Hải Trình Kon - Tiki Chương 3


Chương 3
Đi Nam Mỹ

Đáp xuống Xích Đạo. Tìm gỗ balsa. Bay tới Quito. Những kẻ săn đầu người và phỉ. Đi xe jeep vượt rặng Andes. Vào sâu trong rừng già. Tới Quevedo. Đốn cây balsa. Đi bè xuôi dòng sông Palenque. Quân cảng quyến rũ. Tại Bộ Hải quân ở Lima. Gặp Tổng thống Peru. Gặp Bengt Danielsson. Lại bay đi Washington. 12 ký hồ sơ. Hermann gặp thử thách. Đóng bè trong quân cảng. Những cảnh báo đầy thiện ý trước khi rời bến. Luận cứ vững chắc. Lễ hạ thủy “Kon-Tiki” tại câu lạc bộ du thuyền ở Callao. Tạm biệt Nam Mỹ.

Khi vượt đường Xích đạo, chiếc máy bay chếch cánh qua tầng mây trắng màu sữa mà đến giờ vẫn nằm phía dưới chúng tôi như một lớp tuyết trắng lóa dưới ánh mặt trời chói chang. Những dải sương mù trắng lướt qua ô cửa sổ máy bay rồi lại tan đi, thành mây bồng bềnh phía trên chúng tôi, còn phía dưới chúng tôi là rừng già xanh thẳm hiện ra như sóng lượn. Chúng tôi đang bay trên nước Cộng hòa Ecuador ở Nam Mỹ và đáp xuống thành phố cảng nhiệt đới Guayaquil. Vắt trên tay áo khoác và măng tô mùa đông không còn thích hợp, chúng tôi xuống máy bay, chui đầu vào cái nóng của nhà kính giữa những người miền nam mang y phục nhiệt đới luôn miệng líu lo. Áo sơ mi dán vào lưng chúng tôi như giấy ướt. Nhân viên hải quan và nhập cảnh bao quanh chúng tôi, đưa ra tận taxi để chúng tôi về cái khách sạn sang trọng nhất mà thanh phố này có được. Tới nơi, chúng tôi vội vàng chui ngay vào bồn tắm, nằm dài dưới vòi nước lạnh. Truyen8.mobi

Thế là chúng tôi đã may mắn đến được đất nước của cây balsa để tìm mua gỗ đóng bè.

Ngày đầu tiên qua đi, chúng tôi đã quen với tiền tệ ở đây và hiểu đủ tiếng Tây Ban Nha để hỏi đường về khách sạn. Ngày thứ hai chúng tôi đánh liều, đi mỗi lúc một xa hơn cái bồn tắm kia, và sau khi Hermann đã thoả mãn ước ao của anh từ thuở bé là được leo một cây dừa thứ thiệt, còn tôi đã hết ăn đĩa trái cây này đến đĩa khác, hai chúng tôi quyết định đi tìm mua cây balsa.

Nói vẫn dễ hơn làm. Chúng tôi có thể mua được gỗ balsa khối đấy, nhưng không phải toàn thân cây như chúng tôi cần. Thuở dễ tìm loại cây tuyệt vời mọc ngay bờ biển này đã qua lâu rồi. Ngay cả chúng cũng bị cuộc chiến tranh vừa qua hủy diệt. Người ta đốn hàng nghìn cây chở đến các xưởng đóng máy bay vì nó nhẹ tênh. Nơi duy nhất còn nhiều là tận trong rừng già ở nội địa đất nước này. Hỏi chỗ nào chúng tôi cũng đều được nghe như thế.

“Thế thì chúng tôi sẽ đi đến đó và tự đốn lấy vậy”, chúng tôi nói.

“Không được đâu”, những người chuyên trách đáp. “Mùa mưa đã bắt đầu rồi và mọi con đường trong rừng già đều không đi lại được, vì mưa lũ và lầy lội ghê gớm lắm. Nếu cần cây balsa thì nửa năm sau các ông quay lại Ecuador, lúc ấy hết mùa mưa, đường sá vào sâu trong nội địa sẽ lại khô ráo.”

Túng kế, chúng tôi tìm đến Don(1)[1] Gustavo von Buchwald, vua gỗ balsa ở Ecuador. Hermann mở cuộn giấy phác họa cái bè, cho ông biết kích thước những thân cây chúng tôi cần. Ông vua gỗ balsa nhỏ thó, gầy như que củi hăng hái nhấc điện thoại thúc mọi đại lý của ông tìm. Hầu như xưởng cưa nào cũng có ván và đôi ba khúc balsa ngắn, nhưng không có một thân cây nào chúng tôi dùng được. Trong kho của Don Gustavo có hai thân gỗ to đã khô, nhưng bấy nhiêu đâu có đủ. Rõ ràng là chuyến săn lùng này phí công. Nhưng Don Gustavo mách cho chúng tôi biết một chỗ. Truyen8.mobi

“Tôi có chú em là chủ một đồn điền balsa to. Tên chú ấy là Don Federico, ở Quevedo, một địa điểm nhỏ trong rừng già, tít trong đất liền. Chú ấy có thể tìm được mọi thứ các ông cần, ngay sau khi chúng tôi liên lạc được với chú ấy sau mùa mưa. Còn bây giờ thì vô ích vì đang mùa mưa trong rừng già.”

Don Gustavo đã nói thế rồi thì việc tìm gỗ balsa ở Ecuador là vô ích. Chúng tôi tới Guayaquil mà không tìm ra cây để đóng bè, cũng không có điều kiện tự đến đó để đốn cây trước thời hạn dự định khởi hành nhiều tháng, còn khi đến được thì quá trễ. Truyen8.mobi

“Kíp quá”, Hermann nói.

“Mình phải có cây balsa”, tôi nói thêm. “Cái bè phải đúng hệt như trong hình vẽ, nếu không sẽ không bảo đảm chúng ta sẽ sống sót.”

Ở khách sạn chúng tôi xin được một tấm bản đồ cho học trò, màu xanh là rừng già, màu nâu là núi non, còn thị trấn khoanh đỏ. Qua đó chúng tôi thấy rừng già trải dài suốt từ Thái Bình Dương tới tận chân rặng Andes cao thấu trời xanh. Tôi nảy ra một ý nghĩ. Rõ ràng bây giờ không thể đi từ ven bờ biển xuyên rừng rậm đến những nơi có cây balsa được, nhưng nếu từ phía kia, tức là từ sườn núi trọc của rặng Andes đi xuống, vào rừng sâu có được không? Đây là khả năng duy nhất mà chúng tôi có thể nghĩ ra.

Ở sân bay có một máy bay vận tải nhỏ. Người ta sẵn sàng chở chúng tôi đến Quito, thủ đô của đất nước lạ kỳ này, nằm tuốt trên cao nguyên Andes, cách mặt biển ba nghìn mét. Ngó qua những thùng hàng và bàn ghế, trước khi bị mây che khuất, chúng tôi thấy từng khoảng rừng xanh và những dòng sông lấp lánh. Rồi khi máy bay chui ra khỏi mây thì thấy vùng đất thấp[1] nằm khuất dưới một biển sương mù mênh mông như sóng cuộn. Còn trước mắt là những sườn núi trọc và những đỉnh núi trần trụi sừng sững nhô trên biển sương mù, vươn lên bầu trời xanh thẫm trong vắt.

Máy bay lên cao khỏi rặng núi như trong chiếc thang máy vô hình. Tuy đây là vùng nhiệt đới và đường Xích đạo ngay trong tầm mắt nhưng chỉ thấy các cánh đồng tuyết lấp lánh bên dưới. Máy bay khéo léo lướt giữa những đỉnh núi để đến một cao nguyên căng nhựa sống, tươi mát màu xanh của mùa xuân, rồi hạ cánh ngay sát một trong những thủ đô độc đáo nhất thế giới.

Phần lớn trong số 200.000 dân thủ đô Quito là người da đỏ thuần chủng vùng núi, vì Quito vốn là thủ đô của ông cha họ, trước khi Columbus(1)[1] tới châu Mỹ. Nhiều tu viện cổ kính với vô vàn bảo vật mỹ thuật là nét đặc trưng của thành phố này. Những tu viện này cùng với những công trình kiến trúc tuyệt vời thời thuộc địa của Tây Ban Nha cao vượt hẳn những túp lều vách đất thấp tè xây theo truyền thống người da đỏ của đất nước này. Giữa những mái lều ấy là một mê cung ngõ ngách ngoằn ngoèo, nhan nhản người da đỏ vùng núi, ồn ào, hối hả, áo choàng đỏ sặc sỡ, mũ tự làm lấy to kềnh. Người dắt lừa ra chợ, kẻ ngồi bỏm bẻm(2)[1] lim dim sưởi nắng trước nhà. Thỉnh thoảng một chiếc ô tô tàng của những nhà quý tộc gốc Tây Ban Nha mặc đồ trắng lốp bóp còi inh ỏi, rề rề lách giữa đám trẻ con, lũ lừa và những người da đỏ chân đất. Không khí nơi đây, trên cao nguyên này, sáng trong, núi non chung quanh như nhô lên ngay sau lưng các ngôi nhà, khiến khung cảnh càng thêm huyền ảo, như thể không phải thế giới này.

Jorge, người lái chiếc máy bay vận tải, biệt danh “phi công điên”, là hậu duệ một dòng họ Tây Ban Nha lâu đời ở Quito. Anh đưa chúng tôi đến trọ tại một khách sạn cổ lỗ sĩ nhưng tiện nghi. Từ đây anh tìm cho chúng tôi, khi thì anh đi một mình khi có cả chúng tôi, một phương tiện an toàn băng qua núi vào rừng già Quevedo. Chiều tối chúng tôi gặp nhau ở một quán cà phê Tây Ban Nha cổ kính. Jorge thông báo toàn những tin không mảy may phấn khởi. Anh bảo chúng tôi nên bỏ ý định đi Quevedo thôi. Anh không tìm được tài xế hoặc xe nào chịu chở chúng tôi vượt núi cao xuống, nhất là lại vào rừng sâu đang lúc mùa mưa, gặp cướp như chơi khi xe bị sa lầy. Mới năm ngoái người ta tìm được một đội tuần tra gồm mười kỹ sư dầu mỏ Mỹ trúng tên độc ở phía đông đất nước này. Đặc biệt nơi đây vẫn còn nhiều thổ dân mang khố, luồn rừng, săn bắn bằng tên tẩm thuốc độc. Truyen8.mobi

“Trong đám này vẫn còn bọn săn đầu người đấy nhé!” Jorge ồm ồm nói khi thấy Hermann tỉnh bơ chén đẫy thịt bò rán và vang đỏ.

“Mấy anh cho rằng tôi cường điệu”, anh ta nói thêm với vẻ bí mật, “tuy đã nghiêm cấm song vẫn còn khối kẻ kiếm sống nhờ bán đầu người đã làm teo lại. Rất tiếc không tài nào kiểm soát được. Thành thử hầu như ngày nào cũng có chuyện thổ dân trong rừng sâu chặt đầu kẻ thù của họ trong số những bộ tộc du cư khác. Rồi họ đập vỡ sọ, gỡ hết xương, sau đó đổ cát nóng bỏng vào lớp da trống trơn, khiến nó thun lại mà vẫn giữ được hình dạng và nét mặt, cho tới khi chỉ còn to bằng đầu con mèo. Xưa kia những cái đầu kẻ thù đã teo lại này từng là chiến lợi phẩm quý giá, còn bây giờ thành thứ hàng buôn bán lậu hiếm hoi. Những tay mối lái trong đám da đỏ lai tìm cách chuyển hàng đến bãi biển cho đám khách thương mua sỉ, bọn này bán lại cho khách du lịch với giá cắt cổ.”

Jorge nhìn chúng tôi vẻ đắc thắng. Giá như anh biết được rằng ngay hôm ấy người ta đã kéo Hermann và tôi vào hành lang một ngôi nhà, gạ bán hai cái đầu như thế, mỗi cái giá 1000 sucre(1)[1]! Bấy giờ thường toàn đồ giả, làm từ đầu khỉ. Nhưng hai cái đầu kia bảo đảm là của người da đỏ thuần chủng, mọi đường nét hệt như khi sống. Một đàn ông và một đàn bà, to cỡ quả cam. Có thể nói cái đầu của người đàn bà thật đẹp, tuy chỉ có lông mi và mái tóc đen dài còn giữ nguyên kích thước như lúc sống. Đến nay nghĩ tới tôi vẫn còn kinh hoàng, nhưng lúc ấy tôi nói thẳng rằng tôi hoài nghi chuyện vùng núi phía tây vẫn còn những kẻ săn đầu người.

“Biết đâu đấy”, Jorge rầu rĩ. “Anh sẽ nói sao khi một người bạn thân của anh mất tích và rồi cái đầu teo lại của anh ta bị đem bán? Tôi từng gặp chuyện như thế với một người bạn rồi đấy”, anh nói thêm rồi đăm đăm nhìn tôi.

“Anh kể nghe chơi”, Hermann nói, chậm chạp nhai miếng thịt bò rán với vẻ không còn mấy khoái khẩu. Truyen8.mobi

Tôi khẽ khàng đặt nĩa qua một bên khi Jorge bắt đầu kể: trước đây vợ chồng anh sống ở một nơi hẻo lánh trong rừng già. Anh đãi vàng và mua lại của những người đãi vàng khác. Hồi đó họ có một người bạn thổ dân vẫn thường đến đổi vàng lấy hàng hóa. Một ngày đẹp trời nọ người bạn kia bị giết trong rừng sâu. Jorge truy tìm ra tên sát nhân và định bắn chết hắn. Song tên sát nhân kia bị tình nghi là một trong những kẻ buôn đầu người đã làm teo lại. Thành ra Jorge hứa tha nếu hắn chịu giao ngay cái đầu của người bạn anh. Gã thổ dân liền đem đến Jorge đầu người bạn kia, nay chỉ to bằng nắm tay. Jorge rất xúc động thấy lại khuôn mặt người bạn không khác xưa tí nào, ngoài chuyện đã teo đi. Anh bồi hồi nhận cái đầu tí hon, đem về nhà cho vợ xem. Chị vợ liền ngất xỉu, nên Jorge phải cất đầu bạn trong một cái hòm. Vì khí hậu trong rừng sâu rất ẩm nên đầu mốc xanh, khiến thỉnh thoảng Jorge phải mang ra phơi ngoài nắng. Cái đầu treo lủng lẳng trên bím tóc dài hồi lâu. Lần nào nhìn thấy nó chị vợ anh cũng đều nôn nao khó chịu. Nhưng một ngày đẹp trời nọ một con chuột khoét thủng hòm và gây tổn hại không ít cho người bạn đáng thương của anh. Jorge rất đau khổ, anh tức khắc chôn cất người bạn với đầy đủ nghi lễ trong một cái hố nhỏ xíu cạnh sân bay. “Dẫu sao anh ta cũng đã từng là người”, Jorge kết thúc câu chuyện.

“Thật là một bữa ăn được ban phép lành!” tôi nói.

Khi chúng tôi về khách sạn trong đêm tối, lòng tôi bất an khi thấy cái mũ của Hermann sao mà rộng thế, sụp quá tai. Song hẳn chỉ do anh đã kéo sụp mũ xuống trước làn gió khuya lạnh lẽo từ rặng Andes thổi tới đấy thôi.

Hôm sau chúng tôi ngồi với vợ chồng ông Tổng lãnh sự Bryhn dưới tán cây khuynh diệp trong trang viên rộng rãi của họ ở ngoại ô thành phố. Tuy ông Bryhn không mảy may tin chuyện chúng tôi dự tính xuyên rừng đi Quevedo mà đến nỗi phải lo rằng mũ của chúng tôi sẽ bị thu nhỏ quá mức(1)[1], nhưng ai biết trước được! Trong vùng chúng tôi định đến, giặc cướp như rươi. Ông Tổng lãnh sự cắt từ các báo địa phương những mẩu tin rằng trong mùa khô binh lính sẽ được phái đến tiễu trừ bọn phỉ ẩn náu quanh vùng Quevedo. Theo ông thì có điên mới đi đến đó, vả lại chúng tôi sẽ chẳng tìm được hướng đạo cũng như phương tiện cho chuyến đi. Đang trò chuyện thì một chiếc jeep của Phái bộ quân sự Mỹ chạy ào qua, chúng tôi liền nảy ra một phương án. Chúng tôi liến thoắng chia tay ông Tổng lãnh sự rồi tới ngay Phái bộ quân sự Mỹ; tại đây chúng tôi được phép gặp thẳng tùy viên quân sự. Trẻ trung, dáng thon thả, dẻo dai trong bộ quân phục ka ki và giầy cưỡi ngựa, ông cười hỏi chúng tôi làm sao mà lạc đường trên đỉnh rặng Andes này trong khi các báo địa phương lại đưa tin chúng tôi định giong bè ra khơi.

Chúng tôi mới giải thích rằng tạm thời bè của chúng tôi còn cắm rễ trong rừng già Quevedo, trong khi chúng tôi ngồi đây, trên đỉnh châu lục này mà không làm được gì cả. Nên chúng tôi yêu cầu ông tùy viên hoặc lo ngay cho chúng tôi một chiếc máy bay với hai cái dù hoặc một chiếc jeep có tài xế thông thạo địa hình. Thoạt tiên ông sững người vì sự đòi hỏi của chúng tôi, nhưng sau một lúc cân nhắc ông cười nói: “All right!” Vì chúng tôi không đưa ra khả năng thứ ba nên ông chọn đề nghị thứ hai vậy. Truyen8.mobi

Sáng hôm sau, lúc 5 giờ 15, một chiếc jeep lăn bánh tới trước cửa khách sạn, rồi một viên đại úy công binh Ecuador nhảy xuống trong bóng tối nhập nhoạng, báo cáo sẵn sàng. Anh được lệnh chở chúng tôi đến Quevedo, bất chấp bùn lầy. Chiếc jeep chất đầy thùng xăng, vì trên đường chúng tôi sẽ đi không gặp vết xe nào chứ đừng nói đến trạm xăng. Do nghe tin có phỉ nên người bạn mới của chúng tôi, đại úy Agurto Alexis Alvarez, vũ trang đến tận răng, đầy dao găm và súng. Còn chúng tôi rất ư hiền lành vào đất nước này chỉ vơi áo khoác, ca vát để tìm mua cây dưới bờ biển nên toàn bộ hành trang của chúng tôi trên chiếc jeep chỉ là một túi không thấm nước nhét quần áo, không kể một cái máy ảnh cũ mua lại và mỗi người một quần ka ki không thể thiếu được mà chúng tôi vội vàng sắm trước đó. Ngoài ra, ông Tổng lãnh sự trao cho chúng tôi mấy khẩu súng ngắn Parabellum nặng trịch với vô khối đạn để triệt hạ mọi trở ngại dọc đường.

Chiếc jeep phóng ào đi trên những ngõ hẹp ngoằn ngoèo không bóng người. Ánh trăng chiếu một cách ma quái trên những vách nhà bằng đất sét quét vôi trắng. Rồi chúng tôi ra tới vùng quê trống trải, xe phóng nhanh trên con đường cát dễ đi về hướng nam, về phía rặng núi.

Con đường chạy tốt suốt dãy núi tới ngôi làng Latacunga, nơi những ngôi nhà không cửa sổ của thổ dân quây lộn xộn quanh một ngôi nhà thờ quét vôi trắng trên một bãi đất phẳng trồng dừa. Ở đây chúng tôi rẽ vào một con đường cho lừa ngựa rất ngoằn ngoèo về hướng tây, qua núi non, thung lũng tới rặng Andes, đến một thế giới ngay cả trong mơ chúng tôi cũng không hề nghĩ tới. Đó là cái thế giới độc đáo cực nguyên thủy của thổ dân vùng núi, một vùng như trong truyện cổ tích, tách biệt hoàn toàn thế giới bên ngoài về cả thời gian lẫn không gian. Suốt đường đi, chúng tôi không hề thấy xe hơi hay xe kéo, chỉ thấy toàn những người chân đất, khoác poncho(1) nhiều màu sặc sỡ lùa những con lạc đà la-ma chân thẳng đuỗn thủng thẳng bước đi. Thỉnh thoảng cũng gặp cả những gia đình thổ dân đi dọc đường. Anh chồng thường ngồi chễm chệ trên lưng la đi trước, trong khi chị vợ nhỏ nhắn đội cả đống mũ trên đầu, địu đứa con út trên lưng rảo bước theo sau, vừa đi những ngón tay vừa thoăn thoắt đánh len. Sau hết là những con lừa, con la lững thững chở đồ bện bằng liễu gai, cây cói và nồi niêu, chum vại.

Càng đi chúng tôi càng gặp ít thổ dân biết tiếng Tây Ban Nha và chẳng mấy chốc vốn ngôn ngữ của Agurto cũng thành vô dụng như của chúng tôi vậy. Đây đó vài túp lều lác đác trên núi cao, phần lớn dựng bằng những búi cỏ khô, hiếm cái xây bằng đất sét. Như thể những túp lều và những con người cháy nắng rúm ró ở trong đó cùng chui ra từ vùng đất này, vùng đất cằn cỗi bị nắng thiêu đốt của rặng Andes. Họ với đất đá là một, sống tự nhiên như cây cỏ thế thôi. Nghèo của cải vật chất, tầm vóc nhỏ bé, nhưng bù lại những thổ dân vùng núi có sức dẻo dai của thú rừng và sự chân chất thơ ngây của người nguyên thủy. Càng không trò chuyện được với chúng tôi thì họ càng vui vẻ tươi cười. Mọi người chúng tôi gặp đều mắt sáng ngời, răng trắng như tuyết. Không có chút gì cho thấy người da trắng từng mất mát hay được lợi lộc ở đây. Ở đây không có biển quảng cáo hay bảng chỉ đường và khi chúng tôi quăng xuống vệ đường một cái lon hay một mảnh giấy, chúng liền được thu nhặt ngay làm đồ gia dụng. Truyen8.mobi

Chúng tôi chạy lên những sườn núi khô cháy không một thân cây, bụi cỏ rồi lại trở xuống những thung lũng toàn cát sa mạc và xương rồng, sau đó lại lên cao nữa và cuối cùng tới được đỉnh núi. Quanh chúng tôi là những cánh đồng tuyết, gió lạnh như cắt khiến chúng tôi phải chạy chậm lại kẻo đông cứng thành đá. Lạnh run trong áo sơ mi, chúng tôi khao khát cái nóng của rừng già. Nhưng chúng tôi còn phải đi những chặng đường dài nữa, dọc đỉnh núi, qua những sườn dốc và những đám cỏ, chốc chốc lại phải tìm dấu đường. Khi tới được sườn núi phía tây, nơi rặng Andes bất chợt đổ xuống vùng đất thấp thì gặp một con đường hẹp của lừa ngựa dọc những sườn dốc bạt vào trong vách núi đá nứt rạn và lung lay, chung quanh toàn thung lũng và vực sâu. Chúng tôi đặt hết tin tưởng vào anh bạn Agurto trông lúc nào cũng có thể ngủ gục trên tay lái. Chạy trên vực, anh ta nhất định chỉ lái lằn ngoài. Đột nhiên ngược gió dữ dội, hoá ra đã đến bìa ngoài cùng trên lưng núi Andes, nơi ngọn núi nứt ra thành những bức tường thẳng đứng xuống tận rừng già dưới kia mà chúng tôi đoán là sâu cả bốn nghìn mét, trong một cái vực không đáy. Nhưng chúng tôi không nhìn được quang cảnh chóng mặt kia, vì khi xuống đến vực mới thấy những áng mây dầy đặc vần vũ bay lên như hơi nước từ cái nồi của mụ phù thủy. Đường cứ mãi xuống sâu hơn nữa, liên tục qua những khúc quanh dốc dọc theo gờ đá sắc lẻm. Không khí thêm ẩm và nóng, bão hòa dần với thứ hơi nước nặng hơn làm rã rời, thứ hơi nước trong nhà lồng kính, bốc lên từ cái thế giới rừng rậm dưới kia.

Rồi trời đổ mưa. Mới đầu còn thưa, sau ào xuống chiếc xe jeep như gõ trống. Quanh xe nước màu sô cô la từ mọi phía đổ xuống triền núi. Chẳng khác đang cưỡi bè xuống dưới đó. Chúng tôi bỏ lại phía sau những triền núi trọc khô khốc, bước vào một thế giới khác, nơi cành cây, tảng đá và tường lều đất sét phủ đầy rêu và cây leo màu xanh. Lá cây chĩa ra tua tủa. Chẳng mấy chốc chúng sẽ biến thành những tàu lá khổng lồ, như dù che mưa màu lục ướt sũng xoè ra từ sườn núi. Rồi tới những tiền trạm mỏng manh của rừng già lòng thòng những đám rêu nặng trĩu và dây leo. Nước chảy róc rách khắp nơi. Không còn nhận ra nổi dấu đường nữa. Cả một đội ngũ cây xanh khổng lồ lừng lững tiến ngược lại, nuốt chửng chiếc xe jeep tí hon chỉ còn chậm chạp bì bõm trên con đường đầy bùn lầy. Chúng tôi đã vào sâu trong rừng thẳm, không khí ngột ngạt và nồng mùi cỏ cây.

Nhá nhem tối mới tới được một khu nhà lợp lá dừa lụp xụp. Người ngợm ướt sũng, chúng tôi lo đậu chiếc jeep dưới mái che. May mắn thay, lũ ký sinh châm chích thân thể đáng thương của chúng tôi tối hôm ấy đều chết đuối trong trận mưa ngày hôm sau. Chiếc jeep, chất đầy chuối và trái cây nhiệt đới, lại đi tiếp vào rừng già, xuống sâu nữa, sâu nữa mà theo chúng tôi thì lẽ ra phải tới đáy từ lâu rồi. Bùn càng lúc càng quánh hơn, nhưng chúng tôi mặc kệ, còn bọn phỉ chui rúc chỗ nào chẳng rõ.

Chỉ sau khi bị một dòng sông rộng quánh bùn chảy xuyên qua rừng chắn ngang chiếc jeep mới chịu đầu hàng. Chúng tôi kẹt cứng, không thể xuôi hay ngược dòng sông. Cuối cùng tìm được một căn lều trên khu rừng đã vạt, ở phía có nắng dăm ba người thổ dân lai đang căng một bộ da báo. Cạnh đó chó gà mải miết ăn hạt ca cao phơi khô. Khi chiếc jeep lò mò tới, quang cảnh sinh động hẳn lên. Tất cả bu lại, vài người nói được tiếng Tây Ban Nha cho biết chúng tôi đang đứng bên sông Palenque và ngay bờ bên kia là Quevedo. Nơi đây không có cầu, sông lại sâu và chảy xiết. Các thổ dân sẵn sàng đưa chúng tôi và chiếc jeep qua sông bằng bè. Kỳ quan thế giới nằm dưới bờ sông. Những thân cây to cỡ cánh tay buộc bằng lạt và những sợi tước từ dây leo thành một thứ bè dài và rộng gấp đôi chiếc jeep. Lót ván dưới bánh xe, chúng tôi nín thở lái xe lên bè. Tuy phần lớn những thân cây bị chìm trong làn nước đục ngầu nhưng vẫn chở nổi chiếc jeep với chúng tôi và bốn anh chàng ở trần, da màu sô cô la chống sào đẩy bè qua sông.

“Balsa?” Hermann và tôi cùng lên tiếng hỏi.

“Balsa”, một anh chàng vừa gật đầu vừa đạp chân lên bè, chẳng chút tôn kính loại cây quý này.

Dòng nước xoay tròn chiếc bè, đẩy xuôi dòng, trong khi mấy anh chàng kia chọn đúng chỗ chống sào, giữ cho bè không bị xoay mà chếch sang luồng nước lặng phía bên kia. Đó là lần đầu tiên chúng tôi làm quen và đi bè kết bằng gỗ balsa. Truyen8.mobi

Sang tới bên kia chúng tôi kéo bè lên bờ, ca khúc khải hoàn tiến vào Quevedo. Hai hàng nhà gỗ quang dầu với những con kên kên đứng im lìm trên mái lá dừa tạo thành một thứ đường chính cho cả thị trấn. Dân chúng, dù đen hay nâu, già hay trẻ, đều bỏ hết mọi việc đang làm, ra đứng chen lấn ở cửa nhà và cửa sổ. Cả nghìn cái miệng liến láu như một dòng nước xiết, họ chạy tới chiếc jeep, bám quanh như những dây leo. Trong khi chúng tôi tuyệt vọng giữ rịt những món của cải trần thế và Aguarto hùng dũng ôm tay lái chèo chống thì chiếc jeep thủng lốp, nằm phịch ra đó. Chúng tôi đã tới Quevedo và phải chịu trận trước mọi chào đón.

Đồn điền của Don Federico nằm xích phía dưới sông một quãng nữa. Khi chiếc xe jeep chở Agurto, Hermann và tôi chạy khật khưỡng dọc con đường hai bên rợp bóng những gốc xoài vào sân thì người cư dân nhỏ nhắn, gầy như que củi của rừng già cùng cháu trai tên Angel rảo bước ra đón. Angel là một thiếu niên, sống cô quạnh ở đây với ông. Chúng tôi chuyển lời chào của Don Gustavo, lát sau chiếc jeep đậu chơ vơ trong sân, khi một trận mưa rào nhiệt đới lại ào xuống rừng già. Chúng tôi được chiêu đãi trong nhà của Don Federico, có heo sữa và gà tơ quay, chúng tôi ngồi bên những đĩa trái cây nhiệt đới đầy ắp trình bày chuyện của mình. Trận mưa ngoài kia thổi hương thơm ấm áp dịu ngọt của hoa lẫn mùi cây lá mục ngoài trời qua khung cửa sổ để ngỏ.

Don Federico sôi nổi như một cậu bé. Phải, ông biết thứ bè gỗ balsa từ hồi mới biết mặc quần, theo lời ông nói. Năm mươi năm trước, hồi ông còn ở biển, người da đỏ từ Peru vẫn đi những chiếc bè lớn bằng gỗ balsa ngược bờ biển tới Guayaquil bán cá, chở cả vài tấn cá khô hoặc vợ con, chó gà trong một cái chòi tre trên bè. Giờ thật khó tìm những thân gỗ balsa to họ dùng đóng bè ngày xưa, nhất là trong mùa mưa. Những đồn điền balsa trên núi đã ngập bùn và lụt lội khiến ngay cả đi ngựa cũng khó tới nổi. Nhưng Don Federico sẽ làm hết sức. Biết đâu trong khu rừng gần nhà ông lại chẳng còn vài ba cây balsa mọc hoang. Chúng tôi đâu cần nhiều.

Chiều đến, ngớt mưa được một lúc, chúng tôi đi dạo dưới hàng cây xoài gần đấy. Don Federico treo rất nhiều loại lan rừng trồng trong nửa cái sọ dừa, thay chậu, trên những cành xoài. Khác với lan thuần dưỡng, từ những cây hoa hiếm này tỏa ra một mùi thơm tuyệt diệu. Hermann cúi xuống ghé mũi vào một giò hoa thì một vật dài, nhỏ, óng ánh bạc từ đám lá trên đầu anh bò ra. Cái roi của Angel vút lên như ánh chớp và một con rắn giãy giụa trên mặt đất. Ngay sau đó nó bị một chạc cây dí cổ xuống và đập nát đầu.

“Chết người đấy”, Angel nói rồi vạch những cái răng cong có nọc để chúng tôi hiểu điều cậu bé muốn nói.

Thế là trong đám cây rậm nào chúng tôi cũng đều cảm thấy có ẩn rắn độc. Chúng tôi quay về với chiến lợi phẩm của cậu bé Angel lủng lẳng trên một cái que. Hermann lột da con vật xanh lè đáng tởm, còn Don Federico kể những chuyện đáng sợ về rắn độc và trăn to như nồi xúp. Chợt chúng tôi thoáng thấy trên tường bóng hai con bọ cạp khổng lồ không khác tôm hùm. Chúng nhào vào nhau dùng càng đánh nhau chí tử, trong lúc cái ngòi độc phía đuôi cong lên rình chích chết đối thủ. Thật là một cảnh tượng gớm ghiếc, nhưng khi cầm đèn lên soi thì hóa ra chỉ là cái bóng to quá cỡ của hai con bọ cạp bình thường đang cắn nhau cạnh tủ.

“Kệ chúng nó”, Don Federico cười, “một con sẽ bị giết chết, con còn sống chúng tôi cứ để mặc trong nhà. Nó giữ cho nhà bớt gián. Nhưng nhớ gài kín màn quanh giường, giũ áo quần trước khi mặc, các anh sẽ an toàn thôi. Tôi bị bọ cạp chích nhiều rồi mà vẫn sống nhăn.” Truyen8.mobi

Rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ ngon, thỉnh thoảng mới chợt thức giấc, nghĩ đến cái ngòi độc khi có con vật bốn chân hay con dơi không yên nào đó rúc lên hay cào sột soạt ở đầu giường.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm đi lùng cây balsa.

“Nên giũ áo quần lắm”, Agurto nói, vừa lúc ấy một con bọ cạp từ ống tay áo anh rơi ra và chui tọt vào một cái khe trên nền nhà.

Mặt trời mọc được một lúc thì Don Federico phái người ngựa chạy tứ phía, tìm trên đường đi những gốc balsa có thể đốn được. Nhóm chúng tôi gồm Don Federico, Hermann và tôi. Chẳng mấy chốc chúng tôi tìm thấy trên một chỗ trống trải một gốc balsa già khổng lồ mà Don Federico biết. Nó cao vượt hơn mọi cây chung quanh, đường kính phải đến ba bộ[1](1). Theo đúng tập quán Polynesia, chúng tôi đặt tên cho nó trước khi đốn. Chúng tôi gọi nó là “Ku”, tên một vị thần Polynesia gốc châu Mỹ. Rồi chúng tôi vung rìu bổ vào thân cây, vang cả rừng già. Nhưng hạ một cây balsa tràn nhựa sống khó nhọc vô cùng. Rìu chạm vào gỗ bật ra như chém rìu cùn vào vỏ bần. Rìu bật tưng lại, khiến tôi chưa bổ được mấy cái mà Hermann đã phải thay thế. Cái rìu cứ thế đổi qua lại giữa hai chúng tôi, trong lúc mảnh gỗ bay tung và mồ hôi tha hồ đổ ra giữa cái nóng của rừng sâu. “Ku” cao vọt như con gà đứng một chân, run rẩy dưới những nhát bổ. Rồi nó nghiêng ngả và đổ ụp, kéo theo những cành to và cây nhỏ chung quanh. Chúng tôi vạt cành rồi lột vỏ kiểu hình chữ chi theo cách của người da đỏ. Chợt Hermann buông rìu, tay ấn vào đùi, nhảy dựng lên như trong một điệu múa trước khi xung trận của người Polynesia. Từ ống quần anh rơi ra một con bọ óng ánh, to bằng con bọ cạp với một cái ngòi độc dài ở đuôi. Con vật kinh tởm này hẳn phải có vỏ như tôm hùm, vì hầu như không đạp nát nó được.

“Con kongo đấy”, Don Federico phàn nàn nói, “con quỷ này còn tệ hơn bò cạp nữa cơ, nhưng không nguy hiểm với người nào khỏe.”

Hermann kiệt sức, người thẳng đuỗn mất mấy ngày. Nhưng anh vẫn cưỡi ngựa được để cùng chúng tôi lùng dọc đường rừng những gốc balsa khổng lồ khác. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe tiếng cây gãy răng rắc rồi một tiếng đổ ầm sâu nữa trong rừng. Don Federico gật đầu hài lòng. Những người thợ lai da đỏ của ông vừa đốn thêm được một gốc balsa khổng lồ để đóng bè. Trong một tuần các cây “Kane, Kama, Ilo, Mauri, Ra, Rangi, Papa, Taranga, Kura, Kukara và Hiti” tiếp nối cây “Ku”, tổng cộng mười hai gốc balsa to tướng được mang tên các nhân vật trong truyền thuyết Polynesia để vinh danh họ, những người một thời đã theo Tiki từ Peru vượt biển. Rồi kéo những thân cây bóng nhẫy nhựa này ra khỏi rừng, mới đầu dùng ngựa, đoạn đường cuối bằng máy kéo của Don Federico về tới tận vệ sông trước nhà ông.

Còn ứ nhựa thế này thì cây gỗ làm sao mà nhẹ như bần được. Mỗi cây chắc tới một tấn và chúng tôi hết sức căng thẳng chờ xem nó nổi trên nước thế nào. Chúng tôi lăn từng cây tới vệ sông rồi lấy thừng tết bằng loại dây leo dai buộc ở đầu để nó khỏi trôi tuột theo dòng nước khi đẩy xuống sông. Lăn hết cây này đến cây khác qua gờ vệ sông rồi đẩy xuống làm bùn bắn tung tóe. Chúng trằn qua trở lại. Khi nằm yên rồi thì khoảng một nửa thân nổi trên mặt nước và không đổi thế nữa khi chúng tôi đứng chòng chành đẩy chúng ra ngoài xa. Chúng tôi lấy dây leo dai mọc thòng từ tán cây trong rừng xuống đất, cột thành hai cái bè nhơ nhỡ để cái này kéo cái kia. Chúng tôi chất lên hai bè số tre nứa và dây leo cần cho sau này, rồi Hermann và tôi lên bè cùng với hai anh chàng thổ dân lai dân tộc nào không rõ, tiếc thay chúng tôi và họ không cùng một ngôn ngữ. Truyen8.mobi

Khi cắt dây neo thì làn nước xoáy nhanh chóng kéo bè xuôi dòng. Những người bạn tuyệt vời vẫn còn đứng tuốt ngoài doi đất trước ngôi nhà là những gì cuối cùng chúng tôi còn thấy trong làn mưa mau, trước khi bè quành khúc quanh đầu tiên. Rồi hai chúng tôi chui dưới cái mái kết bằng lá chuối tươi, giao việc lèo lái cho hai chuyên gia da nâu của chúng tôi, một đứng trước, một đứng sau. Bằng những mái chèo khổng lồ họ điều khiển bè dễ như chơi, kể cả trong luồng nước xiết dữ dằn nhất. Bè của chúng tôi xuôi dòng điệu nghệ như nhảy múa, luồn lách giữa những thân cây chìm và các doi cát.

Rừng già hai bên bờ sông như những bức tường kín mít, lũ vẹt và những loài chim đủ màu sắc hốt hoảng bay vọt lên từ những tán lá rậm rịt khi bè trôi qua. Một vài lần thấy cả cá sấu nhảy ùm xuống sông, mất tăm trong làn nước đục ngầu. Nhưng rồi chúng tôi được thấy một con quái vật lạ lùng hơn nhiều. Đó là con kỳ đà khổng lồ, tên là iguana (cự đà), to như cá sấu, da cổ lòng thòng như cái túi, lưng có vây như răng cưa. Nó nằm lim dim trên ụ bùn như thể ngủ quên từ thời tiền sử và không nhúc nhích khi bè lướt qua. Hai anh chèo ra hiệu bảo chúng tôi đừng bắn. Lát sau lại thấy một con khác nhỏ hơn, nhưng vẫn dài cả thước. Nó bò trên một cành cây to chĩa ra ngoài sông. Trên đó nó được an toàn, thân nó bóng láng màu xanh da trời và xanh lục; khi bè trôi qua, nó nhìn sững chúng tôi bằng đôi mắt lạnh như mắt rắn. Lát sau chúng tôi đi qua một khối đá to dày kín dương xỉ, trên đỉnh cao là con kỳ đà to nhất đến giờ. Như cái bóng của một con rồng Trung Quốc lưng đầy ngạnh được tạc tuyệt vời trên đá, đầu và ngực ngẩng cao, nó in hình dáng bất động lên bầu trời, không ngoảnh đầu lấy một lần khi bè của chúng tôi vòng quanh khối đá, rồi mất dạng giữa rưng sâu.

Lát sau chúng tôi ngửi thấy mùi khói khi lướt qua nhiều mái lều lợp rạ dựng trên các mảng rừng bị đốn trụi dọc bờ sông. Chúng tôi, những kẻ trên bè, là đối tượng rất đáng chú ý của những kẻ đáng ngờ trên bờ, một tập hợp không thể xem thường của thổ dân da đỏ, da đen và Tây Ban Nha. Phương tiện di chuyển của họ là những chiếc thuyền độc mộc được kéo lên bờ cát khô.

Tới giờ ăn chúng tôi cầm chèo thay cho những người bạn kia. Họ nướng cá và trái sa kê trên bếp lửa được điều chỉnh bằng đất sét ướt. Thực đơn còn có thêm gà quay, trứng và trái cây nhiệt đới.

Những thân cây balsa liên tục đưa chính chúng và chúng tôi ào ào qua rừng rậm, xuôi dòng trên đường ra biển. Xá gì bùn và lũ. Nước sông lên càng cao thì bè đi càng nhanh!

Chạng vạng tối thì hai bên bờ bắt đầu màn hòa tấu xốn xang lòng dạ. Ếch nhái, ễnh ương, ve sầu, dế, muỗi mòng kêu quạc quạc, gáy ran, vo ve trong một bản đồng ca lê thê nhiều giọng. Đôi khi có tiếng mèo rừng xuyên màn đêm; thường xuyên có tiếng lũ chim xao xác khi bị loài thú dữ ăn đêm khua động. Hiếm khi chúng tôi được thấy ánh lửa hắt ra từ những mái lều của thổ dân hay nghe tiếng chó sủa khi bè lướt trong đêm. Thường chúng tôi ngồi một mình dưới bầu trời đầy sao nghe rừng xanh hòa tấu, cho đến khi cơn buồn ngủ hay mưa buộc phải chui vào trong túp lều lợp lá. Chúng tôi ngủ với súng ngắn để sẵn một bên.

Càng về xuôi càng thấy nhiều lều và đồn điền của thổ dân. Chẳng mấy chốc đã có nhiều làng mạc dọc bờ sông. Ở đây người ta đi lại bằng thuyền độc mộc, chống sào dài. Đây đó chúng tôi gặp một bè nhỏ bằng gỗ balsa chở cả núi chuối xanh. Truyen8.mobi

Nơi sông Palenque đổ vào sông Rio Guayas mực nước rất cao cho nên giao thông đường thủy bằng tàu hơi nước vô cùng tấp nập giữa Vinces và Guayaquil phía dưới bờ biển. Để tiết kiệm thời gian, Hermann và tôi chuyển sang nằm võng trên tàu hơi nước chạy qua vùng đất thấp đông dân cư ra bờ biển. Những người bạn da nâu của chúng tôi chống bè theo sau.

Chúng tôi phải chia tay nhau ở Guayaquil. Hermann ở lại cửa sông Guaya đón hai cái bè balsa. Từ đây anh gửi bè theo tàu chạy ven biển tới Peru và hướng dẫn ghép bè tại đó, phải sao chép y hệt bè xưa kia của người da đỏ. Còn tôi đáp máy bay chở thư về hướng nam, hướng thủ đô Lima của Peru để tìm một địa điểm thích hợp cho việc đóng bè.

Máy bay đưa tôi lên cao dọc bờ biển Thái Bình Dương. Một bên là vùng núi đá hoang vu của Peru, bên kia là đại dương lấp lánh. Bè chúng tôi sẽ khởi hành từ đây. Nhìn từ máy bay xuống, biển thật vô tận. Dưới kia, mãi tận phía tây, trời và biển hòa vào nhau theo một đường nét khó xác định. Tôi không thể không miên man nghĩ rằng ngay sau đường chân trời ấy còn cả trăm mặt biển như thế này trải dài trên một phần năm bề mặt quả đất, cho tới khi lại gặp dải đất nào đó - ở Polynesia. Tôi thử hình dung trong vài tuần nữa chúng tôi, trên mặt bè nhỏ tí, sẽ trôi thẳng ra cái vung màu xanh dưới kia như thế nào.

Nhưng tôi vội gạt ngay ý nghĩ này. Bao tử của tôi đã từng có cảm giác cồn cào y như lần sẵn sàng nhảy dù để thoát hiểm.

Từ Lima xe lửa đưa tôi xuống thành phố cảng Callao, nơi chúng tôi dự định ghép bè. Thoáng nhìn đã thấy ngay cả bến tàu đầy nghẹt những thuyền, cần cẩu, kho chứa hàng, văn phòng hải quan và chi nhánh các hãng đường biển cùng tất cả những thứ linh tinh khác. Xa hơn nữa, bãi biển đông nghẹt người tắm. Thế này thì chúng tôi chỉ quay lưng đi một lần thôi cũng đủ để cho những kẻ tò mò nẫng ngay từng thứ một những trang bị của bè. Các nhà đóng bè thời nay ở Peru còn vất vả hơn ở Ecuador nhiều. Hiện nay Callao là cảng quan trọng nhất của một đất nước bảy triệu dân da trắng và nâu. Thành ra tôi thấy chỉ còn một cách duy nhất: qua được bức tường bê tông cao vòi vọi của quân cảng, nơi các lính thủy đứng gác trước cổng sắt nhìn tôi chằm chằm nghi kỵ đến phát sợ, như nhìn một kẻ không được phép bén mảng tới mà vẫn lững thững bên ngoài bức tường. Vào được trong kia thì chắc chắn an toàn. Truyen8.mobi

Trước đây tôi đã gặp ông tùy viên quân sự Peru ở Washington và được ông viết cho lá thư giới thiệu. Hôm sau, tôi cầm thư vào Bộ Hải quân xin được Bộ trưởng Manuel Nieto tiếp kiến. Sáng hôm sau nữa, ông tiếp tôi trong phòng khách lịch sự kiểu thời đế chế, dát vàng và gương lộng lẫy. Tôi chờ một lát thì ông Bộ trưởng Hải quân xuất hiện, quân phục tề chỉnh. Thấp, to bè, ông có dáng điệu cứng ngắc của Napoléon, nói năng ngắn gọn và cụ thể. Ông hỏi tôi lý do và tôi đã trình bầy. Tôi xin được đóng bè trong xưởng đóng tàu của Hải quân.

“Anh bạn ạ”, ông vừa nói vừa sốt ruột gõ ngón tay trên bàn. “Rất tiếc anh đã đi không đúng cửa[1]. Tôi rất muốn giúp anh, nhưng tôi cần có sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Ngoại giao, tôi đâu thể tự tiện cho phép người ngoại quốc vào khu vực cấm của Hải quân và sử dụng xưởng đóng tàu được. Chúc anh nhiều may mắn trong việc viết thư thỉnh nguyện gửi Bộ Ngoại giao.”

Tôi kinh hoàng nghĩ đến những thỉnh nguyện được chuyển hết nơi này đến nơi khác, cho tới khi biến đi đâu mất. Cái thời không cần phép tắc của Kon-Tiki thế mà hay, vì người ta chưa biết đến thỉnh nguyện là gì.

Xin được Bộ trưởng Ngoại giao tiếp kiến hẳn khó hơn nhiều. Na Uy chưa có sứ quán ở Peru, thành ra Tổng lãnh sự Bahr tuy sẵn lòng giúp nhưng chỉ có thể đưa tôi tới gặp những nhân viên cấp dưới của bộ thôi.

Tôi đã lo rằng mọi việc sẽ công toi. May ra thư của tiến sĩ Cohen gửi Tổng thống nước Cộng hòa này giúp được gì chăng. Nên tôi mới đến văn phòng trợ lý xin được ngài Don José Bustamante Rivero, Tổng thống Peru, tiếp kiến. Vài ngày sau tôi được báo là đúng mười hai giờ trưa có mặt tại dinh. Truyen8.mobi

Lima là một thành phố hiện đại với nửa triệu dân, nằm trên một bình nguyên xanh tươi dưới chân rặng núi hoang vu. Về kiến trúc, nhất là những công viên, thì đây là một trong những thủ đô đẹp nhất thế giới, giống một phần của vùng Riviera(1)[1] hiện đại hay California, thêm một chút kiến trúc Tây Ban Nha cổ kính. Dinh Tổng thống nằm ngay trung tâm thành phố, được đội cảnh vệ vũ trang trong lễ phục màu sắc rất đẹp canh gác nghiêm cẩn. Ở Peru được Tổng thống tiếp kiến là chuyện trọng đại lắm, người dân phần lớn chỉ thấy Tổng thống qua phim thời sự hàng tuần. Những người lính khoác băng chéo(1) rực rỡ đưa tôi lên cầu thang, tới cuối một hành lang dài thì ba người dân sự ghi tên tôi vào sổ trước khi tôi được phép lách qua khung cửa gỗ sồi to tướng vào một căn phòng. Tại đây một người mặc đồ trắng đón tôi, mời ngồi ở một cái bàn to với hàng ghế dài, còn ông ta biến mất. Lát sau một cái cửa lớn mở ra trước mặt và tôi được dẫn vào một căn phòng lịch sự hơn hẳn. Một người bệ vệ đồng phục hết sức chỉnh tề tiến lại phía tôi. Tổng thống đây rồi, tôi nghĩ và thu hết can đảm. Nhưng không phải! Người đàn ông mặc đồng phục với ngù vàng này mời tôi ngồi trên một cái ghế bành cổ xưa, lưng ghế cứng đỏm đáng rồi biến mất. Tôi ngồi mấp mé trên ghế, đắm mình suy nghĩ một lúc thì cửa lại mở và một người phuc vụ lễ phép mời tôi vào trong một căn phòng to thiếp vàng, hết sức lịch sự, bàn ghế tuyệt đẹp. Ông ta đến thình lình thế nào thì biến nhanh chừng ấy, thành ra tôi lại ngồi một mình trên cái trường kỷ cổ, ngó qua một dãy phòng trống trơ cửa mở toang hoác. Im ắng đến nỗi tôi nghe có tiếng người ho cách đó tới mấy phòng. Rồi lại có tiếng chân bước đều. Tôi đứng bật dậy lúng túng chào một ông đường bệ mặc đồng phục. Nhưng không, dĩ nhiên ông này cũng không phải luôn. Tuy nhiên, theo tôi đoán thì ông cho biết Tổng thống gửi lời chào và sẽ tiếp tôi ngay sau khi xong phiên họp nội các.

Rồi tiếng chân bước đều cắt ngang mười phút im lặng của cả hai chúng tôi. Một người đàn ông trong đồng phục viền vàng với biểu chương và ngù vai xuất hiện. Tôi bật dậy cúi rạp chào. Người đối diện tôi còn cúi chào thấp hơn nữa, rồi đưa tôi qua nhiều phòng, cuối cùng lên một cầu thang trải thảm dầy. Rồi ông ta để tôi đứng trong căn phòng nhỏ xíu với vài cái ghế bành tân thời bằng da và một ghế dài. Một ông nhỏ nhắn trong bộ com lê trắng bước vào. Tôi hồi hộp chờ xem ông ta sẽ còn đưa tôi tới đâu nữa. Nhưng ông này không đưa tôi đi đâu cả mà thân mật chào và đứng yên. Tổng thống Bustamante Rivero đấy.

Vốn tiếng Anh của Tổng thống cũng tệ như vốn tiếng Tây Ban Nha của tôi, thành ra sau khi chào hỏi và mời tôi ngồi rồi thì vốn liếng ngôn ngữ chung của chúng tôi cạn hết sạch. Nhiều chuyện người ta có thể ra dấu và làm điệu bộ, nhưng không thể bằng cách này xin vào được trong quân cảng Peru. Điều duy nhất tôi hiểu rõ là Tổng thống không hiểu tôi nói gì. Và chừng như ông hiểu điều này còn nhanh hơn tôi, vì chỉ một lúc sau ông đi ra rồi trở vào với Bộ trưởng Bộ Hàng không. Bộ trưởng, tướng Reveredo, dáng bảnh bao và thể thao trong bộ đồng phục phi công, đôi cánh bạc trên ngực áo. Ông nói tiếng Anh thật tuyệt, giọng Mỹ. Tôi xin lỗi vì chuyện hiểu lầm, rằng tôi muốn xin vào quân cảng chứ không phải vào sân bay. Tướng Reveredo mỉm cười giải thích rằng ông chỉ được kéo vào làm phiên dịch thôi. Từng chút từng chút thuyết của chúng tôi được dịch cho Tổng thống, ông quan tâm lắng nghe và hỏi tôi rất kỹ. Sau cùng ông nói:

“Tất nhiên có thể các đảo Nam Thái Bình Dương do người Peru tìm ra đầu tiên và như thế thì Peru cũng phải quan tâm đến chuyến thám hiểm này. Nếu chúng tôi có thể giúp được gì thì ông cứ cho biết.”

Tôi mới yêu cầu được một chỗ để đóng bè trong khuôn viên của hải quân. Ngoài ra tôi xin chỗ làm kho chứa, được ra vào các công xưởng hải quân, được dễ dàng mang trang bị vào nước Peru, được sử dụng ụ đóng tàu, được giới hữu trách hải quân trợ giúp, sau cùng khi khởi hành được thuyền kéo bè chúng tôi ra khơi. Truyen8.mobi

“Ông ấy yêu cầu gì?” Tổng thống hỏi, chăm chú đến nỗi chính tôi cũng hiểu ông muốn biết gì.

“Chuyện vặt ấy mà!” tướng Reveredo đáp. Tổng thống hài lòng gật đầu chấp thuận.

Trước khi buổi tiếp kiến kết thúc, tướng Reveredo hứa ngay hôm ấy Bộ trưởng Ngoại giao sẽ nhận được chỉ thị của đích thân Tổng thống và Bộ trưởng Hải quân Nieto được toàn quyền giúp chúng tôi mọi thứ theo yêu cầu.

“Xin Chúa phù hộ các ông!” tướng Reveredo cười gật đầu với tôi. Viên trợ lý tiễn tôi ra tới chỗ người gác đang chờ.

Cùng ngày hôm ấy báo chí ở Lima đưa tin về đoàn thám hiểm Na Uy định sẽ khởi hành từ Peru, họ cũng đưa tin về một đoàn thám hiểm khoa học Phần Lan - Thụy Điển kết thúc các nghiên cứu trong những bộ tộc da đỏ ở rừng già vùng Amazon. Hai thành viên Thụy Điển trong đoàn này bơi xuồng ngược dòng Amazon tới Peru và cuối cùng đã tới Lima. Một người tên là Bengt Danielsson của đại học Upsala, bấy giờ định sẽ nghiên cứu về người da đỏ trên núi cao Peru. Tôi cắt giữ những mẩu tin này. Lúc ấy tôi đang ngồi trong khách sạn viết thư cho Hermann về chỗ đóng bè mảng thì có tiếng gõ cửa. Một người cao lớn, da rám nắng trong bộ com lê nhiệt đới bước vào. Khi anh bỏ cái mũ trắng ra trông chẳng khác nào bộ râu đỏ như lửa đã làm cháy da mặt anh, trụi hết cả tóc nên đầu hói bóng. Anh chàng này đến từ rừng rậm hoang vu, nhưng ở quê nhà, anh đứng trên bục giảng đường.

Tôi nghĩ hẳn đây là Bengt Danielsson.

“Bengt Danielsson”, anh tự giới thiệu.

Chắc anh ta đã nghe tin về cái bè của chúng tôi, tôi nghĩ và mời anh ngồi.

“Tôi vừa được nghe về chuyến đi dự tính của các anh”, anh chàng Thụy Điển này nói.

Và vì thế bây giờ anh ta, một chuyên gia dân tộc học, đến để “xơi tái” thuyết của mình đây. Nhưng anh chàng Thụy Điển này nói rất hiền hòa:

“Và bây giờ tôi đến hỏi xem các anh có cho tôi cùng đi được không. Tôi rất quan tâm đến thuyết di cư.”

Tôi không biết gì hơn về anh, ngoài chuyện anh là nhà khoa học và mới từ rừng thẳm âm u trở về. Nhưng khi một chàng trai Thụy Điển lẻ loi đủ can đảm đi chung bè với năm gã Na Uy thì nhất định không phải loại xoàng rồi. Ngay cả bộ râu ấn tượng kia cũng không che giấu được con người hiền lành và tính tình vui vẻ của anh. Truyen8.mobi

Bengt thành người thứ sáu trong nhóm vì chỗ này còn khuyết. Anh là người duy nhất trong đoàn chúng tôi rành tiếng Tây Ban Nha.

Mấy ngày sau, đáp chuyến máy bay chở thư ngược bờ biển lên phía bắc, tôi lại nhìn xuống biển xanh mênh mông, không dám coi thường. Như thể nó chảy thẳng lên khung trời. Dưới kia, nước đầy ứ, như muốn tràn qua cả đường chân trời. Sắp tới đây sáu người chúng tôi sẽ túm tụm trên bè như sáu con vi khuẩn quy vào một điểm. Cả một thế giới hoang vu sẽ bao quanh chúng tôi, còn chúng tôi không thể rời nhau được quá vài bước. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi vẫn còn đủ không gian để đi lại: Hermann ở Ecuador chờ gỗ balsa, Knut Haugland và Torstein Raaby mới vừa xuống sân bay New York, Erich Hesselberg đang đáp tàu thủy từ Oslo nhắm hướng Panama, tôi đang ngồi máy bay đi Washington, còn Bengt ngồi trong khách sạn ở Lima chờ mọi người.

Những anh chàng này đều chưa từng quen biết nhau và tính tình khác nhau hoàn toàn. Như thế thì họ sẽ phải sống với nhau cả vài tuần trên bè rồi mới tới lúc chán nghe chuyện của nhau. Không một áng mây áp thấp hay dấu hiệu của giông bão hoặc cuồng phong nào đe dọa chúng tôi nhiều hơn sự khủng hoảng tinh thần, khi sáu tay đàn ông cứ phải loanh quanh nhiều tháng trời trên một chiếc bè trôi dạt. Ở đây một chuyện tiếu lâm ý nhị thường quan trọng không kém phao cấp cứu.

Trời Washington lạnh căm căm và nhiều tuyết. Bấy giờ là tháng Hai. Bjorn đã lo thành công chuyện đài vô tuyến rồi, giới vô tuyến nghiệp dư Mỹ sẵn sàng đón nghe các thông báo bè chúng tôi gửi đi. Knut và Torstein đang chuẩn bị kỹ thuật cho việc liên lạc, một phần qua những đài sóng ngắn đặc biệt, phần khác qua những đài bí mật như các đội chuyên trách phá hoại thời chiến tranh vẫn dùng. Phải nghĩ tới cả ngàn việc lớn nhỏ, nếu chúng tôi muốn thực hiện kế hoạch của mình.

Giấy tờ lưu trữ dày thành núi. Văn thư của giới quân sự lẫn dân sự trên những tờ giấy màu trắng, vàng, xanh, bằng các thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Na Uy. Trong thời buổi thực dụng của chúng ta thì ngay một chuyến đi bè cũng đủ ngốn của kỹ nghệ giấy hết một nửa cây thông. Chúng tôi bị ràng buộc bởi đủ thứ luật lệ, cứ phải gỡ từng nút một.

“Mình dám đánh cuộc rằng thư từ trao đổi nặng đến 10 ký rồi đấy”, một bữa kia Knut nói như chịu trận khi cho giấy vào bàn máy chữ.

“12 ký”, Torstein đáp gọn lỏn, “mình cân rồi.”

Mẹ tôi hẳn đã hình dung rõ rệt về những ngày chuẩn bị đầy rối rắm này nên mới viết: “... bây giờ mẹ chỉ ước ao được biết rằng sáu đứa các con yên ổn bên nhau trên chiếc bè!”

Chợt tôi nhận được một điện tín khẩn từ Lima. Hermann bị sóng đánh văng lên bờ, hiện đang phải nằm điều trị thân thể bầm dập với cái cổ trật khớp tại nhà thương Lima. Truyen8.mobi

Torstein Raaby được cử đáp máy bay ngay tới đó cùng với Gerd Vold, cô thư ký phụ trách thể thao được chúng tôi mến chuộng trong thời gian chiến tranh ở Luân Đôn, bây giờ lo giúp đỡ chúng tôi ở Washington. Họ đến thăm, thấy anh đã đỡ nhiều sau khi phải “treo” cổ ba mươi phút trong thòng lọng để bác sĩ có thể vặn đốt xương sống trên cùng trở lại như cũ. Hình chụp X quang cho thấy đốt xương cổ này bị trật khớp, xoay ngang hẳn.

Nhờ khỏe như gấu nên Hermann thoát chết; anh nhanh chóng trở lại công xưởng Hải quân với tấm thân bầm dập, thẳng đuỗn lẫn bị phong thấp. Bây giờ, anh đã nhận được những cây gỗ balsa và bắt tay vào việc được rồi. Anh vẫn cần bác sĩ điều trị nhiều tuần nữa và không chắc có thể cùng đi chuyến này được. Riêng anh lúc nào cũng chắc như đinh đóng cột, cho dù đã phải nếm bài học trong lần đụng độ đầu tiên với Thái Bình Dương.

Rồi Erich đi máy bay từ Panama tới, Knut và tôi từ Washington, mọi người trong nhóm tập trung hết ở Lima. Truyen8.mobi

Những thân cây balsa to từ rừng già Quevedo giờ nằm cả dưới công xưởng hải quân. Nhìn chúng mà xúc động. Vật liệu để đóng bè là những thân cây thô tròn trịa ràng lại, tre nứa màu vàng, cói và lá chuối xanh chất đống ngay giữa những dãy tàu ngầm và khu trục hạm màu xám nom đầy đe dọa. Sáu anh chàng Bắc Âu da trắng với hai mươi lính thủy da nâu mang dòng máu Inca trong huyết quản vung rìu lẫn rựa, kéo căng và tết nút những sợi thừng dài. Những sĩ quan hải quân trong đồng phục vàng xanh lững thững đi ngang, nhìn ngó mà không hiểu được sao mấy tay lạ mặt da trắng với những gỗ tre lá kia bỗng dưng từ đâu chui vào công xưởng của họ.

Lần đầu tiên từ cả trăm năm nay mới lại có một chiếc bè balsa được đóng trong vịnh Callao. Truyền thuyết kể rằng nơi đây người da đỏ ven biển từng học cách đóng những chiếc bè như thế từ dòng dõi Kon-Tiki nay đã biến mất và cũng chính nơi đây lịch sử ghi lại rằng sau này những người da trắng chúng tôi đã cấm người da đỏ ven biển dùng những chiếc bè như thế, vì chúng thô sơ và mỏng mảnh khiến chết người như chơi. Hậu duệ của người Inca thay đổi với thời gian, họ mặc quần là thẳng nếp, áo cổ đứng. Balsa và tre nứa đủ cổ xưa rồi. Nơi đây người ta cũng theo đòi thiết giáp hạm và sắt thép!

Công xưởng siêu hiện đại này dành cho chúng tôi sự giúp đỡ có một không hai. Bengt lo thông dịch, còn Hermann làm tổng công trình sư, chúng tôi được sử dụn 4fe5 g mọi phân xưởng mộc và may buồm cũng như một nửa nhà kho để cất giữ trang bị và một cần cẩu nổi để thả những thân gỗ xuống nước khi bắt đầu đóng bè.

Chín thân cây to nhất được dùng đóng bè, đẽo rãnh sâu để thừng khỏi tuột và bè được ràng chắc. Hoàn toàn không dùng một chiếc đinh tán, đinh thường hay một sợi dây cáp nào. Thoạt tiên chín thân gỗ lớn nhất được thả cạnh nhau trên nước để chúng có thế nổi tự nhiên trước khi được ràng lại. Thân cây to nhất, dài 14 mét, nằm giữa, ló ra hai đầu bè. Hai bên là những thân cây đối xứng ngắn dần, để rồi mỗi mạn bè dài 10 mét, mũi bè nhô ra như một lưỡi cày cùn. Phần đuôi bè được cắt ngang, nhưng để ba thân cây giữa nhô ra làm chân đế cho một súc balsa ngắn và dầy đặt ngang thân bè, giữ tay lái. Sau khi chín thân cây balsa được buộc chắc bằng nhiều cuộn thừng gai dầu loại 5/4 inch thì những thân balsa nhỏ hơn được cột nằm ngang, cách nhau khoảng 1 mét. Thế là xong phần bè, công đoạn buộc công phu chẳng kém với gần ba trăm đoạn thừng, tết nút rất chặt. Một lớp sàn mắt cáo đan bằng thanh tre trải lên trên, cột chắc lại, phủ bằng những tấm phên tre rời. Chính giữa, phía đuôi bè, chúng tôi dựng một túp lều bằng ống tre, vách phên, thanh giằng cho mái cũng bằng tre, lợp bằng những tàu lá chuối khô giống như da thuộc, chồng lên nhau theo kiểu lợp ngói. Trước lều chúng tôi dựng cạnh nhau hai cột buồm bằng gỗ đước rắn như sắt, chụm chéo, cột chắc ở đỉnh. Hai thanh tre được buộc kỹ càng để mang tấm buồm chữ nhật chịu nổi sức gió mạnh gấp đôi.

Chín thân cây khổng lồ sẽ đưa chúng tôi vượt biển khơi được bào nhẵn để dễ rẽ sóng. Chúng tôi gắn thêm ở mũi bè bộ phận rẽ sóng khác nằm thấp hơn, sát mặt nước. Ở khoảng giữa các thân cây, những nơi đủ rộng, chúng tôi gắn tùy tiện năm tấm gỗ tùng, sâu xuống nước một mét rưỡi. Những tấm gỗ này dầy một inch, dài vài bộ, được cột thừng và đóng nêm thật chặt. Công dụng của chúng giống như những sống tàu song song hay những tấm chống trôi dạt. Trước thời Columbus phát hiện ra châu Mỹ, người Inca nhờ dùng những tấm chống dạt này mà bè khỏi bị sóng gió xoay ngang. Chúng tôi không dựng thanh chắn quanh bè hay dây đai mà chỉ chồng thêm dọc mỗi mạn bè một thân gỗ dài phòng trượt chân.

Toàn bộ cấu trúc sao chép hoàn toàn trung thực những chiếc bè cổ xưa ở Peru và Ecuador, trừ bộ phận rẽ sóng ở mũi bè mà quá trình chuyến đi cho thấy là thừa.

Ngoài những chi tiết này, dĩ nhiên chúng tôi được tự do sắp xếp trên sàn theo ý muốn, miễn không ảnh hưởng đến bè. Chúng tôi biết rằng trong thời gian tới chiếc bè này sẽ là tất cả thế giới nhỏ bé của mình, do đó trong những tuần lễ tới mỗi chi tiết nhỏ nhặt nhất trên sàn đều có thể có một vai trò và tầm quan trọng riêng. Truyen8.mobi

Vì thế chúng tôi đã cố hết sức tạo cho nơi trú ngụ nhỏ bé kia được nhiều thay đổi nhất có thể. Chẳng hạn chúng tôi không trải phên kín hết mặt bè mà chỉ ở trước và mặt phải lều thôi - nơi không có vách. Mặt trái lều dùng làm nơi chất các thùng và trang bị được ràng chặt. Trên đó chúng tôi làm một lối đi hẹp. Ở mũi và đuôi bè, chín thân gỗ không đậy điệm gì. Khi muốn đi quanh lều thì chúng tôi bước từ sàn tre vàng và phên tre xuống những thân gỗ mộc cuối bè rồi leo lên chồng kiện hàng qua phía bên kia. Tuy chỉ vài bước thôi nhưng về tâm lý việc lên xuống này tạo cho chúng tôi cảm giác thay đổi và qua đó cân bằng sự đi lại tù túng. Thậm chí trên đỉnh cột buồm chúng tôi lắp một thớt gỗ không phải để làm trạm quan sát khi cập bến trên đất liền bên kia đại dương mà để có thể trèo lên đó trên đường đi, thấy biển cả dưới một góc nhìn khác.

Khi chiếc bè đã định hình với tre vàng và lá chuối xanh, nằm giữa các tàu chiến thì đích thân Bộ trưởng Hải quân tới thanh tra. Chúng tôi vô cùng tự hào về chiếc bè thời Inca nằm ké lọt thỏm giữa những tàu chiến to kềnh đáng sợ. Nhưng ông Bộ trưởng Hải quân giận cành hông khi trông thấy nó. Tôi bị gọi vào Bộ để ký một thỏa thuận không quy bất kỳ trách nhiệm nào cho Hải quân về cái mà chúng tôi đóng trong quân cảng của họ. Tiếp đó tôi được gọi đến Tòa án Hải quân ký giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả nếu ra khơi với người và vật dụng trên bè như thế.

Sau đó một loạt chuyên gia hải quân ngoại quốc và ngoại giao đoàn đến công xưởng để tham quan chiếc bè. Chúng tôi cũng chẳng được động viên gì thêm. Vài ngày sau tôi được mời gặp đại diện một cường quốc.

“Bố mẹ ông còn sống cả chứ?” ông hỏi, và khi tôi trả lời rằng bố mẹ tôi còn sống cả, ông nhìn sâu trong mắt tôi, nói giọng ồm ồm mang điềm gở:

“Bố mẹ ông sẽ đau khổ lắm đấy khi được tin về cái chết của ông.”

Với tư cách riêng, một lần nữa ông khuyên tôi hủy bỏ chuyến đi khi còn kịp. Một viên đô đốc sau khi tham quan chiếc bè đã nói với ông rằng chúng tôi sẽ không thể nào sống sót tới bờ bên kia. Trước hết vì kích thước chiếc bè thật phi lý, nó nhỏ nên dễ lật khi gặp sóng lớn, mặt khác lại vừa đủ dài để bị hai con sóng bạc đầu đẩy lên cao và những thân gỗ balsa giòn sẽ gãy dưới sức nặng của người và vật dụng trên bè. Tệ hơn nữa, nhà xuất cảng gỗ balsa lớn nhất nước đã giải thích cho ông rằng những thân gỗ balsa rỗng kia chỉ có thể đi được một phần tư quãng đường chúng tôi định đi trên biển, vì một khi thấm đẫm nước rồi thì chúng sẽ chìm ngay.

Nghe mà khiếp quá, nhưng vì chúng tôi khăng khăng giữ lập trường nên ông tặng chúng tôi một quyển Kinh thánh để đem theo trong chuyến đi. Quả tình chúng tôi không được động viên mấy từ phía các chuyên gia tham quan chiếc bè. Giông bão sẽ hất văng chúng tôi và kết liễu chiếc bè thấp nhỏ trống huơ trống hoác. Nó sẽ trôi nổi dật dờ trên đại dương sóng gió. Ngay sóng bình thường cũng đủ khiến chúng tôi luôn ướt nhẹp nước mặn, rữa da rữa thịt và hủy hoại mọi thứ trên bè rồi. Nếu gộp hết những sơ sót cơ bản của chiếc bè mà các chuyên gia vạch ra thì không sợi dây thừng hay mối buộc nào, không kích thước hay miếng gỗ nào trên chiếc bè lại không giữ vai trò quyết định khiến chúng tôi chìm dưới biển sâu.

Đến nỗi người ta đánh cuộc với nhau bè của chúng tôi sẽ chịu nổi mấy ngày. Một tùy viên quân sự nông nổi cá độ rằng nếu mọi thành viên trong đoàn thám hiểm an toàn đến được các đảo Nam Thái Bình Dương thì ông ta sẽ bao chúng tôi whisky suốt đời. Truyen8.mobi

Tệ hại nhất là khi một chiếc tàu Na Uy cập bến và chúng tôi mời được viên thuyền trưởng với mấy tay “gấu biển” lão luyện nhất vào công xưởng. Chúng tôi căng thẳng chờ nghe ý kiến thực tiễn của họ và rất thất vọng khi họ nhất trí rằng chiếc bè cục mịch sẽ chẳng đời nào tận dụng được buồm. Viên thuyền trưởng còn cả quyết chiếc bè của chúng tôi, nếu xuất phát, cần một tới hai năm mới nhập được vào luồng hải lưu Humbolt(1)[1]. Viên thủy thủ phụ tá sĩ quan trực nhìn những mối buộc lắc đầu ngao ngán, bảo rằng chúng tôi “đừng lo”, chiếc bè không chịu nổi quá mười bốn ngày đâu, mọi dây thừng sẽ bục hết vì những thân gỗ nặng không ngừng trồi lên sụt xuống, cọ vào nhau khi gặp sóng. Nếu chúng tôi không chịu dùng dây cáp sắt và xích thì nên cuốn gói quách.

Tất thảy đều là những luận cứ trời giáng mà chúng tôi phải giả điếc. Chỉ cần một luận cứ đúng thôi là chúng tôi đủ tiêu đời. Tôi lo đến nỗi nhiều phen tự hỏi không biết chúng tôi có thật rõ chuyện mình làm? Bản thân tôi không thể đối đáp nổi một cảnh báo nào vì tôi không phải dân đi biển, nhưng tôi có được con chủ bài duy nhất hậu thuẫn cho cả chuyến đi. Suốt bấy lâu nay, tôi luôn nhớ rằng một nền văn hóa tiền sử đã từ Peru truyền tới các đảo Nam Thái Bình Dương vào thời mà ven biển chỉ có những phương tiện đi lại như thế thôi. Từ đó tôi cứ suy ra rằng nếu vào quãng năm 500 của Công nguyên, gỗ balsa nổi được cho Kon-Tiki và các dây buộc chịu đựng được thì chúng cũng sẽ làm được y như thế với chúng tôi, miễn là chúng tôi nhắm mắt đóng chiếc bè y hệt. Bengt và Hermann đã nghiên cứu sách vở tường tận; trong khi các chuyên gia băn khoăn lo lắng thì các bạn tôi tỉnh bơ phè phỡn ở Lima. Chỉ một lần duy nhất Torstein lo lắng kéo tôi ra hỏi có chắc các luồng hải lưu sẽ giữ đúng hướng không. Chẳng qua vì có lần chúng tôi xem xi nê thấy cô đào Dorothy Lamour mặc váy rơm cùng múa điệu Hula(1)[1] với những thiếu nữ dưới rặng dừa trên một hòn đảo Thái Bình Dương thơ mộng.

“Tụi mình muốn đi tới đó!” Torstein nói, “bạn hãy liệu hồn nếu luồng nước không chảy như bạn nói!”

Gần đến ngày khởi hành chúng tôi đến phòng kiểm tra hộ chiếu để xin phép xuất cảnh. Bengt đứng đầu hàng làm phiên dịch.

“Ông tên gì?”, một viên chức nhỏ thó, mẫn cán hỏi, ngờ vực nhìn bộ râu rậm của Bengt qua cặp mắt kính.

“Bengt Emmerich Danielson”, Bengt nghiêm trang đáp.

Người đàn ông lắp một tờ đơn dài vào máy chữ.

“Ông đến Peru bằng tàu nào?”

“Dạ, thưa ông”, Bengt vừa nói vừa cúi xuống người đàn ông nhỏ thó đang hoảng sợ nọ giải thích, “tôi không đến Peru bằng tàu mà bằng một chiếc xuồng.”

Người đàn ông kinh ngạc lặng lẽ nhìn Bengt rồi đánh từ “xuồng” vào một ô trống.

“Thế ông định rời Peru bằng tàu nào?”

“Dạ, thưa ông”, Bengt lễ phép đáp, “tôi không định rời Peru bằng tàu mà với một chiếc bè.” Truyen8.mobi

“Vớ vẩn quá sức!” viên chức nọ giận dữ nói rồi giật phăng tờ khai khỏi máy chữ. “Tôi tha thiết yêu cầu ông trả lời nghiêm túc câu hỏi của tôi!”

Vài ngày trước khi khởi hành, lương thực, nước uống và mọi trang thiết bị của chúng tôi được chất hết lên bè. Chúng tôi mang theo đủ lương thực cho sáu người trong bốn tháng, đóng gói trong những hộp các tông chắc chắn như khẩu phần trong quân đội. Hermann có sáng kiến nung chảy nhựa đường đổ đều quanh mỗi phần. Đoạn rắc cát lên để chúng khỏi dính vào nhau rồi nhét dưới sàn tre, giữa chín súc gỗ ngang dùng đỡ mặt bè.

Chúng tôi lấy nước từ một nguồn suối trong vắt tận trên núi cao, đổ đầy 56 thùng nhỏ tổng cộng 1100 lít nước uống, rồi cũng chằng thật chắc giữa các súc gỗ ngang để nước biển thường xuyên dội chung quanh. Những trang thiết bị còn lại chúng tôi chằng trên sàn tre, cạnh những sọt to đựng đầy trái cây và quả dừa.

Knut và Torstein được dành cho một góc lều tranh để gắn đài vô tuyến, còn giữa những súc gỗ ngang chúng tôi chằng tám hòm gỗ. Hai hòm dành cho dụng cụ khoa học và phim, còn sáu cái kia chia mỗi người một hòm cho vật dụng cá nhân tùy thích, miễn đầy hòm thì thôi. Erich mang theo vài cuộn giấy vẽ và cây đàn ghi ta nên hòm anh đầy ứ, phải gửi nhờ hòm của Torstein. Cần tới bốn cậu lính thủy khuân chiếc hòm của Bengt. Anh chẳng có gì khác ngoài sách. Thật may anh nhét được bảy mươi ba quyển về xã hội học và nhân chủng học. Trên những hòm này chúng tôi trải chiếu cói và cái nóp[1](1) của mỗi người. Chúng tôi đã sẵn sàng khởi hành.

Mới đầu chiếc bè được kéo khỏi công xưởng Hải quân rồi chèo quanh cảng ít vòng để xem trọng tải phân bố đều chưa. Rồi nó được kéo về “Câu lạc bộ du thuyền” ở Callao, nơi quan khách và những người quan tâm khác đến dự buổi lễ đặt tên cho chiếc bè trước ngày khởi hành.

Ngày 27 tháng Tư, cờ Na Uy được kéo lên và dọc trục trên của chiếc buồm vuông phấp phới cờ những nước đã tận tình ủng hộ cuộc viễn du này. Bến cảng đông nghẹt người muốn chứng kiến lễ đặt tên cho chiếc bè lạ lùng kia. Màu da và nét mặt của họ gợi nhớ rằng phần lớn những người đang đứng đó là con cháu của những kẻ xưa kia từng giong buồm xuôi ngược bờ biển Trung Mỹ trên những chiếc bè gỗ balsa, song có cả hậu duệ của những người Tây Ban Nha xưa, nhất là trong số những đại diện Hải quân và đại diện cao cấp của chính quyền. Ngoài ra còn có sự hiện diện của đại diện Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa[1](2), Argentina và Cuba, viên cựu toàn quyền các thuộc địa Anh ở Thái Bình Dương, sứ thần Thụy Điển, Bỉ và bạn bè của chúng tôi trong nhóm cư dân Na Uy ít ỏi cùng với viên Tổng lãnh sự Bahr. Nhà báo nhan nhản, máy quay phim chạy ro ro, chỉ thiếu tiếng tù và với tiếng trống.

Tất cả chúng tôi đều rõ một điều: nếu chiếc bè tan thành từng mảnh trước cửa vịnh thì thà mỗi người bám lấy một cây gỗ chèo tới Polynesia hơn là quay trở lại đây!

Cô Gerd Vold, thư ký của chuyến thám hiểm và là người liên lạc với lục địa, dùng nước dừa trong lễ đặt tên cho chiếc bè, phần vì theo đúng phong cách thời đồ đá, phần vì chai rượu champagne do xếp nhầm đã nằm tuốt dưới đáy hòm đồ cá nhân của Torstein. Chiếc bè được Gerd Vold đặt tên là “Kon-Tiki”, sau khi bạn bè của chúng tôi được cho biết bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha rằng đó là để tưởng nhớ tới vị tiền bối vĩ đại của người Inca, vị thần Mặt trời một nghìn năm trăm năm trước đã biến khỏi Peru, đi theo đường biển về hướng tây và xuất hiện lại ở Polynesia. Cô đập quả dừa (bổ sẵn) quá mạnh vào thân cây ở mũi bè, khiến nước cùng cùi dừa bắn tung tóe lên tóc những người đang trịnh trọng đứng quanh cô. Truyen8.mobi

Rồi trục tre của chiếc buồm vuông được thả, cánh buồm căng phồng. Chính giữa chói lọi khuôn mặt Kon-Tiki to râu ria và đỏ rực, tác phẩm của họa sĩ Erich. Đó là bản sao trung thực đầu thần Mặt trời tạc trên một chiếc cột bằng đá đỏ tại phế tích Tiahuanaco.

“A, senõr(1) Danielson!” anh chàng cai thợ của chúng tôi hào hứng kêu lên, khi thấy cái hình có râu trên buồm.

Hai tháng ròng anh ta gọi Bengt là “Senõr Kon-Tiki”, sau khi chúng tôi cho anh ta xem khuôn mặt râu ria trên một tờ giấy. Nhưng bây giờ anh ta vỡ lẽ rằng Danielson mới đúng là tên của Bengt.

Trước khi đi, chúng tôi được Tổng thống tiếp giã từ. Rồi chúng tôi làm một cuộc du ngoạn, tới tận tảng đá đen, để nhìn đá và sườn núi cho no mắt, trước khi bắt đầu chuyến viễn du trên đại dương. Lúc còn bận bịu đóng bè ở bờ biển thì chúng tôi tạm trú tại một nhà trọ trong một rừng dừa trước Lima, từ đó đi đi về về bằng xe ô tô của Bộ Hàng không, có tài xế riêng mà cô Gerd may mắn “mượn” được cho đoàn.

Giờ đây chúng tôi yêu cầu người lái xe chạy sát ghềnh đá, lên núi càng xa càng tốt, trong một ngày trời. Chúng tôi chạy lên cao trên những con đường hoang vắng như ở sa mạc, dọc những con mương tưới tiêu có từ thời Inca, cho tới khi lên đến độ cao 4000 mét trên cột buồm chiếc bè. Nơi đây quả thật đã ngắm nhìn đất đá, núi non và cỏ xanh tươi và cố “ních” thật no quả núi nên thơ của rặng Andes trước mặt. Rồi chúng tôi cho rằng núi non và nền đất vững chắc dưới chân thế là quá đủ, chúng tôi muốn ra khơi để tìm hiểu biển cả.

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25503


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận