Hôm Nay Tóc Tôi Màu Vàng Phần 4


Phần 4
Tất cả đều là thật. Tất cả những ngôn từ mà tôi đã viết, tất cả những giọt nước mắt mà tôi đã khóc, tất cả những nỗi đau mà tôi đã nén lại.

Thứ Tư ngày 14 tháng Mười hai năm 2005

“Jan, màu tím hợp với ai hơn, Bebé hay Oema?” Kết hợp màu là việc mà cả hai chúng tôi đều thấy rất hứng thú.

“Còn tùy. Em định đi cưa một chàng hiệp sĩ đấu bò tót hay ông chủ tịch một câu lạc bộ bóng đá diện com lê?”

“Một chàng đeo cà vạt lắc lư? Anh nhìn xem.”

Jan và tôi thích nghi ngay với nhịp sống Tây Ban Nha. Gần mười giờ đêm, chúng tôi muốn uống với nhau một ly vang và có thể là cả ăn gì đó. Tôi tháo mái tóc tím sẫm của Oema và đội mái tóc dài vàng óng của Bebé lên.

“Tóc vàng kiểu Nga và tóc tím lấp lánh, anh chẳng biết nữa. Để đi cưa chàng chủ tịch câu lạc bộ bóng đá chăng?” Jan chọc tôi.

“Dù gì trông vẫn ra trò đấy chứ”, tôi lẩm bẩm và lấy tay vuốt thẳng chiếc áo lụa.

Rubelina Lasziva Mongolia là tên mới của tôi. Jan rất khoái gán tên cho tôi tùy theo từng thời điểm. Hơi hướng cổ tích, song rất Nga. Một dụng cụ cuốn tóc, chút khéo tay và một vẻ quyến rũ, người ta có thể làm tôi hạnh phúc bằng những thứ đó. Để tìm được sự hòa hợp giữa mái tóc giả và quần áo của tôi đòi hỏi nhiều công sức, thậm chí đôi khi phải biết cắt-dán một chút. Nhiều kiểu phối màu không hợp nhau nên tôi có thể thỏa thích thử sức. Ví dụ, chắc tôi chẳng bao giờ dám kết hợp màu tóc bạch kim của Platina với một mẫu quần áo da hổ báo hoang dại nào đó. Như vậy sẽ cổ điển một cách âm lịch, mà tôi thì lại không phải người như vậy. Hoặc màu vàng của Bebé mà kết hợp với chiếc áo hai dây hồng của bộ váy ngắn rất có thể dẫn đến hiểu nhầm tai hại.

Tôi chú ý nhiều hơn tới đặc tính của những nhân vật mình đóng. Nếu là Pam tôi có thể làm rất nhiều điều, song nếu là chín người phụ nữ khác nhau, ta còn có thể làm nhiều nhiều điều hơn thế. Chính vì vậy trên danh sách mua sắm đã có sẵn một chiếc áo cánh bằng lụa dành cho Oema và Sue. Một chiếc áo khoác hồng để Daisy càng trở nên Daisy hơn và một chiếc áo dây tím lấp lánh để giữ Bebé luôn ở tâm trạng tốt. Tất cả đều có nguyện vọng và sở thích riêng của mình.

Khi đi chơi, tôi thường đội các kiểu tóc dài và dày, bởi mái tóc dài và dày giúp ta thành công tới một nửa. Bebé, Oema và Pam đã là khách của không biết bao nhiêu sàn nhảy, nhà hàng và các quán xá khác. Hôm nay lại vào tối muộn: Nhắm rượu vang đỏ trên phố đi bộ Barcelona. Lần này chỉ có Oema và Bebé đi cùng tới Tây Ban Nha nên việc lựa chọn được giới hạn xuống còn Vàng hoặc Đỏ và Tím hoặc Xanh.

“Anh thấy kiểu này ngon chứ?”

“Ngon đối với một chàng đấu bò hay với tay chủ tịch câu lạc bộ bóng đá? Anh không nghĩ vậy.”

“Vậy em sẽ đội kiểu này.”

 

 

Trong quán bar, Jan kể chuyện ngày xưa. Về cái thời mà vẫn còn quán Richter, về thời kiếm tiềm bạc triệu, về chiếc máy giặt đầu tiên mà Hermann Brood tặng anh.

“Chà, cô bé, nếu em vẫn còn lên truyền hình đong đưa như tuần trước thì...”

“Thì sao?”

“Không, không sao cả. Anh có nói gì đâu. Hồi sau sẽ rõ.”

Thứ Năm ngày 15 tháng Mười hai năm 2005

Tôi ngồi xuống dãy ghế đầu tiên. Ngồi một mình, đằng sau còn một loạt hàng ghế trống. Jan đứng bên ngoài ngửa mặt hứng ánh mặt trời. Tôi mệt mỏi, thực sự mệt mỏi, những suy nghĩ vẫn quay cuồng trong đầu. Đột nhiên mọi thứ trở nên quá sức với tôi và trong nhà thờ này, tôi lại cảm thấy mình đang đứng ở một nơi cần đến. Xa lánh mọi thứ bên ngoài, xa cuộc sống Tây Ban Nha, xa khỏi cả cuộc sống của tôi nơi mọi thứ diễn ra quá nhanh. Để ẩn mình an toàn đằng sau bốn bức tường thân thiện của người bạn này.

Tôi nhìn những ngọn nến lung linh và đắn đo nên thắp chúng để cầu nguyện cho ai. Ngọn đầu tiên là cho Annabel, ngọn thứ hai cho mẹ, ngọn thứ ba cho một người bí mật. Rồi tôi ngừng lại bởi nếu không tôi sẽ chẳng bao giờ dừng được, xung quanh tôi đã có quá nhiều thiên thần rồi.

Ngày mai lại là một ngày nữa, một khoảnh khắc nữa. Hai bà già Tây Ban Nha gầy như xác ve đi vào. Họ dừng lại, bước tới đứng cạnh tôi trước bệ thờ rồi chúng tôi nhìn nhau đồng cảm. Một bà nhoẻn cười với tôi, để lộ ba chiếc răng, còn bà kia cần mẫn nhét từng đồng xu vào hộp quyên góp to đùng nằm dưới bệ thờ. Họ trải qua khoảnh khắc của mình, tôi trải qua khoảnh khắc của tôi. Rồi họ biến mất sau cánh cửa mà họ đã bước qua để vào đây.

Tôi ngồi lại vào hàng ghế đầu tiên. Hai người phụ nữ đã đi khỏi, chỉ còn lại mình tôi. Tôi ngả người về phía sau và nhìn thẳng vào đôi mắt thân thiết của người bạn mình. Đôi mắt ấy vẫn dõi theo tôi, mọi lúc, mọi nơi. Đột nhiên suy nghĩ ấy đối với tôi dường như trở nên thật đẹp. Mọi lúc, mọi nơi. Người bạn trung thành của tôi. Yên bình. Cho tôi và cho bạn ấy, trong bốn bức tường này của bạn ấy. Tôi quyết định thắp một ngọn nến nữa, để cầu nguyện cho bạn ấy. Có lẽ tôi nên thường xuyên làm điều đó.

Lại thêm hai bác trung niên khác đi vào. Lần này là một đôi vợ chồng đang đỡ nhau đi. Họ cũng nhìn tôi và gật đầu chào. Trong nhà thờ mái tóc dài vàng óng của tôi có lẽ được liên tưởng đến mái tóc của một thiên thần nhiều hơn là đến mái tóc của một đứa hư hỏng. Song trên phố đi bộ Ramblas thì ngược lại. Tôi gật đầu chào lại và nghe tiếng nhịp chân lê bước thêm một hồi nữa cho đến khi im hẳn. Vậy là màn trình diễn của ngày hôm nay đã kết thúc. Tôi đứng dậy và đi ra cửa, đi ra khỏi những ngọn nến đang cháy. Khỏi sự ấm áp bên người bạn của mình. Khỏi hàng ghế đầu. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại căn phòng chứa đầy trăn trở và những lời cầu nguyện một lần nữa rồi biến ra ngoài qua cánh cửa uy nghi.

Thứ Sáu ngày 16 tháng Mười hai năm 2005

Tôi đi xuống cuối phòng bên tay phải và chọn lấy hai cây nến to nhất còn sót lại. Rồi tôi tìm một chỗ còn trống. Việc này còn trang trọng hơn cả viết lên tấm bảng ghi điều ước của mọi người. Ở trong nhà thờ này được phép làm điều đó. Có hai vị thần canh hai ngọn nến của tôi, tôi không biết cụ thể là thần nào nhưng họ trông rất thành kính và thân ái. Hai ngọn nến: một ngọn cho Chantal, ngọn kia cho Aniek. Tôi thắp nến rồi ngạc nhiên quan sát chiều dài giá cắm nến trên ngọn chúc đài. Chúng làm khu giáo đường trông có vẻ rộng hơn. Chưa bao giờ tôi đốt một ngọn nến trong nhà thờ và rồi sau đó quan sát nó cháy hết trong hơn ba ngày liền. Nhà thờ này có gì đó thật đặc biệt. Hàng trăm ngọn nến lung linh trong căn phòng mà bình thường luôn vắng tanh vắng ngắt. Một lễ hội hóa trang của riêng những ngọn nến đỏ rực rỡ. Một mái vòm cao tít tắp, những viên đá hoa lạnh lẽo và xám xịt, những hàng ghế cầu nguyện vắng tanh. Chẳng có gì là cầu kỳ và kiểu cách, ấy vậy mà đây vẫn là một nhà thờ đẹp.

Thứ Bảy ngày 17 tháng Mười hai năm 2005

Hôm nay hai ngọn nến đã cháy hết.

Thứ Tư ngày 21 tháng Mười hai năm 2005

Tôi trở lại Amsterdam và có hẹn với Chantal ở quán bar Chocolate, gần quán Pilsvogel, nơi chị ấy là khách hàng quen. Lạ thật, phần kết trong cuốn truyện của Kluun, ông ấy có viết rằng quán Pilsvogel đóng vai trò lớn trong cuộc đời mình. Quán vẫn chưa có khách, chúng tôi ngồi vào một trong ba chiếc bàn bên trên bày sẵn cốc, gạt tàn thủy tinh và những ngọn nến cháy dở.

Chantal thư thái châm điếu thuốc thứ hai. Chị ấy cười sảng khoái và nhấp thêm ngụm vang trắng. Trước mặt tôi là một người chiến thắng. Và một người biết thưởng ngoạn. Một phụ nữ hiếm thấy. Một phụ nữ đủ can đảm nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi lớn nhất của mình. Và chị ấy mới vui tươi làm sao. Mới đẹp làm sao.

Chị ấy làm tôi cười nghiêng ngả, tôi phải uống một ngụm, tôi đã rất chú ý lắng tai nghe, rồi giàn giụa nước mắt song lại giấu chúng đi ngay.

Trong những khoảnh khắc như vậy người tôi lại nổi gai ốc, suy nghĩ về một chiếc ghế trống trước mặt mình cứ bám riết lấy tôi. Bệnh không thể chữa khỏi. Thưởng thức. Không chữa khỏi. Pha trò. Không chữa khỏi. Đong đưa. Bệnh không chữa khỏi. Mua sắm giày. Đúng, đó là việc đầu tiên chị ấy làm. Rồi sau đó chị ấy tự hỏi liệu mình có còn đủ thời gian sống để có thể đi mòn gót đôi giày mới mua không. Sởn gai ốc. Tôi muốn ôm chị thật chặt vào lòng. Không phải vì lòng thương hại hay vì thông cảm mà là để siết chặt lấy sức mạnh của chị trong một khoảnh khắc.

Đột nhiên tôi muốn chửi rủa. Chửi rủa căn bệnh ung thư của chị và của tôi. Chửi rủa những gã ngu đã bỏ của chạy lấy người khi biết chị bị bệnh, điều này không chỉ làm bệnh của chị càng trầm trọng thêm mà đã khiến Chantal hoàn toàn suy sụp. Chửi rủa những gã đần đã bỏ tôi để chạy theo một bóng hồng khác không mang đám u bướu ung thư, không bị điều trị hóa chất và không phải đội tóc giả. Chửi cả những cái cổ tay nào không đeo chiếc vòng vàng.

“Vô ích thôi”, chị cười khi vén cổ tay áo lên.

Chị sợ quá khứ. Chị sợ bạn bè mình nói về mình trong quá khứ. Sợ họ sẽ tiếp tục mọc râu dài, tóc tiếp tục bạc mà không có chị. Chúng ta không thể sống mà không có thời gian, song tôi cũng chẳng thiết tha sống với nó. Chính vì vậy đối với tôi ngày hôm nay là quan trọng hơn cả và ngày mai càng được nhắc đến ít càng tốt.

Cô bạn của chị tới và hỏi liệu bệnh của tôi có thể được chữa khỏi hay không. Tôi quan sát thấy quán bar Chocolate đã trở nên chật cứng.

Tôi lắc đầu ra dấu không thể.

Người chiến thắng của tôi pha trò rằng chị còn lâu mới phải về chầu trời. Mái tóc dài vàng óng của tôi lại một lần nữa dựng đứng lên. Tôi nở một nụ cười gượng ép song cũng đầy chân thành và tự hỏi làm thế nào để mang lại điều gì đó mới mẻ cho những ngày Chủ nhật ảm đạm của chị. Và chị có thể đóng góp được gì để những ngày tháng tồi tệ của tôi bớt tồi tệ hơn. Có thể chúng tôi sẽ cùng nhau chửi rủa. Hoặc cùng nhau thưởng thức, pha trò, đong đưa, mua sắm giày và để rồi sau đó tự hỏi xem chúng tôi đã phải mang chúng đến ông thợ đóng giày bao nhiêu lần rồi. Cùng nhau chưa phải về chầu ông vải. Những nhà khoa học cho chị hai năm nữa. Còn chị tự cho mình nhiều năm nữa, tôi cũng vậy. Song chị nói chị sẽ không sống đến tuổi bốn mươi.

Chúng tôi đã bị lấy đi nhiều thứ song bên cạnh đó chúng tôi vẫn còn rất nhiều. Chúng tôi vẫn còn từng giây, từng phút, từng giờ của mỗi ngày, vẫn còn từng ngày của tuần. Chúng tôi sống cho mình và cho những người mà chúng tôi yêu thương nhất.

Cái ngày tôi phải nhận bản án tử hình rồi cũng sẽ tới. Không phải lúc này, không phải ngày mai, ngay cả khi nó cứ bám riết lấy tôi thì lúc nhận nó tôi cũng đã là một bà lão già khọm. Lúc đó tôi sẽ nghĩ lại những khoảng trống mà tôi cảm nhận được trong năm tháng này. Cái khoảng trống đã tước đi hết tất cả những mơ ước của tôi. Có lần tôi đã rất mong muốn có được thêm vài ba năm nữa để sống. Trong những năm đó, tóc của tôi sẽ mọc dài trở lại như những ngày đầu khi mọi thứ vẫn còn vô cùng khác. Tôi quan sát Chantal và lại nghĩ về khoảng trống đó. Tôi ôm lấy người bạn mới của mình thật chặt. Tôi rời quán, miệng lẩm nhẩm, người nổi đầy gai ốc song tôi vẫn nhoẻn miệng cười. Giờ tôi đã biết chính xác vì sao tôi muốn viết nên câu chuyện của mình bằng mọi giá.

Thứ Ba ngày 27 tháng Mười hai năm 2005

Tôi bước vào bồn tắm mà không có nến, không có cả bạn tắm cùng. Tôi lật từng trang của tờ Elle, mắt tôi bỗng dán vào trang có mục tử vi của năm. Thường thì tôi sẽ bỏ qua trang đó, song lần này thì không. Các ngôi sao chiếu mệnh được tóm tắt trong khoảng bảy trăm từ và được chia thành mục phân tích về tính cách, cơ hội nghề nghiệp và dự đoán về tình duyên. Còn lúc này tôi đang đầm người trong bồn tắm đầy bọt và cảm thấy chán ngấy mọi thứ.

Theo tử vi, vào tháng Chín tôi sẽ gặp thất bại trong công việc. Những viễn cảnh tuyệt vời - đó đúng vào thời điểm tôi sẽ giới thiệu cuốn sách của mình. Liệu tôi có nên tiến hành trước hay hoãn lịch lại? Ngay cả trong tình duyên cũng có một vài thử thách, thử thách mới đây nhất tôi còn chưa tiêu hóa hết. Năm sau tôi sẽ gặp hai hoàng tử, chàng thứ nhất, người làm tôi thất vọng vào hồi đầu hè, sẽ hiện nguyên hình là hoàng tử của một công chúa khác. Vậy là tôi sẽ chỉ còn trông chờ vào chàng thứ hai, người sẽ xuất hiện vào mùa thu. Chàng này không phải là một kẻ cả thèm chóng chán mà chàng ta sẽ rất nghiêm túc. Tờ tạp chí dành cho nữ giới viết về sao chiếu mệnh của tôi như vậy đó. Liệu tôi có nên tin vào sao chiếu mệnh? Liệu tôi có nên để Jur yên thân?

Thứ Sáu ngày 30 tháng Mười hai năm 2005

Chantal ngồi cạnh tôi với một tách trà và một chiếc bánh bích quy dài. Mười phút sau buổi hóa trị, chị đã đến và lúc này, một tiếng rưỡi sau, chị vẫn còn đang ngồi ở đây. Chúng tôi đã tìm nhau và tìm thấy nhau. Tôi tin vào điều đó dù chúng tôi có ngồi cạnh nhau bên ly rượu vang hay bên cột truyền dịch. Truyền dịch không làm chúng tôi thấy phiền. Chúng tôi vẫn cười đùa. Cũng giống tôi, Chantal làm tất cả những gì có liên quan đến bệnh viện một mình, không có gia đình, không có các trạng thái tình cảm.

Do tuần sau chị lại phải đi chụp X-quang, tôi hỏi liệu có ai đó đi cùng chị không.

“Em?” chị hớn hở nói.

“À, vâng.”

Đúng, chúng tôi bị ung thư, đó là điều tệ hại song cuộc sống đối với chúng tôi vẫn tiếp diễn. Ngay cả khi nửa năm trước người ta đã nói với Chantal rằng các nỗ lực điều trị chỉ kéo dài thêm thời gian sống. Đó là vào hôm mùng 9 tháng Sáu, thời điểm đó tôi vẫn còn đang nằm trong trạm C6 với bộ ngực bị băng bó.

Tôi hỏi liệu chị đã nghĩ gì đến chiếc quan tài của mình chưa.

“Chị muốn được hỏa táng.”

Chị không thích bị mục rữa dưới lòng đất. Đúng, tôi cũng vậy. “À.”

“Còn em?”

“Em thì muốn được chôn cất. Cũng hay cho những người ở lại. Bị thiêu rồi đem tro đi rải cũng OK nhưng em không biết nên ở đâu nữa. Nghĩa trang Zorgvliet quá xa lạ đối với em. Chị đã tìm cho mình thứ gì chưa?”

“Quan tài ư? Chưa, vẫn chưa gì hết. Em đặt cho chị một cái nhé? Chị cũng sẽ đặt cho em một cái phòng trường hợp em đi trước chị.”

Chúng tôi phá lên cười bởi cái suy nghĩ tôi sẽ tổ chức đám tang cho chị, còn chị sẽ tổ chức cho tôi. Cả hai chúng tôi đều muốn một điều giống nhau. Chị thích DJ Tiesto, còn tôi thích Rolling Stones.

“Chắc phải tuyệt lắm đây,” chị nói.

Chantal và tôi nói chuyện về cỗ quan tài một cách vô tư y hệt như về đôi giày mà chị mới mua trong lúc tay vẫn giở tờ Elle để tìm cảm hứng thời trang. Đặc biệt chúng tôi có thể bàn luận rất nhiều về đàn ông. Cả hai chúng tôi đều biết rằng thật khó khăn biết bao mới có thể trở về nhà với một chàng trai trong tâm trạng thoải mái, vô tư không lo nghĩ gì, mặc dù hôm đó chúng tôi vẫn phải được truyền hóa chất hoặc đã phải nằm ói mửa trên giường suốt ba ngày.

Chantal gọi chúng tôi là “những kẻ chịu trận ung thư”. Chị có lý bởi giống như những người khác, chị vẫn tham gia các buổi tiệc tùng và sáng hôm sau thức dậy đầu óc vẫn choáng váng vì uống quá nhiều. “Dấu tích của rượu bia ngày càng trở nên tệ hơn”, chị nói.

Ngược lại, tôi ý thức cuộc sống với căn bệnh ung thư của mình rõ hơn. Tôi không thích những bữa nhậu nhẹt liên miên. Thay vào đó là những lần ngồi thiền, liệu pháp tâm lý và tất cả những gì có thể giúp tôi lành bệnh. Thú thực điều đó xuất phát từ cảm giác “bắt buộc” chứ không phải “muốn”. Nếu phải chọn, người ta sẽ chọn chẩn đoán của tôi chứ không phải của chị ấy. Chính vì vậy Chantal không muốn bỏ lỡ một buổi tiệc tùng nào.

“Nghỉ ngơi tốt nhé”, chị nói khi chào tạm biệt tôi để đi mua sắm tối nay.

“Chị đi cẩn thận nhé”, tôi gọi với theo.

Đột nhiên một suy nghĩ đầy vị kỷ khiến tôi lạnh buốt sống lưng. Chantal khiến tôi cảm thấy an toàn hệt như Oskar và Marco khi tôi mường tượng về cái chết. Sẽ rất buồn cười nếu tôi phải chết trước chị, dù chị vẫn còn khỏe và tràn đầy sức sống. Cảm giác thật tuyệt khi có một người bạn như chị chờ đợi tôi nơi tăm tối ấy. Một người sẽ chờ đợi và ở bên cạnh tôi cho dù có phải chờ đợi lâu và cô đơn đến nhường nào.

Tệ thật, chắc hẳn chị ấy sẽ rất cô đơn.

Chủ nhật ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2006

Năm mới đã bắt đầu. Tôi nhọc nhằn tìm kiếm những thay đổi ở mình và những người xung quanh. Đối với tôi thì cũng chẳng quan trọng lắm, song xung quanh tôi có vô số người coi năm 2005 là năm thất bại và 2006 sẽ là năm thành công.

Cả việc gào toáng lên điều đó tôi cũng không dám. Thật là một ngày tệ hại.

Hơn nữa mọi thứ trông vẫn ảm đạm. Hộp sữa chua của tôi thì đã hết bay.

Cái gì đã thay đổi chứ? Tất nhiên là chẩn đoán của tôi, nó còn hơn cả thành công. Chị gái tôi sang Hồng Kông làm tình nguyện viên: thất bại. Chantal bước vào cuộc sống của tôi: thành công. Nhưng chẩn đoán của chị: thất bại. Triển vọng cho cuốn sách của tôi, nếu không tính tới lá số tử vi trên tạp chí Elle: thành công. Còn Jur? Vẫn là một thất bại.

 

Thĩøi gian: Thôă Hai, muøng 2 thaăng Gièng 2006 23:16

Ngôĩøi gôưi: Chantal

Ngôĩøi nhãn: Sophie

Tièu íeđ: Traư lĩøi: nọi gai óc xx

Em taøi thãt íáy... Em íaị lang nghe chì rát chaâm chuă... Buođn côĩøi laø chì laêi laø nhàn vãt íôĩêc viét tĩăi... Vaø caăch haønh vaân mĩăi khòi haøi laøm sao...

Chì rát tôê haøo veđ em!... Cò baên mĩăi cuưa chì laø mõt nhaø vaân...

XX vaø chuăc nguư ngon!                                                          

 

Taăi buăt: Chì khuyèn em nèn vaøo trang web naøy:  www.kluun.nl

Thứ Năm ngày mùng 5 tháng Giêng năm 2006

Bác sĩ N treo các tấm phim chụp mới nhất của tôi lên và hồ hởi theo dõi chúng. Thậm chí tôi tin là mình còn nhận thấy có chút tự hào trong ánh mắt ông. Phổi của tôi đã khỏe mạnh. Ông cười và bảo rằng ông đã biết tới tin tốt lành này qua chương trình của Matthijs. Dòng thông tin giữa Amsterdam và Rotterdam có vẻ lại bị ứ đọng. Bệnh viện OLVG vẫn chưa bước vào kỷ nguyên công nghệ số.

Bác sĩ N kiên nhẫn nghe ngóng lá phổi của tôi. Ông thực sự hăng hái với công việc của mình. Với cả lá phổi của tôi nữa. Tôi thở phì phò còn ông đi đến kết luận rằng lá phổi của tôi đã bình phục.

“Thật tuyệt vời!!!” ông nói với tông giọng mà tôi hình dung có lẽ là của giáo sư Tournesol. Ngược lại với bác sĩ L, ông phân tích chẩn đoán của tôi rất tích cực: ông tin rằng đám u bướu trong người tôi đã hoàn toàn teo đi. Cả Huey và Dewey. Rồi cả Louie nữa. Chúng đã chết. Tất nhiên không hoàn toàn chắc chắn. Nhưng tôi tin là vậy.

Giờ tôi phải bắt đầu giảm liều. Từ 10 mg Prednison xuống còn 5 mg. Song tôi phải cải thiện cơ bắp và tình trạng sức khỏe của mình, chính vì vậy tôi đã tới ngay chỗ bác sĩ vật lý trị liệu. Tôi đã trải qua ba đợt điều trị ở chỗ ông. Trước mắt tôi còn hai đợt hóa trị nữa. Ở giai đoạn cuối tôi còn một đợt xạ trị, tới mùa hè là tôi sẽ được giải phóng khỏi bệnh viện. Điều đó có nghĩa là nửa năm sau đó sẽ không có bác sĩ K, không có cả bác sĩ L và các chị y tá của họ. Người ta rồi cũng sẽ quen với mọi việc. Kể cả các đợt hóa trị. Tôi đã nhận ra điều đó trong lúc rời khỏi trạm. Đột nhiên một cảm giác thật tươi vui bao trùm lấy tôi khi tôi tưởng tượng ra cảnh mình sẽ còn được điều trị ở đây thêm vài ba năm nữa. Lúc đó tôi sẽ chẳng còn sợ lũ u bướu nữa, chúng không thuộc về cơ thể tôi.

Thứ Năm ngày 12 tháng Giêng năm 2006

Lòng đầy hồ hởi, tôi đã quên mang theo bản copy của đợt chụp X-quang gần đây nhất tới cho bác sĩ K. Tim tôi đập thình thịch. Một luồng khí nóng bao trùm lấy ngực tôi và tỏa xuống tận vùng bụng. Những đường tĩnh mạch phình căng bởi dòng huyết chảy hối hả trong cơ thể làm đỏ hồng đôi má vốn nhợt nhạt của tôi. Những đầu ngón tay tôi trở nên ngứa ngáy. Hai đùi mềm nhũn. Nhịp thở của tôi không tĩnh lặng mà trở nên hổn hển như hứng lấy từng giọt không khí trong lành.

Bác sĩ K nhìn tôi. Một lúc lâu. Lần này ông không chìa tay ra bắt mà kéo tôi hẳn về phía mình. Ông hôn lên hai má tôi.

Tôi đang tưởng tượng hay ở đây người ta đang tán tỉnh nhau theo cái cách tốt đẹp trước kia? Tôi ngẫm nhanh lại những lời khen của ông trong mười lăm phút vừa qua. Thêm vào đó là một ánh mắt nhìn như xuyên thấu và một nụ cười rạng rỡ khi tôi nói về vai trò quan trọng của ông trong cuốn sách của mình.

Tôi lại ngồi trong phòng của ông. Trong khoa của ông, dưới sự che chở của ông. Đã vài tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng tôi ngồi cùng ông trong một căn phòng. Tất nhiên chúng tôi vẫn có nhiều lý do để trao đổi email và tôi đã tận dụng triệt để những lý do này. Nội dung email của chúng tôi ngày càng thay đổi, từ những yêu cầu y tế sang các câu chuyện riêng tư. Mới vài tuần trước đây thôi chúng tôi còn toàn nói về bệnh phổi, về phương pháp nội soi và không bao giờ đi xa hơn thế, thế mà bây giờ ông bỗng nói tới những bàn tán thổi phồng của giới truyền thông xung quanh việc cuốn sách của tôi sắp được phát hành. Lúc đầu tôi còn thận trọng viết “Kính gửi bác sĩ K.”  và “Kính thư, Sophie.” thì giờ đã chuyển thành “Chào bác sĩ K.” và “Thân mến, Sophie.”

Chuông điện thoại reo. Bác sĩ K cười váng lên khiến tôi cũng phải bật cười theo. Rồi ông hồ hởi tiếp tục câu chuyện về dung tích phổi, bệnh về phổi và cuốn sách của tôi. Vâng, lại thêm một ánh mắt nhìn xuyên thấu nữa. Bốn mắt nhìn nhau hồi lâu, lâu đến nỗi tôi có thể cảm nhận được người mình nóng ran lên. Trong khoảnh khắc này, liệu ông có nghĩ tới những lần ngoại tình của mình? Liệu ông có tưởng tượng ra cảnh ông sẽ hôn tôi nồng nàn thế nào trên chiếc ghế khám này? Hay đó chỉ là mong mỏi của tôi từ phía bên này bàn làm việc?

Tôi vừa cười vừa rời khỏi phòng. Điện thoại di động lại đổ chuông, chàng người yêu cũ bảo tôi là “một phụ nữ tuyệt vời”, rằng anh ta vẫn rất yêu tôi và hy vọng sẽ vẫn duy trì được cảm giác yêu đương đó. Hy vọng? Liệu anh ta có hy vọng như vậy trong lúc nằm đè lên cô ta hay không? Có gì đó rối bời trong tôi.

Chuông điện thoại lại kêu. Đó là Jur, anh muốn biết tình hình của tôi. Lại có gì đó rối bời trong tôi. Tôi mơ tưởng về một người trong khi người ta chẳng để ý đến tôi, trong khi đó lại cảm thấy hừng hực khi ở bên vị bác sĩ đi giày buộc dây của mình. Vậy rốt cuộc thì ngươi muốn gì nào, Sophie?

Thứ Sáu ngày 13 tháng Giêng năm 2006

Tôi dạo phố, miệng lẩm nhẩm hát theo giọng khàn khàn của James Blunt. Đi cạnh tôi là cậu trai một tay cầm chiếc ván trượt, còn tay kia là một chiếc túi ngộ nghĩnh. Có gì đó vàng vàng thò ra khỏi chiếc túi. Tôi không nhìn rõ nhưng trông có vẻ giống một quả bí ngô lớn. Cậu ta hỏi giờ tôi.

Năm phút sau chúng tôi nói chuyện về các buổi tiệc ở Club II. Bởi cậu ta làm việc ở đó, hơn nữa mai tôi cũng phải tới đó với quyển lịch ghi chú của mình.

Hôm sau tôi đi thang máy để lên tầng cao nhất của tòa nhà TPG. Kể từ khi lá phổi phải của tôi được xạ trị, tôi thích đi thang máy hơn là chạy bộ cầu thang. Mười một tầng chứ đâu có ít. Cậu trai tôi quen hôm qua đứng cạnh tôi song cậu ta không nhận ra tôi. Hôm qua tôi là Pam, còn giờ tôi đã là Oema. Oema sẽ hợp với buổi tiệc tối nay hơn. Tôi nhìn cậu ta thêm một lúc nữa song vô vọng. Vậy là đã đủ lý do để quan sát cậu ta từ đằng xa. Tôi quyết định vậy.

Lên tầng trên, mắt tôi đảo quanh để tìm chỗ chụp ảnh thích hợp. Dù gì tôi cũng tới đây vì công việc và nhiệm vụ của tôi là phải lấp đủ nửa trang của tờ NL20. Thường thì tôi phải tự tìm vị trí và rất lấy làm vui khi vồ được một chàng nông dân nào đó đeo hoa tai, hoặc mặc áo choàng da, nếu tôi may mắn. Song lần này con chíp trong bộ nhớ của tôi không tìm thấy gì cả.

“Đẹp thật, đôi lông mi ấy, mình cũng đeo nó này.” Một cô nàng chuyển đổi giới tính tóc vàng hoe đứng cạnh tôi.

“Cảm ơn.”

Tôi được một cậu trai đeo mặt nạ khác hôn. “Stickerbitch” là từ nằm trên tấm biển đề tên của cậu ta. Có hai cô nàng đồng tính xỏ khuyên khắp người, trang điểm toàn màu đen, môi đỏ chót. Tôi liền chạy theo họ.

Đột nhiên tôi nhìn thấy Cà Vạt đang nhảy nhót trong đôi giày All Stars. Tôi vỗ nhẹ vào anh. “Cà Vạt!”

Anh xoay người lại và nhận ra tôi ngay, qua tờ NRC giờ đây anh ấy đã biết tôi đội tóc giả. Anh ôm lấy eo tôi rồi hôn thật kêu lên má. “Hôm nay anh có vinh hạnh được gặp ai đây?”

“Oema.”

“Oema... hợp với em lắm. Uống gì nhé?”

Rồi anh tới quầy bar gọi một cốc Vodka và một ly nước.

“Anh được phép sờ chứ?” Anh chỉ vào mái tóc tôi.

“Tất nhiên rồi, anh sờ thử đi.”

“Hệt tóc thật vậy. Em có muốn khi nào đó chúng ta lại gặp nhau không?”

Tôi gật đầu.

Sau khi đã chụp ảnh được kha khá nhân vật đẹp trai, xinh gái, tôi cất máy ảnh vào túi và bắt đầu công cuộc đi tìm ai đó từ ban quản lý quán bar. Không lâu sau tôi mất hút vào phòng làm việc ở phía cuối sàn. Với một chai rượu Rum, ba cô gái mơn mởn và một điếu thuốc lá mà phần đã cháy còn dài hơn cả chính điếu thuốc, tôi được một anh chàng khá đẹp trai tiếp chuyện. Đó là một cuộc nói chuyện ngắn ngủi bởi anh ta mê ly rượu của mình và mấy cô gái kia hơn, còn tôi muốn đi tìm xem liệu Allard còn đứng ở gần quầy pha chế không. Đó là người bạn tốt, người đã thuyết phục tôi bò lên mười một tầng để tới đây. Anh hôn tôi một cái thật kêu - tối nay ai cũng có vẻ phấn chấn. Chúng tôi phải đi xuống mười một tầng bởi thang máy hỏng. Allard rất thận trọng với tôi. Anh bảo tôi đẹp và là một người thú vị song không bao giờ dám cưa cẩm tôi bởi anh ấy sợ mình sẽ làm mặt đất dưới chân tôi dễ rạn nứt hơn.

Tôi thấy lý lẽ đó của anh ấy thật đáng yêu song cũng thật đáng trách. Cứ như thể từ khi bị bệnh, tôi không còn nhu cầu tán tỉnh các chàng trai trẻ nữa không bằng. Chúng tôi làm quen nhau ở một quán hè phố. Một tay ôm đầu gối, tay kia cầm chiếc khóa, tôi chăm chú quan sát người đàn ông tóc vàng lạ mặt vừa ngồi xuống cạnh mình: Anh ta đẹp trai, đó là điều chắc chắn. Và anh ta còn có rất nhiều tóc. Hơn nữa anh ta còn ở một độ tuổi lý tưởng: 35, như sau này tôi tìm hiểu ra.

“Những sợi tóc trắng đó là tóc tự nhiên của em à?” anh hỏi.

Tôi cười. “Không, anh có thể mua được chúng.”

“À, có một nguyên cớ không vui nào mà em không muốn nói tới?”

“Vâng.”

“Chính vì vậy mà em uống trà bạc hà?”

“Vâng.”

“Em có thấy tệ khi anh ngồi cạnh em một cách trơ trẽn và đặt những câu hỏi cũng trơ trẽn không kém như thế này không?”

“Không, em thấy hay.”

“Ơn Chúa! Một tách trà nữa nhé?”

 

 

Sau mười tám tách trà, vào khoảng hai giờ đêm chúng tôi lại lục đục bò mười một tầng để lên sàn Club II.

“Allard?”

“Ừ?”

“Cái tối ở quán Finch mà chúng ta quen nhau ấy, anh đã say phải không?”

“Say? Cùng lắm là ngà ngà thôi. Tại sao?”

“Thì anh đã nói là anh thấy em đẹp.”

“Đúng.”

“Em vẫn còn đẹp chứ hay chỉ đẹp nhờ mái tóc trắng?”

Anh cười. “Về phần tóc tai thì em ngày càng đẹp hơn.”

“Thế vẻ đẹp không đi cùng với cách ăn mặc sao?”

“Anh tin là có. Mà ý em là sao cơ?”

“Vậy tại sao kể từ lần quen nhau chúng ta gặp nhau có hai lần?”

“Có lẽ là tại anh chàng kia lúc nào cũng ngồi cạnh em.”

Ý anh nói tới Rob. “Phải vậy không?”

“Có lẽ.”

“Nếu em nói với anh rằng em đã lại cô đơn?”

“Thì sao?”

“Thì anh có đi ăn với em như với những cô bạn gái khác không?”

“Em muốn điều đó chứ?”

“Cũng còn tùy.”

“Có thể.”

“Hoặc có thể là do em mang trong mình căn bệnh chết người? Và chẳng ai muốn chơi với một đứa con gái bị ung thư?”

“Sophie?”

“Anh hãy trả lời đi.”

“Thôi được... sẽ là không trung thực khi nói rằng anh không có chút hoảng sợ. Song đó không phải nguyên nhân anh chưa bao giờ đi chơi cùng em. Đơn giản là anh rất thận trọng với em. Phải nói rằng anh không mạo hiểm mấy.”

“Em đang cô đơn mà.”

“Ồ.”

“Rồi sao? Điều đó có làm anh hoảng không?”

“Em muốn gì nào?”

“Muốn hôn anh.”

Allard hôn tôi. “Ổn chứ?”

“Ổn.”

 

Ở nhà, chuông điện thoại lại reo. Anh chàng hôm qua muốn biết tại sao tôi không tới. Anh ấy nhớ tôi.

Tôi quan sát những tấm hình mình chụp được trên màn hình máy tính. Tôi trông thấy những chiếc cà vạt chấm hoa, những chiếc áo len có sọc vằn và cả những chiếc quần lót bằng da hổ. Rồi Allard, một chiếc mặt nạ và hai cô gái đồng tính. Cả chàng trai hôm qua, cả Oema trên nền là khung cảnh tuyệt vời từ cửa sổ của câu lạc bộ.

 

Ngôĩøi gôưi: Sophie van der Stap

Thĩøi gian: Thôă Naâm, ngaøy 19 thaăng Gièng 2006 16:50:34

Ngôĩøi nhãn: Chantal

Tièu íeđ: chaøo ngôĩøi íeêp

Chaøo ngôĩøi íeêp.

Chì khoưe khòng? Moêi thôă vản ọn sau hòm thôă Ba chôă? Em cuịng muón buòn mõt chuăt vĩăi chì song laêi quaă mẽt. Caăc cuõc heên baøn veđ cuón saăch dađn trĩư nèn quaă sôăc íói vĩăi em. Hòm qua vaø hòm nay em íaị noăi chuyẽn vĩăi nhiép aưnh gia, tuađn sau seị tién haønh buọi chuêp hnh íađu tièn.

Em íaị hoưi côưa haøng toăc giaư xem hoê coă íođng yă taøi trĩê cho em phađn hoăa trang khòng. Duø g th em cuịng phaưi coă caăi g íoă íẹ cho anh thĩê trang íiẹm haønh ngheđ. Mai em seị tm cho mnh mõt anh. Rođi sau íoă laø tĩăi hoăa trì.

Cuói tuađn naøy em laêi phaưi laøm mõt phoăng sôê, íoă seị laø phoăng sôê cuói cuøng. Tiéc rang còng viẽc íén íoă laø chám dôăt, cĩ maø quaư thôêc em íaị rát mẽt moưi. Cuịng tót laø giĩø em coă thẹ daønh toaøn bõ thĩøi gian cho cuón saăch. Íẹ thôêc hiẽn phoăng sôê íoă, em seị phaưi íén xem quaăn Odeon coă g khòng. Em muón coă g íoă íeêp íeị bèn caênh mnh, tót nhát laø mõt ám traø.

Hòn chì thãt kèu.

Khi naøo chuăng ta gap nhau?

XXX

 

Thĩøi gian: Thôă Saău, ngaøy 20 thaăng Gièng naâm 2006 11:43:44

Ngôĩøi gôưi: “Chantal” chan@chello.nl

Ngôĩøi nhãn: “Sophie van der Stap” <svanderstap@yahoo.com>

Tièu íeđ: Traư lĩøi: chaøo ngôĩøi íeêp

Naøy cò em... em bì stress rođi íáy! Nhô lĩøi em viét th chac haơn em phaưi mẽt moưi lam. Chì íaị vôĩêt qua ngaøy thôă Ba mõt caăch suòn seư, song só lôĩêng baêch cađu íang ĩư môăc tháp, chì phaưi chuă yă tĩăi íieđu naøy. Nhôịng tuađn vôøa rođi cuịng laøm chì khaă mẽt, giĩø mỏi íèm chì nguư tĩăi hĩn môĩøi hai tiéng. Nguyèn nhàn coă leị laø do boên baêch cađu. Côưa haøng toăc giaư íaị íođng yă taøi trĩê chôa? Chì rát hođi hõp íày. Coă leị chì seị sĩăm moø qua chỏ em, néu vãy th caăi mail naøy laø thôøa. Trong trôĩøng hĩêp chì khòng qua íôĩêc, chuăng ta nhát íình phaưi lèn mõt cuõc heên.

XXX

 Chan

Thứ Sáu ngày 20 tháng Giêng năm 2006

“Nào”, Hanneke nói trong lúc chị tiêm gần như là lần cuối cùng vào bên vú bằng hợp kim nhôm của tôi. “Bác sĩ K là ai vậy?” Tôi mỉm cười tiết lộ cho chị về mối tình lớn nhất của tôi trong năm qua. “Tất nhiên là bác sĩ K****.”

“À, chị cũng đã nghĩ thế. Trong chương trình Thế giới chuyển động em đã làm quen với cả hai người đàn ông mà chị thích. Em thấy Cees Geel thế nào? Chị thấy anh ta thật tuyệt, Mattijs cũng vậy, thật là một người hiền lành đẹp trai.”

Tôi thấy tiếc cho chị y tá của mình một hồi lâu, giờ tôi lại xâm lấn vào cả lãnh thổ riêng của chị. Song đó là những trường hợp may mắn nhỏ nhoi mà người ta có được trong lúc bất hạnh. “Chị sẽ đến buổi giới thiệu sách của em chứ? Có lẽ chị sẽ có cơ hội được uống với Cees Geel một ly vang.”

“Hôm qua ở trên trạm em đã có buổi nói chuyện thú vị với David chứ?” Hanneke chèn lời.

Đúng, phải nói là tôi đã có một cuộc nói chuyện rất thú vị với vị bác sĩ trên trạm. Anh lắp thiết bị bơm vào người bạn cao kều của tôi với vẻ rất nhiệt tình trong lúc tôi phải ngồi ưỡn ngực ra để không cản trở quá trình truyền nước. Với cái cớ “nếu sắp tới em có thấy tên anh trong hộp thư của mình là em phải qua đây ngay”, anh ta đã xin được số của tôi - đó thực ra cũng chẳng phải việc khó. Ngoài ra anh ta còn mang tới cho tôi một vài hộp sữa chua từ phòng lạnh và phục vụ cô Pam tóc vàng một vài tách trà. Không, các buổi trưa, buổi chiều và buổi tối của tôi ở bệnh viện OLVG không đến nỗi tệ như người ta tưởng. Ai đó nên gửi tặng tôi hoa và bánh. Nếu vậy tôi sẽ lại có gì đó mang theo để lượn qua chỗ bác sĩ K, trừ những lọn tóc vàng bị mồ hôi làm bết. Tôi tự nhiên hất chúng ra đằng sau khi bước vào phòng ông: “Bác dùng một mẩu bánh nhé?”

Thứ Sáu ngày 27 tháng Giêng năm 2006

Khu nhà xác nằm cùng tầng với gara ngầm, để tới tầng dưới cùng của bệnh viện Antoni van Leeuwenhoek người ta buộc phải đi qua đó. Hôm nay là lần đầu tiên tôi đi cùng Chantal.

“Thật rợn người đúng không? Chẳng bao lâu nữa chị cũng sẽ nằm trong đó.”

Đúng, thật rùng rợn. Với suy nghĩ này chúng tôi bước qua lối vào để đi tiếp tới khoa chụp X-quang. Tôi cảm thấy thật tệ. Còn Chantal? Chị phải cảm thấy thế nào đây?

Thật ngạc nhiên là chị vẫn rất điềm đạm. Như thể chị đã hài lòng chấp nhận bản án tử hình của mình. Trong lúc bản án này còn chưa treo lơ lửng trên đầu mình, lúc nào tôi cũng thấy mình ở trạng thái căng thẳng. Và thậm chí còn nhát chết hơn Chantal, người chẳng còn bao nhiêu thời gian để sống.

Song chúng tôi không hề nhụt chí. Mỗi lẽ tự nhiên bị lấy đi, chúng tôi lại tìm ngay được cho mình một nơi trú ẩn an toàn mới. Karel Glastra van Loon đã gọi nhận thức này là “cuộc sống thứ hai”. Trong tập truyện ngắn Ongeneeslijk optimistisch - Lạc quan dù vô phương cứu chữa - ông đã viết rằng là một bệnh nhân ung thư đã giúp ông cảm thấy hạnh phúc hơn, vui tươi hơn và hoàn chỉnh hơn. Tôi cũng áp dụng điều đó cho mình và cho cả Chantal, song nỗi sợ hãi của chúng tôi vẫn còn đó. Sợ chẳng bao lâu nữa sẽ phải chết trong cô đơn.

“Hít vào, nín thở rồi lại thở dần ra”, Chantal tếu khi chị đóng cánh cửa phía sau và thấy tôi mặt nhăn nhúm vì sợ hãi.

Vậy là tám tháng đã ở đằng sau tôi. “Công chúa Maxima đang có bầu”, tôi đọc được trong một tờ tạp chí. “Cô con gái nhỏ Amalia của công chúa sẽ có thêm một cô hoặc cậu em. Tã lót của em bé này sẽ có màu gì? Xanh hay hồng?”

 

 

Về nhà, tôi thay đổi kiểu tóc và quan sát thật kỹ một lần nữa đôi mắt mình. Trong những ngày vừa qua lông mi của tôi đã mọc dài thêm một chút. Tôi cài bộ mi giả dài nhất có đính hạt lóng lánh vào và quyết định làm Oema. Hạt lóng lánh màu vàng cũng đã đủ vàng cho buổi tối hôm nay.

Bên quầy bar tôi chơi đùa nghịch ngợm với hai hàng mi. Quincy hồ hởi lại gần rồi quàng tay lên vai tôi. “Trà bạc hà nhé?”

“Làm ơn cho hai tách.” Vậy là tôi lại có thêm một người bạn. Cũng giống tôi vào các tối thứ Sáu, anh cũng thích tới quán này chỉ để nhồi vào người hàng lít trà bạc hà và nước khoáng.

Quincy thân mật thả rơi cánh tay trên lưng tôi rồi vô tình kéo theo cả Oema. Mái tóc giả của tôi nằm sõng soài dưới đất. Tôi đỏ mặt. Quincy vội giúp tôi đội lại và sửa cho đúng, rồi an ủi tôi rằng không ai nhìn thấy cảnh này. Cả hai chúng tôi đều phá lên cười.

Thứ Sáu ngày 10 tháng Hai năm 2006

Trên đường tới bệnh viện để thực hiện đợt hóa trị cuối cùng, tôi nghĩ tới việc hôm nay mình được phép đánh con dấu thứ năm mươi tư lên quyển lịch. Để tới bệnh viện, tôi cần 40 phút đi bộ. Như thường lệ lần này tôi cũng đi một mình. Không có mẹ, không có bà, không có Zus và không có cả Chan. Tôi mua một hộp sô cô la để biếu bác sĩ L. Trong các cửa hàng người ta treo và bán cơ man nào là trái tim, hóa ra sắp tới là ngày lễ tình nhân. Tôi nghĩ ngay tới bác sĩ K, năm ngoái tôi đã khiến vợ ông phải hứng chịu đủ. Còn bác sĩ L sẽ không thể hiểu trò đùa này. Vậy là năm nay chẳng có trái tim nào hết.

Hôm nay y tá Judith cột tôi vào người bạn cao kều. Tôi còn được phép trợ giúp chị: Tôi nắm chặt kim tiêm và vặn phần bảo vệ ra. Tôi vụng về làm phần chất lỏng chảy tràn ra ngoài trước khi Judith kịp chọc kim vào phần ống nối. Các chị y tá này mới lãng phí làm sao!

Không lâu sau đó tôi cùng người bạn cao kều đi xuống tầng dưới. Bệnh viện OLVG hôm nay khá bận rộn, còn chiếc vú thứ ba của tôi có vẻ thích lôi kéo sự chú ý về phía mình. Trong phòng căng tin hiện đại nhất bệnh viện, nơi cà phê được những nhân viên tóc hình chiếc nồi vô duyên và ít ưa nhìn nhất Amsterdam phục vụ - họ trông như những món đồ gỗ cổ biết pha Ristretto và Macchiato duy nhất còn sót lại -, đoàn quay phim của Hiệp hội chống Ung thư Hà Lan - KWF Kankerbestrijding đang đợi tôi.

“Nhờ em nên phim này sẽ được quay đặc biệt,” Inge nói vậy khi chị hỏi tôi trên điện thoại là liệu năm nay tôi có muốn tham gia vào việc quảng cáo quyên góp cho quỹ hỗ trợ phòng chống ung thư lớn nhất Hà Lan hay không.

“Tất nhiên rồi, em rất muốn.” Tôi vẫn còn nghe thấy giọng nói của mình.

Còn lúc này tôi ngồi đây với tư cách là một bệnh nhân đặc biệt. Đối với họ thì mái tóc giả là điều thú vị nhất ở tôi. Tôi cũng thấy vậy. Tôi không cần phải làm gì nhiều: chỉ lượn một vòng với người bạn cao kều, vào nhà thờ châm nến cầu nguyện, trở lại trạm điều trị cũ C6, chào hỏi, tiêm hóa chất và cười. Rất đơn giản. Song cũng thật khó khăn khi bên cạnh là các bệnh nhân ung thư khác.

Bác sĩ L nhận gói sô cô la với nụ cười nồng hậu. Văn phòng của ông trông như bãi chiến trường, hàng mớ bệnh án chất đống ngoài hành lang. Ông xin lỗi vì mớ lộn xộn này và chào tôi như thường lệ với một cái bắt tay thật chặt.

Chúng tôi nói chuyện về nồng độ máu và lên lịch cuộc hẹn tiếp theo. Mục đích ở đây thay đổi. Tôi đến đây không phải chỉ để hy vọng được chữa khỏi. Tôi đến đây là để hy vọng sẽ khỏi bệnh và không phải tới đây thêm lần nào nữa. Nồng độ máu của tôi sẽ tăng lên, các cuộc hẹn giờ đây chỉ còn mang tính chất kiểm tra. Tôi hồ hởi khoe mình cảm thấy khỏe hơn. Rằng tôi đã tăng cân trở lại và cảm nhận được nguồn năng lượng đang trở lại trong mình. Rằng tôi chắc chắn là khối u đã biến mất.

“Vậy là đã có thể lôi ống thông ra ạ? Để chắc chắn, liệu cháu có nên để nó bên trong thêm một thời gian nữa không ạ?”

Bác sĩ L lắc đầu. “Cháu đã khỏe trở lại. Cháu đã vượt qua căn bệnh rồi.”

Chúng tôi im lặng một hồi rồi trong cùng một khoảnh khắc, cả hai chúng tôi đều nhìn lên. Cơ man nào là suy nghĩ lướt qua đôi mắt tôi. Cả đôi mắt ông nữa. Chúng tôi đã đi qua cơ man nào là bất ổn. Để tới được khoảnh khắc này, chúng tôi đã phải trải qua cơ man nào các cuộc nói chuyện.

Ông nói một điều mà chắc tôi sẽ không đủ can đảm để phát ngôn: “Bác sẽ rất nhớ cháu.”

Đột nhiên cổ họng tôi nghẹn lại. Bác sĩ L không có thói quen dành cho tôi nhiều tình cảm đến vậy.

 

 

Đoàn quay phim làm việc nhanh hơn tôi, họ bỏ tôi lại cùng các chị y tá và các bệnh nhân khác. Tôi buôn thêm một hồi nữa với chị cạnh giường về vấn đề rụng tóc, mọc tóc rồi kết thúc cuộc nói chuyện bằng lời chúc sẽ không bao giờ phải thấy lại nhau. Có lẽ đó là những lời lẽ chân thành và thường tình nhất có thể được nói ra ở phòng điều trị này.

Lúc lên xe là lúc tôi cảm thấy mình khỏe nhất. Tôi bắt chuyến tàu điện số 7 thay vì phải leo lên chiếc Mercedes của dịch vụ đưa đón người. Trên đường về tôi còn rẽ vào cửa hàng để mua bánh và sách. Tôi muốn đọc cuốn của Kluun, Chantal đã đảm bảo rằng cuốn sách của ông đồng ý là buồn, nhưng đặc biệt rất tuyệt vời. Trên bìa sách có hình một đôi giày, tại sao lại như vậy, tôi cũng chẳng biết. Đã gần năm giờ, chợ Noordermarkt đông nghịt người, tôi hớn hở hòa mình vào dòng người. Kẹp cuốn sách của Kluun dưới nách, tôi đủng đỉnh tiến tới Finch. Buổi hóa trị cuối cùng đã ở lại phía sau tôi.

Lang thang quán xá cho tới tận khi quán đóng cửa, hút thuốc, bị chị hàng xóm đánh thức hằng sáng để tới phòng tập, buôn chuyện về đàn ông. Tôi đã lại được làm rất nhiều thứ.

Thứ Hai ngày 13 tháng Hai năm 2006

Tuần thứ năm mươi tư đã trôi qua, cái bắt tay cuối cùng với bác sĩ L đã được thực hiện, hợp đồng cuốn sách đã được ký: Giờ mọi thứ đã là chính thức.

Tôi là nhà văn. Và một nhà văn phải thích đọc, thích nói về những cuốn sách của mình và biết những điều thuộc về mình.

Tôi ngày càng hợp với bức tranh này hơn. Tôi trải qua những điều này cùng chiếc laptop của mình. Tôi thức dậy và đánh máy một điều gì đó. Tôi ăn sáng và sáng tác ra gì đó. Tôi đi ngủ và viết một điều gì đó bởi ngay cả trên giường, mạch văn vẫn tiếp tục chảy. Tôi viết vào mọi lúc.

Bước ngoặt này trong cuộc đời tôi ngày càng giống với cảnh mà Harry Mulisch phác họa trong cuốn Khai phá thiên đường. Dường như mọi thứ đều đã được sắp đặt trước để như một lẽ thường tình tôi xuống thuyền này lại sang thuyền kia.

Và mọi chuyện vẫn còn tiếp diễn. Uống cà phê cùng Cees Geel, đi ăn cùng Eddy Terstall, viết lách cho tờ NL20, lên chương trình của Hans Kemma, đi công tác viết bài cho tạp chí Cosmopolitan.

Thứ Năm ngày 16 tháng Hai năm 2006

Tuyết rơi, những bông tuyết bay phấp phới qua những khung cửa sổ lớn. Trong chiếc váy đen hiệu Wolford và chiếc quần tất mỏng tang mà sau ngày mặc đầu tiên đã thủng lỗ chỗ, tôi chui vào một chiếc xe lạ. Với kiểu trang điểm lấp lánh dành cho sàn nhảy và các bộ tóc giả dành cho buổi tiệc. Khó có thể nhận ra mái tóc dài vàng óng của tôi. Để hợp với không khí tiệc tùng, nhiều người phải nhờ sự trợ giúp của tóc giả. Trong lòng hồ hởi bởi những sáng tạo táo bạo xung quanh mình, tôi thay đổi kiểu tóc liên tục. Những lọn tóc hồng, rồi mái tóc xoăn trắng, cả kiểu tóc đen châu Phi. Hôm nay tôi hẹn hò với Cà Vạt, anh độn mình trong bộ com lê nhung kẻ.

Giữa những cơ thể toát đẫm mồ hôi trên bục, anh đứng sát bên tôi. Cơ thể tôi được một lớp da mềm mại bao bọc tạo nên nét đầy đặn tròn trịa. Mái tóc của Bebé nhảy điên loạn tứ phía, đôi môi tôi cũng mấp máy theo tiếng nhạc. Bàn tay của Cà Vạt vuốt ngang lưng tôi rồi cũng nhanh chóng rụt lại. Động tác đó còn lặp lại vài lần cho đến khi tôi ngẩng mặt lên và nhìn thẳng vào đôi mắt xanh to của anh. Lúc này là đêm, là khoảnh khắc mà từng ánh mắt được sống, và chúng tôi đã khiến nó tồn tại. Tại đây và lúc này. Trong những phút giây mờ tối và vụng trộm này. Cái ôm ghì siết của anh ngày càng chặt hơn, bàn tay anh nằm gọn trên ngực tôi rồi khéo léo tìm đường tới chiếc rốn. Chỉ có một động chạm mà người tôi nổi gai ốc. Chỉ thêm một động chạm nữa thôi là nó sẽ làm ham muốn đó không cưỡng lại được. Chúng tôi nhìn nhau và chỉ muốn một điều. Bàn tay ướt mồ hôi mang đầy hứa hẹn của anh đan vào tay tôi, chúng tôi biến mất cùng nhau. Biến mất khỏi bục, khỏi những cơ thể đẫm mồ hôi để chạy về phía chiếc xe. Lúc đến đây tôi là Bebé, còn giờ khi đã là Cicciolina - đó là mái tóc màu bạch kim đầy gợi cảm mà tôi được tặng - tôi mất hút vào trong bóng tối.

“Em lên chỗ anh chứ?” Lúc này đã là một giờ đêm.

“Chắc anh không còn hứng nấu nước pha trà cho em nữa đâu nhỉ”, tôi hứng khởi trả lời bởi ý nghĩ mình vẫn chưa phải chia tay anh. Chúng tôi bước lên một cầu thang dài và dốc khiến tôi vấp ngã liên tục rồi đi qua phòng ngủ, phòng tắm và nhà bếp cũng chìm trong bóng tối. Chúng tôi ngồi nghỉ giữa chừng.

“Anh chỉ có trà tầm xuân Rooibos thôi.” Cà Vạt có vẻ không phải là một tín đồ của trà. Những ánh mắt chứa đầy ham muốn của chúng tôi vồ vập lấy nhau trong lúc anh đun nước. Đôi môi anh đậu vào thái dương tôi, sau đó xuống má rồi nhẹ nhàng kéo xuống miệng tôi. Sau hàng giờ chờ đợi hồi hộp, cuối cùng đôi môi của chúng tôi cũng tìm thấy nhau và không muốn rời khỏi nhau nữa. Tôi muốn nhiều, nhiều hơn nữa từ đôi môi của anh, từ bàn tay của anh và hơn hết là từ đôi cánh tay anh. Chúng tôi biến mất vào căn phòng chìm trong bóng tối cạnh đó.

Đôi môi anh tiếp tục rong chơi xuống phía dưới. Miệng tôi phát ra một loại âm thanh dồn dập, lưng tôi ưỡn lên. Chúng tôi quan hệ và tôi muốn làm điều đó hết mình song tôi không thể.

Những suy nghĩ miên man cứ vởn quanh trong đầu. Tôi trông thấy những chiếc bờ lu trắng, những mũi tiêm, bác sĩ L rồi cả Rob. Một giọt nước mắt đã trào ra. Lăn dọc gò má, bờ vai rồi xuống chân. Tôi nghĩ tới mình, tới Rob và những lần mặn nồng của chúng tôi. Đó là điều mà lúc này tôi không cảm nhận được. Tôi nhớ Rob.

Tôi lại phải nghĩ tới câu chuyện của mình. Tôi muốn vứt bỏ nó, muốn bỏ lại nó đằng sau để dành không gian cho những điều mới mẻ khác. Song tôi không thể bởi ở nơi đó tôi cảm thấy mình được che chở. Được che chở trong chính câu chuyện của mình.

Tôi chìm vào giấc ngủ trong tiếng nức nở nhẹ nhàng và cũng bằng những nức nở nhẹ nhàng, tôi choàng tỉnh. Trời vẫn tối, tôi phải chớp chớp mắt vài lần mới có thể phân biệt được những đường nét đầy lạ lẫm xung quanh mình. Tôi nằm nghiêng bên phải, quay lưng lại tấm thân đang nằm đâu đó trên cùng chiếc giường với mình. Chỉ có bàn chân anh chạm vào chân tôi, còn thân thể chúng tôi thì không 8000 . Tôi xoay mình và rúc người vào thân hình ấm áp đang ngủ kia để quên đi sự trống trải đột ngột vừa xâm chiếm lấy mình. Càng cố lại gần anh, tôi càng cảm thấy xa dần chính mình. Bóng dáng Rob thấp thoáng trong suy nghĩ của tôi, trong tim tôi. Thật đau đớn! Thân hình mà tôi vừa rúc vào bỗng trở nên lạ lẫm, lạnh lùng và xa lạ.

Thứ Sáu ngày 17 tháng Hai năm 2006

Buổi sáng tôi gặp Jan ở quán Smalle Amsterdam. Liệu anh có biết rằng tôi vừa khóc? Rằng sáng nay khi phố phường vẫn còn chìm trong giấc ngủ tôi đã thắp một ngọn nến trong phòng tắm và tắm rửa sạch khỏi những âu lo?

Chắc hẳn là không rồi. Tương tự vậy, chính tôi cũng đã quên. Tôi chỉ nhớ lại nó khi màn đêm buông xuống. Trong tôi vẫn còn những điều chưa lộ mặt. Không chỉ đối với những người xung quanh, mà ngay cả đối với chính mình, trong từng ngày mới mà tôi bắt đầu.

Song chúng đã lộ mặt. Những trạng thái tình cảm bất ngờ. Những giọt nước mắt bất chợt. Những tiếng nức nở tự phát. Tôi cắt một củ hành và nước mắt bắt đầu tuôn chảy tràn trề. Tôi dùng lưỡi liếm rồi đưa vào miệng. Mặn. Tôi tiếp tục thái hành theo nhịp hơi thở, đồng thời cố gắng tìm kiếm sự thanh thản trong mình. Đó là một cuộc tìm kiếm căng thẳng. Một cuộc tìm kiếm rất căng thẳng trên quãng đường từ cuộc đối thoại về chẩn đoán trong bệnh viện OLVG tới bữa tiệc sinh nhật và rượu vang trong quán bar. Tôi chạy trốn vào bóng đêm khỏi những giọt nước mắt đầy sợ hãi.

Thứ Năm ngày 23 tháng Hai năm 2006

Nhưng còn vài điều anh vẫn chưa rõ. Tất nhiên anh lo lắng cho tình hình sức khỏe của em. Có chắc là em sẽ khỏe lại không?

Cái mớ hóa trị chắc hẳn là không có lợi cho khía cạnh thể chất của em. Hy vọng rằng em hiểu và không cảm thấy tệ khi anh không khoái mấy mái tóc giả, miếng mút trong ngực và những điều ngạc nhiên khác.

 

 

Thật đau đớn. Những lời đó là dành cho tôi. Có phải đó là sự cân nhắc? Có phải đó là sự bác bỏ? Vậy là chấm hết cho Cà Vạt và Oema. Ôi những gã trai vũ trường! Mà tôi cũng đâu đã đi quá xa với họ. Tất nhiên rồi, việc tôi bị ung thư, có thể sẽ chết, luôn mang theo mình những gánh nặng và sở hữu những chiếc sẹo nực cười đâu nhất thiết phải gây phiền hà cho ai đó.

Vậy mà đã có người cảm thấy phiền hà. Đàn ông sợ chạy mất dép. Những người mà bản thân họ cũng đã có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Cả những người dễ bị rùng mình vì sợ hãi, sợ bệnh ung thư. Chỉ cần nhìn vào mũi tiêm đã làm họ muốn ói mửa.

“Để được lưu ý đến thì một cô gái bị ung thư phải nỗ lực nhiều hơn một cô gái bình thường đúng không?” Những cuộc nói chuyện kiểu đó thường diễn ra ở các quán bar khi tôi ngồi nhâm nhi tách trà nóng trong lúc gã ngồi cùng bàn miệng không ngừng nhả khỏi và nốc cồn. Điều đó làm tôi mệt mỏi. Cứ như thể tôi lúc nào cũng phải tìm cách san bằng tỉ số. Tất nhiên không hẳn là vậy, tôi biết điều đó và tôi vẫn tiếp tục tán tỉnh bọn đàn ông. Bằng cả những lần khẽ chạm gối dưới gầm bàn và những nụ cười. Chỉ có một khác biệt duy nhất: Tôi biết trước rằng mình sẽ không theo gã đó về nhà. Tối nay không và tối mai cũng không. Chẳng đẹp đẽ gì khi phải mang một cái đầu bị ung thư. Cần phải có một kế hoạch chia cấp độ, từ ly nước đầu tiên tới tận lúc lên giường ngủ.

Nếu đàn ông nhìn tôi một hồi như thể họ làm việc đó vì lịch sự, có thể có ba ý nghĩa: Họ thấy có gì đó đẹp ở tôi, họ thấy đám gỉ mũi tởm lợm của tôi thò ra ngoài hoặc họ thấy có gì đó không ổn. Điều thứ ba luôn làm tôi lo sợ. Bởi lúc đó tôi sẽ cảm thấy xấu hổ khi thấy mình phải đội tóc giả. Và bởi có thể dưới mái tóc vàng óng kia lại thò ra một mớ lởm chởm màu nâu đen.

Khi bước vào một căn phòng nào đó cùng những bộ tóc giả bắt mắt, tôi ý thức rõ được tác dụng mà chúng mang lại. Song sự chú ý của mọi người cũng làm tôi dễ bị tổn thương, đôi lúc tôi cảm thấy bất tiện và không phải lúc nào cũng dễ chịu. Trong lúc phỏng vấn, Matthjis đặt tên cho câu chuyện của tôi là “cuộc sống với một bí mật”. Anh bị hớp hồn bởi cô gái hằng tối rời khỏi nhà với đôi giày xịn nhất để lao mình tới những hộp đêm. Cô trao nụ hôn cho một anh chàng lạ mặt mà không hề hé lộ về sự thật phũ phàng của mình.

Cũng cô gái đó hằng sáng mang theo bí mật của mình qua khu chợ. Cô nhận ra rằng mái tóc của mình thu hút mọi ánh mắt xung quanh và thậm chí còn nghe thấy người ta khen mái tóc của cô đẹp. Từ xa điều đó còn thấy dễ chịu, song sự kinh ngạc trong ánh mắt của cô bán hàng khi tôi chui khỏi phòng thử đồ với mái tóc giả bị chệch, thì không lấy gì làm dễ chịu. Những lúc như vậy tôi lại chạm trán với nỗi cô đơn của mình bởi tôi biết chính là nó - căn bệnh bất thường của mình - đã làm cô bán hàng hay cậu thanh niên tốt bụng trên máy bay hoảng sợ. Và hơn lúc nào hết căn bệnh này giờ đã là một phần của tôi.

Đôi khi những gã đàn ông ngắm mái tóc vàng sexy của tôi rồi tôi thấy họ nghĩ tới những điều mà tôi không hề muốn dính dáng đến. Những lúc đó tôi không thể không tự hỏi mình rằng liệu họ có ngắm tôi như vậy khi tôi là Oema hay Sue ngồi đung đưa với tách trà xanh bên quầy bar hay không. Hoặc khi họ trông thấy đám tóc thật lơ thơ của tôi. Họ không biết rằng tôi trọc. Trọc trên giường, trọc trong phòng tắm, trọc trong chiếc áo choàng tắm màu trắng, trọc khi thay đồ bởi mái tóc giả tuột ra bám vào chiếc áo len. Họ sẽ nói gì? Họ đâu có biết nhiều về tôi. Đó là một thế giới hoàn toàn khác.

Thế giới đó là bí mật của tôi và nó sẽ tiếp tục là vậy. Bởi tôi không còn hứng thú lẫn sinh lực hay khao khát được nói chuyện hàng giờ về căn bệnh của mình nữa. Tôi không mặn mà gì với những ánh mắt chứa đầy thương hại, hoài nghi và hoảng sợ. Hơn hết tôi không muốn phung phí thời gian của mình với những người mà chỉ chút xíu cũng làm họ buồn nôn. Không mặn mà gì với cả những gã tròn mồm trợn mắt nhìn khi biết tôi đang đội tóc giả rồi sau đó thốt ra từ “Thật ư?” Tôi muốn được giải phóng ngay khỏi họ để chạy đến với ai đó hiểu rằng bệnh ung thư là một phần của cuộc sống. Không chỉ có cuộc sống của tôi mà có thể một ngày nào đó nó sẽ là một phần cuộc sống của anh ta.

Họ có thể gọi tôi là cô búp bê tóc vàng luôn ra đường với những móng chân móng tay sơn đỏ chót. Một nữ văn sĩ tóc đỏ, người không bao giờ ra khỏi nhà mà thiếu quyển sổ ghi chú. Hay một nữ chính trị gia yêu nghề, khi tôi vùi đầu vào đống sách trong thư viện. Gọi là gì cũng được. Bởi đâu cũng là sự thật cả. Tuy không hẳn là một sự thật hoàn toàn song đó là một trong nhiều sự thật.

Thứ Ba ngày mùng 2 tháng Năm năm 2006

“Sophie! Sophie!” Một chị y tá vô duyên rống vào tai tôi.

Tôi choàng tỉnh, mẹ ngồi bên cạnh. Chà, tôi đã ngủ một giấc dài. Tình trạng bị gây mê thật hay. Tôi quan sát mẹ hồi lâu đến khi gương mặt mẹ hiện rõ. Đột nhiên tôi thấy mẹ giống như hai năm trước. Mái tóc mẹ lại quấn cao như ngày đó. Mẹ trông trẻ hơn, ít u uất hơn và giống con người thật của mình hơn. Mẹ thật đẹp.

“Em cảm thấy thế nào?” chị y tá hỏi.

“Em cảm thấy mình vẫn thèm ngủ.”

“Vậy em có thể tiếp tục ngủ. Không đau đớn gì chứ?”

“Không ạ.” Tôi nhỏm người dậy và nhìn vào chỗ băng bó. Nó đã biến mất. Thay vào đó là một vết thương nhỏ ngồ ngộ nằm gọn trên cơ thể tôi. “Nó đâu ạ?”

Chị y tá cho tôi xem chiếc ống thông máu. Trông nó khác xa so với suy nghĩ của tôi: màu trắng và bằng nhựa chứ không giống kiểu khoa học viễn tưởng như tôi từng tưởng tượng về nó.

“Em muốn giữ nó.”

Thứ Năm ngày mùng 4 tháng Năm năm 2006

“Tệ thật, ngần này thì quá ít. Tính ra mỗi người phải được khoảng 500 gam, trừ phần bị hao khi gọt.”

Annabel bối rối nhìn hai mươi nhánh măng tây trên tay mình. Chiếc cân chỉ 1,305 kg và theo lời cô Eva, mẹ Annabel, thì còn thiếu 500 gam nữa.

Mùa xuân đã về!

Măng tây đã mọc trở lại. Và tóc tôi cũng vậy.

Thứ Sáu ngày mùng 5 tháng Năm năm 2006

Zus âu yếm gãi gãi tay tôi bằng những móng tay mềm mại của mình, từ trên xuống tận cổ tay rồi lại lên trên. Rồi qua cả chiếc sẹo giờ đã biến thành một vết ngồ ngộ. Hai tiếng đồng hồ liên tục cho đến khi tôi thiếp đi. Chị luôn làm vậy khi ở bên tôi. Chúng tôi nằm sát chặt bên nhau đến nỗi hai trán chạm vào nhau.

Thứ Sáu ngày 12 tháng Năm năm 2006

PINK RIBBON là từ được in lên chiếc vòng màu hồng mà tôi vừa buộc vào cổ tay. Tại hiệu sách Scheltema, trong lúc tới quầy truyện ly kỳ và sách bán chạy, chúng tôi đi qua một chồng sách của Kluun. Tôi đọc được“Help, ik heb mijn vrouw zwanger gemaakt(1)_.

“Chị nghe nói là cuốn đó khá hay, cơ mà em không cần phải đọc.” Chan đi nhanh tới quầy tiếp theo, tới quầy không có những cuốn về mang thai, buồng trứng hay trẻ con. Trong căn phòng toàn những câu chuyện kiểu vậy, chắc chị phải cảm thấy rất cô đơn. Câu chuyện về yêu đương, đám cưới, có con, hạnh phúc và về già. Đối với chị đó đã là quá khứ. Bên ngoài trước quán Pilsvogel chúng tôi ngồi uống với nhau. Tôi sờ vào chiếc vòng tay màu hồng và thấy thiếu chiếc màu vàng. Lại làm mất. Tôi đeo màu vàng để nhớ đến Marco, Salvatore, Rob và Lance. Còn màu hồng là dành cho Chan, chị vẫn là tù binh của một cơ thể chứa đầy tế bào ung thư. Do nhỏ nên chiếc màu hồng khó đánh mất hơn.

Chan uống rượu vang, còn tôi uống trà. Chan trông ngăm ngăm, còn tôi nhợt nhạt, chị vẫn bị ung thư, còn tôi thì không. Trong lúc tôi chén hết chiếc đùi gà này đến chiếc đùi gà khác, chị kể bằng giọng chắc nịch rằng mình không còn biết mọi thứ sẽ tiến triển thế nào nữa. Tất cả đều mang một giọng điệu đầy mỉa mai cho dù chị có nói về đùi gà, về bác sĩ hay về tình yêu. “Không còn thứ gì có thể làm chị vui nữa. Chị không biết là sao song mỗi khi tỉnh dậy chị chẳng có hứng thú cho bất kỳ việc gì.”

Tôi tiếp tục nhai.

“Mọi người cứ nghĩ chị vẫn khỏe mạnh bởi ngày nào chị cũng tới quán bar, cười nói vui vẻ. Song chị chỉ tới đó bởi chị hoàn toàn cô đơn.”

Tôi chén chiếc đùi gà tiếp theo.

“Mười năm nữa tay chị sẽ trở nên vô dụng, bác sĩ nói vậy. Do xạ trị gây nên.”

“Ôi dào! Chị nhầm rồi! Lúc đó chị cũng chẳng còn trên đời này nữa cho nên điều đó cũng chẳng hề hấn gì với chị”, tôi nói.

“Vậy là em nhất quyết không uống rượu vang?”

“Không, cảm ơn chị.”

“Thời gian vừa rồi chị rất hay bị đau đầu. Chúng làm chị nhiều đêm mất ngủ.”

“Điều đó làm chị lo lắng ư?”

Chị nhún vai. “Chị cũng chẳng biết. Tuần này đã xảy ra vài chuyện vớ vẩn.”

“Chuyện gì vậy chị?”

“Hôm qua Ellen đến chỗ chị, lúc chị muốn mở cửa để Ellen vào, chị không biết phải làm thế nào. Tương tự trong nhà vệ sinh. Chị muốn kéo nước xả mà không biết phải làm thế nào.”

“Chắc phải bốc mùi lắm.”

Chan không cười. Tôi cũng không.

“Chị đã tới chỗ bác sĩ chưa?”

“Bà ta đang đi nghỉ.”

“Thế còn đồng nghiệp của bà ta?”

“Ừ, thứ Năm bà ta về rồi, chị sẽ tới để hỏi.”

“Còn một tuần nữa mà Chan. Chị không muốn đi khám trước à?”

“Để chị xem đã.”

Thứ Bảy ngày 13 tháng Năm năm 2006

Buổi tối. Chuông điện thoại reo. Đó là Chan.

“Chào người đẹp, chị còn đau đầu không?”

“Vẫn rất đau. Cả ngày hôm nay chị ở bệnh viện. Đêm vừa rồi mới thật tệ. Chị gọi điện cho David rồi bọn chị phóng tới bệnh viện ngay. Mà chắc em cũng đã biết.”

“Rồi sao?”

“Không sao cả, họ không chụp X-quang vào thứ Bảy. Chị phải chờ đến thứ Hai.”

“Thế còn chụp cộng hưởng từ?”

Đó là phương pháp chụp từ tính phần đầu.

“Ừ, sẽ ổn cả thôi.”

“Em qua chỗ chị nhé?”

“Đừng, chị mệt muốn chết, chị ngậm một chút morphin nữa rồi sau đó đi ngủ ngay.”

“Được thôi người đẹp. Mai em sẽ gọi điện cho chị. Ngủ ngon nhé.”

Chủ nhật ngày 14 tháng Năm năm 2006

Buổi chiều, tôi gửi cho Chan một tin nhắn. Không hề có hồi âm. Tôi gọi điện. Vẫn không hề có phản ứng nào. Một tiếng sau tôi gọi điện lại. Ellen nhấc máy. Nước mắt tôi chỉ trực trào ra.

“Chào Ellen, em là Sophie đây. Chan thế nào?”

Im lặng, ngập ngừng. “Sophie, tình hình của Chan không được tốt. Cô ấy sẽ gọi điện cho em sau vài ngày nữa, được chứ?”

Tôi hoảng sợ. “Tệ thật, em qua chỗ đó nhé?”

“Bọn chị chuẩn bị đi rồi.”

“Đến bệnh viện?”

“Ừ.”

“Vậy em tới đó được chứ?”

“Chị nghĩ là không nhất thiết đâu. Chan nôn mửa liên tục, tình hình của cô ấy rất tệ.”

“Mẹ kiếp.”

“Ghi số của chị vào này. Em có thể gọi cho chị bất cứ lúc nào.”

Trong lúc tôi ghi số điện thoại, những giọt nước mắt đầu tiên dành cho Chan chảy xuống tờ giấy đã nhàu nát. Khóc vì Chan, chị ấy sẽ chết. Bây giờ? Hay vài tuần nữa? Vài tháng nữa? Vài năm nữa? Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình bất lực như vậy trước cuộc sống của một người khác.

Nửa tiếng sau tôi có mặt tại bệnh viện AVL, người nhễ nhại mồ hôi, kiệt sức và có phần xúc động mạnh. Có hai chiếc ghế băng trong phòng dành cho những người hút thuốc. Tôi ngồi lên một chiếc và bắt đầu thút thít. Bảy rưỡi, mặt trời vẫn chiếu song tôi không còn cảm nhận được điều đó. Trên người tôi là chiếc măng tô mùa đông.

Người ta sẽ nghĩ tôi chẳng còn xa lạ với những điều như vậy. Họ muốn nghĩ sao cũng mặc kệ.

Dẫu vậy tôi vẫn lê bước vào màn đêm. Liệu tôi có được phép ở đây? Liệu tôi có nên thu hút sự chú ý như Chan? Liệu tôi có nên pha trò?

Tôi đứng cuối giường quan sát chị hấp hối và không thể tìm ra câu trả lời. Hình ảnh của Chan ngày càng mờ nhạt dần, gương mặt của ung thư ngày càng hiện rõ. Còn tôi ngày càng đẩy lùi được ung thư và giống Sophie hơn. Cái chết ở rất xa. Cái chết ở rất gần. Liệu có một sức mạnh nào đó đã đưa tôi đi thật xa? Đã giúp tôi khám phá và sử dụng sức sáng tạo của mình? Giúp lưu giữ câu chuyện về tôi bằng ngôn từ, cho dù nó mới bắt đầu hoặc sắp kết thúc, khi sắp tới tôi sẽ có thể cầm nó trên tay và gập nó lại?

Thứ Hai ngày 15 tháng Năm năm 2006

Hôm nay có hai việc. Chụp X-quang lúc chín giờ, sau đó tới thăm Chan ở bệnh viện AVL. Đơn giản chỉ để ở cạnh chị, để có thể làm điều gì đó cho chị và cho chị thấy rằng tôi rất yêu quý chị. Trong lúc chui vào máy chụp, tôi nghĩ tới chẩn đoán của mình và của Chan. Đó gọi là thức tỉnh khi người ta phải nhìn cô bạn của mình nôn mửa cạnh bồn toa lét sau những tháng được sống trên mây. Sau cơn mưa trời lại sáng. Đối với tôi mặt trời vẫn chiếu, còn đối với chị trời bắt đầu nổi giông tố.

“Chà, chị gặp ai đây nhỉ?” Trong bệnh viện OLVG Annemarie gập cuốn bệnh án trước mặt mình và với lấy tấm phong bì quá khổ của tôi. “Tóc em đẹp thật đấy.”

“Đẹp đúng không chị? Tất cả đều là tóc thật đấy, chỉ có một chút trang điểm thêm là giả thôi.” Chị hỏi xem có gì đó mới để buôn chuyện không.

Tôi cười và kể cho chị nghe về những thay đổi mới nhất trong cuộc sống của mình với tư cách là một kẻ cô đơn và một nhà văn mới vào nghề.

Bác sĩ L ghé qua và tham gia vào câu chuyện của chúng tôi. Tất nhiên là để nói về tình trạng cơ thể của tôi chứ không phải tình trạng mái tóc vừa được nhuộm vàng. Sau hàng loạt các bộ tóc giả đỏ, giờ không còn gì làm ông ngạc nhiên nữa.

“Cháu cảm thấy thế nào?” ông hỏi.

“Tốt ạ.”

“Không đau đớn? Không còn cảm giác như bị kim châm hay ngứa ngáy nữa chứ?”

“Không ạ.”

“Cháu tới để chụp X-quang à?” Bác sĩ L lên lịch hẹn nhưng tôi mới là người quyết định thời gian.

“Cháu vừa chụp rồi. Mai bác cháu ta gặp nhau được không ạ?”

“Được, tốt. Chúng ta không nên chờ đợi lâu nữa. Quyết định thế nhé.”

“Vâng.”

“Mái tóc rất hợp với cháu.”

“Cảm ơn bác.”

 

 

Trên đường lên tầng bốn tôi phải đi qua nhà xác. “Thật rợn người đúng không? Chẳng bao lâu nữa chị cũng sẽ nằm trong đó.” Câu nói đó của Chan lại làm tôi sởn gai ốc. Gã kiến trúc sư ngờ nghệch nào lại nghĩ được ra một thứ như vậy nhỉ? Tất cả phụ nữ trong bệnh viện AVL đều tóc ngắn, hôm nay tôi cũng vậy. Thêm vào đó là chút kem bôi hiệu Coupé. Người ta có thể thấy những người đầu trọc, đâu đó còn có cả một mái tóc giả, một chiếc khăn trùm đầu, dù có là người theo đạo Hồi hay không. Chantal sở hữu một mái tóc dầy và dài nhất, song hôm nay chị lại là kẻ bệnh nặng nhất. Chị nằm trên tầng bốn, khu C, phòng 1. EILT là từ trên tấm biển cạnh cửa.

Tôi đứng cạnh giường chị và nghĩ tới nỗi cô đơn mà chị sẽ phải chịu đựng bởi chị là người đi trước. Điều đó ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết sau mỗi lần ói mửa.

“Cho Sophie xem tờ JAN đi.”

Cô bạn gái của chị dúi vào tay tôi một quyển tạp chí. “Trang 64”, chị nói.

Tôi lật tới trang đó. Một Chan tươi rói, bên trên là dòng tiêu đề GIỜ TÔI PHẢI SỐNG CỐNG HIẾN. Cả Chan cũng đứng dưới ánh đèn sân khấu cùng căn bệnh và thái độ sống của mình.

 

Chantal Smithuis (34 tuổi) mắc căn bệnh vô phương cứu chữa. Theo chẩn đoán chị sẽ chết vì ung thư vú trong vòng hai năm nữa. Trên JAN chị muốn nói một điều với tất cả những phụ nữ cùng hoàn cảnh. Và để giải thích tại sao chị có thể hạnh phúc hơn bao giờ hết, thậm chí chị còn là người đầu tiên ngạc nhiên về điều này.

 

Rời mắt khỏi tờ tạp chí tôi quan sát nữ bệnh nhân trên giường bệnh, chị đang được giữ ở trạng thái tê liệt bằng Morphin và chất Dexamethason - anh cả của chất Prednison. Ngay cả ở đây chị cũng là một người phi thường. Tôi khe khẽ nói còn chị trả lời bằng những lẩm bẩm không ra hơi.

“Chính đó là điều chị sợ. Chị sợ sẽ phải lên khoa này.” Chantal đã được điều trị ở bệnh viện AVL từ bấy lâu nay, song từ lần chị chuyển khỏi Purmerend - điều không được các bác sĩ khuyến cáo khi có gì nghiêm trọng xảy ra - thì chị không bao giờ còn được điều trị nội trú nữa. “Khởi đầu của kết thúc”, chị nói khẽ.

Tôi im lặng. Cô bạn của chị đứng dậy, chị phải dạo bộ một chút với lũ chó. Chan có hai con dòng Labrador, chúng sống cùng bạn trai cũ của chị. Trong phòng tôi ngửi thấy mùi xúp gà trong chiếc bát nhựa cạnh giường Chan. Chị không nuốt nổi bát xúp. Chị nôn mửa liên tục vào những chiếc chậu giống ở bệnh viện OLVG. Mặt mũi tái mét vì những cơn đau đầu quằn quại.

Khi chiếc rèm được kéo xuống, cả ba chúng tôi đều hướng mắt lên. Chan, bạn trai cũ của chị và tôi. Một gương mặt đầy lo âu, già nua và nhăn nhúm hiện ra. Đó là một nhà thần kinh học. Theo sau ông là một y tá. Vị thầy thuốc bắt tay từng người một. Rồi ông đưa tay xuống vai Chantal và dừng lại ở đó.

“Trong cơ thể cháu có điều không ổn. Đã có di căn.” Các bác sĩ, họ không hề ngần ngại nói toạc ra tất cả. Tôi tin ông ta rồi đưa mắt sang Chan, kẻ cam đảm nhất trong số chúng tôi.

Chị nổi giận. “Ba mươi tư”, chị nói rồi giơ ngón tay giữa lên. “Mới ba mươi tư.”

Lần đầu tiên tôi thấy chị khóc.

“Chúng tôi phải tiến hành xạ trị cho cháu ngay.”

“Rồi sau đó thì sao? Liệu di căn có biến mất không ạ?”

“Có, khả năng nó biến mất là rất lớn.”

“Vậy là cháu sẽ bị trọc?”

“Ừ.”

“Có bao nhiêu vị trí bị di căn ạ?” anh bạn trai cũ của chị hỏi.

“Trong toàn bộ cơ thể thì có một vài chỗ.”

“Tệ thật, đây là lần thứ ba. Nó diễn ra quá nhanh. Sau vài tháng không cần hóa trị cháu còn cảm thấy khỏe mạnh, vậy mà bỗng nhiên lại có di căn trong người.”

Chị nhìn tôi. “Vậy là tốt cho cuốn sách của em.”

Ơn Chúa, chị vẫn chưa mất đi khiếu hài hước của mình. Tôi nghĩ ngay tới Simon trong bộ phim của Eddy Terstall, sau cuộc nói chuyện với bác sĩ, cậu ta hỏi liệu đâu đó có còn nhà phẫu thuật nào có khiếu u bướu_.(1)

Tôi hôn Chan rồi đi ra ngoài. Tàu điện đang tới, tôi vội chạy thục mạng.

Thứ Ba ngày 16 tháng Năm năm 2006

 

Đó là kết thúc của một câu chuyện? Hay là kết thúc câu chuyện của tôi? Rob đi cạnh tôi trên hành lang lối vào bệnh viện OLVG. Tôi thấy thật tuyệt vời khi anh lại ở đây. Song lúc này tôi muốn có Jur bởi anh là người duy nhất có thể dập tắt nỗi sợ hãi của tôi. Chúng tôi ngồi xuống chiếc ghế trước quầy đăng ký trong khoa ngoại trú.

Tôi dõi theo những chiếc kim đồng hồ, quan sát những gương mặt xám xịt xung quanh mình, đung đưa hai chân rồi nhìn sang Rob. Anh choàng tay lên vai tôi rồi tặng tôi một nụ hôn. Sau khoảng một phút, bác sĩ L có mặt. Ông cười.

Tôi thở phào nhẹ nhõm. “Ổn rồi, em có thể nhận thấy điều đó qua nụ cười của ông ấy. Chúng ta có thể rời khỏi đây.” Rob cười.

“Cô Van der Stap.”

Ngoài phòng làm việc của ông, tôi vẫn là cô Van der Stap.

Tôi đứng dậy, bắt tay bác sĩ L và cố gắng nắm bắt nụ cười của ông. Và tôi đã làm được.

“Tất cả đều ổn. Chỉ có một thay đổi nhỏ song khả năng lớn là do xạ trị gây nên. Cháu cảm thấy thể nào?”

“Rất khỏe. Cuối tháng Tám bác có ở đây không ạ? Khi đó cháu có buổi giới thiệu sách.”

Bác sĩ L cười như một chàng trai trẻ. “Làm sao bác có thể dám không ở đây chứ.”

“Kết quả chụp X-quang của cháu thế nào?”

“Ổn ạ”, tôi nói khẽ. Với một cái đầu đầy khối u, tôi không dám thả nổi dòng xúc cảm của mình.

“Ồ, ơn Chúa, tuyệt. Ít nhất cũng có cháu.”

Thứ Ba ngày 30 tháng Năm năm 2006

Thĩøi gian: Thôă Ba 30 thaăng Naâm 2006 04:27

Ngôĩøi gôưi: Sophie van der Stap

Ngôĩøi nhãn: Baăc sỉ L.

Tièu íeđ: sĩê haịi

Baăc sỉ L knh mén!

Coă íieđu naøy laøm chaău sĩê. Chaău caưm tháy coă caăc vét kim chàm, khòng phaưi ĩư pha trôĩăc nhô hođi íađu maø ĩư pha dôĩăi lông trong caư ngaøy trĩøi. Chaău coă caưm giaăc chuăng ngaøy caøng trĩư nèn maênh hĩn. Máy thaăng trôĩăc chaău coøn khòng heđ caưm tháy chuăng.

Liẽu nguyèn nhàn coă thẹ laø do caăc íĩ 25f5 êt xaê trì? Sac diẽn chaău tót, chaău caưm tháy trong ngôĩøi khoưe maênh, thẹ traêng ngaøy caøng tót hĩn.

Chaău íaị bat íađu theo doịi caăc vét íau nhô chch naøy íẹ xem liẽu chuăng coă trĩư nèn tẽ hĩn. Baăc nghỉ sao aê?

Chaău chaøo baăc,

Sophie

Thĩøi gian: Thôă Ba, 30 thaăng Naâm 2006 09:40

Ngôĩøi gôưi: Baăc sỉ L.

Ngôĩøi nhãn: Sophie van der Stap

Tièu íeđ: Traư lĩøi: sĩê haịi

Sophie thàn!

Baăc cuịng khòng daăm chac. Viẽc chaău caưm tháy khoưe maênh laø mõt dáu hiẽu tót. Néu vản coøn caưm tháy caăc vét kim chàm áy, chaău phaưi íi khaăm trôĩăc lìch heên. Chaău seị tiép tuêc cãp nhãt tnh hnh cho baăc chôă?

Baăc sỉ L

Thứ Hai ngày 19 tháng Sáu năm 2006

Tôi đọc một tờ báo và cảm thấy xấu hổ khi phải thú nhận rằng mình không biết bức biếm họa của họa sĩ Kamagurka nhằm đả kích cái gì. Chẳng phải tôi đã học Chính trị học đó sao? Đầu óc tôi để ở đâu vậy?

Chắc hẳn là không ở trong tờ báo rồi. Mà ở một nơi nào đó. Ở trong thế giới riêng của mình, thế giới mà tôi phải ngậm ngùi từ bỏ. Ở trong câu chuyện của mình mà không có nó tôi không thể sống, thậm chí tôi muốn sống mà không có chúng. Tôi vẫn lĩnh hội được: các cuộc trò chuyện nơi quán xá, đi bầu cử - bầu cho phái nữ -, các mối quan hệ mới, các mối quan hệ cũ, các mối quan hệ với đàn ông. Trong những khoảnh khắc như vậy tôi mới ý thức được lằn ranh giới một cách đau đớn nhất.

Rob là người đóng vai trò lớn trong việc đó. Jur, người luôn làm khía cạnh tình cảm của tôi bế tắc khi tôi đụng phải một anh chàng tốt bụng nào đó.

Tôi xỏ đôi giày cao gót, dán đôi mi giả rồi rời nhà. Tôi đi để kiếm tìm sự quan tâm, cơn ấm áp và một chút tin cậy.

Tôi đã tìm được chúng, kể cả chút tin cậy kia, song tôi không bận tâm tới việc này. Tôi bận tâm tới cuốn sách, thứ đã xác định rõ cuộc sống của tôi trên nhiều mặt trận. Nhờ nó, tôi hiện hữu. Đó cũng là dấu chấm hết cho một giai đoạn trong cuộc đời tôi, một cách nhấn mạnh mọi chuyện, nhưng đặc biệt đó là sáng tạo của riêng tôi. Đám u bướu trong người tôi đã biến mất, cuốn sách tôi đã viết xong. Điều đó thật tốt bởi tôi cũng đã thấy chán ngấy với chính mình.

Câu chuyện rồi cũng đến hồi kết. Song hồi kết này với kết cục câu chuyện của tôi càng trở nên hiện hữu và kết cục của câu chuyện càng tiệm cận gần hồi kết bao nhiêu, thì tôi càng ngạc nhiên trước nỗi sợ sẽ bị chết vì bệnh tật của mình bấy nhiêu. Những cảm giác như bị chích ở vùng hông vẫn tiếp tục hành hạ tôi. Những trận vã mồ hôi, chúng lại quay trở lại. Những lần thở dốc. Sợ hãi.

Liệu nó đã thực sự chấm dứt hay chưa?

Thứ Ba ngày 20 tháng Sáu năm 2006

“Sophie, thực sự thì cháu đã nghĩ gì trong khoảnh khắc vô thức?”

Tôi thận trọng ngước mắt lên và nhìn thẳng vào đôi mắt đầy lo âu của bác sĩ L. Ông đang kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của tôi. Cùng ông còn có mười con mắt khác nữa. Tập trung, hồi hộp.

Tôi thả ánh mắt nhìn những bóng hình đang vây quanh tôi trong vòng năm phút qua. Tôi trông thấy Jur, lần này mặc bộ bờ lu trắng của bác sĩ với tấm biển đề tên trên ngực, y tá Pauke và Bas, bác sĩ của trạm, bác sĩ của tôi và bác sĩ K. Bác sĩ K trông có vẻ băn khoăn.

Bác sĩ L lặp lại câu hỏi của mình.

Tôi nhắm mắt và hồi tưởng lại mọi chuyện. Từ hồi chiều, sáng và đêm nay. Cả ngày. Mọi thứ dần dần hiện ra. Tôi phải nói gì đây? Thật xấu hổ. Những vị bác sĩ này thật tệ, cái gì họ cũng muốn biết.

“Cháu đã đến đây”, tôi trả lời như thể đó là câu trả lời cố nhiên nhất trên thế giới này.

Im lặng. Có tiếng hắng giọng. Có cảm giác bối rối về phần tôi, cả phía bên kia giường nữa. Bối rối hơn cả là bác sĩ L, ông không biết nên bắt đầu với thông tin này thế nào. Rồi tiếng cười vang của Jur và Bas.

“Chà, điều đó có thể xảy đến với bất kỳ ai trong chúng ta”, bác sĩ L lắp bắp. “Em đã ở một mình hay có ai bên cạnh?” Jur tiếp tục bài thẩm vấn. Anh ấy còn lấy làm thích thú với việc đó. Càng thêm bối rối.

Bác sĩ K rảo bước nhanh rời phòng tới khoa phổi.

Tôi lại nhắm mắt và kéo mái tóc giả trùm qua mặt để bảo vệ mình khỏi ánh nhìn của mọi người xung quanh. Tôi thấy xấu hổ, đồng thời cũng ý thức được rằng mình lại thích cái khoảnh khắc ê mặt này. Tôi có được cơ hội thứ hai và rất nóng lòng được bắt đầu cuộc sống mới của mình.

Thứ Sáu ngày 23 tháng Sáu năm 2006

Tất cả đều là thật. Tất cả những ngôn từ mà tôi đã viết, tất cả những giọt nước mắt mà tôi đã khóc, tất cả những nỗi đau mà tôi đã nén lại.

Tất cả những chị y tá, tất cả những đợt truyền nước, bác sĩ L, tất cả những lần cấp cứu, tất cả những đợt truyền máu, tất cả những bộ bờ lu trắng. Bác sĩ K, tất cả những chiếc chậu để nôn, tất cả những viên thuốc, những lần chống chọi với mớ dây điện loằng ngoằng, bầu vú thứ ba, những chiếc áo phông ướt đẫm, những chiếc bánh bích quy dài, những đợt chụp X-quang, lượng máu, bác sĩ N, những cuốn bệnh án, những chiếc đầu trọc... cả chiếc sọ trọc lốc của tôi nữa. Tất cả đều là thật.

Lance, Jur, Oskar, Marco, Chantal, Aniek. Mọi người đều là thật.

Những tấm thiệp được dúi vào hộp thư, những cuộc gọi kinh hồn, những cuộc viếng thăm, những bó hoa, những lo lắng, những ánh nhìn đầy thương hại, đầy kinh ngạc, đầy lo âu. Cả những điều này cũng đều là thật.

Bố, mẹ, Zus. Thật gần gũi.

Những lần thử ngồi thiền, những cửa hàng bán đồ thiên nhiên, nước cà chua vắt chanh và trà xanh, củ cải đỏ, những hạt ngũ cốc và những bát xúp Miso của Nhật, một chút đạo Phật. Cũng là thật cả.

Tất cả những bộ tóc giả, những sợi tóc mà tôi đã nhổ đi không thương tiếc, đám lông mu cuối cùng mà tôi nhất quyết để lại để rồi cuối cùng cũng phải nhổ đi, những vết sẹo, những lần tiêm lệch ven ở cẳng tay phải, người bạn cao kều, chiếc giường bệnh. Đều là rất thật.

Tất cả những quan tâm của công chúng, nhà xuất bản Prometheus, báo chí, truyền hình và những cuộc phỏng vấn. Là thật.

Stella, Daisy, Sue, Blondie, Platina, Oema, Pam, Lydia và Bebé. Thật.

Chú Otto và cô Bebé. Cũng là thật.

Mối tình mà tôi có được, những động chạm mà tôi nhận được, những lời ân cần, những sự quan tâm, những món quà đẹp, những nụ cười, những ánh mắt nồng ấm, một thiên thần nhỏ trên vai tôi, gia đình tôi, các bạn của tôi, những người quen, những kiến thức của tôi. Tất cả những điều này cũng đều là thật.

Đó là sự thật.

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/28471


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận