Mạnh Thiên Sở phất tay: "Sanh tử có mạng, phú quý tại trời, Kha công tử mang đã như thế thì đó là chuyện không thể chống lại. Ta chẳng qua là muốn các định một chút xem công tử có thật đến hay không. Nhiều hoa thuyền như vậy chúng ta cũng không biết thuyền nào là tốt, nghe người ta nói công tử của tri phủ đại nhân thường đến hoa thuyền Ấn Nguyệt uống rượu nghe nhạc, do đó mộ danh mà tới. Chỗ mà công tử của Tri phủ đại nhân từng đến chơi thì khẳng định là không tồi. Còn về việc vận của cậu ta không ổn, đại hạn đổ xuống đầu thì là chuyện của cậu ta."
Tú bà nghe thế tức thời yên tâm ngay: "Tôi cũng nghĩ như vậy, hôm qua Kha thiếu gia còn đến chỗ chúng tôi uống rượu xong đi còn rất khỏe, sao lại đột nhiên chết đi được? Chúng tôi cũng rất kinh khủng, sợ liên lụy đến chỗ chúng tôi, do đó vừa rồi mới không nói. Đại gia nói về Ấn Nguyệt hoa thuyền ấy chính là chỗ chúng tôi đây, Kha công tử cứ cách năm ngày ba bữa đều đến đây một vòng, có lúc còn ở lại nơi này."
Mạnh Thiên Sở ra vẻ nửa tin nửa ngờ: "Thật có chuyện này sao? Vậy bà nói coi cậu ta thường đến với ai? Nói đúng ta mới tin bà."
"Kha công tử mang bằng hữu đến chơi hoa thuyền này nhiều lắm, ví dụ như công tử Lý Nhữ Hàn của Lý quân chánh Lý đại nhân, công tử Trần Nghị Không của Hàng châu phủ nha môn đồng tri Trần đại nhân, công tử Lãnh Vân Phong của Hàng châu Thiên hộ sở Lãnh thiên hộ, rất nhiều a."
Thật là nồi nào úp vung nấy, những kẻ thường lại vãng với Kha Trù đều là nhân vật con nhà quan hoặc là đại hộ cả. Mạnh Thiên Sở gật gù: "Bọn họ chọn ăn món gì?"
Câu hỏi này rất lạ, tú bà nghi hoặc liếc nhanh Mạnh Thiên Sở: "Đều là những món nhắm nhỏ, giống như các món dọn ra cho các vị hôm nay vậy. Lên hoa thuyền chơi có ai đi ăn uống thưởng thức gì đâu, đều là tìm đến cô nương cả thôi, do đó hoa thuyền chúng tôi không có nhiều món ăn, chỉ ba bốn loại rau thịt, những món đó đều dọn lên cho các vị rồi."
Mạnh Thiên Sở thầm nghĩ: người đến Ấn Nguyệt hoa thuyền này chơi không ít, chỉ có Kha Trù là trúng độc mà chết, hiển nhiên không phải trong rượu thịt ở đây có độc, mà là bị người nào đó hạ độc rồi. Hắn hỏi: "Hôm qua có ai mang theo món ăn không?"
"Hi hi, đại gia coi ngài nói kìa, sao lại có người mang thức ăn lên hoa thuyền để dùng chứ, hi hi hi."
"Bọn họ ở trên thuyền lâu không?"
"Mạnh đại gia sao lại cứ hỏi những vấn đề này vậy?" Tú bà dường như bắt đầu hoài nghi.
Vương bộ đầu trừng mắt: "Hỏi ngươi cái gì thì cứ thật thà mà trả lời đi!"
Tú bà giật nãy người: "Chỉ ngồi một chút chưa được một thời thần là đi liền."
"Vậy khi nào thì đi? Cậu ta chọn cô nương nào?" Mạnh Thiên Sở hỏi đến chỗ quan trọng, nhìn trừng vào mắt tú bà.
"Giờ ngọ đến ăn cơm, lúc đó chỉ có cậu ấy và công tử Lý Nhữ Hàn của Lý đại viên ngoại thôi. Đúng rồi, Lý Nhữ Hàn là biểu ca của Kha công tử, chọn cô nương hiện đang hầu các vị đây, không đòi ai khác nữa, uống rượu một chút rồi đi ngay."
Mạnh Thiên Sở nhìn qua cô gái bên cạnh, cười ha ha, quả đúng là xinh. Hắn cười bảo: "Vậy được rồi, xem ra bà đối với Kha công tử quen thuộc thật. Được rồi, nếu như là chỗ mà cậu ta đến, xem ra không tệ rồi. Vị huynh đệ này của ta đối với cô nương bà đưa tới không vừa ý, muốn tự đi chọn, bà mang huynh đệ ta đi chọn đi."
Tú bà cười hi hi đáp ứng.
Vương bộ đầu nghe lời này, vội vã cười vui đứng dậy cảm ơn Mạnh Thiên Sở xong theo sát tú bà ra cửa.
Trong phòng chỉ còn lại Mạnh Thiên Sở và tiểu cô nương ca hát lúc nãy. Mạnh Thiên Sơ hỏi: "Cô tên là gì?"
"Thiếp tên Liên Y."
"Liên Y? Liên y của sóng biếc gợn lăn tăn? Tên đẹp lắm, rất có ý tứ. Trưa hôm qua cô hầu qua Kha công tử, đúng không?"
Liên Y khẽ gật đầu: "Nghe nói vị công tử ấy tối hôm qua đã chết rồi...."
"Đúng a, cô kể lại sự ình hôm qua được không?"
"Dạ...." Liên Y cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc sau mới tối: "Trưa hôm qua, Kha công tử và Lý công tử đến hoa thuyền của chúng tôi. Họ thường đến đây nên má má rất quen, trực tiếp dẫn đến phòng cách vách đây, nói chuyện một lúc xong thì gọi rượu thịt lên, gọi tôi lên đàn tỳ bạ hát ca khúc, không đến một thời thần thì đi."
"Cô nghe họ nói với nhau cái gì không?"
"Bọn họ vào nhã gian (phòng vip) nói chuyện trước, nói một hồi thì mới gọi tôi vào, do đó không nghe họ nói với nhau cái gì."
"Lý công tử đó có phải là biểu ca Lý Nhữ Hàn của Kha công tử hay không?"
Liên Y gật đầu.
Tra cả nửa ngày, cuối cùng manh mối tập trung ở chỗ Lý Nhữ Hàn. Ngày mai tang lễ lo liệu xong, chôn cất hẳn hoi, phải lập tức tiến hành điều tra họ Lý này.
Những gì cần hỏi đã hỏi xong, Mạnh Thiên Sở uống liền mấy chung, nhưng một mình uống không hứng gì, liền hỏi Liên Y: "Ê, cô biết uống rượu không?"
Cô gái vội lắc đầu, nhưng thấy Mạnh Thiên Sở tỏ vẻ thất vọng như vậy, liền hơi gật đầu.
Mạnh Thiên Sở vui mừng nói: "Vậy được, cô uống với ta hai chung, vừa rồi hát mệt rồi, cũng nghỉ một chút đi."
Cô gái cảm kích gật đầu, đặt đàn tỳ bà xuống, ngồi cạnh Mạnh Thiên Sở, tự rót cho mình chung rượu: "Đại gia, thiếp thân kính ngài một chung."
"Được được!" Mạnh Thiên Sở cầm chung rượu lên cụng với nàng ta một chung, uống cạn.
Cô gái uống cạn chung này, lại rót đầy lại cho hai người.
Mạnh Thiên Sở giương cặp mắt say kèm nhèm nhìn chằm chằm vào cô gái: "Ầy, cô ngồi sát cạnh ta không sợ ta khi nhục cô sao? Cô là cô gái trong sáng bán nghề không bán thân mà, ngày bài Thập bát mô (**) cũng không biết."
Cô gái e thẹn cười: "Đại gia không phải là loại người đó."
"Vậy à, sao cô biết vậy? Ta là đại sắc lang nổi tiếng ở Hàng châu đó nha!"
Cô gái lắc đầu khẳng định: "Tuy thiếp thân đến hoa thuyền chưa lâu, nhưng người đến là thuộc dạng nào thì thiếp thân vẫn có thể nhận ra. Vừa rồi đại gia yêu cầu thiếp thân hát bài Thập Bát sờ gì đó... chính là muốn dùng khúc hát đó mà cố ý chọc tức hai vị cô nuơng vừa rồi, không phải có lòng muốn nghe...."
Mạnh Thiên Sở chua sót vô cùng, cố gượng cười nói: "Nói bậy, ta chọc tức hai người họ gì chứ ... à đúng rồi, sao cô lại biết hai người họ là nữ?"
Lời vừa nói ra, đáp án đã đến trong đầu: Hạ Phượng Nghi và Phi Yến đều là mỹ nữ, đặc biệt là Hạ Phượng Nghi hoa nhường nguyệt thẹn, quốc sắc thiên hương mỹ diễm vô cùng, nếu giả trang thành nam nhân thì giả thế nào cũng không giấu được cái đẹp dịu dàng của nữ tử, tú bà có thể nhìn ra, thì cô gái nhỏ hát đàn này đương nhiên cũng có thể nhìn ra.
Cô gái không hồi đáp, chỉ nhoẻn miện cười, lại kính Mạnh Thiên Sở thêm một bôi, nhỏ giọng hỏi: "Đại gia và hai vị cô nương đó tức nhau hả?"
"Đừng nhắc đến họ nữa, cô đàn tỳ bà không tệ a."
"Vậy Liên Y đàn cho đại gia nghe một khúc hen, chịu không?"
"Được chứ," Mạnh Thiên Sở nhướn mắt mông lung nhìn ra ngoài, chỉ thấy vầng trăng nghiên trên bờ nước, ánh trăng chiếu dìu dặt trên mặt hồi, nhớ tới bài Nhị Tuyền Ánh Nguyệt của nghệ sĩ mù A Bình, không khỏi dậy lên nỗi buồn u uẫn, tùy tiện hỏi: "Cô biết gãy nhị hồ (đờn cò) không?"
"Nhị hồ?"
"Là hồ cầm đó."
"A, dạ biết."
"Vậy được, ta dạy cô một khúc, cô kéo nghe thử."
Liên Y vui mừng nói: "Được a, thiếp thân lấy giấy bút ra ghi."
Văn nhân mặc khách thường đến chơi hoa thuyền, rất nhiều văn nhân rất thích cấp cho những gái bán nghệ này những phổ khúc tả từ, do đó Liên Y cũng không cảm thấy kỳ quái, nhanh chóng lấy giấy bút ra, còn mang theo một cây hồ cầm.
Nhị Tuyền Ánh Nguyệt là khúc nhạc mà Mạnh Thiên Sở thích nhất thời còn ở đại học. Sau khi tốt nghiệp, công tác bận bịu vô cùng, cho nên thỉnh thoảng mới nghe. Chỉ có điều, khúc này quá dài, hắn chỉ nhớ được một phần, ư ử ngâm nga để trợ tửu hứng, chứ hát thì không được. Bạn đang đọc truyện tại Truyện YY - http://truyenyy.com
Do khách nhân đến chơi hoa thuyền có một phần lớn đều là kẻ văn nhã nửa mùa, những nhạc phổ lời ca hầu hết đều rất tệ. Tuy Liên Y rất có hảo cảm với Mạnh Thiên Sở, nhưng cũng không nghĩ hắn sẽ ngâm nga ra từ khúc nào hay, cho nên khi Liên Y bắt đầu ký lục, phần lớn là vì lễ mạo mà làm, cũng không coi nó là thật. Tuy nhiên, khi nghe xong một hồi, thần tình bình thản trên mặt từ từ biến thành sự vui mừng chen lẫn sùng kính.
Liên Y ghi lại ca khúc của Mạnh Thiên Sở xong, bản thân nhẹ hát qua một lượt, sau đó cầm đàn nhị hồ vừa nhìn bài hát vừa kéo theo. Mới đầu, tiếng đàn có vẻ ngượng ngập, nhưng dần dần thành thạo hơn. Mạnh Thiên Sở căn cứ ấn tượng, chỉ đạo cho nàng điều chỉnh tiết tấu nhanh chậm, qua một lúc thì nghe hay dần lên.
Mạnh Thiên Sở nhắm mắt hân thưởng khúc đàn cò động lòng người này, uống hết chung này đến chung khác, chợt nghe ngoài cửa ẩn ước có tiếng khóc truyền vào.
Mạnh Thiên Sở cả kinh, gọi với ra: "Là ai ở ngoài đó?"
"Là... là chúng tôi!" Cửa bị đẩy ra, Hạ Phượng Nghi chậm bước tiến vào, phía sau là Phi Yến, hai người đã khóc mắt nhòe lệ.
"Hai người... hai người không phải là về rồi sao?" Mạnh Thiên Sở kỳ quái hỏi.
Phi Yến đáp: "Chúng em căn bản không đi đâu cả, mợ chủ lo thiếu gia uống say không người chiếu cố. Chúng tôi ở ngoài chờ thiếu gia, vừa rồi lời người nói, mợ chủ và em đều nghe được hết. Thiếu gia, người sao lại cố ý chọc tức mợ chủ vậy?"
"Chọc cái gì mà chọc? Hai người nói cái gì mà ta nghe chẳng hiểu?"
Hạ Phượng Nghi bước tới trước mặt hắn: "Ta.... ta hiểu lầm huynh rồi, thì ra là huynh đi tra..."
Nàng định nói thì ra là hắn đi tra án, nhưng nói được phân nửa thấy Mạnh Thiên Sở khẽ lắc đầu, vội vã dằn lời lại, ngừng một chút, áy náy nói: "Thật xin lỗi, là ta hiểu lầm rồi, huynh là một chính nhân quân tử..."
"Hà! Thôi cho ta xin!" Mạnh Thiên Sở xua tay: "Đừng có dùng loại lời này bắt bí ta, gặp phải cô nào thích hợp, ta cũng động tâm vậy thôi."
Phi Yến trách: "Còn giả vờ cái gì nữa! Nếu thiếu gia là loại người đó, vừa rồi chúng tôi không có mặt, Vương bộ đầu cũng không có, thiếu gia đã sớm động thủ rồi."
"Nam nhân tìm cô nương không nhất định là người xấu, Đại từ nhân Liễu Vĩnh (Liễu Vinh 987-1053, là nhà thơ Tống, thể loại Tống từ nổi tiếng) con thường lăn lộn chốn yên hoa kìa. Người ta chẳng phải là lưu danh trăm đời đó sao. Hơn nữa, người xấu chưa chắc là phải đi tìm cô nương."
"Làm gì có!" Phi Yến cự nự, nhưng thần tình vô cùng cao hứng.
Mạnh Thiên Sở thấy bọn họ trở lại, vô cùng cao hứng không muốn châm chọc họ nữa, liền bảo: "Được rồi, nếu như đã trở lại thì ngồi xuống uống rượu thôi."
Hạ Phượng Nghi lấy một khăn tay nhỏ khẽ lau lệ, tự rót cho Mạnh Thiên Sở một chung rượu, rồi cầm chung rượu của mình lên nói: "Tiện thiếp kính.... phu quân một bôi..."
Hạ Phượng Nghi và Phi Yến nhất mực nghe trộm ở ngoài, đã biết Liên Y nhận ra hai người là nữ, trong phòng cũng chẳng có người ngoài, nên không che giếu thân phận gì nữa.
Mạnh Thiên Sở cười ha ha tiếp lấy chung rượu uống cạn. Hạ Phượng Nghi và Phi Yến cũng uống theo.
Mạnh Thiên Sở đưa tay áo lau lệ cho Hạ Phượng Nghi: "Cô nàng khờ, khóc cái gì?"
"Tiện thiếp vừa rồi nghe tướng công dạy cô nương này kéo hồ cầm, khúc nhạc đó thập phần thê lương bi thảm, trong lúc thương cảm mới..."
Phi Yến cũng nói: "Thiếu gia, thật không ngờ người tùy miệng hát lên một khúc mà tuyệt vời như vậy, em còn tưởng người chỉ biết có phá... hi hi."
Mạnh Thiên Sở không muốn cướp công sức của người, lắc đầu nói: "Khúc này không phải ta sáng tác, là ta lúc còn trẻ nghe một vị cầm sư mù lòa kéo cho nghe, nhớ lại đó mà."
Liên Y nhất mực nghe bọn họ nói, lúc này nhịn không được hỏi: "Vậy vị cầm sư mùa lòa đó đâu rồi?"
Mạnh Thiên Sở thầm nghĩ "Hãy chờ mấy trăm năm nữa đi thì ở Tây Hồ này đây là gặp ông ta chứ gì." Nhưng hắn thở dài một hơi, buồn bã lắc đầu.
Đột nhiên, Mạnh Thiên Sở hít hít mũi, ngửi thấy một mùi u hương. Lúc trưa hắn cũng nghe được mùi hương này ở người Tả Giai Âm, nên đứng lên nhìn tứ phía.
Hạ Phượng Nghi thấy bộ dạng của Mạnh Thiên Sở như vậy, cũng đứng lên nhìn quanh, thông qua cửa sổ đột nhiên nhìn thấy một thanh niên nam tử tuấn tú đang đứng bên thuyền nhìn qua này, tướng mạo vô cùng quen thuộc, nhưng không nhớ là đã gặp qua ở đâu.
Mạnh Thiên Sở không hề phát hiện ra người này, hỏi: "Nương tử, nàng ngửi được mùi gì không?"
Hạ Phượng Nghi chưa kịp định thần, đáp: "Không.... không có a, cái gì... mùi vị gì ạ?"
"Mùi rất thơm. Nàng không ngửi được à?" Gió nhẹ thổi tới, hương vị lại theo gió bay đến, đó là một mùi hương rất đặc biệt.
Đang nói, nam tử tuấn tú đó đã bước lên thuyền, đi ngang qua chỗ bọn Mạnh Thiên Sở ngồi, nhìn thấy Hạ Phượng Nghi khẽ nhoẻn miệng cười, phất quạt lên che mặt mình lại, rồi quay qua nhìn Mạnh Thiên Sở một cái mới bỏ đi.
Mạnh Thiên Sơ bấy giờ mới phát hiện, hắn nghi hoặc nhìn Hạ Phượng Nghi, đột nhiên bật cười. Hạ Phượng Nghi không hiểu nhìn lại hắn: "Chàng cười cái gì?"
"Không có gì, không có gì!"
Mạnh Thiên Sở nhất mực chú ý nam tử đó đi qua khỏi phòng của mình, đi lên tầng hai.
Tầng hai là chỗ diễn tuồng, lúc này đã nghe nhạc khí nổi lên. Mạnh Thiên Sở cười nói: "Đi, chúng ta lên trên đó xem." Xong chậm bước rời khỏi phòng, ra cầu thang lên tầng đỉnh.
Bên trên có mấy du khách ngồi, phần lớn là thư sinh phe phẫy quạt.
Mạnh Thiên Sở đưa mắt nhìn thiếu niên lúc nãy đang ngồi trên hàng đầu gần sân khấu, phía sau còn có hai đại hán vai to eo chắc.
Chú thích:
(*) Nhị tuyền ánh nguyệt: Đây là nhạc khúc nổi tiếng của nhạc sĩ mù dân gian nổi tiếng A Bình của Trung Quốc. A Bình tên thật là Hoa Ngạn Quân (1893 - 1950), sáng tác bài này vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ 20.
A Bình là người thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô. Bố ông là đạo sĩ của điện Lôi Tôn thuộc Vô Tích, lên 4 tuổi A Bình mồ côi mẹ, được gửi đến một gia đình người thân, từ nhỏ đã gặp sự ghẻ lạnh và kỳ thị của người đời, tạo nên tính cách quật cường của ông. Do từ nhỏ được học tập kỹ năng âm nhạc với người bố, lên 13 tuổi, ông biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ như đàn tỳ bà, nhị, sáo... Sau khi người bố qua đời, A Bình bị mù, phải sống lang thang trên đường phố, trở thành nghệ sĩ dân gian, phải kiếm sống bằng nghề đàn ca, mọi người thường gọi ông là Bình mù.
Năm 20 tuổi cha của ông chết (cha là "Tuyết hoa mai" Hoa Thanh Hòa giỏi về diễn tấu nhị hồ, tam huyền, tỳ bà), ông thế cha làm đạo sĩ của Lôi Tôn điện, sau do giao du không cẩn thận đàn hát chơi bời nghiện hút, 21 tuổi bị bệnh mắt, 34 tuổi mù, bán hết gia sản. Để sinh nhai, ông ta vác đàn tỳ bà, hồ cầm đi ngoài đường tự biên tự đàn hát, trở thành nghệ nhân ngoài đường. Năm 40 tuổi ở chung với quả phụ Đổng Thôi Đệ (Thái Đệ), ỗi ngày đến trà quán Tam Vạn Xương Sùng An tự diễn xướng. Do ông tác đả kích xã hội hắc ám, dùng văn dùng nhạc hấp dẫn người nghe để lồng vào đó nội dung chống nhật và Quốc Dân đảng, nên bị chúng đánh thành bệnh ói máu nằm liệt giường (năm 1936) cấm hành nghề, từ đó không đi đường diễn nghề được nữa, ở nhà làm nghề sửa đàn hồ cầm gian nan kiếm sống. Sau giải phóng, A Bình được phục diễn lại các nhạc khúc của mình, được các vị trong học viện âm nhạc đến nghiên cứu ghi chém bảo tồn âm nhạc (đại biểu là giáo sư Dương Ấm Lưu) sáng tác thành lời các nhạc khúc, ghi âm và diễn hợp xướng. A Bình cũng mất trong năm 1950, thất truyền một số ca khúc.
"Nhị tuyền ánh nguyệt" là tác phẩm tiêu biểu của A Bình, gồm 6 đoạn, cộng thêm lời dẫn và câu kết. Lời dẫn ngắn gọn tựa như tiếng thở than trước nỗi đau khổ não nề. Chủ đề âm nhạc do hai câu nhạc ở đoạn trên và đoạn dưới tạo thành. Đoạn đầu, thiên về sự tố cáo, khiến thính giả phải suy ngẫm; đoạn sau giàu khả năng biến đổi bất ngờ, đem lại cho người nghe cảm giác đau khổ trong im lặng, một lúc sau mới phừng phừng nổi giận. Tiếp đến là mấy lần đảo phách của chủ đề âm nhạc, qua đó thể hiện một cách hết sức lâm ly mọi tình cảm phức tạp của A Bình: trầm tư dẫn đến đau buồn, đau buồn chuyển sang bi phẫn, bi phẫn hoá ra giận dữ, giận dữ biến thành tưởng nhớ, bộc lộ lòng dũng cảm của A Bình trước thế lực đen tối, gây niềm xúc động sâu sắc nơi thính giả.
Lúc đầu, Nhị Tuyền Ánh Nguyệt vốn được A Bình (Hoa Ngạn Quân) xưng là 'y tâm khúc' (khúc theo như tâm) hoặc "tự lai khang" (đến từ trong cõi lòng). Cách đặt tên Nhị Tuyền Ánh Nguyệt thường được tranh luận rất nhiều. Cách giải thích được đồng ý nhiều nhất là do ở phía tây Giang Tô Vô Tích có danh sơn của Giang Nam là Huệ Tuyền sơn, trên núi có suối Hoằng Thanh, được "Trà thần" Lục Vũ khen ngợi, bình là "Thiên hạ đệ nhị tuyền" (suối đứng thứ hai thiên hạ). A Bình trước khi mù thường đến đây, nên có ấn tượng sâu sắc, đối diện với ánh trăng tuy sáng mà tình đời đen tối, nước suối tuy ngọt mà cuộc đời đầy khổ ải, mặt nước tuy lặng mà nhân gian bất bình... Trong lòng ông ta đầu cái lạnh của ánh trăng, cái lạnh của nước suối, tức cảnh sinh tình, dung tình vào cảnh tạo nên khúc này. Theo lời Lục Âm kể, khi Dương Tiên Sinh hỏi A Bình tên khúc này, A Bình đáp: "Khúc này vốn không có tên, tự tin mà kéo, lâu dần thành ra vầy." Dương tiên sinh hỏi: "Ông thường kéo ở chỗ nào?" A Bình đáp: Ta thường kéo ở đầu đường, cũng có ở trên sơn đình núi Huệ sơn. Dương Ấm Lưu liền buột miệng: "Vậy gọi là Nhị Tuyền đi." Lục Âm nói: "Chỉ có hai chữ Nhị Tuyền không thì không giống với tên khúc hoàn chỉnh, trong âm khúc có bài Tam Đàm Ấn Nguyệt (vừa là ca khúc vừa là danh lam thắng cảnh của Hàng châu), có thể đặt nó thành "Nhị Tuyền Ấn Nguyệt" không?" Dương Ấm Lưu đáp: "chữ Ấn có vẻ sao chép lại của người ta, không hay, ở Vô tích của chúng ta có Ánh Sơn hà, vậy gọi nó là "Nhị Tuyền Ánh Nguyệt" đi."