Lãnh đạo nghĩa là phải tìm ra được định mệnh của công ty mình và mạnh dạn theo đuổi nó...
Các công ty chỉ có thể trường tồn nếu họ biết hướng tới một mục đích cao cả.
JOE JAWORSKI, Trung tâm Giáo dục Tổ chức, MIT TẦM NHÌN DÀI HẠN
Trên cái kệ sách trong văn phòng mình, tôi đặt một quả cầu pha lê nhỏ. Đó là biểu tượng của giải thưởng Merlin, do Tổ chức các Chủ tịch Trẻ trao tặng tôi.
Theo truyền thuyết, Merlin được sinh ra trong tương lai nhưng lại sống ngược dòng quá khứ, càng lúc càng đi về những ngày xa xưa hơn. Chắc hẳn ông phải cảm thấy lạc lõng giữa những người cùng thời với mình lắm, vì ông mang trong mình đầy những hiểu biết phi truyền thống. Tôi chẳng phải nhà thông thái gì, nhưng đôi lúc tôi nghĩ mình hiểu được cảm giác của ông ấy. Tầm nhìn của tôi đối với tương lai, những khát vọng tôi dành cho Starbucks, quá dễ bị những người bên trong lẫn bên ngoài công ty hiểm lầm.
Một cố vấn quản lý Santa Fe, New Mexico tên là Charles E. Smith từng so sánh các giám đốc có tầm nhìn chiến lược với thầy phù thủy này. “Các nhà lãnh đạo đặc biệt”, ông viết năm 1991, “phát triển thói quen hành xử tương tự Merlin trong thời hiện đại khi họ trở thành những vị đại sứ cho một tương lai khác biệt và cấp tiến, nhằm làm cho tổ chức của họ thấm nhuần một tầm nhìn đột phá về những thành công họ có thể đạt được.”
Đầu những năm 1980, và thậm chí cho đến tận hôm nay, tôi lúc nào cũng biết rõ Starbucks sẽ trở thành một công ty như thế nào. Tôi biết diện mạo mà mình muốn, cảm giác mà các cửa hàng sẽ chuyển tải, tốc độ phát triển, và mối liên kết với nhân viên.
Hôm nay, khi nhìn về phía trước, tôi thấy một tương lai rộng mở hơn rất nhiều so với khoảng thời gian hai mươi năm mà Starbucks đã sống. Trong các phiên họp hoạch định chiến lược thường niên, đội ngũ quản lý cấp cao của chúng tôi không ngừng mài giũa tầm nhìn đó để đảm bảo rằng nó luôn tràn đầy tham vọng nhưng vẫn khả thi. Chúng tôi không ngừng làm rõ các chân giá trị của mình và cố gắng thực hiện các mục tiêu dài hạn. Tuy nhiều giám đốc của chúng tôi còn khá trẻ, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy các đức tin và mục tiêu của chúng tôi lại giống nhau đến thế.
Công ty mà tôi hình dung là một công ty vĩ đại, và trường tồn, luôn kiên định sứ mệnh mang loại cà phê ngon nhất đến cho mọi người ở tất cả mọi nơi. Các cửa hàng của nó sẽ cung cấp một trải nghiệm khiến khách hàng thỏa mãn và làm giàu cuộc sống của các cộng đồng trên toàn thế giới, từ từng tách cà phê một. Nhưng chúng tôi muốn sự táo bạo và bất chấp tri thức truyền thống của mình để đón nhận những hướng đi mới giúp nâng cao sức mạnh thương hiệu, phát minh ra nhiều sản phẩm mới khiến khách hàng ngạc nhiên và hài lòng, kinh doanh khắp các kênh phân phối, và có thể là vượt ra khỏi biên giới cà phê để phục vụ các sản phẩm khác chạm được đến cuộc sống thường nhật của con người.
Các vận hội này mang lại cho tôi cảm giác phấn khích. Ở hầu khắp các nước, mức tiêu thụ cà phê trung bình của người trưởng thành là hai tách mỗi ngày, nhưng chất lượng cà phê phần lớn lại rất tệ. Starbucks đang vững bước tăng gấp đôi số cửa hàng ở Bắc Mỹ vào năm 2000, và tôi tin rằng cuối cùng chúng tôi có thể phát triển còn nhiều hơn thế các cửa hàng ở châu Á. Trong vòng vài năm, chúng tôi đón đợi mối quan hệ hợp tác liên doanh với Starbucks, bằng cách bán Frappuccino đóng chai và các sản phẩm khác, để mang lại doanh thu vượt mức 1 tỉ đô-la, một con số lớn hơn doanh số bán hàng của Starbucks hiện nay.
Nh ng các kế hoạch của chúng tôi vượt xa các con số. Nền tảng của công ty này không phải nằm ở sự lớn mạnh. Nó nằm ở mối dây kết nối đam mê giữa chúng tôi với nhân viên, khách hàng và cổ đông.
Dù Starbucks theo đuổi bao nhiêu con đường đi chăng nữa, dù chúng tôi phát triển đến mức nào đi chăng nữa, các giá trị và mục đích cốt lõi của chúng tôi sẽ không thay đổi. Tôi muốn Starbucks được nể trọng không chỉ vì thành tích chúng tôi đạt được mà còn vì cách thức chúng tôi đạt được nó. Tôi tin rằng chúng tôi có thể bất chấp những gì mà từ trước đến nay mọi người vẫn cho là đúng đắn bằng cách giữ vững niềm đam mê, phong cách, tinh thần dám nghĩ dám làm, và mối liên kết cá nhân ngay cả khi chúng tôi trở thành một công ty toàn cầu. Cần để cho toàn thể nhân viên Starbucks ở tất cả các cấp cùng chia sẻ thành công của công ty, cả niềm tự hào lẫn những tưởng thưởng tài chính. Và nếu thông qua hành động và các nguyên tắc của mình chúng tôi có thể tạo cảm hứng cho các cá nhân và lãnh đạo ở những công ty khác vươn đến một mục tiêu cao hơn, đó chính là con đường đến hạnh phúc.
Tôi vững tin, hơn bao giờ hết, rằng chúng tôi có thể vừa làm tốt và vừa làm đúng. Chúng tôi có thể làm ăn vô cùng có lãi và thắng thế trong cạnh tranh, với một thương hiệu được đánh giá cao, và đồng thời cũng được tôn trọng vì cư xử đúng đắn với nhân viên của mình. Tựu trung, không những việc thực hiện cùng lúc cả hai điều đó là hoàn toàn khả thi, mà bạn thực sự không thể làm được điều này mà không có điều kia.
Chúng ta phải lãnh đạo bằng trái tim mình. Trong kinh doanh, cũng như trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần có một la bàn riêng để định hướng các quyết định của mình, một hiểu biết bản năng giúp ta nhận ra cái gì là quan trọng nhất trên thế giới này. Với tôi, đó không phải lợi nhuận, hay doanh thu, hay số lượng cửa hàng, mà là niềm đam mê, lòng quyết tâm và nhiệt huyết của một đội ngũ nhân viên hết lòng vì công ty. Tiền không phải vấn đề, vấn đề là theo đuổi giấc mơ mà người khác cho rằng bạn không thể đạt được và tìm ra cách chia sẻ lại cho nhân viên, cho khách hàng, và cho cộng đồng. Tôi hy vọng rằng nếu bạn nghiên cứu về Starbucks, mỗi khi bạn tập trung vào bất cứ phần nào, thay vì một hệ thống chắp vá các giá trị, bạn sẽ luôn nhận thấy những nguyên tắc định hướng đồng bộ của công ty. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, cái bạn thấy sẽ là sự chân thành, sự nguyên bản, sự tôn trọng và lòng tự trọng.
Trong cuốn sách Xây Dựng Để Trường Tồn của mình, hai tác giả James Collin và Jerry Porras bàn luận về “Các Mục Tiêu Tham Vọng Đáng Kinh Ngạc.” Đối với Starbucks, mục tiêu dài hạn đầy tham vọng của chúng tôi là một công ty vĩ đại và trường tồn với thương hiệu nổi tiếng và được coi trọng nhất trên thế giới, được biết đến như một doanh nghiệp luôn khơi gợi cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người.
Starbucks hôm nay thiếu mất những khát vọng này. Chúng tôi mắc nhiều sai lầm. Chẳng công ty nào có thể trở thành thiên đàng lý tưởng cả. Nhưng nếu bạn không đặt mục tiêu ở tầm cao, nếu bạn chỉ đặt mục tiêu “vừa đủ” hay “trên trung bình”, đó sẽ chính là những gì bạn nhận được. Nếu bạn vươn tới sự xuất sắc, bạn sẽ tạo cảm hứng cho đội ngũ của mình nỗ lực vì một mục tiêu cao hơn. Khi bạn đối mặt với khó khăn và trở ngại, bạn cần xử lý chúng một cách sáng tạo và không ngừng cải thiện phương pháp xử lý đó trong tương lai. Nhân viên sẽ tận tâm hơn nếu họ hiểu được nhiệm vụ chung mà các bạn đang cùng chung tay hướng tới.
Những vấn đề mà Starbucks đối mặt trong những năm gần đây - những chỉ trích mà họ dành cho chúng tôi về sự bành trướng của chúng tôi, rồi giá cà phê cao ngất ngưỡng, rồi doanh thu đáng thất vọng dịp Giáng sinh, rồi biết bao lời phàn nàn và chống đối - không làm chúng tôi quên đi bức tranh lớn hơn, giá trị dài hạn mà chúng tôi đã tạo ra. Không một doanh nghiệp nào có thể được xây nên, không một giấc mơ nào có thể được chạm tới, mà không phải đối mặt với thử thách, bất ngờ, và thất vọng trong suốt quá trình. Quyết tâm của chúng ta càng chân thành, các nghịch cảnh này lại càng khiến chúng ta đau đớn hơn, nhưng chúng ta cũng sẽ mạnh mẽ hơn khi phát kiến các giải pháp phản ánh được những giá trị của chúng ta.
Starbucks vẫn phải chiến đấu vất vả để thành công, và chúng tôi sẽ đối mặt với rất nhiều rào cản trong tương lai, một số còn khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng tôi đến nay đã vượt qua. Chúng tôi không thể giữ mức tăng doanh thu 5o phần trăm một năm mãi được. Tất cả các công ty lớn đều đã trải qua những năm tháng tệ hại buộc họ phải suy nghĩ và nhìn lại các ưu tiên của mình. Cách chúng ta giải quyết chúng cũng giống như việc kiểm nghiệm bằng giấy quỳ. Tôi hy vọng đội ngũ lãnh đạo của chúng tôi đã học hỏi được nhiều điều từ các rắc rối nhỏ của mình để có thể xử trí tốt những rắc rối lớn hơn trong tương lai.
Tôi không nghĩ rằng các ý tưởng phi thường hình thành nên tương lai Starbucks lại xuất phát từ bên trong. Bằng cách nhấn mạnh quyết tâm kiên định luôn tái phát minh và tự làm mới mình, bằng cách giữ cho tinh thần doanh nhân luôn sống mãi, chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để mang lại một không gian gợi mở sáng tạo.
HÃY LUÔN LẮNG NGHE VÌ ÂM NHẠC
Âm nhạc của The Beatles khiến tôi say mê, cũng như rất nhiều người khác thế hệ tôi, vì nó gợi cho tôi nhớ đến những con người, những cảnh vật, và thời gian tôi trưởng thành. Thế nên tôi luôn háo hức xem các chương trình The Beatles đặc biệt trên TV và nghe chính các thành viên The Beatles nói về lịch sử ban nhạc. Trong cuộc phỏng vấn bên lề một chương trình như thế, Paul McCartney đã nói một điều mà tôi vô cùng thấm thía.
Sau khi thu hút được một đám đông “vỏn vẹn” 5o.ooo người ở Shea Stadium, họ bắt đầu cảm thấy chán lưu diễn. Chuyến lưu diễn cuối cùng của họ kết thúc ở Công viên Candlestick, San Francisco vào ngày 29 tháng Tám 1966.
Trên chương trình truyền hình đó, Paul, George, và Ringo ngồi quanh một cái bàn, nhớ lại những lý do họ quyết định thôi không lưu diễn nữa. “Chúng tôi bắt đầu chơi nhạc ngày càng tệ trong khi tất cả các khán giả đó liên tục hò hét,” Paul nói. “Thật thích khi họ yêu quý chúng tôi, nhưng chúng tôi không nghe được thứ âm nhạc nào để mà chơi nữa.”
Chính câu nói đó đã chạm đến tận cùng bên trong của tôi. Họ không thể nghe thấy âm nhạc nữa. Khi điều đó xảy ra, họ đánh mất ý nghĩa của mình. Họ phải quay trở lại phòng thu và bình tâm lại.
Ở Starbucks, cũng như ở bất cứ doanh nghiệp nào, hay chính trong cuộc sống - có những giây phút chúng ta chỉ cố làm cho xong việc, cố dập tắt các đám cháy, cố giải quyết bất cứ một vấn đề cỏn con nào đó, đến mức ta quên mất mình thực sự ở đây để làm gì.
Tôi chắc sẽ suy sụp nếu, hai mươi năm về sau, Starbucks đạt được sự nổi tiếng mà chúng tôi nhắm đến bằng cách đánh đổi các giá trị cốt lõi của mình. Nếu chúng tôi đánh mất sự nhạy cảm và trách nhiệm của minh, nếu chúng tôi nghĩ rằng có thể bỏ lại mọi người ở phía sau khi chúng tôi trên đường hướng đến đỉnh núi, tôi cảm thấy thế nghĩa là thất bại.
Dù quanh chúng tôi có bao nhiêu lời tán thưởng, chúng tôi phải đảm bảo rằng mình nghe thấy tiếng nhạc. Như một trong những nhà văn mà tôi yêu thích, Noah benShea từng viết trong cuốn Jacob the Baker (Jacob - Người Thợ Làm Bánh), “Chính sự im lặng giữa những nốt nhạc tạo ra âm nhạc.” Đôi khi chính chúng ta phải ngừng lại để lắng nghe nó.
Một số đối tác mới ở Starbucks nghe chúng tôi nói về các con số và chưa trân trọng đúng mức nền tảng giá trị và nguyên tắc vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người đã xây nên công ty. Với họ và với các khách hàng, chúng tôi cần khiến chúng trở nên người hơn và mang tính cá nhân hơn. Chúng tôi cần thể hiện sự lựa chọn của riêng mình và tính cách của mình, để người khác không đánh giá sai chúng tôi vì thiếu hiểu biết.
Chúng tôi cần biến Starbucks thành một doanh nghiệp toàn cầu nhưng vẫn giữ vững được nền văn hóa, trái tim, và tâm hồn của một công ty nhỏ ở Seattle, Washington.
HY VỌNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Tôi nhận thấy chủ nghĩa lý tưởng trong tôi bị lỗi nhịp trước chủ nghĩa hoài nghi thời điểm những năm 1990. Chủ nghĩa hoài nghi lúc đó được coi là đồng nghĩa với sự tinh tế, và tính hời hợt lại bị lầm tưởng là hệ quả của tri thức. Những người chỉ trích coi những người theo chủ nghĩa lý tưởng là ngây ngô và tính toán. Và thậm chí nếu ai đó làm đúng trong suốt 90 phần trăm thời gian của mình, những lời phê bình vẫn sẽ chỉ tập trung vào 10 phần trăm còn lại. Nếu một công ty đặt ra các tiêu chuẩn cao, người ta rất dễ đánh giá rằng công ty đó quá tham vọng.
Trong một môi trường như thế, sao còn bận tâm đến chuyện đặt mục tiêu cao làm gì?
Có quá nhiều người không làm thế. Vậy là sự tầm thường ngự trị Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới. Khi tiến đến gần cuối thiên niên kỷ, chúng tôi nhận thấy mình đang đối mặt với sự rạn nứt các chân giá trị.
Vài năm gần đây, khi hai con tôi bắt đầu trưởng thành, tôi cố định hướng chúng và đảm bảo rằng chúng sẽ trở thành những người có trách nhiệm và biết quan tâm. Tôi muốn truyền cho chún g các giá trị mà tôi thấy có ý nghĩa trong cuộc đời mình.
Một tối nọ chúng tôi thuê phim Forrest Gump về xem cùng cả nhà. Bọn trẻ rất thích, và cả tuần chúng lặp đi lặp lại câu, “Cuộc đời giống như một hộp sô-cô-la.” Tôi bắt đầu nghĩ về lý do tại sao bộ phim đó, tuy không phải đặc biệt sâu sắc, lại tạo ra một tác động mạnh mẽ và đầy cảm xúc như thế lên quá nhiều người. Nhân vật anh hùng trong bộ phim là một người đàn ông, tuy rõ ràng rất chậm chạp, lại thông thái hơn bất cứ người nào khác vì anh không để cho các giá trị tiêu cực của thế giới vấy bẩn vào điều mà anh cho là thực sự có ý nghĩa về cuộc sống.
Vài tuần sau, tôi đưa con trai đi xem Hoop Dreams (Giấc mơ Bóng rổ). Bộ phim đó cũng có hiệu ứng tương tự, vì thằng bé cũng yêu thích bóng rổ như tôi. Đây là một bộ phim tài liệu dài đặt giữa lòng thành phố, trung tâm của sự tuyệt vọng, nhưng những nhân vật trong phim không ngừng hướng tới ước mơ ném bóng vào rổ để đánh bại nghịch cảnh.
Điều khiến tôi ấn tượng về cả hai bộ phim là chúng gợi lên niềm hy vọng mạnh mẽ. Chúng ta đều thật sự cần có một người anh hùng, một câu chuyện nói lên sự thật, mà mọi người có thể đặt mình vào. Chúng ta đều hướng đến một cái gì đó khác biệt, một cái gì đó chân thật và nguyên bản.
Nhu cầu đó một lần nữa trở nên rõ ràng hơn ít tuần sau, khi Cal Ripken phá vỡ kỷ lục mọi thời đại về số trận bóng chày anh tham gia. Khi con trai tôi và thôi theo dõi Ripken phát biểu trên truyền hình, mắt tôi nhòe đi. Đứng cạnh anh, trong góc tối của mình, là một Joe DiMaggio mắt ngân ngấn nước, anh hùng của mọi anh hùng trong suốt năm mươi năm qua, người đã thực sự thi đấu với Lou Gehrig. Thế rồi Cal Ripken nói, “Tôi thậm chí còn chẳng thể nói tên mình khi đứng cạnh Lou Gehrig.” Bạn có thể thấy bố mẹ Ripken, vợ anh và con anh, những người hết sức bình thường, rơi vào một khoảnh khắc đầy cảm hứng.
Tại sao có quá nhiều người hâm mộ muốn chia vui cùng thành công của Cal Ripken đến thế? Không đơn giản chỉ vì anh đã phá kỷ lục, mà đó là cách họ đáp lại sự khiêm tốn của anh. Ngày qua ngày, tất cả những gì anh làm là công việc của mình, nhưng anh thực hiện nó một cách không vị kỷ. Ở một thời đại mà nửa mùa bóng có thể bị hủy chỉ vì một cuộc đình công đòi tăng lương, trái tim chúng tôi luôn dành cho cầu thủ chỉ biết hết mình ra sân chơi bóng, không màng đến tất cả những vụ lợi khác, và cuối cùng đã phá được một kỷ lục của mọi thời đại.
Trong kỷ nguyên thiếu hụt các giá trị đạo đức này, con người luôn khao khát được tạo cảm hứng. Thậm chí dù chỉ là một bộ phim, hay một chương trình truyền hình, hay một tách cà phê ngon, họ vẫn muốn được đôi phút thoát khỏi thứ âm thanh ầm ĩ đang vây quanh tất cả chúng ta. Khi bạn bước vào một rạp hát hay chọn mua một cuốn tiểu thuyết hay, đơn giản là bạn chỉ muốn đôi phút trốn chạy.
Khi năm triệu người mỗi tuần tìm đến với Starbucks và đứng đợi thành hàng dài chờ một cốc espresso, khi khách hàng quay lại nhiều lần mỗi tuần, không đơn giản họ chỉ đến vì cà phê. Họ đến vì cảm giác họ nhận được ở Starbucks. Và cảm giác đó có liên quan trực tiếp đến việc chúng tôi từ chối không làm theo cách các doanh nghiệp khác làm. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ hy vọng rằng luôn có một cách tốt hơn.
KHI bạn Đến vạch đích, hãy nhớ đé vây quanh mình lẳ những NGƯỜI CÙNG CHIẾN THẮNG
Khi còn là một đứa bé ở Brooklyn, tôi từng sợ hãi không dám nhìn vào quả cầu pha lê để thấy được tương lai. Sau nửa đời người, tôi đã nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có đủ sức mạnh xây nên hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trong quả cầu đó. Nếu chúng ta hình dung ra nó, hoạch định nó, khôn ngoan thực thi nó, chúng ta có thể biến những chiến thắng đáng kinh ngạc thành sự thật. Nhưng chúng ta cần đảm bảo rằng đó là một tầm nhìn đáng được chúng ta nuôi dưỡng. Nếu nó có một mục đích cao quá, phần thưởng nhận được sẽ còn tuyệt vời hơn.
Thành công không tính bằng tiền: Nó chính là cách bạn thực hiện cuộc hành trình, và độ lớn của trái tim bạn khi kết thúc hành trình đó.
Kinh doanh có thể dạy cho chúng ta nhiều điều về thành quả mà con người có thể đạt được nếu chung sức cùng nhau. Một người có thể làm được rất nhiều. Nhưng nếu anh ta tạo được một nhóm bạn đồng hành quanh mình cùng quyết tâm hướng tới các mục tiêu như nhau, nếu anh ta tạo cảm hứng cho họ và tạo động lực cho họ, kỳ tích sẽ đến.
Phải có lòng dũng cảm. Sẽ có rất nhiều người cố bảo bạn rằng điều đó là không thực tế hoặc bất khả thi. Họ sẽ bảo bạn hạ thấp tầm mắt xuống một chút. Họ sẽ bảo bạn rằng khi làm kinh doanh, hiền lành đồng nghĩa với thất bại.
Hãy nhớ: Bạn sẽ bị bỏ lại trơ trọi với cảm giác trống rỗng nếu đến vạch đích một mình. Nếu bạn chạy cùng cả đội, bạn sẽ khám phá ra rằng thành công có thể tuyệt vời đến thế nào. Hãy để quanh bạn không chỉ là tiếng reo hò trên hàng ghế khán giả mà là cả một đám đông những người cùng chiến thắng, tay trong tay.
Chiến thắng sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi nó không chỉ dựa vào công sức của một cá nhân, mà là sự chung tay của cả một tập thể. Hạnh phúc sẽ trường tồn khi mỗi thành viên đều lấy trái tim làm đích đến, giành chiến thắng không chỉ cho chính bản thân mình mà còn để dành cho nhau.
Thành công sẽ ngọt ngào hơn muôn phần khi thành công ấy được chia sẻ.
Lời cảm ơn
Việc cộng tác viết một cuốn sách mang tính cá nhân, về câu chuyện cuộc đời mình hay những cuộc chiến nội bộ xoay quanh quá trình tạo lập doanh nghiệp, đòi hỏi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ rất cao. Dori Jones Yang và tôi may mắn có được điều đó ngay khi vừa bắt đầu công đoạn viết lách, nó kéo theo những thời điểm tệ hại và cả những phút thăng hoa vượt hẳn những gì chúng tôi đón đợi.
Điều giữ vững trọng tâm cho chúng tôi trong suốt hai năm là niềm tin vững chức mà cả hai cùng kiên định rằng nhiều người khác có thể hưởng lợi, hoặc có lẽ sẽ được truyền c m hứng, nhờ những câu chuyện và những sự thật đằng sau thành công của Starbucks.
Dori và tôi muốn nói lời tri ân tới bảy mươi cá nhân, cả trong và ngoài Starbucks, những người đã đồng ý trả lời phỏng vấn trong suốt thời gian thực hiện cuốn sách này, cũng như năm mươi người đã đọc và góp ý các bản thảo đầu tiên. Nếu không có những câu chuyện, những hiểu biết, và những đề xuất của họ, cuốn sách này hẳn sẽ chẳng thể trọn vẹn và sống động đến thế. Trong văn phòng của tôi, Georgette Essad, Nancy Kent, và Christina Prather, bằng nhiều cách khác nhau, đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn sách này trong suốt thời gian hai năm.
Mặc dù khá nhiều đối tác Starbucks được nêu tên trong cuốn sách này, có nhiều người không được nhắc tên nhưng đã đóng góp hết sức quan trọng cho công ty và đã thể hiện rõ ý nghĩa của bốn chữ “dốc hết trái tim.” Tôi muốn gửi vạn lời cảm ơn đến những nỗ lực và sự tận tâm của họ.
Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn Joel Fishman của Bedford Book Works, đại diện văn học của chúng tôi, người đã trải chất bột thần kỳ lên dự án này và hóa thân nó mãi mãi. Và chúng tôi muốn bày tỏ lời cám ơn tới Rick Kot, biên tập viên của chúng tôi tại Hyperion, người biểu trưng cho sự cân bằng đã được miêu tả trong cuốn sách này: chu đáo và chuyên nghiệp trong vai trò biên tập, nhạy cảm và sâu sắc trong các mối quan hệ trực cảm.
Quan trọng hơn hết, tôi muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành nhất tới Sheri, vì đã luôn ở bên tôi và giúp tôi cân bằng cuộc sống, cân bằng sự nghiệp và gia đình.
Đồng tác giả, Dori Jones Yang
Ngoài ra, tôi còn muốn nói lời cảm ơn đặc biệt đến bố mẹ tôi, William B. Jones và Margaretta H. Jones, vì đã nuôi dưỡng tình yêu văn chương trong tôi khi còn nhỏ; Bruce Nussbaum, người thầy đáng kính của tôi; Lew Young và Steve Shepard, tổng biên tập Business Week, những người đã tin tưởng tôi trong suốt mười lăm năm; Lynn Tonglao, người đã giúp ghi lại nhiều bài phỏng vấn; Paul Yang, người đã sống với từng trang sách và mang lại cho tôi nguồn cảm hứng quan trọng để hoàn thành nó; Emily Yang, người bạn tri kỷ của tôi, người luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi, con gái yêu quý của tôi; và Howard Schultz, anh thực sự sống đúng với những gì anh đã nói.
- Hết truyện -
Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!