Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 6

Chương 6
Vận dụng trí tuệ phải hiểu được bản chất con người

Chỉ có trí tuệ xuất sắc thì không đù, vấn đề chính là làm thế nào để sử dụng nó một cách xuất sắc.                                                                                

........................................................  Descartes (Pháp) '

Ai cũng biết đi bằng đôi chân;

Nhưng bước chân của mỗi người lại khác nhau;

Ai cũng biết nhìn bằng đôi mắt;

Nhưng góc nhìn đối với mỗi sự vật lại khác nhau;

Hiểu được đặc tính của con người thì mới có được sự lựa chọn đầy trí tuệ.

Trước khi chúng ta bắt đầu một sự việc trọng đại, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận thì mới không gặp phải nguy hiểm.

Lấy một ví dụ, trong đầm lầy có hai con ếch, mùa hè đến, đấm lầy khô cạn hết, chúng liền tìm đến một nơi ở mới. Không lâu sau, chúng tìm thấy một cái giếng rất sâu, một con liền nói với bạn mình: “ôi, chúng ta hãy cùng sống trong cái giếng này đi!”

Con ếch kia trả lời bạn: “Nếu nước trong giếng lại cạn đi thì chúng ta làm sao mà lên được?”

Con ếch hiểu được những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ nó đã có nhìn nhận về sự mạo hiểm.

Có hai con ếch khác là đôi bạn thân. Một con đến sống trong đầm lầy ẩm ướt, còn một con thì sống trong rãnh nước nhỏ trên đường. Con ếch sống trong đầm lầy khuyên bạn nên chuyển đến chỗ của nó, vì ở đó không những dễ chịu, mà còn khá an toàn. Nhưng bạn nó không nỡ rời khỏi nơi nó đã quen sống bấy lâu nên không đồng ý. Kết quả là chẳng bao lâu sau, nó bị xe cộ qua lại trên đường chẹt chết.

Câu chuyện này cho chúng ta thấy, con người cần phải có dũng khí để mạo hiểm thử thách mới, nếu không, trong lúc do dự, rất có thể sẽ dẫn đến sự hủy diệt bản thân. Vậy, có nên di chuyển hay không? Nên mạo hiểm hay chấp nhận sự yên ổn? Điều này không có câu trả lời nhất định, nó hoàn toàn dựa vào sự quyết định của lí trí “lựa chọn”. Chọn đúng sẽ có được hạnh phúc; chọn sai sẽ mất đi hạnh phúc. Như thế đó.

Vào thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vùng Giang Nam có một phú ông tên là V n Nhị. Có người tà kinh thành trở về, Vạn Nhị đã hỏi thăm anh ta những điều mắt thấy tai nghe.

Người đó kể rằng, gần đầy Hoàng Đế đã làm một bài thơ: “Muôn dân chưa dậy Trẫm đã dậy, Muôn dân đã ngủ Trẫm chưa ngủ, Không biết Giang Nam trù phú không, Mặt trời lên cao năm trượng vẫn chưa mở cửa hàng”.

Vạn Nhị nghe xong nhảy lên than rằng: “Trời ơi! Thế này thì nguy to rồi! Hoàng Đế đích thân quản lí, xem ra việc làm ăn không còn dễ dàng rồi! Điềm báo nguy hiểm đã xuất hiện rồi!”

Thế là Vạn Nhị liền mua một con thuyền, đưa vợ con đi vân du khắp nơi. Không lâu sau, rất nhiều gia tộc ở Giang Nam vì bị tội mà bị tịch thu gia sản, chỉ có Vạn Nhị là bảo toàn được tính mạng của cả gia đình. Từ vụ án Vạn Nhị trốn thoát thành công, có thể thấy rằng, hiểu được ẩn ý, thấy điềm báo thì phải hành động ngay để tránh rước họa vào thân. Đây cũng là một sự lựa chọn. Lựa chọn cảnh giác hoặc lựa chọn mê muội đều tùy ở mỗi con người.

Cổ nhân có câu: “không ai giàu ba họ”, ngụ ý là quá trình phấn đấu chăm chỉ của đời thứ nhất, thái độ học tập lựa chọn của đời thứ hai vẫn còn có thể duy trì được sự sung túc, nhưng đến đời thứ ba thì lại thường lựa chọn thói quen chi tiêu phung phí, nguyên nhân bởi tiền bạc kiếm được quá dễ dàng, nên không còn tinh thần chăm chỉ phấn đấu nữa, thế là dần dần sẽ mất đi ưu thế của mình.

Trong số những nhân vật cổ đại, tôi thích nhất trí tuệ của một con người, đó chính là Phạm Lãi.

Từ câu chuyện của Phạm Lãi trong “Ngô Việt xuân thu”, chúng ta có thể thấy được đôi điều. Người ta thường biết rõ chuyện về “Tây Thi”, nhưng cái giỏi giang của Phạm Lãi thì lại rất ít người biết được. Mọi người chỉ biết rằng ông là mưu thần chí sĩ của Việt Vương Câu Tiễn, sau khi Việt Vương trùng hưng phục quốc, do Phạm Lãi đã sớm nhận ra Câu Tiễn là con người “chỉ có thể cùng chung hoạn nạn, không thể cùng hưởng vinh hoa’ nên đã đưa Tây Thi cao chạy xa bay, bảo toàn được tính mạng. Văn Chung tuy nhận được cảnh báo của ông về Câu Tiễn là người .“xong việc rũ áo”, nhưng tiếc là do tham phú quí tạm thời, không thèm để ý đến, nên hậu quả sau đó đã bị chết thảm.

Đương nhiên, Phạm Lãi đưa Tây Thi bỏ trốn chỉ là hình ảnh đẹp được ca ngợi trong truyền thuyết dã sử mà thôi.

Sau khi Phạm Lãi lui ẩn giang hồ đã đổi tên thành Đào Chu Công, bằng trí tuệ của mình, ông kinh doanh buôn bán rất thuận buồm xuôi gió. Một hôm, người con thứ của ông là Phạm Hàm phạm tội chết ở nước Sở, Đại thần nước Sở là Trang Sinh là bạn tốt của Đào Chu Công, vợ của Đào Chu Công là Chung Xuân Thị muốn ông viết thư cầu cứu Trang Sinh, nhờ ông này có lời với Sở Vương. Thế là Đào Chu Công dự định sai con trai thứ ba là Phạm Cấu mang một hòm vàng bạc và một bức thư đến nước Sở để cứu anh trai.

Nhưng con trai cả của Phạm Lãi là Phạm Tuần lại cảm thấy không phục trước quyết định của người cha, anh ta cho rằng phải để bản thân thay cha đi mới đúng. Phu nhân của Đào Chu Công là Chung Xuân Thị cũng thấy có lí, nhưng Đào Chu Công nói rằng, cử con trai thứ là Phạm Cấu đi sẽ có nhiều khả năng cứu được con trai thứ là Phạm Hàm trở về, nếu cử con trai cả đi, rất có thể sẽ phải chuẩn bị tang sự. Nhưng vợ ông vẫn kiên quyết muốn con cả đi, Đào Chu Công chỉ còn cách thay đổi quyết định cử con trai trưởng sang nước Sở.

Người con cả sang đến nước Sở, tìm đến Trang Sinh, phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc để nhờ giúp đỡ, Trang Sinh liền có lời với Sở Vương, mấy hôm sau, Sở Vương bỗng ra ý muốn ban lệnh đại xá trong vài ngày sắp tới, người con thứ hai của Đào Chu Công nhờ thế mà có thể được ra tù, lúc này, người con lớn đang chờ tin ở nước Sở mới cảm thấy hối hận, nghĩ ngợi, nếu sớm biết sẽ có lệnh đại xá thì không cần phải mất nhiều tiền đến thế, thế nên anh ta bèn chạy đi tìm Trang Sinh để phân trần, Trương Sinh biết được anh ta đến để đòi lại tiền nên đã chủ động trả lại tiền.

Nhưng Trang Sinh không thấy thoải mái trong lòng nên lại đi tâu với Sở Vương rằng, Đào Chu Công là một thương gia lớn, nếu hôm nay ban lệnh đại xá của quốc gia thì bên ngoài sẽ loan truyền rằng, chúng ta đã nhận hối lộ của ông ta, vì thế chi bằng hãy xử chém con trai Phạm Hàm của ông ta rồi hãy ban lệnh đại xá, để tránh làm xấu đi hình tượng của quốc gia, Sở Vương nghe xong cảm thấy có lí nên quyết định giết Phạm Hàm rồi mới ban lệnh đại xá.

Phạm Lãi đoán việc như thần, người con trai thứ hai của ông quả nhiên không thể cứu được nữa!

Suy nghĩ của Phạm Lãi là như thế này: người con trai thứ ba Phạm Cấu là đứa con được sinh ra sau khi Đào Chu Công trở nên giàu có, do đó sẽ không để ý đến chuyện tiền bạc; còn người con lớn Phạm Tuần lớn lên trong nghèo khó, rất coi trọng tiền bạc, khi nghe thấy tin về lệnh đại xá liền nghĩ ngay đến việc đòi lại số tiền đã biếu đi, vì thế có thể thấy, bản chất con người đôi khi cũng là nhân tố mấu chốt của khả năng làm việc. Phạm Lãi ban đầu suy nghĩ như vậy nên mới quyết định cử người con thứ ba là Phạm Cấu đi cứu anh.

Do đó, có thể thấy: Việc lựa chọn là quan trọng nhất.

Có hai con ếch không cẩn thận rơi vào cái thùng chứa đầy kem, một con sau một hồi vùng vẫy đã quyết định từ bỏ nên chả mấy chốc mà bị chết chìm. Con còn lại kiên quyết đến giây phút cuối cùng, do đó nó đã không ngừng bơi qua bơi lại, không lâu sau, kem dần dần đông cứng lại thành thể rắn, nhờ thế mà con ếch này nhảy thoát được ra khỏi thùng kem.

Với hai con ếch này, con ếch đầu tiên lựa chọn sự buông xuôi, con ếch thứ hai lựa chọn sự sống sót nên kết cục đã có sự khác nhau rất lớn. Đương nhiên, con ếch lựa chọn buông xuôi không phải là lựa chọn buông xuôi ngay từ ban đầu, mà là khôn g có được sự kiên trì, nó thiếu sự nhiệt tình trong "khát vọng thành công”, nên cuối cùng không tránh nổi cái chết. Con ếch thứ hai không hề có tài trí hoặc phương pháp gì hơn người cả nhưng lại có thể sống sót.

**** THE END ****

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ! 

Nguồn: truyen8.mobi/t59905-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-6.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận