Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu
Chương 418: Thống soái tối cao bị bắt chẹt (P5)
Tác giả: Nam Hải Thập Tứ Lang
Nguồn: Sưu Tầm
Đả tự: huycanhl - Lương Sơn Bạc
Ngoài ra, công tác xây dựng lại của đế quốc Lam Vũ cùng là việc lâu dài, vô cùng gian nan, hiện giờ vùng Ninh Minh Việt đều cần rất nhiều sức lực và tài chính, mới có thể mau chóng khôi phục lại diện mạo ban đầu. Đồng thời quân Lam Vũ cùng đã thành công thu lại Quảng Xuyên đạo và Ngô Xuyên đạo ở hành lang Á Sâm, công tác xây dựng lại hai khu vực này cũng cần vô số tài chính và vật lực.
Một số khu vực khống chế sớm nhất cũng cần đầu tư thêm tài chính và sức lực, mới thỏa mãn nhu cầu phát triển, công tác kiến thiết áp đảo tất cả, ngàn vạn lần không thể lấy tông giá ra xử lý vào lúc này. Cổ Địch Sâm không khách khí cho rằng Dương Túc Phong đưa ra chính sách kia trong cơn thịnh nộ, khẳng định sẽ làm tất cả hòa thượng trong thiên hạ đều chó cùng dứt giậu, tăng thêm nhân tố bất ổn định vô ích cho xã hội, đây là điều hoàn toàn không cần thiết.
Việc kiết thiết trước tiên là phải cần hoàn cảnh xã hội ổn định, vỗ yên lòng dân, tất cả mọi hành động đều phải tiến hành xoay quanh mục đích này, tuyệt đối không nên vì nhân tố nhỏ nào đó mà làm cả xa hội, lòng người bất an, đây là chuyện không có lợi ích gì.
Điều thứ 2, tính nguy hại của Phật giáo không lớn như miêu tả của Dương Túc Phong, Cổ Địch Sâm không biết Dương Túc Phong bị cái gì kích thích, nhưng theo con số mà hắn có, hiện giờ tổ chức tông giáo trong khu vực quân Lam Vũ khống chế hiện này, trừ cực ít dư nghiệt XÍch Luyện giáo và Ma Ni giáo ra, không còn ai muốn đối đầu với quân Lam Vũ.
Ngược lại bọn họ còn muốn xích lại gần với quân Lam Vũ, hi vọng có thể cống hiến sức lực của mình trong công tác kiến thiết của quân Lam Vũ.
Đương nhiên mục đích làm như vậy cũng là bọn họ chỉ nghĩ cho sự sinh tồn lâu dài của mình, tránh gặp phải vận mệnh giống như thời Y Lan vương Tiêu Trầm trước kia. Còn về phần phỉ tặc ẩn nấp trong chùa miếu, Cổ Địch Sâm cho rằng hoàn toàn không cần thiết phải càn qua, chỉ cần chính phủ các cấp gây áp lực với chùa miếu, khẳng định bọn họ sẽ chủ động giao nộp phần tử phản loạn ra, trừ phi những chùa miếu đó bị loạn đảng khống chế.
Thực tế điều này rất ít, các chùa miếu đều có đạo sinh tồn riêng của mình, quân Lam Vũ hoàn toàn có thể dùng thủ đoạn mềm dẻo để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Ngược lại đều dùng thủ đoạn quyết liệt của Dương Túc Phong, nói không chừng ngược lại ép cho các chùa miếu đó phải liên kết với phỉ tặc, như thế sẽ càng thêm đau đầu.
Thứ 3, cũng là điều quan trọng nhất, hành vi vơ vét của cải của các chùa miếu kỳ thực không phải là chuyện xấu, đương nhiên đó là với cao tầng của đế quốc Lam Vũ thôi. Loại hiện tượng này vừa vặn nói rõ phật giáo hoặc các tông giáo khác không có nguy hại với đế quốc Lam Vũ, bọn họ đã đánh mất đi tín ngưỡng của mình, trong mắt chỉ có quyền lực và tiền tài.
Đối với loại tổ chức tông giáo này, đế quốc Lam Vũ dễ khống chế nhất, bọn họ cũng sẽ vô cùng khôn ngoan, kiên quyết liên kết chặt chẽ với quân Lam Vũ, duy trì lợi ích của mình. Hành vi vơ vét của cái với người dân phổ thông mà nói khiến cho họ vô cùng phản cảm, bọn họ khẳng định sẽ bị các chùa miếu này lừa gạt mà dần dần rời xa tín ngưỡng của chúng. Ngược lại nếu như các chùa miếu đều giống như Xích Luyện giáo, Ma Ni giáo lúc đầu không thu tiền, chỉ giảng tín ngưỡng mới là đáng sợ nhất, tôn giáo như vậy mới là ẩn họa với đế quốc Lam Vũ.
Tông giáo bị tiền bạc ăn mòn, đối với người thống trị mà nói là dễ khống chế nhất, mất đi tín ngưỡng bọn họ chỉ có thể dựa vào kẻ thống trị mà sinh tồn, vì họ đã đánh mất đi cơ sở quần chúng. Có tiền tự nhiên sẽ có ham muốn, có tranh đấu vô tận, lúc đó đoàn kết chỉ là một câu nói thừa, tổ chức không đoàn kết thì làm sao có đủ sức uy hiếp đế quốc Lam Vũ được .
Xích Luyện giáo và Ma Ni giáo khi xưa sở dĩ có thể thu hút được nhiều giáo chúng như thế, đồng thời xúi bẩy bọn họ tham gia bạo loạn vì lãnh đạo của bọn chúng không thu tiền, chỉ có tín ngưỡng cao thượng được vô số người tôn kính và yêu quý.
Nhưng về sau,cùng với việc cao tầng của bọn chúng bắt đầu tha hóa, bắt đầu bất chấp thủ đoạn vơ vét của cải, chúng dần dần mất đi cơ sở quần chúng, trở thành một con hổ giấy, bị quân Lam Vũ đẩy một cái đã đổ. Cổ Địch Sâm nói thẳng thừng, phóng mắt ra toàn thế giới hiện nay, chỉ có Thánh điện của đế quốc TInh Hà còn là tông giáo có tính uy hiếp, giáo đồ của thánh điện hiện giờ vẫn sinh hoạt như sư khổ hạnh, dù bọn chúng đã nắm quyền lực tối cao, nhưng không bị quyền lực tiền tài làm mờ mắt. Tổ chức tông giáo như vậy mới là đáng sợ nhất, nguyên nhân căn bản làm Thánh Điện đứng vững bao năm.
Tín ngưỡng cường liệt của giáo tông Thánh Điện làm bọn họ sẵn sàng hi sinh tính mạng vì thánh điện, cho nên các quốc gia xung quanh mới kiêng kỵ với Thánh Điện như vậy, bởi vì sức mạnh của tín ngưỡng là vô cùng lớn, một khi để bọn họ truyền bá đi, sẽ thành nhân tố trọng yếu gây mất ổn định xã hội. Sự thực trong bao nhiêu tổ chức tông giáo, năng lực lãnh đạo và tổ chức của phật giáo là yếu nhất, bản thân tín ngưỡng của phật giáo là vô tranh. Trải qua nhiều lần hành động diệt phật trước kia, tính nguy hại của phật giáo đã hoàn toàn bị xóa sạch, chỉ còn lại người thú tu thân dưỡng tính, không tranh với đời, đặc quyền và địa vị từng có đã bị tước đoạt hết.
Trên lịch sử phát triển của phật giáo, chuyện công khai đối đầu với chính quyền là rất ít, tuyệt đại đa số người thống trị đều cho rằng phật giáo là tôn giáo mềm mỏng nhất, nghe lời nhất. Nếu như bất chấp hậu quả tiêu diệt phật giáo, dùng tông giáo khác thay thế phật giáo hiệu quả sẽ càng tệ hơn, hoàn toàn được không bằng mất.
Thứ tư, hạn chế phật giáo trước tiên phải mở rộng vô thần, mà không phải là đuổi tận giết sạch phạt giáo. Tông giáo nói tới cùng chỉ là một loại tín ngưỡng, một loại gửi gắm tâm linh, chỉ tồn tại trong tâm, tín đồ phật giáo có thể bị tiêu diệt, nhưng tư tưởng phật giáp thì vĩnh viễn không thể tiêu diệt. Phổ biến tinh thần duy vật chủ nghĩa, lấy nó áp chế, lấp đầy chỗ trống trong tinh thần người dân, tránh khỏi bị tư tưởng tông giáo khác chiếm chỗ, mới đạt được hiệu quả lý tưởng nhất, mới đạt được hiệu quả căn bản nhất.
Nếu không, dù diệt phật giáo, thậm chí Đạo giáo, thủy chung cũng sẽ có tông giáo khác sinh ra..
Thứ năm, tài sản các chùa miếu, nếu như có được thông qua con đường bình thường thì thuộc về phạm vi bảo vệ của pháp điển quân Lam Vũ, luật pháp cơ bản này cho dù là thống soái tối cao cũng không thể tùy tiện trà đạp.
Đương nhiên, y có quyền lực trà đạp, nhưng sau đó sẽ lưu lại hậu họa vĩnh cửu,hiện giờ đế quốc Lam Vũ đang tuyên truyền tư tưởng luật pháp, tất cả lấy pháp điển làm nguyên tắc cơ bản, nếu hủy đi giới hạn căn bản này, thì việc tuyên truyền này không thể phổ biến được, chất vấn với pháp điển ngày một nhiều, về lâu dài mà nói đây là điều trí mạng.
Cổ Địch Sâm cho rằng qua điều tra của chính vụ viện, đúng là phát hiện không ít chùa miếu có rất nhiều tài sản và đất đai, vượt quá nhu cầu bình thường của bản thân, gây trở ngại cho thu nhập tài chính và kinh tế của đế quốc Lam Vũ. Vấn đề này chính vụ viện cũng đang giải quyết, nhưng biện pháp không quyết liệt như mệnh lệnh của Dương Túc Phong, cũng không cần phải gây xáo động lớn như thế.
Đất nước vừa mới ổn định, các tổ chức tông giáo lấy lòng đế quốc Lam Vũ còn không kịp, khẳng định sẽ không dám công khai đối kháng, căn bản là không cần dùng thủ đoạn bạo lực như thế. Kỳ thực chỉ cần một mệnh lệnh của chính vụ viện, bắt tay điều tra tài sản của các chùa miếu, xem có nguồn gốc hợp pháp hay không, tin rằng rất nhiều chùa miếu sẽ chủ động giao đất đai ra, lấy lòng quân Lam Vũ.
Tới lúc đó sót lại cực ít số không chịu giao ra, hoàn toàn có thể theo tình huống khác nhau mà dùng biện pháp khác nhau, dù sao thiên hạ hiện giờ là của đế quốc Lam Vũ, quân Lam Vũ cũng nắm trong tay v, bao nhiêu tăng chúng dại gì mà gây chuyện mất mặt thậm chí thiệt mạng.
Tổng hợp mấy nguyên nhân đó, Cổ Địch Sâm thỉnh cầu Dương Túc Phong cân nhắc, không nên giết gà dùng dao mổ trâu, có thể dùng ít sức lực hơn giải quyết việc này. Đương nhiên nếu Dương Túc Phong kiên trì, quốc vụ viện sẽ nghiêm khắc chấp hành, làm một trận đại chiến diệt phật thật oanh liệt, bất quá như vậy có khả năng phải điều động quân đội về hậu phương tăng cường trị an.
Phải thừa nhận kiến nghị của Cổ Địch Sâm rất toàn diện, cũng rất hợp lý, làm Dương Túc Phong lay động. Sau khi ban một hơi năm điều lệnh, cơn giận của Dương Túc Phong cũng tan dần, nhìn vấn đề cũng không còn quá khích nữa, suy nghĩ cẩn thận dù mình là thống soái tối cao tuy chịu thiệt, nhưng không thể vì nó mà gây ra chuyện lớn được.
Hiện giờ quân Lam Vũ đang đánh nhau sống chết ở tiền tuyến, hậu phương đúng là cần phải ổn định. Xưa nay tông giáo đúng là vấn đề rất khó giải quyết, không phải dùng đao súng mà có thể nhanh chóng xử lý được, cũng không phải thuần túy giết người là có thể giải quyết được tận gốc, cần phải có một chút trí tuệ, một chút thủ đoạn.
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Cổ Địch Sâm nói không sai, có thể dùng được ít sức lực làm chuyện lớn, thì tội gì phải gây lớn chuyện chứ. Còn về phần tăng nhân của Quốc An tự đáng chết kia, bọn chúng dám húc đầu vào tường, thì bắt chúng đi làm đường sắt là được, bọn chúng bắt chẹt mình 600 kim tệ, thì bọn chúng đi làm 600 km đường sắt.
Lúc này Tiêu Phương Tạ đang khảo sát ở Minh Xuyên đạo cũng chạy tới Việt Xuyên đạo cầu kiến v, cũng khuyên can chuyện hạn chế tông giáo. chuyện này làm tâm tình Dương Túc Phong đã bình ổn nhiều rồi, rất kiên nhẫn nghe Tiêu Phương Tạ nói, trong chính vụ viện, chuyện liên quan tới tông giáo do Tiêu Phương Tạ quản lý, bất kể là kết quả khuyên can thế nào đều do ông ta đi chấp hành.
Tiêu Phương Tạ hoàn toàn tán đồng với kiến nghị của Dương Túc Phong vì hạn chế tông giáo phát triển là cần thiết, đương nhiên nếu như đổi hạn chế thành quản lý thì tốt hơn nữa. Bất quá dù quản lý hay hạn chế, hiện giờ đều không phải là lúc thích hợp, ông ta kiến nghị mạnh mẽ nên hoãn lại một chút, đợi thời cơ chín mùi mới bắt đầu.
Thế nào là thời cơ chín mùi? Là khi quân Lam Vũ không có chiến sự, vòng đai phòng vệ của đế quốc Lam Vũ được hình thành, công tác trọng kiến kinh tế đi vào quỹ đạo, nhân tâm ổn định mới là thời cơ chín muồi. Vì thuyết phục Dương Túc Phong, Tiêu Phương Tạ đã lấy rất nhiều ví dụ sinh động, miêu tả kinh nghiệm quản lý tôn giáo. Thực thế trên lịch sử đại lục Y Lan, v không phải là người thống trị đầu tiên muốn diệt phật, trước y chuyện này đã phát sinh nhiều lần, đều hủy hoại cực lớn tới sự phát triển phật giáo.
Chừng năm 630, vương triều Bắc Ngụy, tiền thân nước Long Kinh, năm đầu Thái Vũ đế tôn sùng phật giáo, bái Huyền Cao thiền sư làm ân sư, hoàng cung cũng thường có tăng nhân ra vào, ngày đêm làm phép, cầu chúc cho hoàng gia.
Thường xuyên có những lời đồn tăng nhân và phi tần hậu cung tư thông, Thái Vũ đế cũng không để trong lòng, nếu không nắm được chứng cứ thì cũng bỏ qua, khi đó Thái Vũ đế vẫn rất thoáng.
Nhưng về sau đó có một viên tư đồ tên Thôi Hạo, lại tín phụng Đạo giáo, có liên hệ mật thiết với cao tầng Đạo giáo, lúc đó đạo giáo và phật giáo không hòa thuận, vì quan hệ tới lợi ích, Thôi Hạo cực kỳ căm hận phật giáo, thường nghĩ cách diệt trừ phật giáo.
Thôi Hạo hay nói với Thái Vũ đế thu luyện đạo giáo để có thể biến thành thần tiên mê hoặc Thái Vũ đế, sau đó lại bới lông tìm viết nói xấu kinh điển phật giáo, Thái Vũ đế vốn cũng chẳng hiểu kinh phật, tai lại mềm, bị Thôi Hạo nói ra rả cả ngày cũng tin, cuối cùng nghiên cứu sách lão Trang với Thôi Hạo, đồng thời muốn đem niên hiệu đổi thành Thái Bình Chân Quân.
Bất quá đây vẫn chưa phải là nguyên nhân phật giáo gặp phải độc thủ, căn bản nhất là khi đó phật giáo làm xằng bậy, có một lần Thái Vũ đế tới Trường An thị sát, ngẫu nhiên đi vào một ngôi chùa, các vệ sĩ kiểm tra thì phát hiện ra có tàng trữ vũ khí, vì thế nói với Thái Vũ đế đồng thời bắt lấy tăng nhân.
Thái Vũ đế quả nhiên nổi giận, cho rằng tất cả đều là thích khách, hại lệnh giết hết, sau đó các vệ sĩ tiếp tục kiểm tra bên trong còn có các công cụ ủ rượu, còn quá đáng hơn nữa là còn phát hiện mật thất che giấu phụ nữ, dâm dục cùng hòa thượng, lại tích trữ vô số tài vật, đâu còn hình tượng phật môn thanh tịnh?
Thôi Hạo thấy Thái Vũ đế vô cùng phẫn nộ, vì thế ở bên cạnh đổ thêm dầu vào lửa, xin Thái Vũ đế hạ thánh chỉ truy sát phật giáo, Thái Vũ đế tất nhiên đồng ý. Vì thế dưới sự chỉ huy của Thôi Hạo mang dụng tâm khác, toàn quốc oanh liệt triển khai vận động diệt phật, vô số quân đội triều đình xông vào chùa miếu, bắt bớ và tàn sát hòa thượng.
Vốn ý của Thái Vũ đế không phải là giết hết hòa thượng, nhưng bị Thôi Hạo cố ý hiểu lệch, vì thế giáo đồ phật giáo liền trở thành khâm phạm. Qua hơn 1 năm diệt phật, phật giáo trong biên cảnh Bắc Ngụy cơ bản đều bị hủy diệt, vô số chùa miếu bị rỡ bỏ, rất nhiều tượng phật bị đập nát, kinh phật bị đốt, giáo đồ phật bị giết.
Căn cứ vào phát hiện khảo cổ sau này, khi đó ít nhất phải có 50 vạn giáo đồ phật giáo cùng tăng lữ bị giết, phật giáo bị đả kích thảm trọng nhất trong lịch sử, số giáo đồ phật giáo còn lại đều chạy sang các quốc gia khác.
Phật giáo từ đó bị đả kích,nguyên nhân chủ yếu là vì tranh chấp với đạo giáo, đạo giáo chiếm được thượng phong. Nhưng bất kể là phật giáo hay đạo giáo, khi đó đều là sâu mọt của xã hội, bọn chúng không lao động, lừa gạt tiền tài để sống, bất kể phe nào thắng cũng đều không có lợi ích gì với quốc gia.
Chuyện phát triển sau đó chứng minh đúng là như thế, phật giáo bị đàn áp, đạo giáo nổi lên, cũng mở rộng đạo quán, tích lũy tư sản, cũng dâm dục hủ bại, so với phật giáo chỉ hơn chứ không kém, nguy hại nghiêm trọng tới lợi ích quốc gia, cuối cùng Bắc Ngụy bị Long Kinh tiêu diệt.
Chừng năm 800 thiên nguyên, vương triều Bắc Chu tiền thân của nước Y Lan ban đầu Vũ đế tin phật giáo, thậm chí còn tin tới mức mù quáng, ông ta cho rằng phật giáo phù hộ ông ta giành được hoàng vị trong lúc gian khó. vì thế cấp cho phật giáo đặc quyền cực lớn, có quyền lực tương đương quý tộc, còn hạ lệnh toàn quốc chủ động xây dựng chùa chiền, nuôi dưỡng tăng nhân, thậm chí khuyến khích trẻ nhỏ xuất gia, trưởng thành mới hoàn tục.
Về sau thậm chí còn quy định mỗi một nhà phải có một người xuất gia, nếu không bị xử theo pháp luật, phật giáo được Vũ đế nâng đỡ, tức thì khôi phục nguyên khí cực nhanh.
Giáo đồ phật giáo khôi phục nguyên khí không tránh khỏi có một số phấn khích, làm ra hành vi tàn ác, cũng không thể trách được, bọn chúng bị đàn áp hơn trăm năm, lúc này cuối cùng cũng mở mày mở mặt, một số tâm ý không kiên định, tất nhiên phải bù đắp những gì đã mất.
Vì thế uống rượu hơi nhiều một chút, dâm dục phụ nữ nỗ lực một chút, không ngừng gột rửa khuất nhục trong quá khứ. Thế nhưng khi phật giáo như mặt trời chính ngọ, Vũ đế lại bắt đầu giơ đồ đao lên.
Thì ra phật giáo phát triển ngoài mức dự kiến, ảnh hưởng cực lớn tới thuế thu tài chính của quốc gia, còn ảnh hưởng gián tiếp tới sự thống trị của Bắc Chu, khi đó giáo đồ phật giáo có hơn 100 vạn người, bọn họ không canh tác, không nộp thuế, là ung nhọt của xã hội, tạo thành quần thể gây mất ổn định xã hội.
Vì thế Vũ đế tổng hợp cân nhắc, quyết định hạn chế sự phát triển của phật giáo, tránh ảnh hưởng tới sự thống trị của mình, nên hạ lệnh cấm phật. Phật giáo cuối cùng cũng biết được cái gì gọi là thắng cũng Tiêu Hà mà bại cũng Tiêu Hà, trong một đêm từ vinh quang trở thành tù phạm.
Vũ đế sau khi hạ lệnh cấm phật, những tông giáo khác vốn bất mãn với phật giáo được thể phát động vây công, lấy việc công trả thù riêng, tích cực tham gia vào công cuộc diệt phật.
Khi phật giáo đắc thế, có một số giáo đồ phật giáo hoành hành bá đạo, khi nam hiếp nữ, cưỡng ép cướp bóc, làm không ít người dân phản cảm, gián tiếp dẫn tới sự diệt vong của phật giáo. Rất nhiều quan lại vì lấy lòng Vũ đế, cũng càng ra sức tham gia diệt phật, làm giáo đồ phật giáo khổ không sao kể xiết, khi đó hơn 3 vạn chùa miếu bị hủy, hơn 200 vạn tăng chúng bị giết gần 30 vạn, số còn lại bị cưỡng ép hoàn tục.
Tăng ni hoàn tục phải cầm nông cụ đi cày cấy, sót lại chưa tới 1 vạn tăng nhân bị quản lí nghiêm khắc, phật giáo liền thoi thóp, tới khi Vũ đế chết rồi mới khá hơn một chút, nhưng cũng không còn cơ hội phát triển nữa.
Bất quá hai lần đó chưa phải là đả kích thảm nhất mà phật giáo đã trải qua, đó là khi Y Lan vương Tiêu Trầm ra đời, Tiêu Trầm tới thế giới này chuyên môn mang tới tai nạn, phật giáo cũng không phải là ngoại lệ, đương nhiên các tông giáo khác cũng thế.
Tiêu Trâm vốn là đại sát tinh, từ nhỏ đã không thích phật giáo, 3 tuổi dám hủy tượng phật, 6 tuổi đái lên đầu phật tổ ở trong chùa, tới khi ông ta hoành hành đại lục Y Lan, hai tay nhuốm đầy máu tươi, tuyên bố ngay cả phật tổ cũng giết.
Hắc kỵ sĩ của ông ta có khẩu hiệu :” Gặp thần diệt thần, gặp phật giết phật.” Người như thế một khi động thủ với tông giáo dứt khoát là hủy diệt. Sự thực đúng là như thế, khi đó quân đội Tiêu Trầm đi tới đâu cũng đều phá hủy chùa chiền, đồ sát tăng nhân, lực độ so với 2 lần trước đều hơn xa.
Quốc gia khác diệt phật còn chỉ hạn chế khu vực, nhưng khi Tiêu Trầm hoành tảo thiên hạ, toàn bộ đại lục Y Lan đều nằm trong phạm vi của ông ta, giáo đồ phật giáo gần như không còn nơi nào để đi, chỉ còn nước bị diệt tuyệt.
Đương nhiên quân đội của Tiêu Trầm không chỉ đồ sát giáo đồ phật giáo, mà tất cả các tông giáo khác cũng bị hủy hoại nghiêm trọng, nhưng các đạo sĩ thường ẩn cư thâm sơn, nên khá nhiều tránh được đại nạn. Về sau căn cứ tính toán của các nhà sử học, trong hơn 10 năm Tiêu Trầm tổng cộng hủy diệt 34 vạn nơi thờ cúng, giết hại hơn 560 vạn tăng nhân đạo sĩ.
Nghe nói sau khi thiên hạ thái bình, đại lục Y Lan còn chưa tới 100 ngôi chùa, cùng chưa đầy một ngàn tăng nhân, người tại đạo quán ở trong thâm sơn cùng cốc tương đối nhiều, nhưng cũng không dám công khai xuất hiện nữa.
Sau khi Tiêu Trầm làm một chuyến diệt phật tàn khốc, phật giáo cơ bản là đã điêu linh, mặc dù cuối cùng Tiêu Trầm đúng là ứng với nguyền rủa của các trưởng lão phật môn chết không tử tế, nhưng chỉnh thể phật giáo đã điêu tàn, không còn có cơ hội huy hoàng trở lại nữa
Ba trăm năm sau khi Tiêu Trầm chết, chiến loạn khắp nơi, phật giáo tiếp tục bị đả kích, các tông giáo của phật giáo bị nhấn chìm, chỉ có ẩn cư nơi thâm sơn mới không bị chiến loạn ảnh hưởng, nhưng đối với xã hội đã không còn sức ảnh hưởng nữa.
Song tai nạn của phật giáo vẫn còn chưa kết thúc, tới chừng 1320 thiên nguyên, hoàng đế Vũ Văn Sinh Phong không thích phật giáo, tại vị chưa được bao lâu đã hạ lệnh diệt trừ phật giáo, nghiêm cấm tự xuất gia, phế trừ 3 vạn chùa chiền không được vua cho phép, kinh phật bị tiêu hủy mất một nửa.
Nguyên nhân rất đơn giản, ông ta không thích những người trốn tránh hiện thực, cho rằng nước Mã Toa muốn cường đại, thì ai ai cũng phải tham gia, những người trốn tránh trong chùa miếu tụng kinh không có tác dụng gì với đất nước, cho nên giết sạch.
Cho tới bây giờ trong biên cảnh nước Mã Toa chỉ còn lại rất ít chùa miếu, lại phải ẩn trốn trong rừng sâu. Cho dù là nguyên nhân của lần diệt phật này rất nhiều, tranh luận cũng rất nhiều, nhưng phật giáo ở nước Mã Toa thương vong gần hết là sự thực không cần tranh cãi, sau khi đả kích phật giáo, nước Mã Toa quốc lực hùng mạnh cũng là sự thực. Ngược lại đế quốc Đường Xuyên lại tín phụng phật giáo làm cho quốc lực không ngừng suy thoái cũng không cần phải bàn cãi.