Con Quỷ Áo Xanh Chương 7-8-9


Chương 7-8-9
Ngay từ lúc tôi trở về lại khu phố 116th Street, trời Califonia hôm nay đẹp thật.

Những cụm mây trắng lững lờ trôi về phía rặng núi San Bemadmo, có thể nhìn thấy những mảng tuyết trắng phủ trên đỉnh núl, tôi ngửi thấy mùi rác bị tiêu hủy bốc hơi thật xa.

Chiếc ghế dài trong xưởng vẽ còn để nguyên như lúc buổi sáng tôi ra đi. Tập văn thư tôi đã đọc qua được xếp lại ngay ngắn vẫn nằm nguyên trên ghế nệm. Bát đĩa quăng vô trong chậu chưa rửa.

Tôi kéo màn cửa nhặt một chồng thư mà người phát thư nhét qua khe cửa.

Đến khi nào còn được làm chủ một ngôi nhà ngày nào tôi cũng có thư, tôi thích đọc thư. Ngay cả thư quảng cáo tôi cũng không bỏ qua.

Tôi đọc xong một lá thư cam kết cho tôi một năm miễn phí bảo hiểm, một thư báo tôi có may mắn trúng thưởng một ngàn đô la. Rồi tôi đọc đến một lá thư luân lưu đoán tôi sẽ chết nếu tôi không chịu sao ra sáu bản gởi cho những người mà tôi quen biết và hai đồng tiền mười cent gởi cho bưu điện ở Illinois. Tôi đoán đây là một băng nhóm bọn da trắng đánh vào thói mê tín của dân Negro miền Nam. Tôi quăng lá thư qua một bên.

Nghĩ lại sáng hôm nay được ngồi nhà đọc thư thật thú vị biết mấy. Ấm nấu cà phê sôi reo dưới nhà bếp, bên ngoài sân bầy chim sẻ kêu ríu rít. Tôi lật ngược chiếc túi xổ ra một đống phiếu coupon, bên dưới còn một phong thư nho nhỏ màu xanh. Phong bì có mùi thơm với nét chữ xinh xắn cho thấy nó được viết ra từ bàn tay một phụ nữ tài hòa. Thư đóng dấu từ Honston, ngoài bì đề tên người nhận là "Ngài Ezekiel Rawlins". Tôi cầm lá thư đến ngay bên cửa sổ để nhìn cho rõ. Mọi khi tôi có nhận được thư nhà bao giờ đâu, lại biết cả tên thật.

Tôi ngồi nhìn ra cửa sổ một lúc rồi mới quay vô đọc thư. Con chim cà cưỡng đậu trên bờ rào chăm chăm nhìn theo con chó dữ sau vườn nhà. Con chó lại gầm gừ nhảy chồm lên phía con chim đang đậu. Mỗi khi nó cựa mình vô bờ rào thì con chim lại nhấc mình như muốn bay đi nhưng rồi nó đậu lại. Con chim đậu lại một chỗ chăm chăm nhìn xuống hàm răng gớm chiếc của con chó, có cảm giác nó say sưa với cảnh vật kỳ lạ nơi đây.

"Easy thân ái!

Vì tính nghĩa anh em nên Sophie cho tôi địa chỉ của cậu. Cô nàng mới từ Houston về lại đây, nàng nói ở Hollywood sao mà quá tải. Nghe vậy lúc đó tớ hỏi lại quá tải là thế nào. Còn bé đắp cụt ngủn, "là quá tải". Cụ thể mỗi lầm tớ nghe nàng lặp lạii câu nói y như rằng chính mình cảm thấy chân thật.

Ở đây ai cũng như nhau. Bọn chúng phá phách khu Claxton Street Lodge. Cậu có thể nhìn đủ thứ bẩn thỉu quanh đó.

Etta cũng đàng hoàng có điều nàng đuổi tớ ra ngoài. Hôm đó tớ ở lại nhà còn bé Lucinda uống say mới về. Quên cả tắm rửa. Tớ biết là mình có lỗi. Cậu lấy đó làm gương để nể nang vợ một chút, việc tắm rửa khỏi phải nhờ ai. Tớ biết nay mai nàng sẽ gọi mình về.

Cậu thấy thằng con trai mình chưa, Easy. Thằng Lamarque nó đẹp làm. Này nó trổ mã cao lớn dữ! Etta bảo may cho nó chưa nhìn thấy tớ tức giận. Vậy mà có lúc tờ nhìn thấy mắt hắn chớp chớp. Này nó lớn khôn tớ mừng cho hắn.

Tờ nghĩ tương lai bọn mình không còn ở chung một nhà. Tờ cứ tường mình đang sống độc thân thỉnh thoảng ghe thăm phá phách làng xóm.

Lúc nào rảnh nhớ biên thư cho tớ. Gởi qua Etta là mình nhân được ngay.

Hẹn gặp lại.

Tái bút : Tớ nhờ Lucinda viết dùm, viết đúng ý mình muốn nói nếu sai tờ quất vô đít đuổi ra phố Avenue B, cậu nhớ đấy nhé?"

* * *

Việc trước mắt là tôi trở vô buồng riêng nhưng chưa biết nên làm gì bây giờ, hay là sắp xếp đồ vô túi xách rồi giã từ thành phố. Thôi thì phải lui về ẩn dật trong phòng riêng cho xong, chớ biết sao bây giờ.

* * *

Nhớ lại lúc thiếu thời bọn tôi chơi thân với nhau. Có lúc nhập bọn đánh nhau ngoài đường phố, chơi chung gái mà không si tình. Tình bạn giữa bọn tôi không thể so với tình trai gái. Cho đến lúc hắn có vợ là EttaMae Harris thì mọi chuyện khác xưa.

Có hôm khuya lắm hắn ghé nhà tôi nhờ lái xe chở hắn đi, xe này là xe cướp được đến một trang trại nhỏ hẹp vùng thị trấn gọi là Panah. Hắn đến hỏi thăm ông bố dượng về khoản tiền thừa kế mẹ hắn trước lúc chết có di chúc để lại. Trước lúc rời thị trấn thì bố dượng của Mouse và một người nữa là Clifton bị bắn chết. Lúc tôi chở Mouse về Houston trong túi hắn có hơn ngàn đô la. Tôi không hay biết vụ bắn giết nhau. Trên đường về ngồi trong xe Mouse mới kể hết cho tôi nghe. Lúc đó hắn với Clifton chặn bố Reese lại bởi lão không chịu nghe theo lời yêu cầu của Mouse. Hắn kể lúc bố Reese giật lấy súng, Clifton bị bắn gục, lập tức hắn quay qua bắn lại bố Reese. Hắn kể nghe thật vô tư, tay đang đếm xấp bạc ba trăm đô la dính đầy máu đưa cho tôi.

Mouse không bao giờ ân hận những việc hắn đã làm. Hắn là vậy đó. Hắn không có ý định thú thật cho tôi nghe, hắn lặp lại như thể là người kể chuyện cổ tích. Việc gì hắn đã làm xong ít ra cũng phải có một người được nghe hắn kể lại. Khi hắn vừa kể lại cho tôi nghe vụ việc và đưa cho tôi ba trăm đô la có nghĩa là tôi thông cảm cho việc làm chân chính của hắn.

Nghĩ lại tôi đã nhận tiền của hắn, điều này mới thật là tệ hại. Nếu hắn nhận biết được là tôi không tin tưởng hắn chắc hẳn hắn sẽ bắn vào đầu tôi. Hắn sẽ nhìn tôi như kẻ thù, hắn giết tôi vì cái tội thiếu lòng tin. Sau đó tôi giã từ Mouse và xứ sở Texas, tôi đăng ký nhập ngũ sau đó về định cư tại Los Angeles. Tôi tự oán trách mình. Tôi tình nguyện tham gia chiến đấu để chứng tỏ tôi cũng là một con người như ai. Trước ngày quân Đồng Minh đổ bộ ngày 6 tháng 6, tôi cảm thấy run sợ nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua được.

Tôi khắc phục được nỗi sợ hãi. Lần đầu xung trận đánh giáp lá cà tôi đã la hét, kêu gọi đồng đội khi vừa giết được một tên lính Đức. Hắn nằm đó đôi mắt trừng trừng nhìn về phía tôi gần cả năm phút trước khi tôi buông đầu hắn xuống. Chỉ có một lần duy nhất trong đời tôi không còn sợ hãi là khi tôi tháo chạy cùng với Mouse. Hắn tỏ ra tự tin không hề nao núng. Mouse chỉ cao hơn mét rưỡi nhưng hắn có thể chống chọi với một người to lớn như Dupree, bạn có tin là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút sau lại ngồi vô bàn gọi một đĩa mì spaghetti ăn ngon lành.

Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đầu hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàu có tôi muốn giã từ những ngày đen tối.

* * *

Tôi lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.

Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới. là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút san lại ngồi vô bàn gọi một đ a mì spaghetti ăn ngon lành.

Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đần hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàn có tôi muốn giã từ những ngày đen tối.

Tối lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.

Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới.

* * *

Vì thế nên Sophie Anderson mới quay về nhà. Nàng thích cuộc sống êm ả ở phía Nam để mỗi ngày ngồi nhìn qua cửa sổ. Mỗi khi nhìn qua cửa sổ nàng muốn gọi tên bạn bè người thân. Nàng muốn họ dừng lại vẫy tay chào trong giây lát.

Sophie là dân miền Nam chính cống, đến nỗi không bao giờ nàng thích hợp được với cuộc sống tạm bợ ở Los Angeles.

Bới ở Los Angeles không ai còn đủ thời gian dừng chân đứng lại, muốn đi đâu cũng phải lái xe. Ngay cả người nghèo mạt cũng sắm được một chiếc, dù không có nhà ở nhưng cũng phải có chiếc xe để đi lại. Dĩ nhiên là hắn biết mình đi về đâu ở Honston và Galveston và cả bên Lonisiana, cuộc sống không có ngày mai. Việc làm không ra gì nhưng vẫn kiếm được nhiếu tiền bất kể là việc gì ở Los Angeles nếu chịu khó có thể kiếm ra một trăm đô la tuần. Ai cũng thích làm giàu nên phải làm hai nơi trong tuần, còn cuối tuần đi sửa ống nước. Chẳng ai bỏ thời gian rảnh rỗi của mình để cuốc bộ ngoài phố hoặc làm món thịt bò nướng, có chăng là mong có ai đến nhờ chở đi mấy cái tủ lạnh và trả tiền hậu hĩ.

Hôm đó, tôi ngồi nhìn ra đường phố vắng tanh. Lâu lâu mới thấy được vàl đứa trẻ nhỏ đèo xe đạp, có khi là một nhóm bọn con gái rủ nhau ra cửa hàng mua bánh kẹo, nước ngọt. Tôi ngồi uống Vodka lai rai chớp mắt một lúc rồi coi lại thư Mouse vừa gởi tới, tôi chẳng làm gì hơn. Tôi muốn quên nó đi nếu hắn có hỏi tôi sẽ giả vờ như không biết là có thư của hắn.

Trời về chiều, tôi càng thấy mình được yên ổn. Tôi là người có tên tuổi, địa chỉ, trong túi có trăm đô la, đến ngày mai tôi tính quay trở lại chỗ cũ xin việc.

Tôi đang ngồi ở nhà, chai rượu Vodka đã vơi cạn vậy mà tôi cảm thấy thanh thản hơn.

Bức thư gởi đóng dấu từ hai tuần trước. Nếu tôi gặp may thì Etta đã gọi Mouse về nhà lại rồi.

* * *

Tiếng chuông điện thoại reo đánh thức tôi dậy, nhìn ra bên ngoài trời tối.

- Alô?

- Ông Rawlins, mấy bữa nay chờ mãi không thấy ông gọi.

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:

- Ông nói sao?

- Tôi đang chờ ông cho biết tin vui.

- Ông Albright đấy hả?

- Tôi đây, Easy. Sao thế?

Tôi đứng chờ một lúc cho định thần lại. Tôi định vài bữa nữa gọi cho lão vì lỡ nhận tiền.

- Có tin đây…, - tôi nói, dù còn đang tính chuyện khác. - Cô nàng đi cùng với...

- Thong thả nào, Easy. Ta muốn gặp người mới trao đổi công việc. Nói chuyện qua điện thoại không nên. Vì ta không thể trả tiền thưởng qua điện thoại được

- Thôi chờ sáng mai tôi ghé qua văn phòng.

- Sao không gặp ngay bây giờ? Anh biết chỗ vòng xoay ngoài cầu tàu Santa Monica?

- Có được rồi, nhưng mà...

- Từ đây ra đó bằng nửa đường đến nhà anh. Ta ra đó gặp đi.

- Mấy giờ rồi?

- Gần chín giờ. Một tiếng nữa cấm đường vậy là chỉ còn bọn mình ở đó thôi.

- Tôi không biết gì... tôi vừa thức dậy...

- Ta tính trả tiền cho anh đây.

- OK, Tôi sẽ ra đó ngay.

Tal tôi còn nghe rõ tiếng gác máy bên kia.

8.

Giữa hai thành phố Los Angeles và Santa Monica là một khu đất nông trại. Những người dân Nhật Bản trồng atiso, rau diếp, dâu tây, dọc hai bên hè đường.

Tôi nhớ lại buổi tối hôm đó cánh đồng sáng rực ánh trăng, gió se se lạnh.

Thú thật tôi không vui chút nào khi phải gặp lão Albright tại khu vực người da trắng như ở Santa Monica để tính chuyện làm ăn. Hãng máy bay Champion Aircraft nơi tôi làm việc cũng thuộc về thành phố Santa Monica, thường ban ngày tôi đi làm xong rồi lái xe về nhà. Chẳng khi nào la cà đây đó, chỉ trừ mấy chỗ bạn bè quen biết cùng một chủng tộc như tôi ở gần nhà. Nghĩ đến lúc gặp lão báo tin vui, lão trả một món tiền đủ để trang trải tiền nợ tháng tới, tôi mừng rơn. Tôi cứ mơ tưởng trong đầu ngày kia mình sẽ mua được nhà mới, một căn hộ ghép. Tôi còn mơ ước tận thêm được đất đai nữa kia tôi sẽ làm lụng để trả tiền thuê đất.

Lúc tôi đến nơi thì vòng xoay và khu nhà mái vòm đã đóng cửa. Trẻ con và bố mẹ lục tục ra về chỉ còn bọn thanh niên lảng vảng quanh đó hút thuốc tán dóc.

Tôi đi bộ ra cầu tàu đến chỗ tường rào chắn nhìn xuống bãi biển. Tôi đoán lão Albright sẽ nhìn ra tôi ở quanh đây, tránh xa bọn trẻ da trắng lắm chuyện rắc rối.

Không lẽ cả tuần nay tôi chỉ lo tránh những nơi cấm kỵ.

Tôi nhìn thấy con bé mập ú tách ra khỏi nhóm bạn. Nó là đứa nhỏ tuổi nhất, cỡ mười bảy, hình như chưa có hẹn hò với ai. Vừa nhìn thấy tôi nó cười chào:

- Chào ông!

Tôi chào lại nó, rồi quay nhìn về phía bờ Bắc Santa Monica dưới ánh đèn mờ. Tôi nghĩ bụng mong nó bỏ đi cho nhanh, chờ lão Albright tới đây gặp tôi, xong tôi về nhà trước nửa đêm.

- Lang thang ngoài trời thế này thích lắm nhỉ?, - tôi nghe tiếng con bé đằng sau lưng

- Thích chứ.

- Tôi ở De Moines, Iowa. Ở đấy không nhìn thấy biển. Ông là dân sống ở Los Angeles phải không?

- Không, tôi ở Texas. Tôi cảm thấy nhột nhạt phía sau gáy.

- Ở Texas có biển không ông?

- Chỉ có vùng Vịnh.

- Ông thường ra đó chơi? - Con bé nghiêng người tựa vô lan can đứng kề bên tôi - Mỗi khi nhìn thấy biển tôi vẫn còn bàng hoàng. Tên tôi là Barbara.

"Barbara Moskowitz. Một cái tên của dân tộc Do Thái".

- Ta là Ezekiel Rawlins, - tôi nói nhỏ.

Tôi không muốn cho con bé biết biệt danh. Tôi liếc nhìn qua vai thấy có hai chàng thanh niên đang nhìn quanh, hình như tìm một người trong bọn đi đâu

- Bọn chúng tìm em kìa, - tôi nói.

- Ai tìm? - con bé đáp – chị em đem em theo bởi vì cha mẹ bắt buộc. Chị em thích làm tình với Herman thích hút thuốc lá.

- Con gái đi một mình như thế này thật là mạo hiểm, cha mẹ có ý muốn em chọn một người.

- Ông có ý định xâm phạm vô người em không? - Con bé chăm chăm nhìn tôi.

Tôi còn nhớ lúc đó nhìn vô ánh mắt con bé kỳ lạ làm sao, chợt tôi nghe tiếng quát tháo:

- Mi đấy hả! Thằng da đen! Có chuyện gì vậy?

Hắn là thằng nhóc con mặt còn búng ra sữa... Hắn cỡ ngoài hai mươi lăm, cao hơn mét rưỡi, hắn sấn tới phía tôi như một tên lính xung trận. Hắn chả biết sợ, bọn ngựa non háu đá.

- Mày muốn gì? - Tôi cố giữ lời lẽ lịch sự.

- Mi hiểu ta muốn nói gì, - hắn vừa nói vừa bước tới chỗ tôi đứng trong tầm tay với.

- Để ông ấy yên, Hemlan! - Barbara hét lên - Chỗ người ta đang nói chuyện!

- Mi nói gì, hở? - hắn hỏi lại tôi - Mi không cần phải nói chuyện với bọn con gái da trắng.

Tôi muốn vặn cổ nó cho đã tay. Tôi có thể moi mắt hắn ra, bẻ gập từng ngón tay hắn. Nghĩ lại tôi cố dằn cơn giận.

Hắn rủ thêm năm tên nữa tiến về phía tôi và con bé đang đứng. Bọn chúng bước tới chưa kịp củng cố đội ngũ, tôi có thể ra tay giết hết bọn chúng ngay lúc này. Bọn chúng đã hiểu thế nào là trò chơi bạo lực? Tôi sẽ bẻ cổ bọn chúng từng đứa một, không có tên nào ngăn cản được. Làm thế nào bọn chúng chạy thoát khỏi tay tôi. Tôi vẫn có tiếng là cỗ máy sát thủ.

- Kìa! - đứa cao lớn trong bọn cất tiếng - Có chuyện gì rắc rối sao?

- Tên nigger này muốn cứu Barbara.

- À nó vừa bị cưỡng dâm.

- Để ông ta yên, Barbara quát - ông ta vừa ở xa tới đây.

Tôi đoán con bé định cứu tôi, như một người mẹ ôm đứa con vừa bị thương bên sườn.

- Barbara! - một đứa khác gọi.

- Kìa, ông bạn có việc gì rắc rối đấy? - tên lớn con hơn tôi hỏi. Nhìn đôi vai hắn rộng, cao hơn tôi một cái đầu tưởng như cầu thủ. Khuôn mặt bạnh ra, da mặt dày. Mắt, mũi, miệng hắn nổi lên như những ốc đảo giữa một vùng da trắng

Tôi nhìn quanh còn có hai đứa nữa cúi nhặt gậy gộc. Bọn chúng đứng dàn chung quanh, tôi bước lùi dựa vô lan can.

- Ta chẳng muốn có chuyện rắc rối đâu, - tôi nói. Miệng mồm tanh nồng mùi rượu.

- Mi có chuyện rắc rối đấy!

- Nghe đây, con bé chỉ vừa nói một lời chào. Ta cũng chỉ nói bấy nhiêu lời.

Chợt tôi nghĩ lại. Việc gì ta phải trả lời mi?

Herman nói xen vô:

- Hắn chỉ vừa kịp nói từ đâu tới. Con bé lặp lại y vậy.

Tôi cố nhớ từ đây ra bãi biển còn bao xa. Bây giờ tôi phải tính làm sao rời khỏi nơi này trước lúc phải có vài ba xác chết nằm lại trong số đó có tôi.

- Xin lỗi, - tiếng người đàn ông lạ mặt cất lên.

Từ phía sau chỗ hắn đang đứng là một người đội mũ rơm kiểu Panama bước:

- Xin lỗi các bạn, lão Albright nhắc lại. Lão nhếch mép cười.

- Ông muốn gì nào?, - tên kia hỏi lại.

Vẫn nụ cười trên môi. DeWitt nhanh tay rút súng, một kiểu súng trường giấu dưới lớp áo bờ lu dông, lão chĩa thẳng nòng súng vô mặt tên lớn con nhất trong bọn, nói:

- Ta muốn bắn vỡ óc mi ra tung tóe bám đầy trên lớp áo những thằng nhóc con kia, nghe rõ chưa. Ta muốn mi chết thay cho ta.

Tên lớn con nhất bọn hắn mặc chiếc quần tắm màn đỏ chói.

Hắn vừa nhích vai nghiêng qua một bên lão DeWitt nhanh tay bật cò súng.

Nghe một tiếng răng rắc như bẻ gãy khúc xương.

- Nếu ta là mi, ta không dám nhúc nhích đâu, hiểu chưa, chỉ cần nghe một tiếng thở hắt ra là ta nổ súng. Cả bọn bay đứa nào nhúc nhích ta sẽ giết sạch.

Ngoài khơi biển dậy sóng, gió se lạnh. Lúc này chỉ còn nghe được tiếng khóc lóc của Barbara đang cầm tay chị gái.

- Ta muốn bọn bay đến đây gặp một người bạn. - Lão DeWitt nói - Đây là ông Jones.

Tôi không biết nói sao đành gật.

- Đây là ông bạn của ta, - lão Albright nhắc lại. - Ta tự hào và vui mừng nếu bạn ta chịu khó hạ mình ngủ với em gái và mẹ ta.

Chẳng có ai có ý kiến về những lời lão vừa nói ra.

- Nào, ông Jones, tôi muốn hỏi ông một việc.

- Dạ thưa ngài, ờ, ông Smith.

- Ông có tin là tôi phải bắn lọt tròng cái thằng quỷ sứ này không?

Tôi bỏ lửng câu hỏi đó. Hai thằng nhóc nọ đứng khóc lóc còn tên lớn con như cầu thủ chờ lâu sốt ruột cũng phát khóc.

- Thôi được, - Nghĩ ngợi một lúc tôi mới nói - Nếu như hắn không biết nhận lỗi vì lỡ lời nhục mạ tôi thì ông cứ giết.

- Tôi ân hận, - thằng nhóc nói.

- Mi biết nói thế à? - lão Albright hỏi lại.

- Mi ân hận tới cỡ nào? Nghe đây, ta muốn hỏi mi đã biết ân hận rồi chứ?

- Dạ thưa ngài biết ạ.

- Mi đã biết ân hận? - Lão vừa hỏi xong câu đó chĩa mũi súng vô ngay cặp mắt nhỏ xíu đang chớp chớp - Đừng có chớp mắt, ta muốn mi phải mở mắt nhìn thấy viên đạn xuyên qua nòng. Nào mi đã biết ân hận rồi chứ?

- Dạ có ạ.

- Nào, mi nói được thì làm được. Phải chứng tỏ cho bạn ta thấy. Ta muốn thấy mi quỳ xuống liếm vô thằng nhỏ của ông bạn ta kia. Ta muốn nhìn thấy mi mút cho sạch...

Nghe lão Albright ra mệnh lệnh thằng nhóc vội khóc thét. Phải nói thiệt tình lão chỉ muốn đùa thôi, lão chơi ác như vậy tôi cũng cảm thấy đau xót cho hắn.

- Quỳ xuống ngay không thì chết, nhóc con! "

Mấy nhóc kia để mắt dán vô tên cầu thủ đang từ từ khuỵu xuống. Bọn chúng ùa bỏ chạy khi vừa nhìn thấy lão Albright quật nòng súng vô một bên đầu thằng nhóc

- Cút đi ngay! - lão Albright quát - Nếu bọn bây báo cảnh sát ta sẽ đi lùng sục từng đứa một.

Chỉ còn lại tôi với lão. Từ đàng xa tiếng cửa xe đóng mở dội lại ầm ầm, tiếng máy xe ôtô gầm rú vọt nhanh ra khỏi bãi đậu xe ra tới ngoài đường lộ.

- Bọn chúng phải biết thế nào là lễ độ, - lão Albright nói. Lão giấu khẩu súng nòng 0.44 vô bao bên trong chiếc áo bờ lu dông. Ngoài cầu tàu vắng tanh mọi vật chìm trong bóng đêm lặng lẽ.

- Ta tin chắc bọn chúng không dám báo cảnh sát về chuyện lúc nãy, dù sao chúng ta cũng nên rời khỏi chỗ này phòng khi nhỡ có bề gì, - lão nói.

* * *

Chiếc xe Cadillac trắng của Albright đậu bên trong bãi xe dưới gầm cần tàu. Lão lấy xe ra nhắm hướng Nam chạy dọc theo bãi biển. Đèn điện còn leo lét mấy ngọn, trăng sáng lờ mờ, nhìn ra biển từng đợt sóng nhấp nhô lóe sáng như những bầy cá khoe mình với những vì tinh tú trên trời cao. Một bần trời có trăng sao, một miền đất chìm trong bóng đêm.

Lão vặn rađiô nghe nhạc, bài hát "Hai kẻ lạc loài" ca sĩ Fats Waller trình bày. Tôi nhớ ra bài hát đó ngay, vừa nghe tôi đã rùng mình. Không phải tôi sợ hãi. Phải nói là tôi tức giận bởi lão làm nhục bọn trẻ. Tôi không màng đến cách suy nghĩ của bọn trẻ ra sao, tôi chỉ lo biết đân lão Albright sẽ lặp lại điều đó với người thân của tôi và thậm chí còn tồi tệ hơn chính tôi là nạn nhân. Nếu lão muốn giết tôi, lão có quyền thực hiện.bởi tôi không biết quỳ lạy van xin lão hay với bất kỳ ai.

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa lão Albright muốn giết thằng nhóc đó.

- Này Easy, anh có được thông tin gì nào? - nghĩ ngợi một lúc lão mới hỏi tôi.

- Tôi ghi được đia chỉ và tên tuổi. Tôi ghi nhận được ngay lần cuối nàng gặp gỡ người quen. Tôi biết rõ lal lịch và nghề nghiệp của tay đó. - Tôi tự hào lúc còn trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức. Joppy đã từng bảo tôi cứ cầm lấy tiền, giả vờ tìm ra được con bé, đến lúc tôi moi ra được thông tin mới khoe khoang.

- Thật xứng đáng đồng tiền bát gạo.

- Tôi muốn biết mọi việc ra sao cái đã.

- Cái gì kia? - lão Albright hỏi. Lão cho xe ra gần tới ngoài mé lộ trông ra ngoài biển Thái Bình Dương lung linh gợn sóng. Đêm nghe sóng biển vỗ bờ, dù đang ngồi bên trong xe cửa đóng kín mít.

- Tôi muốn biết liệu con bé đó không việc gì chứ và bọn kia nữa.

- Bộ anh tưởng tôi là Thần thánh hay sao? Tôi có thể đoán được chuyện tương lai hay sao? Tôi nghĩ là con bé khôn 508e g việc gì đâu. Thằng bạn tôi hắn là người yêu của con bé. Hắn định mua sắm nhẫn vàng tính chuyện trăm năm. Anh nên nhớ biết đâu tuần tới con bé lỡ quên không gài khóa giày, nó vấp té ngã gãy cổ như vậy là anh không thể đổ cho tôi biết trước mà không nói.

Tôi cho là chỉ còn cách đó mới tránh né lão. DeWitt không cam kết một lời nào nhưng tôi tin lão không đến nỗi làm hại con bé trong ảnh chụp.

- Con bé đi cùng với một người tên Frank Green hôm thứ Ba tuần trước. Hai đứa vô trong quán bar bên ngoài treo bảng hiệu Playroom.

- Con bé đó đâu rồi?

- Có một bà cho tôi biết bọn chúng cùng băng nhóm, Green với lại con bé đó, vậy có thể cô nàng đi theo hắn.

- Ở đâu vậy? lão hỏi. Lần này lão không cười và không còn ăn nói tử tế nữa, đến lúc bàn tính chuyện làm ăn, sòng phẳng đâu ra đó.

- Hắn có một căn hộ tại khu Skyler và Eighty - Third Place thường gọi là khu Skyler Arms".

Lão móc ví ra tay cầm bút viết hí hoáy vô trang giấy ghi chép. Lão nhìn tôi chăm chăm, hai con mắt như thất thần, tay cầm bút gõ lên tay lái xe.

- Còn gì nữa không?

- Frank là một tay găng-tơ tôi nói.

Nghe vậy DeWitt lại cười:

- Hắn cùng băng nhóm với bọn chặn xe cướp giật. Bọn chúng chỉ lấy rượu, thuốc lá, đem bán quanh vùng phía Nam California.

- Bọn côn đồ à?

Lão DeWitt hỏi mà chưa kịp dằn giọng cười xuống.

- Côn đồ, thế đấy. Hắn có cả dao nữa kia.

- Anh đã nhìn thấy hắn đụng độ với ai chưa? Ta muốn nói anh đã nhìn thấy hắn giết ai chưa?

- Tôi thấy hắn chém một người trong quán bar, tay lắm mồm đó chưa biết Frank là ai.

Chợt đôi mắt lão DeWitt sáng rỡ, lão nghiêng người ra phía trước sát bên tôi hơi thở khô khốc phả vô quanh cổ.

- Ta nhắc để anh nhớ lại một việc, Easy. Anh nên nhớ lại ngay cái lúc Frank rút dao ra đâm kẻ lạ mặt đó.

Một lúc san tôi mới gật đầu khi nghĩ ra cân trả lời.

- Trước lúc sáp lại gần hắn có vẻ ngập ngừng gì không? Ta muốn nói dù chỉ thoáng qua.

Tôi chợt nhớ lại lúc đó trong quán bar đông nghẹt ở phố Figueroa. Một tên lớn con đang nói chuyện với con bé đi theo Frank, lúc Frank bước tới hắn đưa tay chụp trước ngực định xô ra. Frank trợn mắt nghiêng đầu một bên như muốn nói cho mọi người nghe "Coi kìa cái thằng quỷ này giở trò gì đây! Hắn muốn chết, ngu ngốc đến thế!" Frank rút dao ra ngay tên nọ co người lại dựa vô quầy bar tay ôm bụng cố chịu đau...

- Nó nhanh như chớp ông ạ, - tôi nói.

Lão DeWitt cười nhạt.

- Thôi được rồi, lão nói - Thế là ta biết rõ mọi chuyện.

- Ông có thể tiếp cận con bé lúc nó đi ra ngoài một mình. Frank thì suốt ngày bám sát tuyến đường xa lộ. Tối bữa kia tôi còn trông thấy hắn tại quán bar của John, hắn ăn mặc đồng phục của bọn chặn xe cướp của như vậy hắn sẽ vắng nhà vài ba bữa nữa.

- Thế thì càng hay, - lão Albright đáp. Lão ngồi ngay ngắn lại. - Không còn lo chuyện rắc rối nữa. Anh còn giữ tấm hình đó chứ?

- Không, - tôi nói gạt - Tôi không mang theo đây. Tôi bỏ quên ở nhà.

Lão liếc nhìn về phía tôi, chắc là lão không tin. Không hiểu sao tôi còn muốn giữ lại tấm hình của nàng. Cái nhìn của nàng khiến tôi cảm thấy tỉnh cả người.

- Thôi để đó khi nào gặp lại nàng ta mới cần, anh biết không, ta muốn sau khi xong việc mọi thứ phải gọn gàng... Đây, thêm một trăm đô la nữa, anh giữ tấm danh thiếp này. Anh chỉ việc đến ngay đó kiếm việc làm chờ thời.

Lão chìa ra một xấp giấy bạc cùng với tấm danh thiếp. Tối mờ thế này thấy đường đâu mà coi, tôi cho hết vô túi.

- Tôi có thể quay lại chỗ cũ xin việc, khỏi cần đến địa chỉ này.

- Anh cứ giữ lại đó! - lão nói, tay bật quẹt.

- Anh biết điều với tôi, moi ra được thông tin này, tôi phải biết điều lại với anh. Làm ăn với ta đơn giản chỉ vậy thôi, Easy. Ta chơi sòng phẳng.

* * *

Trên đường quay trở lại, đường sá vắng tanh sáng sủa. Chiếc rađiô phát ra điệu nhạc do tay Beuny Goodman biểu diễn, lão DeWitt ngâm nga hát theo y như là lão đã từng theo ban nhạc.

Chiếc xe dừng lại gần chỗ cầu tàu, mọi thứ y như lúc chúng tôi bỏ đi. Tôi mở cửa xe bước xuống. Lão Albright mới nói:

- Ta hân hạnh được cộng tác với anh, Easy. - Lão chìa tay ra vẫn cái bắt tay như quấn chặt lấy bàn tay tôi, lão nhìn tôi như muốn nói một cân bỡn cợt, - Anh biết không, tôi còn thắc mắc một việc.

- Việc gì thế?

- Anh làm sao để cho bọn nhóc xúm lại quanh anh vậy? Anh cứ hạ gục từng tên thì làm sao bọn chúng dồn anh vô bờ rào được.

- Tôi không giết bọn trẻ, - tôi nói.

Lão Albright lại phá ra cười, buổi tối đó lão phải cười đến hai lần.

Lão chào rồi để tôi ra về một mình.

9.

Tổ công nhân nơi tôi làm việc trong dãy hangar nằm ở phía Nam hãng máy bay Santa Monica. Sáu giờ sáng tôi đã đến nơi, trước giờ giao ca. Tôi muốn ghé lại thăm Beuny, Benito Glacomo trước giờ bọn chúng vô ca. Mỗi lần hãng Champion đưa ra một kiểu máy bay mới cho lực lượng không quân hoặc cho một công ty hàng không dân sự đều phải có một vài nhóm lắp ráp loại bỏ được những chỗ hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Benito phụ trách toán thợ chuyên về các bộ phận bên cánh trái, bộ phận này làm xong sẽ chuyền giao qua toán khác lắp rắp hoàn chỉnh chiếc máy bay. Đến lượt các chuyên viên kiểm tra lại các chi tiết bằng cách dùng kính hiển vi đo đạc các bộ phận rời một lần cuối trước khi đưa vào lắp ráp.

Đấy là một công việc hết sức tỉ mỉ, công nhân lắp ráp tự hào khi một sản phẩm được làm ra, riêng với Benito thì khác hắn cảm thấy khó chịu mỗi khi bọn tôi nhận một công trình mới.

Thế nên hắn tìm cách buộc tôi nghỉ việc. Tôi vừa nhận một ca làm việc nặng nề, tổ của tôi có hai công nhân bị cúm, tôi thì mệt dừ. Beuny yêu cần cả tổ ở lại kiểm tra công tác, có tôi thì cuộc kiểm tra mới được thông qua nhanh chóng, tôi bảo thôi chờ đến sáng mai. Cả tổ nghe theo tôi. Tôi không làm tổ trưởng nhưng Beuny tin tưởng tôi, hắn muốn cả tổ noi gương tôi bởi vì tôi là công nhân xuất sắc Ngày hôm đó thật sự cực nhọc, vất vả. Tôi thèm được ngủ một giấc cho đã rồi sau đó sẽ bắt tay vào việc. Nhưng Beuny không chịu nghe theo tôi. Hắn bảo tôi hãy chiu khó nếu muốn được tăng lương, lúc đó tôi chỉ còn kém Dupree một bậc.

Tôi mới nói là hôm nào tôi cũng lo làm quần quật, công việc tại hãng xưởng cũng cực nhọc không thua gì công nhân đồn điền phía Nam. Bọn chủ coi công nhân như lũ trẻ con mà lũ trẻ đa số đều lười biếng ai cũng biết điều đó. Beuny muốn chỉ cho tôi thấy được vị trí hắn là chủ còn tôi là tớ.

Bọn công nhân da trắng không quan tâm đến chuyện đối xử giữa chủ và tớ bởi bọn chúng không xuất phát từ giai cấp bị khinh miệt như tôi tớ. Bọn công nhân da trắng thường nói "Phải đó, Beuny, nên gọi bọn chúng như vậy" nhưng mà quỷ tha ma bắt làm sao tôi hiểu ra được còn Beuny thì hiểu quá rõ. Hắn khoái chí cười vênh váo thích mời ông Devenport hoặc bất kỳ ai một chầu bia. Nhưng bọn công nhân Negro không thích ngồi uống bia chung bàn với Beuny. Bọn tôi không thích vô chung một quán bar, không thích cùng ngắm mấy em biểu diễn.

Vậy thì tôi còn biết làm gì hơn là nên ở lại nếu muốn tiếp tục làm việc rồi sáng ngày mai trở vô kiểm tra công tác. Nếu tôi báo cáo không có gì sai sót hắn sẽ nhờ tôi đi mua bia uống.

* * *

Tôi đang đứng trước cửa xưởng sửa chữa máy bay. Mặt trời chưa lên cao nhưng nhìn khắp nơi sáng trưng. Nhìn quanh nền xi măng trống trơn chỉ còn hai chiếc xe tải đang đậu và tấm giấy dầu che phủ bộ phận ráp cánh máy bay. Trở lại chỗ làm việc thường ngày thấy nó mới ấm cúng làm sao. Không còn nhìn thấy những tranh ảnh bọn gái nhảy lòe loẹt nhan nhản khắp nơi, những cặp mắt say rượu lờ đờ của bọn da trắng. Tôi được ở chung trong một đại gia đình công nhân chỉ biết làm việc hết ngày thì về nhà, tối ngồi coi báo hay xem chương trình Milton Bene biểu diễn.

- Easy!

Y như rằng giọng nói của Dupree lúc vui cũng như lúc hắn chuẩn bị rút súng ngắn nòng ra khỏi bao.

- Kìa, Dupree! - tôi quát một tiếng.

- Cậu nói gì với Corett vậy, hả? - hắn vừa hỏi vừa bước về phía tôi.

- Chả nói gì cả. Sao cậu hỏi vậy?

- Vậy thì hoặc là cậu có nói gì với con bé hoặc là tớ nói tầm bậy nên nàng mới bỏ đi từ sáng hôm qua không thấy về.

- Nghĩa là sao?

- Thật mà. Nàng làm bữa ăn sáng xong rồi phải đi ngay vì có việc riêng hẹn tối về ăn cơm, từ đó đến nay không thấy mặt mũi đâu hết.

- Nàng không về nhà hở?

- Không thấy. Tớ phải lo hâm lại món thịt hộp đêm hôm qua rồi ngồi chờ mãi cũng không thấy về.

Dupree đứng cao hơn tôi một cái đầu, hắn có thân hình lực lưỡng như Joppy thuở còn là võ sĩ quyền Anh. Hắn đang vờn quanh chỗ tôi ngồi như chuẩn bị ra đòn dồn dập.

- Không, tớ chả nói gì hết, bọn tớ đưa cậu vô giường nằm ngủ, nàng pha một ly rượu xong tớ về nhà. Chỉ có vậy.

- Rồi nàng bỏ đi đâu? - hắn lại hỏi.

- Làm sao tớ biết? Cậu đã biết con người Coretta rồi. Nàng kín miệng lắm. Biết đâu nàng về thăm bà dì ở Compton. Hay không chừng nàng bay qua bên Reno.

Dupree ngồi im một lúc chợt hắn bật cười.

- Cậu nói nghe hay đấy, Easy.Coretta nghe nói đến máy đánh bạc là nàng giã từ mẹ ra đi liền

Hắn vỗ vai tôi rồi lại cười.

Tôi thề là không bao giờ dòm ngó đến vợ người ta. Tôi đã thề đi thề lại bao nhiêu lần rồi.

* * *

- Rawlins, - một giọng nói nghe đâu từ phía văn phòng nhỏ hẹp sau nhà xưởng máy bay. - Cậu đấy hả! - Dupree nói.

Tôi bước qua phía đó. Chỗ này trước kia là khu nhà lắp ráp sẵn giống nhà lều hơn là một căn phòng. Beuny đặt bàn làm việc tại đây để gặp mấy ông chủ hoặc khi ra lệnh sa thải công nhân. Cách đây bốn bữa hắn gọi tôi vô giải thích vì sao hãng Champion không thuê mướn công nhân không chịu làm tăng ca.

- Thưa ông Giacoma, - tôi mở lời. Cái bắt tay không có vẻ gì là thân thiện.

Beuny đứng thấp hơn tôi, vai hắn rộng, bàn tay to, mái tóc đen nhánh nay đã lốm đốm muối tiêu. Nước da sậm màn còn hơn dân da đen. Nhưng nhìn kỹ vẫn nhận ra Beuny là dân da trắng còn tôi là một tên Negro. Hắn muốn tôi lao động hết mình, hắn muốn tôi tỏ ra biết điều vì nhờ hắn nên tôi mới có được một chỗ làm. Hắn chăm chăm nhìn về phía tôi, lưng hơi khom như thể một võ sĩ quyền

Anh đứng thế thủ.

- Easy, - hắn cất tiếng.

Chúng tôi bước vô trong, hắn chỉ tay về phía chiếc ghế trước mặt. Hắn bước vô chỗ ngồi hai chân ghếch lên bàn tay châm thuốc hút.

- Này Easy, ta nghe Dupree nói là cậu muốn trở lại xin việc.

Tôi đang liên tưởng đến chai rượu uýtki mà Beuny còn cất trong ngăn kéo.

- Dạ phải, thưa ông Giacomo, tôi đang cần việc làm để mà có cơm ăn. - Tôi ngồi dựa lưng thẳng vô thành ghế ngẩng cao đầu. Tôi không muốn hạ mình trước mặt hắn.

- Đấy cậu thấy chưa mỗi khi sa thải công nhân ta không thể đổi ý ngược lại. Bọn công nhân sẽ nghĩ là ta nhân nhượng nếu cho cậu vô làm lại.

- Vậy thì tôi cần phải làm việc gì nào. - Tôi nhìn vô mặt hắn hỏi.

Hắn ngồi lùi ra phía san thu người lại trong chiếc ghế - Cậu nói vậy à?

- Dupree bảo với tôi ông sẽ nhận tôi vô làm lại.

- Ta đâu ngờ ai cho phép hắn nói vậy. Ta chỉ nói là nếu có cần việc gì gặp ta nói chuyện. Cậu còn muốn nói điều gì nữa không?

Tôi chưa hiểu ra ý Beuny muốn nói gì. Tôi đang nghĩ cách vừa tâng bốc hắn vừa giữ được thể diện của mình. Tôi chợt nghĩ tới một nơi làm việc ở chỗ khác với một tên da trắng khác. Trên bàn làm việc DeWitt Albright bày sẵn chai rượu và khẩu súng ngắn. Mỗi khi lão đặt câu hỏi tôi trả lời ngay, có thể tôi hơi lúng túng, nhưng còn nói đâu ra đó. Với Beuny hắn chả thèm để tai nghe tôi nói gì. Hắn chỉ muốn nhìn thấy bọn công nhân quỵ lụy trước mặt hắn. Hắn không phải là một doanh nhân, thái độ của hắn là của một tay chủ đồn điền, hắn muốn làm một tay chủ nô lệ.

- Bây giờ sao đây Easy?

- Thưa ông Giacomo, tôi muốn xin vô làm trở lại. Tôi muốn làm việc, một việc làm lương thiện.

- Chỉ có vậy thôi sao?

- Dạ không, chưa hẳn đâu. Tôi đang cần một món tiền để lo trả nợ cầm cố và để lo miếng ăn. Tôi cần có nhà để trú thân, một nơi để nuôi dạy con cái. Tôi còn lo sắm quần áo để đi chơi pool, chơi bi da rồi đi lễ nhà thờ.

Beuny bỏ chân xuống xong rồi đứng ngay dậy.

- Ta phải trở lại văn phòng làm việc. Easy...

- Tôi là ông Rawlins, - tôi vừa nói rồi đứng dậy nhìn hắn. - ông khỏi phải lo giúp tôi có việc làm tôi chỉ cần ông biết tôn trọng tôi hơn trước.

- Xin lỗi, - hắn nói. Hắn định bước đi nhưng tôi dang chân ra chặn lại.

- Tôi nhắc lại. tôi chỉ muốn ông tôn trọng tôi một chút. Bây giờ cho phép tôi được gọi ông là Ngài Giacomo, đúng tên cúng cơm của ông. Tôi với ông không phải là bạn bè vậy không có lý do gì ăn nói vô lễ với ông, gọi ngay tên riêng của ông ra. - Nói xong tôi chỉ tay vô ngực. - Hãy gọi tên tôi là ngài Rawlins.

Hắn nắm chặt tay lại nhìn thẳng ngực tôi như một tay võ sĩ. Tôi biết hắn nghe thấy giọng nói tôi run run. Hắn phải biết ngay lúc này một trong hai người sẽ ra đi nếu hắn nhào tới. Có ai biết được? Biết đâu hắn mới nhận ra chính hắn đã nghĩ sai.

- Tôi xin lỗi, ông Rawlins - hắn cười nhìn tôi - Hiện không còn chỗ trống nào hết. ông ráng chờ mấy tháng nữa rồi trở lại đây, khi dây chuyền sản xuất mới vận hành.

Nói xong hắn mời tôi ra về. Tôi lặng lẽ quay đi.

Tôi nhìn quanh tìm Dupree nhưng chẳng thấy hắn đâu, bên trong trạm cũng không. Tôi lấy làm lạ dù sao cũng thấy vui trong bụng vì mình vẫn còn nghĩ tới hắn. Tôi nghe hơi thở mình phập phồng như muốn bật ra một tiếng cười. Tôi đã trả xong hết món nợ và cảm thấy chính mình có thể tự đương đầu với hoàn cảnh. Lúc bước ra tới chỗ bãi xe tôi chợt liên tưởng đến khái niệm thế nào là tự do.

 

Hết chương 9. Mời các bạn đón đọc chương 10!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/41086


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận