Chỉ Đao Chương 11


Chương 11
LÃNH DIỆN HOA ĐÀ

Thạch Cổ sơn nơi Lãnh Diện Hoa Đà trú ngụ, lúc nào cũng có đông người đến chữa bệnh. Nhưng có một điều là những người đến chữa bệnh nơi đây đều là những kẻ giàu có.

 Lãnh Diện Hoa Đà rất ít khi xuất hiện, mọi việc đón tiếp bệnh nhân đều do hai tên đệ tử tâm phúc của lão là Kiết Tường và Như Ý đảm trách.

 "Tớ sao chủ vậy". Hai tên này thiệt ra cũng chẳng đàng hoàng gì.

 Lúc này nơi Thạch Cổ sơn xuất hiện một cỗ kiệu có hai người khiêng.

 Đi trước cỗ kiệu là một trung niên thư sinh, dáng dấp như là người quản gia của một phú ông nào đó.

 Hai người khiêng kiệu chính là Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh, còn thư sinh quản gia kia không ai xa lạ đương nhiên là La Vĩnh Tường.

 Đón tiếp họ là đệ tử của Lãnh Diện Hoa đà tên Kiết Tường với điệu bộ hách dịch

 Lúc này cỗ kiệu đã được đặt xuống. La Vĩnh Tường cung tay nói:

 - Xin hỏi tiểu ca, đây có phải là Sở gia trang, nợi ẩn cư của thần y Sở lão phu tử phải không ?

 Kiết Tường đáp:

 - Không có sai.

 La Vĩnh Tường lại hỏi:

 - VâySở lão phu tử có ở nhà không ?

 - Có. Tuy có ở nhà, nhưng mà...

 La Vĩnh Tường không đợi cho hắn nói hết, bèn tỏ vẻ vô cùng mừng rỡ nói:

 Tạ Ơn trời đất. Xem ra ông trời có mắt, nếu không chúng ta lại mất công toi một chuyến...

 Tiếp theo, La Vĩnh Tường vội vẫy tay gọi:

 - Lại đây ! Mau mang công tử vào trong. Hãy cẩn thận dưới chân, đừng để va vào bậc cửa.

 Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh đáp lại một tiếng, rồi lập tức khiêng kiệu vào trong.

 Kiết Tường bỗng đưa tay ra cản lại:

 - Hãy đợi một lát.

 La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

 - Tiểu ca còn có gì dặn dò ?

 - Các người từ đâu đến ? Cân gặp chủ nhân tại hạ có chuyện gì ? Dù sao cũng phải nói rõ ra, chứ còn sông sộc xông vào như vậy, là có ý gì ?

 La Vĩnh Tường ồ lên một tiếng, liền nở nụ cười cầu hoà :

 - Tiểu ca trách rất phải. Tại hạ thật là hồ đổ. Thất lễ ! Thất lễ.

 Kiết Tường bèn đáp lại:

 - Nói rất hay ? Xin các hạ vui lòng cho biết quý danh ?

 La Vĩnh Tường trả lời:

 - Tại hạ họ Thái, từ Đại Danh phủ đến đâyđể cầu được chẵu trị. Công tử của chúng tôi bị kẻ gian ám toán, hiện giờ tánh mạng rất là nguy hiểm. Vì thế làm phiền lão ca vào thông báo cho Sở lão phu tử...

 Kiết Tường nhếch mép cười nhạt:

 - Đã đến đây cầu được chữa trị. Vậy chứ ngươi có biết qui cũ ở đây chưa ?

 La Vĩnh Tường giả vờ ấp úng đáp:

 - Việc này... còn phải nhờ tiểu ca chỉ giáo cho.

 Vừa nói vừa lấy ra một nén bạc nặng chừng năm lượng nhét vào trong tay Kiết Tường.

 Kiết Tường nâng nâng ước lượng thử trọng lượng của nén bạc, sau đó làm bộ cười miễn cưỡng nói:

 - Các ngươi từ xa đến đây, có lẽ chưa biết rõ tính khí của chủ nhân tại hạ. Ở đây không phải là nơi chữa bệnh thông thường. Tiền chữa bệnh rất là cao, các ngươi có trả nổi hay không ?

 La Vĩnh Tường vội đáp:

 - Về chuyện tiền bạc, tiểu ca cứ việc yên tâm. Viên ngoại của chúng tôi rất ư là giàu có. Ở Đại Danh phủ có thể nói là một đại phú ông; chỉ cần có thể chữa trị khỏi cho công tử của chúng tôi thì các vị muốn bao nhiêu cũng được.

 Kiết Tường liếc một cái nói:

 - Lời của ngươi có đáng tin không ?

 - Nếu như tiểu ca nghi ngờ, cứ việc tới Đại Danh phủ mà hỏi. Chỉ cần nói tìm đến Thái Bách Vạn thì ai mà không biết.

 Kiết Tường gật đầu nói:

 - Ta xem các người cũng không giống là kẻ bần cùng. Thôi được; ngươi hãy đi ghi tên trước, sau đó ta sẽ thông báo giùm ngươi cho.

 La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

 - Còn phải ghi tên nữa hay sao ?

 - Mỗi ngày ở đây chữa trị không dưới tám mươi người. Nếu như không ghi tên thì làm sao mà biết được ai trước ai sau ?

 - Xin hỏi tiểu ca cách thức ghi tên ra sao ?

 - Ghi tên bình thường, tốn hai mươi lạng bạc. Còn nếu như muốn mau mau một chút có thể ghi tên đặc biệt, nhưng phải mất năm mươi lạng.

 La Vĩnh Tường không hề do dự lấy ra một thỏi bạc năm mươi lạng trao cho Kiết Tường:

 - Vậy làm phiền tiểu ca ghi tên đặc biệt thay cho chúng tôi.

 Vừa lúc ấy Kiết Tường nhìn thấy Như Ý đang từ trong phòng bước ra, liền cất thỏi bạc vào trong người nhanh như tên ăn trộm vừa lấy được một món đồ vội vàng giấu đi, rồi nháy mắt ra hiệu nói với Như Ý:

 - Bọn họ là người của Thái Bách Vạn gia ở Đại Danh phủ đến đây xin chữa trị. Bây giờ ngươi ở đây, trông chừng họ để ta vào trong thông báo cho lão gia biết.

 Như Ý hình như hiểu ý liền gật đầu một cái. Đợi cho Kiết Tường đi khỏi, hắn bước đến đóng cửa lại và bảo:

 - Các ngươi hãy đứng ngoài này mà đợi. Khi nào lão gia ra, ta sẽ thông báo cho các ngươi biết.

 La Vĩnh Tường vội vàng:

 - Tiểu ca ! Thương thế ciu?a bệnh nhân rất nặng, không thể nào chịu được gió lạnh. Có thể nào cho chúng tôi vào bên trong đợi được không ?

 Như Ý lắc đầu đáp:

 - Không có được. Bệnh nhân muốn trị bệnh đều phải ở bên ngoài. Đây chính là quy cũ.

 - Chúng tôi đã ghi tên đặc biệt lẽ nào cũng không được ?

 - Ghi tên đặc biệt cũng không ngoại lệ. Ở đây chỉ có phòng chẩn bệnh, chứ không có phòng nghỉ ngơi. Các người vào bên trong cũng chẳng sao, nhưng sau này mọi người đều xin vào trong cả, lúc ấy thì ở đây phải biết làm thế nào đây ?

 La Vĩnh Tường cúi người tựa như van lơn

 - Tiểu ca ơi, xin làm ơn làm phước cho. Bất luận như thế nào cũng xin người tìm cách an bày cho chúng tôi đỡ khổ..

 Như Ý cố tình làm ra vẻ trầm ngâm, rồi từ từ trả lời:

 - Nếu như các ngươi muốn có chỗ nghỉ ngơi, trừ phi ta đem phòng của ta cho các ngươi mượn tạm.

 Nhưng mà... nơi bệnh nhân nằm nhất định sẽ vừa dơ lại vừa lộn xộn. Xong chuyện lại phải lau chùi quét dọn, như vậy quả thiệt là phiến phức. Ta thấy các ngươi đứng đợi ngoài này cũng được mà.

 La Vĩnh Tường vội vàng:

 - Nếu như tiểu ca có thể đem phòng của mình cho chúng tôi mượn tạm nghỉ ngợi. Chúng tôi nhất định sẽ không làm lộn xộn đồ đạc trong phòng...

 Còn ... phần quét dọn chúng tôi sẽ xin dùng tiền để bồi thường cho tiểu ca.

 Như Ý làm ra vẻ ta đây là người đạo đức:

 - Nói đến ngân lượng thật là kỳ khôi và áy náy quá chừng. Ta thì hoàn toàn thông cảm cho các người, nên mới nghĩ ra cách này...

 Nếu mà... nếu như bị lão gia biết được, nhất định ta sẽ bị quở trách...

 La Vĩnh Tường đáp:

 - Chúng tôi rất hiểu tấm thịnh tình của tiểu ca. Về việc này nhất định chúng tôi sẽ không để liên luỵ cho người.

 Nói đoạn, La Vĩnh Tường nhét vào trong tay Như Ý một nén bạc mười lượng.

 Như Ý cầm nén bạc trong tay, hình như còn chê ít, lắc đầu nói:

 - Tuy các người đã ghi tên, nhưng lão gia vẫn còn chưa có hứa chữa trị cho người bệnh của các người hay không ? Lỡ như lão giạ..

 La Vĩnh Tường lại nhét vào tay hắn thêm mười lượng bạc nữa và thấp giọng nói:

 - Việc này là do chúng tôi cam tâm tình nguyện, không có liên can gì với tiểu ca cả. Chỉ mong người sắp xếp lo liệu dùm cho.

 Hắn vẫn cố ý làm ra khó giải quyết...

 Cho đến khi số bạc tăng lên tới ba mươi lượng, lúc ấy hắn mới thở dài một tiếng nói:

 - Thấy các ngươi từ xa xôi đến đây, quả thật khiến cho người ta rất dễ xót sa thông cảm. Thiệt là tội nghiệp quá. Được rồi. Ta sẽ vì các ngươi mà làm liều một phen, nhưng nên nhớ không có lần sau đâu đấy.

 Thế rồi, hắn đứng tránh sang một bên nhường đường cho mọi người tiến vào trong.

 La Vĩnh Tường hết lời tạ Ơn hắn. Sau đó hắn hướng dẫn cho Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh khiêng cỗ kiệu vào trong một căn phòng nhỏ, bên cạnh gian nhà chánh.

 Cán kiệu và những tâm màn che xung quanh vừa được tháo ra, cỗ kiệu lập tức biến thành một cái giường.

 Trên giường có một cái chăn phủ từ trên xuóng dưới, ngay cả mặt của bệnh nhân cũng chẳng nhìn thấy được... mà chỉ có thể nghe tiếng rên đứt quãng từ trong chăn phát ra mà thôi.

 Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh sau khi đặt cỗ kiệu xuống, liền lập tức bước ra khỏi phòng.

 Bây giờ trong phòng chỉ còn có một mình La Vĩnh Tường ngồi bên cạnh giường, vừa nắm một góc của cái chăn, vừa hạ thấp giọng an ủi, La Vĩnh Tường bảo:

 - Công tử hãy ráng chịu một chút nữa. Thần y Sở lão phu tử sẽ lập tức đến ngay thôi.

 Trên cõi đời này, không có vết thương nào mà Sở lão phu tử không trị khỏi. Công tử hãy cứ việc an tâm...

 Như Ý đã nhận tiền của người ta, nên không thể làm bộ chả quan tâm, liền tiếp:

 - Đúng vậy ! Lão gia của ta từ khi chữa bệnh đến nay đã hơn mười năm rồi.

 Nhưng chưa hề bao giờ chịu thúc thủ trước một bệnh nhân nào.

 Bệnh nhân đã đến đây rồi chỉ có chết quay về chứ không hề có sống.

 La Vĩnh Tường dáp trả:

 - Đúng thế ! Lão viên ngoại của chúng tôi từ lâu đã rất ngưỡng mộ y thuật của Sở lão phu tử, nên mới đưa công tử đến đây cầu xin cứu chữa.

 Thiệt là tội nghiệp cho lão viên ngoại của chúng tôi tuổi đã ngoài thất tuần.

 Vậy mà chỉ có mỗi một mình công tử, mặc dù người có đến sáu bà phu nhân và của cải thì nhiều đếm không được, vô số kể.

 Như Ý bèn nói:

 - Như vậy mà đáng cái gì. Lão gia ta cũng là người có tiền và có đến mười bốn bà phu nhân...

 Thế mà đến nay, ngay cả một đứa con cũng chẳng có để làm thuốc.

 La Vĩnh Tường thất kinh:

 - Hoá ra Sở lão phu tử có tới mười bốn bà phu nhân ư ?

 Như Ý dường như đã lỡ miệng nhiều chuyện nói ra, nên liền mỉm cười nói tránh sang chuyện khác:

 - Thái đại gia ! Ông nói viên ngoại của ông là một đại phú ông. Vậy chứ sản nghiệp lão có đến bao nhiêu chứ ?

 La Vĩnh Tường thở ra một tiếng:

 - Tiểu ca, ngươi hỏi vấn đề này coi bộ khó à ! Đừng nói là tại hạ không thể nói ra được, chỉ sợ rằng ngay cả lão viên ngoại của chúng tôi cũng không trả lời nổi.

 - Nói vậy là sản nnghiệp rất nhiều, không sao đếm cho hết ?

 La Vĩnh Tường gật đầu đáp:

 - Không sai, tại hạ không bao giờ nói dối.

 Như Ý nghe xong quá nhiều hối hận. Nếu biết sớm họ có nhiều tiền như thế, vừa rồi hắn đã không chỉ đòi có ba mươi lượng mà thôi.

 Ngay lúc ấy, Kiết Tường vội vã chạy vào nói:

 - Lão gia cho mời bệnh nhân vào trong nội sảnh để tương kiến.

 La Vĩnh Tường một mặt vừa vâng dạ, một mặt vừa gọi lớn:

 - Người đâu ? Hãy mau vào hầu hạ công tử... Hai cái đứa lười biếng kia, thoáng cái đã chạy đâu mất tiêu.

 Như Ý bèn lên tiếng:

 - Thái đại gia ! Người định tìm bọn chúng để khiêng bệnh nhân vào trong sao ?

 La Vĩnh Tường đáp:

 - Đúng thế. Tại hạ phải đi gọi bọn chúng trở lại.

 - Không cần tìm bọn chúng đâu. Qui cũ ở đây là những hạng người hạ nhân như phu kiệu, đều không thể vào trong nội sảnh được. Mà phải để bệnh nhân tự đi vào đấy.

 - Nhưng mà công tử của chúng tôi thương thế rất nặng, làm thế nào có thể đi vào một mình được ?

 Như Ý mỉm cười nói:

 - Điều này dễ thôi. Hai huynh đệ ta có thể khiêng kiệu cho ngươi vào bên trong, nhưng mà phải có thù lao.

 - Được ! Nhưng không biết hai vị tiểu ca lấy bao nhiêu ?

 Như Ý đưa bàn tay trái ra nói:

 - Bao nhiêu đây...

 La Vĩnh Tường không một chút do dự:

 - Năm mươi lượng ? Được ! Tại hạ sẽ trả cho hai vị.

 Như Ý lại từ từ giơ bàn tay phải ra nói:- Đó mới chỉ là thù lao của một người. Hai người phải là bây nhiêu đây.

 La Vĩnh Tường có vẻ hơi sững sốt:

 - Một trăm lượng cơ à ?

 Như Ý gật đầu mỉm cười nói:

 - Nhiệm vụ của bọn ta vốn không phải là hầu hạ cho bệnh nhân. Nếu người chê đắt thì có thể...

 La Vĩnh Tường vội vã:

 - Không đắt ! Không đắt ! Đây là hai vị tiểu ca thương tình mà giúp đỡ, tại hạ còn dám ở đó tính toán hay sao ? Chỉ xin hai vị Ở trước mặt của Sở lão phu tử nói tốt dùm cho mấy câu...

 Nếu công tử của chúng tôi được cứu sống, sau này còn có hậu tạ cho hai vị.

 Dứt lời, La Vĩnh Tường lấy từ trong thắt lưng ra một bọc vàng nén.

 Sau khi chọn một thỏi nặng chừng mười lượng. La Vĩnh Tường cung kính đặt vào tay của Như Ý.

 Kiết Tường trong lòng đang thầm trách Như Ý tại sao lại ra giá quá đắt như vậy. Không phải hắn tử tế, nhân nghĩa gì hoặc đau lòng dùm cho bệnh nhân... Hắn chỉ ngại là ra giá quá cao, bệnh nhân chịu không thấu, quay về thì mất toi cả chì lẫn chài và nếu Sở Hằng lão gia của hắn biết được chuyện, còn đổ nợ nhiều hơn vì bọn chúng đã làm mất mối chữa bệnh. Mà mất mối chữa bệnh đồng nghĩa với mất tiền. Gì không biết chứ nghe đến tiền bạc, lão gia của bọn chúng đã muốn lên cơn cuồng tham; cái tật cuả lão là không muốn bỏ ra đồng nào, chỉ muốn vơ vào càng nhiều càng tồt. Tóm lại Sở Hằng lão gia của bọn chúng từ khi ra đời hành nghề phu tử, chỉ học thêm được có chữ nhận chứ không biết đến chữ cho. Lão mà biết được vụ này thì có mà chết với lão.

 Hắn đang nghĩ đến đây thì không ngờ La Vĩnh Tường chấp thuận ngay. Hơn nữa nhìn thắt lưng của y, dường như còn nhiều chỗ cồm cộm nổi lên tức nhiên còn không ít ngân lượng.

 Lúc này trong lòng Kiết Tường lại đổi chiều e ngại, hắn thầm mắng Như ý tại sao ra giá quá ít như vậy. Xem tình hình này cho dù mỗi người được một trăm lượng, hắn cũng không nỡ nào từ chối cho đành.

 Thế rồi hai tên cùng khiệng cỗ kiệu và La Vĩnh Tường theo sau tuần tự tiến vào trong nội sảnh.

 Bên trong khắp nợi đều có bày giá thuốc. Đâu đâu cũng thấy toàn là những bình thuốc. Sát góc tường bên trái có một tủ thuỷ tinh trong suốt.

 Bên trong có chứa mười mấy thứ dụng cụ hình dáng không giống nhau như là dao, cưa búa, đục và kiếm.

 La Vĩnh Tường lướt mắt nhìn khắp nơi, nhưng không nhìn thấy Lãnh Diện Hoa Đà Sở Hằng đâu cả ?

 Phiá chánh điện là một cánh cửa nhỏ có màn the thả xuống. Bên cạnh cửa có đặt một cái bàn bằng gỗ quí. Trên bàn có một cái chuông đồng nhỏ và một cái dùi bẳng gỗ chạm trổ rất tinh xảo. Ngoài ra còn một tách trà thơm.

 Sau khi đặt cỗ kiệu xuống. Như Ý bước đến cầm cái dùi lên đánh nhẹ vào cái chuông đồng ba cái.

 Dư âm của tiếng chuông còn chưa dứt, lập tức bức màn the lay động và từ bên trong hai a hoàn mặc thanh y chầm chậm bước ra. Một đứa tay bưng bát trầm hương khói lên nghi ngút, còn a hoàn kia bưng một cái ống nhổ bằng sứ màu trắng.

 A hoàn đi đầu vừa lau sạch bàn ghế, thì một lão nhân thân hình gầy ốm như thân tre từ từ bước ra.

 La Vĩnh Tường vừa nhìn thấy liền hơi chau mày nhủ thầm:

 - Đây chính là Lãnh Diện Hoa Đà Sở Hằng mà thiên hạ tôn xưng là Thần Y hay sao ?

 Nhìn dáng vẻ gầy ốm và sắc mặt bệnh hoạn của lão, đừng bảo là trị bệnh cho người khác mà e rằng chính bản thân lão cũng nên tìm một đại phu khác chẩn đoán mới xong.

 Tuy trong lòng nghĩ vậy, nhưng ngoài mặt La Vĩnh Tường vẫn tỏ vẻ cung kính. Liền bước lên trước một bước, cúi người nói:

 - Thái Hưng xin diện kiến lão phu tử.

 Nhân lúc La Vĩnh Tường đang cúi người xuống hành lễ, Như Ý liền ngầm chỉ chỉ vào đầu mình. Rồi hắn đan hai bàn tay lại thành một vòng tròn to, hướng về phía Lãnh Diện Hoa Đà làm ám hiệu.

 Ám hiệu này không ngoài hai ý nghĩa. Một là chỉ người này đầu rất to. Còn nếu không thì ý nói người này là khách hàng lớn, có thể ra giá cao

 Lãnh Diện Hoa Đà rõ ràng hiểu ý, nhưng vẫn làm ra vẻ không hề nhìn thấy. Lão đã không lên tiếng lại không hề đáp lễ lại mà chỉ ho một tiếng.

 Ả a hoàn liền mang tách trà thơm và bát trầm đưa đến cho lão.

 Đợi đến khi uống hết tách trà và hít một hơi trầm hương xong, lúc ấy lão mới đưa mắt lướt nhanh về phía La Vĩnh Tường và bệnh nhân đang nằm ở trên cái giường.

 Chỉ có liếc sơ qua một cái, hai mày lão đã vội nhíu lại, cười nhạt nói:

 - Các ngươi đến để cầu được chữa trị ?

 La Vĩnh Tường trong bụng mắng thầm:

 " Phí lời ! Đến đây không phải trị bệnh, lẽ nào làm mai cho ngươi lấy thêm vợ sao ?"

 Nhưng lời này không tiện mắng ra, bèn cung kính đáp:

 - Thưa vâng ! Tiểu nhân phụng mệnh chủ nhân đặc biệt đưa thiếu chủ nhân đến đây cầu được chữa trị. Xin lão phu tử ra ân cứu mạng cho.

 - Chủ nhân của ngươi bị bệnh gì ?

 - Người bị bệnh là thiếu chủ nhân của tiểu nhân. Thiếu chủ nhân bị kẻ gian ám toán nên đã thọ thương.

 - Bệnh nhân bao nhiêu tuổi ?

 - Năm nay hai mươi ba.

 - Bị thương ở chỗ nào ?

 - Ở trên đầu.

 - Trước đây đã có bị thương bao giờ chưa ?

 La Vĩnh Tường ấp úng:

 - Việc này... việc này chưa có...

 Lãnh Diện Hoa Đà bỗng nhiên sa sầm nét mặt xuống, lớn tiếng nói:

 - Hồ đồ ! Hắn tuổi trẻ như vậy, ắt là đã học theo thói hư nên mới bị người ta ám toán chứ?

 Tục ngữ có câu: " Thiếu niên tánh khí ngông nghênh, thường hay làm những chuyện tầm bậy", chẳng lẽ những đạo lý tầm thường ấy các ngươi cũng không biết hay sao ?

 La Vĩnh Tường đành phải dạ dạ vâng vâng:

 - Lão phu tử giáo huấn chí phải, nhưng thiếu chủ nhân của tiểu nhân không phải cùng người ta giao đấu, mà là bị kẻ gian ám toán...

 Lãnh Diện Hoa Đà hứ một tiếng:

 - Nếu tự biết an phận thủ thường, phàm việc gì cũng nên khiêm nhường giữ lễ thì ai sẽ ám hại hắn chứ ?

 Ta đã sống lâu gần bảy chục năm nay, gần lên lão rồi, thế sao không bị người ta ám toán ? Từ việc này có thể thấy các ngươi thường ngày chỉ biết có lợi lộc mà thôi. Còn những việc làm ngang ngược, thị phi của hắn, các ngươi có bao giờ khuyên ngăn đến đâu.

 La Vĩnh Tường luôn miệng đáp:

 - Dạ ! Dạ !

 Lãnh Diện Hoa Đà bỗng nhiên đổi giọng:

 - Ngươi phải biết đầu là bộ phận quan trọng của cơ thể ? Não là cơ quan trọng yếu để điều khiển hoạt động. Bị thương trên mình bất quá tàn phế mà thôi. Còn nếu tổn thương não bộ có thể mất mạng như chơi.

 Thiếu gia chủ của ngươi ở chỗ nào không bị thương mà nhè ngay phần đầu để bị thương tích. N6éu như các ngươi không phải tìm đến ta, vậy ai có thể cứu mạng cho hắn ?

 Ai có thể đòi lại mạng sống của hắn từ tay Diêm Vương chứ hả ?

 La Vĩnh Tường vội nói:

 - Chủ nhân của tiểu nhân từ lâu đã nghe được y thuật của lão phu tử như thần, cho nên mới đặc biệt đến đây cầu xin chữa trị. Và cũng chỉ có một mình lão phu tử mới có thể cứu được mạng sống của thiếu chủ nhân...

 Lãnh Diện Hoa Đà lắc lắc đầu bảo:

 - Cứu mạng ? Nói nghe dễ làm sao đó... Bị thương ở những chỗ hiểm yếu, chữa trị rất ư là đặc biệt vì nó vô cùng khó khăn.

 La Vĩnh Tường dáng bộ hốt hoảng cả lên:

 - Ý của lão phu tử muốn nói là thiếu chủ nhân không còn cách cứu chữa hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà chậm trãi:

 - Các ngưởi đã đến Thạch Cổ sơn này để xin cứu chữa, như vậy xem ra cũng có chút hiểu biết...

 Cứu thì cũng có thể cứu được vậy, nhưng mà công việc mổ xẻ ở phần đầu so với các bộ phận khác ở trên thân thể, không chỉ phải tuyệt đối chính xác mà còn rất là khó khăn...

 La Vĩnh Tường vội đáp:

 - Viên ngoại của tiểu nhân tuồi đã già yếu, và người có một mình thiếu chủ nhân mà thôi. Bất luận là khó khăn ra sao, không kể giá cả là bao nhiêu, chỉ cầu xin lão phu tử ra ân cứu mạng cho là được rồi.

 Lãnh Diện Hoa Đà không trả lời mà chỉ giơ tay ra một cái. Ả a hoàn liền đưa bát trầm hương đến ngay.

 Lão ta chầm chậm hít vào một hơi... Một hồi sau, lão mới cất giọng âm u hỏi:

 - Ngươi đến đây cầu được chữa trị, vậy có biết quy cũ ở đây của ta chưa ?

 La Vĩnh Tường vội vàng cung kính đáp:

 - Xin lão phu tử minh thị cho.

 - Sở Hằng ta không phải là một đại phu tầm thường. Hơn nữa việc chữa trị Ở phần đầu cũng không đơn giản chút nào như ta vừa nói...

 Bởi vì thế, phí tổn chữa trị hơi đắt một chút. Các ngươi có thể trả nổi không vậy ?

 - Về mặt tiền bạc thì không có vấn đề gì. Xin lão phu tử cứ việc tự nhiên nói ra cho, chủ nhân của tiểu nhân nhất định sẽ làm theo.

 Lãnh Diện Hoa Đà lúc này bỗng nhiên thở dài sườn sượt, rồi làm ra vẻ thông cảm và dường như chợt nổi lòng từ bi bất ngờ:

 - Thật ra hành y tế thế cũng không phải toàn là tiền bạc. Gia chủ của ngươi thành tâm như vậy, ta sẽ cố gắng tính giá mắc mắc cho, chứ nếu không có thành tâm là ta tính mắc lắm đó, nghe chưa ? Đấy có thể gọi là giá ưu đãi cho chủ nhân của ngươi.

 Thế rồi lão hướng về phía Như Ý vẫy tay gọi:

 - Ngươi hãy đi ra xem phí tổn về điều khoản "Đục khoan não bộ" là bao nhiêu và có thể tính giá giảm mắc mắc xuống được bao nhiêu.

 Như Ý dạ một tiếng rồi thối lui ra ngoài. Một hồi sau hắn lập tức quay trở lại nói:

 - Theo quy định của điều khoản là phải thâu năm vạn lượng bạc. Nếu theo giá giảm một phần thì còn bốn vạn năm ngàn lượng.

 Lãnh Diện Hoa Đà xua tay nói:

 - Không ! Phải giảm xuống hai phần. Xem như chúng ta phá lệ một lần đi.

 Như Ý nói tiếp:

 - Vậy thì còn bốn vạn lượng chẵn.

 Lãnh Diện Hoa Đà bảo:

 - Thế thì được rồi. Hành y mục đích là để cứu đời, chứ không phải chỉ tính tiền bạc...

 Thái quan gia ngươi thấy thế nào ?

 La Vĩnh Tường trong lòng thầm nghĩ:

 " Vậy mà nói là không do tiền bạc, tính như vậy còn hơn là lột da người ta, chém chết một cái cho xong cơn bệnh còn tốt hơn là tìm đâu ra một số tiền lớn như vậy"

 Nhưng bề ngoài thì vẫn vội vã đáp:

 - Dạ ! Dạ ! Được mà, số lẻ... số lẻ. Tính thêm cũng được mà. Việc này tiểu nhân có thể toàn quyền quyết định thay cho chủ nhân hứa với ngài

 Sắc mặt lãnh đạm nặng chình chịch của Lãnh Diện Hoa Đà chợt tươi rói lên:

 - Rất tốt ! Thế thì hãy làm thủ tục nộp bạc luôn đi.

 La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

 - Phải nộp ngay bây giờ sao ?

 - Không sai ! Phải nộp bạc trước, hơn nữa phải là hiện ngân chứ không được bằng ngân phiếu.

 La Vĩnh Tường có vẻ hơi khó xử:

 - Bốn vạn lượng chí ít cũng hai ngàn năm trăm thỏi. Cho dù có chuẩn bị sẵn cũng không có cách chi mà mang theo được.

 - Nếu không có hiện ngân, ngươi cũng có thể dùng hiện kim hay là châu báu quí giá gì cũng được.

 La Vĩnh Tường gượng cười nói:

 - Việc này... không giấu gì lão phu tử. Bốn vạn lượng bạc chủ nhân của tiểu nhân nhất định sẽ nộp. Nhưng khi tiểu nhân đến đây chưa có chuẩn bị sẵn. Vậy có thể nào...

 Lãnh Diện Hoa Đà bỗng nhiên sa sầm nét mặt xuống, lãnh đạm trả lời:

 - Nếu như trên người của ngươi ngay một thứ đáng giá cũng chẳng có. Thế thì ngươi hãy mang bệnh nhân trở về đi !

 La Vĩnh Tường vội vàng vén vạt áo sang một bên, quì xuống khẩn cầu nói:

 - Lão phu tử xin lưu bước. Tiểu nhân còn có lời muốn thưa

 Lãnh Diện Hoa Đà lạnh lùng :

 - Bất luận ngươi nói gì cũng phải nộp bạc trước cái đã. Ở đây là nợi trị bịnh chứ không phải là thiên đường thí xá.

 La Vĩnh Tường van nài thêm:

 - Xin lỗi phu tử, xin hãy chữa trị thiếu chủ nhân của tiểu nhân trước. Tiểu nhân sẽ lập tức trở về Đại Danh phủ để chuẩn bị bạc đem đến đây ngay.

 Lãnh Diện Hoa Đà lắc đầu:

 - Không được, ta đã nói rõ rồi, nếu không nộp tiền trước thì cứ mang bệnh nhân trở về. Đợi khi nào các ngươi chuẩn bị đủ số bạc rồi hãy trở lại.

 - Nhưng mà thương thế của thiếu chủ nhân rất là nguy cấp, e rằng không thể đợi...

 - Đó là chuyện của các ngươi, không liên can gì đến ta cả.

 - Thế thì tiểu nhân tạm thời để thiếu chủ nhân ở lại đây, nhờ lão phu tử chăm sóc hộ. Còn tiểu nhân sẽ một mình quay trở về lấy bạc. Như vậy có được không ?

 Lãnh Diện Hoa Đà lắc đầu ngoay ngoảy và luôn miệng nói:

 - Không được ! Không được ! Ở đây chỉ có chữa bệnh, không có thời gian đâu mà chăm sóc cho bệnh nhân. Ngươi hãy mau khiêng hắn trở về đi !

 Mặc cho La Vĩnh Tường khẩn thiết van nài ! Lãnh Diện Hoa Đà vẫn một mực lạnh lùng không đồng ý. Sau đó lão dẫn hai đứa a hoàn quay trở vào bên trong.

 La Vĩnh Tường kéo tay Kiết Tường và Như Ý:

 - Hai vị tiểu ca ! Hai người nói với lão phu tử vài câu gì đi chứ ! Tiền bạc là chuyện nhỏ, mạng người mới là chuyện lớn ! Tại hạ trở về Đại Danh phủ lấy bạc, phải đi cho nhanh. Do đó, làm sao có thể mang theo một bệnh nhân đang bị trọng bệnh như vậy.

 Kiết Tường và Như Ý đều lắc đầu:

 - Người nói tiền bạc là việc nhỏ, nhưng mà lão gia của bọn ta lại xem còn quý hơn cả tánh mạng của người. Không lấy được bạc, lão gia sẽ không bao giờ chấp thuận đâu.

 La Vĩnh Tường mặt mày nhăn nhó đáp:

 - Cứu một mạng người còn hơn xây bảy ngôi chùa. Hai vị tiểu ca làm ơn nói với lão phu tử vài lời để lão phu tử chấp thuận cho bệnh nhân được ở lại. Cho dù phí tổn có gấp đôi cũng không sao.

 Hai vị cũng biết viên ngoại của tại hạ là một người có thừa tiền, người nhất định sẽ không tiếc mấy vạn lượng đâu.

 Như Ý trầm ngâm giây lát, không khỏi động tâm nhìn Kiết Tường bảo:

 - Thái quản gia nói rất thật tình. Theo ta thấy, việc này còn có một biện pháp khác...

 Không đợi cho hắn nói hết câu, La Vĩnh Tường liền vội cướp lời:

 - Còn biện pháp gì xin tiểu ca hãy nói ra xem.

 Như Ý liền đáp:

 - Bọn ta sẽ liều một phen đến xin lão gia, cho ngươi được để bệnh nhân ở lại đây và do hai ta sẽ chănm sóc cho bệnh nhân. Nhưng mà...

 La Vĩnh Tường vội nói:

 - Nếu được như vậy thật là tạ Ơn trời đất. Việc này tại hạ nhất định sẽ không để cho hai vị bị thiệt thòi đâu. Xin tặng cho hai vị mỗi người mười lượng vàng

 Nói được là làm được, La Vĩnh Tường lập tức móc ra hai mươi lượng vàng, chia cho mỗi người mười lượng.

 Người ta nói "thấy vàng thì mắt dễ bị hư, óc dễ bị hỏng" là đúng thiệt. Cầm số vàng nặng trình trịch trong tay, Kiết Tường và Như ý không khỏi mừng hớn hở.

 Kiết Tường bây giờ mới lên tiếng:

 - Tuy là vậy, nhưng mà việc này trách nhiệm rất nặng nề. Bọn ta không thể gánh vác được cho ngươi quá lâu. Vậy ngươi đi về Đại Danh phủ sớm nhất là bao giờ trở lại ?

 - Tại hạ cưỡi ngựa đi liên tục cả ngày lẫn đêm, trễ lắm là sáng mốt sẽ trở lại.

 Kiết Tường suy nghĩ:

 - E rằng sẽ không được. Khi đi có thể đi nhanh được. Nhưng khi trở lại ngươi phải mang theo hơn hai ngàn thỏi bạc, như vậy làm thế nào có thể đi nhanh được ?

 La Vĩnh Tường liền đáp:

 - Không sao. Không phải lão phu tử đã từng nói qua, nếu như không có hiện ngân thì có thể dùng vàng hay là châu báu gì đáng giá hay sao ?

 Châu báu của viên ngoại tại hạ có giá trị đến cả ngàn lượng vàng. Chỉ cần mang theo vài món là có thể đủ số bốn vạn lượng bạc rồi.

 Như Ý gật đầu nói:

 - Đúng vậy ! Lão gia của bọn ta thật không thích vàng bạc bằng những bảo vật quý hiếm.

 Kiết Tường liền chen vào:

 - Thái quản gia, hiện giờ trên người của người còn có vàng hay không ?

 La Vĩnh Tường đáp:

 - Còn được hai thỏi.

 - Thế thì người hãy đưa đây hết cho ta. Hiện bây giờ lão gia đang ở trong phòng của Thất nương. Ta sẽ đến đó nhờ Thất nương xin giúp cho người. Nếu như có thất nương lên tiếng, ta tin chắc lão gia sẽ đồng ý ngay.

 La Vĩnh Tường không hề suy nghĩ, móc hết toàn bộ số vàng còn lại giao cho Kiết Tường.

 Lúc này Kiết Tường và Như Ý chỉ mong sao lập tức rời khỏi nơi đây để cùng nhau chia chác số vàng nên bọn chúng vội nói:

 - Bây giờ bọn ta đi xin lão gia giùm cho ngươi. Ngươi hãy ở lại đây đợi cho một tí.

 La Vĩnh Tường tạ Ơn bọn chúng hai ba lần, rồi tiễn chân cả hai tên ra ngoài. Sau đó quay trở vào, đến bên giường gõ nhẹ bốn cái.

 Từ trong cái chăn, Mạnh Tôn Ngọc lồm cồm ngồi dậy thấp giọng hỏi:

 - La tam ca đã nhìn thấy viên ngọc từ tính kia chưa ?

 La Vĩnh Tường hạ giọng nhỏ hơn:

 - Vẫn còn chưa phát hiện ra. Nhưng ta nghĩ nó nhất định ở trong gian phòng này. Bây giờ chúng ta hãy chia nhau ra mà tìm.

 Mạnh Tôn Ngọc gật gật đầu nói:

 - Được ! Tam ca tìm ở trong tủ thuỷ tinh kia, còn đệ sẽ kiểm tra trên những cái giá thuốc.

 Hai người lập tức chia nhau ra hành động. Họ tìm hết trên những giá thuốc và từng ngăn kéo một.

 Họ không bỏ sót qua một góc kẹt nào trong nội sảnh này. Nhưng cuối cùng cũng vẫn không phát hiện ra viên ngọc kia.

 La Vĩnh Tường suy nghĩ một hồi, rồi bảo Mạnh Tôn Ngọc:

 - Viên ngọc không có ở đây, vậy thì nhất định nó được cất giữ ở trong nội thất.

 Kế sách thứ nhất của chúng ta không thể sử dụng được, vậy thì đành phải dùng đến kế sách thứ hai thôi.

 Nói rồi, La Vĩnh Tường lấy từ trong tay áo ra một viên hoàn đơn mầu đen, trao cho Mạnh Tôn Ngọc nói:

 - Đêm nay giờ tý cứ theo kế sách thứ hai mà hành sự. Viên hoàn đen này Mạnh huynh đệ phải cất cho thất kỹ. Khi nào sử dụng chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài ra là được. Sau nửa tuần trà sẽ có hiệu quả ngay.

 - Lỡ như Lãnh Diện Hoa Đà không chịu, không đồng ý thì sao ?

 La Vĩnh Tường mỉm cười tự tin đáp:

 - Cứ yên tâm ! Mồi đã vào miệng ai chịu nhả ra chứ ?

 Chưa nói hết, thì đã có tiếng bước chân truyền lại trong nội thất

 La Vĩnh Tường vẫy tay một cái, Mạnh Tôn Ngọc lập tức vội vàng leo lên giường, kéo chân đáp lên người nằm xuống y như cũ.

 Kiế Tường và Như Ý cả hai mặt mày hớn hở đi vào. Vừa bước vào bọn chúng liền cung tay hô lớn:

 - Thái quan gia ! Có tin mừng, có tin mừng...

 La Vĩnh Tường giả đò ngạc nhiên hỏi:

 - Lão phu tử đồng ý rồi sao ?

 Kiết Tường đáp:

 - Lão gia của bọn ta vốn không chịu phá lệ. May mà nhờ có Thất nương bên cạnh nói thêm vào, nên lão gia mới miễn cưởng đồng ý.

 Nhưng mà tối đa sáng sớm ngày mốt ngươi nhất định phải trở lại. Nếu quá thời hạn bọn ta không thể nào giúp đỡ được nữa.

 La Vĩnh Tường mừng quýnh:

 - Tại hạ hứa chắc với hai vị tiểu ca là sẽ quay trở lại đúng thời hạn.

 Đợi đến khi thiếu chủ gia bình phục, hai vị nhất định sẽ còn có hậu tạ.

 Như Ý cười tiếp:

 - Bọn ta và Thái quan gia tuy mới gặp có một lần, nhưng xem ra rấy là hữu duyên. Nếu đổi lại là người khác, thì ai mà chấp nhận làm những chuyện phiền phức là hầu hạ bệnh nhân.

 Kiết tường chợt lên tiếng:

 - Thời gian cũng không còn sớm. Thái quan gia xin mời người hãy mau lên đường trở về Đại Danh phủ. Nhớ đi sớm về sớm.

 La Vĩnh Tường giả vờ cảm kích nói:

 - Việc làm của nhị vị tiểu ca cũng sẽ khiến cho viên ngoại của tại hạ suốt đời không bao giờ quên được. Bây giờ xin giao lại thiếu chủ nhân cho hai vị tiểu ca trông nom hộ. Tại hạ xin được cáo từ.

 Kiết Tường và Như Ý cùng nói:

 - Hãy yên tâm mà ra đi ! Xin thứ lỗi không tiễn...

 La Vĩnh Tường dặn dò đi dặn dò lại bọn chúng hai ba lần. Sau đó sửa lại cái chăn cho Mạnh Tôn Ngọc, rồi mới một mình rời khỏi Sở gia trang.

 Đến khoảng giữa núi thì gặp Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh đang đứng đợi bên đường.

 La Vĩnh Tường vừa nhìn thấy họ thì vội hỏi:

 - Hai người tìm ở những dãy nhà sau có thu hoạch được gì không ?

 Thiết Liên Cô lắc đầu nói:

 - Phía sau đều là chỗ ở của phụ nữ. Tất cả mười mấy toà trang viện đều không có sự bố trí khả nghi nào.

 Lâm Tuyết Trinh tiếp lời:

 - Tổng cộng Lãnh Diện Hoa Đà có tất cả mười bốn toà trang viện. Toà chánh giữa chính là thư phòng của Lãnh Diện Hoa Đà. Muội đã xem xét kỹ lưỡng hết rồi, nhưng không hề thấy qua viên ngọc từ tính kia.

 La Vĩnh Tường nhíu mày nói:

 - Như vậy rất có thể xem ra lão ta đã cất giấu viên ngọc ấy ở trong phòng một người thê thiếp nào đó, hoặc giả Sở Hằng mang theo bên mình...

 Nếu như tìm không gặp. chỉ còn cách cưỡng bức lão nói ra mà thôi.

 Thiết Liên Cô đáp:

 - Nhưng mà ý của đại ca là không tán đồng cách cưỡng bức. Hay là chúng ta ra giá cao để thương lượng với lão về việc mượn viên ngọc dùng tạm.

 La Vĩnh Tường vội cắt ngang:

 - Việc này tuyệt đối không thể được. Ngay cả bệnh nhân lão thấy chết mà còn không chịu cứu. Thế thì làm sao lão chịu đem bảo vật cho kẽ khác mượn được.

 Thiết Liên Cô bảo:

 - Thứ lão ta muốn là tiền, nếu như chúng ta ra giá thật cao, có lẽ lão sẽ đồng ý. Vậy chúng ta hãy thử xem.

 La Vĩnh Tường lắc đầu xua tay bảo:

 - Tuyệt đối không được. Lỡ như lộ bí mật khiến lão sẽ cảnh giác hơn. Như vậy sự việc càng thêm khó khăn.

 Ngưng một lát, La Vĩnh Tường lại nói tiếp:

 - Việc này do ngu huynh phụ trách an bày. Bất luận như thế nào cũng phải lấy cho bằng viên ngọc kia. Nhưng trước mặt đại ca tạm thời hãy khoan nói rạ..

 Bây giờ chúng ta quay trở về chuẩn bị hành sự theo kế hoạch thứ hai.

 Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh liền gật đầu rồi cả ba xuống núi y theo kế sách mà làm.

 Vào đúng canh ba đêm đó. La Vĩnh Tường và Thiết Liên Cô lại quay trở lên đỉnh Thạch Cổ sơn.

 Lần này không thấy Lâm Tuyết Trinh cùng đi.

 Cả hai La Vĩnh Tường và Thiết Liên Cô đều mặc đồ dạ hành và cùng khiêng một cái bao vải xem có lẽ rất nặng.

 Gió đêm hiu hiu thổi, bầu trời thì đen như mực. Khắp các toà trang viện bốn bề đều yên phăng phắc. Người đã ngủ, đèn đã tắt và tất cả dường như đã chìm vào trong giấc mộng.

 La Vĩnh Tường và Thiết Liên Cô đã vượt qua tường và vào đến bên trong.

 Vừa vào bên trong, cả hai liền tiến đến bên cửa sổ của một gian nội sảnh. Một bóng đen không hề lên tiếng liền ra nghênh đón họ, Đó là Mạnh Tôn Ngọc...

 Cả ba cùng tề tựu lại một chỗ.

 La Vĩnh Tường hạ thấp giọng hỏi nhỏ:

 - Sao rồi ?

 Mạnh Tôn Ngọc đáp:

 - Mọi việc đều thuận lợi. Tiểu đệ lâu lâu vẫn cứ rên lên vài tiếng. Kiết Tường đã có đến kéo tấm chăn ra nhìn một lần. Sau đó hắn không hề xem lại một lần nào nữa. Cả hai chúng nó bây giờ đang trốn ở phòng riêng cùng uống rượu và đánh bạc.

 - Kiết Tường có nhìn rõ diện mạo của Mạnh lão đệ không ?

 - Đệ nghĩ chắc là không. Bởi vì hắn không có mang theo đèn, mà chỉ thuận đường ghé vào xem thử tiểu đệ đã chết hay chưa mà thôi.

 La Vĩnh Tường không hỏi thêm gì nữa. Ôm cái bao vải nặng trĩu đi thẳng vào bên trong.

 Mạnh Tôn Ngọc và Thiết Liên Cô lập tức phân tán ra ngay. Một người lên trên nóc nhà, còn một người rút lui ra bên ngoài mái hiên, cùng nhau làm nhiệm vụ canh phòng.

 Chẳng bao lâu, La Vĩnh Tường mang cái bao không quay trở ra. Rồi cả ba nhanh nhẹn biến mất vào trong bóng đêm dầy đặc.

 Vừa tờ mờ sáng hôm sau thì bên ngoài Sở gia trang đã có người đập cửa ầm ầm.

 Kiết Tường ngáp một cái thật dài rồi đi ra mở cửa. Hắn vừa đi vừa dụi mắt, vửa chửi:

 - Đồ khốn nạn ! Mới sáng sớm đã đến gọi cửa. Bộ nhà nó có người chết hay sao mà không kịp...

 Cửa vừa mở ra, hai mắt của hắn liền sáng trưng, hắn tỉnh hẳn ra liền. Thì ra người bên ngoài chính là La Vĩnh Tường.

 Nhưng Kiết Tường cũng không khỏi ngạc nhiên, lầm bầm hỏi:

 - Hôm nay là ngày thứ mấy vậy ? Chẳng lẽ ta đã uống say một ngày một đêm rồi hay sao ?

 La Vĩnh Tường cười nói:

 - Tiểu ca không có say, mà chính là do tại hạ trở lại quá nhanh mà thôi. Đêm qua tại hạ xuống núi, không ngờ rắng giữa đường gặp được viên ngoại. Vì vậy tại hạ lại phải suốt đêm quay trở về đây.

 Kiết Tường mơ hồ hỏi:

 - Ngươi nói rắng ở giữa đường gặp được Thái viên ngoại ?

 - Đúng vậy ! Viên ngoại của chúng tôi không yên tâm về thương thế của thiếu chủ nhân, nên đích thân từ Đại Danh phủ đến đây. May thay giữa đường lại gặp được người

 Nói xong liền đưa tay chỉ về phía sau:

 - Đó người mặc áo lam bào đang đứng dưới gốc cây kia, chính là viên ngoại của tại hạ.

 Kiết Tường dụi dui mắt nhìn.

 Quả nhiên dưới gốc cây tùng có ba người đang đứng.

 Người đứng trước là một lão nhân mình mặc lam bào bằng gấm rất là hoa lệ. Vừa nhìn vào biết ngay đây là một phú hào giàu có.

 Còn hai người kia mình mặc đoản y lưng mang trường kiếm. Rõ ràng bọn họ là những nhân vật bảo tiêu hộ viện, theo bảo vệ cho Thái viên ngoại.

 Kiết Tường liền hỏi lại:

 - Có phải người mặc áo bào lam đó là Thái viên ngoại phải không ? Đúng là có phong cách của một bậc hào phú, oai nghiêm tướng tốt. Tiền rừng bạc biển lộ hẳn ra ngoài, thiệt là trên đời có một, Thái viên ngoại không có mang theo rương, tráp gì hết, chắc chắn là không thèm xài ngân lượng. Có lẽ Thái viên ngoại chỉ đem theo những báu vật vô giá mà thôi. Thái quan giạ..?

 La Vĩnh Tường đáp:

 - Không sai ! Viên ngoại của chúng tôi không chỉ đích thân đến đây, mà người còn mang theo một số châu báu vô cùng quý giá...

 Chỉ cần có thể cứu được mạng của thiếu chủ nhân, bao nhiêu tiền viên ngoại của chúng tôi đều đồng ý chi trả. Vậy tiểu ca làm ơn thông báo cho lão phu tử biết dùm một tiếng.

 Kiết Tường hí hửng, cười luôn miệng và nói:

 - Như vậy thiệt là tốt đạ.. Thiệt là tốt. Mau mau mời viên ngoại vào trong sảnh đường trước. Còn ta sẽ lập tức thông báo cho lão gia ngay.

 Dứt lời, liền mở cửa chánh môn, tiếp rước "Thái viên ngoại" vào trong sảnh đường đãi trà nước. Đồng thời Kiết Tường chạy đi đánh thức Như Ý dậy và bảo hắn mau báo tin cho Lãnh Diện Hoa Đà biết.

 "Thái viên ngoại" bệ vệ ngồi xuống ghế. Còn hai tên vệ sĩ thì đứng hầu ngay phía sau.

 Vừa ngồi xuống, "Thái viên ngoại" liền lộ vẻ quan tâm hỏi:

 - Thiếu gia đâu ?

 La Vĩnh Tường cung kính đáp:

 - Thiếu gia đang ở trong một nội sảnh phía sau. May mà có nhị vị tiểu ca ở đây trông nom hộ, nên chắc vẫn bình yên vô sự.

 Kiết Tường liền vội lên tiếng:

 - Lão viên ngoại xin đừng bận tâm; suốt đêm qua, tiểu nhân đích thân đứng hầu công tử không rời nửa bước.

 Hắn chỉ biết nịnh hót những gì ở bên ngoài, những gì mà hắn cho là đáng giá, giàu có; những người có tiền... Chứ hắn hoàn toàn không ngờ rằng vị "Thái viên ngoại" ở trước mặt chính là vị công tử nằm trên giờng tối hôm qua.

 Đương nhiên hắn càng không nghĩ rằng hai tên vệ sĩ của "Thái viên ngoại" là hai cô gái và cũng là hai tên khiêng kiệu ngày hôm qua.

 La Vĩnh Tường trong bụng cười thầm, nhưng ngoài mặt vẫn làm ra vẻ nghiêm túc:

 - Lão gia ! Vị tiểu ca này là một người rất tốt bụng và rất nhiệt tình. Đêm qua nếu như không phải nhờ vào vị tiểu ca đây, thì Sở lão phu tử nhất định sẽ không chấp nhận cho thiếu gia nghỉ lại ở đây.

 Đợi đến khi nào thiếu gia khỏi bệnh, chúng ta nhất định phải hậu tạ tấm thịnh tình của vị tiểu ca này.

 Mạnh Tôn Ngọc gật đầu nói:

 - Việc này là đương nhiên rồi. Nếu ai có thể cứu mạng được công tử, cho dù mất đi phân nửa gia tài ta cũng không tiếc.

 Mọi người đang nói chuyện chợt Lãnh Diện Hoa Đà ở bên trong từ từ bước ra.

 La Vĩnh Tường lập tức giới thiệu thay cho hai người.

 Nghe xong, mặt Lãnh Diện Hoa Đà vẫn lãnh đạm, không nói một câu nào. Hình như lão không hề xem Thái Bách Vạn ra cái gì cả.

 Lúc này Mạnh Tôn Ngọc đang đóng vai "Thái viên ngoại", là một đại phú ông giàu có nên cũng cố làm ra vẻ kiêu ngạo.

 Sau khi hai bên đã phân chủ khách ngồi xuống. Lãnh Diện Hoa Đà liền lên tiếng trước:

 - Qui cũ trị bệnh ở đây, có lẽ vị quan gia đây đã nói rõ cho viên ngoại biết rồi ?

 Mạnh Tôn Ngọc trả lời:

 - Đúng thế. Cũng chính vì chuyện này mà Thái mỗ mới đích thân đến đây. Chỉ cân có thể cứu được sinh mạng của hài nhi, thì bốn vạn lượng kia chẳng đáng là bao...

 Nhưng vì vội vã lên đường, nên Thái mỗ không có mang theo hiện ngân. Nghe nói rằng lão phu tử cũng đồng ý chịu nhận châu báu phải không ?

 Lãnh Diện Hoa Đà đáp:

 - Không sai ! Nhưng mà còn phải xem tại hạ có thích không đã.

 Mạnh Tôn Ngọc liền đưa tay ra sau vẫy một cái và nói:

 - Mau lấy ra !

 Thiết Liên Cô dạ một tiếng. Rồi lấy từ trong người ra một cái túi nhỏ bằng gấm.

 Bên trong cái túi này lá một cái hộp vuông bằng gỗ trầm. Thiết Liên Cô hai tay cầm cái hộp cung kính trao cho Mạnh Tôn Ngọc.

 Mạnh Tôn Ngọc không thèm nhìn đến cái hộp, mà chỉ cầm lấy trao cho cho La Vĩnh Tường.

 La Vĩnh Tường tiến lên trước hai bước, cẩn thận nở nắp hộp ra:

 - Sở lão phu tử, xin người hãy xem qua.

 Cái hộp trầm chỉ vuông vức độ một tấc. Nhưng nắp hộp vừa mở ra thì...

 Khắp toà sảnh đường bỗng nhiên sáng rực lên. Mọi người tự nhiên cảm thấy có muột luồn 8000 g ánh sáng chói chan bảy màu bắn ra khiến cho người ta hoa cả mắt.

 Hoá ra đó là một viên dạ minh châu bảy màu sáng chói, lớn chừng bằng quả đào.

 Dạ Minh châu đã là vật quí giá, huống hồ viên minh châu này lại lớn đến thế.

 Cho nên ánh sáng bảy màu của nó sáng rực một cách sặc sỡ. Cho dù những người không am hiểu gì về minh châu, cũng biết đây là một báu vật đáng giá liên thành.

 Lãnh Diện Hoa Đà cầm viên minh châu lên xem kỹ một hồi, gật đầu nói:

 - Quả thật là một viên dạ minh châu quá hiếm.

 Mạnh Tôn Ngọc đáp:

 - Lão phu tử không hổ là người hiểu biết rộng...

 Viên minh châu này có tên là Thất Thái thất tinh đại Hoàng Quan. Nó vốn là một quốc bảo của nước Đại Nguyệt ở Tây vực. Đồng thời cũng đã từng được sự giám định qua của Quỹ Nhãn Kim Xung, một danh gia giám định đồ cổ nổi tiếng ở Lan Châu.

 Còn giá trị của nó thì đáng một vạn lượng vàng...

 Không đợi cho Mạnh Tôn Ngọc nói hết. Lãnh Diện Hoa Đà vội cất cái hộp vào trong người rồi chậm rãi bảo:

 - Được rồi ! Ta sẽ lấy tạm thứ này xem như đã đủ bốn vạn lượng bạc.

 Một vạn lượng vàng tương đương với mười vạn lượng bạc. Bởi vậy, tại sao Lãnh Diện Hoa Đà không "Lấy tạm" được cơ chứ ?

 Nhưng Mạnh Tôn Ngọc không hề để ý đến truyện đó, chỉ hơi mỉm cười rồi đáp:

 - Tiền bạc là vật ngoài thân. Thái mỗ chỉ cần cứu được hài nhi, cho dù phải đổi cả gia tài cũng không hề tiếc. Nhưng thương thế của hài nhi còn có mấy phần hy vọng ?

 Lãnh Diện Hoa Đà ngạo nghễ đáp:

 - Ta đã chấp thuận chữa trị và cũng đã nhận đủ số bạc rồi... Vậy thì về thương tích của lệnh lang. Viên ngoại cứ việc yên tâm.

 Mạnh Tôn Ngọc cũng đứng lên xá dài :

 - Thái mỗ chỉ có duy nhất đứa hài nhi này. Chỉ mong lão phu tử cứu mạng sống cho nó.

 Lãnh Diện Hoa Đà gật đầu nói:

 - Xin viên ngoại hãy đi theo ta.

 Kiết Tường và Như Ý vội vàng đi trước d6ãn đường. Họ đi xuyên qua gian nhà chánh, tiến vào gian nội thất ở phía sau.

 Mạnh Tôn Ngọc và La Vĩnh Tường đưa mắt nhìn nhau một cái, cùng bước theo sau

 Khi tất cả mọi người cũng đã đến trước giường bệnh. Lãnh Diện Hoa Đà liền rửa sạch tay, mặc vào bên ngoài y phục một cái áo trắng tinh...

 Sau đó lão mới sai Như Ý Kiết Tường mở tấm chăn rạ..

 Tấm chăn vừa được mở ra, một mùi hương nồng nặc lập tức xông vào mũi mọi người.

 Trên giường là một tử thi cụt chân nằm cứng đơ. Hai mắt tử thi trợn tròn, còn toàn thân bị tím bầm.

 Kiết Tường vội đưa bàn ta lên mũi xem nạn nhân còn thở hay không ?

 Nhưng thi thể của bệnh nhân đã lạnh cứng từ lâu.

 Kiết Tường hoảng hốt kêu lên thất thanh.

 Lãnh Diện Hoa Đà lấy làm ngạc nhiên, trầm gịong hỏi:

 - Chuyện gì ?

 Kiết Tường lắp bắp không ra lời:

 - Công tử... đêm qua vẫn còn không sao... Không biết tại sao bây giở... đã chết...

 - Cái gì ? Chết rồi ?

 La Vĩnh Tường lập tức xông lên trước, ôm lấy tử thi kêu gào thảm thiết:

 - Thiếu gia ! Thiếu gia ! Người không thể chết được...

 Mạnh Tôn Ngọc cũng gạt mọi người ra, bước đến bên giường. Vừa nhìn lướt qua, mặt lâp tức biến sắc quát lớn:

 - Thái Hưng ! Ta lệnh cho nhà ngươi hộ tống công tử đến đây trước để trị thương. Khi đi thiếu gia vẫn còn sống, vậy tại sao bây giờ đột nhiên đã chết rồi.

 La Vĩnh Tường nghẹn ngào nói:

 - Tiểu nhân cũng không biết tại sao lại như vậy ? Đêm qua khi tiểu nhân rời khỏi đây, thiếu gia vẫn còn chưa hề gì. Kiết Tường và Như Ý có thể làm chứng cho tiểu nhân...

 - Nói bậy !

 Mạnh Tôn Ngọc liền đá vào bụng La Vĩnh Tường quát:

 - Một người đang sống tại sao lại vô duyên cớ chết đi được ? Ta lâu nay không bạc đãi ngươi. Tuy ngươi là nô tài nhưng ta xem ngươi như người thân. Ta hỏi ngươi, vậy ngươi có còn lương tâm không hả ?

 La Vĩnh Tường khóc lóc:

 - Viên ngoại ơi ! Việc này không thể trách tiểu nhân. Qui củ của Sở lão phu tử rất là nghiêm khắc. Nếu như bệnh nhân đã tắt thở, nhất định sẽ không thể nào bước vào bên trong được. Tối qua tiểu nhân đưa thiếu gia đến đây, thật sự người vẫn còn sống nhăn, đâu có chết.

 - Người đâu ! Hãy mau trói cổ tên nô tài này lại trước. Đợi ta hỏi tra rõ ràng, sẽ giải quyết đến hắn.

 Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh đồng dạ một tiếng, tuốt binh khí ra kề vào cổ La Vĩnh Tường, đề phòng hắn bỏ chạy.

 Hai ả a hòan thấy có người rút binh khí ra liền sợ hãi, tím xanh cả mặt.

 Kiết Tường và Như Ý thấy tình thế căng thẳng, liền định âm thầm rút lui...Mạnh Tôn Ngọc đột nhiên quát lớn:

 - Đứng lại ! Mạng người là quan trọng. Trong khi sự việc này còn chưa được làm rõ, nếu ai rời khỏi gian phòng này, ta sẽ chặt chân người đó.

 Hai gối của bọn chúng bỗng nhiên mềm nhũn, lập tức quì xuống đất khấu đầu nói:

 - Xin viên ngoại tha mạng, việc này không có liên quan đến bọn tiểu nhân...

 Mạnh Tôn Ngọc nghiêm giọng:

 - Nếu như thật sự các ngươi không có liên quan đến, ta nhất định sẽ không làm khó dễ gì. Nhưng các ngươi phải nói thật cho ta biết mới được.

 Cả hai tên đồng lên tiếng đáp:

 - Bọn tiểu nhân nhất định không dám nói sai nửa lời.

 - Tốt ! Vậy ta hỏi các ngươi, tối qua, khi hài nhi của ta được đưa đến đây vẫn còn sống chứ ?

 Kiết Tường vội đáp:

 - Dạ vẫn còn sống

 - Trước khi Thái Hưng rời khỏi đây, hai người đã đồng ý chăm sóc bệnh nhân thay cho hắn phải không ?

 Kiết Tường đáp:

 - Dạ ! Có đồng ý. Bọn tiểu nhân đã cầu xin với lão gia và lão gia cũng đã đồng ý. Sau đó Thái quan gia mới rời khỏi nơi đây.

 Mạnh Tôn Ngọc lại hỏi:

 - Thế thì hài nhi của ta chết tự lúc nào ?

 - Việc này... bọn tiểu nhân cũng không biết...

 Mạnh Tôn Ngọc liền hét lớn:

 - Các ngươi đã đồng ý trông nom bệnh nhân. Bây giờ bệnh nhân đã chết, các ngươi còn dám nói là không biết sao ?

 Kiết Tường xanh cả mặt mày thưa:

 - Bọn tiểu nhân thật sự là không biết. Sau khi Thái quản gia đi khỏi. Bọn tiểu nhân vẫn đứng bên cạnh giường không dám rời đi lấy nửa bước. Lúc ấy chính tiểu nhân giở chăn ra xem và còn nghe thấy có tiếng rên cuả công tử. Rõ ràng lúc ấy người vẫn... còn sống. Nhưng không biết tại sao bây giờ... lại chết...

 Mạnh Tôn Ngọc từ từ chuyển ánh mắt về phiá Lãnh Diện Hoa Đà và lạnh lùng nói:

 - Tại hạ tuổi đã già sắp về chiều mà chỉ có độc nhất một đứa hài nhi này mà thôi. Khi mang đến thì người vẫn còn sống, nhưng không hiểu tại sao bây giờ lại chết ở quý trang !

 Về chuyện này, Sở lão phu tử giải thích sao đây ?

 Lãnh Diện Hoa Đà bất giác lắc đầu đáp:

 - Đại phu trị bệnh còn không bảo đảm sự sống chết của bệnh nhân, huống hồ trước khi lệnh lang được đưa đến Thạch Cổ sơn này, trên mình đã mang trọng thương...

 - Nhưng lão phu tử ngoại hiệu là Thần Y. Hơn nữa, người cũng đã đồng ý chăm sóc cho bệnh nhân và Thái mỗ cũng đã chấp thuận trả bốn vạn lượng bạc tiền chữa tri....

 Bây giờ hài nhi bị chết một cách không minh bạch, lẽ nào lão phu tử lại định trốn tránh nhách nhiệm hay sao ?

 Lạnh Diện Hoa Đà lãnh đạm nhún vai:

 - Ta tự nghĩ việc này không hề có trách nhiệm.

 Mạnh Tôn Ngọc bực tức nói:

 - Lão họ Sở kia, ngươi dám nói những lời vô lý như vậy hay sao ? Nếu như là người chết các ngươi có cho khiêng vào hay không ? Các ngươi đồng ý chữa trị cho người đã chết hay sao ?

 Ngay cả hai tên này là môn hạ của ngươi mà còn thừa nhận, lúc hài nhi của ta đưa đến đây thì vẫn còn sống. Vậy mà ngươi còn có thể không thừa nhận được hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà hừ một tiếng:

 - Các ngươi đã sắp xếp an bày sẵn để gạt ta. như vậy đương nhiên ta không thể thừa nhận.

 Mạnh Tôn Ngọc chỉ vào mặt Lãnh Diện Hoa Đà nói:

 - Được ! Lão họ Sở kia, ngươi đã hại chết hài nhi của ta mà còn dám ở đó tráo trở. Hôm nay dù có mất cái mạng già này, ta cũng liều chết với ngươi một phen.

 Nói xong quay đầu ra sau quát lớn:

 - Người đâu ? Bắt đầu lục soát từ đại sảnh, hễ gặp ai giết nấy, bất kể là nam nữ lão ấu tất cả đều giết hết. Sau đó phóng hoa? đốt sạch toà trang viện này...

 Ta sẽ chịu tán gia bại sản để mua hết tánh mạng của chúng.

 Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh liền đáp một tiếng, phóng mình về phía trước nắm cổ áo của Lãnh Diện Hoa Đà, giơ kiếm lên chuẩ bị ra tay.

 Hai ả a hoàn nhìn thấy cảnh tượng này liền hôn mê té xỉu xuống đất.

 Kiết Tường. Như Ý mặt tái xanh không còn một giọt máu...

 Lãnh Diện Hoa Đà thì tay chân bắt đầu rung cầm cập, lắp bắp nói:

 - Ngươi ... ngươi... không sợ vương pháp...

 Mạnh Tôn Ngọc hừ một tiếng:

 - Hậu nhân của ta đã bị đoạn tuyệt, ta còn sợ vương pháp sao ?

 Bây đâu ? Hãy đem tên họ Sở này cắt tai, cắt mũi và sau đó cắt hết tay chân hắn cho ta. Nên nhớ cắt từng nhát từng nhát một cho đến khi nào hắn chết mới thôi.

 Thiết Liên Cô dạ lớn một tiếng. Tay trái nàng nắm một lỗ tai của Lãnh diện hoa đà, còn tay phải từ từ hạ thanh kiếm xuống...

 Lãnh Diện Hoa đà đột nhiên cảm thấy hồn siêu phách tán. Tuy lão mở to miệng ra, nhưng không kêu lên được lời nào.

 Đúng lúc ấy La Vĩnh Tường đột nhiên kêu lớn:

 - Hãy khoan ra tay đã !

 Mạnh Tôn Ngọc quay sang quát:

 - Ngươi còn có điều gì muốn nói ?

 - Trước sau tiểu nhân vẫn không hiểu họ dùng cách gì để mưu hại thiếu gia. Vậy xin viên ngoại hãy cho lão sống thêm giây lát, để nói ra đã dùng phương pháp nào hại chết thiếu gia.

 - Việc này còn phải hỏi hay sao ? Thi thể bị bầm tím như vậy, rõ ràng là bị trúng độc rồi còn gì nữa.

 - Nhưng mà đêm qua lão ta không có kiểm tra thương thế cho thiếu gia. Sau khi tiểu nhân đi rồi, lại có hai vị tiểu ca canh giữ thiếu gia. Như vậy làm thế nào lão ta hạ độc được chứ ?

 - Nói rất phải ! Suốt đêm hôm qua, ngay cả thân thể cuả lệnh lang tại hạ còn chưa đụng tới, như thế làm sao hạ độc được ?

 Mạnh Tôn Ngọc "hừ" một tiếng:

 - Nói vậy lẽ nào hài nhi cuả ta tự nhiên chết hay sao ? Tự ra đi không nói câu từ giã nào với ta cả à ? Hay là hài nhi cuả ta, biết bệnh nặng không chữa được, không muốn đau đớn triền miên vì bệnh tật và cũng không muốn làm gia đình lo lắng đau khổ nên đã tự kết liễu đời mình ? Phải không ? Các ngươi có ý muốn đổ thừa cho hài nhi cuả ta chứ gì ?

 Lãnh Diện Hoa Đà trả lời:

 - Tại hạ không hề có ý như vậy, chỉ vì khi lệnh lang đến Thạch Cổ sơn này thì trên người đã bị trọng thương rồi. Rất có thể vật gây tổn thương có tẩm thuốc độc. Mà chỉ vì thời gian chữa trị bị kéo dài cho nên chất độc mới bắt đầu phát tác, đồng thời dẫn đến tử vong.

 Hài nhi cuả ta bị hung đồ dùng ám khí đả thương vào đầu. Bây giờ ám khí vẫn còn trong ấy mà chưa được lấy ra. Phải chăng trên ám khí đã có tẩm thuốc độc ? Chỉ cần lấy ám khí kia ra thì biết ngay.

 La vĩnh Tường tiếp lời:

 - Không sai ! Trừ phi viên ngoại có thể lấy ám khí trong đầu cuả thiếu gia ra chứng minh, bằng không viên ngoại không thể nghi ngờ là bị hạ độc được.

 Mạnh Tôn Ngọc lại nói:

 - Nhưng ta phải cảnh cáo ngươi, Thái gia chúng ta chỉ có mỗi một mình hài tử này mà thôi. Ta cho phép ngươi lấy ám khí ra kiểm nghiệm, nhưng tuyệt đối không được làm điều chi có thể dẫn đến việc huỷ hoại đến thi thể.

 Lãnh Diện Hoa Đà vội lên tiếng:

 - Về việc này viên ngoại cứ yên tâm. Tại hạ có một bảo vật chuyên lấy ám khí từ trong người ra, nhất định không huỷ hoại một tí gì cuả cơ thể cả.

 Mạnh Tôn Ngọc cười nhạt nói:

 - Ta chưa bao giờ nghe nói qua trên đời này có một báu vật chuyên dùng để lấy ám khí từ trong cơ thể ra. Nếu như ngươi không lấy ra được, hoặc là làm tổn hại đến một sợi lông, sợi tóc trên thi thể thì ngay lập tức ngươi sẽ bị phanh ra từng mảnh.

 La Vĩnh Tường vừa ra hiệu cho Thiết Liên Cô nới lỏng tay một chút, vừa hỏi Lãnh Diện Hoa Đà:

 - Bảo vật mà ngươi nói là bảo vật gì vậy ? Tại sao có thể lấy ám khí ra mà không làm tổn hại đến cơ thể chứ ?

 Lãnh Diện Hoa Đà nói trong vẻ tự hào:

 - Đó là một viên ngọc có sức hút rất mạnh. Chỉ cần ám khí vẫn còn trong đầu thì nhất định sẽ lấy ra được.

 La Vĩnh Tường liền thúc giục:

 - Đã có báu vật như vậy, tại sao không chịu lấy ra làm thử xem, nếu không chết hết cả bây giờ.

 Lãnh Diện Hoa Đà liền thoát ra khỏi lưỡi kiếm cuả Thiết Liên Cô, đi nhanh về phiá cái bàn đặt sát ở góc tường.

 La Vĩnh Tường trong bụng hơi sinh nghi, liền vội nối gót theo sau lão ta.

 Mỗi góc kẹt trong gian phòng này đều bị chính bản thân và Mạnh Tôn Ngọc lục soát rất kỹ lưỡng rồi. Đặc biệt là cái bàn ở trong góc kia, kiểm tra đến hai, ba lần rồi, mà vẫn không phát hiện gì. Do đó La Vĩnh Tường muốn biết xem rằng rốt cuộc Lãnh Diện Hoa Đà đã giấu viên ngọc từ tính kia ở chỗ bí mật nào.

 Ở trên cái bàn, ngoài giấy mực và cái nghiên đựng mực ra, chẳng còn thứ gì đặc biệt.

 Lãnh Diện Hoa Đà đi đến bên cái bàn, thuận tay lấy cái nghiên bằng đá lên.

 La Vĩnh Tường không khỏi lấy làm lạ hỏi:

 - Đây chính là báu vật chuyên dùng để hút ám khí ra khỏi thân thể ?

 Lãnh Diện Hoa Đà gật đầu:

 - Vật này giống sắt nhưng không phải là sắt, lại vừa giống đá nhưng không phải là đá...

 Không chỉ ám khí, phàm tất cả những binh khí bằng sắt nó đều có thể hút được hết. Nếu các vị không tin có thể thử xem.

 Thiết Liên Cô liền lên tiếng:

 - Được !

 Một luồng ánh sáng trắng vút qua, thanh trường kiếm của Thiết Liên Cô đã cắm ngay xuống mặt đất.

 Lãnh Diện Hoa Đà cầm cái "nghiên mực" đi về hướng thanh kiếm. Khi cự ly còn cách thanh kiếm chừng vài tấc, bỗng nhiên nghe thấy một tiếng "keng" vang lên. Thanh trường kiếm từ dưới đất đã bay lên dính chặt vào phần đáy cuả cái nghiên.

 Mọi người có mặt tại đó lúc bấy giờ trừ Lãnh Diện Hoa Đà ra, tất cả đều thất kinh.

 Lãnh Diện Hoa Đà bèn xõa tóc trên đầu cuả tử thi ra, cẩn thận tìm kiếm vết thương. Sau đó lão lại dùng tay rờ nhè nhẹ lên những vùng gần vết thương một lần, rồi chau mày lại lẩm bẩm:

 - Kỳ quái ! Kỳ quái !

 Mạnh Tôn Ngọc vội hỏi:

 - Cái gì mà kỳ quái ?

 Lãnh Diện Hoa Đà đáp:

 - Theo như vết thương trên đầu cuả lệnh lang, thì rõ ràng là bị một lưỡi dao mỏng và cực kỳ sắc bén cắm vào. Nhưng mà ám khí ở trong xương não lại là vật vừa nhỏ lại vừa mảnh giống như là độc châm vậy.

 Mạnh Tôn Ngọc liền bảo:

 - Ngươi không cần phải quan tâm đến nó là vật gì, lấy ra xem thử không phải là rõ hơn hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà lại nói:

 - Tại hạ có một lời thỉnh cầu. Đợi sau khi lấy ám khí ra, nếu như chứng minh trên ám khí có tẩm độc, thì cái chết cuả lệnh lang không có liên quan đến tại ha....

 Còn nếu như trên ám khí không có tẩm chất độc, vậy cũng mong viên ngoại có thể để cho tại hạ tra cứu ra người sát nhân gây ra cái chết của lệnh lang, nhằm có cơ hội...

 Mạnh Tôn Ngọc cắt ngang lời của lão và quát:

 - Chỉ cần có thể chứng minh nguyên nhân sự thật về cái chết của hài nhi ta, thì tự nhiên ta sẽ không làm khó dễ ngươi.

 Về việc này, đợi khi nào sau khi ngươi lấy ám khí ra mới có thể quyết định. Bây gờ không cần phải nói nhiều lời vô ích.

 La Vĩnh Tường cũng tiếp lời:

 - Nếu như muốn chứng minh mình là người vô tội, chỉ có cách mau mau lấy ám khí ra mà thôi.

 Lãnh Diện Hoa Đà không dám nói thêm lời nào nữa, lập tức gọi Kiết Tường và Như Ý bước qua. Một tên giữ chặt tử thi lại, tên kia thì lấy tay vạch tóc ra.

 Còn Lãnh Diện Hoa Đà hai tay cầm cái nghiên bằng đá chầm chậm đưa về phía đỉnh đầu tử thị..

 Trong căn phòng đột nhiên im phăng phắc.

 Tất cả mọi cặp mắt đều đổ dồn vào đôi tay của Lãnh Diện Hoa Đà. Mọi người đều nín thở chờ xem kết quả.

 Nhịp tim của Lãnh Diện Hoa Đà tự nhiên đập loạn xạ, trên trán đã lấm tấm mồ hôi. Lão bỗng cảm thấy viên đá hôm nay dường như nặng hơn thường ngày cả ngàn cân vậy.

 Nếu như lão không thể lấy ám khí ra được. Hoặc giả không thể chứng minh trên ám khí có tẩm độc. Vậy thì tài sản, thê thiếp và cả tính mạng của lão khó mà được bảo toàn. Tâm huyết, danh tiếng cả đời chỉ trong chốc lát là tiêu tan hết...

 Viên đá đã được kê sát vào đầu của tử thi, nhưng vẫn không thấy có phản ứng gì.

 Hai tay của Lãnh Diện Hoa Đà đã hơi run lên. Lão đưa tay quẹt mồ hôi trán, sau đó nắm chặt viên đá rà sát vào đỉnh đầu của tử thi.

 Bỗng nhiên một tiếng "keng" vang lên.

 Ám khí kia tuy rất nhẹ và mảnh, nhưng tiếng kêu đập vào tai mọi người thì giống như là tiếng chuông ngân vậy. Mọi ngưởi đều trố to hai mắt ra nhìn và không hẹn cùng một lúc tiến về phía trước.

 Lãnh Diện Hoa Đà thở dài nhẹ nhõm. Lão dùng tay lật viên đá lại...

 Chỉ thấy dưới đáy viên đá có một vật hình dài màu đen. Vậy này dài khoảng một tấc, bề bản rộng chừng hai phân, còn hình dạng của nó giống như lưỡi cưa, thân mỏng như tờ giấy và tuyệt nhiên nó không hề có một tí máu.

 Lãnh Diện Hoa Đà dùng một cái kềm nhỏ lấy ám khí ra khỏi viên đá. Sau đó lão dùng nước rửa sạch và cẩn thận đặt nó lên trên một tấm vải trắng

 La Vĩnh Tường ngạc nhiên hỏi:

 - Đây là ám khí gì ?

 Lãnh Diện Hoa Đà lắc đầu không lên tiếng.

 La Vĩnh Tường lại hỏi:

 - Ám khí có tẩm độc hay không

 Lãnh Diện Hoa Đà trầm ngâm một hồi, mới từ từ nói:

 - Có tẩm độc hay không, trước mắt chưa thể khẳng định được. Nhưng hiển nhiên đây là một ám khí chưa hoàn chỉnh

 La Vĩnh Tường hất kinh:

 - Ý ngươi nói, đây chỉ là một phần của ám khí mà thôi ?

 - Không sai

 - Thế phần còn lại phải chăng vẫn còn ở trong thi thể ?

 Lãnh Diện Hoa Đà lắc đầu nói:

 - Không ! Phần còn lại đã tan mất rồi.

 La Vĩnh Tường sửng sốt:

 - Cái gì tan rồi à ? Ám khí bằng sắt cũng tan hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà nói:

 - Không phải tại hạ đoán mò mà có căn cứ rõ ràng. Thứ nhất, vật này lấy từ trong thi thể ra mà không dính một vết máu. Như thế đủ thấy nó không phải được chế tạo từ kim loại bình thường. Và kim loại bình thường cũng không thể chế tạo ra loại ám khí mỏng như vậy được.

 La Vĩnh Tường bất giác gật đầu nói:

 - Rất có lý.

 Lãnh Diện Hoa Đà lại nói tiếp:

 - Thứ nhì, vết thương trên đầu của tử thi rộng hơn ba tấc. Nhưng mà vật này thì đài không đến hai tấc, rộng không quá ba tấc. Một ám khí vừa nhỏ vừa ngắn mà để lại vết thương lớn đến thế, việc này không hợp tình hợp lý chút nào...

 Trừ phi, sau khi ám khí đã phóng vào trong cơ thể bị tan ra. Bây giờ, chúng ta lấy được vật này chỉ là một phần của ám khí mà thôi.

 La Vĩnh Tường tỏ vẻ nghi ngờ:

 - Theo ý ngươi, cái gì có thể khiến cho nó tan ra như vậy ?

 Lãnh Diện Hoa Đà trả lời:

 - Tại hạ nghĩ có lẽ nó bị máu làm tan mất.

 Mạnh Tôn Ngọc bỗng nhiên tiếp lời:

 - Bây giờ chúng ta đem nó ngâm vào trong máu thử, để xem nó có tan ra hay không. Làm vậy không phải sẽ chứng minh sự thật hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà đáp:

 - Như Vậy cũng được. Nhưng tốt nhất là dùng máu người để thử mới không sợ có sự sai biệt.

 - Ý kiến hay.

 Mạnh Tôn Ngọc nhìn Lãnh Diện Hoa Đà mỉm cười nói:

 - Các hạ nổi tiếng đều nhờ vào y thuật. Vàng bạc châu báu mà các hạ có cũng từ việc hành y tế thế mà ra cả. Bây giờ ngươi vì nó hy sinh một chút máu chắc không sao chứ ?

 Lãnh Diện Hoa Đà thất sắc kêu lên:

 - Không được...

 Lão chưa dứt lời thì đã bị Lâm Tuyết Trinh bẻ ngoặt tay ra phía sau. Thiết Liên Cô tìm một cái bát lớn đem đến, sau đó nàng kề kiếm vào cổ lão, cười nhạt nói:

 - Không giết ngươi đã là một ân huệ lớn. Chẳng lẽ chỉ có một bát máu mà ngươi lại tiếc hay sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà sợ xanh cả mặt, lão cất giọng run run:

 - Tại hạ thân thể đã suy yếu, nếu như mất máu nhất định sẽ chết.

 Mạnh Tôn Ngọc hừ một tiếng:

 - Ngươi đã nhận thù lao của ta không ít, cho dù có chết cũng không được từ chối.

 Lãnh Diện Hoa Đà sợ xanh cả mặt, lão cất giọng run run:

 - Tại hạ thân thể đã suy yếu, nếu như mất máu nhất định sẽ chết.

 Mạnh Tôn Ngọc hừ một tiếng:

 - Ngươi đã nhận thù lao của ta không ít, cho dù có chết cũng không được từ chối.

 Lãnh 4679 Diện Hoa Đà khẩn thiết van xin:

 - Chư vị tha mạng cho. Tại hạ nhất định sẽ đem viên dạ minh châu hoàn lại cho viên ngoại. Ngoài ra còn bồi thường thêm một ngàn lượng vàng.

 Mạnh Tôn Ngọc liền cao giọng:

 - Một ngàn lượng vàng đủ sao ? Tánh mạng của hài nhi ta, lẽ nào chỉ đáng giá một ngàn lượng vàng thôi sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà vội nói:

 - Vậy tại hạ xin đem toàn bộ châu báu trong nhà ra bồi thường cho viên ngoại.

 La Vĩnh Tường liền lên tiếng:

 - Ngươi có bao nhiêu châu báu chứ ? Gia sản của viên ngoại chúng ta có đến cả trăm, ngàn vạn, như vậy ngươi có bồi thường nổi không hử ?

 Câu này nghe thì rất bình thường. Nhưng bên trong có ý là, nếu như châu báu ít, vậy xin miễn bàn đến. Còn nếu châu báu nhiều, "viên ngoại" có thể sẽ suy nghĩ lại.

 Lãnh Diện Hoa Đà vừa nghe xong là tự nhiên phải hiểu ngay lập tức. Lão liền quay sang Kiết Tường nói lớn:

 - Ngươi hãy đi bẩm lại với thất nương, bảo thất nương lấy cái bình hoa cúc màu vàng ở phía sau giường, rồi mang ngay đến đây cho ta.

 Kiết Tường đi không được bao lâu, bất chợt mọi người nghe thấy một luồng hương thơm ập đến. Đồng thời cùng một lúc, một hàng thiếu phụ kiều diễm từ trong bước ra.

 Tất cả có mười bốn người. Bọn họ đều là thê thiếp của Lãnh Diện Hoa Đà cả.

 Đi đầu là một thiếu phụ mặt tợ trăng rằm, trong tay người thiếu phụ này có ôm một cái bình hoa cúc rấy-t lớn bằng sứ tuyệt đẹp.

 Vừa bước vào trong nội sảnh, mười mấy người thiếu phụ lập tức quỳ xuống. Thiếu phụ đi đầu liền cất giọng:

 - "Thái viên ngoại" chư vị đại gia. Xin chư vị suy nghĩ lại. Việc này đều là do hai tên nô tài Kiết Tường và Như Ý gây ra cả. Không hề có liên quan gì đến lão gia của chúng tôi...

 - Lãnh Diện Hoa Đà quát:

 - Đừng có ở đó mà lãi nhãi, mau đưa cái bình cho ta.

 Người thiếu phụ rơi lệ nói:

 - Lão gia ! Đây là do công sức của người tích góp cả đời.

 Lãnh Diện Hoa Đà không thèm trả lời, bước lên đoạt lấy cái bình, rồi cung kính cầm hai tay trao cho La Vĩnh Tường nói:

 - Thái quản gia làm ơn nói hộ vài câu với viên ngoại dùm. Cả đời tại hạ chắt góp được, toàn bộ đều ở trong này.

 La Vĩnh Tường đón lấy cái bình, nâng thử xem nó nặng bao nhiêu, rồi hỏi:

 - Tất cả giá trị được bao nhiêu ?

 Lãnh Diện Hoa Đà mặt mày ủ dột đáp:

 - Trị giá sáu mươ vạn lượng.

 La Vĩnh Tường nói:

 - Để tránh phiền hà, phải kiểm tra ngay trước mặt mọi người.

 Nói xong La Vĩnh Tường đập vỡ cái bình ra.

 Khắp căn phòng bỗng nhiên sáng rực lên. Trong cái bình quả nhiên toàn là những báu vật trị giá liên thành như là dạ minh châu, ngọc bích, hổ phách, mã não...

 La Vĩnh Tường mỉm cười nói:

 - Lão phu tử ! Ngươi gom góp cả đời chỉ được có bấy nhiêu đây thôi sao ?

 Lãnh Diện Hoa Đà vội vàng nói:

 - Thật sự tại hạ chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Ngoài ra còn có chút ít ruộng đất và hiện ngân, nhưng những số ấy không đáng kể.

 La Vĩnh Tường gật đấu nói:

 - Lão phu tử cưới nhiều thê thiếp như vậy, đương nhiên cũng phải chừa lại một chút ít ruộng đất và hiện ngân để mà dùng. Nhưng mà mạng người quí giá, nếu chỉ bồi thường có bấy nhiêu, e rằng viên ngoại sẽ không đồng ý.

 Lãnh Diện Hoa Đà liền đáp:

 - Thật sự tại hạ không còn châu báu gì khác. Nếu như có, tại hạ nhất định sẽ dâng hai tay lên nộp mà không hề tiếc rẽ.

 La Vĩnh Tường trầm ngâm giây lát:

 - Thôi được ! Nếu như ngươi đã nói vậy, thôi thì đưa viên đá kia luôn đi. Như vậy ngươi thấy sao hả ?

 Lãnh Diện Hoa Đà có vẻ phân vân:

 - Đây là vật dùng để chữa bệnh kiếm sống duy nhất của tại hạ, làm thế nào ...

 Thiết Liên Cô giơ kiếm lên quát:

 - Những bệnh nhân bị ngươi hại chết còn chưa đủ hay sao mà ngươi định tiếp tục làm nghề trị bệnh ?

 Lãnh Diện Hoa Đà không dám cãi lại:

 - Được ! Được !... Tại hạ xin chấp nhận, lấy cái đó luôn đi.

 La Vĩnh Tường cười:

 - Đây là do ngươi tự cam tâm tình nguyện chứ không hề có ai ép buộc. Nếu như ngươi không muốn, bây giờ lấy lại cũng còn kịp.

 Lãnh Diện Hoa Đà vừa gật đầu liên tục, vừa miễn cưỡng nói:

 - Là do tại hạ tình nguyện, tình nguyện...

 La Vĩnh Tường tiếp:

 - Nếu đã tình nguyện, vậy thì hãy mang viên dạ minh châu bảy màu trả lại cho viên ngoại của ta luôn đi.

 Lãnh Diện hoa đà thở dài một tiếng, đưa tay vào trong người lấy cái hộp bằng trầm ra đặt lên bàn, rồi bảo:

 - Ai dè không có quên. Tưởng quên rồi chứ ! Có viên này bù lại thì mất cũng chút ít thôi !

 La Vĩnh Tường quay sang nói với Kiết Tường:

 - Tiểu ca. Cho xin miếng vải để gói những thứ này lại được không ?

 Kiết Tường dạ lia lịa:

 - Dạ được ! Dạ được !

 Chỉ lát sau, hắn đã đem đến một mảnh vải lớn, rồi cẩn thận gói số châu báu và viên đá từ tính kia lại.

 La Vĩnh Tường vỗ vai hắn, cười cười:

 - Đa tạ tiểu ca. Đừng quên trả lại mấy thỏi vàng nhé.

 Kiết Tường mặt đỏ bừng. Hắn không dám nói gì thêm mà chỉ ngoan ngoãn lấy vàng ra bỏ vào trong bọc.

 Như Ý không đợi cho La Vĩnh Tường nhắc nhở. Hắn cũng vội vàng trao lại nốt số vàng...

 *

 **

 Bốn người xuống đến chân núi đã gặp ngay Hoắc Vũ Hoàn ở đấy. Bọn họ đem tất cả diễn biến sự việc xảy ra thuật lại cho Hoắc Vũ Hoàn nghe.

 Ai ngờ vừa nghe xong. Hoắc Vũ Hoàn đã nghiêm sắc mặt:

 - Chúng ta lấy được ám khí từ trong đầu tử thi ra, xem như đã đạt được mục đích rồi...

 Thế thì tại sao còn cướp lấy châu báu và viên đá kia của lão ta ? Vậy đây là chủ ý của ai ?

 La Vĩnh Tường đáp:

 - Đại ca không cần phải trách bọn họ. Việc này là do một mình chủ ý của tiểu đệ.

 Hoắc Vũ Hoàn sa sầm nét mặt xuống:

 - Trước khi đi ta đã căn dặn đệ như thế nào ? Chẳng lẽ đã quên rồi chăng ?

 La Vĩnh Tường cúi đầu trả lời:

 - Tiểu đệ không có quên, nhưng mà Lãnh Diện Hoa Đà là kẻ tham tài háo sắc. Còn môn hạ của hắn cũng tham lam không biết chán, lúc nào cũng tìm cách làm tiền người nhà của bệnh nhân...

 Tiểu đệ cho rằng, nếu để cho bọn tham tài bất nghĩa này cứ làm như vậy, thì thật là tội nghiệp cho lương dân bá tánh.

 Tiểu đệ làm như thế này không có gì là đi ngược lại câu "thế thiên hành đạo" của Hoàng Phong Thập Bát Kỳ cả.

 Hoắc Vũ Hoàn im lặng trong giây lát, rồi bảo:

 - Viên đá này là vật trị bệnh thiết yếu của lão ta. Bây giờ đệ đã lấy hết tài vật và cả viên đá của lão nữa. Làm vậy há không phải là đoạn tuyệt con đường sống của lão ta hay sao ?

 LA Vĩnh Tường đáp:

 - Sở Hằng không cố ý dùng y thuật để cứu nhân độ thế. Để viên đá trong tay lão chẳng khác nào tiếp tay cho lão làm hại bá tánh.

 Bây giờ chúng ta lấy nó đi, như vậy là đã tạo phúc cho võ lâm. Hơn nữa trước khi chúng ta chưa bắt được hung thủ, đối với chúng ta, viên đá này cực kỳ quan trọng.

 Hoắc Vũ Hoàn không còn cách nào khác, thở dài:

 - Đệ thường hay có những lý lẽ lắc léo khiến cho người ta không sao cãi lại được. Nhưng dẫu sao đi nữa, đây cũng là thủ đoạn không được quang minh lỗi lạc.

 Hoàng Phong Thập Bát kỳ chúng ta tuy không dám cho là những nhân vật hiệp nghĩa, nhưng ít ra cũng không làm những việc không hay như vậy. Sau này đệ phải nhớ đừng bao giờ làm tổn hại đến thanh danh của huynh đệ Hoàn Phong đấy, nghe chưa !

 La Vĩnh Tường tiếp lời:

 - Tuân lệnh ! Chỉ có một lần, không có lần sau.

 Mọi người vừa nghe, liền cười ầm lên.

 Hoắc Vũ Hoàn cũng đành lắc đầu gượng cười. Một lát sau, Vũ Hoàn lên tiếng:

 - Ám khí đã được lấy ra từ đầu tử thi đâu rồi ? Đưa cho ta xem thử.

 La Vĩnh Tường lấy cái ám khí vẫn còn được bọc trong mảnh vải trắng từ trong người ra, trao lại cho Hoắc Vũ Hoàn, đồng thời cũng đem những suy đoán của LÃnh Diện Hoa Đà nói lại cho Hoắc Vũ Hoàn nghe.

 Hoắc Vũ Hoàn vừa nghe, vừa lấy cái ám khí lật qua lật lại xem rất kỹ càng...

 Chợt hai chân mày của Hoắc Vũ Hoàn hơi nhíu lại, dường như là đã nghĩ ra được điều gì đó.

 La Vĩnh Tường thở dài nói:

 - Tiểu đệ cho rằng những điều phán đoán của Lãnh Diện Hoa Đà đều rất có lý. Chỉ tiếc là thời gian Trần Nhứt Sơn bị ám hại đã quá lâu, nên ám khí đã bị máu làm tan đi mất một phần. Nếu như chúng ta mang theo thi thể của Nguỵ Thanh Tùng và Dương Thừa Tổ, có lẽ sẽ có nhiều hy vọng.

 Hoắc Vũ Hoàn đột nhiên xua tay chận lời La Vĩnh Tường lại:

 - Đệ đừng có khẩn trương, để ta nghĩ kỹ lại một chút thử xem.

 La Vĩnh Tường lấy làm lạ:

 - Chẳng lẽ đại ca đã phát hiện ra điều gì hay sao ?

 Hoắc Vũ Hoàn không trả lời, chỉ cầm cái ám khí trên tay, một lát đưa ra xa nhìn, một hồi thì đem lại gần xem.

 Một chút sau, Hoắc Vũ Hoàn ngữa mặt lên trời suy nghĩ một chập, nhắm mắt lại trầm ngâm.

 Mọi người đều ngạc nhiên, không biết Hoắc Vũ Hoàn đang suy nghĩ điều gì.

 Trải qua thời gian khá lâu, trên mặt của Hoắc Vũ Hoàn bỗng nhiên lộ vẻ vui mừng, rồi lẩm bẩm tự nói một mình.

 - Đúng rồi ! Đúng rồi !

 La Vĩnh Tường vội vàng hỏi:

 - Đại ca đã lãnh ngộ được điều gì chăng ?

 Hoắc Vũ Hoàn mỉm cười nói:

 - Vừa rồi đệ có nói, đây không phải là một cái ám khí hoàn chỉnh, mà nó đã bị máu làm tan mất một phần, đúng không ?

 La Vĩnh Tường gật đầu đáp:

 - Không sai !

 - Nhưng đệ có từng thử nghĩ qua, đây có phải là một bộ phận nào của cái ám khí hoàn chỉnh kia không ?

 La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

 - Điều này tiểu đệ chưa nghĩ đến.

 Hoắc Vũ hoàn trao lại ám khí cho La Vĩnh Tường và nói:

 - Đệ nhìn thử lần nữa xem...

 La Vĩnh Tường cầm lấy cái ám khí xem một hồi, rồi vẫn lắc đầu:

 - Tiểu đệ vẫn nhìn không ra.

 - Không phải tiểu đệ nhìn không ra, mà là vì mầu sắc của nó đã bị biến đổi, nên khiến mọi người không liên tưởng được.

 Kỳ thật, những hình răng cưa viền chung quanh cái ám khí, không phải rõ ràng đã nói cho đệ biết nó giống vật gì hay sao ?

 Mọi người vẫn không hiểu, ngạc nhiên hỏi:

 - Giống vật gì ?

 La Vĩnh Tường toàn thân chấn động thất thanh la lớn:

 - A ! Bách lý đồ !

 Đúng vậy, những đường răng cưa hơi nghiêng và cao thấp không bằng nhau kia hoàn toàn giống cái vây trên lưng cá.

 "Cá" đã bị máu làm tan mất, chỉ còn lại vây mà thôi.

 Đúng như "cá chép" không cánh mà bay, chỉ còn lại một bức họa thường.

 "Cá" trong bức Bách lý đồ có thể biến thành hung khí giết người ? Hơn nữa, sau khi giết người nó lại còn có thể tan vào máu và không để lại một vết tích gì.

 Những việc như vậy, ai sẽ tin ?

 Nhưng sự thật đang được bày ra trước mắt, phần còn thừa lại của hung khí đích thật giống như vây cá. Vả lại, cá chép trong bức Bách lý đồ quả thật đã không cánh mà bay.

 Nếu như nói hai việc này không có chút quan hệ, như vậy ai sẽ tin ?

Hết chương 11

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/5239


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận