Nghe nói nó nằm sâu hút trong ruột đất ở tít mãi tận trên triền núi cao cách đây tới bốn, năm chục cây số mà điểm nhiều vàng nhất cũng là điểm ác liệt ít ai dám đến nhất là xã Kim Hỷ kia. Kim Hỷ! Cái tên như cưới xin như ăn hỏi rộn ràng ấy mà lại là ác liệt à? Kim Hỷ! Kim là vàng, cái tên có tự bao giờ, từ ngày xửa ngày xưa hay mới có từ thời Pháp, mới có gần đây? Kệ! Đã cất công đến đây tôi phải lao vào đúng cái rốn của nó, lao vào trung tâm cơn bão, vào trung tâm bạc vàng. Còn ác liệt ư? Cuộc đời đã dạy cho tôi hiểu rằng, mọi sự thành công đều là bạn đồng hành với ác liệt, độ ác liệt càng nhiều mức đổi đời, lật đời càng có cơ.
Và trên miệng mọi người, cái khái niệm ác liệt đó luôn gắn liền đến hình ảnh một nhân vật có biệt danh Thần Chết, hắn chính là bưởng trưởng, là thủ lĩnh, là hung thần, là ông vua bãi vàng của cả vùng này. Ông vua ấy, như lời đồn thổi, ngoài sự thiết lập một cơ chế đào bới hết sức nghiêm ngặt, thậm chí là phát xít, độc tài độc địa trong bãi ra, ngài còn thỉnh thoảng cưỡi ngựa, giắt súng, cắp theo cô người tình đẹp man dại kiểu Di Gan đi xuống huyện, đi sâu vào tất cả các bản làng để bắt lính, để chiêu mộ nhân công giá rẻ về tập trung thành thần dân dưới trướng của mình và cả để đánh bài đánh bạc.
Nghe vậy tôi thoáng nghĩ đến thân phận thằng Khánh Tây. Liệu nó, với tính cách công tử, mềm yếu, thích cầu an ấy nó có là một trong số những thần dân ngoan ngoãn ấy không hay là nó lại dạt đến một vùng vỉa nào khác yên lành hơn để tránh va đập. Tôi có hỏi một vài người từ trong bãi ra hay từ ngoài vào về cái tên nó nhưng chả ai biết cả. Người ta bảo tên Khánh thì nhiều, Khánh râu, Khánh đồng cô, Khánh bẩn, Khánh ghẻ, Khánh tự sướng... thôi thì đủ các loại Khánh nhưng Khánh Tây thì chưa hề nghe nói bao giờ. Thôi, kệ xác nó. Gặp được thì vui mà không gặp, càng dễ ngọ nguậy. Đã vác mặt đến cái xứ nửa giang hồ nửa thảo khấu này, bù khú thân quen nhăng cuội làm gì, có khi rách chuyện.
Nắm tình hình nửa ngày, nghỉ ngơi thêm nửa ngày nữa, tất nhiên là chỉ uống nước lã và gặm mấy mẩu bánh mỳ cầm hơi, sáng hôm sau tôi nhảy xe ôm vượt đoạn đường 40 cây số cheo leo lên thẳng Kim Hỷ. Nhưng tôi lấy tiền đâu để đi trong khi người ta mách với tôi rằng, giá xe lên đến đó không hề rẻ, phải tới sáu chục ngàn hoặc hơn. Được thôi, tôi lẩn mẩn hỏi thăm và lọ mọ tìm đến tận nhà một bác xe ôm trung tuổi. Hai vợ chồng ông đang lễ mễ khuân gạch từ ngoài đường vào sân cách khoảng ba chục thước lên dốc chắc là để chuẩn bị sửa nhà cho con cái đi lấy chồng lấy vợ gì đó. Đống gạch to lù lù, phải tới hơn ngàn viên, toàn gạch xỉ nặng oằn, kiểu này đến hết đêm cũng chưa chắc đã xong. Khi đến đây là tôi định thương lượng kiểu khác, tỷ như ghi nợ rồi trả sau, trả cả lãi hoặc cắm mặt mượn tạm của một thần dân tốt bụng nào đó trên ấy rồi lấy sức làm bù lại sau nhưng đống gạch kia đã khiến cho tôi nhẹ cả người. Không nói không rằng, hệt cái thằng nghiện làm phúc, để mặc cho hai vợ chồng ngơ ngác đứng nhìn, tôi cởi áo xông vào ngay. Sức ông chồng một lần cùng lắm là năm viên, một mình tôi chơi cả hai chục viên, chơi vượt mặt, chơi ào ào, chơi với tốc độ chóng mặt. Đã đôi lần hai vợ chồng định ngăn tôi lại hỏi nọ hỏi kia gì đó nhưng tôi cứ phớt lờ, chồng gạch trên tay còn xếp cao hơn. Nhoáng cái, đống gạch đã lùn đi quá nửa, Nghỉ một lát uống nước, tôi nhảy vào đợt hai, mãnh liệt hơn, dồn dập hơn. Đã lâu lắm rổị tôi mới lại có một buổi được phơi bày thoả thuê sức mạnh cơ bắp thế này. Phơi đến đâu, trong lòng thoáng nhẹ đi đến đó, thoáng nhẹ lạ kỳ ngay cả sự mất mát ghẻ ghớm vừa xảy ra.
Nhọ mặt người một lúc thì đống gạch đã đựợc chuyển xong. Xách quần áo xuống con sụối mát rượi sau nhà vẫy vùng một lát, trở lại thì mâm cơm thơm nồng đã đựợc bà vợ dọn ra. Có cá kho, rạu xào, bí lụộc, muối vừng, ớt cay... thế là đủ thành một đại tiệc đối với cái bụng đang đói mềm của tôi rồi. Nể ông chủ chiêu một chén rượu, vẫn không nói không rằng, tôi đánh một lèo hết gọn năm bát cơm gạo nương đầy có ngọn- Xong, gạt đũa qua miệng, tôi mới cười:
Cám ơn bố mẹ! Chưa bao gịờ con được ăn một bữa ngon khủng khiếp như thế này. Bây giờ bố mẹ có bảo con chết ngay con cũng chết, đã đời rồi.
Thế là xong! Chuyến xe ôm lên núi sáng mai coi như không có vấn đề gì. Tôi nhẩm tính, khốn nạn, có lẽ từ bây giờ trở đi tôi bắt đầu phải để bụng đến ba cái chuyện tính toán hết sực tẹp nhẹp mà tôi từ bé vốn đã rất khinh rồi, giá xe ôm sáu chục, bữa cơm cứ cho là hai chục đi, vị chi mới là tám chục mà công khuân gạch của tôi bỏ rẻ chí ít cũng phải một trăm, trên trăm, vậy coi như huề, tuy có thiệt một tý nhưng mà lại có chỗ đi lại về sau. Khởi đầu chặng đường gió bụi vậy cũng gọi là tạm ổn. Ô kê? (ơ hay, tôi nhiễm cái ô kê ngoại ngữ của thằng Khánh chết bầm từ lúc nào thế này?)
Hoá ra ông xe ôm này cũng là người hay chuyện. Ông tên là Thuẫn, vốn cũng là lính về nghỉ, sao chỗ nào cũng thấy lính đã về nghỉ thế không biết, lính trắc thủ pháo binh thời đánh Mỹ ở chiến trường miền Nam đàng hoàng. Bằng một chất giọng rạch ròi hơn bất cứ một hướng dẫn viên du lịch hay cán bộ thông tin văn hoá nào, vừa cầm lái một cách thiện nghệ, ông vừa rỉ rả kể cho tôi về cái bãi đất chứa vàng mà chúng tôi đang ngoằn ngoèo, xiêu đảo băm tới.
Cái bãi vàng này có từ thời Pháp, chính người Pháp đã tìm ra, khai thác nó đầu tiên và sẽ vét bằng sạch nếu như họ không thất thủ ở Điện Biên phải rút về nước. Rồi sau đó là đạn bom, ly tán, loạn lạc, người ta cũng quên đi. Mãi cách đây mấy năm không hiểu sao nó lại rộ lên, một đồn mười, mười đồn trăm, ai cũng cho đây là miền đất hứa, là lộc của trời, thiên hạ từ khắp mọi nơi kéo về thi nhau đào bới làm sạt đi cả một khoảng rừng rộng mấy trăm héc ta, nhìn xót lắm!
Thế... thế trữ lượng vàng còn nhiều không ạ?
Không rõ nhưng chắc là nhiều thì người mới đổ về hết lớp này đến lớp khác đông đảo thế chứ!
Bác nói đông, vậy đông là chừng bao nhiêu?
Đến thì rõ, nhưng ít nhất cũng phải bằng cả một quân đoàn.
Quân đoàn? Tức là trên dăm bảy ngàn người! Vậy không hiểu họ ăn ở như thế nào? Ốm đau bệnh tật ra sao?
Khắc đi khắc biết, hỏi, trả lời không hết đâu. Lên nhiều chết nhiều, có gì mà hỏi.
Tự nhiên ông như gắt với tôi. Biết vậy, tôi im mồm không hỏi nữa. Xe đã leo được quá nửa đường. Không khí có vẻ lạnh hơn và đường càng khó đi hơn, có đoạn máy phải gài số một mà xe vẫn gặc gừ muốn trôi tuột trở lại. Có đoạn tôi phải nhảy xuống đẩy một thôi dài. Hết đẩy, cả xe cả người đều oải ra, muốn tắc thở.
Quá đường lên trời! - Tôi càu nhàu.
Lên trời còn dễ. Hôm nọ trời mưa, đường trơn, có mấy xe non tay lái lao cả người lẫn xe xuống vực.
Thế có tìm ra không ạ?
Ai tìm? Đến ngay như cái việc mấy ông chính quyền thỉnh thoảng phải cử người lên bãi xem dân tình sống chết ra sao mà cũng đâu có lên. Chỉ ngồi ở dưới thu tô do các bưởng trưởng tháng tháng cống về thôi. Chính vì thế mà người ta gọi các bãi vàng là địa ngục trần gian, ai chết ai sống mặc ai, nó giống như một vương quốc tự trị tách rời khỏi xã hội này.
Lặc lè bon thêm được một đoạn nữa đã thấy có rất nhiều những bóng người lẩn khuất qua lại ở những vạt đất lở loét, đỏ tươi như vừa có hàng loạt bom tấn bom tạ dội xuống. Dưới cái lở loét đó là một con nước chảy lững lờ, cũng đỏ quạch mà khó có thể gọi đó là sông hay suối. Và hai bên bờ nước, người ở đâu mà vẫn ùn ra đông nghịt, kéo dài miên man không dứt như cả nước làm cuộc hành hương, trảy hội về đây.
Có thấy con sông kia không? - Ông hỏi.
Dạ, có!
Có thấy người ta đang lố nhố trên bờ kia không? - Ông hỏi tiếp đúng kiểu hỏi sát sạt của dân trinh sát pháo binh và không cần trả lời - Họ đang đãi vàng đấy. Vàng đãi ven sông là dân loại 2, gọi là làng Tòi, các làng Tòi nối đuôi nhau kéo dài hàng chục cây số, chuyên kiếm sống vòng ngoài, dân loại 1 trấn giữ vòng trong đào vàng trên bãi gọi là trong Lũng, có phân biệt cả đấy.
Vậy trong Lũng có một bưởng trưởng hay nhiều bưởng trưởng ạ?
Nhiều. Mỗi bưởng cát cứ một vùng có luật lệ riêng, có quy chế riêng, có cả đội quân vũ trang riêng nhưng vẫn có một bưởng bao trùm lên tất cả.
Như cái tay mà người ta hay gọi là Thần Chết ấy phải không ạ?
Tùy- Hôm nay là thằng này nhưng chỉ qua một đêm có khi lại là đứa khác. Triền miên xảy ra tranh chấp, rình rập, thôn tính, chơi nhau, gài bẫy nhau, hạ sát nhau, đủ cả.
Cứ nhự bác nói thì đây đích thị là chiến tranh một mất một còn Chứ đâu phải là thiên đường, là miền đất hứa?
Chiến tranh thấm gì. Chiến tranh còn có luật, ở đây là vô luật, là luật rừng, mạnh được yếu thua. Mà sao cậu hỏi lắm thế? Cậu tính làm phóng viên à? Ấy, tháng trước cũng có mấy phóng viên lên đây định viết lách gì đó nhưng hai ngày saụ lại gần như bị xách cổ trở về, hỏi cái gì cũng: “Kinh, kinh quá!”
Tôi chút nữa bật cười. Ông trách tôi lắm mồm mà ông còn lắm hơn nhiều như thể không nói ra là không chịu được. Và chỉ ít phút sau, cái không chịu được ấy ở ông đã được chính ông giải đáp:
Sắp tới rồi. Người khác tôi kệ nhưng riêng cậu tôi thật lòng muốn khuyên một câu: đây thật sự chỉ là một sới bạc phúc ít hoạ nhiều, của thiên trả địa, không ai đổi đời đựợc bằng ba cái trò này đâu. Đất đai ông bà thiêng lắm. Cho nên cậu phải nhanh chóng rời khỏi nó càrng nhanh càng tốt.
Cháu cám ơn bác.
Đừng cám ơn! Và cũng đừng có cái kiểu cười khinh khi, phớt đời như thế với tôi. Tất cả những điều tôi nói vừa rồi là nhân danh một thằng lính già, một thằng đã từng có thời làm bưởng trưởng khét tiếng ở đây rồi cuộc đời nó vả cho vỡ mặt đành phải giải nghệ. Thôi cậu xuống đi bộ đi, hết cái dốc kia là đến. Nó thuộc về khu vực bản Than. Tôi về.
°
Tên là bản Than nhưng đất lại đỏ lòm. Người cũng đỏ lòm. Người, miên man là người. Đất, miên man là đất. Đất và người trộn ngào vào nhau. Người chui xuống đất như hằng hà chuột cống. Đất đùn lên tựa ngàn ngàn nham thạch. Lỗ chỗ, hầm hào, ngang dọc, cao thấp, nơi khô nơi nhão. Người cũng nhão. Đất thở hầm hập. Người cũng thở đứt quãng, cả thung lũng nhão nhoẹt, ngổn ngang như một đại công trường, một đại chiến dịch, mê cuồng, thầm lặng, thẳng căng...
Đang ngơ ngác, một tiếng quát quất thẳng vào gáy lạnh buốt:
Ê, thằng kia, đi đâu?
Quay lại. Hiện trước mặt là hai gã một cao một lùn, mũ phớt, áo đạn, sắt thép trên tay, kính râm kính mát, râu cằm ria mép, da dẻ sần sùi như vừa chui từ lòng đất trồi lên. Tôi dịu giọng và nói chung tôi xác định đã vào đến đây là trứơc hết phải tự rần cho mềm cái tính khí của mình đi:
Thưa, tôi đi đào vàng.
Tốt! Một mình hay đi với ai? - Gã cao hỏi.
Dạ, một mình.
Tốt! (Lại tốt! Trời, sao giống cái cách nói tốt tốt của mấy ông quan dưới huyện thế?) Lính bưởng nào?
Thưa, mới đến nên chưa thuộc về bưởng nào cả ạ.
Chào mừng công dân mới nhập cư! - Đến lượt gã thấp, người thì thấp nhưng giọng nói lại cao chói lói như còi tàu - Tiền bãi lộ đâu?
Bãi... bãi lộ là gì ạ?
Dưới đường có mãi lộ, trên này là bãi lộ, hiểu chưa, ngu!
Tý nữa thì tôi cho nó một đá vào giữa mồm nhưng kìm lại kịp, giọng càng bún:
Dạ, em đến lần đầu không biết, xin hai anh bỏ qua, mai mốt đào được, em sẽ nộp ạ!
Mẹ! - Gã cao nhưng giọng lại đục trầm - Chờ mày nộp được thì chúng ông đã ra bã rồi. Nôn! Có nôn ra không? Không, xéo, kẻo các bố mày lại ngứa mắt bây giờ!
Mắt bọn này đúng là đang có vẻ ngứa thật, hấp ha hấp háy đến sợ. Cái sự ngứa đó lây lan cả sang tôi, nó không lan vào mắt mà lại lan vào tay mới chán chứ. Nào, đủ rồi đấy mấy thằng bọ con nhé, ta làm quen với nhau một chút, nào!
Tôi định tung ra một chưởng đủ cho hai thằng cao thấp kia biết thế nào là lễ độ đối với khách thì một tiếng nói nam trung, như thể là sự kết hợp tự nhiên giữa giọng hai gã cao và thấp chợt vang lên:
Hai chú, không được hỗn!
Tiếng nói rơi xuống từ lưng ngựa. Tôi nhìn lên: Chết cha rồi, chả thằng Thần Chết kia thì là thằng nào? Ngựa, mũ phớt rộng vành nghiêng lệch, giày Bot-đờ-xô dán mác USA, áo quần rằn ri, hai trái tạc đạn da láng cũng nhãn hiệu USD giắt lưng, ba toong trên tay, kiếng đen, râu quai nón... trông như Cao bổi Tếch Zát, lại giống tên trùm thuốc phiện miệt Tam giác vàng trong phim hành động Mỹ.
Tiếng quát đầy uy lực, chỉ mới nghe thôi, hai thằng có kích thước đối lập đã chuồn nhanh như cáo. Thần Chết làm một cú tung mình rất điệu xuống đất, bước đến trước tôi. Chú ngựa vừa thỏ khè khụt vừa bồn chồn gõ móng làm nhạc đệm cho mỗi bước đi của chủ. Bất giác tôi hơi dướn người trong tư thế đón đợi. Cùng lắm là lại một tiếng quát nữa hoặc một cú tát tai, cú đá móc, cú bạt phải chứ gì. Tốt thôi, cứ thử xem, thằng cao bồi giả cầy kia! Nhưng thay vì tất cả những cú đó lại là một bàn tay có những ngón trắng hồng đeo đầy nhẫn có nạm đá đỏ đá xanh lập loè chìa ra:
Chào anh bạn! Cuối cùng lại châu về hợp phố, vậy mà cứ cao đạo.
Tôi chớp mắt. Có cái gì ngờ ngợ trong giọng nói hơi uốn éo đó.
Làm gì mà trớn mắt lên thế? Chưa nhận ra nhau à?
Hắn lột mũ, tháo kính, cười, cái cười đểu đểu, dâm
tình không lẫn vào đâu được. Thằng Khánh, Khánh Tây. Cuộc đời nhào nặn thế nào mà chỉ có mấy năm, đang từ một thanh niên nhu nhược, đa cảm đa sầu hắn đã trở thành một hung thần, một ông vua bãi vàng lạnh lùng khét tiếng thế này?
Định ôm chầm lấy nó nhưng không dám ôm, định bỗ bã mày tao với nó như ngày nào nhưng không dám mày tao. Chả gì giờ đây nó cũng đã là ông chủ chất ngất quyền uy một vùng, còn mình, zézo, nên xử cho phải lễ.
Khánh dẫn tôi đi qua, nhảy qua rất nhiều hầm hào, hang hốc rồi dừng trước một căn lều bạt rộng dài hơn tất cả những túp lều thưng bằng giấy dầu tạm bợ, rúm ró khác nằm rảỉ rác ở xung quanh. Một tấm biển có hàng chữ viết bằng than cùng với bộ xương người bắt chéo đập chát vào mặt: “Không phận sự cấm vào!” Và dưới chữ là hai thằng to con ăn vận y si ông chủ đứng gườm gườm như thể sẵn sàng ăn tươi nuốt sống bất cứ ai bén mảng đến gần.
Tổng hành dinh, chỉ huy sở của tao đấy, được không?
Được!
Tôi trả lời chiếu lệ nhưng khi chui hẳn người vào bên trong thì thấy đúng là được thật. Hai gian. Gian ngoài là bếp ăn nấu bằng ga, gian trong là phòng ngủ, giường Hồng Kông, máy giặt, điều hoà, ti vi cửa xếp, tủ rượu, bàn viết i nốc, dàn máy Sony... tóm lại là không thiếu thứ gì cho một căn phòng tiện nghi tân kỳ nếu không có một bát hương đang ngún khói ở góc lều để lấy lại cân bằng đông, tây. Sau lều là tiếng máy nổ đang rên nhè nhẹ làm công năng cung cấp điện có lẽ là suốt ngày đêm cho cái gọi là tổng hành dinh này.
Thằng Khánh gọi vổng vào trong:
Nhàn!
Một con bé chừng mười bảy, mười tám tuổi, trẻ măng, mắt hay nhìn xéo, không đẹp nhưng ăn mặc te tua, hớ hênh giống dân da đỏ để lộ những thớ chân, thớ tay tròn trịa, rám nắng chạy vào, giọng nói như chim:
Ông chủ gọi cháu?
Cô đâu?
Dạ, cô nói xuống bản ạ.
Lại bản? - Nét mặt Khánh thoáng tối lại - Đúng là ăn no rửng mỡ! Nghe đây, tao có khách, khách quý, trưa nay làm mấy món thú rừng để nhậu.
Dạ! Để nhậu, rõ!
Cô bé nhìn xéo vào mặt tôi một cái nữa rồi đi ra, mông đùi chuyển động như chồn như cáo.
Ai đấy? - Tôi hỏi - Cháu chắt ở quê à?
Cháu mẹ gì! Trên này là không có bà con họ hàng cháu chắt gì hết. Một con bé dưới bãi nhặt lên làm hầu gái
Đột nhiên nhe răng - Này, tao thấy nó hay nhìn trộm mày, nếu thích, đêm nay nó sẽ thuộc về mày, vẫn còn trinh đấy.
Tủ rượu của nó làm tôi choáng ngợp. Không một thứ rượu đắt tiền mác ngoại nào được bày bán dưới phố, trong nhà hàng lại không hiện diện ở đây. Nó nhấc một chai X.O lùn, mở cái bốp, rót tràn hai ly bằng pha lê, nhếch mép, nâng lên, nói đúng giọng vua quan, hoàng đế:
Nào, chúc mừng hội ngộ! Chúc mừng sự kiêu hãnh nhà quê đã biết nhận ra sức mạnh kim tiền. Zô!
Nhà quê! Ly rượu trôi qua họng đắng nghét. Mẹ mày, mày tưởng cứ ngựa nghẽo, rằn ri, ba toong, X.O là trốn được cái vẻ nhà quê của mày à? Nghĩ thì nghĩ nhưng mồm lại nhếch cười, cái cười xu phụ mà tôi biết rằng rất chán, rất hèn.
May mà có... ông (Định nói có mày) vô tình ra kịp chứ không thì hai thằng mặt sần kia đã...
Không vô tình đâu. Tai mắt của tao đã phát hiện ra mày từ hôm qua ở dưới phố kia, kệ, vì tao biết thế nào mày cũng mò lên. Sao, nghe nói con Nết mất rồi à?
Hôm nay là ngày thứ năm.
Tao xin lỗi vì biết tin muộn nên không kịp về đưa nó ra đồng.
Hắn tiến đến bàn thờ, rút một nén hương châm lên rồi hơi lùi lại, với vẻ mặt chân thành thật sự, chắp hai tay khấn vái lầm rầm cái gì một lúc khiến lồng ngưc tôi chợt nghẹn lại. Khấn xong, hắn quay lại, mắt trừng trạo:
Nó chết là tại mày!
Tôi im lặng, tưởng nó nhắc đến cái nguyên do bị rò tuỷ của con Nết, nhưng không, nó nói tiếp, căng giọng hơn:
Vì mày hèn, mày gàn dở, mày không dám xông vào rốn bão để kiếm đồng tiền về chữa trị cho nó, mày không đáng mặt làm anh, không đáng mặt thằng đàn ông.
Vẫn im lặng. Thế gian đảo chiều. Mới hôm nào tôi còn dạy dỗ, mắng mỏ nó mà bây giờ nó lại xa xả mắng mỏ, dạy dỗ trở lại. Phải thôi. Hợp lý quá. Tiền mà. Thế manh của đồng tiền đang hiện lên ngay trong phong dáng, khẩu khí nó. Hiện lên ngay cả trong cách xưng hô ngược đời. Thằng đáng tuổi em thì lại cứ tao tao mày mày ngon sớt, thằng đáng tuổi anh lại không dám, chỉ rụt rè ông ông tôi tôi. Hô hô! Ha ha...
Để cho thằng con trời lảm nhảm về đạo lý về nhân tình một chập nữa, tôi mới thủng thẳng:
Ông... ông nói xong chưa?
Bảo xong cũng xong, bảo không xong cũng không xong.
Chính vì thế mà tôi vác mặt lên đây cầu cạnh ông, xin làm lính, làm thần dân của ông, mong ông thu nạp.
Lính gì? Thần dân mẹ gì? Mày moi đâu ra được cái cách nói ngoại giao lại cái ấy, nghe ngứa cái lỗ nhĩ lắm! - Hắn lại quay ra - Nhàn!
Con bé chạy vào, mắt lại nhìn xéo.
Ông lại gọi cháu?
Tiêm thuốc!
Dạ! Tiêm thuốc.
Cái con này, sao cái gì mày cũng nhắc lại thế hả?
Dạ, con có nhắc lại đâu.
Tiêm!
Thì đang tiêm đây.
Sau tiếng càu nhàu nhẫn chịu, vẻ như đã quá quen việc, nhoáng cái, bộ bàn đèn có khắc hoa văn cổ và chiếc ống điếu do con bé soạn ra đã ghếch nòng đỏ lửa chờ sẵn chủ nhân. Thằng Khánh tháo giày ngả người xuống giường nhấc ống điếu đưa lên miệng. Một mồi lửa ga từ tay con bé tức thì được bắn thẳng vào nõ. Tiếng ro ro vang lên cùng với một mùi hương thơm thoảng, ngây ngây lan toả khắp lều. Chờ cho ông chủ rít xong, buông điếu, ngả đầu lim dim mắt, con bé khẽ chân lùi ra nhẹn và êm như một ả mèo, tất nhiên ả vẫn không quên nhìn xéo lên tôi một cái.
Cái đầu có mái tóc dài cượp gáy trên giường ngóc dậy:
Làm một bi?
Tôi lắc đầu.
Đời người mấy nả, có bao nhiêu cái khoái trên đời thì phải hưởng cho bằng hết để rồi ngày nào đó, pằng, một viên đạn thù hận xuyên thắng vào sọ, xong!
Hắn ngồi dậy, chiêu một ngụm nước, súc òng ọc rồi nhổ toẹt ra ngay nền nhà, gật gù đi lại ngồi trước mặt tôi, vẻ mặt thận trọng như cái anh chuyên làm công tác tổ chức cán bộ:
Giờ nghe đây: Nghỉ ngơi ba ngày, vừa nghỉ vừa tìm hiểu công việc vừa chơi. Chơi gì ư? Mặc sức, còn phong phú, độc hơn ở dưới kia nhiều. Gái, rượu, cờ bạc, săn bắn, bàn đèn... máu nữa thì đánh đấm, sát phạt... thoải mái.
Sau đó? - Tôi buộc phải ngắt ngang cái dòng cảm hứng mang tính thống kê về các ngón chơi của hắn.
Sau đó, mày, với tất cả những gì có được ở mày, mày sẽ chính thức làm chân phó cho tao, phó một, phó cai quản, phó điều hành, phó an ninh, mai mốt thạo việc, tạo được thế được uy, mày thay tao làm chủ luôn, tao nghỉ, tao làm việc khác, chả lẽ chôn vùi cả đời vào cái đám chúng sinh bèo nhèo, tham như vẹm,ăn bẩn như chó này mãi à? Không nhé!
Ông Khánh! - Tôi nói thật lòng - Lên đây tôi chỉ muốn làm một kẻ đào vàng bình thường để mong cuộc đời có khác đi chút gì chăng, còn tất cả những thứ kia, tôi không ham.
Lại hèn! vẫn hèn! Thôi, không bàn nữa, nhất ngôn... ngôn... cái gì xuất nhỉ? Tóm lại nhất ngôn đã xuất, tứ mã nan truy. Uống!
Một tiếng xe máy nổ pành pành như đại liên bắn rát ào đến rồi xịch đỗ ngay trước cửa lán. Chỉ nghe tiếng xe cũng đủ biết chủ nhân của nó là một gã ngang tàng, bặm trợn như thế nào. Vậy mà không. Bước vào lán là một cô gái áo Pull, quần bò xé gâu, cũng mũ rộng vành, cũng kính mát gọng to, dáng dấp cao ráo, thân hình khói lửa, một khuôn mặt gợi cảm, đẹp, cái đẹp sắc lẻm, câng câng khiến cho người ta vừa muốn tránh xa vừa muốn tiến sát, đặc biệt cô có một đôi mắt xênh xếch theo kiểu người Tây Tạng khi nhìn cứ ánh lên vẻ kiêu sa, đáo để nhưng lại khá thân thiện. Tóm lại đó là một con cái hấp dẫn, một con công lấp lánh trăm màu. Cái lấp lánh đó càng được nhân lên gấp bội giữa cảnh đào xới ngổn ngang rừng núi đầy tà khí này.
Rất tây, hay cố làm ra vẻ tây, cô tiến đến sát Khánh, hơi dướn căng bộ ngực cong vênh, mưng mẩy đủ để đôi môi chín mọng của cô chạm được vào môi hắn. Tiếng nói ướt rượt như cất lên từ trong mưa:
Khánh có biết em vừa đi đâu không? Không chứ gì? Em vừa làm một vòng đến tận thác Đét, đẹp ơi là đẹp, cái Cam Ly, Pren ở Đà Lạt còn chạy xa. Thèm quá, cởi bỏ hết quần áo, em ngâm người vào thác cả tiếng rồi mới về. Sao, Khánh thấy em có tuyệt không?
May mà không bị mấy thằng vận khố nó dằn ngửa ra giữa rừng thì mới thật tuyệt.
Giọng hắn lạnh băng. Còn mặt cô gái lại tiu nghỉu nhưng liền đó rắn câng, tiếng nói cũng hết ướt:
Nói đùa, có một người tình như anh chán thật ấy. Ngoài tiền bạc lỗ lãi, đâm chém, giết chóc ra, trong bộ ngực ọp d21 p của anh chả còn cái gì sất, rặt vôi vữa.
Cô vươn người ngáp dài một tiếng. Người đẹp đến cái ngáp cũng đẹp. Chính lúc đó cô phát hiện ra tôi, mắt chỉ hơi trớn lên một chút rồi khép lại ngay:
Ô, ai đây? Cậu lực điền thợ đấu nào đây? Hình như tôi chưa gặp? Cũng đẹp trai đấy nhỉ? Lính mới đến trÌnh diện à?
Lính nào? - Khánh chau mày - Giới thiệu đây: Hùng, biệt danh là Hùng dê, bạn học, người cùng xã, một thời là tình địch, từ hôm nay sẽ cùng anh cai quản cái bãi vàng chết tiệt này. Em phải gọi bằng anh, anh Hùng chứ không phải cậu.
Yes se! - Bật lên một tiếng cười Tất nghịch - Khánh vừa nói cái gì dê dê? Hùng dê à? Biệt danh hay nhỉ? Toàn bộ giá trị con đực đây. Thôi, đôi bạn tình địch nói chuyện, em ngủ tý đây - Lại ngáp, nói như hát như ngâm - Ôi, thác Đét, thác Đét... thác gào thét, thác gợi tình, thác chỉ thiếu một Thuỷ Tinh, Sơn Tinh...
Biết? - Khánh hất cằm.
Có nghe sơ sơ.
Liên Disgan, Liên Carmen, một nhân vật của Merime sẵn sàng giết chết tươi người tình để đổi lấy tự do.
Từ bên ngoài, cái gã cao hồi nãy chạy xộc vào, hớt hải:
Ông chủ... ông chủ...
Chủ cái con mẹ mày! Có gì nói luôn đi!
Hầm số 6 bị sập.
Thế là tiêu mẹ nó một vỉa rồi. Đồ ăn hại. Hiện có bao nhiêu thằng trong đó?
Khoảng ba chục ạ?
Ba chục mạng thì làm đếch gì phải cuống lên? Nói thằng đội 7 sang bới xác, lát tao đến - Quay sang tôi - Nào, anh bạn! Ra đấy để ngửi mùi một chút, mùi máu và mùi vàng bao giờ cũng đi liền nhau.
Khi tôi và nó đến nơi thì cả ba chục thi thể nát nhừ đã được đặt nằm thành hàng trên mặt đất. Không chăn chiếu đắp phủ, không một nén hương thắp vội, không một giọt nước mắt, không một tiếng khóc vang lên. Những mắt nhìn tiễn biệt ráo hoảnh như thế: nay là chúng mày, mai đến lượt tao, chúng tao, bùi ngùi thương tiếc làm gì.
Tiếng thằng Khánh như nhát thuổng xắn xuống đất
ướt:
Báo cho người thân chúng đến mang về chôn cất. Mỗi xác chi hai cây vàng. Xác nào vô thừa nhận, mang lên đồi, đốt hay chôn, tuỳ!
Ngày đầu tiên nhập cư làm dân đãi vàng của tôi đã trôi qua như thế.