Danh Môn Chương 324 : Chiến lược An Tây (14)

Lời nói xôn xao, mọi người cuối cùng không đưa ra nổi một ý kiến thống nhất, Quan Anh thì một mực trầm mặc không nói. Phải nói là các loại biện pháp mà mọi người đưa ra kỳ thật có điểm xuất phát đều là như nhau. Chính lợi dụng việc người Đại Thực không biết cánh quân của mình đến nên dùng kỳ binh để cướp lấy thành trì. Nhưng vấn đề là mức độ có thể thực hiện được thì tất cả đều không đủ an toàn. Người Đại Thực cũng không phải ngu ngốc, không có quân đội ngàn người là không đoạt nổi cửa thành.

Làm thế nào để có một biện pháp khiến cho đội quân cả ngàn người đến gần thành trì mà không bị kẻ địch hoài nghi đây?

Lúc này, người dẫn đường Đồ Nhĩ Khắc lại cáo từ Quan Anh “ Quan Tướng quân, đa tạ ơn cứu mạng của các ngài. Nhưng ta không yên lòng về người nhà nên phải về thành Hạ Liệp. Chúc các ngươi thuận lợi chiếm đoạt Toái Diệp.

A!” Trong đầu Quan Anh giống hệt như có chớp giật hiện lên một ý niệm bèn lập tức hỏi hắn: “ Ở gần đây còn có những thành trì nào?”

Đồ Nhĩ Khắc cung kính đáp: “ Kỳ thật ở gần Nhiệt Hải có rất nhiều thành nhỏ. Chúng ta sợ các ngài bị phát hiện cho nên đều chọn lấy đường đi hẻo lánh, cố sức tránh né những thành trì đó. Như về phía nam có thành Hạ Liệp, Đống thành, thành Diệp Chi. Về phía tây hơn một trăm ba mươi dặm còn có thành của Bùi La Tướng quân. Nơi gần nhất cách chúng ta hẳn là là thành Diệp Chi, chỉ cách chúng ta về phía nam không đến hai mươi dặm.”

“ Bên trong những thành nhỏ này có thể có quân của người Đại Thực đóng? Nếu có đóng quân thì là có bao nhiêu?”

“ Đóng quân thì có, nhưng có bao nhiêu cũng lại không nói chính xác được.” Đồ Nhĩ Khắc gãi gãi đầu “ Trước kia bình thường có một hai trăm người, nhiều nhất thì đã từng đạt tới ngàn người. Hiện tại nếu quân Đại Thực tụ tập ở Toái Diệp thì ta nghĩ hẳn là không phải ít.”

Trong lòng Quan Anh đã có một kế hoạch can đảm, hắn ngẩng đầu nhìn bóng đêm rồi lập tức cười nói với mọi người: “ Có bằng hữu từ phương xa đến, không mừng rỡ sao? Ta nghĩ người Đại Thực ở Toái Diệp hẳn là hoan nghênh quân đội của mình đến!”

Sau nửa canh giờ, bốn ngàn quân Đường liền lặng lẽ xuất phát. Bọn họ đi dọc theo men rừng rậm, lại có màn đêm yểm hộ nhằm hướng thành Diệp Chi phi nhanh đi. Chung quanh Nhiệt Hải ruộng đất phì nhiêu, khí hậu ấm áp ẩm ướt. Năm đó, quân Đường ở tại lân cận Toái Diệp mở đồn điền thì mang đến rất nhiều kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến khiến cho nông nghiệp vùng này tương đối phát đạt. Dân cư vì thế cũng tương đối dày đặc, phân bố vào rất nhiều thành nhỏ. Thành Diệp Chi này là một cái thành nhỏ trong đó. Nó ở chỗ cửa sông Toái Diệp chảy vào Nhiệt Hải, dân cư có hơn một ngàn hộ, phần lớn lấy cày ruộng để sống.

Giờ phút này, bên trong thành Diệp Chi có ước chừng hơn trăm quân Đại Thực đóng giữ. Bọn họ đóng quân ở trong thành. Nói là thành, kỳ thật chẳng qua là một cái luỹ đất làng, dùng bùn đất đắp nên thành cao hai trượng, dài rộng đều là hơn năm trăm bộ. Tác dụng của nó chủ yếu là phòng ngừa dã thú từ rừng rậm xâm nhập, cho nên không có lâu thành mà cũng không có binh lính tuần tra trên tường thành. Chỉ có ở bốn góc tường thành mỗi nơi đều có một cái đài cao đảm nhiệm quan sát tuần tiễu.

Bên bìa rừng rậm, Quan Anh nhìn chăm chú vào thành Diệp Chi cách hơn ba trăm bộ. Bọn họ đã đi vòng quanh tìm kiếm, tất cả quân Đại Thực đều ở trong thành. Hơn nữa tòa thành trì này chỉ có một cửa thành. Ở cửa thành đốt hơn mười cây đuốc mỡ bò soi cửa thành sáng rực.

Trong màn đêm dày đặc, hơn mười người cải trang thành gia binh của dân đuổi mấy trăm con ngựa nhằm hướng thành trì đi tới. Mà ở trên mỗi một con ngựa đều nép bên sườn một người quân Đường. Khi còn cách thành trì không được trăm bộ thì bọn họ liền bị tuần tiễu trên đài cao phát hiện, từ trong bóng tối có người lớn tiếng quát: “ Đứng lại. Các ngươi là ai?”

Nói rất thuần thục tiếng Đột Quyết, xem ra binh lính là người địa phương. Một người quân Đường cũng dùng tiếng Đột Quyết cao giọng đáp: “ Chúng ta là lái buôn ngựa từ Bạt Hãn đến. Ở trong rừng rậm không an toàn nên muốn vào thành qua đêm.”

“ Có giấy thông hành không?”

“ Có! Có!”

Chỉ chốc lát, một cái rổ từ trên đài cao thả xuống “ Bỏ giấy thông hành vào bên trong!”

Một thỏi vàng óng bỏ vào trong rổ, cái rổ nhanh chóng kéo lên trên cao rất nhanh liền biến mất ở trong bóng đêm. Binh lính bên trên đột nhiên không một tiếng động .

“ Quân Gia, giúp cái đi! Rạng đông là chúng ta liền đi, sẽ còn có hậu tạ.”

Một lát sau, cánh cửa sắt lạch xà lạch xạch mở ra, bên trong còn có người phàn nàn: “ Ban đêm không thể mở cửa, các ngươi nhanh một chút, không nên để liên lụy ta.”

“ Hảo! Hảo! Hảo! Chúng ta nhanh thôi.” Quân Đường đi đến, lưỡi đao lạnh lẻo đã lặng lẽ rút ra. Cửa mở, dưới ánh lửa lộ ra hai gương mặt hưng phấn mà tham lam “ Một thỏi vàng không đủ chia, cho thêm một thỏi nữa.”

Có điều bọn họ không hề thấy thỏi vàng óng ánh nữa, mà là hơn mười trường đao sáng như tuyết. Đao phong lóe lên, hai cái đầu người rơi xuống đất. Quân Đường nhanh chóng lọt vào cửa thành. Những cây đuốc ở cửa thành đột nhiên tắt đi, trong bóng tối chỉ thấy từng toán bóng người lặng yên không tiếng động ùa vào cửa thành.

Đến đêm hai ngày sau, tại thành Bùi La Tướng Quân cách đó hơn một trăm ba mươi dặm cũng xảy ra chuyện tương tự. Ngày mười hai tháng mười năm đầu Vĩnh An, quân Đường sau khi tiêu diệt hơn năm trăm quân Đại Thực ở thành Bùi La Tướng quân thì chỉ còn cách thành Toái Diệp đã không đầy hai mươi dặm.

Thành Toái Diệp qua các triều đại Vương triều Trung Quốc là một tòa đô thành biên thùy xa nhất được bố trí ở địa khu phía tây. Năm đầu Điều Lộ của Đường Cao Tông, Đại Sử Bùi Hành Kiệm bình định Bặc Duyên đô đốc A Sử Na tạ phủ Đường An. Sau khi đám người Đô Chi phản loạn thì phó Đại Sử, An Tây đô hộ Vương Phương Dực ở bên sông Toái Diệp đã thành lập trấn Toái Diệp thai cho Yên Kỳ. Kể từ đó trở đi, An Tây tứ trấn là Toái Diệp, Quy Tư, Vu Điền, Sơ Lặc.

Cho đến năm Khai Nguyên thứ bảy, Thập Tính Khả Hãn của tây Đột Quyết mười xin cư trú ở thành Toái Diệp. Tứ trấn Tiết Độ Sứ Thang Gia Huệ đề nghị lấy trấn Yên Kỳ thay thế trấn Toái Diệp thì trấn Toái Diệp mới dần dần mất đi địa vị đó. Cuối cùng vào sau cuộc chiến Đát La Tư năm Thiên Bảo thứ tám, trấn Toái Diệp trấn rốt cục mai một dưới móng sắt của vó ngựa kỵ binh Đại Thực.

Từ Nhiệt Hải đi về hướng tây có mấy dãy núi cực lớn chạy theo hướng đông tây. Giữa những dãy núi đó nguồn nước sung túc, địa thế bằng phẳng, khí hậu cũng vô cùng thích hợp nên từ xưa chính là nơi các quốc gia người Hồ tập trung.

Thành Toái Diệp này nằm trong thung lũng sông Toái Diệp. Lòng chảo dài ước chừng hơn bốn trăm dặm, chỗ rộng nhất một trăm sáu mươi dặm, lượng nước sung túc của sông Toái Diệp đi ngang qua vùng đó.

Giữa vô số thành nhỏ của lưu vực Nhiệt Hải, thành Toái Diệp không nghi ngờ là hạc trong bầy gà. Nó là do năm đó quân Đường phỏng theo thành Trường An mà xây nên, chu vi thành trì dài ước chừng năm mươi dặm. Nhưng cùng với năm tháng trôi qua, diện tích thành Toái Diệp cũng đang không ngừng thu nhỏ lại. Thành Toái Diệp hiện tại là được xây dựng lại trong thời kỳ Thiên Bảo, chu vi thành trì chỉ còn có hơn hai mươi dặm. Ở trong tòa thành thật lớn này có hơn mười vạn dân cư sinh sống, phần lớn là người tây Đột Quyết cùng người Cát La Lộc, cũng có một bộ phận hậu duệ người Hán.

Bởi vì thành Toái Diệp là thành trung tâm của lưu vực Nhiệt Hải nên thường xuyên duy trì hơn tám ngàn người đóng quân ở đó. Nhưng bởi vì quân Đại Thực tại Thổ Hỏa La cùng quân tộc Thổ Phiên kịch chiến đã khiến đại bộ phận binh lực điều động xuống phía nam. Hiện tại chỉ duy trì khoảng ba nghìn người. Nhưng mấy ngày trước, các điểm trú quân vùng ven sông nhận được mệnh lệnh của thân vương Đại Thực là A Cổ Thập, lệnh cho bọn họ khẩn cấp trợ giúp Sơ Lặc. Như vậy, các thành phía tây Toái Diệp là A Sử Bất Lai và thành Dữ Câu Lan mỗi nơi điều một ngàn quân đồn trú chạy tới tập trung ở thành Toái Diệp, chuẩn bị xuôi nam trợ giúp Sơ Lặc.

Lúc hoàng hôn hôm ấy, một chi hơn ngàn quân Đại Thực từ mặt đông mà đến, tướng lãnh cầm đầu chính là tướng Đường - Quan Anh. Sau khi bọn họ giết sạch quân Đại Thực đóng ở thành Diệp Chi và thành Bùi La Tướng quân thì chiếm được hơn một ngàn bộ trang phục quân Đại Thực quân trang phục, liền bắt một người tướng lãnh yểm hộ nhằm hướng thành Toái Diệp mà đi.

Mặc dù Quan Anh đã biết thành Toái Diệp cũng không phải là nhỏ như hắn tưởng tượng, nhưng thực tế khi thấy chỗ tòa thành thị này thì hắn vẫn cứ bị khí thế vô cùng tráng lệ của nó làm cho sợ ngây người mà cũng hơi bị kích động vạn phần. Dưới trời chiều, thành Toái Diệp đắm chìm trong chùm sáng vàng ươm, giống như thành Thánh Điện trong truyền thuyết. Ở vùng đất mà khắp nơi tràn ngập phong cảnh dị quốc, thành Toái Diệp là một nơi khác lạ trong đó. Nó hoàn toàn duy trì phong cách Đại Đường. Lâu thành với mái cong trạm trổ, tường thành nguy nga dùng hơn mười vạn khối đá xanh mà xây nên. Những chiếc ụ đột ngột nhô ra, con hào rộng rãi được đào để bảo vệ thành, cầu treo kéo lên cao. Đây là một tòa thành hùng vĩ dễ thủ khó công. Với vũ khí công thành phổ biến là lạc hậu với kỵ binh làm chủ như ở Tây Vực hoặc là Đại Thực, đánh hạ được tòa thành trì này không khác còn khó hơn lên trời.

Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/danh-mon/chuong-315/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận