Sau khi hỏi thăm cô y tá trực, quẹo vài vòng tìm kiếm, cuối cùng ông Thành cũng tìm ra phòng của Nhã Thơ.
Bà nằm phòng dịch vụ, hạng sang nhất bệnh viện với đầy đủ tiện nghi, có cả một cô y tá riêng chăm sóc cho mình. Điều đó đã đánh tan ý nghĩ Nhã Thơ cần đến sự giúp đỡ về kinh phí của ông Thành. Vậy... bà cần gặp mình để làm gì? Run sơ... Ông cầu mong đừng nói bà gặp ông lần cuối.
Cánh cửa bật mở. Ông nhận ra Nhã Thơ ngay dù bà tiều tuỵ lắm. Mặt hốc hác xanh xao, mắt lời đờ không còn thần khí Nghe động bà quay đầu nhìn lại. Qua ánh mắt sáng ngời lên, ông biết bà đã nhận ra mình. Gật đầu, ông lúng túng tìm danh xưng. Mái đầu đã điểm bạc rồi... sao ông vẫn gọi bà là Thơ như hai mươi năm về trước.
Chào Thơ.
Chào anh.
Bờ môi héo hắt nở nụ cười. Bà chống tay gắng sức ngồi lên nhưng không nổi, ông vội đưa tay cản:
- Cứ nằm đó, không cần khách sáo đâu.
Bây giờ anh mới đến... để em sợ mình không còn dịp gặp anh trong đời nữa. Giọng bà như hờn trách. Nghe lương tâm cắn rứt thật nhiều, ông dối:
- Tại... tôi bận nhiều việc quá - rồi lập tức ông lảng sang chuyện khác - Thơ bệnh gì? Bao lâu rồi? Sao bây giờ mới cho tôi biết?
Ngồi xuống đi anh! - Bà chỉ tay vào chiếc ghế cạnh giường. Gương mặt nhợt nhạt hồng lên như được tiếp thêm luồng sinh khí - Gặp anh lần này, em mãn nguyện rồi, có chết cũng an lòng.
Kìa, Thơ đừng nói vậy.
Vội lắc đầu, ông tìm lời an ủi:
- Y học bây giờ tiến bộ lắm. Bệnh gì cũng chửa khỏi. Đừng bi quan đó!
Em không bi quan! - Bà nhẹ lắc đầu - Sức mình em tự biết - - Rồi bà chợt hỏi - Gia đình anh hạnh phúc lắm phải không?
Sợ bà lại chạnh lòng, tủi phận. Ông Thành lắc đầu:
- Cũng thường thôi, như bao nhiêu gia đình khác. Vui có mà buồn cũng có.
Anh đừng giấu em - Đôi mắt bà ươn ướt - Từ lâu, em vẫn thầm dõi theo anh.
Thơ nói sao? - Ông như không tin - Thơ bảo là vẫn dõi theo tôi ư?
Đúng vậy - Bà gật đầu - Em vẫn thầm dõi theo anh. Không tin để em nói nhé. Có phải sau khi ra trường, anh đã mở một phòng tranh, nhưng khi công việc bắt đầu suông sẻ thì anh đành dẹp vì ba anh qua đời đột ngột. Không nở làm mẹ phiền lòng, anh phải tiếp nhận công tỵ Ba năm sau, màn tang thì anh cưới Cát Tường làm vơ.
Qủa không sai, Nhã Thơ đã kể đúng vanh vách bước đường thăng trầm lên xuống trong cuộc đời ông.
Thật ngạc nhiên, thật ray rứt. Nhã Thơ đa tình đến thế ư? Lẽ nào nàng ôm mãi bóng hình ông trong cô đơn trọn kiếp? Em sẽ không làm phiền anh, sẽ không làm xáo trộn cuộc sống gia đình êm ấm của anh, nếu không vì con của chúng mình...
Xoảng!
Tách trà vừa cầm lên đã rơi xuống đất vỡ tan. Vội nắm lấy tay bà ông hỏi gấp:
- Thơ nói gì? Phải chăng... lần ấy... chúng ta đã...
Phải...
Nước mắt bắt đầu rơi trên đôi má nhăn nheo. Bà nói trong thổn thức:
- Chút kỷ niệm của anh không ngờ để lại kết qủa. một đứa con đã được hình thành...
Một đứa con... Trời ơi! - Trái tim ngừng đập trong niềm vui đến bất ngờ. Ông bật lên cười vang như đứa trẻ - Nhưng sao đến tận bây giờ... Thơ mới cho tôi biết? Nó đâu rồi? Là gái hay trai vậy? Mau kêu nó vào đây...
Em không biết - Lời nói của bà như gáo nước lạnh tạt vào giữa mặt ông - Không biết nó ở đâu, cũng không biết nó là trai hay gái.
Sao... kỳ vậy? - Mặt tái xanh, ông lo sợ bà đã đùa mình...
Ừ...
Cắn môi, bà khóc nức lên.
Cũng như anh, em vừa biết tin con còn sống trọn tháng nay thôi...
Em nói vậy là sao? - Ông lạ lẫm - Sao chỉ mới biết tin con trọn tháng nay thôi? Em sanh con sao không biết nó là gái hay trai hả?
Vì...
Nghẹn ngào bà kể...
Ra trường, trở về nhà với bào thai hoang trong bụng, Nhã Thơ đã làm cho mẹ giận phừng phừng. Vốn gia đình nho giáo, nề nếp xưa nay bà không thể để con đánh mất tiếng thơm trong một phút.
Ngay từ khi bụng Nhã Thơ còn nhỏ, chưa bị ai phát hiện, bà đã đưa cô ra Nhã Trang, đến ở tạm trong nhà một người bà con xa, chờ sanh nở.
Thực chất, mọi việc đã được sắp bày, nhưng Nhã Thơ không hề biết. Lúc lên bàn sanh... chưa kịp nhìn mặt con, nàng đã bị bà mụ cho ngửi ngay một liều thuốc mê thật mạnh. Đến khi tỉnh lại, nàng nghe bà mụ bảo đứa bé vừa sanh ra đã chết rồi Chết rồi! Nhã Thơ nghe như đất trời sụp đổ. Tin ngay lời bà mụ, vì nàng không sao tin nổi mẹ của mình lại có thể nhẫn tâm đến thế, đành lòng vứt bỏ cháu ngoại ngay khi chưa nhìn đến mặt.
Về nhà, nghe mẹ báo con là một đứa bé trai, cân nặng hai ký tám. Nhã Thơ cứ đinh ninh thế. Nàng đặt ten con là Quốc Bảo... đêm ngày thương nhớ.
Ngày tháng dần trôi, Nhã Thơ quyết không lấy chồng theo lời mẹ. Héo hắt mỏi mòn thương nhớ cố nhân. Ngày đên ray rứt, trăn trở nhớ con thơ... nàng vướng vào tâm bệnh không thuốc chữa. Sức lực cạn dần, cạn dần... như ngọn đèntàn dần trước gió.
Trước giờ lâm chung, mẹ bỗng gọi Nhã Thơ tới gần tiết lộ: Rằng đứa bé năm xưa... bà không biết là trai hay gái. Rằng nó không chết, mà đà được đưa ngay vào cô nhi viện.
Lời mẹ như liều thuốc hồi sinh, Nhã Thơ bừng sức sống. Lập tức bay ra Nhã Trang tìm bà mụ năm xưa đã đở cho mình. Nhã Thơ hy vọng tìm ra tông tích con thơ.
Nhưng... trời đất đã chẳng thương cho nàng. một người chưa từng hạnh phúc trong đời. Khi đến nơi, nàng nhận được tin bà mụ đã qua đời cách đó không lâu.
Bà mụ chết. Tông tích không còn, nhưng Nhã Thơ quyết tâm không bỏ cuộc. Được biết bà tên Nguyễn Thị Lài, cô đã đến từng cô nhi viện hỏi thăm. Rằng vào ngày ấy, tháng ấy... có người phụ nữ nào cho một đứa con.
Hàng trăm cô nhi viện, hàng vạn người tên Nguyện Thị Lài, việc tìm con khó hơn mò kim đáy biển... Nhưng Nhã Thơ vẫn không nản lòng, sờn chí. Nàng tìm mãi, tìm mãi đến mòn hơi kiệt sức...
Nghe bà kể làm ông không cầm được lòng. Nước mắt tuôn dài theo câu chuyen. Ông xót xa lòng nghĩ đến cảnh bà phải một mình bụng mang dạ chửa, chịu bao lời chê trách của người đời, đến nổi khổ mất con bao năm dài một mình bà phải gánh...
Rồi ông lại nghĩ thương con. Đứa con mà ông ngỡ sẽ không bao giờ có được trong đời, phải vất vương nương nhờ lòng hảo tâm của xã hội. Trời ơi... bao năm qua... con lớn khôn hay gặp mệnh hệ gì? Con là trai hay gái?
Với ba điều đó bây giờ không quan trọng. Là gái hay trai, ba cũng yeu thương, cũng bù đắp cho con tình thương từng ấy năm trời thiếu vắng. Ba nhất định sẽ tìm lại con dù phải lộn cả trái đất lên kiếm.
Phan Thành, anh giúp em tìm con có được không? Em muốn nhìn nó lần cuối trước khi nhắm mắt.
Em đừng nói bậy - Nắm lấy tay bà, ông ân cần - Sẽ không sao đâu. Anh nhất định tìm con của chúng ta về.
Cảm ơn anh - Hạnh phúc, bà mỉm cười trong nước mắt.
Thấy bà có vẻ mệt, ông nói:
- Em nghỉ nhé! Anh về... chiều sẽ đến thăm em.
Anh đừng... đi luôn nhé - Nắm lấy tay ông, bà như lo lắng.
Ông siết nhẹ tay bà:
- Không đâu. Anh sẽ đến... sẽ tìm con về cho em. Ngủ ngoan đi.
Dạ - Gật đầu, bà nhắm mắt ngủ ngon như đứa tre?
Ông Thành bước vội vào phòng bác sĩ.
Xin bác sĩ cảm phiền, tôi muốn biết rõ bệnh tình của bệnh nhân Trần Nhã Thơ.
Ông là...
Vị bác sĩ ngập ngừng. Ông Thành ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nói như khoe:
- Tôi là ba của con bà ấy.
Thoáng ngạc nhiên về cách giới thiệu lạ lùng của Ông Thành, vị bác sĩ chau mày lại rồi giãn ra nhanh. Thôi chuyện đời, thắc mắc làm gì.
Xin bác sĩ trả lời chọ Bà ấy bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không? - Ông Thành nôn nóng. Vị bác sĩ cất giọng trầm trầm:
- Bà Thơ không bệnh gì, chỉ mắc chứng hoang tưởng tự ám thị mình thôi.
Vậy là sao? Tôi không hiểu? Không rõ nguyên nhân, nhưng tôi đoán rằng trong đời bà đã gặp nhiều đau khổ và hiện tại đang lâm vào tâm trạng vô cùng tuyệt vọng. Sợ đối diện cùng thực tế phủ phàng, bà trốn tránh tìm vào cái chết.
Hiểu rồi! - Gật đầu. Ông Thành chợt hiểu ra tất cả. Nguyên căn bệnh của Nhã Thợ Bà đã qúa mỏi mòn mệt mỏi sau thời gian dài lặn lội tìm con. Khao khát gặp con đã đưa bà đến ý nghĩ cậy nhờ ông.
Nhưng lại sợ phá tan hạnh phúc của ông với Cát Tường. Bà không dám. Chỉ tự nhủ thầm, sẽ gặp ông, sẽ cậy nhờ ông khi cần thiết nhất với một ký do vô cùng chính đáng.
Ý nghĩ đã lớn dần trong tâm tưởng. Bà khát khao, hy vọng, trông mong cho đến một ngày... nó biến thành sự thật. Khi bị một cơn cảm xoàng quật ngã, bà đã quá mừng vui, đã ngỡ mình mắc bệnh hiểm nghèo. Đã có thể gặp ông, nhờ ông tìm lại đứa con cho mình gặp mặt lần cuối.
Điều đó thật tai hại - Vị Bác sĩ cắt lời - Nếu bà Thơ cứ thế, cứ ảo tưởng đắm mình vào căn bệnh hiểm nghèo, không ăn uống, không chữa trị thì... từ bệnh tưởng sẽ thành bệnh thật. một khi tinh thần hoàn toàn suy sụp thì... không thuốc nào chữa được đâu.
Bác sĩ nói vậy... - Ông Thành lo sợ - Nghĩa là... dù không bệnh, Nhã Thơ cũng nguy hiểm ư?
Còn nguy hiểm hơn bệnh thật gấp mấy lần - Vị bác sĩ khàn khàn giọng - Qua lâm sàng cho biết, bà đã có triệu chứng thoái hoá, các tế bào đang chết dần đi, mà... hiện tại bệnh này không thuốc chữa.
Xin bác sĩ cứ ra toa, mất bao nhiêu toi cũng đủ sức mà.
Vấn đề không phải ở mắc rẻ, mà ở chổ bệnh tâm lý, chỉ chữa bằng tâm lý mà Thơi - Vị bác sĩ mỉm cười - Muốn làm bà ta hết bệnh chỉ còn một cách là làm cho bà ta yêu đời trở lại. Chịu ăn uống, lạc quan, ham sống thì... mọi việc coi như giải quyết xong. Nhưng việc này xem ra... không dễ chút nào. Chúng tôi đã làm đủ mọi cách, song... vô hiệu.
Để chứng minh, vị bác sĩ kê ra hàng lô những phương pháp mà mình cùng tập thể y bác sĩ đã làm, nhưng ông Thành chẳng còn tâm tư đâu nghe nữa. Làm Nhã Thơ vui, yêu đời, ham sống... chỉ còn một cách thôi. Phải nhanh chóng tìm ra đứa con.
Nhưng biết tìm nó ở đâu? Chân trời góc biển. Biết bao cô nhi viện, biết bao đứa trẻ bị bỏ rơi. Làm sao ông có thể tìm ra nó trong một sớm một chiều?
A! phải rồi! Chợt nhớ ra, đôi mắt ông bừng sáng. Việc này phải nhờ đến Tử Ân. Dù sao con bé ấy cũng lớn lên từ cô nhi viện.
Nhìn điệu bộ Tử Ân rón rén đi vào phòng Nhã Thơ, Ông Thành nghi ngờ nói :
- Chắc ăn không? Sao thái độ con bé chẳng tự nhiên chút nào? coi chừng lộ chuyện là hư hết.
Da... chắc không sao đâu - Trấn an ông mà Vĩnh Cơ nghe dạ bất ổn vô cùng. Hồi hộp, anh đưa mắt nhìn qua ô kính. Kịch bản đã thuộc làu làu, liệu Tử Ân có diễn đúng đạo diễn của anh không?
Đêm qua, anh đã bắt cô thức đến hai giờ, diễn đi diễn lại hàng chục, hàng trăm lần rồi. Vậy mà... chẳng lần nào... cô làm anh vừa ý ca?
Có một tiếng "mẹ" thôi mà cũng không biết sao cho thiết tha, cảm động. OOn nhìn mẹ gì đâu mà mặt cứ trơ trơ bất động. Còn bảo khóc lại phá lên cười. Làm sao bà Thơ tin được? Chẳng phải anh và ông Thành muốn gạt bà Thơ đâu. Làm như vậy chỉ vì họ hết cách rồi. Cả tháng trời tìm kiếm, lục tung khắp các cô nhi viện. Ba người - Ông Thành, Tử Ân, và anh không tìm được chút manh mối đáng kể nào, mà sức khoẻ bà Thơ cứ ngày một yếu đi thấy rõ. Bác sĩ bảo bà chỉ có thể kéo dài mạng sống của mình bảy ngày thôi.
Túng qúa! Vĩnh Cơ đành bày ra cách "Đoạt Ngọc Di Hoa, Kim Thiền thoát xác", bắt Tử Ân giả làm con của bà, để bà vui, hết bệnh, kéo dài thời gian tìm kiếm.
Hiện tại, qủa là không còn cách nào hay hơn cách đó. Ông Thành gật đầu ngaỵ Tử Ân cũng nhiệt tình đưa hai tay đồng ý. Đêm đó trở về nhà, Vĩnh Cơ phải mất một đêm suy nghĩ mới viết ra được một kịch bản có tính thuyết phục và hay đến thế.
Cảm động vô cùng. Mới đọc qua thôi, ông Thành đã rưng rưng nước mắt.
Trong đời, Vĩnh Cơ ghét nhất xen vào chuyện người tạ Anh từng mắng Tử Ân, vậy mà... không ngờ lần này lại tham gia hết mình vào câu chuyện của ông Thành. Nhiệt tình, lo lắng như thể đó là chuyện của mình vậy.
Nhớ lần đầu, Ông Thành đến mượn Tử Ân. Nghe ông kể mà cứ ngẩng người ra lạ lẫm. Nửa mừng, nữa lại thương ông. Ngay lúc đó, anh chỉ muốn tìm bà Ngọc khao ngaỵ Sung sướng hình dung đến nụ cười hạnh phúc nở bừng tren gương mặt héo hắt của bà. Cuối cùng rồi... bà cũng có đứa cháu nội như ước mợ Ôi! Chắc là bà sẽ nhảy lên mừng, sẽ ngất mất thôi.
Nhưng ông Thành đã không cho anh cơ hội. Lắc đầu, ông bảo không nên khinh động đến tuổi già của mẹ. Lỡ như không tìm gặp được con, thì niềm vui sẽ thành nỗi buồn, sẽ là nổi ray rứt, xót xa không bao giờ xoá được.
Nghe lời ông, Vĩnh Cơ không đi nữa, nhưng vẫn nhủ thầm, nhất định mình sẽ là người đầu tiên thông báo tin mừng ấy.
Vĩnh Cơ, Tử Ân nó làm gì mà ngây người ra vậy?
Nghe ông nhắc, Vĩnh Cơ mới giật mình chợt nhớ. Trở về thực tại, anh lo lắng ngó Tử Ân. Trời ơi! Trong kích bản, tuy rằng anh có dặn, trước khi nó kêu tiếng "mẹ", Cô phải dừng lại vài giây làm ra vẻ bàng hoàng, xúc động. Vài giây thôi chứ không phải hàng giờ như vậy. Tử Ân mau gọi mẹ đi, bà Thơ đang nhìn cô đó...
Cách một lớp cửa cách âm, Tử Ân không nghe được lời Vĩnh Cơ gào thét, cũng không nhớ gì kịch bản anh đã bắt mình học thuộc làu làu. Trước mặt cô bây giờ là một người đàn bà tiều tụy, đang từng phút mòn mỏi nhớ thương con. Ôi! Tấm lòng người mẹ thật bao la như trời biển. Để gặp được con, đã tự ám thị mình vào cái chết.
Có phải tấm lòng người mẹ nào cũng bao la, rộng mở thế không? Bỗng nhiên Tử Ân chạnh lòng nghĩ về mẹ của mình Ngày trước, vì sao mẹ bỏ cô vào cô nhi viện? Hoàn cảnh bị mẹ cha bắt buột, hay vô tâm vứt bỏ cô đi? Ô hay! Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, Tử Ân nghĩ về mẹ, về cha, về những người đã tạo ra hình hài cộ Liệu bây giờ họ có nhớ thương cô, có nóng lòng tìm kiếm như ông Thành, bà Thơ? Và liệu trong cuộc đời, cô có may mắn biết họ là ai không?
Một cái gì chợt thấm vào môi cô mặn đắng, Tử Ân quẹt ngang tay áo mới hay mình đã khóc bao giờ. Bà Thơ trông thấy run giọng hỏi:
- Cô là ai? Sao lại vào đây?
Con là Tử Ân, con vào đây tìm me.
Bước đến cạnh bên bà, Tử Ân không hay mình đã nói những câu ngoài kịch bản.
Nhưng mẹ con là ai? - Nắm bàn tay Tử Ân, bà Thơ bỗng rùng mình. một linh cảm thiêng liêng dường như muốn nói với bà rằng đây chính thật là đứa con bao lâu mình mong đợi.
Con không biết - Lắc đầu, Tử Ân lại nói nhưng câu ngoài kịch bản, mặc dù Vĩnh Cơ ben ngoài cửa cứ giậm chân, bức tóc kêu trời - Mở mắt chào đời con đã mồ côi, đã phải sống giữa sự yêu thương đùm bọc của các bà sợ Con không biết, không biết gì về thân phận của mình, không một lần nghĩ đến, cũng như không hy vọng bao giờ tìm gặp mẹ chạ Họ như một điều mơ hồ. Con không bao giờ biết được.
Thế rồi, có người tìm đến, họ bảo rằng con có mẹ, có cha và đưa ra hàng lô chứng cớ mà con không bao giờ biết là thật hay hự Con chỉ biết tim mình ngập đầy hạnh phúc. Cuối cùng, con cũng tìm ra nguồn gốc của mình. Có một người mẹ, người cha để yêu thương, tôn kính. Dù chỉ là vay mượn, là tạm thời thôi, con cũng mừng vui lắm. Ít ra, trong cuộc đời mình... con được biết thế nào là vòng tay me.
Nước mắt rơi ràn rụa trên môi, Tử Ân không biết mình đã và đang nói gì. Bao nhiêu ý nghĩ trong lòng, cô trút hết cả ra Tội nghiệp cho con toi - Vòng tay ôm lấy Tử Ân, bà Thơ nghẹn ngào - Bao lâu phải sống trong bơ vơ cô độc. Đừng buồn nữa. Mẹ sẽ thương yêu, sẽ lo lắng cho con.
Hả - Tiếng mẹ của bà Thơ đã làm Tử Ân hoàng toàn chợt tỉnh. Thơi chết, cô bịt vội miệng mình, không biết đã nói nhăng nói cuội gì rồi? Có làm hư chuyện của Vĩnh Cơ và bác Thành không? Nhớ về kịch bản, cô vội cho tay vào túi lấy ra bức thư giả mạo mà Vĩnh Cơ đã thảo ra:
- Con có thư của cô Lài làm chứng...
Không cần phải chứng minh đâu - Bà gạt tay Tử Ân, không buồn quan tâm đến lá thư quan trọng đã bị rơi xuống đất - Không cần đến thư, tự trái tim ta, ta cũng nhận ra con là con của ta rồi. Tử Ân, kêu mẹ đi con...
Mẹ! - Bao lần tập với Vĩnh Cơ, hễ gọi đến từ "mẹ" là Tử Ân phì cười, mất tự nhiên ngaỵ Vậy mà... không hiểu sao, trước mặt bà Thơ, cô lại thốt ra tự nhiên thế. Chân thành, cảm động và thiêng liêng lạ. Tiếng mẹ đầu tiên trong đời cô duoc thốt ra...
Con... Ôi! Con của mẹ - Vuốt bàn tay cô, bà cười rạng rỡ - Cuối cùng ta cũng được gặp con rồi, chết không ân hận nữa Vừa mới bảo là sẽ thương yêu, lo lắng cho con, sao bây giờ mẹ lại đòi chết hả? - Ném tay bà ra, Tử Ân hờn dỗi.
À... Ờ... Mẹ không chết được đâu - Bà Thơ như quýnh lên - Làm sao mà chết được, mẹ mới vừa gặp con kia mà! Không được, gọi bác sĩ mau... mẹ muốn uống thuốc, mẹ không chết nữa.
Nhìn điệu bộ thật đáng thương, Tử Ân mỉm cười:
- Có con ở đây rồi, mẹ sẽ không chết được đâu.
Ổn rồi! - Nhìn thấy bà Thơ gật đầu, miệng mỉm cười, bên ngoài cửa kính, ông Thành quay sang Vĩnh Cơ đập mạnh tay hét lớn:
- Ổn rồi!
Ổn thật!
Gật đầu. Bây giờ Vĩnh Cơ mới dám mỉm cười thở phào. Chết tiệt Tử Ân.Coi vậy mà được việc..