo che thân. Cô lấy chân đạp, lấy tay đấm, dùng răng cắn chảy cả máu vai đối phương. Sự chống trả không có tác dụng, đối phương lúc này chẳng còn cảm giác đau đớn nữa. Lúc này dù có chặt đầu hắn, hắn vẫn làm cái việc mà hắn muốn làm. Quần bị lôi tuột khỏi chân cô. Cô trần như nhộng mà không phải tự nguyện chút nào. Chớp mắt, trinh tiết, thứ mà cô nâng nui gìn giữ bấy lâu đã trở thành dĩ vãng. Cô kêu thảm 1 tiếng xé lòng.
Không phải tiếng kêu thảm đó đã gọi Pa-ơ-chiu-chu đến. Thằng bé đang trên đường chạy đến chỗ cô. Nó đến tìm cô vì rốt cuộc nó cũng đã có ủng rồi. 1 đôi ủng ống làm bằng da bò đệm lông cừu và nỉ đỏ. Nó đi giày vào chạy như bay đến tìm cô. Vì không quen, nó suýt ngã mấy lần. Thằng bé vẫn cởi trần, áo Tạng quấn ngang lưng theo bước thân nó phấp phới. đôi ủng có đế 7 lớp đóng bằng da bò, làm cho nó bỗng cao lên thêm mấy phân. Nó chạy, gió là tiếng nói của nó, nước là đường đi của nó. Nó dừng lại thì gió cũng ngưng thổi và sông Dã-la ào 1 tiếng rồi xung quanh trở nên yên tĩnh. Thằng bé đứng chết trân như trời trồng. Những gì con trai của tù trường cùng các cô người hầu thường làm sau khi vứt bừa bãi ủng và quần áo trên thảm cỏ, cũng diễn ra tại đây, diễn ra giữa Lý Ni-ma và Mây-tô-la-mu. Chỉ khác là các nàng hầu cùng con trai của tù trưởng khô khan.
2 người tìm kiếm xung quanh bãi cỏ nhà Cung-pu không sót nơi nào. Ca-ca chắc chạy đi xa hơn rồi. Càng đi xa mối nguy hiểm càng lớn, Mây-tô-la-mu không dám đến đó. Ở đó cô đã từng gặp báo kim tiền, cả sói hoang nữa. Cô như con chim sợ cành cong, đặc biệt khi không có con Ngao Tạng nào theo cùng. Cô chỉ dám tìm quanh đây. Cô nhìn về phương xa, nơi đó là đồng cỏ mênh mông, bỗng khóc thút thít. Cô cảm thấy Ca-ca đã chết, nó đã bị báo hoặc sói ăn thịt rồi.
Lý Ni-ma lại an ủi cô. Anh không dùng lời lẽ mà dùng tay lau nước mắt cho cô. Đang lau, anh không kìm được, tay tuột xuống ngực cô. Mây-tô-la-mu đẩy anh tar a, giận dữ nói: “Anh đi đi, đừng theo tôi.” Có lẽ vì nước mắt của cô gái xinh đẹp đá kích thích Lý Ni-ma, hay vì thịt bò thịt cừu và bánh bơ dễ làm khơi dậy dục vọng, Lý Ni-ma bỗng không còn biết mình là ai nữa, cũng không biết đối phương là ai. Anh ta vồ vào cô như 1 con báo đực vồ vào báo cái.
Mây-tô-la-mu hoàn toàn không ngờ sự việc lại diễn biến như vậy. Cô bị đè xuống thảm cỏ. Tồi tệ nhất là 2 tay của đối phương kéo xé ao cô 1 cách điên cuồng. Mùa hè không mặc nhiều áo, chẳng mấy chốc cô đã không còn mảnh áo che thân. Cô lấy chân đạp, lấy tay đấm, dùng răng cắn chảy cả máu vai đối phương. Sự chống trả không có tác dụng, đối phương lúc này chẳng còn cảm giác đau đớn nữa. Lúc này dù có chặt đầu hắn, hắn vẫn làm cái việc mà hắn muốn làm. Quần bị lôi tuột khỏi chân cô. Cô trần như nhộng mà không phải tự nguyện chút nào. Chớp mắt, trinh tiết, thứ mà cô nâng nui gìn giữ bấy lâu đã trở thành dĩ vãng. Cô kêu thảm 1 tiếng xé lòng.
Không phải tiếng kêu thảm đó đã gọi Pa-ơ-chiu-chu đến. Thằng bé đang trên đường chạy đến chỗ cô. Nó đến tìm cô vì rốt cuộc nó cũng đã có ủng rồi. 1 đôi ủng ống làm bằng da bò đệm lông cừu và nỉ đỏ. Nó đi giày vào chạy như bay đến tìm cô. Vì không quen, nó suýt ngã mấy lần. Thằng bé vẫn cởi trần, áo Tạng quấn ngang lưng theo bước thân nó phấp phới. đôi ủng có đế 7 lớp đóng bằng da bò, làm cho nó bỗng cao lên thêm mấy phân. Nó chạy, gió là tiếng nói của nó, nước là đường đi của nó. Nó dừng lại thì gió cũng ngưng thổi và sông Dã-la ào 1 tiếng rồi xung quanh trở nên yên tĩnh. Thằng bé đứng chết trân như trời trồng. Những gì con trai của tù trường cùng các cô người hầu thường làm sau khi vứt bừa bãi ủng và quần áo trên thảm cỏ, cũng diễn ra tại đây, diễn ra giữa Lý Ni-ma và Mây-tô-la-mu. Chỉ khác là các nàng hầu cùng con trai của tù trưởng rất vui, nhưng Mây-tô-la-mu cùng với Lý Ni-ma không vui chút nào. Điều này nó biết rõ, trong tiếng kêu của Mây-tô-la-mu đầy những “độc tố” phẫn nộ, oán hận. Thằng bé đứng ngây ra một lúc, rồi nó đi rón rén, rón rén như khi nãy nó lấy đôi ủng của con trai tù trưởng. Nó vơ vội áo quần của Lý Ni-ma để trên thảm cỏ, cả đôi giày nữa. Nó đi lùi mấy bước rồi quay người chạy biến.
Pa-ơ-chiu-chu vẫn chưa quen đi ủng, nó lại suýt vấp ngã mấy lần. Nó chạy đến nơi nước sâu và chảy xiết của sông Dã-la, vừa định ném bọc quần áo xuống nước, nó lại đổi ý. Nó nhìn thấy cả 1 đàn chó lãnh địa nhàm chán nằm phơi mình bên bờ sông, bèn vẫy tay lia lịa kêu lên: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!”
Bầy chó lãnh địa nghe tiếng kêu phấn chấn hẳn lên, chạy ùa cả về phía đó. Thằng bé vứt đống quần áo xuống bãi cỏ rồi xui đàn chó cắn xé. Đàn chó tưởng thằng bé đùa nghịch với chúng, bèn hùa nhau dùng mõm ngoạm những thứ nó vứt xuống, như những diễn viên chó ở rạp xiếc đã được huấn luyện giỏi, chúng cẩn thận không làm rách rồi tranh nhau đưa trả cho thằng bé để tâng công. Pa-ơ-chiu-chu tức giận cầm lấy quần áo và giày, lại ném xuống đất, dùng chân, à không phải dùng chân, mà là dùng đôi chân đã đi ủng, dẫm, đá mạnh đống quần áo. Bọn chó lãnh địa chưa bao giờ thấy Pa-ơ-chiu-chu đi ủng, ngạc nhiên nhìn nó như muốn nói: “Ồ hay quá, Pa-ơ-chiu-chu cũng đi ủng rồi cơ đấy.” Nhưng chúng hiểu ra rất nhanh, Pa-ơ-chiu-chu giậm chân không phải để khoe ủng, nó muốn chúng hiểu rằng những thứ áo quần này là những thứ không tốt, phải bị cắn xé. Thế là đàn chó ùa lên xông vào cắn xé. Loáng cái những thứ đó đã bị xé nát như tương.
Pa-ơ-chiu-chu biết điều quan trọng không phải là hủy hoại những thứ này, mà cốt để đàn chó qua 1 lần hủy hoại những đồ vật này, sẽ có ký ức về mùi hơi trong quần áo. Về sau hễ đánh hơi thấy mùi này, nghĩa là hễ gặp Lý Ni-ma, đàn chó sẽ nảy sinh sự xốc nổi muốn cắn xé. Pa-ơ-chiu-chu tưởng tượng ra cảnh Lý Ni-ma trần như nhộng đi trên thảo nguyên, đàn chó lãnh địa nhìn thấy sẽ xông vào cắn anh ta. Nó cảm thấy làm như vậy là đã báo thù hộ nàng tiên Mây-tô-la-mu trong trái tim nó rồi. Nó vui mừng bất giác gào lên: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” rồi quay lưng chạy. Đàn chó lãnh địa đang nhàm chán không có việc gì làm, bây giờ có việc chúng khoái chí chạy theo nó. Pa-ơ-chiu-chu vừa chạy vừa nghĩ, ngay bây giờ nó phải cứu Mây-tô-la-mu từ trong đôi tay cuồng bạo của Lý Ni-ma, và phải cho cô biết con cún trắng Ca-ca mà cô đang tìm đã bị 1 con sói tuyết cái và 2 con sói tuyết đực cắp vào trong núi tuyết Ang-la, và chắc chắn đã bị ăn thịt rồi.
Khi Pa-ơ-chiu-chu dẫn đàn chó lãnh địa đến thì Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma đã tách nhau ra rồi. Mây-tô-la-mu mặc quần áo của mình vào, nằm trên thảm cỏ không biết nên làm gì. Cô ghét cay ghét đắng Lý Ni-ma, chỉ muốn òa khóc 1 trận ra trò, nhưng lại thấy tại mình tự chuốc họa vào thân. Mình đồng ý tìm hiểu, 1 mình đi cùng người đàn ông này. Mình thừa biết dục vọng của người đàn ông đôi lúc sẽ biến thành bạo lực không tự kiềm chế nổi. Tại sao mình lại khóc? Nghĩ vậy, cô không khóc nữa, nằm bất động trên thảm cỏ. Lý Ni-ma sau khi đạt được mục đích bỗng kêu toáng lên: “Quần, quần của anh đâu?” Anh ta vội tìm kiếm quần áo và giày. Anh ta tìm xa lại tìm gần, tìm trên đồng cỏ không thấy lại tìm đến bờ sông. Cứ như vậy anh ta hốt hoảng vừa đi vừa gãi đầu gãi tai, người trần như nhộng. Đúng lúc đó Pa-ơ-chiu-chu và đàn chó lãnh địa bỗng xuất hiện.
Cứ như người và chó đã bàn bạc sẵn, vừa đến nơi, Pa-ơ-chiu-chu và đàn chó tự động tách ra, Pa-ơ-chiu-chu chạy về phía Mây-tô-la-mu, đàn chó chạy về phía Lý Ni-ma. Lúc đầu Lý Ni-ma không ý thức được mối hiểm nguy đang đến. Anh ta đã nhiều lần đối mặt với đàn chó lãnh địa, chỉ cần không ai xui chúng, thường chúng không cắn người. Nhưng anh ta không ngờ sự xúi bẩy đã được bí mật tiến hành từ trước rồi. Đàn chó lãnh địa đến đây là muốn làm khó anh ta. Chúng sủa anh ta, đương nhiên vẫn là chó Tạng lâu la đi trước, Ngao Tạng đi sau. Bọn Ngao Tạng đang chạy thì dừng lại. Hình như chúng thấy cái ngữ trần như nhộng kia hoàn toàn không đáng để chúng đích thân động thủ, giao cho những tên lâu la xử lý là được rồi. Đàn chó lâu la đứa sủa đứa chạy, vồ về phía Lý Ni-ma. Lý Ni-ma kêu lên 1 tiếng: “Chết rồi!” rồi quay lưng chạy. Nhưng chưa chạy được mấy bước, 1 cái răng sắc như dao của 1 con chó Tạng nhanh nhẹn đã chộp 1 cái, cắm vào đùi anh ta.
Tuy không ai nhìn thấy, nhưng 1 cô hầu xinh đẹp nói như đinh đóng cột rằng chính Pa-ơ-chiu-chu đã ăn cắp đôi ủng của con trai tù trưởng, vì cô thấy nó nấp trong bụi cây nhìn về phía này. 1 thằng bé lang thang, 1 thằng bé “tha-ua” không nhà không cửa. Mẹ nó lấy người tiễn ma Ta-chư không lâu sau đã chết. Nó lại dám cả gan ăn cắp ủng của con trai tù trưởng. Việc này trên thảo nguyên quả không phải việc nhỏ. Tục lệ của thảo nguyên Chinh-cô-ama là nếu anh giỏi thì đi cướp, cướp giữa đường, cướp nhà cướp của, tụ tập trên rừng, chiếm núi làm vương, không có gì là không được. Khi nổi tiếng, anh sẽ là tướng cướp vĩ đại Nam chinh Bắc chiến lẫy lừng 4 phương, sẽ được dân chăn gia súc kính nể, tù trưởng kính phục, mời về làm thủ lĩnh quân sự của bộ lạc. Việc đó không phải là hiếm. Nhưng nhất quyết không được ăn trộm. Ăn trộm là tội tày trời. Có thể nói thế này: cướp là hành vi của Ngao Tạng, còn trộm là hành vi của sói. Những dân chăn gia súc yêu Ngao Tạng như yêu chính mạng sống của mình, ghét sói thì ghét đến tận xương tủy. Sự khác biệt giữa Ngao Tạng và sói là cướp và trộm. Trong luật của bộ lạc, sự trừng phạt đối với tội ăn cắp là lấy sắt nung đỏ áp vào thịt, đóng đinh tre vào ngón tay, nhốt trong phòng tối, nhốt trong hầm, đeo gong xiềng, treo lên cột cờ, lấy roi đánh… Những người phạm tội trộm cắp thường chết trong hình phạt nghiêm khắc, không chết cũng thành tàn phế. Đặc biệt không được phép ăn trộm đồ đạc nhà tù trưởng. Ăn trộm 1 tấm da của tù trưởng bằng ăn trộm nửa đàn cừu của dân chăn gia súc. Công tử thứ 3 của tù trưởng biết hình phạt dành cho kẻ ăn trộm khốc liệt thế nào nên nói khẽ với nàng hầu: “Đừng kêu to làm ầm lên. Cô đến tim Pa-ơ-chiu-chu, cho nó vài cái bạt tai, khẽ đòi về là được rồi.” Cô hầu nói to hơn: “Cậu Ba, làm thế sao được. Những kẻ lang thang kiếp trước là con sói đáng ghét, chẳng lẽ cậu Ba muốn đối xử khoan dung với sói ư? Hơn nữa Pa-ơ-chiu-chu là con trai của người tiễn ma, người nó bị khí ma ám, nó đi giày của cậu, giày của cậu cũng sẽ ám đầy khí ma. Đôi giày như vậy liệu có thể đi vào đôi chân cao quý của cậu không?” Công tử thứ 3 của tù trưởng nói: “Pa-ơ-chiu-chu có trái tim lương thiện. Mỗi lần ta cho nó thức ăn, nó đều giành 1 nửa cho đàn chó. Ta không tin người nhân hậu như vậy kiếp trước là con sói. Kiếp trước nó là con Ngao Tạng thì đúng hơn. Những người kiếp trước là Ngao Tạng phải được đền đáp tốt.” Cô hầu nói: “Cậu Ba quả có lòng nhân hậu, chỉ tiếc là việc này con không làm chủ được, con phải bẩm với quản gia Chi-Mây. Ngài bảo làm thế nào thì con làm vậy.”
Quyết định của quản gia Chi-Mây là đích thân ngài dẫn chó và người đi tìm Pa-ơ-chiu-chu. Con chó đi cùng là con Ngao Tạng trông nhà loại thượng đẳng của tù trưởng. Loại Ngao Tạng này tìm Pa-ơ-chiu-chu hay tìm đôi ủng của công tử thứ 3 của tù trưởng dễ như tìm tay trong ống tay áo vậy.
Sau 1 giờ, con Ngao Tạng của tù trưởng đã tìm thấy Pa-ơ-chiu-chu trên 1 bãi cỏ cạnh sông Dã-la. Nó vốn quen biết Pa-ơ-chiu-chu nên chỉ sủa chứ không xông vào cắn. Quản gia Chi-Mây mắt nảy lửa, mặt tối sầm, sai 2 người tùy tùng đi theo trói Pa-ơ-chiu-chu lại. 2 người này cầm dây da xông đến định trái thì cạnh Pa-ơ-chiu-chu bỗng xuất hiện 1 người. Đó là nàng tiên xinh đẹp như bông hoa. Cô gái Hán Mây-tô-la-mu với đôi lông mày đẹp dựng lên nghiêm giọng quát to: “Các anh định làm gì?” 2 người tùy tùng lập tức bị cái uy của cô trấn lại.
Quản gia Chi-Mây thấy Mây-tô-la-mu vội cúi người chào và đi lên mấy bước, thuật lại việc Pa-ơ-chiu-chu ăn trộm đôi ủng của cậu Ba nhà tù trưởng. Phản ứng đầu tiên của Mây-tô-la-mu là nhìn đôi ủng dưới chân Pa-ơ-chiu-chu, rồi lại nhìn vào đôi mắt đầy sợ hãi của nó. Cô nói: “Sao em lại ăn cắp đồ đạc?” Phản ứng tiếp đó của cô là nhìn chằm chằm quản gia Chi-Mây: “Chẳng qua chỉ là 1 đôi ủng thôi. Chính tôi sai nó đi ăn cắp đấy. À không, không phải ăn cắp mà là đi lấy. Xem này, thằng bé tội nghiệp cả ngày chạy trên thảo nguyên, bị gai làm đôi chân trầy xước chảy máu hết cả, các anh có biết không? Các anh là quản gia của tù trưởng, chẳng lẽ các anh thiếu 1 đôi ủng sao? Các anh có trách nhiệm trông coi dân chăn gia súc, họ không có ủng sao các anh có thể bỏ mặc? Trách nhiệm của các anh đâu?” Mây-tô-la-mu tức giận nói 1 hơi. Tất cả những oán trách cáu giận với Lý Ni-ma cô trút hết lên đầu quản gia Chi-Mây. Quản gia Chi-Mây không thạo tiếng Hán lắm, những lời nói của Mây-tô-la-mu với ông quả là những luận điệu kỳ lạ. “Ăn trộm ủng là ý của cô ta? Hơn nữa không phải là ăn trộm mà là lấy? Dân chăn gia súc không có ủng là do tù trưởng và quản gia chưa làm tròn trách nhiệm? Thật là vô lý!” Nhưng quản gia Chi-Mây biết không nên làm mất lòng người của ủy ban công tác, đặc biệt là Mây-tô-la-mu, nàng tiên xuống trần này. Điều quan trọng hơn nữa là hình như lời của Mây-tô-la-mu đã báo trước tương lai của thảo nguyên: dân chăn gia súc có thể lấy đồ đạc của tù trưởng, tù trưởng phải chịu trách nhiệm về giày ủng cho họ. Trời ơi! Tương lai của thảo nguyên sẽ thế nào đây? Quản gia Chi-Mây cúi gập người thấp xuống nữa, ông nói: “Cậu Ba chúng tôi nói rồi, Pa-ơ-chiu-chu kiếp trước là con Ngao Tạng. Những người kiếp trước là Ngao Tạng nhất định sẽ gặp may. Đôi ủng này coi như cho nó vậy.” Mây-tô-la-mu nói: “Thế mới phải chứ. Pa-ơ-chiu-chu nếu kiếp trước không phải là Ngao Tạng thì làm sao nó có thể gọi cả đàn Ngao Tạng đến đây.” Lúc này quản gia Chi-mây mới phát hiện bên bờ sông Dã-la có 1 đàn chó lãnh địa đang đuổi 1 người trần như nhộng. Mây-tô-la-mu đẩy quản gia Chi-Mây 1 cái: “Các anh mau đi đi, đi cướp lại người của chúng tôi từ mõm đàn chó kìa.”
Quản gia Chi-Mây và 2 tùy tùng vội chạy đến quát đuổi đàn chó đi. Sau đó Chi-mây quay lại, thấy 2 đùi của Lý Ni-ma máu chảy đầm đìa. May thay anh ta không ngã xuống nên phần người phía trên còn lành lặn. Cũng may anh ta chạy thục mạng, những con chó đuổi cắn anh ta lại là chó lâu la, chúng không biết đón đầu ngắt mất cái “của quý” của anh ta.
Quản gia Chi-mây ngạc nhiên nhìn Lý Ni-ma: “Quần áo anh đâu? Đàn chó lãnh địa xé lột hết quần áo anh rồi ư?” Sau đó ông lại hiểu ra 1 kiểu khác: “À, anh cởi áo quần định tắm sông phải không? Thảo nào đàn chó đuổi cắn anh. Sông Dã-la là sông thánh từ núi tuyết, là Ha-ta (là dải lụa trắng, thường tăng cho khách quý theo phong tục Tạng) của thiên thần tặng cho thảo nguyên. Chưa xin phép thiên thần, sao anh lại tùy tiện tắm sông?” Nói rồi quản gia Chi-Mây cởi áo Tạng bằng da hoẵng đang mặc khoác lên người Lý Ni-ma, cởi mũ ống đội lên đầu anh ta và cởi đôi ủng mũi bò dưới chân đi vào chân Lý Ni-ma. Rồi lại lấy chuỗi hạt mã não đỏ trên cổ mình đeo cho anh ta và nói chân thành: “Xin lỗi người Hán Lý Ni-ma đến từ ngoài thảo nguyên. Chó lãnh địa thảo nguyên Chia-cu Tây có lỗi với anh. Những thứ này coi như tôi thay chúng tạ tội. Chỉ cần anh mặc áo của tôi đã được hun khói hương Tạng, đeo chuỗi hạt mã não đã được phật gia niệm chú, tôi dám cam đoan từ nay không 1 con chó nào dám cắn anh nữa.” Lý Ni-ma cố nhịn đau, nhìn trừng trừng đàn chó, bụng bảo dạ: “Sao mình không mang súng theo nhỉ? Mình mà mang theo thế nào cũng cho chúng 1 băng. Đúng, sau này đi ra ngoài thế nào cũng phải mang súng của Bạch chủ nhiệm. Con nào dám cắn ta sẽ bắn cho nó biết tay.”
Giờ đây thằng bé cởi trần Pa-ơ-chiu-chu đã có ủng rồi, là đôi ủng da bò tót lông cừu và nỉ đỏ. Đôi ủng đó chỉ có con trai tù trưởng mới xứng được mang vào chân. Còn Mây-tô-la-mu đã mất đi trinh tiết, thứ vô giá của cô gái xinh đẹp. Và Lý Ni-ma là người Hán thứ 2 bị chó lãnh địa thảo nguyên Chi-cu Tây cắn. Người đầu tiên là cha tôi, vết thương rất nặng vì bị Ngao Tạng cắn, người thứ 2 là Lý Ni-ma, vết thương nhẹ hơn vì chỉ bị chó Tạng lâu la cắn.
Lúc này quản gia Chi-mây đang ở trong nhà bạt trang trí đủ màu sắc dựng sâu trong lùm cây bụi, bẩm báo về việc giày ủng với tù trưởng bộ lạc sông Dã-la. Tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi tay lắc lư tượng bồ tát và bánh xe Ma-ni kim cương có răng cưa, trầm ngâm mãi không nói gì. Bỗng ông ngẩng đầu lên nhìn về ngọn núi tuyết, ở đó lúc nào cũng hiển linh rồi thở dài: “Xem ra thảo nguyên thật sự sắp thay đổi rồi. Đây là điềm báo trước đấy. Ngươi bỏ qua không truy xét chuyện đôi ủng là đúng. Ngươi tặng cho người ta áo và các thứ khác cũng là đúng.”
Còn Mây-tô-la-mu thì đang khóc thổn thức. Cô khóc không phải cho mình mà là cho món quà cả nhà già Ni-ma đã tặng cô trước khi đi. Pa-ơ-chiu-chu nói với cô: “Con cún trắng mà cô tìm kiếm khắp đồng cỏ không còn nữa. Nó đã bị 3 con sói tuyết cắp mang vào núi tuyết Ang-la ăn thịt rồi.” Cùng trong lúc đó, trong nhà vọng gác ngoài trát phân bò, tổng hành dinh của ủy ban công tác Chia-cu Tây, Bạch chủ nhiệm đang lớn tiếng phê bình cô: “Chó là vật quý trên thảo nguyên. Dân chăn gia súc đã tặng cho đồng chí món quà quý giá nhất của họ, thế mà đồng chí lại làm mất, mà lại mất vào mõm sói. Đồng chí làm ăn như vậy hả? Còn không mau nghĩ cách cứu vãn đi. Đây không phải chuyện nhỏ đâu. Còn đồng chí, đồng chí nói chưa làm mất lòng đàn chó lãnh địa, không mất lòng sao chúng lại đuổi cắn đến nông nỗi này? Chó Tạng, đặc biệt là Ngao Tạng, thái độ của chúng chính là thái độ của thảo nguyên. Chó Tạng đã không thích anh, coi như bà con chăn gia súc cũng không 43d thích anh. Anh đến thảo nguyên Chia-cu Tây thời gian khá dài rồi, sao mỗi cái việc xử lý tốt mối quan hệ với chó cũng không được? Còn cái áo da hoẵng, chiếc mũ ống cao, đôi ủng mũi bò, cả chuỗi hạt mã não đỏ nữa, đều rất đắt tiền, đồng chí không được giữ lại, tránh thiên hạ người ta nói người của ủy ban công tác tham lam hủ hóa. Mây-tô—la-mu, cô mau bôi thuốc vào vết thương cho anh ta đi. Vết thương lành rồi, việc đầu tiên là trả hết những thứ này cho người ta. Việc thứ 2 là phải làm tốt công tác với chó, để chó làm quen lại với anh. Còn nữa, 2 người đừng có lúc nào cũng dính vào với nhau, ảnh hưởng không tốt đâu. 1 nam 1 nữ cứ chạy lông nhông trên bãi cỏ, còn ra cái thể thống gì nữa!”
Nửa tháng nay, Cang-rư-sân-cơ sống yên ổn dưới sự chữa trị chăm sóc hết mình của Tạng y Tô-y-thê.