Chuyện Xảy Ra Trên Con Tàu Tốc Hành Phương Đông Chương 16

Chương 16
Cuộc hỏi cung Đại tá Arbuthnot.
Poirot nhỏm dậy và mắt ông lấp lánh khi nhìn ông Bouc.

- Theo ý tôi thì chúng ta nên hỏi những hành khách của toa hạng một trước toa hạng hai. Sau đó chúng ta sẽ hỏi anh chàng người Ý sau. Bây giờ chúng ta hãy cho mời đại tá Arbuthnot.

Nhận thấy sự hạn chế của Arbuthnot về tiếng Pháp nên. Poirot nói với hỏi ông ta bằng tiếng Anh. Sau khi hỏi tên tuổi, địa chỉ, và chức vụ trong quân đội của Arbuthnot, Poirot hỏi ông ta :

- Ông từ Ấn Độ trở về nghỉ ở Anh … Theo như chúng tôi gọi bằng tiếng Pháp là nghỉ phép.

Không chú ý đến vấn đề ngôn từ, đại tá Arbuthnot trả lời ngắn gọn :

- Vâng.

- Ông không đi du lịch bằng tàu à ?

- Không.

- Tại sao ?

- Tôi thích đi tàu hỏa vì những lý do riêng tư.

- Ông từ Ấn Độ đến ?

Đại tá Arbuthnot trả lời vẻ bực dọc :

- Tôi ngừng một đêm tại Ur ở Chaldéc và ba ngày ở nhà những người bạn ở Bagdad.

- Ông đã ở ba ngày ở Bagdad. Cô Debenham cũng từ Bagdad đến. Ông có gặp cô ấy ở Bagdad không?

- Không. Tôi đã gặp cô Debenham lần đầu tiên trên tàu KirKuk ở Nissibin.

Cúi nghiêng mình về phía trước, Poirot nói bằng giọng thuyết phục.

- Xin ông đừng bực mình, bởi vì chỉ có cô Debenham và ông là hai người Anh duy nhất đi du lịch trên tàu này. Nên việc ông và cô ấy cho biết ý kiến về bạn đồng hương của mình là điều cần thiết.

- Điều đó không chấp nhận được. Đại tá Arbuthnot nói một cách lạnh lùng.

- Chưa chắc đâu. Vụ án mạng có thể do một người đàn bà gây ra. Nạn nhân đã bị đâm 12 lần. Chính anh xếp ga cũng vừa nói «Thủ phạm có thể là một người đàn bà ! ». Trong những trường hợp đó, bổn phận của tôi là phải nghiê n cứu kỹ những nữ hành khách trên chuyến tàu này. Nhưng không thể nào biết được phụ nữ Anh nghĩ gì, họ rất kín đáo. Để giúp công lý, ông vui lòng cho tôi biết cô Debenham thuộc loại người nào. Ông biết gì về cô ấy ?

- Cô Debenham là một phụ nữ quý tộc.

- Ồ, ông nghĩ là cô ta không thể dính líu vào vụ này được à ?

- Ý kiến này không hợp lý ! Nạn nhân hoàn toàn xa lạ với cô ấy … Cô ta chưa hề gặp hắn boa giờ.

- - Cô ta nói với ông à ?

- Phải, cô ta đã nói với tôi về gương mặt đáng ghét của hắn. Dù thủ phạm là một người đàn bà, ý kiến mà ông đưa ra chưa được chứng minh, thì cô Debenham không thể bị nghi ngờ.

- Ông biện hộ cho cô Debenham một cách hăng quá. Vừa nói Poirot vừa mỉm cười.

- Tôi muốn biết ông ám chỉ gì ?

Poirot cúi xuống và bắt đầu lật những tờ giấy trên bàn.

- Chúng ta không nên đi xa vấn đề, - Poirot nói – Vụ án mạng xảy ra đêm qua lúc 1 giờ 15. Chúng tôi cần biết tất cả hành khách đã làm gì lúc đó.

- Tôi đồng ý. Vào lúc 1 giờ 15, nếu tôi nhớ không nhầm, thì lúc đó tôi đang nói chuyện với anh chàng người Mỹ, thư ký của nạn nhân.

- Ông ở trong phònh anh ta hay ngược lại ?

- Tôi ở trong phòng anh ấy.

- Có phải anh ta tên là Mac Queen không?

- Phải.

- Anh ta là bạn của ông à ?

- Không, lần đầu tiên tôi gặp anh ta. Chiều qua chúng tôi đã nói chuyện phiếm, sau đó câu chuyện trở nên lý thú hơn. Thường thì tôi ít khi thân với một người Mỹ. Họ không dễ mến lắm.

Poirot mỉm cười khi nghĩ đến nhận xét của Mac Queen về người Anh.

- … Tuy nhiên, anh chàng đó không gây cho tôi thiện cảm lúc đầu. Anh ta đã có những nhận xét kỳ cục về Ấn Độ. Tôi đã lê gót 30 năm ở Ấn độ vì thế tôi đã bẻ gãy mọi lý luận của anh ta rất dễ dàng. Ngoài ra anh ấy cũng nói đến vấn đề kinh tế ở Mỹ, và chính trị nói chung. Hăng say trong cuộc tranh luận nên chúng tôi không còn nghĩ đến thời gian. Khi nhìn đồng hồ tôi thấy đã 2 giờ kém 15.

- Đến lúc đó thì ông ngừng cuộc tranh luận à ?

- Phải.

- Sau đó ông làm gì ?

- Tôi về phòng để ngủ.

- Giường ông đã được dọn chưa ?

- Rồi.

- Phòng của ông là …(Poirot cúi xuống xem sơ đồ) số 15 … trước phòng cuối từ toa ăn phải không ?

- Phải.

- Nhân viên phục vụ lúc đó ở đâu ?

- Anh ta ngồi ở cuối hàng lang. Khi tôi vào phòng thì Mac Queen gọi anh ta.

- Tại sao ?

- Có lẽ để anh ấy dọn giường.

- Đại tá Arbuthnot, ông hãy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Khi ông nói chuyện với Mac Queen có ai đi ngang qua cửa phòng không ?

- Hình như nhiều người. Nhưng tôi không chú ý lắm.

- Ông đã xuống Vincovci phải không ?

- Phải, một chút thôi. Lạnh quá nên chúng tôi lên tàu ngay. Xin lỗi ông cho tôi góp ý một chút nhé, tàu ngột ngạt quá.

Ông Bouc thở dài.

- Không thể làm vừa lòng hết mọi người ! Người Anh thì thích mở cửa. Trong khi những hành khách khác lại thích đóng cửa lại !

Cả Poirot lẫn Arbuthnot, không ai để ý đến câu nói của ông Bouc.

- Bây giờ, lúc ông trở lên tàu vì sân ga lạnh quá, ông đã ngồi xuống và ông đã hút thuốc lá hay ống điếu.

Poirot ngừng lại cđợi câu trả lời của Arbuthnot.

- Tôi hút ống điếu, Mac Queen hút thuốc lá.

- Tốt. Con tàu tiếp tục chạy, ông vừa hút ống điếu vừa tranh luận hăng say. Đã khuya, hành khách hầu hết đã trở về phòng, ông nhớ lại xem : Một người đã đi ngang qua cửa ?

Arbuthnot cố tập trung tư tưởng.

- Khó nói rõ được. Tất cả sự chú ý của tôi tập trung vào cuộc tranh luận.

- Bình thường thì một người trong quân đội có một phản xạ quan sát tự nhiên. Tôi có thể nói rằng họ thấy mà không cần nhìn.

Arbuthont suy nghĩ thêm và gật gù ra vẻ đồng ý.

- Tôi không nhớ là đã trông thấy có người đi dọc theo hàng lang, trừ nhân viên tàu. À! Có một người đàn bà.

- Ông thấy à. Bà ta trẻ hay già?

- Tôi không trông thấy. Lúc đó tôi đang quay mặt về phía kia. Nhưng tôi nhớ là có nghe tiếng sột soạt và ngửi thấy mùi nước hoa.

- Loại nước hoa nào?

- Tôi không thể nói rõ được. Nhưng mùi nước hoa nồng nặc này chắc phải tỏa hết cả toa tàu. Tuy nhiên, tôi không thể nói rõ lúc nào tôi mới ngửi thấy. Xem nào… Hình như là tôi ngửi thấy mùi nước hoa ngay sau khi chúng ta rời khỏi Vincovci.

- Sao?

- Chuyện như thế này: Tôi đang nói đến kế hoạch năm năm và do một sự liên tưởng, mùi nước hoa này đã làm tôi nghĩ đến vai trò của người đàn bà ở nước Nga! Và mãi đến cuối cuộc nói chuyện chúng tôi mới nói đến vấn đề này.

- Ông không thể nói chi tiết hơn à?

- Không. Nhưng tôi có thể khẳng định là sự việc đã xảy ra khoảng nửa giờ cuối.

- Sau khi tàu ngừng lại à?

- Phải. Tôi gần như chắc chắn điều đó.

- Tốt, Đại tá có biết nước Mỹ không ?

- Không. Tôi chưa bao giờ đặt chân đến đó.

- Ông có nhớ một đại tá người Anh tên là Armstrong không ?

- Armstrong ? …Armstrong…Tôi biết 2 hay 3 người tên như thế. Tommy Armstrong, sư đoàn 60 Selby Armstrong bị chết trong trận Somme.

- Tôi muốn nói đến đại tá Armstrong, người đã lấy một người vợ Mỹ có một đứa con bị bắt cóc và bị giết.

- À, tôi nhớ có đọc vụ này trên báo. Đó là Toby Armstrong. Tôi chưa bao giờ gặp ông ấy. Nhưng tôi đã nhiều lần nghe nhắc đến Toby Armstrong như là một sĩ quan giỏi. Ông ta đã được huân chương Victoria.

- Người đàn ông bị giết tối qua là kẻ bắt cóc và giết con đại tá Armstrong.

- Nếu thế, đối với hắn ta như thế là đáng lắm …Tuy nhiên, tôi còn muốn thấy hắn ta bị treo cổ hay lên ghế điện nữa kìa, theo luật Mỹ.

- Ông thích sự trừng phạt theo luật pháp hơn sự trả thù cá nhân à?

- Trả thù cá nhân áp dụng ở Corse, ở Ý hay của bọn Mafia không thể chấp nhận được. Ông muốn nghĩ gì tùy ý. Theo tôi, luật pháp ban hành bởi tòa án là chắc chắn nhất.

Poirot nhìn đại tá Arbuthnot/

- Tôi tán thành ý kiến của ông. Và tôi nghĩ như thế là tạm đủ. Ông còn nhớ một điều gì có vẻ khả nghi không?

- Không còn gì nữa, trừ phi …đến đây Arbuthnot do dự.

- Xin ông hãy tiếp tục cho.

- Ồ, chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt thôi mà. Khi tôi về phòng, tôi thấy cánh cửa cạnh phòng tôi phòng cuối …ở tít cuối.

- Phải số 16?

- Đúng rồi. Cửa phòng số 16 hé mở và người hành khách ló đầu ra ngoài hành lang, rồi sau đó vội vã đóng cửa vào. Điều làm tôi ngạc nhiên là cử chỉ vội vã đó.

- Dĩ nhiên, - Poirot nói.

- Có thể tất cả là bình thường. Nhưng trong sự yên lặng của tảng sáng, một cái đầu ló ra rồi lại thụt vào, có một cái gì mờ ám …như trong truyện trinh thám vậy.

- Arbuthnot đứng lên:

- Nếu ông không cần tôi nữa, tôi xin phép…

- Cám ơn đại tá rất nhiều.

Arbuthnot lưỡng lự. Cảm tưởng khó chịu ban đầu của ông đã hoàn toàn bị đánh tan.

- Về phần cô Debenham, - Arbuthnot nói một cách vụng về và mặt hơi đỏ. Tôi xin nói cho ông rõ rằng cô ta là một người hoàn toàn không có gì đáng chê trách … một Pukka Sahib[1]

Nói rồi Arbuthnot ra ngoài.

- Pukka Sahib có nghĩa là gì? Bác sĩ Constantine hỏi.

- Có nghĩa là, Poirot nói, bố và các anh của Debenham học cùng trường với Arbuthnot.

- Ủa, điều đó thì có dính líu gì đến vụ án? Bác sĩ Constantine nói với vẻ thất vọng.

Poirot nhịp những ngón tay trên bàn và lại trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng, ông nói:

- Đại tá Arbuthnot hút ống điếu. Trong phòng của Ratchett tôi đã tìm thấy cái nạo ống điếu. Còn ông Ratchett chỉ hút xì gà.

- Vậy ông nghĩ là …

- Cho đến giờ phút này, ông ta là người duy nhất thú nhận mình là người hút ống điếu. Ngoài ra ông ta đã nghe, nói đến đ i tá Armstrong và có thể ông ta biết Armstrong mà không thù nhận.

- Ông đoán là …

Poirot lắc đầu quầy quậy:

- Không, không thể chấp nhận được …hoàn toàn không thể chấp nhận được chuyện một người Anh khả kính với trí thong minh bình thường, trọng luật pháp lại có thể đàm kẻ thù của mình mười hai nhát dao! Ông đồng ý chứ?

- Vâng, chỉ cần suy nghĩ một phút thôi.

Ông Bouc nói:

- Chúng ta cần chú ý đến tâm lý của mỗi cá nhân. Vụ án mạng này có mang chữ ký nhưng không phải của Arbuthnot. Chúng ta hãy sang người tiếp theo.

Lần này ông Bouc không nhắc đến anh chàng người Ý nhưng ông nghĩ đến.

Chú thích:

[1] Nguyên văn

 Hết chương 16. Mời các bạn đón đọc chương 17!

Nguồn: truyen8.mobi/t34110-chuyen-xay-ra-tren-con-tau-toc-hanh-phuong-dong-chuong-16.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận