Chiếc Kéo Trộm Tóc Chương 7

Chương 7

“Để từ từ bà nói cho mà nghe” Bà cụ ôn tồn đáp “hồi xưa ấy, mẹ của bà lúc chiến tranh có nhặt được của người ta một nén vàng. Bà ấy dùng toàn bộ số vàng đó mua nhà, mua cửa, sắm sửa đủ thứ. Rồi vào một ngày mùng ba tết, có một cô đồng tìm đến, hỏi xem mẹ bà có cần mua gương không. Mẹ bà từ chối nhưng vẫn mời cô đồng uống nước và ăn bánh. Cô đồng không nói gì, ăn hết phần bánh của mình và xin một cái hộp diêm đem về. Kể từ hôm đó mẹ bà làm ăn ngày càng khó khăn và nợ nần chồng chất. Bao nhiêu của nhà đem gán hết để trả nợ. Rốt cục chỉ còn mỗi một cái kéo. Mẹ bà buồn phiền quá nên bỏ quê đi mất biệt, gởi bà cho một cô hàng xóm nuôi hộ. Nói là nuôi hộ nhưng thực ra là để bà đi ở đợ cho người ta. Mẹ bà chỉ đưa cho bà cái kéo đó để giữ làm tin. Sau này, cô đồng lại tìm đến bà và hỏi thăm. Cô đồng bảo là lỗi của cô nên nhà bà mới tán nghiệp, nên cô muốn giúp đỡ. Cô hỏi bà còn cái gì quý thì đưa cho cô mượn, bà liền đưa ra cái kéo. Cô đồng xem cái kéo rồi dùng tóc lau nhẹ hai cái lưỡi. Lúc đó bà còn không hiểu nhưng mà về sau, bà lấy cái kéo đó cắt đồ, cắt thứ gì là nói dài ra lại thứ ấy. Ngoài mấy đồ cứng, tiền và thức ăn, thứ gì mềm như sợi chỉ, cắt ra là dài lại ngay.”

“thật thế hả bà”

“nhưng mà người có duyên thì mới cắt được, cháu à”

“vậy sao bà tặng cho cháu”

“Bà không xài được cái kéo này nữa, bà già rồi cháu ạ, từ khi gặp cháu, bà đã muốn tặng cháu cái kéo, chắc là cái duyên đấy cháu ạ” 

“nghe bà dặn này” Bà cụ đột nghiên nghiêm giọng “cái kéo này, cháu cắt tóc của ai thì phải nhặt cho bằng hết số tóc đó, không được chừa lại một sợi nào, nếu mà chừa lại là không xong đâu. Và nhất định, cắt ai thì cắt, cấm tiệt không được tự cắt tóc của mình.”

 

Nói xong rồi bà cụ lại tỏ vẻ mệt và muốn Liên đi về. Cô bé chưng hửng khi thấy mình bị đuổi về bất ngờ như thế, cô bé đành chào bà lão rồi ra dắt xe đạp về nhà trọ. Trên đường đi, Liên cứ thắc mắc mãi, nhưng nghĩ thế nào cũng nghĩ không ra. Thời đại nào rồi mà còn mấy cái chuyện quái quỷ như thế. Liên nghĩ rồi phì cười trước lời nói của bà cụ, thế mà suýt nữa cô bé lại tin cơ đấy. Nhưng mà cô bé vẫn cất cái kéo trong túi không dám vứt, nhỡ mà sau này gặp lại, bà cụ lại đòi thì biết làm thế nào.

Hôm sau đi học, Liên kể chuyện này với Hà nghe, nghe xong cô bạn tỏ ra rất kinh ngạc:

“Ủa, sao lạ vậy”

“Cái gì mà lạ ?”

“Mình đâu biết trong chùa có cái đường luồng như thế”

“Trời đất” Liên bĩu môi “cứ làm như Hà sống trong đó không bằng, hôm nọ bảo chú Hà là thầy trong chùa mà có thấy đâu”

Hà cười giả lảng, nhưng vẫn một mực khẳng định không có một cái đường luồng nào cả. Để chứng minh, Hà quyết lôi Liên tới lại chỗ đó cho bằng được. Liên chìu bạn, một phần có ý muốn trả lại cây kéo cho bà cụ. Nhưng khi đến nơi, tim Liên nhưng muốn văng ra khỏi lồng ngực. Quả đúng như Hà nói, chẳng có cái đường luồng, cũng chẳng có cái nhà nào như căn hầm trong chùa cả. Hỏi sư tăng trong chùa, họ đều lắc đầu không biết có bà cụ nào sống quanh đây. Liên chợt cảm thấy lạnh buốt sóng lưng, chẳng lẽ nó nằm mơ?

 

Nhiều tuần sau đó, Liên cố quên đi chuyện vớ vẩn này, bắt đầu sinh hoạt này như bình thường, Hà cũng chẳng đả động gì đến mấy cái vụ tóc tai nữa. Nhưng sống thì vẫn sống nhưng đời sinh viên làm sao sống không cần tiền. Liên lại xa nhà, lạ nước lạ cái, đụng cái gì cũng tiền, tiền. Hết tiền là sống không nổi, thời hạn trả tiền nhà tiếp theo đã đến mà Liên chẳng thể tìm ra công việc gì có lương đủ cao một chút. Chỗ nào cũng bắt chẹt, thời gian làm thì còn đòi hỏi chiếm nhiều hơn thời gian học, làm sao mà nhận?

Tối hôm đó cả mấy người kia ngủ hết. Chỉ còn mỗi mình Liên trăn qua trở lại cũng chẳng tài nào nhắm mắt lại nổi. Vô tình, cô bé lại moi chiếc kéo kia ra.

Nguồn: truyen8.mobi/t100577-chiec-keo-trom-toc-chuong-7.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận