Hải Trình Kon - Tiki Chương 5


Chương 5
Nửa đường

Cuộc sống hàng ngày và những thử nghiệm. Nước uống trên bè. Khoai tây và bầu nậm hé lộ bí mật. Quả dừa và cua. Con cua Johannes hiền lành. Giong buồm trong “xúp“ cá. Phiêu Sinh vật. Loài vi sinh vật ăn được. Làm quen với cá voi. Kiến và sò. Những gia súc biết bơi. Cá nục heo làm tùy tùng. Bắt cá mập. Chiếc Kon-Tiki trở thành thủy quái. Thừa hưởng cá hoa tiêu và cá ép ở cá mập. Bạch tuộc khổng lồ. Cá mực bay. Khách lạ. Chiếc giỏ để lặn. Cá ngừ. Dải đá ngầm không có thật. Công dụng của tấm chống dạt. Nửa đường. Truyen8.mobi

Nhiều tuần lễ trôi qua. Chúng tôi không hề thấy một chiếc tàu nào, không gặp vật gì trôi ngược hướng chứng tỏ còn có con người trên thế giới này. Biển cả mênh mông là của riêng chúng tôi. Mọi cửa ngõ nơi chân trời rộng mở, có thể nói thanh bình và tự do đang từ bầu trời nhỏ giọt xuống như những hạt sương.

Khác nào mùi muối tinh khôi trong không khí và sự tinh khiết chung quanh gột rửa thể xác và tâm hồn chúng tôi. Ngoài khơi xa này, những vấn đề lớn lao chỉ còn là thứ đầu óc ta thêu dệt và trở nên nhỏ bé hẳn. Riêng sóng gió vẫn cực kỳ nghiêm trọng. Song, hình như chúng phớt lờ chiếc bè bé nhỏ này. Có lẽ chúng thấy nó cũng hay hay, như là một mẩu của tự nhiên, không phá hoại sự hài hòa của biển cả mà hướng theo dòng nước và con sóng, giống như loài chim biển và cá. Nên thay vì sùi bọt mép ào đến chúng tôi như kẻ thù đáng sợ, chúng trở thành những người bạn tin cẩn, giúp chúng tôi liên tục an toàn tiến tới. Khi chúng tôi bị sóng gió xô dạt thì luồng hải lưu lại đồng thời đẩy bè đi đúng hướng tới phía trước. Truyen8.mobi

Nếu có một chiếc tàu gặp chúng tôi ngoài biển khơi vào một ngày bình thường nào đấy hẳn người trên tàu sẽ được thấy một bức tranh đầy vẻ thanh bình: một chiếc bè với cánh buồm màu vàng hoen gỉ căng gió thanh thản bềnh bồng trên những đợt sóng cồn ngầu bọt hướng về phía Polynesia.

Họ sẽ thấy phía sau bè một người đàn ông trần trùng trục, da nâu sạm, râu ria xồm xoàm đang vật lộn khổ sở với cần lái dài và những sợi dây thừng rối tung hoặc anh ta đang ngồi thiu thiu ngủ dưới nắng trên một chiếc vỏ thùng, ngón chân bình thản giữ cần lái.

Nếu người ấy là Bengt thì ta sẽ thấy anh nằm bẹp ở cửa lều, chúi mũi vào một trong bảy mươi ba quyển sách về xã hội học. Ngoài ra, Bengt còn được phong làm tiếp viên, có nhiệm vụ xếp đặt khẩu phần hàng ngày. Còn ta gặp Hermann ở ngoài lều bất cứ lúc nào. Hoặc anh ngồi trên ngọn cột buồm với những dụng cụ khí tượng hay đeo kính lặn chui dưới gầm bè kiểm tra một tấm gỗ chống dạt hoặc ngồi trong xuồng cao su kéo sau bè, mải miết với những quả bong bóng và những dụng cụ đo đạc lạ lùng. Anh là sếp kỹ thuật của chúng tôi, chịu trách nhiệm về quan sát khí tượng và thủy văn.

Knut và Torstein luôn bận rộn với những bình điện pin khô nhưng bị ướt nước biển, với mỏ hàn và những sơ đồ mạch điện. Họ phải đem hết kinh nghiệm trong thời chiến ra để giữ cho đài vô tuyến nhỏ xíu đặt cao hơn mặt nước khoảng ba mươi phân hoạt động dưới mưa phùn và sương. Đêm đêm họ thay nhau gửi báo cáo và quan sát khí tượng của chúng tôi lên không trung, được những nhà vô tuyến điện nghiệp dư nào đấy thu rồi chuyển tới Viện Khí tượng ở Washington và những nơi khác. Còn Erich dành phần lớn thì giờ vá buồm và bện lại dây thừng, nếu anh không bận đẽo hay phác họa những người đàn ông rậm râu hoặc những loài cá lạ. Trưa nào anh cũng cầm kính lục phân trèo lên một vỏ thùng, nhắm theo mặt trời để xem từ hôm qua chúng tôi đã đi được bao xa. Riêng tôi phải bù đầu vào việc ghi nhật ký hải trình, viết báo cáo, thu thập mẫu phiêu sinh vật, các loài cá và phim ảnh. Ai cũng có trách nhiệm và công việc của người nấy, không xen vào phần việc của người khác. Những việc chán ngắt nhất, như trực canh cần lái và làm bếp, được phân công đều. Mỗi người trực hai giờ ban ngày và hai giờ ban đêm. Còn chuyện bếp núc luân phiên từng ngày một. Thành ra trên bè không có nội quy gì, trừ việc người trực đêm phải quấn dây thừng quanh thân mình, dây thừng cứu hộ phải đặt ở nơi cố định, chỉ được ăn uống phía trước lều và phải giải quyết những chuyện chẳng đặng đừng ở cuối bè. Khi có việc quan trọng, chúng tôi triệu tập pow-vow(1)[1] theo kiểu người da đỏ, thảo luận cặn kẽ trước khi quyết định.

Một ngày trên chiếc Kon-Tiki bắt đầu bằng việc người cuối cùng trực đêm đánh thức người nấu bếp, anh ta sẽ ngái ngủ bò ra sàn bè đẫm sương, thu nhặt những con cá chuồn trong ánh nắng mai. Vì không ai thích nuốt cá sống (theo kiểu Polynesia hay Peru) nên chúng tôi rán cá bằng chiếc lò Primus kê trên một thùng gỗ buộc chặt trên sàn trước cửa lều. Cái thùng này là nhà bếp của chúng tôi, là chỗ tránh ngọn gió Mậu dịch hướng đông nam không ngừng thổi từ phía sau chếch vào mặt bè bên kia. Chỉ khi nào gió và sóng khiến ngọn lửa quá chao đảo thì thùng gỗ mới bị cháy xém. Một ngày đẹp trời kia anh nhà bếp ngủ gật. Cả giang sơn của anh ta bắt lửa, bén sang vách lều tre. Nhưng khi khói xông vào lều, đám cháy được dập tắt nhanh chóng, trên chiếc Kon-Tiki chúng tôi chưa khi nào phải tìm nước quá xa. Truyen8.mobi

Mùi cá rán tuy thơm nức nhưng không dễ đánh thức những con người đang ngáy khò khò trong lều tre nên đầu bếp thường phải dùng nĩa thọc họ dậy hay buộc phải hát lạc giọng bài “Giờ ăn tới rồi, mời anh xơi” cho đến khi ai cũng phải thức vì không nghe nổi nữa. Khi không thấy vây lưng cá mập dọc mạn bè, một ngày mới bắt đầu bằng màn nhảy ào xuống tắm trong Thái Bình Dương. Sau đó mới tới mục điểm tâm trên mạn bè.

Không thể phàn nàn gì về chuyện ẩm thực trên bè. Món ăn của chúng tôi gồm hai thí nghiệm, một dành cho đầu bếp và thế kỷ hai mươi, một dành cho Kon-Tiki và thế kỷ thứ năm. Torstein và Bengt được chọn làm đối tượng thí nghiệm, chỉ ăn những gói khẩu phần lương thực đặc biệt nho nhỏ xinh xắn chúng tôi cất sâu trong những khe trống giữa thân gỗ và sàn tre, vì họ không hề thích món cá và hải sản. Cứ vài tuần chúng tôi lại tháo dây buộc sàn tre, đem những gói lương thực lên cột chắc trước lều. Rõ ràng lớp nhựa đường dẻo trên giấy bồi chịu được nước biển thường xuyên bắn té chung quanh, trong khi những hộp đồ ăn để bên cạnh bị nước biển ăn mòn và hút kiệt hết nước.

Giả thử chiếc Kon-Tiki này, giống như chuyến vượt đại dương đầu tiên xưa kia, không biết đến nhựa đường hay những đồ hộp xinh xắn thì chúng tôi cũng không gặp vấn đề đáng kể nào về dinh dưỡng. Trong quá khứ, những thổ dân cũng chỉ dự trữ những thứ mang theo từ đất liền và tìm được trên biển. Chúng tôi xét đến hai khả năng lúc Kon-Tiki rời Peru sau khi thất trận ở hồ Titicaca. Vì là hiện thân của mặt trời về khía cạnh tôn giáo trong một dân tộc sùng bái thần Thái dương nên rất có khả năng ông đã dấn mình ra khơi, theo hướng mặt trời trong niềm hy vọng tìm thấy một vùng đất mới thanh bình hơn. Khả năng kia là ông cho những chiếc bè giong buồm dọc bờ biển Nam Mỹ, định sẽ lên lại đất liền xích trên phía bắc và kiến lập ở đấy một vương quốc mới, nhưng khi tìm cách tránh xa bờ biển và những tộc thù địch, có thể ông đã trở thành mồi ngon cho gió Mậu dịch và dòng chảy Humboldt - giống như chúng tôi bây giờ. Rồi gió to và luồng nước mạnh đẩy ông theo đúng nửa hình vòng cung lớn này về hướng mặt trời lặn.

Dù những người sùng bái mặt trời này theo phương án nào đi nữa, khi rời xa quê hương nhất định họ phải lo đầy đủ đồ ăn, thức uống. Thịt khô, cá và khoai lang là những món quan trọng nhất trong lương thực đơn sơ của họ. Trong quá khứ, khi từ bờ biển Peru hoang dại đâm ra biển họ trữ nước uống dồi dào trên bè. Thay vì vại đất nung, họ ưa dùng những vỏ nậm bầu to, chịu được va chạm. Thích hợp hơn nữa có thể là những ống tre to. Những lóng tre được đục xuyên rồi đổ nước vào qua một lỗ nhỏ ở đầu ống, sau đó dùng nút trám kín lại. Ba mươi đến bốn mươi ống tre này được cột chặt dưới sàn bè, vừa tránh được nắng, lại được nước biển mát - ở hải lưu Xích đạo khoảng 26 đến 27 độ C - tưới tạt chung quanh. Bằng cách này sẽ có được gấp đôi lượng nước mà chúng tôi cần cho suốt chuyến đi. Còn có thể mang theo nhiều nước uống hơn nữa, nếu buộc những ống tre dưới đáy bè, vừa không mất chỗ mà bè cũng không phải chở nặng thêm.

Chúng tôi thấy rằng sau hai tháng nước uống đã ôi, có mùi thum thủm. Nhưng sau khi vượt qua chặng biển đầu ít mưa ta sẽ tới vùng có mưa to, bổ sung được nguồn nước dự trữ. Chúng tôi chia mỗi người một lít một phần tư mỗi ngày mà thường cũng không dùng hết.

Ngay cả nếu những tiền bối của chúng tôi bị xua đuổi khỏi đất liền trong hoàn cảnh lương thực thiếu thốn thì họ cũng vẫn vượt qua được, chừng nào họ còn trôi dạt trên những dòng hải lưu đầy cá. Không ngày nào trong suốt chuyến đi mà chúng tôi không thấy cá bơi lượn quanh bè, “xung phong” để bị bắt. Bắt chúng rất dễ, chưa kể thứ cá chuồn tự nguyện nhảy lên bè. Thậm chí cá ngừ bonito lớn, thịt ngon cũng theo nước dạt lên sau bè rồi nằm giãy giụa ở đó khi nước tuôn qua những khe giữa các súc gỗ như một cái rây. Không thể nào đói được.

Những thổ dân bô lão rất rành cái cách mà nhiều người bị đắm tàu thời Thế chiến tìm ra, đó là có thể nhai cá sống cho đỡ khát. Ta cũng có thể ép lấy nước cốt cá bằng cách vắt những miếng cá thái nhỏ trong một chiếc khăn, hoặc khi con cá quá to ta có thể rạch hai bên lườn nó những rãnh nhỏ, những rãnh này sẽ mau chóng ứa đầy bạch huyết của cá. Nếu có gì khác ngon hơn để uống thì thứ bạch huyết cá này chẳng ngon lành gì. Nhưng lượng muối đủ thấp để giải quyết chuyện khát. Truyen8.mobi

Nhu cầu cho nước uống giảm hẳn, vì chúng tôi tắm thường xuyên và cứ để người ướt át nằm trong lều có bóng râm. Khi có cá mập lừng lững bơi quanh bè khiến không thể lặn ngụp tới nơi tới chốn được, ta chỉ cần nằm dài sau bè trên những súc gỗ, ngón tay và ngón chân móc chắc vào dây chằng, chỉ trong vài giây lượng nước Thái Bình Dương trong vắt tựa pha lê xối lên ta bằng mấy lần lượng nước trong bồn tắm.

Khi trời nóng khát khô cổ, ta liền nghĩ rằng cơ thể ta đương nhiên cần nước. Vì thế nên ta bù đắp khẩu phần nước mà chẳng ăn thua gì hết. Vào một ngày nắng tợn trong vùng biển nhiệt đới, ta có thể tợp thứ nước âm ấm kia đến ứ cổ mà khát vẫn hoàn khát. Lúc ấy cơ thể ta không cần nước mà, lạ lùng thay, cần muối. Bởi thế những khẩu phần lương thực đóng gói trên bè có thêm cả những viên muối trông như viên thuốc để ta chăm chỉ ngậm vào những ngày thật nóng, do mồ hôi làm giảm lượng muối trong cơ thể. Chúng tôi trải qua những ngày đứng gió và chịu nắng chang chang trên bè. Ta có thể uống sạch khẩu phần nước trong một hơi, khiến bụng ta ong óc, nhưng cái cổ phản phúc vẫn cứ đòi thêm. Vào những ngày ấy, chúng tôi pha hai mươi đến bốn mươi phần trăm nước biển vào khầu phần nước uống và lấy làm lạ vì thứ nước lợ này làm hết khát. Mãi sau đó chung tôi vẫn còn cảm thấy vị mặn của biển, nhưng cơ thể chưa bao giờ khó chịu. Nhờ thế, trữ lượng nước uống của chúng tôi giữ được lâu hơn hẳn. Một sáng nọ, đang ngồi ăn điểm tâm thì một con sóng lớn thình lình ào lên ập cả vào món cháo(1)[1] yến mạch của chúng tôi. Ngẫu nhiên chúng tôi khám phá ra rằng cháo yến mạch át được mùi nước biển. Truyen8.mobi

Các bô lão Polynesia còn nhớ được vài truyền thuyết kỳ lạ. Họ kể rằng những tiền bối của họ khi vượt biển đã mang theo một thứ lá cây nào đấy. Nhai nó sẽ bớt khát. Loại cây này còn có tác dụng giúp ta uống nước biển khi gặp tình huống bó buộc mà không bị đau ốm gì. Loại cây này không mọc trên những đảo Nam Thái Bình Dương, như thế chúng phải xuất xứ từ quê hương tổ tiên họ. Các nhà sử học Polynesia không ngừng nhắc đi nhắc lại luận thuyết này khiến những nhà nghiên cứu đương đại bắt đầu tìm hiểu. Họ đi đến kết luận chỉ có một loại cây duy nhất được biết có công dụng như thế, đó là cây coca(2)[1], ai cũng biết chỉ mọc ở Peru. Thời tiền sử ở Peru chính lá coca chứa chất cocain này được người Inca và những tiền bối đã biến mất của họ dùng rất thường. Ta thấy điều này qua những phát hiện ở các cổ mộ thời tiền Inca. Trong những chuyến đi rừng hay biển vất vả, họ mang theo những bó lá này để nhai suốt ngày chống khát và mệt mỏi, và trong một khoảng thời gian ngắn, nhai lá coca có thể uống nước biển mà vẫn vô hại.

Tuy không muốn thử loại lá này trên chiếc Kon-Tiki, nhưng ở phía trước bè chúng tôi có nhiều sọt đầy những loại cây khác vốn có dấu vết sâu đậm trên những đảo Nam Thái Bình Dương. Những chiếc giỏ này được buộc sát mái bên trong lều, tránh mưa nắng, những mầm non vàng và lá xanh theo thời gian đã đâm chồi mỗi lúc một dài hơn khỏi rọ, như một mảnh rừng nhiệt đới nhỏ trên bè. Khi những người Âu đầu tiên đặt chân tới những đảo Nam Thái Bình Dương, họ thấy những đồn điền lớn trồng khoai lang trên đảo Phục sinh, cũng như ở Hawaii và New Zealand. Những thứ khoai này cũng được trồng trên những đảo khác, song chỉ trong vùng Polynesia. Chúng hoàn toàn không được biết đến trên những vùng đất xa nữa về hướng tây. Khoai lang là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên những hòn đảo hẻo lánh, nơi người dân chủ yếu sống bằng cá. Nhiều truyền thuyết Polynesia xoay quanh thứ cây này. Theo truyền thuyết của họ, không ai khác hơn chính Tiki đã mang nó theo, khi cùng vợ là Pani rời bỏ quê hương của tổ tiên, nơi khoai lang là một trong những nguồn thực phẩm chính. Truyền thuyết ở New Zealand kể rằng khoai lang vượt đại dương theo những phương tiện giao thông không phải thuyền độc mộc mà bằng những thân cây “cột lại bằng dây thừng”.

Như đã biết, châu Mỹ là nơi duy nhất trên thế giới có cây khoai trước khi người Âu đến. Giống khoai lang Ipomoea batatas mà Kon-Tiki mang tới những hòn đảo chính là thứ khoai người da đỏ ở Peru canh tác từ xửa xưa. Khoai lang khô là lương thực quan trọng nhất của người đi biển Polynesia cũng như của những thổ dân Peru xa xưa. Trên những đảo Nam Thái Bình Dương, khoai lang chỉ tươi tốt khi được con người chăm bón, và vì nó không chịu nổi nước biển nên không thể giải thích việc nó lan tràn tới những hòn đảo cách biệt này do những dòng hải lưu đẩy dạt từ Peru qua 8000 kilômét. Sau khi các nhà ngôn ngữ học cho thấy rằng tất cả những hòn đảo rải rác trên Nam Thái Bình Dương đều gọi khoai lang là kumara thì cách giải thích một bằng chứng quan trọng như thế qua việc nó dạt trên biển lại càng khó. Người da đỏ xưa ở Peru cũng gọi loại khoai lang ấy là kumara. Tên gọi đã theo giống khoai vượt biển cả.

Một thứ cây trồng quan trọng khác ở Polynesia mà chúng tôi đem theo trên bè Kon-Tiki là quả bầu nậm, tên khoa học là Lagenaria vulgaris. Vỏ của nó cũng quan trọng như lớp thịt. Người Polynesia hơ khô nó trên lửa dùng làm bình đựng nước. Người Polynesia cũng cùng có chung với người Peru nguyên thủy loại cây đặc biệt nhiệt đới này, loại cây vốn có ít hơn nữa khả năng tự lan tràn qua trôi dạt theo đường biển. Những quả bầu nậm làm thành bình đựng nước được tìm thấy ở những ngôi mộ trên sa mạc hoang vắng thời tiền sử trên bãi biển Peru. Những bầu nậm này được dân đánh cá tại đây sử dụng hàng trăm năm trước khi những người lạ đầu tiên đặt chân lên những đảo ở Thái Bình Dương. Tiếng Polynesia gọi quả bầu nậm là kimi, từ này cũng tìm thấy nơi những người da đỏ ở Trung Mỹ, gốc rễ sâu đậm của nền văn hóa Peru. Truyen8.mobi

Ngoài một loạt cây trái nhiệt đới mà chúng tôi ăn trong mấy tuần trước khi chúng hư thối, trên bè còn có một loại cây thứ ba cũng giữ một vị trí quan trọng bậc nhất bên cạnh khoai lang trong lịch sử Thái Bình Dương. Chúng tôi chở theo hai trăm quả dừa, nước ngọt mát khiến chúng tôi nhai mỏi cả hàm. Dăm ba quả đã nảy mầm ngay, để rồi sau mười tuần lễ lênh đênh trên biển chúng tôi có trên bè nửa tá cây dừa non cao khoảng mười lăm phân, nhú lá xanh dày. Trước thời Columbus, dừa đã mọc trên bán đảo Panama cũng như ở Nam Mỹ. Nhà biên niên sử Oviedo chép rằng khi người Tây Ban Nha đến đây, cây dừa đã có rất nhiều ở Peru. Đồng thời chúng có mặt từ lâu ở mọi đảo trên Thái Bình Dương. Các nhà thực vật học chưa có chứng cớ chắc chắn chúng lan tràn trên biển theo hướng nào. Song ngày nay có một điều người ta đã tìm ra được: quả dừa tuy có lớp vỏ kiên cố cũng không vượt nổi đại dương mà không hư thối nếu không có bàn tay con người trợ giúp. Khi tới Polynesia, những quả dừa chúng tôi để trong sọt trên mặt bè vẫn ăn được và có khả năng nảy mầm. Khoảng một nửa kia để chung với số lương thực đặc biệt dưới đáy bè luôn có sóng. Quả nào cũng bị nước biển làm hư thối. Vả lại không quả dừa nào lại trôi trên biển nhanh hơn một chiếc bè balsa được gió đẩy đi. Trên quả dừa có những chỗ thấm nước, nhũn ra khiến nước biển thấm vào được. Hơn nữa, “Sở dinh dưỡng” của thần Neptune(1)[1] có thừa “cơ quan cảnh sát” ngăn chặn không cho những món ăn từ bán cầu này trôi tới bán cầu kia.

Vào những ngày biển lặng, bè của chúng tôi có thể giong buồm trôi thẳng vào giữa một đoàn chim trắng đang nhấp nhô trên sóng. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp loài én biển và những chim khác có khả năng ngủ trên sóng lớn, cách đất liền gần nhất cả nghìn hải lý. Nhìn bầy chim bé nhỏ bay tới gần, chúng tôi nhận thấy chúng chở trên lưng hai hoặc ba hành khách khác cùng lượn theo gió.

Khi chiếc Kon-Tiki trôi tới giống như một gã Goliath(1),[1] những “hành khách” này nhận thấy đây là một chiếc tàu đi nhanh và rộng rãi hơn nên chênh chếch ào xuống biển rồi lên bè đậu, trong khi bầy chim kia “lẻ loi” tiếp tục cuộc hành trình. Nghiễm nhiên chiếc Kon-Tiki nhan nhản những hành khách đi “lậu”. Đó là những con cua biển nhỏ bằng móng tay hoặc đồng năm öre(2)[1]. Chúng trở thành món khoái khẩu cho chúng tôi, những tay Goliath trên bè. Loài cua nhỏ bé này là lính tuần của thần Neptune. Thấy có gì ăn được, chúng liền đến trong nháy mắt. Một ngày nọ đầu bếp để sót một con cá chuồn rơi giữa khe gỗ, hôm sau tám tới mười con cua nhỏ này bám đầy xác cá, dùng càng xâu xé. Thường chúng rất nhát, trốn biệt ngay khi chúng tôi xuất hiện, nhưng trong một cái hốc nhỏ phía sau bè, ở bệ lái, có một con tên Johannes rất lành. Ngoài con vẹt đối với chúng tôi như đứa em út thích đùa, con cua cũng được nhận vào cộng đồng trên bè. Không có Johannes làm bạn thì người trực ngồi quay lưng về phía lều, bẻ lái dưới nắng nôi sẽ rất cô quạnh trên biển xanh mênh mông. Những con cua nhỏ khác thấy ánh sáng là lỉnh ngay và chỉ chăm chắm nhặt nhạnh vụn đồ ăn, như giống gián trên một con tàu bình thường. Nhưng con Johannes lại ngồi chình ình ở miệng hốc, giương mắt chờ đến giờ thay phiên trực, vì ai đến trực cũng đều mang theo vụn bánh hay một mẩu cá cho nó. Chỉ cần cúi nhìn xuống hốc là nó bò ra, chĩa đôi càng. Nó chớp miếng ăn từ tay chúng tôi rồi tọt ngay vào, đứng trước cửa hốc nhai tóp tép như cậu học trò liên tục thồn miếng ăn vào miệng.

Lũ cua bám như dây leo trên những quả dừa sũng nước nứt ra vì lên men. Còn bình thường chúng bắt lũ phiêu sinh vật hoặc những loài vật li ti khác bị sóng cuốn lên bè. Loài sinh vật nổi li ti trên biển này chính là thứ lương thực hảo hạng, ngay cả cho đám Goliath chúng tôi trên bè, miễn chúng tôi tìm ra cách để mỗi lần quơ được một vốc đầy.

 Ta biết rằng trong các loài phiêu sinh vật hầu như không nhìn thấy rõ này chứa chất bổ dưỡng rất cao. Chúng trôi dạt vô số theo những dòng hải lưu trên khắp các đại dương và không động vật nào trên biển lại không tồn tại dựa vào chúng. Cá và chim biển, dù to hay nhỏ, không trực tiếp ăn sinh vật nổi thì lại ăn những loài cá và hải vật khác sống bằng sinh vật nổi. Phiêu sinh vật (còn gọi là sinh vật phù du hay sinh vật nổi) là tên chung chỉ hàng nghìn loài vi sinh vật, trông thấy hoặc không trông thấy được, trôi nổi dưới mặt nước. Một số là thực vật nổi, số khác là trứng cá và những động vật li ti. Động vật nổi sống bằng thực vật nổi, còn thực vật nổi thì sống bằng ammoniac, nitrit và nitrat hình thành từ những thực vật phù du chết. Sống nhờ vào nhau, chúng cùng tạo thành nguồn lương thực cho mọi loài sống trong và trên mặt biển. Tuy li ti về kích thước, nhưng bù lại chúng rất nhiều. Trong những vùng nước giàu sinh vật phù du, một ly nước có tới cả nghìn con. Đã bao lần, sở dĩ người ta chết đói trên biển vì nghĩ rằng chỉ sống được bằng thứ cá lớn bắt bằng xiên, lưới hay lao. Trong khi họ đúng là đang lênh đênh trên một thứ xúp cá tươi hòa loãng. Nếu ngoài lưỡi câu và lưới họ có được thứ dụng cụ đủ khít để lược thứ xúp họ đang trôi trên đó thì sẽ có được một món trầm lắng bổ dưỡng: sinh vật nổi. Có thể trong tương lai con người sẽ hiểu được cần thu hoạch sinh vật nổi từ biển như xưa kia từng học thu lượm ngũ cốc. Một hạt ngũ cốc chẳng làm nên cơm cháo gì, nhưng một lượng lớn sẽ thành lương thực.

Nhà sinh vật học hải dương, tiến sĩ A.D. Bajkov đã gợi ý và gửi tới chúng tôi một cái vợt đủ khít cho những thứ chúng tôi muốn bắt. Nó bằng tơ với gần ba nghìn mắt lưới trên một inch vuông, giống cái túi hình móng ngựa khâu vào một khung sắt tròn rộng chừng 1,5 bộ kéo theo sau bè. Giống hệt như câu cá, vớt được nhiều ít tùy nơi, tùy lúc. Càng về phía tây, biển ấm hơn, càng ít đi. Còn tối đến vớt được nhiều nhất, hẳn là lắm loài vi sinh vật lặn xuống sâu khi trời sáng. Truyen8.mobi

Nếu trên bè không có chuyện gì khác cho qua thì giờ hẳn việc nhúng mũi vào cái vợt vớt phiêu sinh vật này cũng đủ để tiêu khiển, không phải vì mùi, bởi nó kinh lắm, cũng không phải để kích thích cho ăn ngon, vì cái thứ hổ lốn này trông khiếp chết được. Nhưng khi chúng tôi đổ lên một miếng ván rồi quan sát bằng mắt thường từng con vật li ti thì thấy chúng đúng là muôn hình vạn sắc.

Phần lớn là loài tôm bé tí tẹo (tên khoa học là Copepoda) tức nhóm Chân chèo hay những trứng cá trôi lềnh bềnh, nhưng cũng có cả ấu trùng cá và những loài giáp xác, những con cua nhỏ xíu đủ màu sắc, sứa và cơ man những sinh vật bé nhỏ như thể chúng hiện ra từ trí tưởng tượng của Walt Disney. Có những con làm liên tưởng đến loài thủy quái lập lòe có vây, những con khác giống như loài chim tí hon mỏ đỏ với vỏ cứng thay vì lông. Sự sáng tạo mãnh liệt của thiên nhiên trong thế giới sinh vật phù du thật vô cùng tận, nơi đây thậm chí người nghệ sĩ siêu thực cũng sẽ cảm thấy thua kém.

Phía dưới Xích đạo, nơi dòng hải lưu lạnh Humboldt ngoặt về hướng tây, cứ vài giờ chúng tôi lại đổ đi hàng ký lô thứ cháo vi sinh vật từ cái vợt. Vi sinh vật đóng dày như một chiếc bánh mềm nhiều lớp màu mè, nâu, đỏ, xám và xanh lục, tùy theo chúng tôi đi qua vùng sinh vật nổi nào. Đêm đêm, nếu đó là loài phát sáng, ta có cảm tưởng như kéo một cái túi kim cương lấp lánh. Khi cầm nó trong tay, kho tàng lấy được từ biển cả kia biến thành hàng triệu con tôm nhỏ li ti và ấu trùng cá lóng lánh lân tinh như một đống than hồng âm ỉ lập loè trong đêm tối. Rồi khi chúng tôi trút vào thùng, lớp “bột” trào ra như thứ cháo đom đóm lấp lánh. Món thu hoạch ban đêm này nhìn xa đẹp bao nhiêu thì trông gần kinh tởm bấy nhiêu. Mùi càng buồn nôn, thì ngược lại vị càng ngon, nếu ta đủ can đảm cho một muỗng vào miệng. Nếu có nhiều thứ tôm tí tẹo, vị sẽ giống pa tê tôm con, tôm hùm và cua. Nếu nhiều trứng cá, vị sẽ giống caviar(1)[1], thỉnh thoảng lại giống hàu. Thực vật nổi hoặc quá nhỏ nên theo nước lọt khỏi lưới, hoặc đủ lớn để dùng ngón tay vớt ra được. Đôi khi lẫn cả những động vật ruột khoang to và nhầy giống thịt đông, khác nào có tóc rơi vào bát xúp, làm liên tưởng đến những quả bóng thủy tinh dài vài phân, ngoài ra còn cả sứa. Chúng đắng, phải lựa bỏ ra. Còn lại ăn được tất, ăn sống hoặc nấu với nước ngọt làm cháo hay xúp. Chúng tôi không thống nhất về vị của món này. Hai người chê sinh vật nổi không ngon, hai người khác bảo rằng ngon, hai người còn lại chỉ nhìn chứ không dám ăn. Về mặt bổ dưỡng nó hoàn toàn ngang với luc giáp xác to, thêm gia vị và khéo nấu chắc chắn sẽ thành món hảo hạng cho những ai thích đồ biển. Thứ vi sinh vật này có đủ calory. Bằng chứng là cá voi xanh, loài vật lớn nhất thế giới, chỉ sống bằng sinh vật nổi. Kiểu bắt này của chúng tôi mới xoàng xĩnh làm sao, khi một con cá voi luợc hàm bơi qua cho chúng tôi thấy cách nó lọc nước biển lấy sinh vật nổi qua tấm lược bằng chất sừng celluloid đơn giản như thế nào.

“Các bạn xem kìa”, Torstein và Bengt nói với vẻ khinh thường khi lưới của chúng tôi biến mất tiêu trong sóng nước. “Cứ thử châm một que diêm vào tấm lược của nó mà xem, sẽ thấy khét lẹt mùi celluloid cháy.”

Cho đến nay tôi chỉ đứng trên tàu nhìn cá voi từ xa và có lần thấy cá voi nhồi cách nửa mét trong Viện bảo tàng. Nhưng tôi chưa bao giờ có cảm tình với cái khối khổng lồ này như với loài vật máu nóng, chẳng hạn ngựa hay voi. Tuy về mặt sinh vật học tôi thừa nhận cá voi đúng là loài vật bốn chân. Còn về bản chất, tôi vẫn thấy nó hoàn toàn là một con cá to máu lạnh. Nhưng trái lại, cảm nghĩ của chúng tôi khi những con cá voi to kềnh trườn tới sát bè lại hoàn toàn khác hẳn. Một ngày trời đẹp nọ chúng tôi, như thường lệ, ngồi ăn trên mép bè, thật gần nước để chỉ cần cúi ra sau là rửa được bát đĩa. Bỗng dưng chúng tôi hoảng hốt nhảy dựng lên, khi phía sau có tiếng thở phì phì nặng nề như một con ngựa đang bơi, rồi một con cá voi khổng lồ trồi lên nhìn chúng tôi chằm chằm, gần đến nỗi chúng tôi nhìn sâu vào cái lỗ phun bóng nhẫy như giày da láng. Thật lạ thường khi nghe tiếng thở phì phò trên biển cả, nơi hết thảy sinh vật không phổi lướt đi, nhiều lắm là vẫy vây tanh tách, khiến chúng tôi thật sự thấy mối tình họ hàng nồng đậm với người bạn già “cùng hội cùng thuyền”, đang lạc lối, giống chúng tôi, tít ngoài biển cả. Khác với con mập cá voi lạnh lùng, mặt như mặt cóc nọ, không hề nghĩ đến chuyện ngóc đầu lên thở hít không khí trong lành, ở đây chúng tôi có một vị khách làm liên tưởng đến một con hà mã vui tính được nuôi nấng chu đáo trong một vườn thú. Nó vẫn tiếp tục vui vẻ phì phò trước khi lặn mất tăm, gây cho tôi mối thiện cảm đầy ấn tượng.

Cá voi thường hay đến thăm. Phần nhiều là các loài cá voi phụt nước và có răng, nổi từng đàn nghịch ngợm quanh bè, thỉnh thoảng có cả những con cá nhà táng béo căng và cá voi lược hàm lớn, hoặc đi lẻ tẻ hoặc thành từng đàn nhỏ. Đôi khi chúng bơi qua giống như một con tàu phía chân trời, chốc chốc lại phụt lên những tia nước, thỉnh thoảng bơi thẳng về phía chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần đón chờ một vụ va đụng nguy hiểm, khi lần đầu tiên một con cá voi kềnh càng nhường ấy đổi hướng nhắm thẳng chiếc bè bơi tới. Nó càng đến gần, chúng tôi càng nghe rõ nó phì phò nặng nề từng hơi dài mỗi khi nhô đầu khỏi mặt nước. Như một con thú da dày dị dạng trên đất liền, nó bơi ào ào. Nó chẳng có gì gọi là giống loài cá, như con dơi chẳng có gì giống loài chim. Nó lừng lững tiến tới mạn trái bè, nơi cả lũ chúng tôi đang đứng, trong lúc một người ngồi trên đỉnh cột buồm kêu xuống rằng anh thấy thêm bảy tám con nữa cũng đang trên đường bơi về phía chúng tôi. Cái trán đen bóng tuyệt vời của con thứ nhất còn cách chúng tôi không quá mười mét thì nó lặn xuống. Rồi chúng tôi thấy cái lưng đồ sộ màu xanh đen lướt êm dưới bè, ngay dưới chân chúng tôi. Nó đứng yên một lúc, đen ngòm, còn chúng tôi nín thở khi nhìn xuống cái lưng khổng lồ gồ lên của loài vật có vú này, dài hơn chiếc bè rất nhiều. Tiếp đó nó từ từ tiếp tục lặn xuống làn nước xanh xanh và biến khỏi tầm mắt chúng tôi. Trong khi đó, chúng tôi tận mắt chứng kiến cả một đàn, nhưng chúng không hề định làm hại chúng tôi. Những con cá voi dùng sức mạnh ghê gớm của chúng, lấy đuôi quật đắm những tàu săn có lẽ do chúng bị tấn công trước. Suốt buổi sáng cả lũ thở phì phò và phụt nước quanh chúng tôi. Những cột nước vọt lên không trung ở những chỗ chúng tôi không ngờ tới nhất, nhưng chúng không hề chạm đến bè hay bánh lái. Quả thật chúng thích thú được tự do nô đùa trong sóng nước và nắng ấm. Gần trưa, cả bầy lặn xuống và biến mất như theo một tín hiệu nào đấy. Truyen8.mobi

Không phải chúng tôi chỉ thấy cá voi dưới bè mà thôi. Khi lật những tấm thảm cói lên chúng tôi nhìn xuống làn nước trong vắt qua khe giữa những thân gỗ. Chờ một lúc là thấy một vây ngực hay vây đuôi và rồi nguyên con cá bơi qua trước những con mắt sửng sốt của chúng tôi. Nếu những khe này rộng hơn vài inch thì chúng tôi có thể thoải mái vừa nằm trên “giường” vừa buông dây dưới tấm thảm để câu được.

Chịu khó bám theo bè nhất là cá nục heo và cá hoa tiêu. Từ lúc những con cá nục heo đầu tiên bám theo chúng tôi ở Callao, trong suốt chuyến đi không ngày nào thiếu những con cá lớn này bơi quanh bè. Không biết trên bè có gì lôi cuốn chúng. Hoặc đó là tác dụng ma thuật của tiếng bè cọ sát hoặc mảnh vườn của chúng tôi thừa thãi món ăn gồm tảo, rong biển và ngao bám lòng thòng như tràng hoa ở các thân gỗ và bánh lái. Mới đầu chỉ là một lớp mỏng rêu xanh láng, nhưng rồi những đám tảo xanh phát triển với tốc độ không ngờ. Thành thử Kon-Tiki nhanh chóng giống như một thủy thần râu ria rậm rạp di chuyển từ từ trên sóng, còn bên trong đám tảo trở thành nơi cư trú ưa chuộng của những cá con nhỏ xíu và những hành khách đi chui - chẳng hạn những con cua.

Bấy giờ trên bè có nguy cơ càng lúc càng nhiều kiến. Một thứ kiến nhỏ hẳn đã ở trong một cây gỗ, rồi đến khi ra khơi nước ngấm vào gỗ chúng lúc nhúc bò ra, vào cả túi ngủ của chúng tôi. Chúng tràn lên mọi thứ, đốt và hành hạ đến nỗi chúng tôi nghĩ rằng hẳn là chúng sẽ đuổi chúng tôi khỏi bè. Nhưng về sau, càng ngày trên biển càng ướt át hơn, chúng mới thấy rằng đây không phải đất dụng võ của chúng. Chỉ ít con chịu đựng nổi cho tới khi chúng tôi đến bờ biển bên kia. Ngoài giống cua ra, lũ ngao dài từ ba đến bốn phân thích ở trên bè hơn cả. Chúng sinh sôi nảy nở hàng trăm con, nhất là ở phía khuất gió. Chúng tôi vừa mới bắt để nấu xúp thì lũ ấu trùng đã sinh sôi và lớn rồi.

Ngao mát và rất ngon. Chúng tôi ngắt tảo làm xa lát, ăn được, nhưng không ngon mấy. Tuy không tận mắt chứng kiến lũ cá nục heo kiếm ăn trong khu vườn của chúng tôi, nhưng vẫn luôn thấy chúng quay cái bụng lóng lánh lên trời và cọ dưới những thân cây.

Cá nục heo là một loại cá nhiều màu sắc ở vùng biển nhiệt đới, đừng nhầm với cá heo là loài cá voi nhỏ có răng. Bình thường cá nục heo dài từ 1 đến 1,35 mét, mình dẹp, đầu và phần cổ rất to. Có lần chúng tôi bắt được một con dài 1,34 mét mà đầu cao tới 37 phân. Màu nó tuyệt đẹp. Dưới nước nó lóng lánh xanh lơ và xanh lục, như con nhặng, vây óng ánh vàng kim. Nhưng kéo nó lên bè chúng tôi được chứng kiến một cảnh lạ mắt. Khi chết, nó từ từ đổi màu, mới đầu thành xám bạc với những chấm đen, cuối cùng là một màu trắng bạc. Sau bốn, năm phút nó từ từ trở lại màu cũ. Ngay cả dưới nước cá nục heo cũng có thể đổi màu tùy lý do, giống như tắc kè hoa. Chúng tôi thường thấy một giống cá “hoàn toàn mới” ánh màu đồng, khi nhìn gần hóa ra vẫn là những con cá nục heo, bạn đồng hành cũ.

Cái trán cao khiến cá nục heo có dáng dấp một con chó bulldog bẹt mặt. Cái trán luôn nhô trên mặt nước khi loài cá ăn thịt này phóng ào ào như quả ngư lôi đuổi theo đàn cá chuồn đang trốn chạy. Khi cao hứng, nó nghiêng mình lấy hết đà vọt lên không rồi rơi bạch xuống như cái bánh rán to, làm nước tung tóe. Vừa rơi xuống nó lại vọt lên, cứ thế trên những con sóng biển. Con khi bực mình, chẳng hạn lúc bị chúng tôi kéo lên bè, nó cắn. Torstein phải đi cà nhắc một thời gian khá lâu với ngón chân cái quấn vải, vì trót nhét chân vào mõm một con cá nục heo và bị nó ngoạm. Lúc trở về quê nhà, chúng tôi được biết cá nục heo tấn công và thú vị xơi những người tắm biển. Chúng tôi nào phải dũng cảm gì đâu, tuy ngày ngày vẫn thường lội tắm giữa bọn chúng, song có lẽ chúng không thích thịt chúng tôi lắm. Nhưng cá này là loài thú dữ đáng sợ, vì chúng tôi đã thấy trong dạ dày nó cả cá mực lẫn những con cá chuồn còn nguyên.

Cá chuồn là món chúng ưa thích nhất. Nghe tiếng đập trên mặt nước, lập tức chúng nhắm mắt lao đến, hy vọng đó là cá chuồn. Thỉnh thoảng sáng ngái ngủ, vừa mới chui ra khỏi lều, mắt nhắm mắt mở nhúng bàn chải đánh răng xuống biển, chúng tôi giật nảy người choàng tỉnh, khi một con cá nặng mười lăm ký từ dưới đáy bè vọt lên như một tia chớp, tiu nghỉu bập răng vào chiếc bàn chải. Còn khi chúng tôi ngồi ngay ngắn hiền lành ăn sáng thì chúng vọt lên cao, biểu diễn màn một bên thân đập mạnh xuống làm nước biển ướt khắp lưng chúng tôi, bắn cả vào món ăn.

Một bữa chúng tôi đang ăn trưa, Torstein trổ tài bắt cá tuyệt đỉnh. Đang ăn anh đột nhiên bỏ nĩa, thọc tay xuống biển. Chưa ai hiểu ất giáp gì thì một con cá nục heo to đã giãy giụa ngay giữa chúng tôi. Hóa ra mấy “móng vuốt” của Torstein túm đầu một sợi dây câu ngắn đang lờ lững trôi qua. Đầu kia lủng lẳng con cá nục heo bị bắt sống cùng với cái lưỡi câu mà mấy ngày trước nó đã lồng lộn cắn đứt dây câu của Erich.

Không ngày nào không có sáu, bảy con cá nục heo bơi lượn quanh hay dưới bè. Ngày ít có thể chỉ hai, ba con, nhưng hôm sau có thể lên tới ba, bốn chục con cùng lúc. Thông thường, nếu muốn ăn trưa với cá tươi chỉ cần báo cho nhà bếp trước hai mươi phút. Anh ta chỉ việc móc nửa con cá chuồn vào lưỡi câu rồi buộc vào một khúc tre ngắn. Nhanh như chớp con cá nục heo rẽ nước với cái trán tuyệt vời của nó lao đến đớp mồi, hai ba con khác theo sau. Cá nục heo là thứ cá “chịu chơi”, chứ không phá đám. Cá tươi chắc thịt, ngon như cá tuyết và cá hồi. Sau hai ngày vẫn ăn được. Nhưng chúng tôi đâu cần, vì biển cả thừa mứa mà. Truyen8.mobi

Chúng tôi làm quen với cá hoa tiêu theo một cách khác. Một con cá mập dẫn chúng đến và sau khi chết, nó để lại cho chúng tôi tiếp nhận lũ này. Lênh đênh trên biển chưa bao lâu chúng tôi được con cá mập đầu tiên tới thăm viếng và chuyện gặp cá mập trở thành hầu như thường ngày. Có khi chúng chỉ tới bè để “thanh tra”, rồi lại tiếp tục kéo đi săn mồi. Nhưng thường thì chúng bơi theo luồng nước của chúng tôi, sát sau bánh lái. Chúng lặng lẽ bơi theo, khi quay sang mạn phải, lúc sang mạn trái, thỉnh thoảng mới khoan thai quẫy đuôi để theo kịp tốc độ bè đang nhẹ trôi. Ánh nắng chiếu sát dưới mặt nước khiến thân hình xám xanh của chúng có màu nâu. Chúng lượn theo sóng, khi trồi khi ngụp, vây lưng luôn chọc lên không, lộ chân tướng. Gặp ngày biển động, sóng lớn thường nâng chúng lên cao hơn cả bè, khiến chúng tôi thấy được ngang thân chúng chẳng khác sau một bức tường kính, trong lúc chúng bệ vệ bơi với một bầy lúc nhúc cá hoa tiêu nhỏ trước cái mõm rộng. Trong một vài giây, trông có vẻ như chúng và lũ tùy tùng vằn vện đang bơi thẳng lên bè của chúng tôi, nhưng chiếc bè duyên dáng chồm qua đầu ngọn sóng, rồi chuồi xuống phía bên kia.

Mới đầu chúng tôi rất ngại cá mập vì tiếng tăm và hình dáng gây khiếp sợ của nó. Trong thân hình thuôn thuôn ít gây sức cản này toàn cơ bắp như thép với một sức mạnh kinh khủng. Cái đầu dẹp to bè, với đôi mắt nhỏ xanh như mắt mèo và cái miệng toang hoác có thể nuốt chửng nhiều quả bóng đá, chứa sự thèm khát lạnh lùng.

Khi người giữ lái kêu: “Cá mập ở mạn phải!” hay “Cá mập ở mạn trái!” là chúng tôi chạy ra đứng dọc thành bè, tay lăm lăm lao và chĩa ba. Nó thường lượn quanh bè, vây lưng sát thân gỗ. Sự kiêng nể cá mập tăng lên khi chúng tôi thấy những chiếc chĩa ba quằn như cọng bún khi đâm phải lớp da lưng tựa áo giáp sần sùi khác nào giấy nhám và mũi lao gãy trong trận giao chiến hăng say. Nếu đâm thủng da nó, thấu tới lớp sụn và những bó bắp thịt thì chúng tôi chỉ được một phen vật lộn ghê gớm, nước nổi sóng ầm ầm cho đến lúc con cá mập giựt ra được và biến mất, để lại một vết dầu loang trên mặt biển.

Để tiết kiệm những mũi lao cuối cùng, chúng tôi bó những lưỡi câu cứng nhất, buộc lòng thòng bằng những sợi dây thép xoắn chặt vào một khúc dây cấp cứu, nhét vào xác một con cá nục heo còn nguyên vẹn rồi ném mồi xuống biển. Con cá mập thản nhiên và tự tin lại gần, hếch mõm lên khỏi mặt nước, đột nhiên há cái miệng lớn hình bán nguyệt, đớp gọn cả con cá nục heo. Và rồi nó mắc câu. Một trận kịch chiến diễn ra. Con cá mập điên cuồng quẫy đập làm nước sủi bọt, nhưng chúng tôi giữ chắc dây, kéo con vật đang vùng vẫy tới sát những thân gỗ phía sau bè. Ở đây nó nằm chờ đợi, chỉ há toang hoác cái họng như để đe dọa chúng tôi với hai hàm đầy răng song song nhọn hoắt như lưỡi cưa. Chúng tôi đợi một con sóng lớn để vần nó lên trên khúc đuôi những thân gỗ dưới thấp, trơn những rêu. Sau khi xảo quyệt quấn thòng lọng quanh vây đuôi nó, chúng tôi rút lui chờ nó hết giãy giụa. Truyen8.mobi

Trong lớp sụn của đầu con cá mập đầu tiên chúng tôi tìm thấy một trong những mũi lao của mình. Nên mới đầu chúng tôi cho rằng đó là lý do khiến nó chống cự không mấy hăng. Nhưng về sau chúng tôi câu được hết con cá mập này đến con khác, theo cùng phương pháp này - lần nào cũng suôn sẻ cả. Cho nó tha hồ kéo, giật. Tuy khó thao tác, vì nó quá nặng, nhưng rồi nó cũng nản, trở nên thuần, không khi nào dùng hết sức mạnh kinh hồn của nó, miễn là chúng tôi giữ dây thật căng để lúc co kéo nó không giành được một phân nào. Những con cá mập bị chúng tôi kéo lên bè dài khoảng hai đến ba mét. Vừa cá mập xanh lẫn cá mập nâu. Lớp da che những bó bắp thịt của loại cá nâu ngay cả dao sắc cũng khó đâm thủng, trừ khi đâm hết sức - nhưng cũng không dễ. Da bụng nó cũng khó đâm thủng như da lưng. Năm khe mang hai bên cạnh đầu là chỗ duy nhất khiến nó có thể bị đả thương.

Khi kéo cá mập lên, thường có những con cá ép đen đủi và nhơn nhớt hút chặt thân nó. Với cái vòi như chiếc đĩa hình bầu dục trên cái đầu dẹp chúng hút chặt đến nỗi nắm đuôi kéo hết sức cũng không ăn thua. Nhưng chúng tự nhả ra được và nhảy đi, rồi chỉ một giây sau lại bám vào chỗ khác. Khi thấy không thể tiếp tục kiên nhẫn bám cứng con cá mập, vì ông chủ nhà này không tỏ dấu hiệu gì trở lại biển, chúng liền nhảy đi, biến mất giữa những khe cây để kiếm một con cá mập khác. Nếu chưa tìm được ngay, trong khi chờ đợi chúng bám tạm lên da một con cá nào khác. Cá ép dài cỡ một ngón tay tới một bộ. Chúng tôi đã thử cách các ngư phủ thổ dân vẫn dùng khi bắt được con cá ép sống. Ấy là họ buộc dây quanh đuôi nó rồi để nó bơi đi. Nó sẽ bám chặt vào con cá nào nó gặp và nếu may mắn, ngư ông có thể túm đuôi con cá ép kéo cả hai về. Chúng tôi không có may mắn ấy. Mỗi lần chúng tôi thắt dây quanh đuôi con cá ép rồi quăng xuống biển, nó chậm rãi bơi một đoạn ngắn, rồi hút chặt ngay vào bè. Hẳn là nó thành tâm tin rằng gặp được một con cá mập khổng lồ. Nó cứ bám lỳ ở đó, mặc cho chúng tôi tha hồ kéo. Dần dần chúng tôi có thêm nhiều con cá ép nhỏ này. Chúng đung đưa giữa đám thảm thực vật bên mạn bè. Từ đấy chúng cùng đi với chúng tôi qua Thái Bình Dương.

Nhưng cá ép vừa ngu vừa xấu nên không trở thành con vật nuôi “trong nhà” dễ thương như cá hoa tiêu, bạn đồng hành vui nhộn của nó. Loại cá hoa tiêu này nhỏ, hình giống điếu xì gà, vằn vện, bơi thành đàn rất đông ngay trước mõm cá mập. Nó có tên gọi này vì từ lâu ta tưởng rằng nó dẫn đường cho cá mập, gã bạn mù dở của nó qua biển cả. Thật ra cá hoa tiêu chỉ bơi theo quanh cá mập thôi; khi nó bơi tới vật gì đó thì chỉ vì nó tìm thấy thức ăn cho chính nó.

Cá hoa tiêu cũng theo chủ nó cho đến giây phút cuối cùng. Nhưng vì chúng không hút chặt được như cá ép lên da con vật khổng lồ này nên chúng náo loạn khi chủ đột nhiên biến mất, không thấy trở về. Chúng hoang mang bơi tứ tung tìm kiếm. Chúng luôn luôn quay trở lại ngoe nguẩy quanh đuôi bè, nơi con cá mập đã ... thăng thiên. Thời gian trôi qua mà cá mập không quay lại, chúng phải tìm một chủ mới. Nơi đây, còn chủ nào gần hơn chiếc Kon-Tiki?

Nằm trên mạn bè, thò đầu xuống làn nước sáng trong veo, chính chúng tôi cũng thấy bè giống bụng một con thủy quái. Đuôi nó là chiếc bánh lái, những tấm chống dạt như những vây to thõng xuống. Giữa những thứ đó lũ cá hoa tiêu vừa được thu nhận trung thành bơi bên nhau, không còn hoang mang trước khuôn mặt người đang sủi bọt. Có thể có một con tách ra ngửi mũi chúng tôi rồi lại yên tâm quay về chỗ cũ, bơi trong đoàn tùy tùng mẫn cán.

Lũ cá hoa tiêu của chúng tôi chia thành hai đàn tuần tra. Phần đông bơi giữa những tấm chống dạt, trong khi những con khác bơi thành hình rẻ quạt duyên dáng trước mũi bè. Thỉnh thoảng khi bè lướt qua một miếng mồi chung liền tách ngang để đớp. Sau những bữa ăn, khi trút xô thức ăn thừa ngay bên cạnh xuống biển thì như thể chúng tôi trút thêm nguyên một thùng xì gà đầy cá hoa tiêu vằn lên đấy. Chẳng miếng mồi nào, dù nhỏ, mà chúng không ngửi. Nếu không phải món thực vật chúng liền biến ngay vào đấy. Những con cá nhỏ dễ thương này thích nghi với sự che chở của chiếc bè với lòng tin trẻ thơ, đến nỗi chúng tôi, giống con cá mập, săn sóc chúng như thể cha chú. Chúng trở thành những “gia súc” trên biển của Kon-Tiki. Trên bè, tuyệt đối cấm kỵ đụng tới cá hoa tiêu.

Nhiều con trong đoàn tùy tùng của chúng tôi còn bé tẹo, chưa dài được một inch, trong khi phần lớn đã gần nửa bộ. Khi con cá mập voi mang mũi lao của Erich trên đầu, bỏ chạy nhanh như chớp thì một phần lũ cá hoa tiêu của nó đi theo kẻ chiến thắng. Những con này phần lớn dài hai bộ. Sau một loạt thắng lợi mới, Kon-Tiki nhanh chóng có đoàn tùy tùng khoảng bốn mươi đến năm mươi cá hoa tiêu. Nhiều con trong số này mê sự di chuyển chậm rãi của chiếc bè và món ăn thừa hàng ngày của chúng tôi đến nỗi theo chân hàng nghìn cây số. Truyen8.mobi

Nhưng đôi khi có những con không trung thành. Một ngày nọ, tôi đang đứng giữ lái, chợt nhận thấy mặt biển phía nam sôi sùng sục. Rồi một đàn cá nục heo rất đông đang lao trên sóng - như những trái thủy lôi màu bạc. Chúng không thanh thản đập một bên thân trên nước như mọi khi, mà phóng như điên cuồng, bay hơn là xé nước. Những cồn sóng xanh dài biến thành một bãi hỗn loạn trắng xóa bọt nước của lũ cá đang nhảy lên trốn chạy, phía sau, một cái lưng đen như chiếc xuồng đua phóng ngoằn ngoèo trên mặt nước. Những con cá nục heo tuyệt vọng nhô lên hụp xuống thẳng hướng chúng tôi. Tới trước bè chúng lặn xuống, trong khi cả trăm con khác hợp thành một đàn dày đặc ngoặt về phía đông, khiến cả vùng biển sau bè lấp lánh màu sắc. Cái lưng bóng nhẫy phía sau chúng nửa thân nổi trên mặt nước, lặn một vòng rất đẹp dưới bè, rồi từ phía sau nó vọt lên như trái thủy lôi, đuổi theo bầy cá nục heo. Đó là một con cá mập xanh rất to, dài năm đến sáu mét. Đột nhiên nhiều con cá hoa tiêu của chúng tôi biến mất. Chúng tìm thấy ở nó một “người hùng biển cả” lôi cuốn hơn chúng tôi.

Con vật trên biển cả mà các chuyên gia lưu ý chúng tôi hết sức đề phòng lại là loài bạch tuộc khổng lồ, vì nó có thể leo lên bè. “Hội Địa lý học” ở Washington đã cho chúng tôi xem những tấm hình đầy ấn tượng chụp bằng đèn chớp trong một vùng trên dòng hải lưu Humboldt. Đây là nơi vô số con mực khổng lồ khủng khiếp này ưa thích và ban đêm vẫn trồi lên mặt nước. Chúng tham ăn đến độ nếu một con đớp mồi và bị mắc câu, con khác liền đến ăn thịt ngay người anh em này. Những cái râu của chúng đủ sức giết cá mập to và cảnh cáo cả cá voi lớn, hơn nữa nó còn một cái mỏ khổng lồ như mỏ chim ưng ẩn kín giữa những râu. Họ nhắc nhở chúng tôi rằng trong đêm tối chúng bơi đi với những con mắt sáng như lân tinh, râu của chúng đủ dài để sờ mó mọi ngóc ngách, nếu chúng thấy không nên bò lên bè. Chúng tôi chẳng thú vị tí nào trước viễn cảnh ban đêm bị một râu mực lạnh ngắt quấn quanh cổ, lôi khỏi túi ngủ. Thành thử ai nấy đều thủ sẵn một con dao rựa, giống như chiếc gươm, phòng trường hợp một ngày nào đó bừng tỉnh giấc với những râu mực sờ soạng quấn quanh người. Đây là điều làm chúng tôi không thoải mái hơn cả trong những chuyện sẽ phải đối đầu lúc khởi hành, nhất là khi những chuyên gia về biển ở Peru cũng có cùng quan điểm và chỉ cho chúng tôi trên bản đồ vùng nguy hiểm nhất, ngay giữa dòng Humboldt.

Đi đã khá lâu mà chúng tôi không hề thấy một con mực nào, trên bè cũng như ngoài biển. Nhưng một buổi sáng có dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bè đang trôi trên luồng nước ấy. Khi mặt trời mọc, chúng tôi tìm thấy trên bè một con mực non, lớn cỡ con mèo. Nó tự leo lên bè bằng chính sức nó vào ban đêm và giờ đây nằm chết, râu quấn quanh thân tre trước cửa lều. Quanh nó loang lổ một vũng mực đen sệt. Sau khi dùng thứ mực này, như một loại mực Tàu, viết vài trang nhật ký hải trình chúng tôi ném xác nó xuống biển, gây niềm vui cho lũ cá nục heo.

Chúng tôi cho rằng sự kiện nhỏ nhoi này là điềm báo trước về những vị khách lớn hơn vào ban đêm. Bạch tuộc con còn leo lên bè được thì những cha chú háu đói của nó tất nhiên cũng thế. Tổ tiên của chúng tôi hẳn từng có cảm nghĩ hệt như vậy khi họ ngồi trên những thuyền Viking nghĩ đến rồng. Nhưng sự kiện kế tiếp khiến lũ chúng tôi náo động. Một buổi sáng chúng tôi tìm thấy một con mực nhỏ hơn nữa trên nóc lá dừa làm chúng tôi suy nghĩ nát óc. Không thể do nó tự leo lên đấy, vì vết mực chỉ thu hẹp quanh nó trên mái thôi. Mặt khác, nếu do một con chim biển đánh rơi thì nó không thể nguyên vẹn mà không có vết mỏ chim được. Chúng tôi đi tới kết luận rằng sóng nước hất nó lên đấy, nhưng không có ai trực đêm hôm đó nhớ có sóng to đến thế. Những đêm kế tiếp chúng tôi luôn tìm thấy nhiều hơn mực nhỏ trên bè, những con nhỏ nhất dài bằng ngón tay giữa. Truyen8.mobi

Không lâu sau, sáng nào cũng tìm thấy trên bè một, hai con mực nhỏ trong đám cá chuồn, kể cả khi biển lặng. Chúng trông thật gớm ghiếc với tám cái râu dài đầy ống hút và hai râu dài hơn nữa, đuôi râu có móc nhọn như gai. Nhưng lũ mực lớn không hề có ý định lên bè. Chúng tôi thấy mắt chúng sáng như lân tinh khi chúng nổi lên mặt nước vào những đêm tối trời. Một lần duy nhất chúng tôi thấy giữa ban ngày mặt biển sôi sục và một vật tựa cái bánh xe lớn từ dưới sâu trồi lên, xoay tròn trong không gian. Một số cá nục heo của chúng tôi cùng đường vọt lên cao để tìm sự an toàn. Nhưng vì sao những con mực lớn không hề lên bè trong khi lũ nhỏ thường xuyên trở thành khách ban đêm vẫn là điều bí ẩn mà chúng tôi không tìm ra được lời giải sau hai tháng đầy kinh nghiệm trong vùng biển khét tiếng của lũ bạch tuộc. Những con mực nhỏ vẫn tiếp tục lên bè. Rồi một buổi sáng đầy nắng chúng tôi thấy một đàn gì đấy lấp lánh không xác định được từ dưới nước vọt lên, lao vút như những hạt mưa to, trong khi lũ cá nục heo đuổi theo làm mặt biển cuộn lên. Mới đầu chúng tôi ngỡ đó là bầy cá chuồn. Chúng tôi từng đón ba loại cá này trên bè. Nhưng khi con vật khó xác định nọ tới gần, rồi dăm ba con lẻ tẻ lượn cao hơn bè khoảng một mét rưỡi và một con đập trúng ngực Bengt, rơi bộp xuống bè thì hóa ra là một con mực nhỏ. Chúng tôi ngạc nhiên quá đỗi. Khi chúng tôi thả nó vào một thùng bằng vải bạt chứa nước biển, nó lấy đà phóng lên. Nhưng vì thùng nhỏ, không đủ đà nên nó chỉ ló ra được hơn một nửa. Từ lâu ta biết cá mực bơi theo nguyên lý hỏa tiễn. Nó phụt nước biển ra cái ống bên cạnh thân bằng một lực rất mạnh, qua đó nó vừa phóng vừa đẩy nước từng đợt ra phía sau; khi chụm sát râu lại thành một bó trên đầu nó sẽ thuôn thuôn giống cá. Hai bên thân nó có hai nếp da tròn đầy thịt, thường dùng để lái hoặc bơi chậm lại. Nhưng cũng từng có những con mực nhỏ vô trách nhiệm - món khoái khẩu của nhiều loài cá lớn - thoát khỏi săn đuổi cũng bằng cách bay trên không như cá chuồn. Chúng thực hành nguyên lý hỏa tiễn từ lâu trước khi thiên tài của con người nghĩ tới. Chúng bơm nước biển qua thân cho đến khi chúng bơi thật nhanh, rồi nghiêng hai nếp da xòe như những cái cánh, lái vọt khỏi mặt nước. Theo kiểu cá chuồn, chúng bay là là trên sóng cho đến khi hết đà. Từ lúc để tâm chú ý, chúng tôi thường thấy chúng bay xa bốn mươi đến năm mươi mét, lẻ tẻ hoặc thành bầy hai ba con. Việc cá mực bay là là được thật mới lạ cho các nhà động vật học mà chúng tôi gặp sau này.

Tôi từng thường được ăn cá mực với các thổ dân ở Thái Bình Dương. Nó giống như pha trộn tôm hùm và cao su. Nhưng trên Kon-Tiki, cá mực đứng hạng bét trong thực đơn của chúng tôi. Bắt được nó trên bè chúng tôi chỉ đổi lấy thứ khác. Việc đổi chác diễn ra qua việc chúng tôi quăng câu với con mực làm mồi để rồi kéo lên một con cá to đang giãy giụa. Ngay cả cá ngừ lớn và cá ngừ bonito 5842 cũng khoái cá mực con. Hai thứ cá này đứng đầu thực đơn.

Không phải chúng tôi chỉ gặp những thứ cá quen này khi bè từ từ trôi trên biển cả. Nhật ký đã ghi những điều như sau:

11.5 Hôm nay một con vật khổng lồ nổi hai lần trên mặt nước cạnh chúng tôi, khi chúng tôi ngồi ăn chiều trên mạn bè. Nó đập nước ghê gớm rồi biến mất. Chúng tôi không biết đó là thứ gì.

6.6 Hermann thấy một con cá lớn màu sẫm, đầu to và trắng, đuôi mảnh có ngạnh, nhảy lên khỏi mặt nước nhiều lần ở mạn phải bè.

16.6 Một con cá lạ thường nổi lên mạn trái trước mũi bè. Dài hai mét, chỗ bề ngang to nhất một bộ, mõm dài, thon, màu nâu, một vây lưng lớn ở đầu và một nhỏ hơn ở giữa lưng và một vây đuôi to hình lưỡi liềm; nổi một lúc trên mặt nước, bơi hơi uốn thân tựa như lươn. Khi Hermann và tôi bơi xuồng cao su ra, tay cầm lao thì nó lặn mất, lát sau lại nổi lên, rồi lặn mất. Hôm sau: Erich ngồi trên giỏ cột buồm, đúng giữa trưa anh thấy ba mươi đến bốn mươi con cá dài, thon, màu nâu cùng loại đã thấy hôm qua. Chúng bơi rất nhanh từ mạn trái tới rồi biến mất ở phía sau bè như một cái bóng lớn màu nâu.

18.6 Knut quan sát một con vật trông như rắn, dài hai đến ba bộ và mỏng dính đang đứng thẳng rồi lại lặn xuống, ngoe nguẩy như rắn. Đôi lần chúng tôi lướt qua một khối lớn đen ngòm, bất động dưới mặt nước tựa một tảng đá ngầm to bằng nền một căn phòng. Có lẽ là loại cá đuối khổng lồ khét tiếng. Nhưng nó không hề nhúc nhích, còn chúng tôi chưa hề đến đủ gần để nhìn rõ hình thu của nó. Truyen8.mobi

Với một quần thể dưới nước như vậy thì thời gian đối với chúng tôi không bao giờ quá dài. Phải tự lặn xuống kiểm tra dây chằng dưới gầm bè mới mệt. Một hôm một trong những tấm chống dạt bị tuột, trôi dưới bè, mắc chặt vào dây chằng, không với tới được. Hermann và Knut là hai người lặn giỏi nhất. Hai lần Hermann lặn xuống đáy bè, giữa đám cá nục heo và cá hoa tiêu cố gỡ tấm gỗ. Lần thứ hai, vừa lên và đang ngồi ở mạn bè nghỉ cho đỡ mệt thì chợt một con cá mập dài tám bộ từ dưới sâu trồi lên, cách chân anh không quá ba mét, lừ lừ nhắm mấy ngón chân anh bơi đến. Có thể chúng tôi nghĩ oan cho nó, nhưng chúng tôi nghi nó âm mưu ý đồ xấu xa nên đã tống một mũi lao vào sọ nó. Con cá mập cảm thấy bị oan nên giằng co kịch liệt, với kết quả là nó biến mất để lại một lớp dầu trên mặt nước, còn tấm chống dạt vẫn mắc kẹt dưới bè chưa gỡ ra được.

Erich liền nảy ra sáng kiến làm một cái giỏ lặn. Tuy chúng tôi không có nhiều vật liệu nhưng sẵn tre, thừng và một cái giỏ trước đây đựng dừa. Chúng tôi nối giỏ cao thêm với tre và thừng bện, rồi đứng trong giỏ để được thả xuống một bên bè. Như thế những đôi chân quyến rũ của chúng tôi được bảo vệ trong giỏ và cho dù chỉ có tác dụng tâm lý với cả chúng tôi lẫn cá, nhưng nếu có con vật nào mang ý tưởng thù địch nhắm chúng tôi lao tới thì chúng tôi vẫn nhảy nhanh như chớp vào giỏ ngồi thu lu, rồi nhanh chóng được những người khác trên bè kéo ra khỏi làn nước.

Cái giỏ lặn này không chỉ hữu dụng mà dần dần trở thành trò tiêu khiển đầy thú vị với mọi người trên bè. Nó cho chúng tôi một cơ hội tuyệt vời tìm hiểu cái bể nuôi cá nổi ngay dưới bè.

Khi biển lặng trải dài theo những đợt sóng êm, chúng tôi luân phiên chui vào giỏ để được thả xuống nước cho đến khi không nín thở nổi nữa. Dưới nước luồng ánh sáng trong trẻo kỳ lạ và không hắt bóng. Vừa mở mắt dưới nước thấy ánh sáng hầu như không đến từ một hướng nhất định như thế giới trên cạn của chúng ta. Dưới nước ánh sáng chiếu từ dưới lên lẫn từ trên xuống. Mặt trời không chiếu từ một chỗ, mà ở khắp mọi nơi. Nhìn lên đáy bè thấy bè sáng chói lọi. Chín thân gỗ lớn và toàn bộ dây chằng ngập trong ánh sáng huyền ảo. Một vòng cỏ biển (rong) xanh mướt bao quanh đáy bè và dọc cả bánh lái. Lũ cá hoa tiêu bình thản bơi theo bè, bạn đồng hành của chúng, như những con ngựa vằn đội lốt cá, trong khi những con cá nục heo háu mồi hối hả cảnh giác bơi quanh. Đây đó một tấm chống dạt bằng gỗ màu đỏ căng nhựa mà chúng tôi đặt xuyên qua khe bè loé sáng, trên đó bám từng chùm ngao hiền lành màu trắng nhịp nhàng phe phẩy những cái mang có tua màu vàng tìm oxy và thức ăn. Nếu có người đến quá gần, chúng vội vàng khép ngay cái vỏ viền đỏ vàng và đóng chặt cho đến khi cảm thấy mối đe dọa đã qua. Chúng tôi, những kẻ quen với nắng nhiệt đới trên bè, thấy ánh sáng dưới này trong vắt, sảng khoái tuyệt vời. Ngay cả khi nhìn xuống biển sâu vô tận, nơi bóng tối vĩnh viễn ngự trị, chúng tôi vẫn thấy bóng tối có màu xanh nhạt tuyệt đẹp do ánh sáng phản chiếu. Thật ngạc nhiên, tận dưới nơi xanh biếc trong veo này vẫn thấy cá, miễn là chịu lặn xuống. Có thể là cá ngừ bonito hay loại cá khác, chúng ở tuốt dưới sâu nên chúng tôi không nhận ra được. Thỉnh thoảng chúng tới thành những đàn rất lớn và chúng tôi thường tìm hiểu phải chăng luồng nước này đầy cá hay ngay cả dưới sâu này chúng cũng tụ lại thành một đoàn tùy tùng của chiếc Kon-Tiki. Truyen8.mobi

Chúng tôi đặc biệt thích làm một chuyến du khảo dưới nước khi những con cá ngừ lớn vây vàng[1] tới thăm viếng. Chúng hay bu quanh bè thành bầy, nhưng thường chỉ hai hoặc ba con ngoan ngoãn bơi quanh bè nhiều ngày liên tiếp, nếu chúng tôi không có may mắn câu được chúng. Đứng trên bè nhìn, chúng quá lắm là những con cá to màu nâu nặng nề, chẳng uyển chuyển gì đặc biệt. Nhưng khi lặn xuống môi trường của chúng mới thấy chúng tự động thay đổi màu sắc và hình dáng. Sự thay đổi làm chúng tôi hoang mang đến nỗi phải leo lên nhiều lần, định vị lại xem có đúng là những con cá chúng tôi thấy lúc đứng trên bè không. Những con lớn chẳng thèm quan tâm đến chúng tôi. Chúng kiên định tiếp tục bơi một cách đường bệ và đột nhiên hình dáng chúng thanh nhã đáng khâm phục. Chúng tôi chưa từng thấy như thế ở loài cá khác. Nó biến sang màu kim loại và hơi tím. Như quả ngư lôi gọn ghẽ bằng bạc óng ánh và thép, trong sự cân bằng hoàn hảo và nhờ vóc dáng thon thả, nó chỉ quẫy nhẹ những chiếc vây cũng đủ vọt ngay tấm thân nặng bảy mươi đến tám mươi ký với vẻ hoàn toàn làm chủ sóng nước.

Càng tiếp xúc với biển cả và các sinh vật trong đó chúng tôi càng thấy chúng bớt xa lạ và cảm thấy như đang ở nhà mình. Vì thế, chúng tôi đem lòng kính trọng những dân tộc nguyên thủy xa xưa đã sống hòa đồng với Thái Bình Dương và vì thế hiểu đại dương này dưới một góc độ khác hẳn chúng ta. Có thể chúng ta tính được hàm lượng muối của biển và nghĩ ra những tên La tinh cho cá ngừ và cá nục heo mà dĩ nhiên họ không có. Song tôi e rằng hình ảnh những con người nguyên thủy có được từ biển lại quan trọng hơn chúng ta bội phần.

Giữa đại dương mênh mông đâu có nhiều chỗ để mắt ta ngắm nhìn. Sóng biển, cá, mặt trời và các vì sao đến rồi lại đi. Chúng tôi không tìm được một dải đất nào trên tám nghìn cây số đường biển giữa Peru và những đảo Nam Thái Bình Dương. Cho nên chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi tới gần 100 độ tây lại thấy ngay trước hướng đi một dải đá ngầm được đánh dấu trên hải đồ. Nó được khoanh một vòng tròn nhỏ và vì hải đồ xuất bản cùng năm ấy nên chúng tôi giở quyển “Chỉ dẫn cho thuyền buồm đi Nam Mỹ” và đọc thấy:

“Trước tiên năm 1906 rồi sau đó năm 1926 báo cáo rằng khoảng 600 hải lý phía tây nam đảo Galápagos có sóng vỗ bờ ở 6 độ 42 phút vĩ độ nam và 99 độ 43 phút kinh độ tây. Năm 1927, một chiếc tàu đi quá vị trí này một hải lý về hướng tây và năm 1934 một tàu khác đi quá một hải lý về phía nam đều không thấy gì cả. Năm 1935, chiếc tàu Cowrie chạy bằng động cơ không thấy đáy biển ở độ sâu 160 sải tay ở vùng này.”

Theo hải đồ, nơi đây rõ ràng vẫn được xem là nơi nguy hiểm. Nhưng vì tàu có phần chìm dưới nước sâu hơn nên dễ gặp rủi ro hơn bè khi lại gần chỗ nông, nên chúng tôi quyết định cứ tiến thẳng tới điểm đó xem có gì. Dải đá ngầm được đánh dấu nằm hơi chếch về hướng bắc so với nơi chúng tôi dự đoán sẽ dạt tới. Thành thử chúng tôi bẻ bánh lái chếch về bên phải và quay chiếc buồm vuông để mũi bè xoay về hướng bắc, đón sóng và gió vào mạn phải bè. Bây giờ thì Thái Bình Dương sủi bọt vào túi ngủ của chúng tôi nhiều hơn bình thường, nhất là khi gió bắt đầu lộng hơn. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể lái chiếc Kon-Tiki an toàn theo một góc lớn đáng kinh ngạc so với chiều gió, miễn là gió tiếp tục thổi từ phía sau. Bằng không buồm sẽ lật ngược và chúng tôi lại phải vật lộn như điên mới làm chủ được bè. Hai ngày liền chúng tôi hướng mũi bè về hướng bắc-tây bắc. Khi có gió Mậu dịch, sóng lớn lồng lộn không lường nổi giữa hướng đông và đông nam, nhưng mặc sóng ào ào, bè của chúng tôi đều chòng chành vượt qua được. Trên ngọn cột buồm luôn có người canh nên thường xuyên được thấy chân trời mở rộng bao la mỗi khi bè cưỡi trên những ngọn sóng. Những ngọn sóng cao hơn nóc lều tới hai mét và khi hai con sóng cùng dũng mãnh dồn đến, chúng tranh nhau nhô cao hơn nữa, nâng bổng lớp bọt gầm rú đổ ào ào xuống những hướng không ngờ.

Ban đêm chúng tôi đem những thùng lương thực chặn cửa lều, song chỗ ngủ vẫn bị ướt nhẹp. Vừa mới chợp mắt thì cả ngàn vòi nước xối xả ào qua vách liếp như qua một cái rổ. Một thác nước ngầu bọt trút lên chúng tôi và các hòm lương thực. Truyen8.mobi

“Điện thoại gọi thợ sửa ống nước đi!” tôi nghe một giọng ngái ngủ nói khi chúng tôi nằm co lại với nhau để nước có chỗ thoát qua sàn bè. Thợ sửa ống nước không tới, còn chúng tôi nhận được nhiều nước tắm xối lên giường tối hôm ấy. Thậm chí một con cá nục heo lớn vô tội bị hất lên bè trong phiên gác của Hermann.

Hôm sau biển bớt động, sau khi luồng gió Mậu dịch quyết định thổi một lúc lâu theo hướng đông. Chúng tôi thay phiên nhau lên ngọn cột buồm, vì chờ đợi sẽ thấy cái chấm làm mê đắm kia nội trong buổi sáng đó. Hôm ấy biển nhộn nhịp hơn bình thường, có thể chỉ bởi vì chúng tôi quan sát kỹ hơn. Buổi sáng chúng tôi thấy một con cá kiếm bơi sát dưới mặt nước tới gần bè. Khoảng cách giữa hai vây nhọn nhô trên nước chừng hai mét, còn lưỡi kiếm dài gần bằng thân nó. Con cá kiếm lượn một vòng sát người cầm lái rồi biến mất sau các ngọn sóng. Khi chúng tôi ăn những món ăn trưa hơi bị ướt nước biển thì một con sóng hình nón nâng bổng một con rùa biển to với đủ cả mai, đầu và chân xoãi ra ngay trước mũi chúng tôi. Con sóng này vừa nhường chỗ cho hai ngọn sóng khác, con rùa đột nhiên biến mất như nó vừa xuất hiện. Cả lần này chúng tôi cũng thấy bụng những con cá nục heo lấp lánh xanh trắng vùng vẫy phía dưới con vật có mai nọ. Vùng này nhiều khác thường loại cá chuồn chỉ dài một inch bay thành từng bầy lớn và thường rơi trên bè. Ngoài ra chúng tôi cũng thấy đôi ba con chim hải âu lạc lõng và thường được những con chim cốc biển tới thăm, lượn vòng trên bè, xòe đuôi như loài chim nhạn lớn. Cốc biển được coi là dấu hiệu gần đất liền nên đã làm tăng niềm lạc quan trên bè.

“Có thể đó chỉ là một dải đá ngầm hay dải cát”, có bạn nghĩ thế, nhưng người bạn lạc quan nhất nói:

“Các bạn thử hình dung chúng mình tìm thấy một vùng đất nhỏ xanh tươi. Ai biết trước được. Chỉ có rất ít người từng đến đây trước bọn mình. Vậy là chúng mình phát hiện ra vùng đất mới, đảo Kon-Tiki.”

Erich luôn bận bịu ngay từ buổi trưa. Anh leo lên chiếc hòm làm bếp đo đạc với kính lục phân. Lúc 18 giờ 20 anh thông báo vị trí bè đang ở 6 độ 42 phút vĩ độ nam và 99 độ 42 phút kinh độ tây. Chúng tôi đang ở cách dải đá ngầm đánh dấu trên hải đồ đúng một hải lý về phía đông. Trục buồm tre được hạ xuống, buồm cuộn lại trên mặt bè. Gió đến từ hướng đông và sẽ từ từ đẩy chúng tôi tới đó. Mặt trời lặn rất nhanh trên biển, nhường chỗ cho vầng trăng mọc sáng cả mặt biển gồm những con sóng đen pha bạc trải từ chân trời này đến chân trời kia. Từ trên ngọn cột buồm nhìn rất rõ. Đâu đâu chúng tôi cũng thấy những dải sóng dài, nhưng không có tiếng sóng ì ầm do xô vào đá hay chạm đá ngầm. Không ai muốn chui vào chỗ ngủ, ai nấy đều căng thẳng chăm chú quan sát, trên cột buồm luôn có hai, ba người cùng bám một lượt. Trong khi bè trôi trên vùng nọ, chúng tôi thả dây thăm dò độ sâu đáy biển. Mọi vật bằng chì trên bè được buộc vào đầu dây tơ quấn bằng 54 sợi. Dẫu dây có bị nước làm dạt nghiêng thì sợi dây dọi này cũng xuống sâu đến 600 mét mà không đụng đáy, dù phía tây, ngay chỗ đó, hay phía đông. Chúng tôi nhìn mặt biển lần cuối cùng. Sau khi tin chắc đã khảo sát vùng này mà không tìm thấy bất cứ dải đá ngầm nào, chúng tôi giương buồm và bẻ lái vào vị trí quen thuộc để lại đón sóng gió từ phía sau vào mạn trái và bè lại tiếp tục hướng đi tự nhiên của nó. Giống như trước, sóng ập lên rồi biến đi giữa những khe của các thân gỗ cuối bè. Chỗ ăn và ngủ lại khô, kể cả khi quanh chúng tôi biển lại động mạnh, quấy phá nhiều ngày, khi gió Mậu dịch đổi hướng từ đông sang đông nam.

Chuyến tạt qua ngắn ngủi tìm dải đá ngầm không có thật kia giúp chúng tôi học được khối điều về công dụng của tấm chống dạt. Và khi Hermann với Knut, trong chặng đường tiếp theo, cùng lặn xuống gỡ tấm chống dạt thứ năm thì chúng tôi được biết thêm về sự hữu dụng của chúng mà nay không ai còn biết nữa, từ khi chính những người da đỏ xếp xó trò thể thao đã bị lãng quên này. Những tấm chống dạt có tác dụng như sống tàu, khiến chiếc bè trôi song song được theo chiều gió thật hiển nhiên. Nhưng khi những người Tây Ban Nha xưa kia cả quyết rằng những người da đỏ biết cách điều khiển ở mức độ lớn những chiếc bè balsa của họ với những tấm gỗ thọc xuống biển, giữa những thân cây, nghe thật khó hiểu đối với tất cả chúng tôi, những người từng nghiên cứu vấn đề này. Vì những tấm ván này nằm chết cứng trong một khe hẹp, không thể nào quay sang bên cạnh và tác dụng như bánh lái được. Truyen8.mobi

Chúng tôi tìm ra giải đáp cho điều bí ẩn này như sau: gió đang thổi đều và biển lặng, nên đã mấy hôm chiếc Kon-Tiki theo một hướng đi rõ ràng không cần chúng tôi đụng đến bánh lái được buộc chặt. Khi chúng tôi nhét tấm ván chống dạt gỡ được vào một khe phía sau bè, tức thì Kon-Tiki trôi chệch đi nhiều độ từ tây sang tây bắc và cứ theo hướng mới yên ả và chắc chắn. Kéo tấm gỗ này ra, bè lại quay về hướng cũ, kéo ra một nửa bè đi chệch một nửa. Chỉ cần kéo lên hạ xuống tấm chống dạt này chúng tôi có thể khiến bè đi hướng mới ổn định, không cần bẻ bánh lái. Đó chính là điều bí mật thiên tài của người Inca: họ đã nghĩ ra một hệ cân bằng đơn giản, cột buồm và buồm làm thành điểm tựa (cố định) chịu sức gió. Hai đòn bẩy trước và sau cột buồm(1)[1]. Nếu diện tích tấm chống dạt[1] sau bè lớn hơn hẳn thì mũi bè xoay theo hướng gió, còn nếu diện tích tấm chống dạt trước bè lớn hơn thì đuôi bè sẽ quay theo hướng gió. Những tấm chống dạt gần cột nhất tất nhiên ít hữu hiệu hơn cả, do tỷ lệ giữa chiều dài đòn bẩy và lực nước. Nếu gió thổi thẳng vào sau bè thì những tấm chống dạt này hết tác dụng. Nhưng dẫu sao để giữ cho bè trôi êm vẫn cứ phải thường xuyên bẻ bánh lái. Nếu bè trôi thẳng góc với sóng thì nó lại thành ra quá dài, không tự do trượt trên sóng được. Vì cửa lều và chỗ ngồi ăn ở mạn phải bè nên chúng tôi luôn luôn hứng gió từ sau chếch tới về mạn trái. Bây giờ chúng tôi dễ dàng tiếp tục cuộc hải trình. Người lái chỉ cần kéo lên ấn xuống tấm chống dạt trong một khe, thay vì kéo dây chằng bẻ bánh lái, nhưng chúng tôi đã quen với bẻ bánh lái nên chỉ dùng đến tấm chống dạt khi đổi hướng lớn, còn bình thường chúng tôi ưa bẻ lái hơn.

Cột mốc kế tiếp của chuyến đi cũng không thấy được bằng mắt giống như dải đá ngầm nọ chỉ hiện hữu trên hải đồ. Đó là ngày thứ bốn mươi lăm trên biển. Từ kinh độ 78 khi xuất phát chúng tôi đến kinh độ 108 và đi được đúng nửa đường tới những hòn đảo đầu tiên phía trước. Bốn nghìn cây số phía sau chúng tôi, về hướng đông là Nam Mỹ, cũng ngần ấy tới trước là Polynesia ở hướng tây. Điểm gần nhất ở một hướng nào đấy là quần đảo Galápagos ở hướng đông bắc - bắc và đảo Phục sinh ở ngay phía nam. Cả hai điểm đều cách bè chúng tôi một vùng biển mênh mông hơn nghìn cây số. Chúng tôi không thấy chiếc tàu nào và cũng sẽ không thấy được vì cả nhóm đang ở ngoài lộ trình của những con tàu đi biển bình thường trên đại dương. Nhưng chúng tôi không hề có cảm giác chính xác về những khoảng cách ghê gớm này, vì bầu trời vẫn âm thầm trôi theo bè của chúng tôi và cái thế giới trôi dạt hay bềnh bồng này lúc nào cũng như nhau. Chiếc bè là trung tâm, quanh nó là bầu trời cong mênh mông. Và cũng vẫn những ngôi sao kia chuyển dịch trên đầu chúng tôi hàng đêm.

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25506


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận