K im Tử Yến nổi giận hét lên :
- Con tiện tỳ ngày càng lộng ! Nàng vổ bàn rầm rầm.
Vưu Tuấn điểm một nụ cười tiếp :
- Giận làm chi cô nương ! Con nít mà ! Làm gì có khí độ như người lớn ! Cũng may lúc đó Bình huynh cho con bé mấy tát tai nẩy lửa, bảo nàng ta nên tự lượng sức mình, đã hồ đồ thì bị nhục cũng cố mà chịu. Bình huynh còn cho biết Yến huynh là bằng hữu của chúng ta, nếu từ nay nàng còn vô lễ nữa thì đừng trách tại sao không ai bênh vực nàng !
Kim Tử Yến lại phẫn nộ :
- Tiểu Cầm là người của tôi, ai mượn Mã Bách Bình răn dạy nó. Vưu Tuấn giải thích :
- Cô nương giận làm gì ? Bình huynh làm tốt cho cô nương đó. Tiểu Cầm phải hiểu Yến huynh là khách của cô nương thế mà nàng lại cho mình thông minh, chạy đi tìm Đinh lão gia, mong cầu Đinh lão gia phục hận cho nàng. Đinh lão gia vốn nóng tính, nếu nghe lời nàng thì nguy hại biết bao nhiêu ? Bình huynh bắt buột phải dằn nàng để ngăn chặn mọi phiền phức. Từ nay Yến huynh sẽ thời thường đến với cô nương. Nếu con bé đó còn vô lễ nữa thì có phải là mất mặt cô nương chăng ?
Kim Tử Yến trầm ngâm một chút đoạn thở dài :
- Liễu đầu ngày càng tự tung tự tác , đem việc tại đây tiết lậu nơi khác, toan kích thích người ta sanh sự với nhau ? Đáng hận thật !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Tại cô nương dung túng cho nàng bây giờ thành tánh rồi cô nương còn nói cái chi nữa ? Thực ra nếu nàng ở đây lâu hơn thì nàng hư hỏng hơn. Cô nương nên tống khứ nàng đến nơi khác đi ?
Kim Tử Yến cau mày :
- Đinh lão tiêu đầu ủng hộ nàng thì làm sao tôi tống khứ nàng được ?
Vưu Tuấn vội thốt :
Điều đó cô nương cứ để tại hạ nói qua với Đinh lão gia cho. Tại hạ yêu cầu Đinh lão gia lờ đi để mặc cô xử lý con bé đó ? Cô nương nên nhớ muốn tống khứ nàng thì cũng nên chọn chỗ thích hợp nhé ?
Kim Tử Yến tiếp :
- Thế thì tôi nhờ Vưu tiêu đầu lo hộ, cái con bé đó quá quắt lắm làm tôi chịu hết nổi rồi. Tôi không có thời giờ kiểm soát nó mà nghĩa mẫu tôi cũng chẳng có dư công giám thị nó. Do đó mà nó tùy tiện muốn làm gì thì làm !
Vưu Tuấn gật đầu :
- Cô nương yên tâm ! Tại hạ xin lo liệu việc đó ! Kim Tử Yến liếc xéo y tiếp :
Vưu Tiêu đầu lanh lợi như vậy thảo nào Mã Bách Bình chẳng trọng dụng ? Vưu tiêu đầu quả là tay nặng cân, lại có thể hội ý người ! Đáng phục lắm !
Vưu Tuấn đáp :
- Chung quy chính nhờ Yến Thanh đó, không có Yến Thanh thì Bát Quái Kim Đao không bỏ đi, tại hạ tìm đâu ra một chỗ trống để nhảy vào có dịp vươn mình !
Kim Tử Yến hừ lạnh :
Miệng lưỡi của Vưu tiêu đầu không vừa đâu nhé ? Hôm nay Vưu tiêu đầu đến đây để làm cái việc thuyết khách phải không ?
Vưu Tuấn lắc đầu :
Đâu có cô nương ! Tại hạ đến để mời khách chứ không thuyết khách ! Bình huynh muốn mời hai vị đến Bách Hoa Lầu dùng bữa.
Kim Tử Yến giật mình : - Hai vị ?
Vưu Tuấn gật đầu :
- Thực ra chủ nhân có đến ba vị, ngoài Bình huynh có anh em họ Mạt nữa. Mạt Tạng và Mạt Tử muốn có muốn có một cuộc tiệc khánh thành việc hợp tác với Yến Thanh, còn Bình huynh thì muốn nhân cơ hội này hội kiến với Yến huynh để tỏ lời cảm tạ về vụ dẫn tế nạn dân tại phủ Trấn Giang.
Yến Thanh chen vào câu chuyện :
- Tại hạ tùy ý hành sự . Quý cục không bắt tội là may khi nào dám nhận lời cảm tạ.
Vưu Tuấn tha thiết thốt :
- Dù sao Yến huynh cứ tảng lờ cho qua tuyệt đối không nên buông lời thoái thác như vậy. Trong tiệc còn có nhiều đồng nghiệp tham dự chẳng phải chỉ có Bình huynh và anh em họ Mạt không thôi đâu.
Kim Tử Yến hỏi :
- Rõ ràng là Vưu tiêu đầu đến đây cốt ý mời Yến công tử tại sao lại còn kèm tôi vào ?
Vưu Tuấn cười hì hì :
- Cô nương hỏi khó mà làm chi ! Tự nhiên phải có cô nương nữa chứ ! Bất quá Yến huynh là khuôn mặt mới tại hạ phải cho biết một vài chi tiết cần thiết vậy thôi.
Đoạn y tiếp :
- Tuy nhiên để cho cuộc tiệc được hợp thức đúng cái ý nghĩa của nó thì cô nương hãy để cho Yến huynh đi trước rồi sau đó cô nương sẽ đến.
Kim Tử Yến hừ một tiếng :
- Mã Bách Bình định quanh cửa trên tôi phải không ?
Vưu Tuấn vội phân trần :
Xin cô nương hiểu cho, nếu kể như Yến huynh là một ngoại nhân thì Yến huynh là một ngoại nhân duy nhất biết rõ thực quyền của cô nương tại Cảnh Thái còn tất cả đều biết Bình huynh là tổng tiêu đầu của hai tiêu cục. Hiện tại không có lợi gì phanh phui cái hư danh của Bình huynh cho ngoại nhân biết. Vậy cô nương ủy khúc tùy thời lép một chút cho sự việc chung.
Kim Tử Yến căm hận : - Tôi không đến ! Vưu Tuấn tiếp :
- Nếu không hứng thì cô nương tùy tiện, không đến cũng được, còn Yến huynh thì không thể vắng mặt. Vậy cô nương cho phép y xuất ngoại một vài giờ thôi, tại hạ quyết không dám cầm y lâu hơn, xong việc rồi là đưa y về đây liền, trả lại cho cô nương !
Kim Tử Yến bĩu môi :
- Vưu tiêu đầu khéo nói chơi ! Tôi có quyền gì cướp tự do của Yến công tử !
Thốt xong nàng đứng lên, phất tay áo quay mình bước vào trong. Vưu Tuấn buông thòng vài câu đưa đẩy nữa đoạn kéo Yến Thanh ra đi. Ra đến đường Vưu Tuấn cau mày hỏi : - Sự tình tiến triển như thế nào lão đệ ?
Yến Thanh lắc đầu :
- Không tiến triển mảy may ! Theo khẩu khí của nàng tiểu đệ thấy chừng như nàng đứng về cánh của chúng ta vậy.
Vưu Tuấn chớp mắt : - Nghĩa là đồng chí hướng ? Yến Thanh mỉm cười : - Hình như là vậy ?
Vưu Tuấn hỏi :
- Lão đệ có tiết lộ chân tướng phần nào chưa ? Yến Thanh vội lắc đầu :
- Làm gì dám vội vàng thế ! Sáu lần trước thất bại đủ cảnh cáo cho tiểu đệ dè dặt đó. Vưu huynh không thể hồ đồ được !
Vưu Tuấn thở phào :
- Vậy là tốt ! Thiên Ma Lịnh Chủ thủ đoạn cao lắm đó, Yến lão đệ đừng quên !
Nếu bại lộ sự tình thì nguy không thể tưởng nổi cho chúng ta !
Yến Thanh cười khổ :
- Tiểu đệ hiểu ! Không có kinh nghiệm nào đắt giá bằng kinh nghiệm đánh đổi với cái chết mà tiểu đệ thì đã chết những sáu lần rồi !
Vưu Tuấn tiếp :
- Nếu Kim Tử Yến có cái tâm hướng ngoại thì là một điều hay, chúng ta sẽ lợi dụng nàng. Nàng từ Thiên Ma Giáo đến đây chứ không phải là người ngoài được thu nhận như phần đông các nhân viên trong Long Võ và Cảnh Thái. Dù vậy ngu huynh chỉ sợ nàng không hiểu chi nhiều về Thiên Ma Lịnh Chủ ?
Yến Thanh thốt :
- Tiểu đệ không có hỏi nàng về việc đó nhưng theo tiểu đệ nhận xét thì nàng không biết Thiên Ma Lịnh Chủ là ai đâu ?
Vưu Tuấn trầm ngâm một chút :
- Có thể kim Má Má biết rõ hơn nàng. Lão đệ tìm cơ hội dò thám nơi mụ ta xem sao ! Chừng như mụn ày rất có hảo ý đối với lão đệ.
Yến Thanh không nói gì. Vưu Tuấn tiếp :
- Lúc lão đệ giáo huấn con bé Tiểu Cầm, Kim Má Má có trông thấy. Mụ ấy rất tán thưởng công phu của lão đệ, chính mụ ta thông tri cho Mã Bách Bình đó. Mụ bảo Mã Bách Bình tìm cách câu dẫn lão đệ vào cuộc !
Yến Thanh a một tiếng :
- Tại sao mụ không bảo thẳng Kim Tử Yến ? Vưu Tuấn đáp :
- Theo ngu huynh thì có lẽ Kim Tử Yến không đồng ý sao đó. Từ ngày gặp lão đệ chừng như nàng biến đổi khác trước, chừng như nàng bất mãn với sinh hoạt ngày cũ ?
Yến Thanh nhẹ thở dài :
- Thiên Ma Lịnh Chủ làm mất lòng thuộc hạ như vậy thì chúng ta có cơ hội thành công nhiều. Người ta chỉ sợ chứ không phục thì sớm muộn gì cũng có biến cố trong giáo đó.
Vưu Tuấn tiếp :
- Thiên Ma Lịnh Chủ là con người cẩn mật cực độ. Từ bao năm nay ngu huynh nhờ Phương Thiên Kích Tiết Y che chở trà trộn vào trong phân đàn Kim Lăng, tìm đủ trăm phương ngàn kế để truy cứu chân tướng của Lịnh Chủ thế mà chẳng thủ hoạch được một kết quả nhỏ nhặt nào !
Họ vừa đi vừa nói chuyện với nhau, một lúc sau Vưu Tuấn trở lại vấn đề tiệc rượu thốt :
Đặc biệt hôm nay cả Mã Cảnh Long cũng tham dự buổi tiệc nữa đấy ! Cái lão ấy từ ngày bị bức phụ trách phân đàn đã không hề lộ diện bây giờ phá lệ đủ biết lão xem trọng lão đệ như thế nào. Yến lão đệ nên uyển chuyển đối xử với lão.
Yến Thanh hỏi : - Còn có những ai nữa ? Vưu Tuấn đáp :
Một số người phụ trách các tiêu cục khác nhưng bọn này chỉ chuyên ve vuốt nịnh bợ Mã Bách Bình, chẳng đáng kể gì !
Yến Thanh hỏi :
- Thần Tiêu Song Kiệt quả bị Mã Bách Bình mua chuộc rồi chăng ? Vưu Tuấn lắc đầu :
- Ngu huynh chưa được rõ . Trước kia thì anh em họ Mạt chống đối Mã Bách Bình song hiện tại thì hoàn toàn nhu thuận đối với Mã Bách Bình, biểu thị rõ ràng cái ý hợp tác thật sự . Chẳng biết có phải là vì họ không chịu nổi cái nghèo nên biến đổi tâm tánh chăng ?
Yến Thanh thở ra. Vưu Tuấn tiếp :
- Bất quá lão đệ yên trí, họ không là người trong Thiên Ma Giáo. Tài nghệ của họ tầm thường, Thiên Ma Giáo không cần dùng họ đâu !
Họ đến Bách Hoa Lâu.
Một đại tửu lầu tại bến Tần Hoài.
Vưu Tuấn còn căn dặn thêm Yến Thanh khi cả hai đặt chân lên thang lầu : - Những người có mặt trong tiệc rượu hôm nay đều kính trọng lão đệ lắm đó. Sự kiện này gây bất mãn cho một số lão nhân. Bất mãn nhiều nhất là Thanh Bình Kiếm Khách Sử kiếm Như và Hỏa Long Thần Đinh Hoàng. Hai vị này sẽ tìm cách gây khó khăn cho lão đệ. Lão đệ phải uyển chuyển đối phó với họ, không cần quá mềm mà cũng không nên cứng quá.
Yến Thanh gật đầu : - Tiểu đệ hiểu !
Lâm Kỳ từ trên lầu chạy xuống, trông thấy họ reo lên : - Hay quá ! Các vị đến rồi ! Người ta đang chờ đợi trên đó ! Rồi hắn thấp giọng tiếp :
- Đinh Hoàng cũng đang mắng oang oang trên đó. Yến huynh hãy cẩn thận nhé !
Vưu Tuấn cau mày :
- Lão không phải là chủ nhân cũng không phải là khách. Bất quá lão có mặt để giúp phần nhiệt náo cho khách thôi thì tại sao lão lại mắng người ta ? Hà huống chủ nhân Mã tiền bối đã xuất hiện rồi.
Lâm Kỳ mỉm cười :
- Có một vài món nuốt không tiêu nên người ta chờ gặp Yến huynh sẽ trả lại. Chờ lâu thì người ta phải cáu chớ sao !
Yến Thanh cau mày :
- Tại hạ chưa hề tiếp xúc với lão tại sao lão cáu kỉnh với tại hạ ? Lâm Kỳ đáp :
- Thứ nhất lão chủ nhân xuất hiện. Cách đây khoảng vài tháng lão bày tiệc mừng lục tuần, chính lão đích thân đến mời lão chủ nhân nhưng lão chủ nhân từ chối tham dụ, viện lẽ thân thể không được an khang. Rồi bây giờ lão chủ nhân lại tự động chủ tọa cuộc tiệc này. Đinh Hoàng cho là mất mặt, căm hận, định trút hận lên đầu lên cổ Yến huynh đó !
Yến Thanh lạnh lùng :
- Cái lão đó sao mà khí lượng hẹp hòi thế ? Lâm Kỳ tiếp :
- Thứ hai là lần hộ tống hàng từ Cô Tô về đây sau cùng đáng lẽ là do lão phụ trách. Vưu huynh lại vì Yến huynh mà giao phó cho Huynh Đệ Tiêu Cục làm cho lão ta mất đứt vạn lượng bạc !
Vưu Tuấn hừ một tiếng :
- Việc đó có liên quan gì đến Yênl1 huynh đâu ? Sao lão lại hận người ta ?
Huống chi bổn huynh đệ đã từng giải thích với lão rồi. Ngoài ra bổn huynh đệ cũng
đã đền bù thiệt hại cho lão, năm ngàn lượng bạc phải ít ?
Lâm Kỳ cười nhẹ :
- Mất vạn lạng lấy năm ngàn ai cũng tiếc huống hồ một kẻ tham ? Nhưng những cái đó nhỏ mọn không đáng kể, điều quan trọng hơn hết là nàng Hoa Tích Tích nào đó. Từ ngày Yến huynh đến Kim Lăng nàng ấy bắt đầu lạnh nhạt với lão ta. Nghe nói trong giấc ngủ Tích Tích thường gọi tên Yến huynh làm Đinh lão tức dám chết được.
Yến Thanh cau mày quay qua Vưu Tuấn trách :
- Vưu huynh hại tiểu đệ rồi ?
Vưu Tuấn cười hì hì :
Yến huynh không thể trách tiểu đệ được ? Ai bảo Yến huynh có dung mạo khôi ngô tuấn tú, có tác phong siêu thoát ? Giả như tiểu đệ là nữ nhân tiểu đệ cũng mê luôn !
Yến Thanh vội khoát tay :
- Đừng đùa Vưu huynh !
Vưu Tuấn vẫn cười :
- Tại lão ấy hẹp lượng cứ nghĩ quấy cho người ta chứ Yến huynh có Kim Tử Yến rồi còn màng chi một đóa hoa dại bên lề đường nữa ? Đinh Hoàng chưa thấy người nên hằn học chứ nếu thấy Yến huynh tự nhiên lão phải tự kiểm điểm lại, lão nhận ra cái kém của mình và thức ngộ ra mình già, xấu bụng làm sao sánh được với thanh niên, nhất là một thanh niên tài tuấn ! Tích Tích có mơ vọng mặc nàng, Yến huynh có tranh đoạt đâu mà lão hận ?
Yến Thanh thở dài :
Đành vậy rồi ! Song con người cố chấp luôn luôn hành động kém lý trí. Chỉ sợ hôm nay… Vưu Tuấn chận lời : - Có Mã lão anh hùng Đinh Hoàng không dám tự tung tự tác đâu ! Bất quá Yến huynh phải dè dặt một chút thôi !
Lâm Kỳ khích :
- Nếu Yến huynh tin tưởng mình dư thắng thì cứ dằn mặt lão ta, dằn mặt lão một lần cho lão tởn tới chết ! Cục diện hôm nay là một cơ hội cho Yến huynh lập danh tại đất Kim Lăng này. Bằng mọi cách Yến huynh không thể để cho thinh danh của lịnh tiên sư phải mai một !
Hắn làm như tha thiết với Yến Thanh lắm song thực ra chính hắn chất củi, chế dầu và mồi lửa cho Yến Thanh đốt !
Vưu Tuấn mỉm cười :
- Lâm huynh đệ muốn có khoảng trống để điền mình vào phải không ? Lâm Kỳ thoáng đỏ mặt :
- Tiểu đệ đâu có cái vọng tưởng đó Vưu huynh ! Bất quá tiểu đệ không chịu nổi cái tính khí cao ngạo của Đinh Hoàng nên mới mong mỏi Yến huynh mở mắt lão ta, cho thấy trần gian này không chỉ có mỗi một mình lão !
Vưu Tuấn thốt :
- Tánh khí của Đinh lão cao ngạo thật song con người lão rất tốt, nếu kém tài người nào là lão khẳng khái phục người đó. Bằng cớ là lão bại nơi tay Bình huynh thế mà không hề thù hận dù thuộc hàng thúc bá vẫn luôn xem trọng một diệt nhi, sẵn sàng thi hành mọi mạng lịnh của Bình huynh. Nếu Yến huynh khéo làm cho lão phục thì lão sẽ hết lòng trợ giúp nếu có việc cần nhờ đến lão. Bằng ngược lại lão phẫn nộ rồi thì là phiền phức phát sanh, khó tránh được !
Dừng lại một chút y tiếp :
Đinh Hoàng đứng đầu trong mười mười hộ pháp, nếu lão bỏ đi thì chín người kia cũng bỏ đi luôn. Hai tiêu cục Long Võ và Cảnh Thái cần phải có hạng cao niên lèo lái. Già đi hết còn lại toàn bọn trẻ là vô phương phát triển ! Phải tìm lại thêm một số cao thủ lão thành khác, tìm thì có song khó có sự dung hợp giữa họ như đám này !
Lâm Kỳ đâm lo ngại, hối hận là mình đã khích thích Yến Thanh. Hắn len lén nhìn Yến Thanh xem chàng có thái độ nào.
Yến Thanh không biểu lộ một cảm nghỉ nào, thản nhiên điểm một nụ cười từ từ bước lên thang lầu.
Lâm Kỳ vội chạy lên trước cao giọng báo cáo : - Khách đến rồi ! Lãng Tử Yến Thanh đã đến rồi !
Gian lầu ngày thường chứa hơn hai mươi chiếc bàn song hôm nay chỉ còn ba chiếc thôi, bao nhiêu bàn còn lại được khuân dẹp đi nơi khác, bày một khoảng rộng đủ cho một cuộc biểu diển võ nghệ.
Anh em họ Mạt và Mã Bách Bình bước đến đầu thang nghinh tiếp.
Điều làm cho mọi người kinh ngạc là Mã Cảnh Long cũng đứng lên, thành thử các vị tiền bối cũng phải đứng lên theo.
Bọn khách đêm cũng không thể ngồi yên tại chỗ được.
Sự kiện đó tăng phần long trọng cho cuộc tiếp nghinh Yến Thanh và gây thêm bất mãn cho số người đã sẵn bất mãn.
Yến Thanh bước đến vòng tay với các vị tiền bối, cung kính thốt :
- Các vị dành cho sự đón tiếp long trọng như thế này vãn sinh đâu dám nhận ! Kính mong các vị thứ cho cái lỗi đến chậm !
Vưu Tuấn bước theo chàng giới thiệu từng người một. Mã Bách Bình thân mật nắm tay chàng thốt :
- Người trong bổn cục mạo phạm đến Yến huynh, tiểu đệ hết sức áy náy, nhân Mạt Thị Song Hiệp thiết tiệc khánh thành sự hợp tác của Yến huynh tiểu đệ dành một phần chủ để có dịp tạ tội với Yến huynh !
Yến Thanh hơi bối rối đáp :
Mã huynh khách khí quá đi thôi ! Thực ra Mã huynh càng đại lượng, tiểu đệ càng hổt hẹn cho mình hồ đồ… Mã Bách Bình trả lại mấy câu khiêm tốn.
Quần hùng cũng phụ họa mỗi người một câu.
Yến Thanh lần thứ nhất trông thấy Mã Cảnh Long nhận ra lão còn đủ phong độ của một bậc đại anh hùng, tinh thần vững, công lực mạnh khác hẳn một số lão nhân khi tuổi về chiều thì bại nhược suy vi, sống trong phảng phất của thinh danh ngày củ.
Để thử mức độ thâm hậu của Mã Cảnh Long, Yến Thanh vờ quỳ xuống làm lễ để cho Mã Cảnh Long đưa tay nâng chàng đứng lên, thừa dịp đó chàng lại đỡ tay Mã Cảnh Long.
Song phương vận công, công lực tương đồng, nhưng phần thâm hậu thì Mã Cảnh Long trội hơn còn phần mãnh liệt thì Yến Thanh trên bậc.
Dĩ nhiên Yến Thanh chỉ bằng vào khí huyết cương cường chứ công phu tu vi đâu sánh được với một lão nhân đã tập luyện trước khi chàng mở mắt chào đời, một công phu trải qua số năm bằng hai số tuổi của chàng.
Phàm ai có võ công cao đều nhận thấy cuộc so lực ngầm đó và mấy lão nhân bắt đầu nể Yến Thanh, không còn xem thường chàng như mấy hôm nay họ đánh giá chàng quá thấp.
Mã Cảnh Long bật cười ha hả :
- Tốt ! Tốt lắm ! Đàng mặt niên thiếu anh hùng ! Đáng khâm phục !
Chính lão nắm tay Yến Thanh, đưa chàng đến chiếc ghế thứ hai bảo chàng ngồi xuống đó.
Chiếc ghế này vốn dành cho Đinh Hoàng bởi lão Đinh đứng đầu bọn hộ pháp, lão chỉ nhượng có một mình Mã Cảnh Long thôi.
Tuy Mã Bách Bình là tổng tiêu đầu song Đinh Hoàng thuộc hàng thúc bá. Mã Bách Bình cũng không dám vượt bậc dù trên quyền.
Đáng lẽ lão ngồi ở ghế thứ nhất song có Mã Cảnh Long tham dự thành ra lão sụt xuống ghế thứ hai.
Bây giờ Mã Cảnh Long ngang nhiên dành chiếc ghế đó cho Yến Thanh bảo sao lão không tức ?
Lão biến sắc, lạnh lùng bước tới cầm chiếc chén và đôi đủa lên thốt :
- Chén đủa này lão phu có dùng rồi, dơ dáy, xin cho lão phu lấy mang đến chỗ ngồi khác !
Cử động đó chứng tỏ cái ý của lão ngầm bảo rằng chiếc ghế thứ hay này là ghế của lão.
Lão nhắc khéo Mã Cảnh Long, mà cũng tỏ sự bất bình luôn.