Chó Ngao Tây Tạng Chương 2


Chương 2

toàn thân đen nhánh. Thằng bé từng nuôi nó và chị nó lúc còn rất bé. Ai đã từng nuôi chúng đều là chủ chúng. Vì vậy nghe thằng bé vừa gọi nó đã nhảy ra khỏi bầy. Sau khi nhảy ra mới biết thằng bé lưng trần muốn nó làm gì. Tuy hơi do dự, nhưng nó vẫn theo tay chỉ của chủ cũ, vượt qua tuyến đối trận giữa Ngao Vương và đối thủ, không hề sợ hãi xông vào Cang-rư-sân-cơ.

Con Cang-rư-sân-cơ không ngờ cuộc chiến giữa những kẻ mạnh mà nó háo hức khao khát, trận chiến ngông cuồng thách thức Ngao Vương Xi-chia-cu này còn chưa bắt đầu đã vội kết thúc. Nó đứng nghệt ra, đến khi bị con Ngao đen Na-rư to như con bê húc cho vài cái ngã lăn ra đất, nó vẫn chưa hiểu sao kẻ vồ mình không phải Ngao Vương đang chằm chằm nhìn mình mà là 1 con Ngao cái mình không trêu tức nó bao giờ. Nó nhảy dựng lên, trốn tránh những miếng vồ cắn của đối phương hệt như Ngao dực già màu xám vừa bị nó đánh bại đã làm.



Thằng bé lưng trần lại kêu: “Cô-rư! Cô-rư!”

Cô-rư xuất hiện. Nó là chị ruột của Na-rư, cũng là 1 con Ngao cái to như con bê, đen thui. Cang-rư-sân-cơ còn chưa nhìn rõ nó từ đâu đến đã bị nó húc cho 1 cái. Thừa cơ, con Ngao đen Na-rư lại xông vào như bão táp.

Con Cang-rư-sân-cơ bị húc ngã xuống đất, lần này nó không dậy được ngay, vì trên mình nó là 2 con Ngao cái đen như mực đè lên, khiến nó khó lòng lật lại dùng 4 chân to khoẻ chống xuống đất. Lẽ ra nó có thể sử dụng những chiếc răng sắc nhọn nhanh như chớp cắn 2 con ngao cái để vùng dậy, nhưng nó không làm vậy. Trong xã hội loài người thường dùng câu: “Đàn ông không chèm chấp đàn bà” để chữa ngượng thì tại thế giới của giống Ngao Tạng Hi-ma-lay-a này đó lại là 1 quy tắc bất di bất dịch. Những con Ngao đực không bao giờ đánh nhau với Ngao cái. Hơn nữa, đây lại là 2 con Ngao cái đẹp biết chừng nào. Nếu gặp phải sự tấn công đến từ Ngao cái, nhường nhịn và rút lui là sự lựa chọn duy nhất của Ngao đực.

Cang-rư-sân-cơ kiên quyết tuân thủ nguyên tắc của tổ tiên di truyền lại. Chính vì vậy, nó lâm vào tình thế tính mạng bị đe doạ. Nó cảm thấy có phần khó hiểu và hoang mang: Sao Ngao Tạng của Xi-chia-cu lại như vậy nhỉ? Chúng hình như đến từ 1 thế giới khác, những luật lệ trời định cho xã hội loài Ngao không hề thấm vào máu chúng. Cang-rư-sân-cơ không biết đó là do con người đóng vai trò xấu. Hễ loài người tham gia vào, rất nhiều quy tắc của giới động vật đều trở thành thói quen tật xấu. Nó càng không biết, loài người mà nó phục tùng và yêu tha thiết (lúc này, đại diện cho loài người là đứa bé ở trần) đang đẩy số phận nó vào cục diện nguy hiểm hơn. Đứa trẻ ở trần vung tay: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Nó muốn tất cả đàn chó xông lên cắn Cang-rư-sân-cơ. Bọn Ngao Tạng nhảy lên chồm xuống một cách bất an, chen chúc vào nhau. Chỉ có Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao như không có cảm giác gì nên nằm xuống. Nó không hài lòng chút nào và gọi 2 con Ngao cái đen đang điên cuồng cắn xé trở về. Bọn Ngao Tạng thấy đại vương như vậy, dần yên lặng trở lại.

Những con chó Ngao lãnh địa thảo nguyên Xi-chia-cu không cho phép mình nghe bất kỳ mệnh lệnh nào đến từ một cá nhân. Còn những con chó Tạng lâu la, chúng chẳng có lý trí. Chúng bị kích động hăng máu bởi tiếng kêu: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!”. Chúng chạy vòng quanh Cang-rư-sân-cơ, vừa đúng lúc 2 con Ngao cái rời Cang-rư-sân-cơ bởi tiếng gọi của Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao, bầy chó Tạng đồng loại xông vào. Chúng đè chồng lên nhau, con nào cũng muốn dùng răng sắc nhọn của mình cắn con Ngao Tạng ngoại lai một miếng.

Cang-rư-sân-cơ không còn đứng dậy được nữa. Sau khi bị 2 con Ngao cái cắn chí mạng, sự cắn xé của bầy chó Tạng trở thành tín hiệu của tử thần. Tín hiệu này không ngừng lập đi lập lại, khiến vết thương trên người nó đan thành 1 chiếc lưới đánh cá, thực là trăm ngàn vết thương.

Xung quanh dần trở lại yên tĩnh. Kể cả những con chó Tạng thích sủa inh ỏi cũng không sủa nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa. Sự yên tĩnh là 1 điềm không may đối với 7 đứa trẻ Thượng Ama đang trốn sau 1 đồi cỏ nhìn từ xa. Chúng lặng lẽ mò về muốn cứu con Cang-rư-sân-cơ. Thằng bé ở trần dường như dùng lưng cảm nhận được sự có mặt của kẻ thù. Nó quay phắt lại, ánh mắt sắc lạnh như chim ưng, kêu lên: “Kẻ thù Thượng Ama! Kẻ thù Thượng Ama!” Bầy chó lại náo loạn lên, kể cả những con Ngao Tạng và chó lãnh địa Xi-chia-cu đều xông vào vồ 7 đứa trẻ.

7 đứa trẻ quay lưng chạy thục mạng, cùng đồng loạt kêu: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao! Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!” Cha tôi tay xách túi du lịch đứng trước cửa vọng gác nhìn theo, cảm thấy rất lạ. Hễ tiếng kêu của 7 đứa trẻ phát ra, tốc độ đuổi theo của bầy chó sẽ giảm ngay. Thậm chí những con chó to lớn (kể cả Ngao Tạng, trong đó có Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao) không đuổi nữa. Chúng lắc đầu vẫy đuôi, xoay vòng tại chỗ.

Thằng bé ở trần cũng thấy lạ, nó chạy về phía trước, kêu lên: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!”. Lúc này cha tôi đã hiểu. Đó là tiếng xui khiến đàn chó đi đuổi cắn kẻ địch. Ông sợ 7 đứa trẻ chạy không kịp. Ông kêu lên với thằng bé: “Cháu làm gì vậy? Bọn trẻ theo chú đến đây mà.”

Cha tôi vừa nói xong, cánh cửa vọng gác sau lưng ông bật mở. 1 cánh tay thò ra kéo cha tôi vào.
Trong nhà vọng gác có mười mấy người đang ngồi. Nam có, nữ có, có người là quân nhân, có người là dân địa phương. Dù là quân nhân hay dân địa phương, họ đều là thành viên uỷ ban công tác Xi-chia-cu. Họ đang ngồi họp. Người quân nhân kéo cha tôi vào hỏi với giọng nghiêm nghị: “Anh là ai? Kêu lung tung gì vậy?” Cha tôi vội lấy giấy giới thiệu ra. Người đó không xem, đưa cho 1 người đeo kính. Người đeo kính xem kỹ 2 lần rồi nói: “Thưa Bạch chủ nhiệm, anh ta là phóng viên.” Người quân nhân vừa kéo cha tôi vào, tức Bạch chủ nhiệm nói: “Phóng viên? Phóng viên cũng phải chịu sự quản lý của chúng tôi. Mấy đứa trẻ kia có phải do anh đưa đến không?” Cha tôi gật đầu. Bạch chủ nhiệm lại nói: “Anh không hiểu rõ kỷ luật của chúng tôi sao?” Cha tôi hỏi lại: “Kỷ luật gì?” Bạch chủ nhiệm nói: “Thôi ngồi xuống, anh cùng họp với chúng tôi.”

Cha tôi ngồi trên 2 túi hành lý của mình. Bạch chủ nhiệm nói cho cha tôi rõ, thảo nguyên Chinh-cô-ama có tất cả 32 bộ lạc lớn nhỏ, phân bố tại Chia-cu Tây, Chia-cu Đông, Ama Thượng, Ama Hạ và 5 địa phương Tô-mi. Các bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây và bộ lạc thảo nguyên Ama Thượng là kẻ thù truyền kiếp, hễ giáp mặt nhau là có xung đột. Thế mà cha tôi lại đưa những đứa trẻ từ thảo nguyên Ama Thượng đến Chia-cu Tây, lại còn muốn ngăn người Chia-cu Tây đánh đuổi người Ama.
Cha tôi nói: “Nhưng họ chỉ có 7 người, nguy hiểm lắm!”

Bạch chủ nhiệm nói: “Những người ở đây chỉ muốn đuổi họ đi thôi. Còn nếu thực sự đánh nhau, theo luật của thảo nguyên thì phải 1 chọi 1. 7 đứa trẻ kia nếu đứa nào cũng lợi hại, chúng không đến nỗi bị thiệt đâu.”

Cha tôi nói: “Thế còn chó thì thế nào? Chó đâu có hiểu luật 1 chọi 1. Bao nhiêu chó ùa lên, làm sao tôi thấy mà khoanh tay đứng nhìn được.”

Bạch chủ nhiệm không đếm xỉa đến việc của bầy chó, ông xạc cha tôi: “Anh phải rõ, chúng ta không can thiệp vào những tranh chấp ân oán giữa các bộ lạc, đây là kỷ luật sắt. Anh nên hiểu, ở thảo nguyên Chia-cu Tây, chúng ta được các tù trưởng và quân chúng du mục hoan nghênh. Nguyên nhân cốt lõi là chúng ta áp dụng chính sách cô lập đối với thảo nguyên Ama Thượng. Tù trưởng mấy bộ lạc Ama Thượng trước đây đi theo bọn quốc dân đảng, trung đoàn kỵ binh của Mã Bộ Phương đã từng đóng quân tại thảo nguyên Ama Thượng. Trung đoàn trưởng còn lấy em gái tù trưởng làm thiếp.”
Cha tôi phân vân: đã không can thiệp vào mâu thuẫn của họ, sao lại còn cô lập đối phương? Nhưng cha tôi chưa kịp nói ra thắc mắc đó thì hương vị thơm ngon của trà sữa đã làm đứt mạch tư duy của ông. Ấm trà sữa đang được đun trên 1 cái bếp lò bằng đất. Một cô gái đưa mời cha tôi 1 bát. Cô gái mặc bộ áo xanh lam, trông như nữ sinh, rất xinh đẹp, lời nói cũng dịu dàng: “Anh uống đi, trên đường chắc vất vả lắm.” Cha tôi uống cạn 1 hơi bát trà sữa, không yên tâm đứng lên nhìn từ cửa sổ ra ngoài. Chó Ngao Tây Tạng - Phần 2

 

Trên dốc bãi cỏ, không thấy bọn trẻ. Người đuổi và người trốn đều đã chạy xa. Mấy trăm con chó lãnh địa các loại vừa kết thúc cuộc giằng xé đang nhanh chóng rời khỏi đây. Sau lưng chúng, ánh chiều tà chiếu xuống thảo nguyên một màu xanh biết. Một đống lông màu vàng óng đang theo gió phần phật, trông thật bắt mắt. Cha tôi nói: “Chắc nó bị cắn chết rồi. Để tôi đi xem sao.” Vừa nói, ông vừa đi nhanh ra ngoài.

Cha tôi đến bãi cỏ, chỗ nào cũng có vết máu, đặc biệt bên cạnh vạt cỏ con Cang-rư-sân-cơ ngã xuống, máu tràn ra đông lại đè cả cỏ xuống. Ông nhớ lại cảnh ác chiến của đàn chó. Con Cang-rư-sân-cơ cao to oai phong như chúa sơn lâm này bị cả 1 bầy chó Tạng cắn chết tươi. Bất giác ông rùng mình. Ông ngồi xuống vuốt vuốt lông Ngao vàng óng nhưng không còn mịn màn của nó. Tay ông dính đầy máu. Ông chùi tay vào chỗ lông không dính máu của nó rồi định rời đi. Bỗng thấy đùi trước của Cang-rư-sân-cơ co giật 1 cái, rồi lại lần nữa, cha tôi ngạc nhiên: Nó chưa chết sao?

Trời xâm xẩm tối, sau khi tan họp, “Mắt Kính” đến dốc bãi cỏ tìm cha tôi và nói: “Chủ nhiệm Bạch thấy anh mới đến chân ướt chân ráo, không am hiểu quy tắc địa phương nên để anh ở cùng với chủ nhiệm.” Hoá ra thành viên trong uỷ ban công tác Chia-cu Tây đều tản ra ở chung với dân du mục trong nhà bạt. Chỉ có Bạch chủ nhiệm và anh văn thư đeo kính là ở nhà vọng gác có tường trắng phết phân bò đen. Nhà vọng gác này là của tù trưởng bộ lạc sông Dã-la, không những dùng làm chỗ ở mà còn làm phòng họp, coi như tổng hành dinh của uỷ ban. Cha tôi nói: “Được thôi, nhưng con chó này thì sao đây?” Mắt kính hỏi: “Anh muốn thế nào?” Cha tôi nói: “Đây dù gì cũng là 1 mạng sống, tôi phải cứu nó.” Anh ta nói: “Có lẽ không được đâu. Đây là chó của Ama Thượng. Anh sẽ phạm sai lầm đấy.”

Cha tôi quay về nhà vọng gác. Mắt kính từ giữa thảm lôi ra 1 cái thùng gỗ, trong đó đựng bột mỳ thanh khoa đã đảo qua chảo. Chỉ cần trộn trà sữa vào, thêm chút bơ là được 1 bát bột sền sệt, dân Tây Tạng gọi là zan-ba, thức ăn chính thay cơm của dân Tạng. Đấy là bữa tối. Trong lúc ăn, Bạch chủ nhiệm tranh thủ giảng giải cho cha tôi những quy tắc luật lệ của thảo nguyên. Nào là vào nhà bạt của dân du mục lúc ngồi không được để lưng hướng vào Phật đàn vì sau gáy có hơi thối của người xông ra; không được duỗi chân hất xì hơi và nói tục ở Phật đàn vì Phật ưu thể diện và thích sạch sẽ. Không đi qua bên trái của gò đá khắc kinh Ma-ni, vì đó là đường đi của thần Đất và thần Thanh Khoa. Không được bắt cá và ăn cá, vì khi người chết thuỷ táng, chính những con cá là sứ giả dẫn dắt linh hồn người chết, vị trí của nó chỉ thua con chim ưng đầu trọc khi người chết thiên táng. Không được ăn thức ăn xào bằng dầu mỡ vì sẽ làm hoen ố thức ăn do thần ban cho. Không được ăn thịt súc vật vừa mới giết mổ vì linh hồn của chúng chưa lên trời. Không được bắt chim, đánh rắn, hành hạ súc vật, vì kiếp trước chúng là người thân của mình. Không được phép vỗ vào vai người đàn ông vì trên vai họ có thần chiến hoặc thần thù địch. Không được phơi phóng quần áo trên nhà bạt vì Không Hành Mẫu Thần đem lại cát tường đang ở trên đó. Không vào nhà bếp khi lò đang toả khói cháy những cục phân ẩm ướt, đấy là dấu hiệu trong nhà có người ốm. Không được bước qua bếp lửa vì đấy là hành động đắc tội với thần bếp. Không được phép đại tiểu tiện trong chuồng gia súc vì con quỷ vác cái túi đựng đầy dịch bệnh sẽ mượn những thứ ô uế bẩn thỉu để phát tán hơi độc. Không được giúp dân du mục làm chè bơ vì thần chè bơ không thích người lạ. Không được đánh chó của dân cũng như những con chó hoang, vì chó là hình bóng của con người. Thậm chỉ ở trong nhà bạt cũng không được trung tiện, vì Bảo chướng hộ pháp nghe thấy mùi ô uế sẽ rời khỏi nhà. Bạch chủ nhiệm cuối cùng đưa ra kết luận: “Anh nhất thiết phải rút ra bài học, không được dính líu gì đến những người thảo nguyên Ama Thượng.” Cha tôi vừa nói “phải”, vừa gật gù, nhưng trong lòng ông vẫn vương vấn đến con Ngao Cang-rư-sân-cơ.
Khi sắp mở hành lý, lôi chăn ra ngủ, cha tôi lấy cớ đi tìm ngựa, lại lẻn đến gò cỏ. Ông vuốt con Cang-rư-sân-cơ đẫm máu. Hình như biết có người vuốt ve, nó động đậy 1 cái, rồi lại tiếp 1 cái, lần này là lỗ tai. Tai nó cứ động đậy, như là cầu xin sự sống.

Cha tôi quỳ xuống đất muốn bế nó dậy, nhưng cố hết sức cũng không bế nổi. Ông dứng dậy chạy về nhà vọng gác, nói với Mắt Kính: “Anh giúp tôi khiên con chó về. Nó chết rồi, da của nó dầy và ấm lắm.” Mắt kính nghiêm túc nhìn Bạch chủ nhiệm. Trầm ngâm 1 lúc, Bạch chủ nhiệm nói: “Nó là chó của Ama Thượng, lột da nó, tôi nghĩ cũng được.”

Cha tôi tìm thấy con ngựa hồng tía đang ăn cỏ trước nhà vọng gác. Ông kéo nó đến gò cỏ, cùng Mắt kính khiên con Cang-rư-sân-cơ đặt lên lưng ngựa. Anh ta nói nhỏ: “Sao anh dám lừa Bạch chủ nhiệm?” Cha tôi nói: “Sao lại không dám?”

Họ bế con Cang-rư-sân-cơ từ lưng ngựa xuống, đặt nó trong chuồng ngựa dưới tầng nhà vọng gác. Cha tôi nói: “Uỷ bang công tác Chia-cu Tây có bác sĩ không?” Anh ta trả lời: “Có chứ, ở trong nhà bạt dưới núi.” Cha tôi hỏi: “Anh đưa tôi đi được không?” Mắt kính nói: “Bạch chủ nhiệm biết được sẽ trách tôi. Hơn nữa, tôi sợ chó lắm. Trời tối như mực thế này, chó của người chăn cừu tưởng trộm sẽ cắn đấy.”

Cha tôi do dự, ông xem xét kỹ Cang-rư-sân-cơ và nói: “Anh về đi, nếu Bạch chủ nhiệm hỏi thì anh nói tôi đang lột da chó.”

Cha tôi không chút sợ hãi, cứ theo hướng chân núi mà đi. Kỳ thực ông cũng rất sợ chó, đặc biệt là khi chứng kiến con Cang-rư-sân-cơ như con mãnh sư bị cắn xé gần chết thì ông biết chó của thảo nguyên Chia-cu Tây lợi hại dường nào. Nhưng ông vẫn đi. Lòng thương cảm đã thắng sự sợ hãi. Hoặc cha tôi bẩm sinh đã có những mối liên hệ thần bí với loài động vật, đặc biệt là Ngao Tạng, khiến ông càng sợ lại càng muốn tiến lên.

Cách nhà bạt còn khá xa đã nghe thấy tiếng những con chó sủa ầm ĩ. Không chỉ 1 mà là bốn, năm con. Cha tôi vội đứng lại gọi to: “Bác sĩ! Bác sĩ ơi!” Tiếng chó sủa át cả tiếng cha tôi. Cha tôi đành im lặng, đợi lũ chó không sủa nữa, ông lại gọi to: “Bác sĩ! Bác sĩ ơi!” Đàn chó ùa chạy về phía cha tôi, nhưng bóng đen trông như bóng ma. Chúng vây quanh cha tôi thành nửa vòng cung cản bước cha tôi. Tim ông đập thình thình như gõ trống. Ông biết lúc này nếu tiến lên, lũ chó sẽ vồ vào, nếu lùi lại, chúng cũng sẽ vồ. Lựa chọn duy nhất là đứng yên lại chỗ. Nhưng mục đích của cha tôi là đến tìm bác sĩ, đứng yên tại chỗ thì được tích sự gì. Ông run cầm cập nói: “Chú mày đừng cắn nhé, đừng cắn! Ta không phải trộm, ta là người tốt mà.” Cha tôi vừa nói vừa khẽ nhích tới. Quả nhiên lũ chó không vồ cắn ông, trái lại, chúng lùi ra sau. Cha tôi hơi ngạc nhiên: “Chẳng lẽ chúng nghe hiểu ta nói gì?” Bất ngờ đằng sau có tiếng động. Ông sợ đến toát cả mồ hôi, quay ngoắt đầu lại, thấy 1 bóng chó màu đen hình như sắp vồ đến. Cha tôi ối một tiếng, định tìm đường chạy thì nghe thấy tiếng ai cười khanh khách. Hoá ra cái bóng đứng lên, là người, không phải chó. Một đứa trẻ xuất hiện, chính là đứa trẻ ban ngày thấy 7 đứa trẻ Ama Thượng 2 mắt trợn tròn nảy lửa căm thù. Đêm trở lạnh như trời mùa thu, nhưng nó vẫn để trần và đi chân đất. Cái áo cuốn ngang lưng nó trở nên thừa. Nó cười rồi đi trước, đi được vài bước lại quay nhìn cha tôi. Cha tôi vội bám theo sát nó.

Những cái bóng chó trông như ma quỷ chớp mắt đã biến đâu mất. Thằng bé ở trần dẫn cha tôi đến 1 cái nhà bạt màu đen dựng bằng lông bò. Nó dừng lại để cha tôi vào. Cha tôi cảm giác trong nhà cũng có chó, đứng đấy không dám nhúc nhích. Thấy vậy, đứa trẻ ở trần hất rèm cửa chui vào. Nó khẽ gọi: “Mây-tô-la-mu, cô Mây-tô-la-mu.” Một lúc sau, bác sĩ Mây-tô-la-mu khoác túi thuốc đi ra. Hoá ra là cô gái ban ngày mời cha tôi uống chè sữa. “Có i-ốt không?” Cha tôi hỏi. Mây-tô-la-mu hỏi lại: “Sao?” Cha tôi nói: “Vết thương nặng lắm, toàn thân toàn là máu.” “Đâu? Để tôi xem cho.” Cha tôi nói: “Không phải tôi, là Cang-rư-sân-cơ.” “Cang-rư-sân-cơ là ai?” Cha tôi nói: “Là con chó.”

2 người đến chuồng ngựa dưới nhà vọng gác. Mây-tô-la-mu lôi từ trong hòm thuốc ra cái đèn pin, bảo cha tôi soi vào. Cô xem vết thương của Cang-rư-sân-cơ rồi nói: “Muộn quá rồi, vết thương sâu như vậy, máu chảy gần hết.” Cha tôi nói: “Nhưng nó chưa chết!” Mây-tô-la-mu lấy cồn lau vết thương cho chó, rắc một ít bột thuốc sát trùng vào rồi dùng băng vải băng những vết thương nặng nhất như cổ, lườn bên phải và sau mông. Mây-tô-la-mu nói: “Đây là chữa trị mang tính an ủi. Tôi bôi thuốc giúp anh, còn nếu anh chưa chịu thì dùng i-ốt bôi 1 lượt. Sau đó…” Vừa nói, cô vừa đưa cho cha tôi 1 lọ i-ốt. “Sau đó thì sao?” Cha tôi vội hỏi. “Sau đó anh cõng nó lên núi, bón cho chim ưng.”

Mây-tô-la-mu và cha tôi đi ra chuồng ngựa. Bỗng thấy 2 bóng người chắn trước mặt: Bạch chủ nhiệm và Mắt kính. Cùng lúc đó, cách không xa, 1 bóng đen quen thuộc, thằng bé ở trần đi chân đất đứng đó. Trên khuôn mặt nó hiện lên sự hận thù với Cang-rư-sân-cơ.

Dường như tính bướng bỉnh của cha tôi có từ lúc lọt lòng. Ngay bản thân ông cũng thấy ngạc nhiên: Sao mình lại thế nhỉ? Bạch chủ nhiệm càng phê bình gay gắt thì cha tôi lại càng không nghe. Bạch chủ nhiệm nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là tìm hiểu dân tình, tuyên truyền chính sách, liên kết với tầng lớp trên, tranh thủ lòng dân, cố gắng hết sức trong một thời gian ngắn đứng vững tại đây. Anh làm như vậy sẽ khiến uỷ ban công tac mất chỗ đứng tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Ngày mai anh về đi! Chúng tôi không cần đến người như anh!.” Cha tôi nói: “Tôi là phóng viên, không chịu sự quản lý của anh. Không cần đợi đến ngày mai, tôi đi ngay! Từ giờ trở đi, tôi làm gì không liên quan đến uỷ ban công tác.” Vừa nói cha tôi vừa đi vào nhà vọng gác, ôm bọc hành lý ra. Bạch chủ nhiệm tức giận đến nỗi môi run run. “Tốt! Thế càng tốt! Tôi sẽ phản ánh lên cấp trên, sẽ có người quản anh!” Nói xong ông quay ngoắt lại, đóng sầm cửa vào.

Mây-tô-la-mu nói khẽ với cha tôi: "Sao anh lại làm thế? Bạch chủ nhiệm nói có lý đấy. Đừng nên vì một con chó mà ảnh hưởng đến công việc chung. Mau đi xin lỗi đi.” Cha tôi hừ 1 tiếng, không nói không rằng. Thực ra cha tôi cũng rất hối hận đã cãi lại Bạch chủ nhiệm, nhưng đã cãi rồi thì phải làm ra vẻ coi trời bằng vung. Mây-tô-la-mu lắc đầu định đi. Mắt kính nói: “Tôi đưa chị về, lần sau chớ ra ngoài nữa.” “Tôi là bác sĩ, phải đi khám bệnh.” Mắt kính nói: “Tối ra ngoài bị chó cắn thì làm sao? Hơn nữa chị là bác sĩ chứ có phải thú y đâu.”
Tối hôm đó, cha tôi ờ lỳ trong chuồng ngựa. Ông trải chăn nằm giữa con ngựa hồng đứng ngủ và con Cang-rư-sân-cơ vẫn hôn mê.

Nằm xuống rồi mà cha tôi vẫn trằn trọc, óc rối tinh rối mù, nghĩ nhiều không phải tới Bạch chủ nhiệm mà là đứa bé ở trần. Ông biết đứa bé sẽ không tha đâu. Con Cang-rư-sân-cơ sẽ chết. Trừ khi ngày mai ông rời Chia-cu Tây đem theo nó. Nhưng con chó to sắp chết này, ông mang đi bằng cách nào? Thôi vậy cứ kệ nó, ta đi đường ta. Nhưng nghĩ lại, nếu không phải vì Cang-rư-sân-cơ, ta có nhất thiết phải rời Chia-cu Tây không? Có cần thiết đối đầu với Bạch chủ nhiệm không?

Trời gần sáng cha tôi mới thiếp đi, sau đó ngủ như chết.

Sáng tinh mơ, một vị lạt ma già tên là Tuân-ca từ trên ngôi chùa toạ lạc tại điểm cao nhất của núi vọng gác đi xuống, trên lưng võng một túi da đựng đầy tim, phổi dê, bò hong khô. Ông theo đường mòn trên núi xuống, dừng lại ở nhà vọng gác của uỷ ban công tác, đứng trước chuồng ngựa nhìn cha tôi đang ngủ say và con Cang-rư-sân-cơ mình đầy thương tích đã được băng bó. Sau đó ông lại nhìn sông Dã-la dưới núi rồi lẳng lặng đi tiếp.

Trong vịnh nước cạn gần sông Dã-la, trên nóc nhà bạt dưới chân núi, khói lam đang toả. Đàn bò, cừu cũng đã thức giấc. Tiếng kêu của chúng làm huyên náo cả 1 vùng. Chó của dân du mục chia làm 2 loại: những con chó chăn cừu đã được nghỉ ngơi 1 đêm, đang chuẩn bị đi theo bảo vệ đàn gia súc. Chúng hưng phấn chạy tới chạy lui, muốn nhanh chóng lùa đàn gia súc đến bãi cỏ. Còn những con chó canh đêm thì rời đàn gia súc mà chúng canh giữ suốt đêm đến nằm trước cửa nhà bạt. Nhiệm vụ của chúng là trông nhà và ngủ bù. Đầu sông, trên 1 bải đất có những hòn sỏi và cỏ may, 1 bầy chó lãnh địa có đến mấy trăm con đang ngóng chờ ông già Lạt-ma đến. Cuộc sống vẫn như vậy, không khác gì hôm qua, chỉ trừ ông già lạt ma thấy trong lòng bất an.

Tâm trí ông bất ổn chính vì sự tồn tại của những con chó lãnh địa. Chó lãnh địa là những con chó lang thang, nhưng chúng chỉ lang thang trên phần lãnh địa của mình. Đàn chó đông đúc không ngừng sinh sôi nảy nở này hành động theo ý muốn của con người. Chúng cho rằng trung tâm của thảo nguyên Chinh-cô-ama bát ngát này, thảo nguyên Chia-cu Tây, là lãnh địa bất khả xâm phạm của chúng. Bất kỳ con chó ngoại lai nào đừng hòng có cơ may sống trên mảnh đất này. Nghĩa là: chó chăn cừu bảo vệ đàn gia súc, chó trông nhà bảo vệ nhà bạt và nhà vọng gác, chó lãnh địa bảo vệ toàn bộ thảo nguyên Chia-cu Tây. Chó lãnh địa suốt đời không được rời khỏi thảo nguyên của mình, dù chúng chết đói, hoặc trở thành động vật hoang dã, kể cả trở thành con chó ghẻ mà ai thấy cũng ghê tởm. Bởi vì dù nó mạnh mẽ đến đâu, một khi đã rời khỏi thảo nguyên mà nó bảo vệ và sinh sống thì chó lãnh địa nơi khác sẽ cắn chết nó.

Chó lãnh địa không phải chó hoang, chó hoang không được người cho ăn. Chó lãnh địa săn mồi trên thảo nguyên như những con dã thú khác, ngoài ra chúng còn được con người cho ăn tại 1 thời gian và địa điểm cố định. Hành động con người con chúng ăn nhìn bên ngoài xuất phát từ tôn giáo và tấm lòng lương thiện, nhưng thực tế, con người lợi dụng sự dựa dẫm của chúng nhằm củng cố mối quan hệ với chúng để dựa vào nhau. Chó lãnh địa không phụ thuộc một cá nhân nào, nhưng ý chí của con người lại thể hiện rõ ràng và chính xác trong nhất cử nhất động của chúng. Ngoài các gia đình du mục, nhà chùa, vị lạt ma già, còn có người của chùa Chia-cu Tây chuyên trách vứt thức ăn cho chó lãnh địa.

Vị lạt ma già đến bãi bồi ở sông Dã-la, ông rút dao dắt lưng ra, cắt tim phổi bò, dê thành từng miếng trên 1 tấm đá rồi cho bầy chó từng miếng một. Bỗng nhiên thằng bé ở trần men theo chỗ nước cạn hùng hục chạy đến. Thấy nó, vị lạt ma già lặng đi. Ông kêu lên 1 tiếng: “Hỏng rồi!”

Đứa bé ở trần kêu to: “Na-rư! Na-rư!” Con Ngao đen to như con bê Na-rư chạy đến ngay. Thằng bé vứt mẩu đuôi cừu béo ngậy cho nó. Nó nhảy lên đớp lấy, vừa ăn ngấu nghiến vừa nhìn thằng bé. Nó linh cảm thấy người chủ cũ không đến đây chỉ để vứt cho nó cái đuôi cừu. Nhất định có việc gì đây. Cũng như trước đây, đưa nó cùng đi sâu vào thảo nguyên săn bắn, hoặc tìm một vật gì mà chủ nó không tìm thấy. Nếu không thì là đi đánh nhau. Như hôm qua chẳng hạn, sai nó đi cắn xé trước cả Ngao Vương kẻ đồng loại dám cả gan eb9 xâm phạm lãnh địa. Nó tấn công mạnh mẽ, rồi cắn xé. Na-rư hiểu rằng việc của chủ nó lúc này còn quan trọng hơn việc ăn uống của nó, nên chẳng kịp nhai, nó nuốt chửng cả lòng và thịt đuôi cừu vào bụng. Thấy chủ chạy thục mạng phía trước, chạy được mấy bước quay lại vẫy tay gọi: “Na-rư! Na-rư!”, Ngao đen Na-rư tung 4 chân khoẻ khoắn phi theo thằng bé. Vị lạt ma già nhìn theo người và chó mất hút trong đường hẹp giữa các nhà vọng gác, ông vội vã về chùa.


Trong đại sảnh của điện phật Ya-pu-you-mu, lạt ma già Tuân-ca nói với trụ trì chùa Chia-cu Tây, Phật sống Tan Trân rằng, tối qua, ông mơ thấy 1 con Ngao đực có bộ lông vàng óng, đẹp và hùng vĩ như chúa sơn lâm đến thỉnh cầu ông cứu mạng nó. Con Ngao đực vàng óng nói kiếp trước nó là con sư tử trên núi tuyết A-ni-ma-chinh, đã từng bảo vệ những vị tăng tu hành trên núi tuyết. Ông lạt ma già còn nói, sáng nay, ông thấy trong chuồng ngựa 1 người Hán lạ mặt và 1 con Ngao đực sư đầu màu vàng ngoại lai bị thương nặng. Bên bờ sông Dã-la, ông thấy thằng bé ở trần gọi con Ngao đen Na-rư đi. Phật sống Tan Trân hỏi lại: “Người nói người nằm mơ thấy sư tử núi tuyết chính là con Ngao đực sư đầu ư?” Vị lạt ma già gật đầu: “Đúng vậy, nó đang nguy hiểm lắm. Chúng ta phải cứu nó thế nào?” Phật sống Tan Trân hiểu vấn đề thật nghiêm trọng, vọi gọi mấy vị phật sống đến cùng bàn bạc. Kết quả là 3 vị lạt ma gậy sắt được phái đi bảo vệ con Ngao đực sư đầu kiếp trước là sư tử núi tuyết A-ni-ma-chinh và người Hán ngoại lai. Lạt ma gậy sắt là hiện thân của hộ pháp kim cương trong chùa Chia-cu Tây, là người thi hành luật lệ của thảo nguyên và thực hiện ý chí của nhà chùa. Trên thảo nguyên Chinh-cô-ama bao la rộng lớn này, chỉ có lạt ma gậy sắt mới được phép đại diện cho ý chí của các vị thần, tuỳ ý trừng phạt các sinh linh, trong đó có cả Ngao Tạng. Sự trừng phạt của kẻ khác không phải là không được, nhưng không thiêng liêng. Sự trừng phạt đó không phải do ý muốn của thần thánh, đương nhiên không được xem là thay trời hành đạo, không thể tránh được báo ứng.
Một tiếng gầm như sấm làm cha tôi tỉnh giấc. Ông ngồi bật dậy đã thấy 1 con Ngao đen to bằng con bê nhảy xổ vào con Cang-rư-sân-cơ. Theo bản năng, ông tung chăn ra trùm vào đầu con Ngao đen. Không kịp tránh nó, ông đứng khựng lại, ra sức co kéo nó ra ngoài chuồng. Con Ngao đen Na-rư ý thức ngay được kẻ địch của nó không chỉ là con Ngao đực sư đầu đang hấp hối kia mà còn có chủ nó, một người Hán. Nó lắc mạnh tung được cái chăn ra rồi sủa, không phải sủa cha tôi, mà hướng về phía sông Dã-la trước nhà vọng gác sủa.

Sau này cha tôi kể, tiếng sủa của con Ngao đen Na-rư trong ngôn ngữ của loài Ngao Tạng. chắc chắn nó đang nhắc đến ông, nhắc đến con ngựa hồng tía. Đàn chó lãnh địa đang ở nơi xa nghe thấy nó sủa hiểu ngay. Chúng sủa gâu gâu đáp lại và chạy dồn cả về nhà vọng gác. Nhoáng cái, 1 lũ chó đã từ

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/93920


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận