Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu Chương 3 07: Gió Bắc buốt lạnh (1)

Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu
Tác giả: Nam Hải Thập Tứ Lang
Chương 307: Gió Bắc buốt lạnh (1)
Nhóm dịch: Địa ngục môn
Nguồn : sưu tầm



Cao Ninh phủ, Hồ Xuyên đạo, địa khu Mỹ Ni Tư.

Cuối tiết thu, trên những con phố của Cao Ninh phủ là một mảng đỏ au, những cây phong trồng ở hai bên đường, đều bung hết ra máu sắc mê người nhất, từng phiến lá đỏ đan xen vào nhau tạo thành những áng mây đỏ rực, khe khẽ xao động trong cơn gió nhẹ mùa thu, thi thoảng lại có chiếc lá đỏ tàn lụi rơi xuống trong gió thu hây hẩy, xoay tròn bay múa trong gió thú, cho tới khi cuối cùng dừng chân ở một góc nào đó trên đường phố, làm cả con đường đều nhuộm một màu đỏ nhàn nhạt, giống như có những ngọn lửa vô cùng vô tấn đang khe khe chập chờn. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m



Bắt đầu từ khi đế quốc Đường Xuyên tiến vào địa khu Mỹ Ni Tư, lá đỏ Cao Ninh đã trở thành một trong những cảnh đẹp trứ danh của địa khu Mỹ Ni Tư, mỗi năm đều có rất nhiều văn nhân mặc khách tới thưởng thức, cùng làm thơ lưu niệm. Trong cả địa khu Mỹ Ni Tư, cây phong ở phủ Cao Ninh là chính gốc nhất, cũng là đông đảo nhất, mùa lá phong chuyển đỏ cũng là đúng nhất, vừa khéo vào tháng chin trời thu trong xanh tươi mát, xung quanh Cao Ninh phủ, đều là vùng đồi núi nhấp nhô nối tiếp nhau, bên trên cũng trồng đầy cây phong lớn lớn nhỏ nhỏ, mỗi năm tới mùa thu, nơi này liền trở thành địa phương tình thơ ý họa nhất địa khu Mỹ Ni Tư.

Nhưng đáng tiếc, lá phong tầng tầng lớp lớp, không thay đổi được không khí thê lương của Cao Ninh phủ.

Dưới lớp lá đỏ như lửa bao trùm lên Cao Ninh phủ, tất cả những con đường đều hoang vu, vắng vẻ, trừ một số một số người ngắm lá rụng, trên đường không còn bóng người nào khác, những cửa hiệu hai bên đường vô cùng vô cùng ít, chỉ có lực lượng vũ trang Ma Ni giáo không ngừng qua lại tuần tra, bọn chúng người đều mặc trang phục màu đỏ, áo chẽn màu đỏ, quần ống rộng màu đỏ, ngay cả dải lụa quấn đầu cũng là màu đỏ, bởi thế được gọi là quân khăn đỏ. Có người nói, y phục của quân khăn đỏ là dùng lá phong ép nát ra ngâm vào mà thành, bên trên có mùi lá cây đậm đặc.

Cao Ninh phủ vốn dĩ không phải quạnh quẽ như vậy, mặc dù kinh tế thương nghiệp mậu dịch không được phồn vinh hưng thịnh bằng các địa phương như Bích Giang phủ. Nhưng là một vùng người Đường tộc cư ngụ gần bộ lạc du mục của thảo nguyên nhất, nhưng là vùng đất trọng yếu người Đường tộc và các bộ lạc dân tộc thảo nguyên trao đổi thương phẩm và ngựa, lượng giao dịch cũng rất lớn. Năm xưa khi Tiêu Ma ha thống trị địa khu Mỹ Ni Tư, mỗi năm đều có vô số ngựa ở Cao Ninh phủ được buôn bán tới nội địa đế quốc, trở thành một trong số nguồn chiến mã không thể thiếu được của kỵ binh đế quốc Đường Xuyên, đồng thời, cũng có vô số muối, trà và các thương phẩm khác dược trao đổi tới cao nguyên Huyết Sắc.

Thế nhưng, từ sau khi địa khu Mỹ Ni Tư bùng phát chiến loạn, Ma Ni giáo khống chế Hổ Xuyên đạo, do ảnh hưởng của giáo nghĩa giáo quy, nên luôn luôn dùng chính sách đả kích phát triển công thương nghiệp, đối với thương nghiệp mậu dịch trong khu vực thống trị áp dụng thủ đoạn áp chế và tiêu diệt, cấm chỉ tất cả các cửa hàng, tịch thu tất cả tài sản của những người làm ăn buôn bán, ép bọn họ chuyển sang mua ruộng đất, thậm chí không cho phép bán hàng rong trên phố, một khí phát hiện có người hoạt động thương nghiệp vụng trộm, lập tức là hậu quả lên đoạn đầu đài. Trong mấy năm nay, những thương nhân qua lại vì không cẩn thận chế dưới đồ đao của Ma Ni giáo không hề ít, thậm chí cả dạng thương đoàn mậu dịch như Đông Hải Đường, hoạt động ở Hồ Xuyên đạo cũng hoàn toàn nằm trong bí mật.


Trong bản sửa đổi giáo nghĩa Ma Ni giáo mới nhất được Tuyền Tu Hoằng giáo chủ Ma Ni giáo xét duyệt ban bố, vẫn đem cung cấp phân phối vật phẩm thuộc quyền sở hữu của Ma Ni giáo. Phân phối và cung cấp chế tác vật phầm là chính sách cơ bản trong khu vực Ma Ni giáo không chế, không có bất kỳ sự dao động nào, tất cả hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất, đều phải do các cấp lãnh đạo của Ma Ni giáo thực hành phân phối, bất kỳ người nào khác cũng không được sử dụng một mình, nếu không sẽ bị coi như là phản bội giáo quy mà xử trí nghiêm khắc. Cái xử lý này, dưới tình huống bình thường, đều là treo lên cho chết đói. Trên cây phong ở vùng ngoại ô Cao Ninh phủ, thỉnh thoảng xuất hiện một hai người bị treo chết, cũng không phải là chuyện kỳ quái lắm, thi thể bình thường được chôn ngay dưới cây phong, nghe nói là phân bón có dinh dưỡng nhất.

Địa khu Ma Ni giáo có thể khống chế, trên thực tế dài hạn thì chỉ có Hổ Xuyên đạo mà thôi. Tại Hổ Xuyên đạo, cũng chỉ có địa khu phía nam là hơi giàu có một chút, địa khu Qua Nhĩ Ba Thác và Đặc Mạt Khắc ở phía bắc đều là thành trấn rất nhỏ, đông dân tộc thiểu số, dân tộc phức tạp, hơn nữa thường bị chiến hỏa dày xéo và hủy hoại, không chịu nổi gánh nặng, quân đội Ma Ni giáo và quân đội đế quốc Quang Minh của Bộ Thủ ở nơi này ngươi di ta lại, triển khai cuộc chiến giằng co khốc liệt. Trong chiến tranh tàn khốc, dân cư nơi này lũ lượt lựa chọn chạy nạn, di cư tới phía nam phụ cận Cao Ninh phủ, khiến cho đại bộ phận ruộng đất của địa khu Qua Nhĩ Ba Thác và Đặc Mạt Khắc đều hoang vu.

Bởi vì bên trên còn có đủ các loại nguyên nhân khác, nên trong khu vực Ma Ni giáo khống chế, vật chất vô cùng thiếu thốn, cung cấp lương thực cũng thiếu thốn nghiêm trọng. Nếu như dựa theo nhân khẩu phân chia, mỗi một người ở nơi này chỉ có thể lĩnh được số lương thực thỏa mãn một phần ba nhu cầu của mình. Nhưng Ma Ni giáo thi hành chính sách bình quân chủ nghĩa cực đoan, hiệu quả chấp hành tương đối khá, tất cả nhân viên bao gồm Tuyền Tu Hoằng trong đó đều nghiêm ngặt dựa theo chế độ cung cấp để sống, điều này khiến cho cư dân trong khu vực mặc dù thường xuyên ở trong tình trạng đói khát, nhưng thùy chung không sinh ra cảm giác mất cân bằng, bởi thế bọn họ nguyện chịu đói chịu tội, cũng không có quá nhiều suy nghĩ gì khác.

Càng huống chi, rất nhiều giáo nghĩa của Ma Ni giáo vẫn rất hấp dẫn, khiến cho mức độ ủng hộ với Ma Ni giáo của người dân phổ thông vẫn là tương đối cao, đây cũng là nguyên nhân vì sao quân đội Ma Ni giáo có thể chống lại áp lực cực lớn của tập đoàn đế quốc Quang Minh của Bộ Thủ. Hổ Xuyên đạo nhân khẩu không tới hai trăm vạn, đất đai không đủ năm vạn kilomet vuông, nhưng nuôi dưỡng gần ba mươi vạn vũ trang Ma Ni giáo, hơn nữa trong chiến tranh liên miên vẫn đứng sừng sững không đổ, không thể không nói là một kỳ tích, nhất là mấy năm gần đây nhất, Bộ Thủ rõ ràng gia tăng quấy nhiễu và công kích Ma Ni giáo, chiến sự ở phía tây bắc Hổ Xuyên đạo gần như chưa hề ngừng lại.

Ngay từ cuối năm 1728 thiên nguyên, Dương Túc Phong đã chú ý tới thể chế kinh tế độc đáo của Ma Ni giáo, đồng thời từ trong đó hấp thụ một số kinh nghiệm trong đó, làm bổ sung hữu ích cho (pháp điển quân Lam Vũ), chính lòng trung thành của dân chúng đương địa đối với Ma Ni giáo còn rất cao, nên sức chiến đấu và sĩ khí của quân khăn đỏ đều không tệ, cho nên Dương Túc Phong không hề nghĩ chủ động dùng binh với Hổ Xuyên đạo, mà chuyển sang chọn vương quốc Lỗ Ni Lợi Á.

Thế nhưng, loại chính sách kinh tế độc đáo của Ma Ni giáo này mặc dù có rất nhiều ưu điểm, hơn nữa trong thời gian ngắn có thể sinh ra hiệu quả cực lớn, có thể tập trung nhân lực vật lực ở mức cao nhất chống lại kẻ địch cường đại. Nhưng, không có gì phải nghi ngờ, loại chính sách kinh tế tập trung cao độ này tệ nạn cũng rất nổi bật, nó bóp nghẹt tính tích cực của sản xuất, dần dần nuôi dưỡng nên một đám đông ăn không ngồi rồi, rất nhiều người không gắng sức trong công việc, chỉ làm qua loa cho xong chuyện, lãng phí thời gian, sút giảm nghiêm trọng hiệu quả sản xuất.

Bắt đầu từ tháng 6 năm 1729 thiên nguyên, Hổ Xuyên đạo không thể không bắt đầu nhập khẩu lương thực từ bên ngoài, để bổ sung sản lượng thiếu hụt nghiêm trọng của mình. Khi đó địa khu Tình Xuyên đạo còn hoàn toàn nằm dưới sự khống chế của phản quân Bành Việt, vì cùng nhau chống lại quân Lam Vũ, Bành Việt bán rất nhiều lương thực cho Ma Ni giáo. Nhưng cùng với việc quân Lam Vũ tiến vào Tình Xuyên đậo, dần dần cắt đứt quan hệ nối liền giữ Ma Ni giáo và phản quân Bành Việt, Ma Ni giáo tức thì cảm nhận được áp lực phương diện bổ sung vật tư càng ngày càng nặng, thậm chí đã tới bên bờ vực sụp đổ.

Nhưng tiếc là hiện giờ Tuyền Tu Hoằng còn không có thời gian để ý tới vấn đề về mặt kinh tế. Áp lực cực lớn tới từ người Ngõa Lạp làm cho hắn cảm thấy mệt mỏi, kỵ binh người Ngõa Lạp do Khắc Lạp Mã Kỳ suất lĩnh, bày ra bộ dạng hưng sư vấn tội, quanh quẩn ở phụ cận Cao Ninh phủ, chiến mã hí vang, Lang Nha bổng lấp loáng hàn quang ghê rợn, uy hiếp nghiêm trọng tới sự an toàn của Ma Ni giáo, khiến giáo chủ Tuyền Tu Hoằng cao quý cũng đành phải tự mình ra mặt xử lý.

Không ngờ kỵ binh du mục của Khắc Lạp Mã Kỳ lại quay về từ cứ điểm Tiểu Thang Sơn nhanh như thế, hơn nữa tổn thất thảm trọng như thế thực sự là nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người. Trong một buổi trưa chiến đầu ngắn ngủi, kỵ binh người Ngõa Lạp đã tổn thất hơn ba nghìn kỵ sĩ anh dũng thiện chiến, hơn năm nghìn thớt chiến mã, thậm chí một trong số đại tướng thống binh là La Nhĩ Đan cũng thân bị trọng thương, chỉ có thể dựa vào ý chí kiên cường của bản thân hắn mà kéo dài chút hơn tàn, nhưng người sáng suốt đều có thể nhìn ra, mạng hắn đã tới lúc hấp hối rồi, căn bản không có khả năng tỉnh lại nữa.

Nguồn: tunghoanh.com/giang-son-nhu-thu-da-kieu/quyen-1-chuong-307-1-wChaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận